LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi,
không sao chép của người khác, các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội
dung luận văn là hoàn toàn trung thực và phù hợp với quy định của Học viện Khoa
học xã hội. Đồng thời cam kết rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Quảng Nam, ngày
tháng năm 2020
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
thanh niên trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. Em xin chân thành
cảm ơn đến các thầy cô đang công tác, giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội đã
tạo điều kiện cho em học tập nghiên cứu lý thuyết và học hỏi những kĩ năng thực
tiễn nhằm mang đến cái nhìn khách quan và sinh động hơn về hoạt động thực tế,
tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về khoa học Chính sách cơng, phục vụ
tốt cho công tác chuyên môn của bản thân.
Đến nay em đã hồn thành chương trình học và hồn chỉnh luận văn tốt
nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Chính sách cơng và tập thể
giảng viên đang công tác tại học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
đến TS. Kiều Thanh Nga đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành luận văn, song do khả năng và
kinh nghiệm còn khiêm tốn, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, kính mong
các Thầy Cơ đóng góp ý kiến để em hồn thành luận văn tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN.................................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên...................8
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên..............16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG
NAM....................................................................................................................... 22
2.1. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam………………………………………………………………………………...22
2.2. Thực trạng việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.......................................................................... 26
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại huyện
Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam..................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM HIỆU QUẢ HƠN.........................58
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đào tạo nghề cho thanh niên của huyện
Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.............................................................. 58
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên của huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam hiệu quả hơn........................................................................ 64
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN............................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Trang
2.1
Lực lượng lao động huyện Hiệp Đức năm 2019
34
2.2
Số lượng TNNT được tạo việc làm giai đoạn 2015-2019
40
2.3
Số học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp giai
đoạn 2015-2019
44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng nguồn nhân lực ngày nay vốn dĩ là một trong các yếu tố cốt lõi
trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của bất kỳ quốc gia. Mà trong đó, nội
dung của đào tạo nghề đóng một vai trị rất quan trọng để gia tăng chất lượng nguồn
nhân lực.
Sự nghiệp cách mạng ở mọi thời kỳ lãnh đạo, Đảng ta luôn đề cao việc đánh
giá vai trò quan trọng của thanh niên, nên ngay từ đầu Đảng ta đã chú trọng xây
dựng và tổ chức chiến lược giáo dục, bồi dưỡng thanh niên để trở thành lực lượng
nòng cốt nhằm kế tục sự nghiệp phát triển cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, thanh
niên hiện là chủ thể trung tâm của chiến lược giáo dục, bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực. Nên nhiệm vụ chăm lo chiến lược quan trọng này chẳng những là
mục tiêu, mà còn là động lực rất quan trọng để bảo đảm sự ổn định, phát triển nhanh
và bền vững của quốc gia.
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định ba đột phá trong
chiến lược phát triển của Việt Nam cho những năm tới, đó là: (1) Cải cách hành
chính; (2) Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế; (3) Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH và
hội nhập quốc tế của nước ta. Vì vậy, khâu đột phá về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển quốc gia.
Trước yêu cầu đất nước đẩy mạnh CNH-HĐH trong thời đại công nghệ số
(công nghệ 4.0); cùng với giai đoạn cơ cấu dân số vàng có sự gia tăng nhanh chóng
của lực lượng thanh niên, nên đặt ra yêu cầu cấp thiết của công tác chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng và phát triển nhân lực để phát huy tối đa vai trò của thanh niên hiện
nay nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, trong đó các vấn đề lao
động và việc làm cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ cần phải quan tâm
hàng đầu. Hơn nữa, đào tạo nghề cho thanh niên và thế hệ trẻ vốn đang là vấn đề xã
hội mà các quốc gia đều phải coi trọng nếu muốn phát triển chiến lược. Theo đó,
thực hiện đào tạo nghề là chính sách lớn, chính sách địn bẩy cho sự phát triển bền
vững kinh tế. Bởi hiệu quả của đào tạo nghề ln gắn hữu cơ với q trình chuyển
1
dịch hợp lý cơ cấu lao động và chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế của mỗi quốc
gia. Nên đối với nước ta, chính sách đào tạo nghề đang là nhiệm vụ cấp thiết.
Bước sang thế kỷ XXI, với những cơ hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận
sâu sắc những ưu điểm và những biểu hiện phức tạp của thanh niên hiện nay, Nghị
quyết đại hội XI của Đảng đã xác định làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí,
phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Cổ vũ, khích lệ các thế hệ thanh niên ni
dưỡng hồi bão và ước mơ lớn, tiên phong xung kích, dám nghĩ dám làm dám chịu
trách nhiệm, chủ động nghiên cứu sáng tạo để từng bước làm chủ khoa học, cơng
nghệ hiện đại, nhằm hình thành nên lớp thế hệ trẻ thanh niên ưu tú trên mọi mặt,
trung thành và kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc ta, góp
phần quan trọng vào việc hiện thực hóa sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tập trung và tạo sức hút rộng rãi thế hệ trẻ
thanh thiếu niên và nhi đồng tham gia tích cực vào tổ chức Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.
Đối với khu vực nơng thơn, nhiều năm qua đã có nhiều chính sách về phát
triển nguồn nhân lực nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta ban hành và triển
khai. Trong đó, huyện Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam cũng đã được thụ hưởng sự
đầu tư của chính sách đó đối với các cơ sở dạy nghề, chuyển giao khoa học cơng
nghệ vào sản xuất, nhờ đó nhiều cơ hội việc làm tại huyện được tạo ra để giải quyết
lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm sức ép lao động
di chuyển tự do về các thành phố lớn, phân bố cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các
tệ nạn xã hội, giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa làng xã, góp phần củng cố hệ
thống ở nông thôn. Với điều kiện hiện tại của Hiệp Đức là một huyện miền núi, nằm
cách thành phố Tam Kỳ 40 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 50 km về phía
Nam; có Quốc lộ 14E đi qua và cách Quốc lộ 1A khoảng 35 km về phía Tây, có diện
tích tự nhiên là 496,88 km2 ; có 12 xã, thị trấn với 46 thơn, khối phố. Với diện tích
đồi núi chiếm hơn 80% tập trung chủ yếu ở ba mặt: phía Bắc, phía Nam và phía Tây
của Hiệp Đức. Cịn lại là dạng đồng bằng thung lũng, phân bố ven các chân đồi núi
và tập trung nhiều ở phía Đơng, tổng dân số tồn huyện là 46.491 người (năm
2019), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 10% so với dân số
2
toàn huyện; số người trong độ tuổi lao động là 26.692 người. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo tăng dần qua hằng năm, năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện chỉ đạt
7% đến năm 2019 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,75%.
Bước vào đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ IX (2020-2025) trong tình hình đất nước đang xây dựng một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại từ một nền kinh tế đang phát triển, mức sống nhân
dân còn thấp. Để đạt được mục tiêu xây dựng một nước cơng nghiệp hiện đại thì cần
có một lực lượng lao động có tri thức, có năng lực sáng tạo, có kỹ năng thực hành,
có tay nghề cao thông qua công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được
xem là nhiệm vụ trọng tâm góp phần giảm nghèo bền vững và một trong các chỉ tiêu
chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội được Huyện ủy, HĐND&UBND đặc biệt quan
tâm, được cộng đồng xã hội tham gia, hưởng ứng.
Chính vì thế cơng tác quản lý Nhà nước về tạo việc làm, định hướng nghề
nghiệp, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho thanh niên hiện nay ở huyện Hiệp Đức,
tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ cần thiết. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, cần sự
chung tay và vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp và nhiều chủ thể liên quan
cùng tích cực tham gia là yêu cầu đòi hỏi tất yếu khách quan. Xuất phát từ thực tiễn
khách quan đó, tơi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên trên đại bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua q trình nghiên cứu, tơi nhận thấy những vấn đề liên quan đến đào tạo
nghề, giải quyết việc làm… đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc
độ, khía cạnh khác nhau. Sau đây là một số cơng trình tiêu biểu liên quan đến chủ
đề đào tạo nghề cho lao động, thanh niên tại một số địa phương:
Tác giả Hoàng Thu Thủy đã nghiên cứu về “Tình hình đào tạo nghề, giải
quyết việc làm cho thanh niên DTTS của tỉnh Hà Giang giai đoạn hiện nay” đăng
vào năm 2012 trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Nghiên cứu này tập trung vào
phân tích kết quả đã đạt được trong cơng tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của
tỉnh Hà Giang khi bước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh chỉ ra một
số hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu dụng;
3
Tác giả Phan Thị Thúy Linh (2011), “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc
làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng”. Nghiên cứu này đã làm rõ một số vấn
đề công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cả về khía cạnh lý luận và khía cạnh thực
tiễn, nhất là phân tích thực trạng hoạt động công tác đào tạo nghề và tạo việc làm
cho thanh niên ở Đà Nẵng, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về đào tạo nghề
và tạo việc làm đối với thanh niên ở Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020;
Tác giả Phan Nguyễn Thái và Nguyễn Văn Buồm, với cơng trình “Vấn đề
giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay” đã khái quát một số nét căn bản về
thực trạng hiện nay tình hình lao động và nghề nghiệp của thanh niên, đề cập đến
những vấn đề việc làm của thanh niên và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải
quyết việc làm cho thanh niên hiện nay.
Tác giả Đặng Cảnh Khanh và Phạm Bằng với cơng trình “Một số vấn đề lao
động và việc làm thanh niên giai đoạn hiện nay” tại Viện nghiên cứu thanh niên, ở
nghiên cứu này đã đưa ra những nhận định về thanh niên trong cơ cấu lao động,
việc làm hiện nay; về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên; Đánh giá của
thanh niên về hiệu quả của việc nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên và cuối cùng là đánh giá về
hiệu quả của việc nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên;
Tác giả Diệu Hiền - Phòng Tổng hợp UBND tỉnh, Quảng Nam đẩy mạnh
công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, 04/11/2016; và tác giả Thanh
Loan, Định hướng dạy nghề cho thanh niên nông thôn Quảng Nam, 23/6/2020. Hai
bài viết này đã hệ thống các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường lao động kỹ
thuật, những nội dung được đề cập trong nghiên cứu là những vấn đề cần thiết, cấp
bách về công tác giáo dục nghề nghiệp, đồng thời tác giả cũng đánh giá đối tượng
lao động kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đảm bảo hiệu quả đầu tư
cho giáo dục và dạy nghề. Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy; tăng cường sự
đầu tư về thiết bị, công nghệ phù hợp; chú trọng nâng cao chất lượng đối với đội
ngũ giáo viên.
Về cơ bản các cơng trình, tài liệu, bài viết được nêu trên đã tiếp cận ở nhiều
góc độ nghiên cứu đối với vấn đề đào tạo nghề đối với người lao động nói chung và
4
vấn đề lao động và việc làm thanh niên nói riêng ở các địa phương; qua đó gợi ra
một số hướng mới trong nghiên cứu. Song dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu nghiên cứu tại khu vực địa bàn huyện Hiệp Đức
(Quảng Nam) về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các giá trị từ các cơng trình khoa
học đã có, tác giả cố gắng vận dụng hoạt động thực tiễn của mình trong lĩnh vực
cơng tác thanh niên tại địa bàn để nghiên cứu khảo sát về tình hình lao động và việc
làm thanh niên ở huyện Hiệp Đức, nhằm rút ra một số bài học và đề xuất giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên tại huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; phân
tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên tại
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách về
đào tạo nghề cho thanh niên ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam phù hợp và hiệu
quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để góp phần làm rõ mục đích đề ra, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên,
trong đó có chính sách đào tạo nghề đối với thanh niên ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các giải pháp trong thực hiện chính sách chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam phù hợp và hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở huyện Hiệp Đức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Phạm vi của huyện Hiệp Đức (Quảng Nam).
5
* Về thời gian: Giai đoạn 2015-2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận Mác-xít – Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách của Nhà nước… để nghiên cứu đào tạo nghề cho thanh
niên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ kết quả khảo sát thực
tế thơng qua phiếu thăm dị ý kiến là 180 phiếu tại địa bàn 06 xã, thị trấn trong
huyện nhằm nắm được nhu cầu đào tạo nghề và việc làm của thanh niên; tại địa bàn
huyện; đồng thời hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài
liệu chính thức, từ các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước
đây, các bài viết, tạp chí, sách báo, internet,…từ các báo cáo của cơ quan chức năng
huyện Hiệp Đức về các vấn đề có liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên; nghiên
cứu chính sách cơng kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của luận văn thể hiện thơng qua việc hệ thống hóa góp phần
hồn thiện làm rõ một số cơ sở lý luận thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên nói chung và cho thanh niên huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một số cơ sở luận cứ khoa học và luận cứ
thực tiễn trong q trình hoạch định và triển khai chính sách đào tạo nghề cho thanh
niên, góp phần giải quyết tốt hơn vấn đề lao động việc làm thông qua đề xuất giải
pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở huyện Hiệp Đức (Quảng
Nam).
7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh các mục mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung
của luận văn với 3 chương sau:
6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên
địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam hiệu quả hơn.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
1.1.1. Các khái niệm
- Khái niệm nghề
Có khá nhiều diễn đàn về khái niệm nghề. “Nghề” có thể hiểu là một hình
thức được thể hiện bằng các kiến thức lý thuyết đã học tập và thực hành nhằm đáp
ứng hồn thành căn bản các cơng việc nhất định.
“Nghề” còn được hiểu là một hoạt động lao động, mà trong quá trình được
đào tạo người học đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hành để làm ra
sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau. Mỗi một chuyên môn là một hệ
thống về kiến thức và kỹ năng ở một lĩnh vực cụ thể nhất định. Nói cách khác, nó
đó là một lĩnh vực lao động ngày càng chuyên sâu, người lao động thông qua sự thể
hiện năng lực, thể chất và tinh thần của họ để làm ra những giá trị sản phẩm và dịch
vụ (lương thực, thực phẩm, công cụ lao động, sửa chữa, phim, ảnh, sách, báo, tranh
vẽ, âm nhạc …)
- Đào tạo nghề
Đào tạo là thuật ngữ thường được sử dụng cùng với giáo dục, song đây là hai
phạm trù có sự khác nhau ở nhiều điểm.
Trong khi “giáo dục” được hiểu là hoạt động có sự tác động vào việc rèn
luyện và phát triển nhân cách con người đầy đủ nhất (phẩm chất, đạo đức lối sống,
tri thức và năng lực); nói cách khác, giáo dục là q trình hoạt động khơi gợi những
tiềm năng vốn sẵn có trong mỗi con người để hình thành và hồn thiện hơn về phẩm
chất và năng lực cá nhân của thầy giáo và học trò, nhằm đáp ứng yêu cầu về sự tồn
tại và phát triển xã hội.
Còn đối với “đào tạo”: (1) “Đào tạo” theo từ điển tiếng việt được hiểu là hoạt
động giúp con người hình thành nên những năng lực theo các tiêu chuẩn nhất định;
(2) “Đào tạo” người lao động để giúp cho họ trang bị các kiến thức chun mơn,
nghiệp vụ nhất định nhằm đảm bảo hồn thành tốt một hoặc một số công việc nhất
8
định; (3) “Đào tạo” theo nghiên cứu của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, đó
là q trình tổ chức hoạt động có tính hướng đích để đạt được những kiến thức lý
thuyết, kỹ năng và kỹ xảo áp dụng trong thực tiễn hoặc kinh nghiệm từ thực tiễn bản
thân được đúc kết nhằm trang bị cho người lao động có năng lực và kỹ năng thực
hiện lĩnh vực chun mơn cụ thể.
Hay nói cách khác, đào tạo đề cập đến việc dạy các kiến thức, kỹ năng thực
hành, nghề nghiệp liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó để người học nắm vững
những tri thức, lĩnh hội và vân dụng được các kỹ năng nghề nghiệp một cách chính
xác và có hệ thống để giúp cho người học có khả năng đảm nhận được một cơng
việc nhất định và có thể thích nghi được với cuộc sống. Có nhiều hình thức “đào
tạo” như: đào tạo; đào tạo lại; và tự đào tạo…
- Đào tạo nghề cho thanh niên
Đào tạo nghề cho thanh niên là một q trình hoạt động đào tạo cho thanh
niên có năng lực, kỹ năng làm việc có chất lượng nhằm đáp ứng và phù hợp với chỗ
làm việc yêu cầu, chẳng những đảm bảo cho cả nhu cầu của lao động thanh niên và
yêu cầu của người sử dụng lao động; mà còn đáp ứng được mục tiêu của quốc gia
về phát triển kinh tế - xã hội.
- Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên:
Chính sách cơng là một tập hợp những quyết định chính trị của Nhà nước để
lựa chọn mục tiêu cụ thể và các công cụ, giải pháp thực hiện nhằm giải quyết những
vấn đề thực tiễn của xã hội đặt ra theo mục tiêu tổng thể đã được xác định” (TS. Đỗ
Phú Hải, 2012, 2014). Chính quyển nhà nước là chủ thể duy nhất có thẩm quyền
ban hành chính sách cơng, nên mục đích chính sách công: một mặt, vừa đảm bảo
đáp ứng quyền lợi của đa số cá nhân trong xã hội; và một mặt khác, vừa phải thể
hiện được quyền lực Nhà nước. Bởi vậy, Nhà nước khi đưa ra các quyết định thực
hiện mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội thì cũng đồng thời u cầu phải
tính đến vai trò và khả năng của con người để hiện thực hóa các quyết định đó. Đây
chính là nhân tố cốt lõi mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của quốc gia.
Từ định nghĩa nêu trên, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được hiểu là
chương trình hành động cùng với các giải pháp, cơng cụ mà Nhà nước ban hành và
tổ chức thực hiện để đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh
9
niên, đáp ứng tốt nhu cầu việc làm và thị trường lao động, phù hợp với tiến trình
phát triển nền kinh tế quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
1.1.2.1. Đặc điểm của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên đạt hiệu quả, cần làm rõ
một số đặc trưng của xu hướng việc làm cũng như đặc điểm của thị trường lao động.
Một là, xu hướng việc làm thanh niên
+ Lao động có trình độ thấp có xu hướng bị giảm việc làm, nhất là ở khu vực
nông nghiệp và các ngành, nghề truyền thống đang bị mất dần bởi sự thay thế khi áp
dụng công nghệ mới và các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quy trình sản xuất.
+ Các nhu cầu ở lĩnh vực về xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các vùng
kinh tế động lực, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chế xuất… đang có
đà xu hướng gia tăng việc làm.
Hai là, đặc điểm thị trường lao động
+ Nguồn cung lao động có xu hướng gia tăng lớn và đa dạng ở nhiều lĩnh
vực, song cầu lao động lại có xu hướng chọn lọc – nhất là cầu lao động có trình độ
chất lượng cao tăng mạnh.
+ Lao động đã qua đào tạo nghề thường chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi đào tạo
nghề nghiệp chưa có sự chuẩn bị thấu đáo, biểu hiện là một tỷ lệ đáng kể thanh niên
chưa có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận cơ hội đào tạo nghề phù hợp để tham gia
thị trường lao động.
+ Hệ thống đào tạo nghề còn đang gặp phải một số bất cập/ chưa ăn khớp
trước yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến những khó khăn về khả năng hội
nhập tham gia thị trường lao động của thanh niên.
+ Thanh niên còn chưa đầu tư nhiều thời gian tích luỹ kỹ năng và kinh
nghiệm nghề nghiệp, nên họ thường đối mặt với cạnh tranh gay gắt trong q trình
tham gia thị trường lao động.
1.1.2.2. Vai trị của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Một là, xuất phát từ vai trị của thế trẻ nói chung và thanh niên nói riêng vốn
là lực lượng đơng đảo trong cộng đồng xã hội, họ có thế mạnh của sức trẻ với tinh
10
thần tiên phong, với lịng nhiệt huyết, tính năng động và sáng tạo của thanh niên.
Đây là một trong các nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định tương lai
và vận mệnh của dân tộc.
Hai là, tình trạng người lao động hiện nay vừa thừa vừa thiếu trước áp lực rất
lớn của việc làm cũng như yêu cầu ngày càng cao về việc làm. Lẽ ra với sự đầu tư
phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất… ngày càng tăng mạnh
thì nhu cầu tăng lên đối với việc sử dụng lao động tại chỗ, nhưng trên thực tế vấn đề
thất nghiệp đang là áp lực lớn bởi nó khơng giảm đi. Lý do chủ yếu đó là: đất sản
xuất nơng nghiệp có xu hướng bị thu hẹp dần và tình trạng nơng nhàn xuất hiện tăng
lên; trong khi quá trình cơ cấu nhân lực chuyển dịch chậm bởi trình độ lao động
chưa đáp ứng yêu cầu hiện có, khiến thất nghiệp ngày một tăng đối với người trong
độ tuổi lao động.
Ba là, thực tiễn những năm qua xác nhận rằng, đối với lao động trẻ có tay
nghề trình độ cao, có óc tìm tịi sáng tạo, có tính năng động và biết thích ứng nhanh
trước mơi trường điều kiện ln biến đổi thì vẫn đảm bảo việc làm. Ở khía cạnh đào
tạo nghề cho thanh niên - nếu được chú trọng đúng mức sẽ tạo thuận lợi về khả
năng thích nghi mơi trường việc làm, bảo đảm quan hệ hài hòa trong tập thể đồng
nghiệp lao động, cũng như tạo mối quan hệ tích cực giữa lao động trẻ với chủ doanh
nghiệp.
Bốn là, đào tạo nghề cho thanh niên là cơ sở bảo đảm về việc phân bổ lại lao
động trẻ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trước yêu cầu sắp xếp, đổi mới lại
các doanh nghiệp. Ở nước ta, mặc dù hiện vẫn đang tái sắp xếp và đẩy mạnh cổ
phần hóa các doanh nghiệp khiến cho khơng ít lao động trẻ bị mất việc làm. Song
trước nhiều cơ hội khởi nghiệp được khuyến khích cũng như việc cho phép thành
lập các doanh nghiệp mới được mở rộng đã góp phần giải quyết việc làm mới cho
lao động trẻ. Hiện nay, tỷ trọng về cơ cấu lao động trẻ trong nhiều thành phần kinh
tế, nhiều ngành nghề ở các khu vực địa bàn đang dịch chuyển dần theo hướng hợp
lý và thích ứng tình hình phát triển mới.
Có thể khẳng định rằng, đào tạo nghề cho thanh niên trên cơ sở quy hoạch tốt
với chương trình kế hoạch triển khai hợp lý thì sẽ đem lại sự tác động tích cực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như giúp cho thanh niên trưởng thành trong
11
lao động. Song một khi nếu thiếu sự quan tâm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và
không giải quyết hợp lý thì khiến cho tâm lý thanh niên dễ rơi vào thói quen trơng
chờ, ỷ lại, thiếu ý chí tiến thủ để phấn đấu, thờ ơ chính trị và lãnh cảm xã hội, chạy
theo lối sống vì tiền, sa vào tệ nạn xã hội, không tôn trọng pháp luật và các chuẩn
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
1.1.3. Nội dung cơ bản của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về q trình thực hiện chính sách
về đào tạo nghề cho thanh niên, nội dung của chính sách này gốm có:
Một là, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chính sách đào
tạo nghề cho thanh niên.
Hai là, thơng tin cập nhật về tình hình lao động - việc làm cho thanh niên.
Ba là, đào tạo nghề gắn kết hữu cơ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương.
Bốn là, tổ chức đào tạo những ngành nghề và tư vấn định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên.
Năm là, quản lý tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
việc làm, các trung tâm dịch vụ việc làm; xây dựng và kiện tồn đội ngũ cán bộ
quản lý về cơng tác tạo việc làm cho thanh niên.
Sáu là, phối hợp công tác giữa cơ quan QLNN với các tổ chức chính trị - xã
hội – nghề nghiệp của TN, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong việc giải
quyết việc làm; thực hiện sự liên kết hợp tác quốc tế về giải quyết việc làm nhằm
mở rộng các cơ hội tạo việc làm cho thanh niên.
1.1.4. Quy trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Bước 1: Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chính
sách; Bước 2: Cơng tác thơng tin, tun truyền, thống kê và giám
sát;
Bước 3: Tạo việc làm thông qua chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương;
Bước 4: Tổ chức đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề cho thanh niên;
Bước 5: Phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ
chức, doanh nghiệp trong giải quyết việc làm, hợp tác quốc tế về việc làm, đào tạo
nghề;
12
Bước 6: Kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức thực hiện, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm, đào tạo nghề.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng q trình thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên
- Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên hiện nay
Thực tiễn đã xác nhận rằng, hiện đang có nhiều mâu thuẩn giữa định hướng
nghề nghiệp của thanh niên so với yêu cầu về việc làm, giữa yêu cầu sử dụng lao
động với mục tiêu đào tạo nghề. Hội chứng “thừa thầy, thiếu thợ” đang còn diễn ra
từ nhiều năm qua, hiện vẫn chưa giải quyết được thấu đáo. Một số kết quả điều tra
xã hội học cũng phản ánh xu hướng của thanh niên hiện nay, bởi: Có đến 86,5%
thanh niên đến tuổi lao động là đều muốn học đại học, cao đẳng – trong đó biểu hiện
rõ rệt ở nhóm đối tượng là thanh niên viên chức, học sinh, sinh viên; 57% có nhu
cầu đi học nghề (trong số này có 71,7% lao động thanh niên nơng thơn có nguyện
vọng học nghề) và 41,2% có nhu cầu đi lao động xuất khẩu.
Điểm chú ý là có khá ít thanh niên chiếm 11,5% chỉ lựa chọn lĩnh vực nghiên
cứu khoa học và 12,4% lựa chọn lĩnh vực hoạt động chính trị mà thơi. Một số kết
quả được thống kê cũng cho thấy rằng, những ngành tài chính, ngân hàng, kế tốn,
quản trị kinh doanh… là các lĩnh vực ngành vẫn thu hút được nhiều thí sinh tham
gia dự thi tuyển và đăng ký nhập học. Còn những lĩnh vực ngành khoa học cơ bản,
nhất là với những ngành thuộc khối khoa học xã hội, sư phạm và các ngành như cơ
khí, lâm nghiệp, kỹ thuật … thì có rất ít thí sinh tham gia dự thi tuyển và đăng ký
nhập học.
Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra dấu ấn của bước ngoặc căn bản
trong quá trình chuyển đổi các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất, dẫn theo những yêu
cầu mới ngày càng cao đối với cả cấu trúc nghề nghiệp cũng như đối với trình độ,
năng lực, kỹ năng và phẩm chất cần có của lực lượng lao động, tất yếu này địi hỏi
q trình đào tạo nghề phải không ngừng đổi mới để đáp ứng. Cách mạng 4.0 với
lượng thơng tin có tốc độ phát triển bùng nỗ như hiện nay cũng tất yếu đặt ra yêu
cầu khách quan đối với phương thức giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới phương
pháp giáo dục theo hướng đa dạng hóa để phù hợp và mang lại hiệu quả.
- Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
13
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều yếu tố tác động đến tạo việc làm như:
vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng
dân số, trình độ quản lý, trình độ và kỹ năng của người lao động… Trong đó trình
độ phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định đến việc tạo việc làm cho người
lao động nói chung và lao động TNNT nói riêng.
Q trình đánh giá áp sát với thực tiễn trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế
- xã hội là cấp thiết, bởi nó là cơ sở cung cấp luận cứ thuyết phục trong hoạch định
chính sách, quy hoạch và chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
yêu cầu cần thiết đối với những nội dung và các giải pháp vĩ mô cần phải chú trọng
đến các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lợi thế so sánh cũng như sức hút của nó đối
với nhiều lao động; yêu cầu phải tính tới những lĩnh vực ngành có lợi thế trong việc
tạo ra các giá trị gia tăng cao. Đây cũng chính là cơ sở cho quá trình hoạch định
chính sách việc làm, nhất là đối với lao động trẻ...
Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thường yêu cầu về một cơ cấu kinh tế
được thiết lập hợp lý giữa các ngành: dịch vụ, công nghiệp và nơng nghiệp, mà
trong số đó ngành cơng nghiệp và dịch vụ được yêu cầu phải chiếm tỷ trọng cao và
chi phối hơn so với tỷ trọng ngành nông nghiệp;.Hơn nữa, với một nền kinh tế phát
triển ở trình độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình phân ngành ở từng lĩnh vực, từ đó mà tạo
ra các ngành nghề đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ở nhiều cấp trình
độ, nhờ đó mở ra cơ hội và điều kiện khuyến khích người lao động ln phải nâng
cao trình độ và năng lực để đáp ứng cơng việc yêu cầu kỹ thuật cao. Ở khía cạnh
ngược lại, nếu một khi kinh tế - xã hội chậm phát triển thì sẽ tồn tại một cơ cấu kinh
tế lạc hậu diễn ra và rất khó để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì trong đó cơ cấu sản
xuất nơng nghiệp thường là có tỷ trọng chi phối lớn và các ngành nghề kém phát
triển, hiện tượng nông nhàn và lực lượng lao động thất nghiệp diễn ra kéo dài.
- Tác động ảnh hưởng bởi cơ chế và các chính sách kinh tế - xã hội
Đối với cơ chế và các chính sách kinh tế - xã hội như: chính sách khuyến
khích đầu tư, chính sách thu hút FDI, chính sách phát triển vùng kinh tế biển - đảo,
hay là vùng kinh tế trọng điểm… thì chúng đều có sự tác động ảnh hưởng trực tiếp
tới quá trình tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói
riêng. Điển hình nhất là những chính sách dạy nghề và tạo việc làm của Chính phủ
14
thì đều tác động một cách trực tiếp tới lực lượng lao động trong việc tạo nhiều hay ít
về cơ hội việc làm. Những năm gần đây, Chính phủ đã phê duyệt nhiều chính sách
tạo việc làm cho người lao động, tiêu biểu có: Đề án 103 của Chính phủ về “Hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”; chính sách dạy nghề lao
động nơng thơn thể hiện rõ trong Quyết định 1956/QĐ-TTg về việc giúp thanh niên
thuận lợi tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm.
- Điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán
Ở cấp địa phương, các phong tục tập quán làng xã và các tộc họ ở địa bàn
nông thôn đều có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp một cách đáng kể tới quá trình tạo
việc làm của thanh niên, tác động trước hết trong việc chọn nghề của thanh niên
nông thôn. Bởi ở nhiều khu vực địa bàn nông thôn, các gia đình thường có tâm lý
trọng việc học đại học để mở mang và làm rạng danh dòng họ; và chỉ học Đại học
thì mới đem lại thành cơng trong cuộc sống hoặc xác định việc theo học những
trường sĩ quan quân đội, công an hay sư phạm… nhằm nhận được chính sách hỗ trợ
đặc biệt trong đào tạo của Nhà nước. Những tư tưởng chạy theo xu hướng này đã và
đang làm cho việc chọn nghề nghiệp của thanh niên thường bị lệch lạc, tạo nên tiền
lệ bằng mọi giá để có bằng cấp mà chưa tính thấu đáo về các giá trị thực chất đó là
sở trường và năng lực học tập của thanh niên mới là cơ hội tìm kiếm hoặc tự tạo
việc làm bền vững.
Địa bàn khu vực nông thôn vốn dĩ là sản xuất thuần nơng cây lúa là chủ đạo,
thói quen kinh nghiệm người dân canh tác theo lịch thời vụ, nên ít đầu tư suy nghĩ,
tìm tịi chuyển đổi nghề tại chỗ để tạo việc làm mới sau thu hoạch (chế biến, dịch vụ
nông nghiệp). Hơn nữa, thanh niên ở nông thôn đang chịu ảnh hưởng chi phối rất
lớn bởi phong tục tập quán và tâm lý của làng xã, nên một bộ phận họ thường gắn
bó với q hương, khơng muốn ly nông - ly hương để lập nghiệp mới nơi địa bàn
xa.
- Thông tin việc làm - lao động, thị trường lao động
Thông tin việc làm - lao động, thị trường lao động, đây là những điều kiện
cốt yếu để kết nối cung - cầu lao động. Đối với người sử dụng lao động có nhu cầu
cần tuyển và cả người lao động đang tìm việc làm đều rất cần tìm kiếm nhiều thơng
tin trên thị trường lao động. Với người lao động, họ cần có thơng tin đầy đủ và
15
chính xác để đăng ký chọn cơng việc phù hợp với khả năng chun mơn, điều kiện
của mình và với mức chi phí dịch vụ sinh hoạt rẽ. Cịn với người sử dụng lao , họ
thì họ cần có nhiều thơng tin chính xác về ứng viên dự tuyển để phù hợp, sát với vị
trí cơng việc mà doanh nghiệp cần cũng như tiết giảm được chi phí đầu vào. Bởi
vậy, các trung tâm dịch vụ và hệ thống cung cấp thông tin về thị trường lao động tất
yếu xuất hiện để hỗ trợ tích cực cho q trình xúc tiến việc làm.
Tuy nhiên, có những khó khăn do đặc thù của địa bàn, đặc điểm của thị
trường lao động nơng thơn, nên rất cần có đủ thơng tin chính thức cập nhật có hệ
thống cho cả người tuyển dụng và người lao động. Đối với chính quyền Nhà nước,
các đồn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là những chủ thể
cần tham gia cung cấp thông tin cập nhật và kết nối thông tin giữa người tuyển dụng
và người lao động. Vì thế, tư vấn tuyển dụng, sàn giao dịch việc làm và hình thức
tuyển dụng trực tiếp là những hình thức tỏ ra phù hợp với việc giải quyết việc làm
cho thanh niên nơng thơn.
Ngồi những yếu tố căn bản được nêu trên, còn còn một số yếu tố khác cũng
tác động đến, như: mức độ hoàn thiện pháp luật về lao động việc làm và xã hội,
trình độ văn minh của xã hội, q trình đơ thị hóa … có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
vấn đề về tạo việc làm thanh niên.
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
1.2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức
Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, gồm 11 xã và 01 thị trấn
với tổng số dân trên 39.000 người, dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 64%.
Mật độ dân số trung bình 79 người/km2. Trung tâm huyện cách thành phố Tam Kỳ
khoảng 60 km về phía Đơng Nam; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 80 km về phía
Đơng Bắc; phía Đơng giáp huyện Thăng Bình; phía Tây giáp huyện Phước Sơn;
phía Nam giáp huyện Tiên Phước và huyện Bắc Trà My; phía Bắc giáp huyện Quế
Sơn và huyện Nơng Sơn.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 496,88 km2. Trong đó, đất nơng – lâm –
thủy sản: 46.106,2 ha, chiếm 92,79% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nơng nghiệp
trên 2.548 ha (chiếm 5,13%) và đất chưa sử dụng trên 1.033,3 ha (chiếm 2,08%).
Hiệp Đức có địa hình ở dạng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, độ chênh lớn
16
(từ 100m-200m trong khoảng 02km; nằm trong một thung lũng được bởi các dãy
núi cao che chắn ở 03 phía Nam, Bắc và Tây; bị chia cắt bởi sông Tranh và hai
nhánh của nó là sơng Chang và sơng Trường, tạo nên hệ phân thủy lớn có hướng
thấp dần từ Nam sang Bắc. Núi cao được phân bố tập trung ở phía Tây – Nam và
Đơng – Bắc, bị chia cắt bởi hệ thống khe, suối và hợp thủy nhỏ. Tồn huyện có 03
dạng địa hình chủ yếu gồm: dạng núi (chiếm 50% diện tích tự nhiên), dạng gị đồi
(35%) và đồng bằng thung lũng (15%). Về đất đai có 04 nhóm chính gồm: đất đỏ
vàng, đất phù sa, đất dốc tụ và đất cồn cát, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây
lâu năm, cây hằng năm, lúa nước, các loại cây hoa màu và cây ăn quả. Trong lịng
đất có các loại khống sản như: sắt (ở xã Sơng Trà), đất cao lanh (ở xã Thăng
Phước, Bình Sơn); vàng sa khống ở ven các sơng suối.
Với loại hình đất đa dạng nên thảm thực vật ở Hiệp Đức khá phong phú.
Trước đây, có những khu rừng nhiệt đới nhiều tầng, cây cối cao to như; gõ, sến, lim,
giổi, huỳnh, chò… Dưới cùng là tầng thảm tươi gồm các loại thân cỏ. Ngồi ra, có
dây leo, cây phục sinh, cây ký sinh. Trong rừng có các loại lâm, dược sản quý như:
trầm hương, sa nhân, đồ trọng, nam sâm, quế… Ở các vườn nhà, vườn đồi nhân dân
còn trồng tiêu, chè, trầu, cau…Khi xưa, rừng ở khu vực Hiệp Đức có đủ các lồi
động vật có vú cỡ lớn như: voi, hổ, gấu, trâu rừng, lợn rừng, nai; loài cỡ vừa như:
mang, khỉ, chồn, vượn… Các loài chim cũng khá phong phú như: công, trĩ, khướu
đầu trắng, loan, vàng anh… Nhiều lồi bị sát như: trăn, rắn, tắc kè, kỳ nhông, kỳ
đà… Côn trùng như: ong, ve, giun, dế… Tuy nhiên, do bom đạn và chất độc hóa
học của Mỹ rải xuống trong chiến tranh và sự khai thác bừa bãi của con người, nên
nhìn chung thảm thực vật và động vật rừng ở Hiệp Đức ngày càng cạn kiệt.
Hệ thống sông, suối nhiều và phân bố không đều, lịng sơng hẹp, mùa mưa
lưu lượng nước tăng, mùa khơ cạn kiệt. Sơng chính ở đây có sơng Trường được hình
thành tự dãy núi Ngokelelang (Xuân Mãi), xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn chảy
về tiếp nối với sông Tranh tại Thác Lim xã Hiệp Hịa. Sơng tranh bắt nguồn từ núi
Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, chảy qua huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước,
Hiệp Đức; lưu lượng bình qn hằng năm khoảng 100m3/s, mùa khơ bình quần
20m3/s, mùa lớn nhất 20.000m3/s. Đổ vào sơng Tranh cịn có sơng Tiên (cịn gọi là
sơng Khang và sơng Ngang) và sơng Khâng. Ngồi ra có nhiều sơng, suối
17
nhỏ chảy xen kẽ đổ vào sơng chính. Trong mùa mưa lũ, hàm lượng phù sa trong
nước của các sông Tranh, sông Trường, sông Tiên tương đối lớn. Sông Tranh và
sơng Thu Bồn cùng với chỉ lưu của nó tạo thành mạng lưới giao thơng đường thủy
thuận tiện.
Hiệp Đức có nhiều cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, sản xuất lúa, hoa
màu như: hồ chứa Việt An (ở xã Bình Lâm)- cơng trình thủy lợi lớn nhất huyện, hồ
chứa Bình Hịa (xã Quế Bình), Tam Bảo (ở xã Quế Lưu), hồ chứa nước An Tây, Bà
Sơn (ở xã Quế Thọ)… góp phần quan trọng trong phát triển ngành nơng nghiệp của
địa phương và một số vùng lân cận. Các lồi tơm, cá nước ngọt trên sơng, hồ là
nguồn thủy sản để cải thiện đời sống của nhân dân. Hệ thống sơng, nước ở Hiệp
Đức khơng chỉ đóng vai trị tích cực đối với sản xuất và đời sống của nhân dân nơi
đây mà còn gắn chặt với những chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, với những địa danh đã trở thành hình tượng bất tử trong thơ ca như: Trà Nơ,
Việt An, bến đị Tam cấp, ngầm sơng Tranh, Hịn kẽm - Đá dừng, bến Tân An…
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi Trung Bộ, Hiệp Đức có
nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25 độ C (nhiệt độ cao nhất khoảng 39 độ C,
thấp nhất khoảng 16 độ C). Sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng chênh lệch không
lớn, chế độ nhiệt tương đối đồng đều, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8. Tổng số giờ
nắng trong năm khoảng 1.700 giờ. Gió Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng 5,
6, 7 làm khơng khí nóng và khơ. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng
2.270mm. Độ ẩm khơng khí trung bình khoảng 80%. Gió mùa Đơng Bắc thường
xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 trong năm.
Hiệp Đức có trục đường giao thơng chính là quốc lộ 14E dài 34 km đi qua
các xã Bình Lâm, Quế Thọ, thị trấn Tân Bình và Sơng Trà; đường Đơng Trường Sơn
chạy qua các xã: Hiệp Hịa, Sơng Trà và Phước Trà. Các tuyến đường này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh
trước mắt và lâu dài mà còn mở ra cơ hội kết nối thông thường, giao lưu phát triển
kinh tế xã hội khu vực miền trung – Tây nguyên. Ngoài ra, Hiệp Đức cịn có tỉnh lộ
611B, nối quốc lộ 14E với thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn; tỉnh lộ 614 từ Việt
An (xã Bình Lâm) đi huyện Tiên Phước; tuyến đường Thắng Lợi từ tấm bia hạt
Xoài (xã Quế Thọ) đi An Tráng (xã Bình Sơn) đến các xã Tiên Hà, Tiên Châu,
18
huyện Tiên Phước. Các tuyến đường đến trung tâm xã cũng đã được nhựa hóa hoặc
bê tơng, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, rút ngắn đáng kể khoảng cách
giữa các vừng trong huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, nâng cao
tiềm lực quốc phòng, anh ninh của địa phương.
Với đặc điểm tự nhiên đó, người dân Hiệp Đức có điều kiện để phát triển sản
xuất. Sau ngày quê hương được giải phóng, dưới sựu lãnh đạo của Đảng, đời sống
nhân dân Hiệp Đức không ngừng được cải thiện. Là huyện miền núi với gần 98%
dân số sống bằng nghề nông, nên nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu
của địa phương. Nông dân làm ruộng thường kết hợp với chăn nuôi trâu, bị, gà, vịt,
chủ yếu là chăn ni hộ gia đình để phát triển kinh tế. Ruộng đồng ở Hiệp Đức tuy
khơng lớn nhưng có nhiều đồng ruộng tốt như: Hội Tường (xã Bình Lâm), Phú Cốc,
Phú Bình, An Sơn, An Xá (xã Quế Thọ), Đồng Chợ (xã Hiệp Thuận), Mỹ Lưu (xã
Quế Lưu).
Từ những năm 1998-2000, Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức tập trung đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mùa vụ cây trồng, con vật ni. Sản
xuất nơng nghiệp được bố trí, sắp xếp theo đặc thù, thế mạnh của từng vùng, gắn
với tăng cường đầu tư thâm canh, cải tạo đồng ruộng, sửa đổi tập quán canh tác theo
phương thức sản xuất lớn; khơng ngừng tìm tịi, khảo nghiệm các laoij cây giống
cây trồng, con vật ni với nhiều mơ hình sản xuất được đưa vào thử nghiệm và
nhân ra diện rộng có hiệu quả. Cùng với đó, huyện đã quy hoạch phát triển vùng
nguyên liệu tập trung, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp; đào tạo, tập
huấn kỹ thuật, đua khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa một số
khâu trong nơng nghiệp… Từ đó, đã tạo được bước đột phá và làm thay đổi căn bản
về chất trên lĩnh vực nông nghiệp; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả về trồng trọt lẫn
chăn nuôi với năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Lâm nghiệp ở Hiệp Đức là ngành có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh
tế của địa phương. Từ năm 2000, ngành lâm nghiệp của huyện có bước phát triển
vượt bậc và trở thành của địa phương, với hầu hết các xã đã hình thành được vùng
chuyên canh cây ngun liệu phục vụ cơng nghiệp chế biến, góp phần rất lớn trong
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
19
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dần được phục hồi và phát triển với
những sản phẩm chủ yếu như: gỗ băm dăm, sơ chế bột giấy, may mặc, mộc dân
dụng, sỏi thô, đất cao lanh, nước đá, bún tươi, bánh mì, gỗ các loại, gạch nung, cơng
cụ sản xuất.
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Hiệp Đức phát triển khá
mạnh với các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Chợ Hiệp Đức, Chợ Việt An
được đầu tư nâng cấp khang trang, đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân.
Các cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ không chỉ tập trung ở thị trấn Tân An,
khu vực Việt An mà còn lan tỏa dọc theo tuyến Quốc lộ 14E, đến trung tâm các xã,
tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân.
1.2.2. Thực trạng về lực lượng thanh niên ở huyện Hiệp Đức
Hiện nay số người trong độ tuổi lao động tại huyện là 26.692 người, chiếm
hơn 64% dân số của huyện, tuy nhiên.công tác đào tạo nghề cho thanh niên cịn
nhiều bất cập và khó khăn, thiếu định hướng ngành nghề cụ thể, khó khăn trong tiếp
cận việc làm, quan hệ cung cầu trong thị trường lao động cho thanh niên đang mất
cân đối. Cùng với kỹ năng nghề nghiệp và trình độ học vấn, tác phong ý thức tổ
chức kỷ luật vẫn còn bất cập/ hạn chế nên chưa thể đáp ứng được ngay các điều kiện
theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên
trên địa bàn huyện vẫn chưa thực sự đầu tư vào sức nghĩ cùng với thói quen tập
quán sống chi phối, nên chưa thể thích ứng nhanh trước yêu cầu đẩy mạnh CNHHĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Hệ quả là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc
làm của thanh niên đang có đà xu hướng ngày một tăng; mức thu nhập thực tại cũng
còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, vơ hình chung dẫn đến nguy cơ con
đường sa vào những việc làm của thanh niên trái pháp luật, trái đạo đức xã hội diễn
ra.
Mục tiêu của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện là nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cần thiết cho người lao động nơng thơn, nhằm giúp
cho họ có cơ sở tìm việc làm, chuyển đổi việc làm hoặc tự tạo việc làm tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện; Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động nông thôn của huyện qua đào tạo nghề hàng
20
năm; tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã
hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nơng thơn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp,
nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 20152020, làm nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Đào tạo nghề hàng năm
bình quân từ 400 - 500 lao động nông thôn. Đến năm 2020 có khoảng hơn 2.250 lao
động trên địa bàn huyện qua đào tạo nghề. Góp phần nâng tỷ lệ lao động có việc
làm sau khi học nghề trong giai đoạn này đạt 90% .
Tiểu kết chương 1
Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được hiểu là chương trình hành động
cùng với các giải pháp, công cụ mà Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện để đảm
bảo mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên, đáp ứng tốt nhu cầu
việc làm và thị trường lao động, phù hợp với tiến trình phát triển nền kinh tế quốc
gia. Nên việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên lại càng có ý nghĩa
vừa quan trọng, vừa cấp bách đối với tương lai phát triển của quốc gia, dân tộc...
Đồng thời, qua đó một số cơ sở lý luận của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
ở góc nhìn chính sách cơng được hệ thống hóa bằng việc trình bày làm rõ hơn: Nội
dung cơ bản của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; Quy trình thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên; Các yếu tố ảnh hưởng quá trình thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho thanh niên.
Đối với cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
huyện Hiệp Đức, Chương 1 cũng đã phân tích một cách tổng quát về đặc điểm, tình
hình kinh tế - xã hội và thực trạng lực lượng thanh niên ở huyện Hiệp Đức cho thấy,
nhu cầu và sự cần thiết đối với đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tóm lại, những nội dung của Chương 1 tạo nên một số cơ sở lý luận và thực
tiễn để đi sâu định hướng trong việc đi sâu phân tích chương 2 về thực trạng vấn đề
tại huyện Hiệp Đức.
21