Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.66 KB, 61 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ÔNG THỊ BÍCH LIỄU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ÔNG THỊ BÍCH LIỄU

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 8340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.LƯU TRANG

HÀ NỘI - 2019



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân tố nguồn nhân lực là nguồn lực mềm có ý nghĩa quan trọng đối

với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. Thông qua giáo dục, người lao
động hoàn thiện về trình độ văn hóa và năng lực lao động sản xuất; thông qua
đào tạo nghề, người lao động hoàn thiện về năng lực, kỹ năng, tay nghề sản
xuất, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Thực
tiễn đã khẳng định, giáo dục nghề nghiệp là một thành tố và là thành tố quan
trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, sự vững mạnh của quôc gia thì giải
pháp hiệu quả nhất đó là đầu tư cho nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào
tạo, rèn luyện kỹ năng, sự thích ứng với môi trường làm việc của công dân
toàn cầu; giải pháp hiệu quả tiếp theo đó là phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực hiện có và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng của nguồn
nhân lực đó.
Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, lực lượng thanh niên là
lực lượng có vai trò quan trọng, giữ vị trí xung kích trong thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Nhận thức sâu sắc về vai trò,
vị trí của TN đối với tương lai của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam;

luôn coi công tác ĐTN cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng
nguyện vọng về học nghề của thanh niên, gia đình cũng như toàn xã hội;
Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển TN vừa là mục tiêu, vừa là động
lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước, tại Hội nghị lần thứ

bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25 -

NQ/TW, ngày 25-7-2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
1


tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ:
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho TN.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ., các chính sách đã từng
bước đi vào cuốc sống, tạo đà cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay
nghề cho lao động thanh niên.
Công tác quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp
có quy mô ngày càng ở rộng, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và
học, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được quan tâm, đầu tư cả về số
lượng và chất lượng, số lượng ngày nghề đào tạo được mở rộng và phù hợp
với nhu cầu của thị trường lao động.
Tại thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Cẩm Lệ nói riêng, các cấp ủy Đảng,
chính quyền cũng đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trên địa bàn; đã từng bước ban hành các giải pháp thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đó là: sự quan tâm đầu tư cho các cơ sở dạy nghề,
chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) vào sản xuất; hỗ trợ
doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề… nhờ đó đã từng bước nâng cao
chất lượng lao động qua đào tạo, tạo nhiều cơ hội việc làm được tạo ra để giải
quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động di
chuyển tự do về các thành phố lớn, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm
các tệ nạn xã hội, góp phần củng cố, ổn định hệ thống chính trị ; Cơ chế, chính

sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và
từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
gắn với doanh nghiệp như: Luật GDNN, Luật hỗ trợ danh nghiệp vừa và
nhỏ... và nhiều chính sách được ban hành như: hỗ trợ doanh nghiệp trong đào
2


tạo nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động khi tham gia đào tạo
nghề; nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về ĐTN

cho thanh niên thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nhiều các chương trình
nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá
trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh
thần khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên với các các giải pháp hỗ trợ khác
nhau: Sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; Thanh niên nông thôn
có nhu cầu khởi nghiệp và doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh. Thông qua

các chương trình, sẽ tập hợp các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật
chất phù hợp với quy định của pháp luật, kết hợp nguồn lực từ các chương
trình, dự án để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp…
Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào tạo nghề cho TN còn nhiều bất cập:
ở một số cơ sở đào tạo vẫn chưa bảo đảm về chất lượng; công tác tuyên
truyền về “học nghề, lập nghiệp” đạt hiệu quả chưa cao; công tác ĐTN chưa
gắn với doanh nghiệp, chưa gắn với giải quyết việc làm, thiếu định hướng
nghề nghiệp, khó khăn trong tiếp cận việc làm, thông tin về thị trường lao
động cũng như quan hệ cung cầu trong lao động TN đang mất cân đối; công
tác tuyên truyền về đào tạo nghề lập nghiệp cho thanh niên chưa đạt được kết
quả như mong đợi; công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên chưa đi

vào chiều sâu; công tác phân luồng học sinh sau khi hoàn thành Chương trình
giáo dục phổ thông còn nhiều bất cập; công tác đào tạo nghề chưa gắn với
nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm ...
Nhằm phân tích những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách đào
tạo nghề cho thanh niên và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hơn nữa việc thực hiện hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; điều đó
có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; công tác giải
quyết việc làm cho TN như đã nêu ở trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện
3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full.rar






















×