Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Chinh phục câu hỏi lý thuyết sinh học theo chủ đề phan khắc nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 249 trang )




CHỦ ĐỀ 1. CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP PHÂN TỬ
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Kiến thức về ADN
- ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotit A,
T, G, X.
- Phân tử ADN mạch kép luôn có số nucleotit loại A = T; G = X. Nguyên nhân là vì ở ADN mạch kép,
A của mạch 1 luôn liên kết với T của mạch 2, và G của mạch 1 luôn liên kết với X của mạch 2.
- Phân tử ADN xoắn kép có cấu trúc 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cứ 10 cặp nucleotit
tạo nên một chu kì xoắn có độ dài 34A° (3,4nm). Gen là một đoạn ADN nên cấu trúc của gen chính là cấu
trúc của 1 đoạn ADN.
- Ở ADN mạch đơn, do A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết với X nên A ≠ T; G ≠ X .
Do vậy, ở một phân tử ADN nào đó, nếu thấy A ≠ T hoặc G ≠ X thì đó là ADN mạch đơn.
- Phân tử ADN mạch kép có 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cho nên khi biết trình tự
các nucleotit trên mạch 1 thì sẽ suy ra trình tự các nucleotit trên mạch 2.
- ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên
ADN sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng cịn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vịng và khơng
liên kết với protein histon. ADN của ti thể, lục lạp có cấu trúc mạch vịng tương tự như ADN của vi
khuẩn.
- Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho lồi.
ADN ở trong tế bào chất có hàm lượng khơng ổn định (vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định,
thay đổi tùy từng loại tế bào), do đó hàm lượng ADN trong tế bào chất khơng đặc trưng cho lồi.
2. Kiến thức về gen
- Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã hóa
là ARN (tARN, rARN) hoặc chuỗi polipeptit. Như vậy, về cấu trúc thì gen là 1 đoạn ADN; về chức năng
thì gen mang thơng tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm.
- Dựa vào chức năng của sản phẩm người ta chia gen thành 2 loại là gen điều hòa và gen cấu trúc. Gen
điều hòa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác. Gen cấu trúc
là những gen cịn lại.


- Gen khơng phân mảnh là gen mà vùng mã hóa của nó liên tục, tồn bộ thông tin di truyền trên gen
được dịch thành axit amin, gen phân mảnh là gen mà vùng mã hóa khơng liên tục, có các đoạn intron xen
kẻ các đoạn exon.
- Gen của sinh vật nhân sơ có cấu trúc khơng phân mảnh còn hầu hết gen của sinh vật nhân thực đều
có cấu trúc phân mảnh.
- Gen phân có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mARN trưởng thành. Nguyên nhân là vì khi gen
phiên mã thì tổng hợp được mARN sơ khai, sau đó enzim sẽ cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon
theo các cách khác nhau để tạo nên phân tử ARN trưởng thành.
3. Kiến thức về nhân đôi ADN
- Được gọi là nhân đơi ADN là vì từ 1 phân tử tọa thành 2 phân tử và cả 2 phân tử này hoàn tồn giống
với phân tử ban đầu.
- Q trình nhân đơi ADN cần nhiều enzim khác nhau, trong đó enzim tháo xoắn làm nhiệm vụ tháo
xoắn và tách 2 mạch của ADN; enzim ADN polimerazaza làm nhiệm vụ kéo dài mạch mới theo chiều từ
5’ đến 3’.
Trang 1


- Mạch mới luôn được tổng hợp kéo dài chiều từ 5’ đến 3’ là vì enzim ADN polimerazaza có chức
năng gắn nucleotit tự do vào đầu 3’OH của mạch polinucleotit.
- Trong q trình nhân đơi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được
tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián
đoạn, đầu kia liên tục).
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó từ 1
phân tử, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2k ADN, trong đó có 2 phân tử chứa một mạch của ADN mẹ
đầu tiên.
- Q trình nhân đơi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, từ đó dẫn tới sự phân chia tế bào và sự
sinh sản của cơ thể sinh vật.
4. Kiến thức về mã di truyền
Mã di truyền (MDT): là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit
amin trong chuỗi polipeptit (prôtêin).

- MDT là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit quy định 1 aa. (Nếu chỉ có 2 loại A và G thì số loại bộ ba là 23 = 8
loại; Nếu có 3 loại A, U và X thì sẽ có 33 = 27 loại bộ ba). Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì chỉ có 61 loại
bộ ba.
- MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. (Trên mỗi loại
phân tử mARN được đọc mã từ một điểm cố định)
- MDT có tính phổ biến (tất cả các lồi đều có bộ mã di truyền giống nhau, trừ một vài ngoại lệ).
- MDT có tính đặc hiệu (một loại bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa).
- MDT có tính thối hóa (một aa do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG và UGG).
* Có 1 mã mở đầu là 5’AUG3’, 3 mã kết thúc là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
5. Kiến thức về ARN
Có 3 loại ARN. Cả 3 loại ARN đều có cấu trúc một mạch, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G,
X. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tARN và rARN thì có
ngun tắc bổ sung.
- mARN: Được dùng để làm khn cho q trình dịch mã, bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của
mARN.
- tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc
hiệu với 1 aa.
- rARN: Kết hợp với prôtêin để tạo nên riboxom. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein.
- Trong 3 loại ARN thì mARN cdos nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít
nhất (chiếm khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.
6. Kiến thức về phiên mã
- Thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc
bổ sung.
- Diễn ra ở trong nhân tế bào, vào kì trung gian của quá trình phân bào (ở pha G1 của chu kì tế bào).
- ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3′5′ . Chỉ có mạch gốc (mạch 3′ → 5′ ) của gen được
dùng để làm khn tổng hợp ARN.
- Khi enzim ARN polimerazaza gặp tín hiệu kết thúc (vùng kết thúc) ở trên gen thì quá trình phiên mã
dừng lại.
Trang 2



- Một gen tiến hành phiên mã 10 lần thì sẽ tổng hợp được 10 phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã
diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN này đều có cấu trúc hồn toàn giống nhau.
- Ở sinh vật nhân sơ, đang phiên mã tổng hợp mARN, mARN được tiến hành dịch mã ngay. Ở sinh vật
nhân thực, mARN được loại bỏ các đoạn intron, sau đó nối các đoạn exon lại với nhau tạo mARN trưởng
thành, mARN trưởng thành đi ra tế bào chất tham gia dịch mã tổng hợp protein.
- Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắn ADN, tách 2 mạch ADN vừa có chức năng tổng
hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới.
7. Kiến thức về dịch mã
- Dịch mã là q trình chuyển động thơng tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên
chuỗi polipeptit.
- Trong q trình dịch mã cần có 4 thành phần tham gia là mARN, tARN, riboxom, axit amin. Trong
đó tARN đóng vai trị là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin).
- Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp polipeptit.
a. Hoạt hóa aa: ATP + aa + tARN → aa ∼ tARN .
Mỗi aa gắn đặc hiệu với một phân tử tARN và cần sử dụng 1 phân tử ATP.
b. Tổng hợp chuỗi polipeptit:
- Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, aa mở đầu là focmin Metiônin. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu
là Metiônin.
- Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên
mARN).
- Riboxom trượt trên mARN theo từng bộ ba từ bộ ba mở đầu đến khi gặp bô ba kết thúc, mỗi bộ ba
được dịch thành 1 aa ( bộ ba kết thúc khơng quy định aa).
- Trên 1 mARN có 10 riboxom tiến hành dịch mã thì sẽ tổng hợp được 10 chuỗi polipeptit, các chuỗi
polipeptit này có cấu trúc hồn tồn giống nhau (vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ
quy định 1 loại aa).
- Riboxom gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại. Khi đó chuỗi polipeptit tách khỏi
riboxom, 2 tiểu phần của riboxom tách rời nhau ra, aa mở đầu bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit, chuỗi
polipeptit hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để tạo thành prôtêin hoàn chỉnh và thực hiện các chức năng
của tế bào.

- Nhiều riboxom cùng dịch mã trên mARN được gọi là pơliriboxom. Sự có mặt của pơliriboxom sẽ
làm tăng tốc độ dịch mã.
* Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử:

ADN

mARN

prơtêin

Tính trạng

* Thơng tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thơng qua có chế
phiên mã và dịch mã.
8. Kiến thức về điều hòa hoạt động gen
* Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
* Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen là điều hòa q trình phiên mã theo mơ hình
operon Lac.
Trang 3


a. Cấu trúc của operon Lac: Có 3 thành phần là: Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu
trúc Z, Y, A.
- Vùng khởi động là vị trí để enzim ARN polimerazaza gắn vào để khởi động phiên mã.
- Vùng vận hành là nơi chất ức chế (protein ức chế bám vào) để kiểm soát phiên mã.
- Gen cấu trúc tổng hợp protein. Protein trở thành enzim chuyển hóa và sử dụng đường lactozơ.
b. Gen điều hịa (Không thuộc operon) thường xuyên tổng hợp ra prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bám lên
vùng vận hành (vùng O) để ức chế phiên mã.
- Operon không phiên mã khi: Chất ức chế bám vào vùng vận hành (vùng O); Hoặc khi có đột biến
làm mất vùng khởi động (P) của operon.

- Operon phiên mã khi: Vùng vận hành (O) được tự do và vùng khởi động (P) hoạt động bình thường.
Khi mơi trường có lactozơ thì lactozơ bám lên prôtêin ức chế → vùng vận hành được tự do → gen tiến
hành phiên mã.
* Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực thì diễn ra ở nhiều cấp độ và phức tạp hơn sinh vật
nhân sơ.
9. Kiến thức về mối quan hệ giữa gen, mARN, protein
- Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể thơng qua 2 q trình là
phiên mã và dịch mã. Cả phiên mã và dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
- Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực cơ bản giống nhau. Ở sinh vật nhân thực, sau phiên mã có
sự hồn thiện ARN (cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành)
- Trong các enzim tham gia cơ chế di truyền ở cấp phân tử chỉ có enzim ARN polimerazaza có khả
năng tháo xoắn phân tử ADN và tổng hợp mạch polinucleotit mới.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu. Trình tự các bộ ba ở trên mARN quy định trình tự các axit amin trên
protein. Vì vậy chỉ khi nào biết được chính xác trình tự các bộ ba trên mARN thì mới suy ra được trình tự
các axit amin trên chuỗi polieptit.
- Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza chỉ sử dụng mạch có chiều 3′ − 5′ so với chiều
trượt của nó để làm khn tổng hợp ARN. Vì vậy, gen có 2 mạch nhưng chỉ có 1 mạch được sử dụng làm
mạch khn tổng hợp ARN.
- Q trình phiên mã khơng theo ngun tắc bổ sung thì sẽ tổng hợp ra phân tử ARN có cấu trúc khác
với ARN lúc bình thường nhưng khơng làm phát sinh đột biến gen (vì khơng làm thay đổi cấu trúc của
gen).
- Khi dịch mã, riboxom trượt từ bộ ba mở đầu 5′ của mARN cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đầu 3′
của mARN. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu
dịch mã.
- Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao trên
mARN.
10. Kiến thức về đột biến gen
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
- Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit. (Có 3 dạng đột biến điểm là: Mất,
thêm, thay thế một cặp nucleotit). Đột biến điểm chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit nên không làm thay đổi

hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

Trang 4


- Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng khơng tạo ra gen mới. Đột biến gen có thể được di truyền
cho đời sau. (Ở loài sinh sản hữu tính, đột biến gen chỉ được di truyền cho thế hệ sau khi đột biến đó đi
vào giao tử và giao tử được thụ tinh đi vào hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể).
- Tần số đột biến gen rất thấp ( 10−6 đến 10−4 ). Tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số
không giống nhau.
- Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Đột biến gen lặn ở
trạng thái dị hợp chưa được gọi là thể đột biến. Tất cả các đột biến trội đều được biểu hiện thành thể đột
biến.
- Trong các loại đột biến gen thì đột biến dạng thay thế một căp nucleotit là loại phổ biến.
- Tác nhân đột biến 5BU, các bazơ nitơ dạng hiếm gây đột biến dạng thay thế cặp nucleotit.
11. Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hóa học, sinh học của mơi trường ngồi hoặc do rối loạn sinh lí nội
bào, do bazơ nitơ dạng hiếm.
b. Cơ chế phát sinh: Do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN dẫn tới gây đột biến thay thế các
cặp nucleotit. VD: nếu môi trường có các hóa chất gây đột biến như 5BU, có sự xuất hiện các bazơ nitơ
dạng hiếm thì nhân đơi ADN sẽ không theo nguyên tác bổ sung.
* Tần số đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, cường độ tác nhân và đặc điểm cấu
trúc của gen.
- Tác nhân đột biến tác động vào giai đoạn ADN dang nhân đơi thì dễ làm phát sinh đột biến gen.
- Khi đó tác động củai, biện pháp sử dụng
lồi thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Khơng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loài dịch bệnh.
Trang 4



(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).
Câu 28: Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của
quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm
thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỷ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và
khơng có xuất – nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kích thước của quần thể tăng 6% trong 1 năm.
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
C. Tỷ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
D. Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,27 cá thể/ha.
Câu 29: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 30: Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với
điều kiện môi trường sống.
B. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên
như: khí hậu, thổ nhưỡng…

C. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, ln lấn át các lồi khác và ngày càng chiếm
ưu thế hơn trong quần xã.
D. Diễn thế sinh thái là diễn thế khởi đầu từ mơi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất
hiện ở mơi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống.
Câu 31: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
Câu 32: Khi nói về dịng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp
liền kề.
B. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất do hoạt động hô hấp của sinh vật.
C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
D. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào mơi trường dưới dạng nhiệt.
Câu 33: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật ăn thịt bậc 1: 180 000 Kcal;
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 1 500 000 Kcal;
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal;
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal;
Trang 5


Sinh vật sản xuất là: 10 000 000 Kcal.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 lớn hơn hiệu suất sinh thái
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 nhỏ hơn hiệu suất sinh thái
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3.
C. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 3 lớn hơn hiệu suất sinh thái

giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 1.
D. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 nhỏ hơn hiệu suất sinh thái
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Câu 34: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng. Nhận xét nào sau đây đúng về chuỗi thức ăn
này?
A. Đại bàng thuộc sinh vật ăn thịt bậc 3.
B. Hiệu suất sinh thái giữa chuột và cỏ luôn nhỏ hơn hiệu suất sinh thái giữa rắn và chuột.
C. Đại bàng là mắt xích có sinh khối thấp nhất do q trình hơ hấp làm thất thốt năng lượng rất lớn.
D. Năng lượng tích lũy trong các mô sống tăng dần khi đi qua các mắt xích của chuỗi thức ăn trên.
Câu 35: Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở mơi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt
xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất.
A. Sinh vật tự dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 4.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 36: Xét các khu hệ sinh học sau:
(1) Hoang mạc và sa mạc.
(2) Đồng rêu.
(3) Thảo nguyên.
(4) Rừng Địa Trung Hải.
(5) Savan.
(6) Rừng mưa nhiệt đới.
Trong các khu hệ sinh học nói trên, vùng khí hậu nhiệt đới có bao nhiêu khu hệ sinh học?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 37: Các khu sinh học (Biom) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
B. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới→ Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).
Câu 38: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau
đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lý chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5).
B. (3), (4), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (2), (4).
Câu 39: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng
loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường khơng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
Trang 6


(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).
Câu 40: Khi nói về sự trao đổi chất và dịng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
Câu 41: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo
trình tự đúng là
A. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới.
B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới.
C. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới→ rừng lá rụng ôn đới.
D. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới.
Câu 42: Những tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên tái sinh?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
B. Năng lượng sóng biển và năng lượng thủy triều.
C. Khống sản.
D. Sinh vật.
Câu 43: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trị truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật sản xuất.
Câu 44: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với
bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 9% và 10%.
B. 12% và 10%.
C. 10% và 12%.
D. 10% và 9%.
Câu 45: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:

(1) Động vật ăn động vật.
(2) Động vật ăn thực vật.
(3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:
A. (1)→(3) →(2).
B. (1) →(2) →(3).
C. (2) →(3) →(1).
D. (3) →(2) →(1).
Câu 46: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Savan.
C. Hoang mạc.
D. Thảo nguyên.
Câu 47: Cho một số khu sinh học:
Trang 7


(1) Đồng rêu (Tundra).
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga).
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
A. (2) →(3) →(4) →(1).
B. (1) →(2) →(3) →(4).
C. (2) →(3) →(1) →(4).
D. (1) →(3) →(2) →(4).
Câu 48: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. Quá trình bài tiết các chất thải.
B. Hoạt động quang hợp.
C. Hoạt động hơ hấp.

D. Q trình sinh tổng hợp các chất.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Chọn đáp án D
- Trong 4 kết luận trên thì kết luận D là đúng. Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng
tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Kết luận A sai. Tháp số lượng không phải luôn luôn ở dạng chuẩn.
- Kết luận B sai. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một
đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Kết luận C sai. Tháp năng lượng ln có đáy rộng và đỉnh hẹp.
Câu 2: Chọn đáp án B
Q trình chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau. Vật chất được chuyển
hóa theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao, do vậy năng lượng cũng được
truyền một chiều từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao và khơng quay vịng trở lại.
Câu 3: Chọn đáp án D
Sự chuyển hóa vật chất được thực hiện theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao
liền kề. Sự chuyển hóa năng lượng được thực sự gắn liền với chuyển hóa vật chất.
Câu 4: Chọn đáp án D
Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Hiệu suất sinh thái rất thấp
(khoảng 10%) vì do hiệu suất tiêu hóa thấp, do hơ hấp tạo nhiệt, do bài tiết,… Loài nào sử dụng nguồn
thức ăn dễ tiêu hóa thì hiệu suất tiêu hóa cao hơn, do đó hiệu suất sinh thái sẽ cao hơn. Lồi nào thuộc
động vật đẳng nhiệt thì phải hơ hấp mạnh để cung cấp nhiệt cho q trình điều hịa và duy trì ổn định thân
nhiệt, do đó động vật đẳng nhiệt có hiệu suất sinh thái thấp hơn động vật biến nhiệt.
Trong 4 lồi nói trên thì lồi tơm ăn vi tảo có hiệu suất sinh thái cao nhất vì tôm là động vật biến nhiệt và
tôm sử dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa là vi tảo.
Câu 5: Chọn đáp án C
-

Năng lượng có trong tảo silic = 3.106 x3%  9.104 kcal.

-


Năng lượng có trong giáp xác = 9.104 x40%  36.103 kcal.

-

Năng lượng có trong cá = 36.103 x0, 0015  54kcal.

-

Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là
54
 0, 000018  0, 0018%.
3.106
Câu 6: Chọn đáp án D
Theo lý thuyết thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng không vượt q 10%. Do vậy trong 5 lồi
nói trên thì có thể hình thành được các chuỗi thức ăn là: D → C → A → E. Hoặc D → B →A →E. Như
Trang 8


vậy từ 5 lồi này thì chỉ có thể hình thành được 2 chuỗi thức ăn như trên. Do vậy, mỗi chuỗi thức ăn có
khơng q 4 bậc dinh dưỡng.
Câu 7: Chọn đáp án C
Vì nhờ có thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh nên lượng thực vật phù du được
sinh ra cung cấp đủ thức ăn cho giáp xác.
Câu 8: Chọn đáp án A
Q trình chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng ln làm thất thốt năng lượng dưới dạng
nhiệt cho nên mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước.
Câu 9: Chọn đáp án A
Số năng lượng tích lũy được ở trong giáp xác là


 3.106 x 0,3% x 40% x105  3600.105  36.107 (kcal)
Câu 10: Chọn đáp án B
Hiệu suất sinh thái bằng tỷ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
-

Hiệu suất sinh thái của châu chấu: H 

-

Hiệu suất sinh thái của cá rô: H 

1, 4.107
.100%  1,8%.
7, 6.108

0,9.106
.100%  6, 4%.
1, 4.107

Câu 11: Chọn đáp án B
Q trình chuyển hóa vật chất ln gắn liền với q trình chuyển hóa năng lượng. Trong mỗi hệ sinh thái,
năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời được truyền vào cho sinh vật sản xuất, sau đó đến sinh vật tiêu thụ
bậc 1, đến sinh vật tiêu thụ bậc 2, đến bậc 3,… đến sinh vật phân giải và trở về môi trường.
Câu 12: Chọn đáp án C
- Tảo đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu x 0,3%.
- Giáp xác đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu x 0,3% x 40%.
- Cá đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu x 0,3% x 40% x 0,15%.
Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo là
3 triÖu  0,3%  40%  0,15%


 40%  0, 15%  0, 06%.
3 triÖu  0, 3%
Câu 13: Chọn đáp án A
Toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất tạo nên một sinh quyển. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong
các lớp đất, nước và khơng khí.
Câu 14: Chọn đáp án D
- Trong một chuỗi thức ăn thì năng lượng ln bị thất thốt qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng
10% năng lượng có trong thức ăn được sinh vật tích lũy cho nên sinh vật lượng của mắt xích sau chỉ bằng
dưới 10% so với sinh vật lượng của mắt xích trước.
- Trong 4 chuỗi thức ăn nói trên thì ở chuỗi thức ăn C → B →D không thể xảy ra vì lồi D có sinh
vật lượng 3.107 kcal lớn hơn sinh vật lượng của loài B là 106 kcal (Sinh vật ở mắt xích sau có sinh vật
lượng bằng 10% so với sinh vật lượng của mắt xích trước).
Câu 15: Chọn đáp án B
Sự chuyển hóa năng lượng ln đi theo một chiều và khơng quay vịng. Năng lượng truyền qua các bậc
dinh dưỡng từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao và thất thoát tới 90%.
Trang 9


Câu 16: Chọn đáp án B
- Năng suất của vật ni cây trồng phụ thuộc vào lượng chất sống tích lũy được ở trong tổng số cá
thể của quần thể. Sử dụng cùng một lượng thức ăn như nhau nhưng sinh vật nào có hiệu suất sinh thái cao
hơn thì sẽ cho năng suất cao hơn.
- Bò là động vật đẳng nhiệt cho nên nó phải mất một lượng lớn năng lượng cho việc điều hòa thân
nhiệt của cơ thể, trong khi đó cá là động vật đẳng nhiệt. Bị sống trên cạn nên quá trình di chuyển tiêu tốn
năng lượng nhiều hơn so với cá sống trong nước. Do vậy hiệu suất sinh thái của bò thấp hơn so với hiệu
suất sinh thái của cá.
Câu 17: Chọn đáp án D
Trong một hệ sinh thái, năng lượng cung cấp cho sinh vật sản xuất là nguồn năng lượng mặt trời. Sinh vật
tiêu thụ và sinh vật phân giải sử dụng chất sống từ sinh vật sản xuất cho nên có thể nói mọi nguồn năng
lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong sinh giới đều có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

Câu 18: Chọn đáp án A
Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô là sản lượng được sinh vật sản xuất tạo ra trong q trình
quang hợp.
Câu 19: Chọn đáp án C
Hoạt động hơ hấp để sinh năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của cơ thể là hoạt động làm tiêu
hao tới 70% chất hữu cơ.
Câu 20: Chọn đáp án D
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ mơi trường ngồi vào
cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trị như một cầu nối giữa mơi trường và quần xã sinh vật
là vi sinh vật sống hoại sinh.
Câu 21: Chọn đáp án A
- Trong 4 kết luận trên thì kết luận A là khơng đúng. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được
truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao liền kề.
- Các kết luận B, C, D đúng.
Câu 22: Chọn đáp án C
Các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là (1), (2), (3), (4).
(5) không sử dụng bền vững tài nguyên. Vì khai thác triệt để khống sản sẽ làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên.
Câu 23: Chọn đáp án B
Ta có chuỗi thức ăn:
Tảo → Giáp xác → Cá mương → Cá quả
12.108

1152.103

-

1152.103
 1152.104

Cá mương tích lũy được tổng năng lượng 
10%

-

Giáp xác có tổng năng lượng 

1152.104
 144.106
8%

144.106
 0,12  12%.
12.108
Câu 24: Chọn đáp án C

Hiệu suất cần tính 

Trang 10


-

(1) sai. Vì giai đoạn này do thực vật tiến hành.

-

(2) sai. Vì từ NH 4   NO2 do vi khuẩn nitri nhưng từ NO2 đến NO3 lại do vi khuẩn nitrat.

- (3) đúng. Vì đây là quá trình phản nitrat.

- (4) đúng.
Câu 25: Chọn đáp án C
- Có 4 hoạt động nâng cao hiệu suất của hệ sinh thái, đó là (1), (3), (4), (5).
- (2) khơng làm tăng hiệu quả. Vì khi nguồn tài nguyên tái sinh bị khai thác triệt để thì các tài
nguyên này sẽ mất khả năng tái sinh → Mất tài nguyên.
- (6) không làm tăng hiệu quả. Vì khi tăng cường sử dụng chất hóa học thì sẽ làm ơ nhiễm mơi
trường, dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất tài nguyên thiên nhiên.
Câu 26: Chọn đáp án C
Vì hiệu suất sinh thái quá thấp nên năng lượng tích lũy rất nhỏ.
Câu 27: Chọn đáp án C
Câu 28: Chọn đáp án C
Câu 29: Chọn đáp án D
Câu 30: Chọn đáp án C
Vì trong q trình diễn thế, điều kiện mơi trường sống dần bị thay đổi làm cho loài ưu thế kém thích nghi
hơn, dẫn tới sẽ ngày càng giảm số lượng và mất vị trí ưu thế.
Câu 31: Chọn đáp án C
A sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất bé.
B sai. Vì sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng nhỏ.
D sai. Vì năng lượng chủ yếu mất đi do hô hấp.
Câu 32: Chọn đáp án A
Vì trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao
liền kề.
Câu 33: Chọn đáp án A
Câu 34: Chọn đáp án C
Câu 35: Chọn đáp án C
DDT là một chất độc, nó được tích lũy trong cơ thể sinh vật và gây chết khi nồng độ tích lũy ở mức độ
cao. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ở mắt xích sau tích lũy độc tố nhiều hơn các mắt xích trước. Do đó
sinh vật ở mắt xích cuối cùng tích lũy độc tố nhiều nhất.
Câu 36: Chọn đáp án D
Vì trong các khu hệ sinh học trên, vùng khí hậu nhiệt đới có 3 khu hệ sinh học là: 1, 5, 6.

Câu 37: Chọn đáp án C
Câu 38: Chọn đáp án D
- Trong 5 biện pháp kể trên thì các biện pháp (1), (2), (4) sẽ góp phần khắc phục tình trạng ơ nhiễm
mơi trường.
- Biện pháp (3) sẽ làm tăng ơ nhiễm. Vì tăng cường khai thác rừng đầu nguồn sẽ làm cạn kiệt nguồn
tài nguyên rừng dẫn tới làm giảm đa dạng sinh học. Rừng có tác dụng hút khí CO2 nên việc giảm diện tích
rừng sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp (5) không làm giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 39: Chọn đáp án C
Trang 11


So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng lồi thiên
địch có các ưu điểm (1) và (4).
Câu 40: Chọn đáp án C
- Phương án A sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất thấp (chỉ khoảng 10%)
vì phần lớn năng lượng bị mất đi qua hơ hấp, bài tiết, tiêu hóa của động vật.
- Phương án B sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất thấp (chỉ khoảng 10%)
nên ở những mắt xích càng cao (xa sinh vật sản xuất) thì tổng sinh khối càng nhỏ so với các mắt xích
trước đó.
- Phương án C đúng.
- Phương án D sai. Vì năng lượng chủ yếu bị mất đi qua hô hấp (70%).
Câu 41: Chọn đáp án B
Mức độ phức tạp của lưới thức ăn phụ thuộc vào độ đa dạng của quần xã.
Trong 4 khu hệ sinh học là Đồng rêu; Rừng lá kim phương Bắc; Rừng mưa nhiệt đới; Rừng lá rụng ơn đới
thì đồng rêu có độ đa dạng thấp nhất nên lưới thức ăn có cấu trúc đơn giản nhất; Tiếp đó đến rừng lá kim
phương Bắc; tiếp đó đến rừng lá rộng ôn đới rụng theo mùa. Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng về loài
cao nhất nên lưới thức ăn có độ phức tạp cao nhất.
Câu 42: Chọn đáp án D
- Trong các loại tài ngun nói trên thì sinh vật là tài nguyên tái sinh. Vì tài nguyên sinh vật có khả

năng sinh sản nên khi chúng ta khai thác hợp lý thì chúng có khả năng tái sinh ra thế hệ mới.
- Các loại tài nguyên: Năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy triều; năng lượng sóng
biển là nguồn tài ngun vĩnh cửu (vơ tận) khơng bao giờ cạn kiệt.
- Khống sản là loại tài nguyên không tái sinh, sẽ bị cạn kiệt khi con người khai thác.
Câu 43: Chọn đáp án D
Hệ sinh thái có 3 nhóm sinh vật là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Trong đó sinh
vật sản xuất có vai trị truyền năng lượng từ mơi trường vơ sinh vào quần xã sinh vật. Vì sinh vật sản xuất
có khả năng quang hợp nên chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng có trong chất hữu
cơ cung cấp cho cả hệ sinh thái.
Câu 44: Chọn đáp án B
- Sinh vật tiêu thụ bậc n là bậc dinh dưỡng cấp n + 1.
- Do đó: Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là
H 3  (180000 / 1500000).100  12%. Căn cứ đáp án khơng nhất thiết cần phải tính Hiệu suất sinh thái
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 ta có thể suy ra được đáp án B.
Câu 45: Chọn đáp án D
- Ở trong hệ sinh thái, dòng năng lượng được truyền một chiều từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh
dưỡng cao.
- Trong các nhóm sinh vật nói trên, Sinh vật sản xuất (3) thuộc bậc dinh dưỡng số 1: Động vật ăn
thực vật (2) thuộc bậc dinh dưỡng số 2; Động vật ăn động vật (1) thuộc bậc dinh dưỡng số 3.
Câu 46: Chọn đáp án A
Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào số lượng loài của quần xã. Trong các quần xã nói trên thì rừng
mưa nhiệt đới có mức đa dạng sinh học cao nhất.
Câu 47: Chọn đáp án D
- Trong các khu hệ sinh học mà bài toàn đưa ra, thì độ đa dạng về lồi được sắp xếp theo thứ tự:
Đồng rêu (Tundra) → Rừng lá kim phương Bắc (Taiga).
Trang 12


→ Rừng lá rộng rụng theo mùa → Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
- Khu hệ sinh học có độ đa dạng càng cao thì mạng lưới thức ăn càng phức tạp.

Do đó mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là (1) → (3) → (2) → (4).
Câu 48: Chọn đáp án C
Vì cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị tiêu hao 70% cho hô hấp.

Trang 13



×