Phương pháp tạo
tế bào trần trong
lai tế bào
Tế bào thực vật khác biệt với tế bào động
vật về nhiều đặc tính trong đó có đặc tính
là tế bào thực vật có thành cellulose bao
quanh (cell wall) sau đó đến màng
nguyên sinh (membrane). Thành
cellulose giữ cho tế bào thực vật có hình
dáng nhất định, còn các hợp chất pectin
nằm trong thành có nhiệm vụ liên kết gắn
các tế bào với nhau thành mô.
Màng nguyên sinh cho phép protoplast
có thể hấp thu vào tế bào các đại phân tử
(acid nucleic, protein) thậm chí cả các cơ
quan tử như lục lạp, ty thể. Nếu để các
protoplast cạnh nhau, chúng có thể hòa
làm một, đó là hiện tượng dung hợp tế
bào. Nếu các protoplast có nguồn gốc từ
các tế bào soma thuộc các giống, loài
hoặc chi dung hợp lại thì có thể dẫn đến
hiện tượng lai tế bào soma.
Có một số phương pháp phân lập
protoplast sau đây:
1. Phương pháp cơ học:
Cho miếng mô vào dung dịch ưu trương
để khối tế bào chất cùng màng sinh chất
tách khỏi vỏ cellulose. sử dụng kim nhọn
và dao phẩu tích để cắt các mô cùng lớp
vỏ, sau đó ngâm vào môi trường nuôi cấy
pha loãng, tế bào chất sẽ phồng to và
tách khỏi vỏ cellulose ra ngoài, tạo thành
các protoplast tự do. Phương pháp này
cho hiệu suất thấp. Sự phân lập
protoplast của thực vật bậc cao bằng
phương pháp cơ học được Klercker tiến
hành đầu tiên vào năm 1892. Nói chung,
các protoplast được phân lập từ các tế
bào không bào hóa cao của các mô dự trữ
như chồi hành (bulbs) và vảy hành
(scales) của các loài thân hành, rễ củ cải,
vỏ quả giữa của dưa chuột và rễ củ cải
đường.
2. Phương pháp sử dụng
enzyme:
Phương pháp này có hiệu quả cao hơn rất
nhiều so với phương pháp cơ học.
Phương pháp enzyme cho phép tách
được hàng gram protoplast. Do vách tế
bào có thành phần gồm pectin, cellulose,
hemicellulose, nên sử dụng enzyme
pectinase, cellulase, hemicellulase để
phân hủy lớp vỏ tạo tế bào trần. Tùy theo
loại mô và cây được sử dụng, người ta
thay đổi nồng độ enzyme thích hợp.
Protoplast thực chất là tế bào trần không
có thành nên có thể tách được từ nhiều
nguồn khác nhau như các bộ phận của
cây (lá, rễ, hạt phấn …), callus, tế bào
đơn,…
Để protoplast không bị vỡ sau khi thành
cellulose bị phân hủy, phải bổ sung
những chất tăng áp lực vào dung dịch
enzyme để duy trì thẩm thấu giữa nội bào
và môi trường bên ngoài