Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng lưới điện 220500kv tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------

VÕ NGỌC QUYỀN

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG LƢỚI ĐIỆN 220/500kV TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------

VÕ NGỌC QUYỀN

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG LƢỚI ĐIỆN 220/500kV TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên nghành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ CƠNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHĨA HỌC: PGS.TS LÊ THÁI PHONG



HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ của Quý Thầy Cô, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia, các đơn vị BQLDA trực thuộc.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Thái Phong, ngƣời hƣớng dẫn khoa học
của Luận văn, đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành
Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Viện Quản tri kinh doanh - Trƣờng Đại
học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sau Đại Học đã hƣớng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội Đồng Chấm Luận Văn đã có
những góp ý về những thiếu sót của Luận văn này, giúp Luận văn càng hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Tổng
công ty Truyền tải điện Quốc gia, Lãnh đạo các đơn vị Ban QLDA các công trình
điện và các đơn vị Truyền tải điện đã cung cấp thơng tin, tài liệu và hợp tác trong
q trình thực hiện Luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ công
nhân viên các Ban trong EVNNPT đã dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều
tra quan điểm của nhân viên trong doanh nghiệp, và từ đây tơi có đƣợc dữ liệu để
phân tích, đánh giá.
Và sau cùng, để có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép em gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hồn tồn đƣợc hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS Lê Thái Phong, các số liệu và kết quả có đƣợc trong Luận
văn thạc sỹ là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Võ Ngọc Quyền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH LƢỚI ĐIỆN 200/500KV ........5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................5
1.2. Dự án đầu tƣ xây dựng: ........................................................................................7
1.2.1. Những khái niệm cơ bản ...............................................................................7
1.2.2. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tƣ xây dựng ........................9
1.2.3. Các giai đoạn của dự án đầu tƣ ...................................................................11
1.3. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình.........................................................14
1.3.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình ............................14
1.3.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình .............................15
1.3.3. Chức năng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình ................................17
1.3.4. Nội dung của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng..............................................18
1.4. Kinh nghiệm quản lý dự án ở một số nơi trên thế giới và bài học rút ra cho Việt
Nam ...........................................................................................................................30
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dự án tại các nƣớc .....................................................30

1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................35
2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................35
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu:....................................................................................37
2.3.Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................38
2.4.Thiết kế nghiên cứu định lƣợng ..........................................................................39
2.5.Việc đảm bảo bí mật thơng tin cá nhân ngƣời đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu.
...................................................................................................................................39
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .............41


XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA ...............41
3.1 Tổng quan về Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia ........................................41
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................41
3.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Tổng công ty truyền tải điện quốc gia ...........42
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của EVNNPT ...........................................................45
3.1.4 Tình hinh hoạt động của EVNNPT ..............................................................47
3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng lƣới điện 220/500kV tại
EVNNPT ...................................................................................................................47
3.2.1. Tổng quan về các dự án của EVNNPT trong thời gian qua và nhu cầu về
vốn đầu tƣ lƣới điện truyền tải. .............................................................................47
3.2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tƣ tại EVNNPT .............................................52
3.2.3. Cơ chế quản lý dự án đầu tƣ tại EVNNPT .................................................55
3.2.4. Các bên có liên quan của dự án đầu tƣ mà EVNNPT cần quan tâm trong
quá trình quản lý của mình....................................................................................56
3.2.5. Các nội dung quản lý dự án của EVNNPT .................................................58
3.2.6. Phân tích ví dụ dự án: “Đƣờng dây 220KV Thƣờng Tín – Kim Động” và
dự án “Dự án đƣờng dây 500kV Vũng Áng – rẽ Hà Tĩnh – Đà Nẵng (nhánh I)” 61
3.3. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tƣ tại EVNNPT .......................................69
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..............................................................................69

3.3.2. Những hạn chế ............................................................................................71
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................72
CHƢƠNG 4 ..............................................................................................................78
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG TẠI EVNNPT...............................................................................................78
4.1. Phƣơng hƣớng nhiệm vụ của EVNNPT trong những năm tới...........................78
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển của EVNNPT .....................................................78
4.1.2. Mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm 2016. ..................................................80


4.2. Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ tại Tổng Công ty
truyền tải điện quốc gia. ............................................................................................83
4.2.1. Các giải pháp định hƣớng ............................................................................83
4.2.2. Các giải pháp hồn thiện dựa trên những cơng tác cụ thể ...........................91
4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................103
4.3.1.Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............................................................103
4.3.1.Đối với EVN ..............................................................................................105
KẾT LUẬN .............................................................................................................106


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1


BBNT

Biên bản nghiệm thu

2

BCNCKT

Báo cáo nghiên cứu khả thi

3

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

4

BPATTC

Biện pháp an tồn thi cơng

5

BPTCTC

Biện pháp tổ chức thi công.

6


BQLDA

Ban quản lý dự án

7

CBĐT

Chuẩn bị đầu tƣ

8

CBGS

Cán bộ giám sát

9

CQT

Chống q tải

10

CT

Cơng trình

11


CĐT

Chủ đầu tƣ

12

ĐCKS

Đề cƣơng khảo sát

13

ĐTXD

Đầu tƣ xây dựng

14

DAĐT

Dự án đầu tƣ

15

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

16


GPMB

Giải phóng mặt bằng

17

EVN

Tập đồn điện lực Việt Nam

18

QLDA

Quản lý dự án

19

TKKT - DT

Thiết kế kỹ thuật - Dự toán

20

TKQH

Thiết kế quy hoạch

21


TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

22

NPMB

Ban QLDA các cơng trình điện miền Bắc

23

CPMB

Ban QLDA các cơng trình điện miền Trung

24

SPMB

Ban QLDA các cơng trình điện miền Trung

25

TTĐ 1, 2, 3, 4

Truyền tải điện 1, 2, 3, 4
i



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 3.1

Nội dung
Bảng tổng hợp kế hoạch thực hiện triển khai các

Trang
49

dự án năm 2016-2017
2

Bảng 3.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2013-2017

52

1

Bảng 3.3. Các bên liên quan của các dự án đầu tƣ của

56

EVNNPT

ii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1.

Chu trình quản lý dự án

15

2

Hình 1.2.

Quy trình quản lý thời gian và tiến độ

20

3

Hình 1.3.


Quy trình quản lý chi phí dự án

23

4

Hình 1.4.

Quy trình quản lý chất lƣợng dự án

25

5

Hình 2.1

Thiết kế nghiên cứu luận văn

32

6

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức EVNNPT

40

7


Hình 3.2

Quy trình quản lý phạm vi

52

8

Hình 3.3

Sơ đồ Gantt biểu diễn kế hoạch triển khai dự án

53

của EVNNPT

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hƣớng hội nhập khu vực hố,
tồn cầu hố trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý
đầu tƣ xây dựng ngày càng trở nên phức tạp địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ mơn liên quan. Do đó, cơng tác quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng địi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chun nghiệp hơn
mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình dân dụng ở nƣớc ta trong thời gian
tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy ra đời một “nghề” mới mang tính chuyên nghiệp thực sự:
Quản lý dự án, một nghề địi hỏi tính tổng hợp và chun nghiệp từ các tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động tƣ vấn.

Quản lý dự án (Project Management – PM) là một quá trình phức tạp, bao gồm
cơng tác hoạch định, theo dõi và kiểm sốt tất cả những khía cạnh của một dự án và kích
thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của dự án
đúng thời hạn với các chi phí, chất lƣợng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói một
cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của
quản lý vào suốt vòng đời của Dự án nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là đơn vị hoạt động theo mơ
hình cơng ty TNHH MTV thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đƣợc thành lập
theo công văn số 1339/VPCP-ĐMDN ngày03/3/2008 của Văn phịng Chính phủ về việc
thành lập Tổng cơng ty Truyền tải điện Quốc gia và Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày
11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
EVNNPT đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại 7 đơn vị gồm: 4 Công ty Truyền tải
điện 1, 2, 3, 4 và 3 Ban Quản lý dự án các cơng trình điện miền Bắc, miền Trung, miền
Nam, với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam. EVNNPT có
vốn điều lệ là 22.260 tỷ đồng; tổng tài sản là 71.453 tỷ đồng tại thời điểm ngày
31/12/2014. Với ngành nghề kinh doanh chính là:
1


* Đầu tƣ phát triển lƣới điện truyền tải với cấp điện áp 220/500kV bao gồm đƣờng
dây và trạm biến áp.
* Quản lý vận hành, sửa chữa lƣới điện,
* Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi cơng các cơng
trình lƣới điện; Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công
các công trình viễn thơng và cơng nghệ thơng tin.
* Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; Quản lý, vận
hành, sửa chữa hệ thống thơng tin viễn thơng nội bộ; Thí nghiệm điện; Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lƣới điện; Hoạt động tự
động hóa và điều khiển.

Đến thời điểm ngày 31/12/2014, EVNNPT đã quản lý đầu tƣ và quản lý vận
hành tổng cộng trên 19.123 km đƣờng dây, tăng hơn 50% so với thời điểm ngày
01/7/2008; 106 trạm biến áp, bao gồm 23 TBA 500kV, 82TBA 220kV và 01 TBA
110kV với tổng dung lƣợng MBA là 55.801 MVA, tăng gần 90% so với thời điểm ngày
01/7/2008. Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vƣơn tới hầu hết các tỉnh, thành phố
trong cả nƣớc.
Tên đề tài là “Quản lý dự án đầu tư xây dựng lưới điện 220/500kV tại Tổng công
ty Truyền tải điện Quốc gia” là để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý
dự án đầu tƣ tại EVNNPT nhằm đem lại hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của đất nƣớc nói
chung và về lợi ích của doanh nghiệp nói riêng. Ngồi ra việc đầu tƣ trong lĩnh vực điện
góp phần vào đảm bảo an ninh năng lƣợng, truyền dẫn điện đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện
trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Chính vì vậy việc quản lý các dự án đầu tƣ
trong lĩnh vực điện năng có ý nghĩa rất lớn, khơng chỉ đối với doanh nghiệp mà còn tác
động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu.

2


Câu hỏi thứ nhất, thực trạng hoạt động quản lý đầu tƣ xây dựng các dự án lƣới
điện 220/500kV trong thời gian qua tại EVNNPT nhƣ thế nào?
Câu hỏi thứ hai, các giải pháp để khắc phục những tồn tại trong quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng dự án lƣới điện 220/500kV để ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng
công tác quản lý các dự án của đầu tƣ xây dựng cơng trình, cơng tác quản lý vận hành
tại EVNNPT trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ,
để đề ra các giải pháp giúp hồn thiện và nâng cao cơng tác quản lý dự án tại

EVNNPT, đồng thời kiến nghị với Nhà nƣớc biện pháp nhằm mở rộng, phát triển
hoạt động quản lý dự án cho EVNNPT nói riêng và các cơng ty xây dựng vừa và nhỏ
nói chung trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, chun đề có nhiệm vụ :
- Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tƣ xây dựng các cơng trình, xây
dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong công tác quản lý
xây dựng công trình.
- Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công nghiệp của Công
ty hiện nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản
lý dự án, từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tƣ, mang lại thành cơng cao cho cơng trình.
- Đề xuất các quan điểm định hƣớng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho
cơ quan hoạch định, quản lý của Nhà nƣớc đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý dự án của Công ty cũng nhƣ các doanh nghiệp xây dựng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3


a. Đối tƣợng nghiên cứu :
- Đối tƣợng đề tài tập trung nghiên cứu là các hoạt động quản lý dự án mà
EVNNPT đang triển khai và tổ chức thực hiện.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung trong quản
lý dự án đầu tƣ phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 dự án điển hình do Tổng
Công ty làm chủ đầu tƣ
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu :
Với lựa chọn thực hiện đề tài này, tôi đã cố gắng đƣa ra và hy vọng ngƣời đọc
sẽ thấy đƣợc khái quát về quá trình hình thành và phát triển của EVNNPT gắn liền

với lịch sử ngành điện của Việt Nam, khái quát về các dự án đầu tƣ xây dựng và thực
trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại EVNNPT, thấy đƣợc mặt tích cực
trong cơng tác quản lý dự án cũng nhƣ những hạn chế vẫn còn tồn tại trong cơng tác
quản lý. Từ những phân tích đó, ngƣời viết sẽ đƣa ra một số giải pháp để hồn thiện
những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại EVNNPT.
5. Kết cấu của luận văn:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về dự án đầu tƣ xây
dựng cơng trình lƣới điện 200/500kV.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại EVNNPT
trong những năm qua (2014-2016).
Chƣơng 4. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
tại EVNNPT.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LƢỚI ĐIỆN
200/500KV
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động
đầu tƣ xây dựng các dự án nói chung và đầu tƣ lƣới điện truyền tải nói riêng đã đạt
đƣợc một số thành tựu nhất định, giải quyết tốt các vấn đề về an sinh, kinh tế. Ngƣời
dân đƣợc sử dụng nguồn điện cho nhu cầu cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn và
lƣới điện truyền tải cũng đã có mặt tại nhiều nơi trên Đất nƣớc nhƣ ở các vùng sâu
vùng xa, hải đảo… Tuy nhiên bên cạnh đó cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập, đặc
biệt là vấn đề thất thốt, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng các dự án thời gian qua, hiệu
quả đầu tƣ các cơng trình cịn nhiều hạn chế. Những tồn tại ở các khâu của đầu tƣ xây
dựng trở thành mối quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Một

trong các nguyên nhân không thể không kể đến là do hoạt động quản lý dự án đầu tƣ
còn nhiều yếu kém. Do vậy làm tốt công tác quản lý dự án đầu tƣ là một công việc
hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Trong thời gian qua cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực
quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng, về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng nói chung.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu các đề tài này khá rộng, mang tính chất chung chung,
có rất ít đề tài nghiên cứu về quản lý dự án đầu tƣ chuyên ngành nhƣ thủy lợi, nông
nghiệp, giao thông, đặc biệt là quản lý dự án cơng trình điện; cụ thể là:
- Thái Thị Khánh Hòa, Luận văn thạc sỹ kinh tế (Đại học kinh tế quốc dân),
“Công tác quản lý dự án đầu tƣ tại công ty Truyền tải điện I – Thực trạng và giải
pháp”. Đề tài đề cập đến tình hình quản lý dự án đầu tƣ tại cơng ty truyền tải điện I,
đƣa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích thực trạng và đƣa ra những
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại Công ty Truyền tải điện I. Tuy
nhiên đề tài mới chỉ phân tích các dự án đầu tƣ trong phạm vị nhỏ do Công ty Truyền
tải điện I làm quản lý.

5


- Nguyễn Việt Dũng (2006), Luận văn Thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc
dân), "Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam" .
Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng (Ở Việt Nam) nên các khái niệm, số liệu còn
chung chung, nội dung của đề tài nặng về lý luận, thiếu các số liệu điều tra thực tế, cụ
thể; phƣơng pháp nhiên cứu còn sơ sài, chƣa phân tích đánh giá cụ thể từng khâu,
thiếu số liệu, bảng biểu sơ đồ minh họa.
- Nguyễn Mạnh Hà (2012), Luận văn Thạc sỹ kinh tế (Đại học Khoa học và
Kỹ thuật Long Hoa), " Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng trong
Bộ Tổng tham mƣu - Bộ Quốc phòng". Đề tài cũng đã đƣa ra những lý luận cơ bản
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và phân tích một số tồn tại, vƣớng mắc, khó khăn
trong cơng tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình thời gian vừa qua để đƣa ra

một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng
cơng trình thuộc Bộ Tổng tham mƣu - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên đề tài cũng mới tập
trung nghiên cứu về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung tại một đơn vị
quân đội. Bên cạnh đó phƣơng pháp nghiên cứu vẫn cịn sơ sài, khơng có hệ thống
bảng biểu để phân tích đánh giá.
- Ngồi các tài liệu trong nƣớc thì cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu về quản lý
dự án xây dựng, ví dụ nhƣ:
+ Barbara J. Jackson (2010). Construction Management Jumpstart (2nd ed.),
Indianapolis, Indiana: Wiley. Sách đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý
dự án xây dựng nhƣ khái niệm quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, vai trò của ngƣời quản
lý dự án , vai trò của nhà thầu dự án, làm thế nào để có đƣợc dự án đầu tƣ xây dựng.
+ Gerardo Viera (September 2008). "What Is Construction Project
Management?". PM Hut. Retrieved 2010-07-04. Sách đƣa ra các khái niệm về quản
lý dự án, các kỹ năng cơ bản cần thiết trong quản lý dự án, cách lập dự toán cho dự
án, xác định rủi ro trong việc thực hiện dự án, quản lý các tổ đội trong thi công dự án.
+ Strang,

Warner

(2002). "The Risk In CM "At-Risk"" (PDF). CM

eJournal. 4 (9): 3–8. Retrieved July 22, 2015. Giáo trình hệ thống hóa các rủi ro trong

6


quản lý dự án xây dựng, cách tính tốn rủi ro và lợi ích khi thực hiện dự án đầu tƣ
xây dựng để ngƣời quản lý nắm bắt và ra quyết định hợp lý.
+ Richard H. Clough (2015), "Advantages and Disadvantages of Construction
Delivery Methods". Sierra Companies. Tài liệu cũng khái quát về quản lý dự án đầu

tƣ xây dựng trong đó nhấn mạnh đến các ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp quản
lý cơng trình xây dựng để từ đó nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định phù hợp.
+ Chris Hendrickson (2008), Project Management for Construction, Carnegie
Mellon University, Pittsburgh. Tài liệu nêu khái niệm cơ bản về dự án cho các đối
tƣợng là chủ đầu tƣ, kỹ sƣ, kiến trúc sƣ và các nhà thầu. Nội dung giáo trình cho biết
về tổ chức quản lý dự án, thiết kế và quy trình của dự án đầu tƣ, các yếu tố của dự án
đầu tƣ nhƣ lao động, ngun liệu và máy móc thiết bị, chi phí cho dự án; đánh giá
chất lƣợng và sự an toàn trong xây dựng; tổ chức và sử dụng thông tin dự án.
- Ngồi các tài liệu trên thì cịn có rất nhiều tài liệu khác liên quan đến quản lý
đầu tƣ xây dựng cơng trình, các đề tài đầu nghiên cứu phân tích trên cơ sở các dự án
đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Qua nghiên cứu có thể thấy rằng các dự án lƣới điện truyền tải, đặc biệt là lƣới
điện có cấp điện áp 200/500kV có những đặc thù riêng cho nên cơng tác quản lý các
cơng trình lƣới điện là một lĩnh vực quản lý cũng sẽ mang nhiều đặc thù, phức tạp
của ngành. Tuy nhiên chƣa có một đề tài nào nghiên cứu sâu, cụ thể về quản lý dự án
cơng trình lƣới điện với cấp điện áp 220/500kV tại một đơn vị sử dụng vốn ngân sách
nhà nƣớc trong lĩnh vực lƣới điện nhƣ tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia với
khối lƣợng dự án lớn, trải dài khắp cả nƣớc. Do vậy đề tài “Quản lý dự án đầu tư
xây dựng lưới điện 220/500kV tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” vẫn có
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Dự án đầu tƣ xây dựng:
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện Nghiên cứu
quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là một nỗ lực tạm thời đƣợc thực hiện để tạo
ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
7


Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong tiêu chuẩn
ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dự án đƣợc

định nghĩa nhƣ sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động
có phối hợp và đƣợc kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đƣợc tiến hành để đạt
đƣợc một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về
thời gian, chi phí và nguồn lực.
- Thứ nhất dự án có tính nỗ lực tạm thời, có nghĩa mọi dự án đều có thời hạn,
tức là có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Trong mọi trƣờng hợp, độ dài của
một dự án là xác định, dự án không phải là một cố gắng liên tục, tiếp diễn.
- Thứ hai, sản phẩm hoặc dịch vụ là duy nhất, có nghĩa là mỗi dự án đều có
một sản phẩm và dịch vụ duy nhất khác biệt với các dự án khác. Dự án liên quan đến
việc gì đó chƣa từng làm trƣớc đây và do vậy là duy nhất.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính nổi bật của dự án:
Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là việc thực hiện một mục đích hay
nhiệm vụ cơng việc nào đó dƣới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định.
Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt đƣợc mục tiêu nhất định đã đề ra và
kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.
Khái niệm về đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các
lĩnh vực kinh tế xã hội để thu đƣợc lợi ích dƣới các hình thức khác nhau.
Hoạt động đầu tƣ thƣờng gồm hai hình thức:
- Đầu tƣ cơ bản là hoạt động đầu tƣ để tạo ra các tài sản cố định đƣa vào hoạt
động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thu đƣợc lợi ích dƣới các hình thức
khác nhau. Xét tổng thể hoạt động đầu tƣ nào cũng cần phải có tài sản cố định. Để có
đƣợc tài sản cố định, chủ đầu tƣ có thể thực hiện bằng nhiều cách xây dựng mới, mua
sắm, đi thuê…
- Đầu tƣ xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện bằng cách tiến
hành xây dựng cơng trình dƣới các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục
và mở rộng các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất
vật chất cũng nhƣ phi vật chất.
8



Kết quả của hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế, xây dựng,
lắp đặt…) là tạo ra tài sản cố định có một năng lực sản xuất và phục vụ nhất định.
Dự án đầu tƣ xây dựng:
Theo Luật xây dựng thì dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình là một tập hợp
những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng nhất
định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng
của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.2. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tƣ xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần, có những
đặc điểm riêng cần có một lƣợng vốn đầu tƣ nhất định, trải qua những giai đoạn theo
một trình tự nhất định và phải đáp ứng những yêu cầu nhất định.
1.2.2.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng:
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo và khơng phải là sản
phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt. Dự án đầu tƣ xây dựng có mục
đích cuối cùng là cơng trình xây dựng hồn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về
thời gian, chi phí, chất lƣợng, an tồn, vệ sinh và bảo vệ mơi trƣờng…
- Dự án đầu tƣ xây dựng có chu kỳ riêng (vịng đời), trải qua các giai đoạn
hình thành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu
khi xuất hiện ý tƣởng về xây dựng cơng trình dự án và kết thúc cơng trình xây dựng
hồn thành đƣa vào khai thác, sử dụng.
- Dự án đầu tƣ xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, nhƣ chủ đầu tƣ,
đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị tƣ vấn giám sát, thẩm tra, nhà cung ứng hay
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc…Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ
giữa họ thƣờng mang tính đối tác. Môi trƣờng làm việc của dự án mang tính đa
phƣơng và dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể.
- Dự án đầu tƣ xây dựng luôn bị hạn chế bởi nhiều nguồn lực nhƣ tiền vốn,
nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tƣ thiết bị, thời gian và trong giới hạn cho phép.
- Dự án đầu tƣ xây dựng thƣờng có tính bất định và rủi ro cao, vì dự án xây
dựng thƣờng yêu cầu một lƣợng vốn đầu tƣ lớn, thời gian thực hiện.
9



1.2.2.2. Phân loại:
- Theo quy mơ và tính chất: Dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trƣơng đầu tƣ; các dự án còn lại đƣợc phân thành nhóm A,B,C;
- Theo nguồn vốn đầu tƣ: Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc; dự án sử
dụng vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà
nƣớc; dự án sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc; dự án sử dụng
vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
1.2.2.3. Vai trò của dự án đầu tư:
- Là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những
tồn đọng và vƣớng mắc trong q trình thực hiện và khai thác cơng trình.
- Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nƣớc xem xét, phê duyệt,
cấp giấy phép đầu tƣ.
- Là phƣơng tiện để tìm đối tác trong và ngoài nƣớc liên doanh bỏ vốn đầu tƣ.
Thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngồi nƣớc tài trợ cho vay vốn.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tƣ, theo dõi, đơn đốc q trình
thực hiện và kiểm tra q trình thực hiện dự án.
- Dự án là căn cứ quan trọng để hình thành hợp đồng và để xem xét, xử lý hài
hòa mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng liên doanh,
giữa liên doanh và Nhà nƣớc Việt Nam và đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có
tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh.
- Dự án còn là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên quan, soạn thảo
điều luật của doanh nghiệp liên quan.
1.2.2.4. Yêu cầu của một dự án đầu tư:
- Tính pháp lý: Các dự án đầu tƣ cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải
phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Do đó, trong quá trình soạn thảo
dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và các văn
bản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tƣ.
- Tính đồng nhất: Đảm bảo tính đồng nhất của các dự án đầu tƣ thì các dự án

đầu tƣ phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu
10


tƣ kể cả các quy định về thủ tục đầu tƣ. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ
những quy định chung mang tính quốc tế.
- Tính khoa học và hệ thống: Đòi hỏi những ngƣời soạn thảo dự án phải có
một q trình nghiên cứu thật tỷ mỷ và kỹ càng, tính tốn cẩn thận chính xác từng nội
dung cụ thể của dự án. Đặc biệt có những nội dung rất phức tạp nhƣ phân tích tài
chính, phân tích kỹ thuật…đồng thời rất cần sự tƣ vấn của các cơ quan chuyên môn
về dịch vụ đầu tƣ giúp đỡ.
- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Để đảm bảo tính thực tiễn các dự án phải
đƣợc nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện,
hồn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tƣ. Việc chuẩn
bị kỹ càng có khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tới mức
tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tƣ.
1.2.3. Các giai đoạn của dự án đầu tƣ
Các giai đoạn của một dự án đầu tƣ hay chu trình dự án đầu tƣ là tất cả những bƣớc
công việc liên quan đến dự án, từ khi phát sinh ý định đầu tƣ cho đến khi thực hiện và kết
thúc ý định đầu tƣ. Thơng thƣờng một chu trình dự án đầu tƣ bao gồm 3 giai đoạn chính là
giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện đầu tƣ và giai đoạn kết thúc đầu tƣ.
1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Nội dung các công việc trong giai đoạn này bao gồm nghiên cứu cơ hội đầu
tƣ, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi.
-

Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Nghiên cứu cơ hội đầu tƣ có ý nghĩa rất lớn đến sự thành cơng hay thất bại
trong q trình thực hiện dự án sau này, do đó địi hỏi phải xuất phát từ những căn cứ

thực tiễn và có tính khoa học. Các căn cứ chủ yếu để xác định cơ hội đầu tƣ là:
+ Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, của từng vùng hoặc chiến
lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở. Căn cứ này không chỉ đảm
bảo cho việc định hƣớng đầu tƣ mà còn là căn cứ đảm bảo tính pháp lý cho dự án.
+ Nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể

11


+ Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trƣờng trong
và ngồi nƣớc;
+ Tiềm năng sẵn có cần và có thể khai thác để thực hiện dự án
+ Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt đƣợc nếu thực hiện đầu tƣ.
- Nghiên cứu tiền khả thi
Mục đích của nghiên cứu tiền khả thi là nhằm đánh giá triển vọng chung của
dự án. Những kết luận chủ yếu của giai đoạn này nhƣ dự án có tính khả thi về mặt
kinh tế và tài chính khơng. Những yếu tố nào có ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
dự án. Những rủi ro của dự án và khả năng giảm thiểu rủi ro,…
Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dự án xấu thì loại bỏ ngay, ngƣợc lại nếu
cho kết quả tốt thì chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi.
- Nghiên cứu khả thi
Mục đích nghiên cứu khả thi là nhằm xác định dự án có đáp ứng các tiêu
chuẩn đánh giá về nhiều mặt nhƣ hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính,..
Những vấn đề cơ bản cần đƣợc giải quyết ở giai đoạn này là:
+ Dự án có đem lại hiệu quả tài chính cho các chủ đầu tƣ không?
+ Mức độ không chắc chắn của các biến số chủ yếu có ảnh hƣởng quyết định
đến dự án?
+ Dự án có đƣợc lựa chọn để thực hiện đầu tƣ khơng?
+ Nghiên cứu khả thi là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện
hay loại bỏ dự án.

1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Giai đoạn xây dựng cơ bản
Nội dung của giai đoạn xây dựng cơ bản bao gồm các công việc thiết kế chi
tiết và thực hiện đầu tƣ
Thiết kế chi tiết: Sau khi thẩm định ở giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự án đã
đƣợc lựa chọn để đầu tƣ thì bƣớc công việc tiếp theo là thiết kế chi tiết bao gồm:
+ Xác định các chƣơng trình cơ bản, phân chia nhiệm vụ, dự kiến các nguồn
lực sử dụng cho dự án, các công việc phải tiến hành,
12


+ Xác định rõ các yêu cầu kỹ thuật, nhu cầu lao động, hoàn chỉnh hồ sơ, bản
vẽ thiết kế chi tiết cho việc xây dựng nhà xƣởng, lắp đặt trang thiết bị;
+ Lập kế hoạch phân bƣớc với thời gian biểu chi tiết để thực hiện dự án.
Thực hiện dự án: Thực hiện dự án bao gồm các công việc:
+ Điều phối và phân bố nguồn lực để thực hiện dự án;
+ Thành lập các nhóm thực hiện dự án, bổ nhiệm các chức danh quản trị dự án.
+ Thƣơng lƣợng để ký kết hợp đồng kinh tế;
+ Thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng lao động;
+ Nghiệm thu và bàn giao cơng trình.
- Đưa dự án vào hoạt động
Giai đoạn này bắt đầu từ sau khi dự án đã kết thúc giai đoạn xây dựng cơ bản
và đƣợc nghiệm thu và kéo dài cho đến khi dự án kết thúc hoạt động. Đây là giai
đoạn dự án đầu tƣ tạo ra sản phẩm, dịch vụ và đem lại thu nhập cho chủ đầu tƣ.
1.2.3.3. Thời kỳ kết thúc đầu tư:
Thời kỳ kết thúc đầu tƣ bắt đầu từ khi dự án chấm dứt hoạt động cho đến khi
hồn thành cơng việc thanh lý tài sản, gồm các công việc kiểm kê, đánh giá dự án và
thanh lý dự án
Kiểm kê, đánh giá dự án: Nội dung của bƣớc công việc này là kiểm kê và
đánh giá dự án, xác định giá trị còn lại của dự án sau thời gian hoạt động để làm cơ

sở cho việc thanh lý.
Thanh lý dự án: Khi kết thúc thời gian hoạt động, dự án đƣợc tiến hành thanh
lý hoặc nhƣợng bán các tài sản còn lại.
Trong các giai đoạn trên thì giai đoạn thứ ba là giai đoạn đặc biệt nhất trong
vòng đời một dự án xây dựng. Khi cơng trình xây dựng xong, nhà thầu kết hợp với
chủ đầu tƣ, tƣ vấn tiến hành các thủ tục nghiệm thu, đăng ký sự phù hợp chất lƣợng
của công trình, bàn giao cơng trình đƣa vào khai thác sử dụng. Khi dó, BQL dự án
cịn nhiệm vụ phải hồn tất cơng tác bảo hành cơng trình, quyết tốn dự án hồn
thành, quyết tốn vốn đầu tƣ xây dựng cơng trình, mặc dù các cơng tác này song song

13


với việc khai thác, vận hành dự án. Vì thế nhiệm vụ vủa BQL dự án đƣợc kết thúc
sau khi đã hồn tất những cơng việc đó.
Thơng thƣờng sau khi đƣợc giao sản phẩm của dự án đầu tƣ xây dựng, chủ
đầu tƣ hay chủ sử dụng sẽ phải thành lập một “Ban quản trị khai thác và vận hành dự
án”. Ban quản trị này có nhiệm vụ quản lý dự án đến cùng và có nhiệm vụ khai thác,
vận hành, sử dụng dự án đúng nhƣ công năng đã thiết kế…
Thời gian của giai đoạn này phải là vài chục năm, có khi hàng trăm năm, nó
phụ thuộc vào loại và tính chất dự án đƣợc thiết kế, vào kỹ thuật thi cơng, vật liệu
xây dựng… Đặc biệt nó phụ thuộc vào ngƣời sử dụng dự án, vào chế độ bảo trì dự
án, Nếu làm tốt các cơng việc ở giai đoạn này sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ dự án, góp
phần vào việc bảo quản, giữ gìn tài sản chung của xã hội
1.3. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình
1.3.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời hạn nhất định. Dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình bao gồm phần thuyết minh

và phần thiết kế cơ sở.
Quản lý dự án đầu tƣ là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực
và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ
thuật và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, bằng những phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất
cho phép.
Quản lý dự án đầu tƣ bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch,
điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực
hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định cơng việc, dự tính
nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành

14


động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dƣới dạng các sơ đồ hệ thống
hoặc theo các phƣơng pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,
lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai
đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng cơng việc và tồn bộ dự án
(khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị
phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vƣớng mắc trong
quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ
cuối và cuối kỳ cũng đƣợc thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các
pha sau của dự án.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động
từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái
lập kế hoạch dự án nhƣ trình bày trong hình:

Lập kế hoạch
 Thiết lập mục tiêu
 Dự tính nguồn lực
 Xây dựng kế hoạch

Giám sát
 Đo lƣờng kết quả
 So sánh với mục tiêu
 Báo cáo
 Giải quyết các vấn đề

Điều phối thực hiện
 Bố trí tiến độ thời gian
 Phân phối nguồn lực
 Phối hợp các hoạt động
 Khuyến khích động viên

Hình 1.1. Chu trình quản lý dự án
Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư – TS Từ Quang Phương
1.3.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

15


×