Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ VĂN GIANG

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ VĂN GIANG

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỲNH ANH

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày … tháng ...năm ……
Ngƣời thực hiện luận văn

Vũ Văn Giang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS Phạm Quỳnh Anh, ngƣời đã
cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn thiết thực, số liệu và phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học hiện đại.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tồn thể q Thầy, Cơ trƣờng đại học
Kinh tế, đại học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong thời gian tôi theo học tại trƣờng.
Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các phịng ban và cán bộ,
cơng nhân viên công ty cổ phần may Sông Hồng đã cung cấp thông tin, tài
liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình nghiên cứu, hồn thiện
luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã
ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Tơi xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................ iii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4
1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh .................................. 7
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ................................... 7
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ........ 10
1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......... 13
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................................. 13
1.3.2.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 16
1.4. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp dệt may ............................................................................................ 18
1.4.1. Kinh nghiệm của công ty cổ phần giầy da và may mặc xuất khẩu
LEGARMEX. ................................................................................................ 18
1.4.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến .................... 19
1.4.3. Kinh nghiệm của Tổng công ty cổ phần May 10 .............................. 20
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty cổ phần may Sông Hồng. .. 21
CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................... 23
2.1. Lựa chọn khung khổ lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu ....... 23
2.1.1. Mơ hình nghiên cứu các tiêu chí, thước đo năng lực cạnh tranh ..... 23
2.1.2. Khung nghiên cứu về các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh . 23



2.2. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 25
2.2.1. Dữ liệu: ............................................................................................. 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 25
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG .................................................................... 27
3.1. Khái quát chung tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần
may Sơng Hồng .......................................................................................... 27
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Sông
Hồng ............................................................................................................ 27
3.1.2. Sơ đồ tổ chức ..................................................................................... 30
3.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu .............................................. 34
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. .............. 35
3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông Hồng . 38
3.2.1. Năng suất lao động ........................................................................... 38
3.2.2. Năng suất của vốn đầu tư ................................................................. 41
3.2.3 Chi phí sản xuất, giá cả ..................................................................... 42
3.2.4 Sự khác biệt của sản phẩm ................................................................. 44
3.2.5 Tăng trưởng thị phần, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận. ..................... 46
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của công ty ............... 49
3.3.1. Nhân tố nội tại doanh nghiệp............................................................ 49
3.3.2. Nhân tố môi trường kinh doanh ........................................................ 60
3.4. Phân tích ma trận SWOT cơng ty cổ phần may Sơng Hồng ............... 67
CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG ............. 70
4.1. Định hƣớng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 ......... 70
4.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành Dệt may Việt Nam ..... 70


4.1.2. Định hướng phát triển củacông ty cổ phần may Sông Hồng đến

năm 2020. .................................................................................................... 72
4.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần may Sông Hồng ................................................................................. 73
4.2.1. Giải pháp về chiến lược kinh doanh ................................................. 73
4.2.2. Giải pháp về vốn, công nghệ ............................................................. 74
4.2.3 Giải pháp về kỹ năng lao động .......................................................... 75
4.2.4. Giải pháp cơ cấu tổ chức và các nhân tố tiềm lực vơ hình .............. 77
4.2.5. Giải pháp trình độ quản trị doanh nghiệp. ....................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt

1

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


3

DN

Doanh nghiệp

4

FOB

Free On Board

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

KCS

Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

7



Lao động


8

NSLĐ

Năng suất lao động

9

SP

Sản phẩm

10

TBTL

Trung bình tiền lƣơng

11

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

12

TSCĐ

Tài sản cố định


13

Vinatex

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

14

XK

Xuất khẩu

15

VN

Việt Nam

i


DANH SÁCH BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1


Bảng 2.1

Ma trận SWOT

26

2

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Sông Hồng qua các năm 2011 -2014

36

3

Bảng 3.2

Năng suất lao động của Sông Hồng, Nhà Bà, Việt
Tiến giai đoạn 2012 - 2014

39

4

Bảng 3.3

Bảng năng suất của vốn của công ty Sông Hồng,

Nhà Bè, Việt Tiến các năm 2012 -2014

41

5

Bảng 3.4

Giá một số dòng sản phẩm chăn ga gối đệm của
Sông Hồng, Everpia Việt Nam và Hanvico

43

6

Bảng 3.5

Doanh thu và thị phần Sông Hồng, Nhà Bè, Việt
Tiến so với Vinatex giai đoạn 2012 -2014

46

7

Bảng 3.6

Kim ngạch xuất khẩu và thị phần của Sông Hồng,
Nhà Bè, Việt Tiến so với ngành dệt may Việt Nam

47


8

Bảng 3.7

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Sông Hồng,
Nhà Bè, Việt Tiến giai đoạn 2012 -2014

48

9

Bảng 3.8

Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của cơng ty
cổ phần may Sông Hồng, Nhà Bè, Việt Tiến giai
đoạn 2011 -2014

49

10

Bảng 3.9

Một số thiết bị máy móc phục vụ sản xuất của
cơng ty cổ phần may Sơng Hồng

54

11


Bảng 3.10

Tình hình trang bị tài sản cố định bình quân một
lao động

55

12

Bảng 3.11

Tình hình lao động của cơng ty cổ phần may
Sơng Hồng

57

13

Bảng 3.12

Trung bình tiền lƣơng của Sơng Hồng, Nhà Bè,
Việt Tiến và các DN may mặc Việt Nam

59

Bảng 3.13 Ma trận SWOT công ty cổ phần may Sông Hồng
14

Bảng 4.1


Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
ii

Trang

67
72


DANH SÁCH HÌNH

STT

Hình

1

Hình 2.1

2

Hình 2.2

3

Hình 3.1

Nội dung
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của

công ty cổ phần may Sông Hồng
Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh
của công ty
Sơ đồ bộ máy quản trị công ty cổ phần may Sông
Hồng

iii

Trang
23

24

30


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

1

Biểu đồ 3.1 Năng suất lao động của Sông Hồng, Nhà Bè và Việt Tiến

2


Biểu đồ 3.2

Tài sản cố định trên lao động và năng suất lao động
của Sông Hồng, Nhà Bè và Việt Tiến

Trang
40
56

Trung bình tiền lƣơng và năng suất lao động của
3

Biểu đồ 3.3 Sông Hồng, Nhà Bè, Việt Tiến và các DN may mặc
Việt Nam

iv

59


PHẦN MỞ ĐẦU :
GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trƣờng với thị
phần ngày càng đƣợc mở rộng thì cần có một năng lực đủ mạnh để có thể
cạnh tranh trên thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp
năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần thị trƣờng dựa trên việc cung cấp sản
phẩm của chính của doanh nghiệp với chi phí thấp hơn và chất lƣợng cao hơn.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của

khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao.
Đặc biệt, trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại quốc tế và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, áp lực cạnh tranh sẽ
tăng mạnh đối với hầu hết các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp may
mặc. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trị
quyết định sự thành bại không chỉ của doanh nghiệp, mà cịn của quốc gia dân
tộc. Có nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mới nâng cao đƣợc
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, và thu nhập, mức sống của ngƣời dân.
Công ty cổ phần may Sông Hồng là một công ty đang trên đà phát triển.
Công ty đã gặp khơng ít khó khăn trƣớc sự cạnh tranh của các đối thủnên nâng
cao năng lực cạnh tranh trong q trình hội nhập là vơ cùng quan trọng.
Xuất phát từ vai trò của năng lực cạnh tranh và mục tiêu phát triển của
công ty cổ phần may Sông Hồng hiện nay:“Phân tích năng lực cạnh tranh
của cơng ty cổ phần may Sông Hồng”đã đƣợc chọn làm đề tài luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các tiêu chí năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng tới năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp?
1


- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may
Sông Hồng?
- Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần
may Sơng Hồng?
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông
Hồng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh
cho công ty cổ phần may Sông Hồng.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh

tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố
quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ năng lực cạnh tranh, phân tích các lợi thế và hạn chế
của cơng ty cổ phần may Sông Hồng và chỉ ra các nguyên nhân tƣơng ứng.
Từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty cổ phần may Sông Hồng.
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ
phần may Sông Hồng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông Hồng
giai đoạn 2011 - 2014.
 Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
may Sông Hồng: thế mạnh, hạn chế, các nhân tố quyết định năng lực cạnh
tranh của công ty và các giải pháp.
5. Một số đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh củadoanh
nghiệp dệt may.

2


- Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông
Hồng trong thời gian qua (2011 – 2014)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
cổ phần may Sông Hồng đến năm 2020 bao gồm các giải pháp mới có tính khả thi
cao, gắn chặt với những điều kiện cụ thể của công ty, phù hợp với xu hƣớng phát
triển của ngành dệt may trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mởđầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo thì
luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về nằng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp.
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3 : Đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may
Sông Hồng
Chương 4 : Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh cho
công ty cổ phần may Sông Hồng

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Tác giảNguyễn Hữu Thắng, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội:
NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách phân tích những vấn đề lý luận và thực
trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đề ra một số
quan điểm và phƣơng hƣớng, các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Những giải pháp mà cuốn sách đƣa ra có 4 nội
dung lớn, đó là: Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp; Sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp; Cải thiện môi trƣờng và điều
kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp; Phát triển các định chế hỗ trợ doanh
nghiệp. Trong mỗi giải pháp chính là các giải pháp cụ thể, chi tiết hơn nữa.
- Tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, 2007. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Cộng sản điện tử, số
23 (143). Tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp
đƣợc thể hiện trên thƣơng trƣờng. Sự tồn tại và sức sống của một doanh
nghiệp thể hiện trƣớc hết ở năng lực cạnh tranh. Để từng bƣớc vƣơn lên giành
thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là

tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả đã khái quát tình
hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đƣa ra những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU. Luận án Tiến sĩ,
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đƣa ra những lý luận chung về khả
năng cạnh tranh của hàng may, thị trƣờng EU đối với hàng may mặc xuất

4


khẩu của Việt Nam và nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Việt
Nam trên thị trƣờng EU. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao khả
năng cạnh tranh. Tác giả đƣa ra những tiêu chí cơ bản cho việc đánh giá khả
năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trƣờng EU ở cấp sản phẩm. Từ hệ
thống số liệu, tƣ liệu phong phú, có nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao, luận
án đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc và khả năng cạnh tranh
hàng may mặc của Việt Nam trên thị trƣờng EU. Tuy nhiên, luận án chỉ phân
tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc chứ chƣa đi vào phân tích
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc. Để từ đó đƣa ra đƣợc những
phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
may mặc của Việt Nam trên thị trƣờng EU tốt hơn.
-Tác giả Dƣơng Đình Giám, 2001. Phương hướng và các biện pháp chủ
yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện địa hóa ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc
dân. Tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về công nghiệp dệt may và
những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển công nghiệp dệt may trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá thực trạng phát triển ngành
công nghiệp dệt may Việt Nam. Từ đó, đƣa ra phƣơng hƣớng và các biện
pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may trong q trình

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Tác giả Vũ Thị Thu Hiền, 2008. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học
Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ những vấn
đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, những yếu tố tác động
đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Phân tích thực trạng năng lực
cạnh tranh, những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, các đối thủ chính
và sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trƣờng của Tổng công ty cổ phần dệt

5


may Hà Nội (Hanosimex). Từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty và
nêu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dệt
may Hà Nội.
- Tác giả Trần Thị Mến, 2012. Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty cổ phần may Sơn Hà. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại
học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về
năng lực cạnh tranh, vận dụng lý luận về năng lực cạnh tranh và chiến lƣợc
cạnh tranh vào thực tiễn. Phân tích thực trạng hoạt động của cơng ty cổ phần
may Sơn Hà, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần may Sơn Hà trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Loan, 2012. Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty cổ phần May Phương Đông đến năm 2020. Luận văn
thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã xây dựng hệ
thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty cổ phần may Phƣơng
Đơng. Từ đó đƣa ra đƣợc nguyên nhân để làm cơ sở đƣa ra các giải pháp
chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty cổ phần may Phƣơng

Đơng đến năm 2020.
Ngồi ra cịn có nhiều các bài viết khác của các tác giả đăng tải trên tạp
chí, báo, trang wed,… trong nƣớc và quốc tế có liên quan đến ngành dệt may
Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình khoa học dƣới dạng luận văn, báo
cáo NCKH về đề tài này đƣợc cơng bố. Vì vậy tác giả thấy đề tài này mang
tính thời sự và cần thiết, nhất là dƣới góc độ kinh tế chính trị.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu có phạm vi và đối tƣợng gần
nhất với đề tài nghiên cứu: “Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần may Sông Hồng”.

6


1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản, là một khái niệm đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách quan niệm khác nhau
dƣới các góc độ khác nhau:
(i) Các nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái tƣ sản cổ điển cho rằng: Cạnh
tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho
mỗi thành viên trong thị trƣờng một địa điểm hoạt động nhất định và mang lại
cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình.
(ii) Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K. Marx [9] cho rằng:“Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhận siêu ngạch”.
(iii) Kinh tế học của P. Samuelson [15] định nghĩa: “Cạnh tranh là sự
tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”.
(iv) Từ điển rút gọn về kinh doanh [1] định nghĩa: “Cạnh tranh là sự
ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng

một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”, tức
là nâng cao vị thế của ngƣời này và làm giảm vị thế của ngƣời khác.
(v) Theo giáo sƣ Michael E. Porter [13], trƣờng Kinh doanh, đại học
Havard Hoa Kì thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là
tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hốn lợi
nhuận trong doanh nghiệp theo hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có
thể giảm đi.
Ở góc độ thƣơng mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh
nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm đƣợc sự chấp nhận và lòng

7


trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các
ngành có thể tự mình đƣa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phƣơng
thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
(vi) Theo Từđiển Bách khoa Việt nam [8] (tập 1) “Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các
thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ
cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất”.
Từ những khái niệm và quan điểm khác nhau trên có thể rút ra nhƣ sau:
Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế
có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để
giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các
mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, danh tiếng…
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, và nó
giúp cho các chủ thể tham gia đạt đƣợc tất cả những gì mình mong muốn.
Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham

gia cạnh tranh với mình.
Giống nhƣ bất kỳ sự vật hiện tƣợng nào khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại
hai mặt của một vấn đề : mặt tích cực và mặt tiêu cực. Ở khía cạnh tích cực, cạnh
tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội
một cách hiệu quả, trên cơ sởđó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp
lý và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến
bộ của khoa học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng
hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông
qua các sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng…
Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi
nhuận mà bất chấp tất cả thì song song với lợi nhuận đƣợc tạo ra, có thể xảy
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhƣ môi trƣờng sinh thái bị hủy
8


hoại, nguy hại cho sức khỏe con ngƣời, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân
cách con ngƣời bị tha hóa.
1.2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” hiện nay đƣợc sử dụng rất nhiều qua
các phƣơng tiện thông tin, qua sách báo, trong các cuộc giao tiếp của các
chuyên gia kinh tế, các chính sách, các nhà doanh nghiệp. Có rất nhiều quan
điểm về năng lực cạnh tranh hiện nay:
(i) Theo quan điểm Kinh tế học cổ điển: “Năng lực cạnh tranh của một sản
phẩm thể hiện qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất, sự dồi dào và phong phú của
các yếu tố đầu vào và năng suất lao động để tạo ra sản phẩm đó. Các yếu tố chi
phí sản xuất thấp vẫn đƣợc coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh”.
(ii) Theo quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thƣơng mại truyền
thống thì năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản
xuất và năng suất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đƣợc đánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp khơng chỉ là điều
kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà cịn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.

(iii) Quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng
lực cạnh tranh là khả năng tạo ra, duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, tổng
năng suất của các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát
triển chất lƣợng và tính khác biệt của sản phẩm …
(iv) Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) “ Năng lực cạnh
tranh” là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản
xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phƣơng, các quốc
gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
(v) Theo chủ tịch hội đồng năng lực cạnh tranh của Mỹ “Năng lực cạnh
tranh là khả năng của một quốc gia, trong điều kiện thị trƣờng tự do và lành
mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trƣờng quốc tế”.
9


(vi) Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)lại quan niệm “Năng lực cạnh
tranh là khả năng của một đất nƣớc trong việc đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng thu
nhập bình quân đầu ngƣời cao và bền vững”.
(vii) Theo Michael E. Porter [14], năng lực cạnh tranh là khả năng sáng
tạo ra sản phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao
phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh
lợi nhuận.
Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng quan niệm về năng lực cạnh tranh hiện đƣợc
hiểu rất rộng theo nhiều nghĩa và chƣa có một khái niệm thực sự rõ ràng. Từ các
quan niệm trên, có thể rút ra kết luận chung “Năng lực cạnh tranh là khả năng
sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng và tạo ra cơ
hội thu nhập cao hơn và bền vững cho các chủ thể cạnh tranh”.
Do vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngƣời ta thƣờng xem xét,
phân biệt năng lực cạnh tranh theo 4 cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia,
năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh của sản phẩm.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Michael E. Porter [14] đã phân tích muốn nâng cao năng lực cạnh
tranh, doanh nghiệp cần phải sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững. Có hai
nhóm lợi thế cạnh tranh cơ bản:
+ Lợi thế về chi phí thấp: Thiết kế, sản xuất và đƣa ra thị trƣờng sản
phẩm có mức giá bằng và gần bằng các đối thủ nhƣng có chi phí thấp hơn.
+ Lợi thế về sự khác biệt hóa: Là việc cung cấp cho khách hàng các sản
phẩm độc đáo, có chất lƣợng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh và lợi thế này sẽ
mang lại tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm so với đối thủ.
Nhƣ vậy cả hai loại lợi thế cạnh tranh căn bản đều dẫn tới, biểu hiện ở
năng suất – tỷ lệ số lƣợng đầu ra (giá trị gia tăng, lợi nhuận) trên một đơn vị

10


đầu vào (lao động, vốn). Do đó, tỷ số năng suất đƣợc đông đảo các nhà kinh
tế chọn làm tiêu chí chính để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng lao động, đặc
trƣng bởi quan hệ so sánh giữa số lƣợng đầu ra (kết quả sản xuất) với một đơn
vị lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động đƣợc quyết định bởi kỹ
năng trình độ của ngƣời lao động, trình độ cơng nghệ, trang thiết bị máy móc
và phƣơng thức tổ chức sản xuất.
Năng suất lao động đƣợc tính theo công thức sau:
Năng suất lao động

=

Giá trị gia tăng
Số lượng lao động


Giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo thêm nhờ sự đóng góp chung
của mọi ngƣời trong doanh nghiệp và của những ngƣời đầu tƣ vốn (các nhà
đầu tƣ và các cổ đông). Giá trị gia tăng đánh giá giá trị thực sự của doanh
nghiệp tạo ra. Giá trị gia tăng đƣợc tạo ra dùng để phân bổ cho những ngƣời
đã đóng góp việc tạo ra nó dƣới dạng tiền lƣơng và phụ cấp lao động, lãi suất
vay vốn, thuế, cổ tức, lợi nhuận.
Trong thực tế, giá trị gia tăng chính là chênh lệch giữa tổng đầu ra với
nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng đƣợc tính theo 2 phƣơng pháp:
+ Phƣơng pháp trừ lùi (cách tiếp cận tạo ra của cải):
Giá trị gia tăng = Tổng đầu ra - Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào
Cách tính này cho thấy rõ hiệu quả của doanh nghiệp nhờ giá trị gia tăng tạo
ra nhƣ thế nào thông qua việc sản xuất đầu ra nhiều hơn bằng sử dụng có hiệu
quả hơn nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào.
+ Phƣơng pháp cộng dồn (cách tiếp cận phân phối của cải):
Giá trị gia tăng = (Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí lao động +
Khấu hao)

11


Cách tính này cho thấy mối quan hệ phối hợp thống nhất trong thu nhập
của ngƣời lao động, tỷ lệ thu hồi vốn của ngƣời đầu tƣ trong đóng góp để thu
đƣợc kết qủa của doanh nghiệp. Điều này khuyến khích sự tham gia của tất cả
các bên có liên quan trong việc hoàn thiện hoạt động của doanh nghiệp
1.2.2.2. Năng suất của vốn đầu tư
Năng suất của vốn đầu tƣ thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ
trong việc tạo ra giá trị gia tăng.
Công thức tính:
Năng suất vốn đầu tư =


Giá trị gia tăng
Tổng vốn

Tỷ số này thể hiện một đồng vốn đầu tƣ sẽ có khả năng đem lại bao
nhiêu giá trị gia tăng, do vậy phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Về cơ bản, tỷ số
này càng cao thì phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Tỷ số này thấp
sẽ mang ý nghĩa ngƣợc lại…
1.2.2.3. Chi phí sản xuất, giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc cạnh
tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng giá đồng nghĩa với việc sản xuất với
chi phí thấp để bán hàng hóa ra với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh
tranh trên thị trƣờng. Giá cả khác nhau của hàng dệt may làm gia tăng sự lựa
chọn của khách hàng, chênh lệch về giá sẽ khiến cho khách hàng đƣa ra các
quyết định khác nhau khi mua hàng. Thông thƣờng, khách hàng sẽ chọn
những sản phẩm cùng loại, cùng chất lƣợng, các dịch vụ khách hàng đƣợc
cung cấp nhƣ nhau nhƣng có giá rẻ hơn.
1.2.2.4. Sự khác biệt của sản phẩm
Khác biệt hóa sản phẩm: là quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách
thiết kế các đặc tính của sản phẩm nhƣ tính độc đáo, chất lƣợng cao, chức
năng mới đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách

12


hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận cao hơn từ một đơn vị đầu
vào so với đối thủ. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng đều phải
khác biệt hóa sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở một
mức tối thiểu nào đó. Tuy nhiên, mức độ khác biệt hóa là khác nhau ở các doanh
nghiệp. Chính sự khác nhau này là nguồn gốc của lợi thếcạnh tranh.

1.2.2.5. Tăng thị phần của doanh nghiệp
Nếu thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng lớn hơn các đối thủ cạnh
tranh khác thì điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả, chiếm một vị trí ổn định trên thị trƣờng. Thị phần đƣợc
tính bằng tỷ lệ phẩn trăm giữa doanh thu bán hàng dệt may của doanh nghiệp
này so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng
dệt may trên một thị trƣờng và trong một thời gian nhất định.
Thị phần của hàng dệt may đƣợc tính theo cơng thức:
𝑀𝑆 =

𝑅
× 100%
𝑇𝑅

Trong đó: MS: Thị phần
R: Doanh thu bán sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian
nhất định (tháng, quý, năm)
TR: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trƣờng bán
loại sản phẩm đó trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm)
1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong là tập hợp các yếu tố trực tiếp tạo nên các hoạt
động doanh nghiệp và có ràng buộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống nhất,
hoạt động vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố đều có ảnh hƣởng
đến các yếu tố khác và đến toàn bộ hệ thống.

13


Các yếu tố bên trong là các yếu tố doanh nghiệp có thể chủ động xử lý

đƣợc. Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hƣởng tới sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, và do vậy ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh. Dƣới đây,
là một số nhân tố bên trong ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của cơng ty:
1.3.1.1. Năng lực tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh đƣợc trƣớc hết phải có đủ năng lực
về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của
doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong đó vốn là một trong những điều kiện
cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Các doanh
nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ: nguồn vốn từ nội bộ (lợi nhuận giữ lại,
vốn chủ sở hữu,…), nguồn vốn cổ phần, nguồn vốn vay.
Do đó, một doanh nghiệp muốn có năng lực cạnh tranh cao là doanh
nghiệp có nguồn vốn dồi dào: có tỷ lệ vốn chủ sở hữu đáng kể đồng thời luôn đảm
bảo huy động đƣợc vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động
hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quảđể phát triển lợi nhuận và phải hạch tốn
các chi phí rõ ràng để xác định đƣợc hiệu quả chính xác. Nếu khơng có nguồn vốn
dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ hạn chế
việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và
nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trƣờng, hạn
chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý,... Trong thực tế không có doanh nghiệp
nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy
động vốn phù hợp và phải có chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn cung vốn.
1.3.1.2. Năng lực quản lý và điều hành
Đây là yếu tố đánh giá trình độ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ
chức sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố về năng lực quản lý và điều hành
doanh nghiệp đƣợc xác định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lƣợc,
chính sách kinh doanh cụ thể sau: các chính sách phân phối và tiêu thụ sản
14



×