Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông đà 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VƯƠNG VĂN ƯỚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY C PHN SễNG 9

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN TRị KINH DOANH

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VƯƠNG VĂN ƯỚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã s: 60.34.05

LUậN VĂN THạC Sĩ QUảN TRị KINH DOANH

Ng-ời h-ớng dÉn khoa häc: TS. TRẦN ĐỨC VUI

HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................. 4
1.1. VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP ............... 4
1.1.1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp................................................ 4
1.1.2. Phân loại vốn ............................................................................................. 6
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ................................... 15
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ................................................ 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp ............... 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 22
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp ................................................................................................................ 22
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong cơ chế thị trường .......................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 ..................................................................................... 31
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 ..................... 31
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty .......................... 31
2.1.2. Mơ hình tổ chức của Công ty .................................................................. 34
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty ......................................... 40
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM
2007 ĐẾN NĂM 2010 .............................................................................................. 42
2.2.1. Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của Cơng ty ........................................ 43
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 phản ánh qua kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................................... 52
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty SD9 .................................... 58
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của SD9 ................................................ 63


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SD9 VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .............................................................................. 72
2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 72
2.4.2. Những mặt còn tồn tại ............................................................................. 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 ........................................... 77
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SD9 ................................................. 77
3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty SD9 trong năm 2011: ...................... 77
3.1.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: ................................................... 78
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA SD9 ............................................................................................ 79
3.2.1. Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh ......................................... 80
3.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức và đổi mới Doanh nghiệp ....................... 81
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty ............... 83
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................... 86
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 92
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


01

SD9

02

BCTC

03

TS

04

TSLĐ

Tài sản lưu động

05

TSCĐ

Tài sản cố định

06

SXKD

Sản xuất kinh doanh


07

WACC

Chi phí bình qn gia quyền của vốn

08

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

09

Nghĩa đầy đủ
Công ty Cổ phần Sơng Đà 9
Báo cáo tài chính
Tài sản

CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

10

VCSH

Vốn chủ sở hữu

11

TSNH


Tài sản ngắn hạn

12

CBCNV

13

CSH

Chủ sở hữu

14

NVL

Nguyên vật liệu

15

TLLĐ

Tư liệu lao động

16

TLSX

Tư liệu sản xuất


17

VLĐ

Vốn lưu động

18

DN

Doanh nghiệp

19

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

240

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

21

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Cán bộ công nhân viên

i


22

ĐHĐCĐ

23

HĐQT

24

TGĐ

25

CP

Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Cổ phần

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

01

Bảng 2.1 Số lượng và cơ cấu trình độ cán bộ, cơng nhân viên SD9

35

02

Bảng 2.2 Các dữ liệu thống kê về cổ đông và số lượng nắm giữ

43

đến 23/03/2011
03

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty SD9

45

04


Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản SXKD của SD9

49

05

Bảng 2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh của SD9 từ 2007-2010

53

06

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD của SD9

56

07

Bảng 2.7 Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của SD9

59

08

Bảng 2.8 Tình hình khấu hao tài sản cố định của SD9

60

09


Bảng 2.9 Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của SD9

61

10

Bảng
2.10

Hiệu quả sử dụng vốn cố định từ năm 2007 đến 2010

62

11

Bảng
2.11

Kết cấu vốn lưu động của Công ty SD9

64

12

Bảng
2.12

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của SD9

13


Bảng
2.13

Tình hình thanh tốn của SD9

14

Bảng 3.1 Định hướng sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của SD9

iii

68
71
79


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1


Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức của Cơng ty cổ phần Sơng Đà 9

36

2

Hình 2.2.

Giá trị lợi thế kinh doanh - Thương hiệu

41

3

Hình 2.3.

Cơ cấu cổ đông của Công ty cổ phần Sông Đà 9

44

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Là chìa khố, là điều kiện tiền đề cho các doanh
nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn.

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được
vai trò thiết yếu của nó nên dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn còn nhiều hạn
chế, các doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu
cung ứng, chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn khơng được chú ý đến, do đó
khơng mang lại hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực.
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển
dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn
cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ thì chịu.
Bên cạnh đó nước ta đang trong q trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp
đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này,
Nhà Nước và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này đã tạo cơ
hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những doanh nghiệp năng động, sớm thích nghi với cơ chế thị
trường đã sử dụng vốn có hiệu quả cịn những doanh nghiệp khó khăn trong
tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn khơng cịn là khái niệm mới mẻ, nhưng nó ln được đặt ra trong
suốt q trình hoạt động của mình.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vốn càng trở nên quan trọng,
các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước nên địi hỏi phải nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đặt ra trên đây và bức xúc
của bản thân cho việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này tôi đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 9”.

1


2. Tình hình nghiên cứu.
Trên phương diện nghiên cứu lý luận thì việc đánh giá nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, có nhiều đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ-TS Đàm Văn Huệ;
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt
Nam-Nguyễn Ngọc Định; Khai thác các nguồn vốn và biện pháp quản lý sử
dụng vốn trong các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ ngành giao
thơng vận tải-Trương Thị Hà; Lê Thanh Bình (1996), Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp quốc phịng thuộc Tổng cục
Cơng nghiệp qc phịng và kỹ thuật trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Thương mại;
Ngô Quang Huân (2002), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp dệt trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Minh
Tâm (1999), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
Trần Đức Lộc (2004), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh
tế-xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ kinh
tế…
Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
ty cổ phần Sông Đà 9 thì chưa có đề tài nào được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu tình hình sử dụng vốn tại Cơng ty cổ
phần Sơng Đà 9 trong đó sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý và sử dụng vốn tại
2


Công ty cổ phần Sông Đà 9.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn tơi có sử dụng một số phương pháp
như: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp luận duy vật biện chứng,
phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích..
6. Những đóng góp mới của luận văn
Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp như sau:
- Góp phần làm rõ hơn về lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Cơng ty cổ phần
Sông Đà 9
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tại Công ty cổ phần Sông Đà 9
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần
Sông Đà 9
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty cổ phần Sông Đà 9.
Mặc dù đề tài đã cố gắng phân tích để đưa ra những giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 nhưng lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài đòi hỏi kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính, quản trị trong nền kinh tế thị
trường. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các
bạn.

3


Chương 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp
1.1.1.1 Vốn là gì?
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu
quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế
nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất.
Vậy vấn đề đặt ra ở đây - Vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì
đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh nghiệp
là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ khơng phải mục đích tiêu dùng như một
vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau
ta có cách nhìn khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Mark - nhìn nhận dưới giác độ của các yếu tố sản
xuất thì Mark cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng
dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Tuy nhiên, Mark quan niệm chỉ có
khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là
một hạn chế trong quan điểm của Mark.
Còn Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế
hiện đại cho rằng: Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, cịn vốn
và hàng hố vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các
loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu
ích trong q trình sản xuất sau đó.
Một số hàng hố vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khi một số khác

4



có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đặc điểm cơ bản nhất của hàng
hoá vốn thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất.
Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg cho rằng: “Vốn được phân
chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ơng đã
đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. Trong đó:
Vốn hiện vật: Là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất
ra các hàng hoá khác.
Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp.
Ngồi ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng mọi q trình sản xuất
kinh doanh đều có thể khái quát thành:
T...... H (TLLĐ, TLSX) ....... SX ....... H’......T’
Để có các yếu tố đầu vào (TLLĐ, TLSX) phục vụ cho hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước
này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận”.
Nhưng tiền khơng phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều
kiện sau:
Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói
cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hố có thực.
Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định.
Có được điều đó mới làm cho vốn có đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh
doanh dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm ở rải rác các nơi mà khơng được thu gom
lại thành một món lớn thì cũng khơng làm gì được. Vì vậy, một doanh nghiệp
muốn khởi sự thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh
tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món để có thể đầu tư vào
phương án sản xuất của mình.
Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải được vận động

5


nhằm mục đích sinh lời.
Từ những vấn đề trên ta thấy vốn có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Vốn là hàng hố đặc biệt vì các lý do sau:
- Vốn là hàng hố vì nó có giá trị và giá trị sử dụng.
+ Giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó.
+ Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào q
trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá...
- Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng
và quyền sở hữu nó. Khi mua nó chúng ta chỉ có quyền sử dụng chứ khơng có
quyền sở hữu và quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó.
Tính đặc biệt của vốn cịn thể hiện ở chỗ: Nó khơng bị hao mịn hữu hình
trong q trình sử dụng mà cịn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó.
Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ
doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị tài chính
là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng
dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất.
Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có
đồng vốn vơ chủ.
Thứ ba: Vốn phải ln ln vận động sinh lời.
Thứ tư: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có
thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có một
lượng vốn nhất định, khác nhau giữa các doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, ta cần phân loại vốn để có biện pháp quản
lý tốt hơn.
1.1.2. Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại

vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên... Đó

6


là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng
vấn đề đặt ra là chi phí này phát sinh có tính chất thường xun, liên tục gắn
liền với quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh
nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa nhằm đạt mục
tiêu kinh doanh lớn nhất. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các
định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản
xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại vốn, phân loại vốn
có tác dụng kiểm tra, phân tích q trình phát sinh những loại chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách
phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độ khác nhau ta có các cách phân loại
vốn khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn
a) Vốn cố định:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố định
được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì
vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm
hiểu về tài sản cố định.
* Tài sản cố định:
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản
xuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư
liệu lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong qúa trình đó,
mặc dù tư liệu lao động sản xuất có thể bị hao mịn nhưng chúng vẫn giữ
ngun hình thái vất chất ban đầu. Tư liệu sản xuất chỉ có thể được đem ra
thay thế hay sửa chữa lớn, thay thế khi mà chúng bị hư hỏng hồn tồn hoặc

chúng khơng cịn mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định. Bản thân tính sử dụng lâu dài

7


và chi phí cao vẫn chưa có thể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố định
nếu nó khơng gắn liền với một quyền sở hữu thuộc về một doanh nghiệp, một
cơ quan, hợp tác xã...
Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đáp
ứng đủ hai điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định:
+ Giá trị của chúng >= 10.000.000 đồng
+ Thời gian sử dụng >= 1 năm
Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định cũng như
vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng thì cần có các phương án
tuyển chọn và phân loại chúng:
* Phân loại tài sản cố định là việc chia tổng số tài sản cố định ra từng
nhóm, bộ phận khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau:
+ Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này bao
gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hình
thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật
kiến trúc...Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu
độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết với nhau
để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nhằm một mục tiêu quan trọng nhất là đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
- Tài sản cố định vơ hình: Là những tài sản cố định khơng có hình thái
vật chất nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vơ hình ví dụ như:
chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí thu mua bằng
phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại...
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc
phịng...
8


+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọng
của tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thơng qua đó
doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đầu tư vào tài sản một
cách hợp lý.
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà chúng
được chia ra thành:
- Tài sản cố định đang sử dụng
- Tài sản cố định chưa cần dùng
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và kiểm
sốt dễ dàng các tài sản cuả mình.
* Vốn cố định của doanh nghiệp:
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
như; xây dựng nhà phân xưởng, nhà làm việc và nhà quản lý, lắp đặt hệ thống
máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm ... Doanh nghiệp chỉ có thể đưa vào hoạt
động sản xuất kinh doanh khi mà nó đã hồn thành các cơng đoạn trên. Thì
lúc này vốn đầu tư đã được chuyển sang vốn cố định của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn đầu tư của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứng
trước của tài sản của doanh nghiệp; đặc điểm của nó được luân chuyển từng
phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một vịng

tuần hồn của tài sản cố định chỉ kết thúc khi mà nó hết thời hạn sử dụng
đồng thời nó sẽ mang lại một phần lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp.
Việc đầu tư để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp phần nào phụ thuộc vào
quyết định đầu tư của doanh nghiệp, đồng nó cũng mang lại một thế mạnh
cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
b) Vốn lưu động.
*Vốn lưu động:
Có rất nhiều hình thái mà vốn lưu động có thể chuyển đổi như: T-H9


T/,H-T-H/. Tức là nó được chuyển hố từ tiền sang hàng hố sau đó nó trở về
trạng thái ban đầu sau khi đã phát triển được một vịng tuần hồn và qua đó
nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp số lãi hay khơng có lời thì điều này cịn phụ
thuộc vào sự quyết đoán trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp.Vậy thì, vốn
của doanh nghiệp có thể hiểu là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của
doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián
đoạn.
Vậy vốn cần được quản lý và sử dụng tốt điều này sẽ mang lại cho doanh
nghiệp nhiều điều kiện trên thị trường. Một doanh nghiệp được đánh giá là
quản lý vốn lưu động tốt, có hiệu quả khi mà doang nghiệp biết phân phối vốn
một cách hợp lý cho các quyết định đầu tư của mình và qua đó thì nó sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nhưng để quản lý vốn đạt hiệu quả thì
doanh nghiệp phải có sự nhận biết các bộ phận cấu thành của vốn lưu động,
trên cơ sở đó ra các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại.
Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh vốn lưu động bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ
cho quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, bán thành
phẩm tự gia công chế biến.
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua

nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị dùng cho hoạt động sản
xuất.
- Vốn lưu động dùng cho q trình lưu thơng: là bộ phận dùng cho q
trình lưu thơng như: thành phẩm, vốn tiền mặt...
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm...
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
10


gửi ngân hàng, các khoản thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì một
nhu cầu khơng thể thiếu được đối với các doanh nghiệp đó là vốn. Nó là tiền
đề cho q trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt động
sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu tố cơ
bản đó là vốn ( điều này đã được nhà nước quy định cho từng loại hình doanh
nghiệp) khi đó thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược
lại, thì doanh nghiệp sẽ khơng đủ điều kiện để hoạt động. Tuy nhiên không
phải khi đã có được giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp muốn kinh doanh
như thế nào cũng được mà trong thời gian đó thì doanh nghiệp ln phải đáp
ứng được mọi nhu cầu về vốn theo quy định nếu khơng thì doanh nghiệp thu
hồi giấy phép hay tuyên bố giải thể, phá sản, sát nhập... Như vậy có thể coi
vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các vấn đề của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.
Về mặt kinh tế: Khi các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu về vốn thì doanh
nghiệp đó có khả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi
cơng nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh, điều này

khá quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
Có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của vốn đối với các doanh
nghiệp. Nhờ có nó mà các doanh nghiệp có thể thay đổi được trang thiết bị,
mở rộng quy mô sản xuất... trong thời gian ngắn. Nó mang lại cho doanh
nghiệp được nhiều lợi thế như; cải tiến được mẫu mã, giảm giá thành sản
phẩm, giảm được sức lao động cho nhân công...mà vẫn đáp ứng được chất
lượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường điều mà các doanh nghiệp luôn
mong muốn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, nâng cao uy tín của mình trên thương trường mà vẫn mang lại hiệu
quả kinh tế cho các nhà đầu tư.
11


1.1.2.2. Phân loại theo quan hệ sở hữu
a, Nguồn vốn chủ sở hữu:
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung,
vốn do Nhà nước tài trợ (nếu có).
Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định
cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính doanh nghiệp. Tỷ trọng nguồn vốn này
trong cơ cấu càng lớn, sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp ngày càng
cao và ngược lại.
Vốn sở hữu tại
một thời điểm

Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả

=


b, Nợ phải trả:
Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh
nghiệp có trách nhiệm phải thanh tốn cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: vốn
chiếm dụng và các khoản nợ vay.
- Nguồn vốn chiếm dụng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đương nhiên phát sinh từ quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với
các tác nhân kinh tế khác như với Nhà nước, với cán bộ công nhân viên, với
khách hàng, với người bán... từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn bị
chiếm dụng.
Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn:
+ Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả.
+ Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp.
+ Các khoản phải thanh toán với cán bộ cơng nhân viên chưa đến hạn
thanh tốn.

12


Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, doạnh nghiệp chỉ
có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng vì nó có ưu điểm nổi bật là doanh
nghiệp khơng phải trả chi phí sử dụng vốn, địn bẩy tài chính ln dương, nên
trong thực tế doanh nghiệp nên triệt để tận dụng nguồn vốn này trong giới hạn
cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh
toán.
- Các khoản nợ vay: bao gồm tổng số vốn vay ngắn – trung – dài hạn
ngân hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác.
+ Vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng có đặc điểm
là doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn dưới hình thức lãi vay và phải
đảm bảo các điều kiện ràng buộc như phải có tài sản thế chấp hay phương án
kinh doanh khả thi. Nếu doanh nghiệp có uy tín và có mối quan hệ tốt với

ngân hàng, việc thực hiện các khoản vay nợ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nợ vay
thực sự là nguồn vốn rất quan trọng có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp ở mức độn lớn.
+ Phát hành trái phiếu: Vay nợ bằng trái phiếu là một hình thức huy
động vốn đặc trưng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đây là
biện pháp tạo vốn kinh doanh chủ yếu ở các nước phát triển. Ở nước ta, theo
nghị định 72/CP ngày 26/7/1994, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp Nhà
nước phát hành trái phiếu để huy động vốn và mới đây Luật Doanh nghiệp
1999 cũng đã mở thêm kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu cho loại
hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng trên thực tế việc sử dụng nguồn
vốn này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất hạn chế.
Trong điều kiện hiện nay khi mà nhu cầu vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp khơng ngừng gia tăng thì vai trị nguồn vốn nợ phải trả ngày
càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này, cần phải xem
xét tính hợp lý của hệ số nợ, không thể chủ trương “ vay được càng nhiều
càng tốt” hay “vay với bất kỳ giá nào” vì hệ số nợ càng lớn thì độ rủi ro càng

13


cao. Khi hệ số nợ lớn, chủ sở hữu doanh nghiệp có lợi ở chỗ chỉ phải đóng
góp một lượng vốn nhỏ mà được sử dụng một lượng tài sản lớn, đặc biệt trong
trường hợp địn bẩy tài chính dương (tức là khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận
trên tiền vay lớn hơn lãi vay phải trả), doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ gia tăng
rất nhanh. Ngược lại, nếu tổng tài sản khơng có khả năng sinh ra một tỷ lệ lãi
đủ lớn để bù đắp lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giảm sút rất mạnh,
khi đó doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán
và nguy cơ phá sản cũng rất cao.
Thông thường, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh. Sự kết hợp hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành mà
doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết định tài chính của người quản
lý trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Làm thế nào để lựa chọn
được một cơ cấu tài chính tối ưu? Đó là câu hỏi ln làm trăn trở các nhà
quản lý tài chính doanh nghiệp bởi sự thành công hay thất bại của mỗi doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự khôn ngoan hay khờ dại của doanh nghiệp đó
khi lựa chọn cơ cấu tài chính.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanh
ta thấy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là đi đôi với việc tăng
cường quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, doanh nghiệp cần chủ
động tạo lập, khai thác vốn từ các nguồn, kết hợp điều hoà các nguồn vốn một
cách hợp lý nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.2.3. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn
vốn của doanh nghiệp bao gồm:
 Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để
tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ
sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó:
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ

14


kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay.
 Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản lưu
động tạm thời của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng,
tạm ứng, người mua vừa trả tiền...
Như vậy, ta có:
TS = TSLĐ + TSCĐ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
= Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên
Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời

gian về vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của
mình một cách thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài
trợ cho tài sản cố định.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất
trong q trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất. Không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung
và mối quan tâm của DN nói riêng, đặc biệt nó đang là vấn đề cấp bách mang
tính thời sự đối với các DN nhà nước Việt nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn vừa là câu hỏi, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp hiện
nay. Bất kỳ một doanh nghiệp SXKD nào cũng có hàm sản xuất dạng:
Q = f (K, L) trong đó: K: là vốn; L: là lao động.
Vì vậy, kết quả SXKD của các doanh nghiệp có quan hệ hàm với các yếu
tố tài nguyên, vốn, công nghệ... Xét trong tầm vi mơ, với một DN trong ngắn
hạn thì các nguồn lực đầu vào này bị giới hạn. Điều này địi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm biện pháp nhằm khai thác và sử dụng vốn, sử dụng tối đa các
nguồn lực sẵn có của mình, trên cơ sở đó so sánh và lựa chọn phương án
SXKD tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn là gì ? Để hiểu được ta phải hiểu được hiệu quả

15


là gì?
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện
mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”.
Hiệu quả kinh doanh =


Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào

- Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ
kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ
ra. Người ta chỉ thu được hiệu quả khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào.
Hiệu quả càng lớn chênh lệch này càng cao.
- Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế cao biểu hiện sự cố gắng nỗ lực,
trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống cơng nghiệp, sự gắn bó
của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và
mục tiêu chính trị - xã hội.
Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế khác nhau, nhưng ở đây em
chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Như
vậy, ta có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn như sau:
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp có liên quan tới tất cả các
yếu tố của quá trình SXKD (ĐTLĐ, TLLĐ) cho nên doanh nghiệp chỉ có thể
nâng cao hiệu quả trên cơ sở sử dụng các yếu tố cơ bản của q trình kinh
doanh có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh thì
doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo tiết kiệm, huy
động thêm để mở rộng hoạt động SXKD của mình và doanh nghiệp phải đạt
được các mục tiêu đề ra trong qúa trình sử dụng vốn của mình.
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam với số vốn tự có hay vốn vay, vốn điều lệ,

16



đều không phải là số vốn cho không, không phải trả lãi mà đều phải hoặc là
trả cổ tức, hoặc là nộp thuế vốn và hạch tốn bảo tồn vốn. Vậy số vốn này
lớn lên bao nhiêu là đủ, là hợp lý, là hiệu quả cho quá trình SXKD của doanh
nghiệp ? Mặt khác, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ có sức tiêu thụ lớn, thị trường ngày càng ổn định và mở
rộng, nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn thì đương nhiên là cần nhiều tiền
vốn để phát trtiển kinh doanh. Do đó, nếu cơng tác quản trị và điều hành
khơng tốt thì hoặc là phát hành thêm cổ phiếu để gọi vốn hoặc là không biết
xoay sở ra sao, có khi bị “kẹt” vốn nặng... và có khi đưa doanh nghiệp đến
chỗ phá sản vì tưởng rằng doanh nghiệp quá thành đạt. Để đánh giá chính xác
hơn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta có thể dựa vào các nhóm chỉ
tiêu đo lường sau đây:
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các
chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nó thể hiện mối quan hệ giữa
kết quả kinh doanh trong kỳ và số vốn kinh doanh bình qn. Ta có thể sử
dụng các chỉ tiêu sau:

 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp.
Hv 

D
V

Trong đó:
Hv - Hiệu quả sử dụng tồn bộ vốn của doanh nghiệp.
D - Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ.
V - Tồn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ.
Vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động, do đó ta
có các chỉ tiêu cụ thể sau:


 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
H VCĐ 

Trong đó:

D
Vcd

HVCĐ : Hiệu quả sử dụng vốn cố định
17


×