Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sức mạnh của nguyên tắc đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.78 KB, 4 trang )

Sức mạnh của nguyên tắc đơn giản

Đôi khi, những nguyên tắc đơn giản lại mang đến những sức mạnh tiềm
ẩn còn hơn cả những nguyên tắc cứng nhắc. Còn bạn, bạn tuân theo
nguyên tắc đơn giản hay bạn là một con người nguyên tắc cứng nhắc?

Quy tắc được đặt ra nhằm giúp cho con người hoàn thiện hơn trong cuộc
sống, trong công việc. Thế nhưng, làm thế nào để con người có thể tuân thủ
theo những nguyên tắc ấy một cách “tâm phục, khẩu phục”?

Gần đây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những quy tắc. Thú thật là, sở dĩ có
điều này một phần vì gần đây, có một chuyên gia nghiên cứu thị trường đã
nói với tôi rằng độc giả của Tạp chí kinh doanh Harvard (Harvard Business
Review - HBR) rất thích những bài báo có chứa những nguyên tắc. Phần nữa
vì con tôi cũng bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên.

Tôi lấy làm lạ là tại sao độc giả của chúng ta lại yêu thích những nguyên tắc
dựa trên những kinh nghiệm đơn giản? Các vấn đề họ phải giải quyết ở công
sở thì rất phức tạp – phức tạp đến mức họ cần phải đặt vào rất nhiều bối
cảnh trước khi áp dụng có hiệu quả bất kỳ quy tắc nào trên HBR.

Thực ra thì, bất cứ thứ gì HBR xuất bản thường được bắt đầu bởi một cuộc
đối thoại hơn là những quy tắc cứng nhắc. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng nó tồn tại
trong bản năng của chúng ta, muốn đưa sự trật tự vào những vấn đề phức tạp
và tìm hiểu xem người khác đã làm gì với vấn đề mà ta phải trải qua.

Dĩ nhiên, những đứa trẻ vị thành niên thì luôn ghét những quy tắc. Lệnh
“giới nghiêm” lúc 11h được xem là độc đoán. Hạn chế giờ xem ti vi đã trở
nên lỗi thời. Bị ép phải giảm các hoạt động vui chơi ngoài trời nếu điểm số
thấp là một việc điên rồ. Mặc dầu vậy, thật sự, lũ trẻ đang khám phá những
giới hạn của chính chúng (chúng sẽ trở nên trôi nổi nếu một vài giới hạn bên


ngoài không được áp dụng). Chúng sẽ sốc khi người lớn hủy bỏ một vài quy
tắc lớn – những quy tắc về sự dối trá, gian lận và trộm cắp.

Đương nhiên, ở một khía cạnh nào đó, tôi đang nói về hai kiểu quy tắc khác
nhau. Khi chúng ta đưa ra những “quy tắc” trên HBR, chúng ta đang cố gắng
giúp độc giả thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tốt hơn, công thức hoá một chiến
lược hay tính toán hệ số thu nhập trên đầu tư tiếp thị (marketing ROI –
Return On Investment), quản lý quá trình đàm phán sát nhập và thâu tóm
(M&A – Mergers & Acquisitions) một cách tốt hơn.

Ngược lại, khi tôi đưa ra những quy tắc cho các con tôi, tôi cố gắng bảo vệ
chúng an toàn và dạy chúng những kỹ năng và giá trị cần thiết khi chúng lớn
lên.

Mặc dù vậy, vẫn có sự chồng chéo giữa hai kiểu quy tắc này. Đôi khi, chúng
ta đăng tải một bài báo mà không đề cập đến nhiệm vụ, mà lại đề cập đến
đời sống. Tôi còn nhớ lời khuyên của Peter Drucker[1] về việc nên tập trung
vào phát huy ưu điểm của bạn thay vì cải thiện những nhược điểm.

Hay như lời khuyên của David Nadler[2] lại cho rằng không nên trở thành
bạn của giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer) mà bạn đang
cố vấn. Những quy tắc quản trị bản thân là sự liên tục, trong bối cảnh kinh
doanh, chúng ta vẫn còn nhiều lời khuyên mà chúng ta cố gắng đưa ra cho
những đứa trẻ.

Đây là những quy tắc đơn giản mà lũ trẻ có thể kể lại với tôi mà vẫn cười vui
vẻ bởi vì chúng đã được nghe quá nhiều lần.

Nhìn lại quãng thời gian khi tôi còn ở vị trí biên tập viên và là nhà quản lý,
bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều để làm theo những quy tắc ấy và những

đồng nghiệp của tôi cũng nỗ lực một cách hết mình tương tự.

Nhân tiện tôi cũng đưa ra một lời khuyên - đây là lời khuyên thứ ba trong
đời sống, đặc biệt dành cho giới trẻ, đó là: “Hãy chịu trách nhiệm với những
gì mình đã gây ra”.

Tôi đưa ra quy tắc này sau vài cuộc đối thoại thử nghiệm với con tôi. Chỉ
sau khi tôi nhận ra mẹ tôi đã từng làm như vậy đối với vấn đề chịu trách
nhiệm.
Theo VNN

×