Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

NGUYỄN THỊ MỪNG

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT
NAM - TECHCOMBANK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ MỪNG

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT
NAM - TECHCOMBANK
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH

Hà Nội, năm 2015




LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập theo chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân
hàng của Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đã được
các Giáo sư, Tiến sỹ thầy giáo, cơ giáo thuộc Khoa Tài chính ngân hàng của Trường
Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tận tình giảng dạy.
Đến nay tơi đã hồn thành chương trình của khóa học và hồn thiện luận văn
tốt nghiệp của mình với đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay
tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam”.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Giáo sư, Tiến
sỹ Thầy giáo, cô giáo của Khoa Tài chính ngân hàng của Trường Đại học Kinh Tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.Tiến sĩ Nguyễn
Văn Định – Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến
giúp tơi hồn thành bài luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên đề tài:Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
2. Tác giả: Nguyễn Thị Mừng
3. Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
4. Bảo vệ năm: 2015
5. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Định
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Khái quát cơ sở lý luận khoa học về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

-

Nghiên cứu, phân tích các số liệu và kết quả khảo sát để đánh giá thực trạng

thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam- Techcombank.
-

Qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm định dự án

đầu tư tronghoạt động cho vay tại ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt NamTechcombank.
7. Những đóng góp mới của luận văn:
-

Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự

án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.
-

Phân tích đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần

Kỹ thương Việt Nam- Techcombank
-

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay tại ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt NamTechcombank.
Giáo viên hƣớng dẫn

Học viên


( Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Nguyễn Văn Định

Nguyễn Thị Mừng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài...................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
6. Bố cục của luận văn ...............................................................................................3
CHƢƠNG I ................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................4
1.1 Dự án đầu tƣ và thẩm định dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thƣơng mại. .........................................................................................4

1.1.1 Dự án đầu tư (DAĐT) ..................................................................... 4
1.1.2Khái quát về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của
ngân hàng. ................................................................................................ 6
1.2 Thẩm định dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay của NHTM .................9


1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư .................................................. 9
1.2.2 Sự cần thiết thẩm định DADT đối hoạt động cho vay của NHTM 10
1.2.3 Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định DAĐT trong hoạt
động cho vay của NHTM ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư ............................................................................ 11
1.2.3.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ............................................................................. 11

1.2.4 Phương pháp thẩm định DAĐT ..................................................... 26
1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại .................................................................... 28
CHƢƠNG II ............................................................................................................31


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................31
Để phục vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu. .......................................................................................................................31
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu .............................................31
2.2 Các phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................32
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu quả bảng hỏi ............................................33

2.3.1. Mục đích ........................................................................................ 33
2.3.2. Phương pháp ................................................................................. 33
2.3.3. Đối tượng ...................................................................................... 35
CHƢƠNG III ...........................................................................................................36
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NHTM CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM –
TECHCOMBANK ..................................................................................................36
3.1 Khái quát về NHTM cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam..................................36

3.1.1 Khái quát sự phát triển của NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam 36

3.1.2 Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng ..................................... 38
3.1.2.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................................... 38
3.1.2.2 Hoạt động cho vay ................................................................................................... 39
3.1.2.3 Các hoạt động khác .................................................................................................. 41

3.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tƣ vay vốn tại Ngân hàng
Techcombank ......................................................................................................42

3.2.1 Cơ sở pháp lý của thẩm định DADT tại NHTM cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam:................................................................................................. 42
Với CBTĐ thì căn cứ thẩm định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sức
ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định dự án chính là những kinh
nghiệm của CBTĐ rút ra từ những dự án trước và những kinh nghiệm
mà cán bộ thu thập được trong đời sống hằng ngày. .............................. 43
3.2.2 Quy trình thẩm định DAĐT tại NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam ......................................................................................................... 43


Theo quy định của NHTM cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, quy trình thẩm định
gồm các bƣớc sau: ...................................................................................................45

3.2.3 ...................................................................... Nội dung thẩm định dự án đầu tư . 47
3.2.3.1 Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án ........................................... 47
3.2.3.2

Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Error! Bookmark not defined.

3.2.3.3 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án Error!
Bookmark not defined.

3.2.3.4 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật ..................................... 49
3.2.3.5

Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án ................................. 49

3.2.3.6 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.3.7

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án...................................................... 49

3.2.3.8

Đánh giá về các yếu tố rủi ro của dự án ............................................................... 51

3.2.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư .................................... 52
3.2.5 Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đẩu tư .................................. 52
3.2.5.1 Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn (Phụ lục 1) .............................................. 52
3.2.5.2 Giới thiệu chung về dự án (Phụ lục 2) ..................................................................... 52
3.2.5.3 Thẩm định dự án: ..................................................................................................... 52
-

Những mặt đạt được: ................................................................................................... 66

-

Những mặt còn hạn chế: .............................................................................................. 67

3.3 Đánh giá chung ................................................................................. 67
3.3.1 Những kết quả đạt được .............................................................................................. 68

3.3.1.1 Về quy trình thẩm định: ........................................................................................... 68
3.3.1.2 Về nội dung thẩm định: ............................................................................................ 68
3.3.1.3 Về tổ chức và phân cấp thẩm định ........................................................................... 69
3.3.1.4 Về phương pháp thẩm định ...................................................................................... 69
3.3.1.5 Về cán bộ thẩm định: ............................................................................................... 70
3.3.1.6 Về thời gian thẩm định ............................................................................................. 70
3.3.1.7 Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định:.... 71
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................................. 72

A, Những hạn chế ................................................................................................72
3.3.2.1 Về quy trình và phương pháp thẩm định .................................................................. 72


3.3.2.2 Về nội dung thẩm định ............................................................................................. 72
3.3.2.3 Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định .......................................................... 74
3.3.2.4 Về mạng lưới thông tin ............................................................................................ 74
3.3.2.5 Các hạn chế khác...................................................................................................... 75

CHƢƠNG IV ...........................................................................................................79
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ VAY VỐN TẠI
HỘI SỞ CHÍNH – NGÂN HÀNG TECHCOMBANK .......................................79
4.1 Định hƣớng phát triển của ngân hàng cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam ....79

4.1.1. Định hướng pháp triển chung ....................................................... 79
4.1.2. Định hướng về hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư ....... 81
4.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định DAĐT ......................................81

4.2.1. Hồn thiện quy trình, tổ chức, phương pháp thẩm định, .............. 81
4.2.2 Hoàn thiện nội dung thẩm định ..................................................... 83
4.2.3 Đổi mới trang thiết bị và công nghệ phục vụ việc thẩm định ........ 84

4.2.4 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin .......................... 85
4.2.6 Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định ............................................ 86
4.3 Một số kiến nghị để hồn thiện cơng tác thẩm định ..................................87
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện thẩm định DADT tại ngân hàng
Techcombank thì ngồi sự cố gắng của ngân hàng cịn cần đến sự hỗ trợ về
mặt chính sách, quy định của chính phủ, các cán bộ ban ngành liên quan, ngân
hàng nhà nƣớc và cả của các chủ dự án. ...............................................................87

4.3.1 Kiến nghị với nhà nước và các bộ ngành liên quan ...................... 87
4.3.2 Với nhân hàng Nhà nước ............................................................... 89
4.3.3 Kiến nghị với ngân hàng Techcombank......................................... 89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92
PHỤ LỤC .................................................................................................................94



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên văn

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

DAĐT

Dự án đầu tư


HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QLRR

Quản lý rủi ro

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSCĐ

Tài sản cố định

UBTTHĐQT

Ủy ban Thường trực Hội Đồng Quản Trị

VCSH


Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Huy động vốn qua các năm của NHTM Techcombank.
Bảng 3.2: Cho vay khách hàng qua các năm của ngân hàng Techcombank
Bảng 3.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 2014
Bảng 3.4 : Giá bán bình qn, cơng suất bình qn dự kiến
Bảng 3.5 : Sản lượng và doanh thu dự kiến
Bảng 3.6 : Chi phí nhân cơng
Bảng 3.7 : Hiệu quả tài chính của dự án
Bảng 3.8 : Bảng phân tích độ nhạy của dự án trong trường hợp doanh thu giảm
Bảng 3.9 : Bảng phân tích độ nhạy của dự án trong trường hợp chi phí tăng
Bảng 3.10 : Bảng tính khả năng trả nợ
Bảng 3.11 : Đánh giá một số rủi ro có thể phát sinh
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Quản trị ngân hàng
Hình 3.2:Dư nợ cho vay khách hàng qua các năm ngân hàng Techcombank
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng tại Techcombank
Hình 3.4: Quy trình Tín dụng của Techcombank
Hình 3.5: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu người
cho dược phẩm


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế. Đây là một loại doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh
trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, khơng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh nhưng tạo điều kiện thuận lợi
cho q trình sản xuất, lưu thơng và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng
vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng kinh
doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tại các nước đang phát triển
như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trị rất quan trọng, vì nó
đảm nhận vai trò giữ cho huyết mạch (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thơng và
có vậy mới góp phần bơi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường cịn non
yếu. Hoạt động tín dụng là một hoạt động vô cùng quan trọng, là nghiệp vụ tạo ra
lợi nhuận cao nhất, trong hoạt động tín dụng , cơng tác thẩm định trước khi cho vay
có vai trị rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, góp
phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng.
Trước thực tế hiện nay, rất nhiều trường hợp nợ xấu xảy ra tại các ngân hàng
thương mại (NHTM) có ngun nhân hàng đầu do khơng tn thủ quy trình thẩm
định, chất lượng thẩm định dự án vay vốn và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
quá thấp. Điều này càng cho thấy vai trị vơ cùng quan trọng của công tác thẩm định
dự án trước khi cho vay tại ngân hàng và có sự ảnh hưởng khơng nhỏ tới thành bại
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với những nhận thức trên em đã chọn
và nghiên cứu đề tài :’’Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam’’ làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu liên quan đề tài
Có thể nói, hoạt động cho vay trong ngân hàng là hoạt động trọng tâm, là hoạt
động mang lại nguồn thu lớn, nhưng cũng hàm chứa khơng ít rủi ro.Và là đề tài
được được rất nhiều tác giả nghiên cứu như: ”Giải pháp tín dụng ngân hàng hướng
tới tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế” Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ ngày

1


25/5/2012; ” Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng thương
mại cổ phần Nam Á” của tác giả Trần Thị Hà; ” Hoạt động cho vay Doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” tác giả Trịnh Thị Lan
Hương; ” Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn” tác giả Nguyễn Thị Kim
Vui; ” Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại” bài
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 201 tháng 8 năm 2011 (ngày 20/08/2011)
của tác giả TS. Nguyễn Thị Mai Hoa; ” Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong
ngân hàng” của tác giả Hồng Anh trên báo Nhân Dân; ”Quản trị rủi ro trong hoạt
động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” của tác giả
Mai Phương. Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
cho vay của ngân hàng và đưa ra các biên pháp phòng ngừa hạn chế mức thấp nhất
rủi ro, tổn thất đối với ngân hàng.
Một số luận văn nghiên cứu liên quan đến đề tài thẩm định dự án đầu tư như: ”
Một số vấn đề trong cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Thảo;” Chất
lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam” của tác giả Trần Thị Thu Hà; ” Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân
hàng Ngoại thương Lào” của tác giả DiengkhamSengkeomysay...Trong các nghiên
cứu đó họ đã đưa ra các giải pháp để hồn thiện nâng cao chất lượng cơng tác thẩm
định dự án đầu tư. Tuy nhiên dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ các giải pháp để
nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng thường chỉ được
trình bày như một phần nội dung trong các cơng trình nghiên cứu về thẩm định dự
án đầu tư, chứ chưa trở thành nội dung duy nhất, một cách có hệ thống và cập nhật
một cơng trình riêng biệt . Như vây chưa có luận văn nào có nội dung trùng lặp với
đề tài:” Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2



Do thẩm định dự án là nội dung lớn nên em tập trung nghiên cứu giải quyết
những nội dung sau:
Khái quát cơ sở lý luận khoa học về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đánh giá thực trạng
thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam- Techcombank,
qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư
tại đây. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay được nghiên cứu
với tư cách là một khâu trong quy trình trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay tại ngân hàng cổ phần kỹ thương Việt Nam.
Phạm vị nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay tại ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam –
Techcombank từ năm 2011-2014
5.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu một số phương pháp như phương pháp thu thập tài liệu
trực tiếp từ ngân hàng, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn,phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống bảng và biểu số liệu thống
kê, tham khảo từ website, sách báo, tạp chí trong nước hỗ trợ để làm tăng thêm tính
trực quan và sức thuyết phục cho đề tài.
6.Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 4 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.


3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1Dự án đầu tƣ và ngân hàng thƣơng mại
1.1.1Dự án đầu tư (DAĐT)
Khái niệm DAĐT
- Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết,
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kết quả và thực hiện được những
mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được
bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục
tiêu nhất định trong tương lai.
- Theo ngân hàng Thế giới: DAĐT là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên
quan được hoạch định một cách có bài bản, nhằm đạt được những mục tiêu nhất
định, trong một thời hạn xác định.
“DAĐT là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong
khoảng thời gian xác định chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp”
(theo nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng)
Có nhiều cách tiếp cận DAĐT được áp dụng đối với mỗi đối tượng lại khác
nhau để quản lý sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Tùy theo
từng giác độ xem xét nghiên cứu DAĐT dù ở góc độ nào cũng bao gồm các thành
phần chính:
Các mục tiêu đạt được khi thực hiện DAĐT: những lợi ích đem lại cho đất nước

nói chung và những lợi ích mang lại cho chủ đầu tư nói riêng. Những mục tiêu này
cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết

4


việc làm cho người lao động, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư...
Các hoạt động: DAĐT phải nêu rõ những hành động cụ thể phải thực hiện, địa
điểm diễn ra, thời gian cần thiết để hoàn thành,nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ
phận liên quan.
Các nguồn lực: về các nguồn lực cần thiết tiến hành hoạt động. Tổng hợp các
nguồn lực dưới hình thái tiền tệ chính là vốn đầu tư cho dự án.
Vai trò của dự án đầu tƣ
Một dự án đầu tư có sự góp mặt của rất nhiều bên tham gia và với mỗi chủ thể
vai trò của họ cũng rất khác nhau.
Đối với chủ đầu tư:
- Là căn cứ quan trọng NHTM để quyết định đầu tư
- Là phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngồi
nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đơn đốc q trình thực hiện đầu tư :
đó là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi cơng xây lắp, kế
hoạch sản xuất kinh doanh....
- Là căn cứ đánh giá, điều chỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong q
trình thực hiện đầu tư và khai thác cơng trình.
Đối với nhà nước:
- Là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp
giấy phép đầu tư.
- DAĐT giúp nhà nước xem xét được các nội dung có phù hợp với đường lối,
chủ trương chính sách khơng, đánh giá mức độ hiệu quả, khả thi của dự án.
Đối với các nhà tài trợ:

- Là cơ sở để ra quyết định có tài trợ hay khơng tài trợ cho dự án đó.
- Khi chấp nhận đầu tư, dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn
hoặc cho vay phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi
vốn vay.

5


Chu trình của DAĐT
Chu trình của DAĐT là các bước hoặc các giai đoạn mà dự án phải trải qua bắt
đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt
động. Cơ bản bao gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư.
Bước 1

Bước 2

Bước 3

Nghiên cứu cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi (dự Nghiên cứu khả thi (hồ
(hình thành ý tưởng đầu kiến quy mô vốn, thị trường, sơ thẩm định, hồ sơ phê
tư, giới thiệu cơ hội đầu kỹ thuật, công nghệ, tài chính, duyệt )
tư, tìm hiểu đối tác đầu tư) quản lý, nhân lực…)
Giai đoạn 2 : Thực hiện đầu tư
Là giai đoạn tiến hành các hoạt động tạo nhằm tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật,
tiền đề cho dự án đi vào hoạt động sau cùng ( chuẩn bị xây dựng, thiết kế chi tiêu,
xây lắp, nghiệm thu đưa vào hoạt động).
Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư
Bước 1


Bước 2

Bước 3

Dự án hoạt động chương Đánh giá dự án sau Thanh lý,lập dự án mới.
trình sản xuất, cơng suất sử khi thực hiện (thành
dụng, giá trị cịn lại vào năm công, thất bại, nguyên
cuối của dự án

nhân)

Các giai đoạn của chu trình DAĐT có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giai đoạn
trước là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau. Trong quá trình thực hiện DAĐT chúng
ta không thể bỏ qua một giai đoạn nào.
1.1.2 Khái quát về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng.
Khái niệm và đặc trƣng của ngân hàng thƣơng mại (NHTM)

6


Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung
và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Do đó, để phân biệt NHTM với các tổ chức tài chính, Peter S.Rose đã đưa ra
kháiniệm về NHTM theo cách tiếp cận từ những loại hình dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh
tốn và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế”.

Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại:

7




Hoạt động huy động vốn



Hoạt động sử dụng vốn



Hoạt động trung gian
Hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại



Khái niệm
Cho vay là một trong những hình thức của nghiệp vụ tín dụng, là hoạt động

mang lại lợi nhuận lớn cho mỗi ngân hàng, cho vay có thể hiểu đơn giản là ngân
hàng cấp một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian
xác định với cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn.


Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn rỗi với


những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao cho
ngân hàng, dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi hay động và các khoản chi phí quản
lý, trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động của ngân
hàng.
Thứ ba, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn trong
nền kinh tế.
Thứ tư, bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho một dự án phát triển mang
tính chất chiến lược cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của chính phủ
để phát triển đất nước.


Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và

phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau. Việc áp dụng hình thức cho vay
nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử
dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc
điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:


Phân theo mục đích sử dụng vốn:
8


-

Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp


-

Cho vay tiêu dùng cá nhân

-

Cho vay mua bán bất động sản

-

Cho vay sản xuất nông nghiệp

-

Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu



Phân loại theo thời hạn tín dụng

-

Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại

cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
-

Cho vay trung dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục đích của


loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào các
dự án đầu tư


Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng

-

Cho vay khơng có bảo đảm: là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố,

hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
vốn để quyết định cho vay
-

Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay

như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.


Phân loại theo phương thức cho vay

-

Cho vay từng lần

-

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay

-

Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn

-

Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp

-

Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng khơng có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theo khả

năng của khách hàng để trả nợ bất cứ lúc nào
1.2 Thẩm định dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Qua khái niệm DAĐT ta nhận thấy DAĐT mới chỉ là đề xuất cho tương lai
chưa thực hiện nên cịn mang tính mơ phỏng và một sự bất định.
9


DAĐT khi được soạn song dù có được nghiên cứu, tính tốn kỹ càng thì mới
chỉ qua bước khởi đầu. Để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả, tính khả thi của dự án và
ra quyết định dự án có được thực hiện hay khơng cần phải có một q trình xem xét
kiểm tra, đánh giá độc lập tách biệt với q trình soạn thảo dự án. Đó là thẩm định
của dự án.
“ Thẩm định của dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan,
khoa học và toàn diện trên các nội dung cơ bản liên quan trực tiếp đến thực hiện
dự án, tính đến hiệu quả và tính khả thi của dự án ”.
( Giáo trình tài trợ dự án - HVNN 2006)
Bản chất của cơng tác thẩm định DAĐT chính là kỹ thuật phân tích, đánh giá

lựa chọn dự án trong mối liên hệ mật thiết với các thơng tin có thể có và các giả
thiết vể mơi trường dự án đó sẽ hoạt động, từ đó dự tính những kết quả mà dự án sẽ
đem lại để có được những quyết định đầu tư đúng đắn.
Mục đích của thẩm định dự án
-

Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hiệu quả, tính khả thi và cách thức tính

tốn của DAĐT
-

Đánh giá tính hiệu quả: hiệu quả chính và kinh tế - xã hội của dự án.

-

Đánh giá tính khả thi: một dự án hợp lý và hiệu quả phải có đầy đủ tính khả thi.

Thẩm định DAĐT chính là cán bộ thẩm định (CBTĐ) ngân hàng phân tích, đánh
giá lựa chọn dự án và đưa ra các kết luận chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả
kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định có cho vay hay
khơng đối với dự án đó.
1.2.2Sự cần thiết thẩm định DADT đối hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay theo dự án là loại hình cho vay vốn phổ biến, đem lại nguồn
thu nhập chủ yếu và cũng tiềm ẩn rủi ro nhất cho ngân hàng thẩm định DAĐT là
một việc vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động cho vay của tất
cả các ngân hàng.
- Thẩm định của dự án giúp ngân hàng có được những kết luận chính xác nhất
về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ gốc và lãi cũng như những biến cố

10



rủi ro có thể xảy ra trong q trình đầu tư. Qua đó xác định được số tiền cho vay,
thời điểm và thời hạn bỏ vốn thích hợp .
- Thẩm định dự án giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. Đa phần các
tài khoản cho vay trung - dài hạn đều là DAĐT nên quyết định đến thu nhập và rủi
ro của các ngân hàng. Thẩm định tốt thì danh mục DAĐT của ngân hàng tốt và giúp
tìm được các dự án phù hợp với định hướng và chính sách tín dụng của mình.
1.2.3Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động xem xét, phân
tích, đánh giá các nội dung của dự án. Thông thường, quy trình tổ chức tổ chức
thẩm định dự án đầu tư của NHTM được tiến hành như sau:
-

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn ( bao gồm cả hồ sơ dự án) của khách hàng

-

Thực hiện công việc thẩm định

-

Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư

-

Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt .

1.2.4Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Một q trình thẩm định có hiệu quả cụ thể. Căn cứ theo quy trình của các

NHTM ở Việt Nam hiện nay, nội dung thẩm định DAĐT gồm có:


Thẩm định tính pháp lý của dự án
Đây là thủ tục đầu tiên vì chỉ có những dự án hợp pháp mới có thể được đầu tư

và đi vào hoạt động. Ngân hàng có thể kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của
hồ sơ dự án thông qua:
-

Giấy đề nghị vay vốn

-

Các tài liệu kinh tế kỹ thuật

-

Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.

-

Các hợp đồng, giấy phép kinh tế có liên quan đến dự án .
Tùy theo mức độ phức tạp và quy mơ khác nhau mà ngân hàng có thể địi hỏi

các giấy tờ khác nhau.

11





Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư

-

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và chiến lược phát triển

kinh doanh của doanh nghiệp.
Diễn biến Cung – Cầu sản phẩm, quy mô thị trường hiện đại và dự báo tương

lai.
-

Căn cứ theo định hướng phát triển ngánh, vùng, địa phương, quốc gia.

-

Xu thế của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Nếu là đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng và sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì
phải đánh giá về quy trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, giá cả sản phẩm trước
và sau khi đầu tư.


Thẩm định phương diện thị trường của dự án đầu tư
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trị rất quan

trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc thẩm định dự án cần
được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung

chính cần xem xét đánh giá là:
-

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
 Định dạnh sản phẩm của dự án.
 Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản

xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
 Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm,
dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường
nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức
gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản
phẩm khác có cùng cơng dụng.
-

Đánh giá về cung sản phẩm:
 Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của

sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao
nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong

12


nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh
hơn.
+ Dự đốn biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối
tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong
những năm tới.

+ Dự án ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường sản
phẩm của dự án.
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng cung
sản phẩm, dịch vụ.
-

Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ thẩm định

cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã, giá cả, chất
lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu, quy
cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại của
Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả...
-

Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Cần xem đánh giá trên các mặt sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo

phương thức nào, cần có hệ thống phân phối khơng. Mạng lưới phân phối sản phẩm
của dự án đã được thiết lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay
không, phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu
chi tính tốn nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính hiệu quả của các dự án.
-

Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh

tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phỉa đưa ra được các dự kiến về khả

năng tieu thụ được sản phẩm sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêuchính thức

13


như sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự
án có nhiêu loại sản phẩm, diễn biến giá cả sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm.


Thẩm định kỹ thuật của DAĐT



Khái niệm

Là phân tích đánh giá, việc lựa chọn được phương pháp sản xuất, công nghệ và thiết
bị, nguyên vật liệu, địa điểm… phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản
lý và kỹ thuật, quy mơ thị trường, yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho
phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra.


Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án

Quyết định về địa điểm là một quyết định có tầm quan trọng chiến lược. Địa điểm là
nhân tố ảnh hưởng đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như sự tiện lợi trong
hoạt động, giao dịch của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn lựa chọn:
-

Tiêu chuẩn tự nhiên và kỹ thuật


-

Tiêu chuẩn kinh tế

-

Tác động về xã hội và môi trường

Nguyên tắc lựa chọn địa điểm:
-

Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm. Giao thơng

thuận tiện chi phí vận chuyển, bốc dỡ hợp lý.
-

Tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có: đường xá, bến cảng, điện nước… để tiết

kiệm chi phí đầu tư.
-

Mặt bằng phải phù hợp với quy mô hiện tại và có khả năng phát triển mở rộng

trong tương lai. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý mơi trường, phịng
cháy, chữa cháy….
-

Địa điểm xây dựng phải tuân thủ các văn bản quy định của nhà nước về quy

hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng (có giấy phép của cấp có thẩm quyền), cần tính

tốn đầy đủ chi phí đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng.
-

Khơng vi phạm các di tích văn hóa lịch sử của địa phương.

Vậy việc lựa chọn địa điểm không đầy đủ, khơng chính xác có thể dẫn đến những
sai sót lớn trong thiết kế và thi cơng, thậm chí phải trả giá rất đắt về nhiều mặt.
14


×