Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ BẮC HÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ BẮC HÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH TRUNG



XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

ii


Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Qn đội Chi nhánh Hà Tĩnh" là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng trong luận văn trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình
bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày………tháng……….năm 2017
Học viên

iii


iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn gửi tới toàn bộ ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân
hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh, trong thời gian qua đã tạo

điều kiện cho tơi có thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành kiến thức và hỗ trợ tôi
trong việc làm luận văn tốt nghiệp. Tôi tin rằng những nghiên cứu trong bài luận
văn của mình sẽ phần nào giúp chi nhánh có cái nhìn tổng quan và hệ thống hơn về
hoạt động huy động vốn của chi nhánh, từ đó góp phần vào sự phát triển chi nhánh
và Ngân hàng TMCP Quân đội.
Đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo hƣớng dẫn - Tiến sỹ Nguyễn Đình
Trung - ngƣời đã hƣớng dẫn trực tiếp để tơi có thể hồn thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
khơng có bất kỳ sự sao chép hồn tồn từ bất kỳ luận văn nào hay nhờ ngƣời khác
viết. Tôi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cam đoan của mình và xin nhận mọi sự
kỷ luật nếu vi phạm!

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU
QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .................4
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................4
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ...........................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn ......................................................7

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại........................7
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại .................................................9
1.2.3. Vai trò nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại ...............................................16
1.2.4. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..............................21
1.2.5. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .................................26
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng
thƣơng mại .........................................................................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................38
CHƯƠNG 2..............................................................................................................39
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................39
2.1. Tài liệu nghiên cứu ......................................................................................39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................39
2.2.1. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic .............................................39
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .......................................................40

vi


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................47
CHƯƠNG 3..............................................................................................................48
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH HÀ TĨNH ......................................48
3.1. Khái quát về Chi nhánh ..............................................................................48
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................48
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh .................................................................48
3.1.3. Sản phẩm, dịch vụ chính của Chi nhánh ..................................................49
3.1.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh .............................................................51
3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ...................................56
3.2.1. Hiệu quả huy động vốn qua các chỉ tiêu ..................................................56
3.2.2. Hiệu quả huy động vốn qua các nhân tố ảnh hƣởng ................................60

3.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi Nhánh .....................................75
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................75
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ......................................................76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................78
CHƯƠNG 4..............................................................................................................79
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HÀ TĨNH ...................79
4.1. Định hƣớng phát triển của Chi nhánh đến năm 2020 ..............................79
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh ..........80
4.2.1. Định hƣớng tốt hơn hoạt động của Chi nhánh .........................................80
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại Chi nhánh ................................84
4.2.3. Nâng cao hiệu suất vốn ............................................................................85
4.2.4. Tăng cƣờng hoạt động quảng cáo ............................................................87
4.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................88
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc ...........................................................................88
4.3.2. Kiến nghị với NHNN ...............................................................................89
4.3.3. Kiến nghị đối với NHTMCP Quân Đội ...................................................89

vii


TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................93
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ............................................................1
PHỤ LỤC 2: ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ............................................................96
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ .....................................................................109
PHỤ LỤC 4: NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 1 ...................................................119
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 2 ...........................135
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 3 ...........................143

PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 4 ...........................153
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................164

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ATM

Máy rút tiền tự động

2

CN

Cá nhân

3

DN

Doanh nghiệp


4

GDV

Giao dịch viên

5

PGD

Phòng giao dịch

6

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

7

POS

Nơi thực hiện mua bán

8

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm


9

TGTT

Tiền gửi thanh toán

10

TK

Tài khoản

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo và ký hiệu thang đo về các yếu tố ảnh hƣởng ..........................44
Bảng 3.1. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh ................................................51
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn ............................................52
Bảng 3.3. Kết quả tín dụng của Chi nhánh ...............................................................53
Bảng 3.4. Kết quả tài chính của Chi nhánh ...............................................................55
Bảng 3.5. Mức hồn thành kế hoạch huy động vốn của Chi nhánh .........................56
Bảng 3.6. Lƣợng vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng .....................................57
Bảng 3.7. Cơ cấu vốn huy động tại Chi nhánh theo kỳ hạn ......................................57
Bảng 3.8. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh theo sản phẩm huy động ..............58
Bảng 3.9. Chi phí huy động vốn của chi nhánh ........................................................59
Bảng 3.10. Năng suất huy động vốn của Chi nhánh .................................................60
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ......................................61
Bảng 3.12. Thống kê mô tả về ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế ...........................61

Bảng 3.13. Mô tả về ảnh hƣởng của mơi trƣờng pháp luật chính trị ........................62
Bảng 3.14. Thống kê mô tả về ảnh hƣởng của môi trƣờng văn, tâm lý thói quen ....62
Bảng 3.15. Thống kê mô tả về ảnh hƣởng của cơ cấu dân số ...................................63
Bảng 3.16. Thống kê mô tả về ảnh hƣởng của công nghệ thông tin .........................63
Bảng 3.17. Thống kê mô tả về ảnh hƣởng của định hƣớng của khách hàng ............64
Bảng 3.18. Thống kê mô tả về mạng lƣới Chi nhánh ...............................................64
Bảng 3.19. Thống kê mô tả về nhân lực của Chi nhánh ...........................................65
Bảng 3.20. Thống kê mô tả về các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh .......................65
Bảng 3.21. Hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ...................................................66
Bảng 3.22. Hệ số KMO và hệ số Sig ........................................................................66
Bảng 3.23. Hệ số phƣơng sai trích ............................................................................67
Bảng 3.24. Ma trận nhân tố xoay lần 1 .....................................................................68
Bảng 3.25. Ma trận nhân tố xoay lần 2 .....................................................................69
Bảng 3.26. Ma trận nhân tố xoay lần 3 .....................................................................70
Bảng 3.27. Hệ số phƣơng sai trích lần 4 ...................................................................71

x


Bảng 3.28. Ma trận nhân tố xoay lần 4 .....................................................................72
Bảng 3.29. Kết quả mơ hình hồi quy ........................................................................73
Bảng 3.30. Hệ số R2 ..................................................................................................74
Bảng 3.31. Hệ số ANOVA ........................................................................................75

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân
hàng thƣơng mại ........................................................................................................40

Hình 2.2. Mơ hình các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh ........................................................................42
Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................43
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ..................................................................48

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn của một ngân hàng thƣơng mại có vai trị quyết định khả năng
cạnh tranh và quy mơ tài sản có của ngân hàng đó. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn
huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn
ln là cuộc cạnh tranh nóng bỏng và gay gắt nhất của các ngân hàng thƣơng mại.
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản nhất, là nền tảng cho sự
phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Huy động vốn là cơ sở cho các hoạt động tín
dụng và tạo ra lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu, rộng
và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thƣơng mại, làm thế nào có
thể huy động đƣợc vốn hợp lý với chi phí thấp nhất, đảm bảo cho ngân hàng ln có
đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, hỗ trợ nhu cầu
vốn chi phí, đầu tƣ phát triển của khách hàng và các dịch vụ tài chính khác là một
thách thức lớn đối với ngân hàng.
Những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều Ngân hàng nƣớc ngoài, và
sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn, nhiều mảng thị phần của Ngân
hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh đã bị thu hẹp. Nếu nhƣ
trƣớc đây, Ngân hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh không quá
chú trọng lĩnh vực huy động vốn, thì nay, đã phải có nhiều hình thức khuyến mại,
quảng bá, tiếp thị tới ngƣời dân, doanh nghiệp, kết hợp bán chéo sản phẩm, giao
khoán nguồn huy động cho cán bộ...Việc xây dựng và đề xuất những giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng cổ phần Thƣơng mại Quân
đội Chi nhánh Hà Tĩnh trở nên cần thiết, cấp bách và ƣu tiên trong giai đoạn hiện
nay. Nắm bắt đƣợc thực tế này nên tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả huy động
vốn tại NH TMCP Quân Đội - CN Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đƣợc đặt ra trong quá trình nghiên cứu luận văn bao gồm:

1


Câu hỏi 01: Cơ sở lý luận của hiệu quả huy động vốn là gì?
Câu hỏi 02: Yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn?
Câu hỏi 03: Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác huy động
vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh là gì?
Câu hỏi 04: Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh là gì?
Câu hỏi 05: Đâu là những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh?
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu nghiên cứu thực trạng hiệu quả công tác huy động
vốn tại Ngân hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh từ 2014 2016 đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quản huy động vốn tại Ngân
hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2017- 2020.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn
của NHTM trong nền kinh tế.
- Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng cổ phần Thƣơng
mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2016.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động
vốn tại Ngân hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng cổ phần
Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Ngân hàng TMCP Quân đội Chi
nhánh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động
vốn của Ngân hàng cổ phần Thƣơng mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời
gian từ năm 2014 – 2016 và đề xuất giải pháp kiến nghị naangcao hieeujquar huy
động vốn giai đoạn 2017- 2020.

2


6. Kết cấu chính của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng
biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả huy
động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng cổ phần
Thương mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả huy động vốn
tại Ngân hàng cổ phần Thương mại Quân đội Chi nhánh Hà Tĩnh.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU
QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn của
ngân hàng thƣơng mại. Có thể kể đến một số đề tài và cơng trình nghiên cứu tiêu
biểu nhƣ sau:
Dranmoran (2010) "Effective mobilizing capital for commercial banks", tạm
dịch là "Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại". Trong cơng trình
nghiên cứu này, tác giả đề cập tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng
mại, đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn từ phía ngân hàng thƣơng mại nhƣ:
lƣợng vốn huy động, năng suất huy động vốn, chi phí huy động vốn, tổng lƣợng vốn
huy động so với tổng dƣ nợ. Đề tài phân tích khá đầy đủ hiệu quả huy động vốn của
ngân hàng thƣơng mại qua các chỉ tiêu định lƣợng, tuy nhiên, đề tài không nêu đƣợc
các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn. Do đó, tính thực tiễn trong áp
dụng khơng cao.
Jonathan Lee (2008) "Capital mobilization methods of commercial banks,
concepts and practices", tạm dịch là "Phương pháp huy động vốn của ngân hàng
thương mại, khái niệm và thực tiễn". Trong cơng trình này, tác giả đã khái quát và
nêu định nghĩa về huy động vốn ngân hàng thƣơng mại, đƣa ra các chỉ tiêu định
lƣợng cũng nhƣ định tính về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại và
trong trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nếu lên một số ví dụ về hiệu quả huy
động vốn tại một số ngân hàng thƣơng mại của nƣớc Mỹ. Tuy nhiên, trong cơng
trình này, tác giả khơng nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thƣơng mại. Do đó, cơng trình nghiên cứu chƣa đầy đủ và tính áp
dụng chƣa cao.
Adam mathew (2012) "Discuss the efficiency of commercial banks' capital
mobilization", "Bàn về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại". Trong

4


cơng trình nghiên cứu này, tác giả nêu lên cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại,

các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại và các nhân
tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, tác
giả chỉ đề cập nhiều đến các chỉ tiêu định tính và khơng đề cập đến chỉ tiêu định
lƣợng. Do đó, thiếu tính thuyết phục về mặt lí luận và thực tiễn.
Nguyễn Văn Định, 2013. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
Việt Nam". Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong cơng trình
nghiên cứu này, tác giả nêu lên khái niệm về hiệu quả huy động vốn của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân
hàng thƣơng mại. Nhƣng các vấn đề tác giả nêu và đánh giá quá rộng và dàn trải, do
đó, khó có tính thực tiễn cao.
Nguyễn Văn Hịa, 2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương chi nhánh Đống Đa. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về hiệu quả huy
động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng, tuy nhiên, tác
giả đã không đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động của ngân
hàng và các giải pháp đề xuất trong đề tài cũng khơng có tính thực tế áp dụng cao.
Nguyễn Minh Tiến, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng. Luận văn
thạc sĩ, Trƣờng Học viện Ngân hàng. Trong luận văn, tác giả đã nêu đƣợc nổi bật
các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, từ đó, đƣa ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nhƣng một số giải
pháp tác giả đƣa ra còn chung chung, khó áp dụng đƣợc vào thực tế.
Dƣơng Minh Tuấn, 2014. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
tại Ngân hàng Quân Đội chinh nhánh Long Biên. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về hiệu quả
huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại, những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hƣởng
tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, phần các nhân tố ảnh hƣởng

5



chi mời dừng lại ở phần lý thuyết mà không đề cập sâu trong phần thực trạng của
luận văn. Do đó, phần giải pháp của luận văn cịn hạn chế so với yêu cầu của đề tài.
Nguyễn Bá Nguyệt, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Techcombank - Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ,
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài nghiên cứu định lƣợng các yếu tố ảnh
hƣởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng bao gồm các yếu tố chính trị, văn
hóa, quy mơ của ngân hàng và tìm ra đƣợc yếu tố về quy mơ của ngân hàng và yếu
tố chính trị ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tuy nhiên, nhƣ
thế chƣa đầy đủ, các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn cịn có các yếu tố
khác nhƣ: Yếu tố về kinh tế, pháp luật, con ngƣời, tâm lý thói quen, do đó, luận văn
chƣa nói lên đƣợc đầy đủ các yếu tố tác động.
Hoàng Văn Hoa, 2015. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của
ngân hàng CPTM Đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Học
Viện Tài chính. Luận văn trình bày các nhân tố tác động tới hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng bao gồm yế tố về kinh tế, xã hội, cong ngƣời, cơ sở vật chất và công
nghệ của ngân hàng, tuy nhiên tác giả chƣa nói rõ đƣợc nhân tố nào tác động mạnh
nhất tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, do đó, giải pháp tác giả nêu ra để
nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng chƣa có tính thực tiễn cao.
Nguyễn Minh Nguyệt, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động
vốn của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân. Trong luận văn tác giả trình bày những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
huy động vốn của ngân hàng bao gồm quy mô huy động vốn, năng suất huy động
vốn, tỷ lệ vốn huy động so với tổng vốn, các yếu tố tác động tới hiệu quả huy động
vốn của ngân hàng bao gồm yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, tuy nhiên, các chỉ tiêu
này tác giả mới chỉ đánh giá sơ sài và chủ yếu là lý thuyết nên luận văn khơng có
tính khả thi về mặt giải pháp ứng dụng vào trong thực tiễn.
Nguyễn Nhƣ Tuấn, 2015. Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam chi nhánh Long Biên. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng
Đại học ngân hàng TPHCM. Luận văn trình bày những chỉ tiêu về hiệu quả huy


6


động vốn tại ngân hàng, tuy nhiên, các nhân tố tác động tới hiệu quả huy động động
vốn của ngân hàng luận văn chƣa trình bày đƣợc, do đó, tính thực tiễn của đề tài
trong thực tế chƣa cao.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Thơng qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả thấy, đa số các đề
tài đƣợc đề cập đã nêu đƣợc khá đầy đủ những cơ sở lý luận về hiệu quả huy động
vốn của ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, trong phân tích thực trạng hiệu quả huy
động vốn, các đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu thứ cấp, mà khơng có cơng
trình nào nghiên cứu hoặc có nghiên cứu thì cũng rất ít theo hƣớng khảo sát ý kiến
từ phía khách hàng và những ngƣời làm việc trong lĩnh vực ngân hàng để tìm ra
những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này và
tìm ra giải pháp để khắc phục.
Do đó, luận văn "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Quân đội chi nhánh Hà Tĩnh" sẽ đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh
thông qua khảo sát ý kiến. Từ đó, xây dựng mơ hình hồi quy tuyến đính để đánh giá
hiệu quả huy động vốn của chi nhánh. Đây là hƣớng nghiên cứu mới mà tác giả
muốn nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, đƣợc phép thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động ngân
hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
(1) nhận tiền gửi; (2) cấp tín dụng; và (3) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Các ngân hàng thƣơng mại muốn hoạt động một cách bình thƣờng thì phải có vốn. Vốn

của ngân hàng thƣơng mại gồm có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có đặc điểm, phƣơng
thức sử dụng và biện pháp quản lí khác nhau.

7


Về mặt học thuật, có thể gặp nhiều định nghĩa về vốn ngân hàng, đặc trƣng cho
các hình thái biểu hiện của nó. Một số tác giả cho rằng vốn ngân hàng bao gồm vốn
chủ sở hữu và vốn huy động; Một số khác thì đồng nhất khái niệm vốn ngân hàng với
thuật ngữ “vốn chủ sở hữu”; Những ngƣời khác thì lại cho rằng vốn ngân hàng là “các
nguồn lực của ngân hàng”. Nhiều nhà khoa học khi định nghĩa vốn ngân hàng thƣờng
nhấn mạnh đến đặc điểm, đó là các tài sản tiền tệ, một phần tài sản của ngân hàng đƣợc
biểu hiện bằng tiền do ngân hàng quản lí và sử dụng.
Từ những nhận thức trên, có thể định nghĩa vốn của NHTM là những giá trị tiền
tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động đƣợc, dùng để cho vay, đầu tƣ hoặc thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Nhƣ vậy, khái niệm vốn ngân hàng ở đây bao gồm vốn chủ
sở hữu, vốn huy động (thơng qua các hình thức huy động tiền gửi, phát hành chứng từ
có giá…), vốn vay (vay Ngân hàng Trung ƣơng, vay các tổ chức tín dụng khác) và các
nguồn vốn khác.
Thực chất, vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà ngƣời chủ sở hữu của
chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác,
họ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn tiền tệ cho ngân hàng để rồi ngân hàng phải
trả lại cho họ một khoản thu nhập. Và nhƣ vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập
trung và phân phối lại vốn dƣới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân
chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi họat động kinh tế phát triển. Đồng thời,
chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển họat động kinh
doanh của ngân hàng. Nhìn chung, vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết
định đối với việc thực hiên các chức năng của NHTM.
1.2.1.2. Đặc điểm

Nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại là một phạm trù kinh tế. Về bản chất là một
khái niệm rất rộng và nhiều phƣơng diện, biểu hiện lợi ích của nhiều chủ thể trong các
quan hệ kinh tế, đƣợc quy định bởi những đặc điểm vốn có và các chức năng đặc thù
của ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại có một số đặc điểm chung sau:

8


Trước hết, vốn ngân hàng là tài sản tiền tệ, biểu hiện các mối quan hệ trong quá
trình hình thành các nguồn lực tài chính cơ bản của tổ chức tín dụng và q trình phân
phối các kết quả kinh doanh.
Thứ hai, ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ.
Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn vốn của ngân
hàng thƣơng mại đang có sự thay đổi mạnh mẽ do gia tăng cạnh tranh trong hệ thống
ngân hàng, giữa các ngân hàng, với các tổ chức tài chính, bảo hiểm, các tổ chức phi
ngân hàng và thị trƣờng chứng khốn dƣới tác động của cơng nghệ thơng tin và tồn
cầu hóa. Nguồn tiền gửi của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển
hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy
động nguồn vốn, song lại làm tăng tính mỏng manh, kém ổn định của hệ thống.
Nghĩa là, so với nguồn vốn của các doanh nghiệp khác, vốn ngân hàng phải chịu
nhiều rủi ro hơn.
Thứ ba, do hoạt động ngân hàng có nhiều rủi ro hơn bất kì một doanh nghiệp nào
trong nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng và vốn ngân hàng chịu sự kiểm soát, giám
sát rất chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lí có thẩm quyền. Ví dụ, ngân hàng phải đảm
bảo vốn điều lệ tối thiểu – vốn pháp định theo quy định của Nhà nƣớc, hoặc phải đảm
bảo tỉ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, giám sát ngân
hàng trong từng thời kì.
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng thƣơng mại
Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động,
vốn đi vay và một số nguồn vốn khác. Vốn huy động và vốn đi vay còn đƣợc gọi

chung là vốn nợ.
1.2.2.1. Vốn chủ sở hữu
a. Khái niệm
Vốn chủ sở hữu là lƣợng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động, thuộc
quyền sở hữu của ngân hàng thƣơng mại. Nguồn hình thành chủ sở hữu rất đa dạng,
tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển
của thị trƣờng.

9


b. Đặc điểm
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại thƣờng chiếm tỉ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn (thƣờng từ 5 đến 10%).
- Vốn chủ sở hữu có tính ổn định cao và ln đƣợc bổ sung trong quá trình tồn tại
và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Việc gia tăng chủ sở hữu đồng nghĩa với việc
gia tăng năng lực tài chính của ngân hàng thƣơng mại. Nhờ đó sẽ tăng năng lực cạnh
tranh, mở rộng mạng lƣới…
- Vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, đồng
thời là nhân tố xác định các tỉ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại.
- Ngân hàng đƣợc phép sử dụng tối đa vào việc bù đắp các khoản lỗ phát sinh
trong quá trình hoạt động.
- Chủ sở hữu khoản vốn này chỉ đƣợc xếp sau trong danh mục ƣu tiên thanh tốn
khi ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản, nghĩa là chỉ đƣợc thanh toán sau khi ngân
hàng đã hoàn trả đủ cho ngƣời gửi tiền và các chủ nợ khác trong trƣờng hợp ngân
nhàng bị thanh lí phá sản.
c. Thành phần của vốn chủ sở hữu
- Vốn hình thành ban đầu (vốn điều lệ)
Vốn điều lệ hình thành theo các cách khác nhau tùy theo tính chất sở hữu. Vốn

điều lệ của ngân hàng tƣ nhân do cá nhân ứng ra; Vốn điều lệ của ngân hàng thuộc sở
hữu Nhà nƣớc do Ngân sách Nhà nƣớc cấp; Vốn của ngân hàng cổ phần do các cổ
đơng góp vốn thơng qua mua cổ phần (hay cổ phiếu); Vốn điều lệ của ngân hàng liên
doanh thì do các bên tham gia liên doanh đóng góp; Nếu là chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngồi thì do ngân hàng mẹ ở nƣớc ngoài bỏ ra để thành lập.
Vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần có thể đƣợc hình thành từ cổ phần thƣờng và
cổ phần ƣu đãi. Vốn điều lệ ban đầu phải tuân thủ các quy định của các nhà quản lí tiền
tệ (Ngân hàng Trung ƣơng). Đó là quy định về mức vốn tối thiểu - vốn pháp định mà
ngân hàng cần phải có khi bắt đầu thành lập. Vốn pháp định có thể đƣợc quy định cho
từng loại hình ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể. Ở Việt Nam, vốn pháp định của

10


các tổ chức tín dụng đƣợc quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày
22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức
tín dụng. Theo đó, từ tháng 01/01/2011, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo mức vốn
pháp định là 3000 tỉ đồng.
Vốn điều lệ khơng phải hồn trả. Chủ ngân hàng có thể tăng, giảm hoặc thay đổi
cơ cấu vốn điều lệ (ở Việt Nam cần đƣợc sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nƣớc), quyết
định chính sách phân phối lợi nhuận.
- Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Bao gồm cổ phần phát hành thêm (hoặc Ngân sách Nhà nƣớc cấp thêm) trong
quá trình hoạt động, lợi nhuận để lại, thặng dƣ vốn, các quỹ…
+ Cổ phần phát hành thêm, Ngân sách Nhà nƣớc cấp thêm:
Ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần (cổ phiếu thƣờng hoặc ƣu đãi), hoặc
xin cấp thêm từ Ngân sách Nhà nƣớc để mở rộng thêm quy mô hoạt động, tăng cƣờng
năng lực cạnh tranh và chống đỡ rủi ro.
+ Thặng dƣ vốn cổ phần:
Phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá bán cổ phiếu trong các đợt phát

hành cổ phiếu ra công chúng.
+ Lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu:
Đối với các ngân hàng cổ phần, lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ
thƣờng đƣợc chia thành hai phần: một phần chia cho các cổ đông theo giá trị các cổ
phần và phần vốn bổ sung vào vốn chủ sở hữu dƣới tên gọi lợi nhuận để lại. Phần này
về bản chất thuộc sở hữu các cổ đông, song đƣợc vốn hóa nhằm mở rộng quy mơ của
vốn chủ sở hữu. Đối với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, lợi nhuận sau thuế sau
khi bù đắp l REG(ALL)

Syntax

Resources

Variables Created

Processor Time
Elapsed Time
Maximum Memory Required
FAC1_1
FAC2_1
FAC3_1
FAC4_1
FAC5_1

/METHOD=CORRELATION.
00:00:01.22
00:00:00.78
34008 (33.211K) bytes
Component score 1
Component score 2

Component score 3
Component score 4
Component score 5


[DataSet1] D:\LUAN VAN BAC HA\DU LIEU PHAN TICH32 - Copy - Copy.sav

Correlation

Sig. (1-tailed)

CP1
CP2
VT1
VT2
CC1
CC2
CC3
TT3
DH1
DH2
DH3
CN3
NL1
NL2
NL3
SP3
CP1

CP1

1.000
.473
.242
.313
.160
.133
.007
.006
.038
.071
.072
.094
-.090
.029
.023
-.066

Correlation Matrix
CP2
VT1
VT2
.473
.242
.313
1.000
.123
.214
.123
1.000
.769

.214
.769
1.000
.212
.340
.412
.217
.301
.362
.189
.021
.158
-.019
.038
.017
.003
.104
.052
.004
.087
.121
.031
.108
.094
.036
.067
.032
-.057
-.070
-.104

-.059
.060
.007
-.073
.036
-.011
-.058
-.088
-.075
.000
.000
.000
.041

CC1
.160
.212
.340
.412
1.000
.846
.755
.019
.039
.096
.074
.058
-.065
.025
-.019

-.031
.012

CC2
.133
.217
.301
.362
.846
1.000
.666
.022
.048
.093
.126
.140
-.058
.046
.021
-.005
.030

CC3
.007
.189
.021
.158
.755
.666
1.000

.053
.002
.078
.116
.081
.038
.031
-.026
-.010
.458

.001

.001

.001

.004

.000

.000

.000

.384

.000

.000


.013

.000

.000

CP2

.000

VT1

.000

.041

VT2

.000

.001

.000

CC1

.012

.001


.000

.000

CC2

.030

.001

.000

.000

.000

CC3
TT3
DH1
DH2
DH3
CN3
NL1
NL2
NL3
SP3

.458
.464

.295
.158
.156
.092
.103
.340
.371
.177

.004
.395
.486
.477
.332
.309
.210
.205
.151
.205

.384
.295
.071
.111
.065
.172
.161
.199
.304
.108


.013
.406
.233
.044
.093
.327
.072
.459
.437
.144

.000
.396
.290
.088
.150
.208
.180
.361
.394
.329

.000
.000
.380
.248
.096
.038
.024

.208
.261
.384
.474

.229
.488
.136
.050
.128
.298
.333
.358
.441


Correlation

Sig. (1-tailed)

CP1
CP2
VT1
VT2
CC1
CC2
CC3
TT3
DH1
DH2

DH3
CN3
NL1
NL2
NL3
SP3
CP1
CP2
VT1
VT2
CC1
CC2
CC3
TT3

TT3
.006
-.019
.038
.017
.019
.022
.053
1.000
.380
.330
.319
.307
.252
.301

.315
.500
.464
.395
.295
.406
.396
.380
.229

Correlation Matrix
DH1
DH2
DH3
.038
.071
.072
.003
.004
.031
.104
.087
.108
.052
.121
.094
.039
.096
.074
.048

.093
.126
.002
.078
.116
.380
.330
.319
1.000
.613
.639
.613
1.000
.575
.639
.575
1.000
.344
.379
.452
.117
.125
.200
.294
.168
.304
.295
.196
.252
.371

.300
.403
.295
.158
.156
.486
.477
.332
.071
.111
.065
.233
.044
.093
.290
.088
.150
.248
.096
.038
.488
.136
.050
.000
.000
.000
.000

CN3
.094

.036
.067
.032
.058
.140
.081
.307
.344
.379
.452
1.000
.353
.149
.308
.336
.092
.309
.172
.327
.208
.024
.128
.000

NL1
-.090
-.057
-.070
-.104
-.065

-.058
.038
.252
.117
.125
.200
.353
1.000
.277
.402
.287
.103
.210
.161
.072
.180
.208
.298
.000

NL2
.029
-.059
.060
.007
.025
.046
.031
.301
.294

.168
.304
.149
.277
1.000
.406
.272
.340
.205
.199
.459
.361
.261
.333
.000

.000

.000

.050

.000

.000

.000

.039


.009

.000

.002

.000

.000

.017

DH1

.000

DH2

.000

.000

DH3

.000

.000

.000


CN3

.000

.000

.000

.000

NL1

.000

.050

.039

.002

.000

NL2
NL3
SP3

.000
.000
.000


.000
.000
.000

.009
.003
.000

.000
.000
.000

.017
.000
.000

.000
.000
.000
.000

.000
.000


×