Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 7: Xuất huyết tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.82 KB, 5 trang )

Xuất huyết tiêu hố cao

XUẤT HUYẾT TIÊU HỐ CAO

I.MỞ ĐẦU
Xuất huyết tiêu hoá cao là máu chảy từ các phần ống tiêu hố trên góc Treitz
ngoại trừ chảy máu từ lợi răng. Bệnh có thể biểu hiện các dấu chứng như nôn ra máu
hay đại tiện phân đen hoặc cả hai. Chảy máu tiêu hố cao có thể rất nhẹ nhàng nhưng
cũng có thể rất nặng. Do đó khi đã chẩn đoán chảy máu tiêu hoá hoặc nghi ngờ bệnh
nhân cũng phải được đặt trong tình trạng cấp cứu và theo dõi sát, tốt nhất là bệnh nhân
được nhập viện ở nơi có đủ phương tiện cấp cứu và phẫu thuật. Đánh giá mức độ mất
máu là một việc làm rất cần thiết vì nó quyết định thái độ xử trí của thầy thuốc.
-Những yếu tố nguy cơ
+Nguy cơ ký chủ: Bệnh loét, xơ gan, ung thư dạ dày
+Nguy cơ tiếp xúc: uống rượu, viêm gan siêu vi, dùng thuốc kháng viêm
II.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
1.Những nguyên nhân từ thực quản
1.1.Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản
Thường gặp trong xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa từng phần. Viêm tắc tĩnh
mạch trên gan, dãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh.
Cơ chế: do áp lực trong hệ cửa tăng quá mức làm tăng áp lực trong các búi tĩnh mạch
dãn. Có thể gặp dạng loét rạng gây chảy máu từ từ nhưng thường vỡ đột ngột bệnh
nhân chảy máu rất dữ dội.
1.2.Ung thư thực quản
Trong khối u thường có các mạch tăng sinh khối ung thư lại thường viêm loét
hoại tử nên dễ chảy máu từ các mạch này.
1.3.Hội chứng Mallory - Weiss
Thường gặp ở những người uống rượu, thốt vị hồnh, tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, những người hay nơn , người có hội chứng traof ngược dạ dày - thực quản
(Dypepsia). Tổn thương thường là những vết nứt dọc chảy máu thường nhẹ.
1.4.Viêm loét thực quản


Thường gặp trong nhiễm trùng, bỏng nặng do kiềm hoặc acide mạnh
1.5. Polype thực quản
Tổ chức polype thường tăng sinh mạch máu rất dễ chảy máu hoặc được làm dễ
bởi viêm nhiễm.
2.Những nguyên nhân từ dạ dày, tá tràng
Chảy máu từ dạ dày, tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất trong chảy máu tiêu
hoá.
2.1.Loét dạ dày - tá tràng
Chảy máu khi ổ loét làm thương tổn mạch máu, mức độ chảy máu tuỳ thuộc
vào tính chất ổ loét, loét non hay loét xơ chai, loét nông hay loét sâu.
2.2.Ung thư dạ dày


Xuất huyết tiêu hoá cao
Gây chảy máu do các mạch máu tân sinh và do hoại tử.
2.3.Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân
-Viêm dạ dày cấp do thuốc: trong đó hay gặp Aspirine, các thuốc kháng viêm
không Steroides, thuốc corticoide, thuốc chống đông, Reserpin.
-Viêm dạ dày cấp do rượu: thương tổn do rượu tác động lên niêm mạc dạ dày
làm phù nề xuất tiết và xuất huyết.
-Viêm loét cấp dạ dày do các Stress: Stress gây xuất huyết dạ dày qua cơ chế
tăng tiết HCL và giảm yếu tố bảo vệ.
-Viêm dạ dày trong hội chứng Uree máu cao: Do nhiễm độc nội sinh và tăng
tính thấm mao mạch.
-Viêm dạ dày cấp do siêu vi: thường gặp trong cúm ác tính
-Viêm dạ dày do hội chứng Scholein - Henoch: do viêm mao mạch dị ứng.
2.2.4.Vỡ tĩnh mạch trướng dạ dày trong tăng áp lực tĩnh m ạch cửa
Cơ chế chảy máu giống như vỡ tĩnhmạch trướng thực quản.
2.2.5.Polype dạ dày tá tràng

2.3.Chảy máu từ đường gan mật
Gặp trong sỏi mật, giun chui đường mật, viêm đường mật và một số trường hợp
chảy máu đường mật mà khơng tìm ra ngun nhân.
2.4.Ngồi ra có thể còn gặp một số nguyên nhân hiếm gặp
Như chảy máu từ tụy, từ các bệnh về máu, sốt xuất huyết, suy gan nặng.
III.TRIỆU CHỨNG
1.Triệu chứng lâm sàng
1.1.Cơ năng
-Lợm giọng buồn nơn, nơn
-Khó chịu cồn cào ở vùng thượng vị
-Đau thượng vị nếu chảy máu do loét dạ dày, tá tràng
-Bệnh nhân thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt có khi có ngất xỉu nhất là khi
có mất máu cấp, nặng.
-Đau quặn bụng và muốn đi đại tiện.
-Nôn ra máu: thường lẫn với thức ăn và dịch vị
Số lượng máu nơn hay đại tiện ra có thể nhiều hay ít nhưng số lượng này khơng nói
lên độ trầm trọng của xuất huyết, nó chỉ có tính chất tham khảo.
Màu sắc của máu nơn và đại tiện ra có thể giúp xác định vị trí của nới xuất huyết. Tuy
nhiên cịn phụ thuộc vào thời gian máu nằm lại trong ruột. Thơng thường vị trí xuất
huyết càng cao nơn ra máu càng tươi nhưng ngược lại xuất huyết cao đại tiện phân
thường đen trừ khi xuất huyết quá ồ ạt đại tiện phân máu bầm. Đại tiện phân máu đỏ
tươi chứng tỏ vị trí xuất huyết thấp.
1.2.Triệu chứng thực thể


Xuất huyết tiêu hoá cao
-Mạch nhanh là dấu chứng khá trung thực và thường tỷ lệ với lượng máu mất,
mạch càng nhanh chứng tỏ lượng máu mất càng nhiều. Chỉ có vài trường hợp ngoại lệ
như Bloc nhỉ thất hoặc mạch nhânh ở bệnh nhân có bệnh cường giáp đi kèm.
-Huyết áp hạ: huyết áp càng hạ bệnh càng nặng lưu ý những trường hợp HA hạ

và kẹp (độ chênh hiệu áp thấp). Huyết áp không tỷ lệ với độ trầm trọng khi bệnh nhân
có tiền sử cao huyết áp. Khi huyết áp tụt quá thấp bệnh nhân thường ở trong tình trạng
chống.
-Tồn thân:
* Màu sắc da: bệnh nhân chỉ xanh xao khi mất máu nặng hoặc mất máu
cấp trên nền thiếu máu mạn.
*Vả mồ hôi, tay chân lạnh: gặp trong mất máu nặng bệnh nhân choáng
*Dấu hiệu thiếu máu não : gặp trong mất máu nặng bệnh nhân vật vả
kích thích, trường hợp chống nặng có thể hơn mê .
*Nước tiểu: mất máu nhẹ chưa ảnh hưởng đến lượng nước tiểu. Khi mất
máu mức độ vừa và nặng có thể thiểu niệu hoặc vô niệu.
2.Cận lâm sàng
*Công thức máu: giảm nhiều hoặc ít tuỳ mức độ mất máu và tình trạng
thiếu máu mạn kèm theo. CTM thường phản ảnh khá chính xác tình trạng mất máu
nhưng xét nghiệm này thường chậm.
*Hematocrite: (HCT) là dung tích hay thể tích huyết cầu phản ảnh tình
trạng thiếu máu
*Hemoglobine (Hb)
Ngồi ra cịn nhiều xét nghiệm thăm dò khác tùy nguyên nhân như Siêu âm,
Nội soi dạ dày tá tràng, Xquang ..
IV.CHẨN ĐỐN
1.Chẩn đốn xác định
Khơng khó dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biết tình trạng
mạch huyết áp bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề quan trong ở đây là đánh giá mức độ mất
máu. Các dấu hiệu quan trọng để đánh giá là mạch, huyết áp, số lượng HC, HCT, và
tình trạng tồn thân nhất là dấu hiệu chống. Mạch khơng nhanh nhưng bệnh nhân có
biểu hiện chống là nặng, ngược lại bệnh nhân khơng có dấu hiệu choáng nhưng mạch
rất nhanh cũng là nặng.
2.Chẩn đoán nguyên nhân
2.1.Loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn, dựa vào hội chứng lt điển hình hoặc
khơng điển hình, tiền sử loét, tiền sử đã dùng các loại thuốc kháng viêm và dựa vào
các thăm dò cận lâm sàng như Xquang, nội soi.
2.2.Viêm dạ dày chảy máu
Đau, nóng rát vùng thượng vị, đang dùng các loại thuốc như Aspirine, kháng
viêm không Steroides và một số loại thuốc khác.
2.3.Ung thư dạ dày


Xuất huyết tiêu hoá cao
Bệnh nhân thường mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, chán thuốc lá, thiếu máu, đau
vùng thượng vị khơng có chu kỳ, da vàng rơm, có thể sờ thấy khối u vùng thượng vị
hay biểu hiện hẹp môn vị. Nội soi sinh thiết làm giải phẫu bệnh giúp xác định chẩn
đoán.
2.4.Polype và các khối u
Hiếm gặp, chẩn đoán nhờ vào nội soi.
2.5.Hội chứng Mallory - weiss
Xảy ra trên bệnh nhân nôn mửa nhiều, bệnh nhân xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, bệnh uống rượu.
Bệnh nhân thường có triệu chứng nóng rát sau xương ức.
Chẩn đốn nhờ vào nội soi.
2.6.Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản
Xảy ra trên bệnh nhân xơn, tăng áp lực tĩnh mạch cửa có hay chưa có cổ
trướng. Biểu hiện chảy máu thường đột ngột khơng có tiền triệu, có khi ộc ra một số
lượng máu rất lớn bệnh nhân hôn mê và tử vong.
Chẩn đoán dự vào hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và có thể xác định bằng
nội soi.
2.7.Chảy máu đường mật
Bệnh nhân có tiền sử sỏi hoặc giun chui đường mật. Biểu hiện lâm sàng với cơn
đau quặn gan, sốt, vàng da vàng mắt, hội chứng nhiễm trùng, máu nơn ra có thể có

hình thỏi bút chì. Khám thấy đau vùng gan mất, gan có thể to. Chẩn đoán xác dịnh nhờ
vào siêu âm nhất là nội soi thấy máu chảy ra từ cơ vòng Oddi.
2.8.Chảy máu từ túi thừa tá tràng hoặc các phình mạch tá tràng
Rất khó chẩn đốn phải nhờ vào nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm.
3.Chẩn đoán phân biệt
3.1.Ho ra máu
Xảy ra trên bệnh nhân có bệnh về hơ hấp như lao phổi, dãn phế quản. Bệnh
nhân có tiền triệu ngứa cổ, nóng sau xương ức rồi mới ho ra máu. Máu có màu đỏ tươi,
lẩn bọt, khơng có thức ăn và thường có đi của khái huyết. Khám phổi sẽ phát hiện
dấu hiệu lao phổi hay dãn phế quản.
3.2.Chảy máu từ xoang mũi
Gặp ở những người hay chảy máu cam, cao huyết áp. Phát hiện bệnh dựa vào
khám mũi họng.
Tài liệu tham khảo
1.Bài giảng bệnh học Nội khoa tập II, trường Đại học Y Khoa Hà Nội. NXB Y Học Hà
Nội 2003.
2.Bài giảng bệnh học Nội khoa sau đại học. Học viện Quân Y. NXB Quân Đội nhân
dân 2003.
3.Các nguyên lý Y học Nội khoa Harrison tập 3 NXB Y học Hà Nội 2000
4.Essentiel de Poche NXB Ellipses 1993.


Xuất huyết tiêu hoá cao
5.Macdermott RP; Stenson WF. Alteration of the ummune system in ulcerative colitis
and crohn diseare, advence in ummunology, 1998,42, 285- 328.
6.PGS.Ts Hồng Trọng Thảng. Bệnh tiêu hố gan mật. NXB Y Học Hà Nội 2002.
7.The American Journal of Gastroenterlogy NXB Esevier vol 95. No 11.2000




×