Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 14: Các rối loạn chức năng tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.1 KB, 4 trang )

  

Các rối loạn chức năng tim mạch

CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIM MẠCH
                                                                                           
Mục tiêu học tập 
1. Nắm được  các  biểu hiện chức năng chính của bệnh tim và mạch máu .
2. Phân biệt được   các dạng triệu chứng bệnh lý giúp    chẩn đốn bệnh lý tim  
mạch. 

I. CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TRONG BỆNH TIM
1.Các triệu chứng đặc hiệu
1.1.Khó thở 
Có các loại sau
­ Khó thở gắng sức : xảy ra khi người bệnh thực hiện một gắng sức như làm việc, 
đi lên cầu thang, lúc nghỉ thì khơng cịn khó thở.
­ Khó thở thường xun : xảy ra sau một thời gian bị khó thở gắng sức, người bệnh 
ln có cảm giác khó thở  mặc dù khơng làm việc gì. Đây là dạng khó thở  thường  
gặp trong suy tim phải.
­ Khó thở  kịch phát : xảy ra tự  nhiên nhất là vào ban đêm hoặc là sau khi làm việc 
gắng sức. Đây là dạng khó thở thường gặp trong suy tim trái. Có 2 thể sau :
+ Phù phơi cấp : khó thở  dữ  dội lo lắng hốt hoảng, tím tái,  tần số  thở  >40l\phút, 
khạc đàm bọt hồng, nghe phổi có ran bọt, ran  ẩm lúc đầu ở  đáy phổi sau dâng lên  
đỉnh phổi như nước thủy triều dâng.
+ Hen tim : khó thở thường có tần số nhanh, phổi nghe có ran rít và ran ngáy giống  
như hen phế quản.
1.2. Ho ra máu
Gặp trong hẹp van hai lá, nhồi máu phổi, máu thường ít lẫn với đàm. Phát hiện 
bằng cách dựa vào những triệu chứng sau:
­ Do hẹp van hai lá : khám có các triệu chứng của hẹp van hai lá, thường khơng có 


bệnh cảnh chống kèm theo.
­ Do nhồi máu phổi : có đau ngực dữ  dội, khó thở  nhiều và/hoặc kèm theo  bệnh  
cảnh chống (mạch nhanh, huyết áp hạ ).
Cần phân biệt ho ra máu do các ngun nhân khác như lao phổi, ung thư phổi, 
dãn phế quản bằng kết hợp dấu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
1.3. Xanh tím 


  

Các rối loạn chức năng tim mạch

Gặp trong các bệnh tim bẩm sinh có luồng thơng phải ­ trái, suy tim phải. Tím ít 
chỉ  thấy  ở  mơi và móng tay chân. Tím nhiều thấy  ở  lưỡi, ngón chân. Trong hội  
chứng Raynaud xanh tím khu trú thường ở đầu chi.
1.4. Phù 
Phù thấp,  ở  lưng mơng đùi khi nằm,  ở  chi dưới khi đi lại, phù trắng hoặc tím,  
ấn lõm khơng đau, giảm phù khi dùng trợ  tim lợi tiểu. Khi bệnh nặng hơn sẽ xuất  
hiện phù tồn thân.
1.5. Đau vùng trước tim 
­ Ngun nhân do tim mạch:
+ Cơn đau thắt ngực : do suy vành thường xảy ra  ở  người >40 tuổi, thường xuất  
hiện: sau khi làm việc gắng sức hoặc tự phát ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau ở vị trí sau  
xương ức, lan lên vai trái, xuống mặt trong cánh tay và cẳng tay, lan tới ngón 4 và 5  
bàn tay trái. Người bệnh có cảm giác tim như bị bóp nghẹn hay là cảm giác có vật 
nặng đè tức ở ngực, đơi khi có cảm giác sắp chết. Cơn đau ngắn kéo dài vài giây tới 
vài phút nếu q 30 phút phải nghĩ tới nhồi máu cơ tim. Đặc điểm cơn đau mất đi 
khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc dãn vành.
+ Nhồi máu cơ  tim : xảy ra trên người bệnh đã có hoặc khơng có tiền sử  đau thắt  
ngực. Đau dữ dội lan tỏa khắp lồng ngực kéo dài > 30 phút, khơng hết đau ngay cả 

khi đã dùng thuốc dãn vành. Chẩn đốn dựa vào ECG và xét nghiệm men.
+ Viêm màng ngồi tim cấp :  có hội chứng nhiễm trùng, đau vùng trước tim gia tăng 
khi ho, thở sâu, đau giảm bớt khi ngồi cúi ra trước và khi dùng các thuốc giảm đau 
chống viêm. Nghe tim có tiếng cọ màng ngồi tim. Chẩn đốn dựa vào siêu âm tim.
+ Sa van hai lá : đau vùng trước tim khơng điển hình hoặc đơi khi giống cơn đau  
thắt ngực. Chẩn đốn dựa vào siêu âm tim.
­ Ngun nhân ngồi tim :
+ Đau dây thần kinh liên sườn : đau theo khoảng liên sườn, đau gia tăng khi ấn tại  
chỗ.
+ Đau do viêm màng phổi : nghe tiếng cọ màng phổi.
+ Đau do phình tách động mạch chủ : đau ngực xảy ra đột ngột và có thể  dữ dội  
giống như cơn đau ngực của nhồi máu cơ  tim. Điện tâm đồ  và các thăm dị khác 
(siêu âm thực quản, chụp động mạch chủ cản quang)  giúp chẩn đốn phân biệt.
+ Đau ngun nhân tâm thần kinh : rất hay gặp, thường  ở  mỏm tim,  đặc điểm  
khơng xảy ra sau gắng sức mà khi nghỉ ngơi. Đau kéo dài vài giờ thậm chí vài ngày. 
Hay kèm theo những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác.
1.6. Ngất và xỉu
Do máu tới não khơng đủ. Ngun nhân có thể  do tim mạch ( bloc nhĩ thất 
cấp 3, hẹp van động mạch chủ) hoặc là khơng do tim (điện giật, hạ  đường máu). 
Cần phân biệt:


  

Các rối loạn chức năng tim mạch

­ Ngất: máu tới não giảm đột ngột làm cho bệnh nhân mất tri giác hồn tồn và đột 
quị.
­ Xỉu: lượng máu tới não giảm từ từ hơn, sự mất tri giác xảy ra khơng hồn tồn nên  
người bệnh thường nằm xuống để tránh ngất.

2. Các triệu chứng khơng đặc hiệu 
­ Hồi hộp đánh trống ngực : người bệnh có cảm giác tim đập mạnh và nhanh trong  
lồng ngực hoặc là cảm giác tức ngực khó thở. Có thể  gặp triệu chứng này trong  
bệnh tim mạch (suy tim, loạn nhịp hồn tồn, ngoại tâm thu), hoặc khơng phải bệnh  
tim (cường giáp, thiếu máu, rối loạn thần kinh tim).
II. CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VỀ MẠCH MÁU
1.Triệu chứng chức năng hệ động mạch 
1.1. Co thắt mạch 
Hay xảy ra về  mùa lạnh. Triệu chứng tùy vị  trí động mạch, mù thống qua 
nếu là động mạch  ở  đáy mắt, liệt nửa người mất tri giác thống qua nếu là động  
mạch  ở  não, ngón tay trắng nhợt và tê mất cảm giác nếu co thắt mạch máu ngón  
tay.
1.2. Dấu đi cách hồi 
Đi một khoảng cách nào đó xuất hiện chuột rút đau ở bắp chân làm cho bệnh  
nhân phải đứng lại xoa bóp thì đỡ, nếu tiếp tục đi thì triệu chứng này lại tái diễn,  
khi nặng thì đau cả khi nghỉ ngơi. Gặp trong viêm tắc động mạch chi dưới.
1.3. Chảy máu
Do vở  mạch máu. Chảy máu võng mạc gây giảm thị  lực, chảy máu não gây 
liệt nửa người hơn mê.
1.4. Đau đầu 
Rất hay gặp trong tăng huyết áp, thường đau ở vùng chẩm.
2 Triệu chứng chức năng hệ tĩnh mạch
Khi tĩnh mạch bị dãn , viêm tắc thì có thể gây nên các triệu chứng sau :
2.1. Đau 
Dọc theo tĩnh mạch, từ  cảm gíác tê rần kiến bị cho tới đau nhiều  ở  bắp chân. 
Đau tự nhiên hoặc là kích phát khi bóp bắp chân.
2.2. Cảm giác nặng chi 
Gặp trong giãn tĩnh mạch.

Tài liệu tham khảo



  

Các rối loạn chức năng tim mạch

1.Nguyễn Phú Kháng. Triệu chứng lâm sàng tim mạch. Lâm sàng Tim mạch , NXB Y  
học, 1996
2.Bài giảng Nội khoa Trường đại học Y khoa Huế, 1998. 
3.Alain Combes. Tim mạch học. Nhà xuất bản Y học. 1999.
4.Phạm nguyễn Vinh. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập I và II. Nhà xuất bản y 
học. 1999.
5.Phạm nguyễn Vinh và cs.. Bệnh học Tim mạch Tập I. Nhà xuất bản Y học. 2002.
6.Schland Robert. Sổ tay chuyên khoa tim mạch tập 1 và 2. Nhà xuất bản y học tập 1  
và 2. 2001
7.Emanuel Golberger. Cấp cứu tim mạch học. Nhà xuất bản y học. 1990.
8.Brauwald E. Heart disease. 1998.
9.Topol J. Eric. Textbook of cardiovascular disease. 2000.
10.Guide pratique des urgences cardilogiques. Medicorama. 1992.



×