Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ NGỌC HUYỀN

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAMCHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ NGỌC HUYỀN

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAMCHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. NGÔ HƯỚNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


TÓM TẮT

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua các dữ liệu tổng
hợp và phân tích được từ các báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2013-2018
để nhìn nhận thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương. Từ cách tiếp cận khách hàng giao dịch
thơng qua trao đổi, khảo sát để có cách nhìn cụ thể hơn trong hoạt động huy động
vốn tại ngân hang này. Đồng thời, luận văn tiến hành đánh giá các ưu điểm và hạn
chế trong hoạt động huy động vốn, cũng như phân tích cơ hội và thách thức để đưa
ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương. Như vậy, luận văn tập
trung làm rõ các vấn đề:
Thứ nhất, nhìn nhận và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương trong khoảng thời
gian từ 2013-2018.
Thứ hai, phân tích ưu điểm, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức trong công
tác huy động vốn để đưa ra giải pháp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương.


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả

nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Bình Dương, ngày 03 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ

Phan Thị Ngọc Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Qúy Thầy Cô của Trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và truyền đạt khối kiến thức
vô cùng quý báu để làm cơ sở giúp tơi có thề hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thầy hướng đẫn khoa học của tôi PGS., TS
Ngô Hướng đã trực tiếp định hướng và tận tình hướng dẫn giúp tơi có thể hoàn
thiện luận văn theo cách tiếp cận đúng nhất.
Trân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ

Phan Thị Ngọc Huyền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM

Automated Teller Machine

VIP


Very Important Person

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

TMCP

Thương mại cổ phần

CN

Chi nhánh

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ....................................1
1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM đối với sự phát triển nền
kinh tế......................................................................................................................1
1.1.1

Khái niệm ngân hàng thương mại. .............................................................1

1.1.2

Chức năng của ngân hàng thương mại. .....................................................1

1.1.2.1

Chức năng trung gian thanh toán. ..........................................................1

1.1.2.2

Chức năng trung gian tín dụng. ..............................................................3

1.1.2.3

Chức năng trung gian thực thi các chính sách của Nhà nước, đặc biệt

là thực thi chính sách tiền tệ. ......................................................................................4
Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển nền kinh tế. .......4

1.1.3

1.2 Nguồn vốn huy động và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương

mại. 6
1.2.1

Nguồn vốn huy động của NHTM. ...............................................................6

1.2.2

Hoạt động huy động vốn của NHTM. ........................................................8

1.2.2.1

Khái niệm huy động vốn của NHTM. .....................................................8

1.2.2.2

Đặc điểm huy động vốn của NHTM. ......................................................8

1.2.2.3

Các hình thức huy động vốn của NHTM. ...............................................9

1.2.2.4

Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn ......................................12

1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. ...............................13

1.3.1


Môi trường kinh tế- Xã hội .......................................................................13

1.3.1.1

Hành lang pháp lý.................................................................................13

1.3.1.2

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội .........................................................13

1.3.1.3

Mơi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng.........................................14

1.3.2

Các yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng ..................................................15


1.3.2.1

Chính sách lãi suất về huy động vốn. ...................................................15

1.3.2.2

Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ. .............................................................16

1.3.2.3


Chất lượng dịch vụ ngân hàng. ............................................................16

1.3.2.4

Kỹ năng đội ngũ nhân viên ngân hàng. ................................................17

1.3.2.5

Chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông ngân hàng. ..............18

1.3.2.6

Địa điểm giao dịch và mạng lưới ngân hàng. ......................................18

1.3.2.7

Thương hiệu, uy tín ngân hàng .............................................................19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG. ....21
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình
Dương. ...................................................................................................................21
2.1.1 Tổng quan quá trình hình thành, phát triển và các dịch vụ cung ứng của
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương. ..................21
2.1.2 Tầm nhìn, mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. ........................................22
2.1.3 Xây dựng thương hiệu, uy tín trên địa bàn hoạt động kinh doanh. .............24
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. ...................................................25

2.2.1 Tổng quan hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. ..........................................25
2.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. ....................................................32
2.2.2.1 Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi ....................................................32
2.2.2.2 Nhìn nhận thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. .........................39
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương. .......................................................40


2.3.1 Phân tích kết quả phỏng vấn thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương. 40
2.3.2 Đánh giá các các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương từ kết quả khảo sát. ........43
2.3.2.1 Yếu tố chính sách lãi suất. ........................................................................43
2.3.2.2 Yếu tố chất lượng dịch vụ ngân hàng. ......................................................44
2.3.2.3 Yếu tố kỹ năng đội ngũ nhân viên. ............................................................45
2.3.2.4 Yếu tố sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ. ......................................................46
2.3.2.5 Yếu tố chất lượng công nghệ. ...................................................................47
2.3.2.6 Yếu tố thương hiệu, uy tín ngân hàng .......................................................49
2.3.2.7 Yếu tố có quan hệ thân quen. ....................................................................49
2.4 Phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương. .......................................................50
2.4.1 Ưu điểm của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam- CN Bình Dương. ......................................................................................50
2.4.2 Hạn chế của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam- CN Bình Dương. ......................................................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG XUÂT KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG. .........54
3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương thơng qua cơng cụ SWOT . ............54
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng xuất
nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương. ................................................................57
3.2.1 Triển khai tốt chính sách lãi suất huy động hợp lý, linh hoạt và cạnh tranh
thơng qua tích cực tham mưu với Hội sở. .................................................................57
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng. ...................................58
3.2.3 Hoàn thiện, phát triển và nâng cao kỹ năng đội ngũ nhân viên. .................60


3.2.4 Tích cực tham mưu với Hội sở nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng. ..........................................................................................................................61
3.2.5 Đảm bảo an tồn bảo mật thơng tin khách hàng. .......................................62
3.2.6 Tăng cường thực hiện công tác marketing để thâm nhập thương hiệu, uy tín
của ngân hàng vào những khách hàng mới, tiềm năng. ...........................................64
3.2.7 Thực hiện tốt công tác huy động vốn từ yếu tố khách hàng thân quen. ......65
3.3 Một số kiến nghị dành cho ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam. .................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................67
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương giai
đoạn 2013-2018. ------------------------------------------------------------------------- 25.
Bảng 2.2 Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Eximbank- CN Bình Dương
giai đoạn 2013-2018. -------------------------------------------------------------------- 26.
Bảng 2.3 Quy mơ khách hàng của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: Khách hàng. --------------------------------------------------------------- 27.
Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động của Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 20132018. --------------------------------------------------------------------------------------- 28.
Bảng 2.5 Huy động vốn thơng qua hình thức nhận tiền gửi của Eximbank- CN Bình
Dương trong giai đoạn từ 2013-2018. ------------------------------------------------ 30.
Bảng 2.6 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Eximbank- CN Bình Dương
trong giai đoạn từ 2013-2018.---------------------------------------------------------- 31.
Bảng 2.7 Huy động tiền gửi thanh tốn bằng Đơ la Mỹ của Eximbank- CN Bình
Dương giai đoạn 2013-2018. ----------------------------------------------------------- 34.
Bảng 2.8 Huy động tiền gửi thanh toán theo đối tượng khách hàng của EximbankCN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. ----------------------------------------------- 35.
Bảng 2.9 Huy động tiết kiệm có kỳ hạn theo phân loại tiền của Eximbank- CN Bình
Dương giai đoạn 2013-2018. ----------------------------------------------------------- 36.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Huy động vốn của hình thức tiền gửi thanh tốn Việt Nam đồng của
Eximbank- CN Bình Dương giai đoạn 2013-2018. --------------------------------- 33.
Biểu đồ 2.2 Huy động tiết kiệm theo kỳ hạn của Eximbank- CN Bình Dương giai
đoạn 2013-2018. ------------------------------------------------------------------------- 38.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Huy động vốn của NHTM là thuộc tính, là chức năng của chính các NHTM. Do
tính chất của NHTM là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác,
nên huy động vốn là khâu có tính quyết định trong hoạt động kinh doanh của
NHTM, nguồn vốn huy động chính là nguồn vốn đầu vào quan trọng trong hoạt
động ngân hàng, vì thế thành công trong lĩnh vực huy động vốn sẽ là chìa khóa mở
ra thành cơng trong các lĩnh vực kinh doanh khác.
Chính vì lí do trên nên hầu như tất cả các NHTM đều rất chú trọng hoạt động
huy động vốn, những chính sách cạnh tranh linh hoạt được áp dụng để thu hút

nguồn vốn như: hoạt động marketing, chính sách lãi suất, chế độ chăm sóc khách
hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng,…
Đối với nền kinh tế Việt Nam vốn còn rất non trẻ, thị trường tài chính cịn
vướng nhiều thiếu sót, tính linh hoạt và đa dạng cịn ở mức thấp, chính điều đó đã
đặt ra thách thức vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và
huy động vốn nói riêng. Nhìn lại quá trình trước đây các cuộc chạy đua trong cạnh
tranh huy động vốn từ phía các NHTM là chính sách tăng lãi suất huy động, điều đó
phần nào thể hiện việc khó khăn trong mở rộng huy động vốn từ nền kinh tế.
Khái quát lại, NHTM muốn có nguồn vốn lớn, muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh thì điều ưu tiên hàng đầu là phải mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động vốn. Nhưng thu hút nguồn vốn huy động cho các NHTM liên
quan đến cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, vì vậy vấn đề đặt ra chính là
Ngân hàng phải xác định được được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của
chúng lên hoạt động huy động vốn là điều cần thiết và quan trọng để thành cơng
trong lĩnh vực này.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, cùng với sự ra đời và lớn mạnh của các loại hình NHTM thuộc nhiều
thành phần sở hữu, dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam cũng đã có sự phát triển mạnh


mẽ góp phần tích cực vào q trình tự do hóa dịch vụ. Tuy nhiên, các NHTM cũng
đang đứng trước thách thức lớn đó là việc gia tăng áp lực cạnh tranh, đặc biệt trong
lĩnh vực huy động vốn ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội nhập
và nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các NHTM Việt Nam buộc phải nâng cao chất
lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ trong hoạt động huy động vốn nói
riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tại thị trường Việt
Nam và để ngành ngân hàng ngày càng hội nhập hơn với sự phát triển của ngành
ngân hàng trong khu vực và trên Thế giới.
Hơn nữa, do tính chất của địa bàn tỉnh Bình Dương cịn nhiều tiềm năng, nhiều
khu cơng nghiệp đã và đang hoạt động, nhiều đối tượng khách hàng sỡ hữu nguồn

tài sản lớn, đó là lợi thế của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi
nhánh Bình Dương, nhưng song song đó một thách thức lớn trên địa bàn cũng có rất
nhiều trụ sở NHTM trong nước và nước ngoài với mạng lưới hoạt rộng và uy tín,
nên trước tình hình đó, đặt ra u cầu cho ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam- Chi nhánh Bình Dương phải tìm ra hướng cạnh tranh hiệu quả, xác định các
yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn nhằm hướng đến mục tiêu là mở rộng,
gia tăng huy động vốn và phải tận dụng triệt để điểm mạnh, tìm ra hạn chế và
nguyên nhân để thay đổi, tái cơ cấu lại hoạt động huy động vốn để có thể thu hút
nguồn tiềm năng này.
Đứng trước thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình
Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1 Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN
Bình Dương thơng qua phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn qua
các năm từ 2013-2018.
3.2 Mục tiêu cụ thể.


Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương trong giai đoạn năm 2013 2018.
Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2013 -2018?
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi
nhánh Bình Dương có những thuận lợi và khó khăn gì?

Giải pháp và kiến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động
vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi
nhánh Bình Dương.
5.2 Phạm vi nghiên cứu.
Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu các khách hàng có giao dịch tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình Dương.
Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2013 –
2018.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng thông qua: điều tra, thu
thập thơng tin, so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng hoạt động huy động
vốn của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương để
tìm ra những thuận lợi, khó khăn cũng như điểm mạnh và hạn chế trong công tác
huy động vôn của ngân hàng này.
Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu thu thập
được theo hệ thống và liên quan. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả tiến


hành phân tích, đánh giá từ việc vận dụng kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của
bản thân để đạt mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Do tác giả chọn nghiên cứu theo phương pháp định tính nên dữ liệu thu thập chủ
yếu là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về kết quả hoạt động huy động vốn
qua các năm 2013-2018 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- CN Bình
Dương. Ngồi ra, luận văn cịn lồng ghép dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát khách
hàng giao dịch tại ngân hàng làm cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động

huy động vốn.
7. Nội dung nghiên cứu.
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài nghiên cứu của tác giả bao
gồm các nội dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận văn tổng hợp cơ sở lý luận về huy động vốn, vai trò của huy động
vốn đối với các NHTM và cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, từ những số liệu thu thập được tiến hành phân tích thực trạng hoạt động
huy động vốn tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình
Dương trong giai đoạn 2013 -2018.
Thứ ba, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh
Bình Dương.
8. Đóng góp của đề tài
Làm rõ hơn những thực tiễn về huy động vốn, vai trò của huy động vốn và các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động huy động vốn để đưa ra
những đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động cho ngân
hàng.


Do các phân tích bám sát thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam- Chi nhánh Bình Dương nên có thể làm tư liệu tham khảo cho chi nhánh này
trong điều hành thực tiễn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn huy động trong nền kinh
tế.
9. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu.
9.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài.
“Factors Affecting the increase in customer deposits in commercial bank
branches in the city of Rafsanjan (from customer perspective)” của Maghouie nejad

(2008), đã xem xét các yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng tiền gửi của khách
hàng từ quan điểm của khách hàng, và cũng kết luận rằng các yếu tố cải thiện mối
quan hệ xã hội của nhân viên với khách hàng, các tính năng cá nhân phù hợp, số
tiền lãi phải trả và dịch vụ tốt là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ
xét đến khía chạnh xuất phát từ yếu tố quan điểm khách hàng, chưa nhìn nhận các
yếu tố khác.
“Factors affecting mobilization of financial resources” của Khezra (2006), đã
nói rằng cơng nghệ thơng tin và kỹ năng giao tiếp của nhân viên làm việc trong
ngân hàng và đa dạng hóa ngân hàng chất lượng dịch vụ, sự hài lịng của khách
hàng, chấp nhận mơi trường, vị trí chi nhánh là cơng cụ quan trọng sử dụng hiểu
quả để hấp thụ vốn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chưa đề cập đến mơi trường
bên ngồi như: hành lang pháp lý hay tình hình kinh tế, xã hội trong từng trường
hợp cụ thể.
“Factor influencing the choice of banking services” của Goiteom W/Mariam
(2011) nghiên cứu tại Ethiopia thì kết luận rằng : Lợi ích tài chính( lãi suất tiết kiệm
cao, chi phí dịch vụ thấp,..); Sự thuận tiện ( gần nơi ở, giờ hoạt động mở rộng,…);
Hình ành ngân hàng ( hình ảnh ngân hàng, nhân viên giao dịch,..); Cung cấp dịch
vụ( hậu mãi, phục vụ nhanh chóng và đa dạng); Cơng nghệ hiện đại ( internet
banking, dịch vụ ATM phát triển,..); Dang tiếng( Uy tín, thời gian thành lập,..);
Chương trình quảng cáo khuyến mãi và tạo cảm giác an tồn khi giao dịch đều có
ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn tiền gửi. Nghiên cứu chưa đề cập đến


các yếu tố khách quan có tác động từ bên ngoài đến việc thu hút nguồn vốn huy
động.
“Effective factors on bank resource mobilization” của Jafar Beikzad, Masoumeh
Khodakarami, and Saeid Ghorbannejad Malek (2012), khẳng định: Nguồn huy
động, Công nghệ thông tin và truyền thông, Chất lượng dịch vụ, Đa dạng dịch vụ,
Kỹ năng nhân sự, Tiện ích mơi trường bên trong, Vị trí giao dịch thuận lợi đều có
ảnh hưởng đến lượng tiền gửi huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa

đề cập đến các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động huy động vốn.
9.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.
“Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Chi nhánh Tân Bình”
của tác giả Trần Thị Lan Phương (2013), tác giả nêu hệ thống lý luận về hoạt động
huy động vốn, đồng thời nêu ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn,
nhưng những giải pháp chỉ xuất phát từ khía cạnh tổng quan chưa đi sâu phân tích
cụ thể để vận dụng trong tình hình hiện nay.
“Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Xuất nhập
khẩu Việt Nam- CN Đà Lạt”của tác giả Hồng Thị Kim Oanh (2015), tác giả đã có
cái nhìn khái quát về hoạt động huy động vốn, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn và tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nghiên cứu, nhưng các giải pháp mang tính
dàn trải, chưa thật sự chi tiết, do đó khó vận dụng trong điều kiện hiện nay.
Đường Thị Thanh Hải: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn” đăng trên Tạp chí
ngày 12/06/2014, tác giả đã nhận định các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn, và đề ra các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn, tuy nhiên tác giả chỉ phân tích trong điều kiện chung cho tất cả
các NHTM, chưa nêu cụ thể từng giải pháp, do đó tùy vào quá trình hoạt động kinh
doanh của mỗi ngân hàng sẽ có những giải pháp phù hợp, cũng như chưa phù hợp
khi đặt vào các giải pháp của tác giả.


Khoảng trống trong nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong công tác
huy động vốn, cũng như các giải pháp đề ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn. Tuy nhiên tùy vào các trường hợp cụ thể, các thời điểm nghiên cứu khác
nhau sẽ có những cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau, và vì các nghiên cứu đó đã cũ
so với thời điểm nghiên cứu của tác giả, đồng thời kinh tế cũng có nhiều biến động,
chính vì thế những nghiên cứu trước còn tồn động nhiếu hạn chế nhất định cần bổ
sung trong điều kiện hiện nay.

Thêm vào đó, hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu và phát hiện những mặt
ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi cũng như khó khăn trong cơng tác huy động vốn
của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương trong giai
đoạn gần đây 2013-2018, đó là giai đoạn có nhiều biến động trong kinh tế- xã hội
tại Viêt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi
nhánh Bình Dương nói riêng.
Chính vì vậy, đề tài: “Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ
phần xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương” tiến hành nghiên cứu
những vấn đề nêu trên nhằm thỏa mãn nhu cầu hoàn thiện, nâng cao hiệu quả huy
động vốn tại địa bàn, phục vụ thực tiễn cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam- Chi nhánh Bình Dương.
10. Bố cục dự kiến của luận văn.
Mở đầu
Chương 1: Cở sở lý luận về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình
Dương.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM đối với sự phát triển nền
kinh tế.
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Khác với ngân hàng trung ương, NHTM là ngân hàng trực tiếp giao dịch với các

doanh nghiệp, công ty, tổ chúc kinh tế và các cá nhân về tiền tệ và các hoạt động
ngân hàng nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Khác với các doanh nghiệp phi tài chính, NHTM lấy tiền tệ làm đối tượng kinh
doanh, làm phương tiện kinh doanh và tiền tệ cũng là mục tiêu cuối cùng trong việc
kinh doannh của NHTM.
Xét về hệ thống tài chính, NHTM là một định chế tài chính trung gian có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Đạo luật Ngân hàng của Pháp quốc năm 1941 qui định: “Ngân hàng thương mại
là những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc
của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài
ngun đó do chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng hay tài chính”.
Ở Việt Nam, theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương
mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận
tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn”.
Như vậy, có nhiều quan điểm để hiểu như thế nào là NHTM, nhưng có thể tóm
gọn lại là NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ tín dụng, trong đó chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng giữa các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế.
Nếu xét trên khía cạnh khác, bản chất của NHTM là doanh nghiệp kinh doanh vì
mục tiêu lợi nhuận- lợi nhuận tối đa.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1Chức năng trung gian thanh toán.


2

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán là việc ngân hàng trả tiền cho khách
hàng theo lệnh của chủ tài khoản và nhập vào tài khoản những khoản tiền theo lệnh
của họ, hay có thể hiểu với chức năng này thì ngân hàng đứng ra thanh tốn hộ cho

Khách hàng.
Thơng qua chức năng này Ngân hàng đóng vai trị là người "thủ quỹ" cho các
doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền
hộ cho khách hàng thơng qua các hình thức: chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm
chi.
Chức năng trung gian thanh tốn có ý nghĩa khơng chỉ đối với khách hàng của
NHTM vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho khách hàng trong quan hệ thanh toán,
giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí thanh tốn cho khách hàng đồng thời tốc độ luân
chuyển vốn kinh doanh của khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn
của khách hàng tăng mà cịn có ý nghĩa đối với nền kinh tế đó là hạn chế lưu thơng
tiền mặt và tiết kiệm chi phí. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng
này của ngân hàng ngày càng được mở rộng.
Đối với NHTM chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua
việc thu lệ phí thanh tốn. Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng
thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng
Với chức năng này, chính là tiền đề và cơ sở để NHTM tạo tiền, góp phần tăng
qui mơ tín dụng cho nền kinh tế lại vừa tiết kiệm chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho
dịch vụ ngân hàng phát triển.
Tạo tiền của NHTM nghĩa là, với một khoản tiền gửi ban đầu của các doanh
nghiệp, tồ chức hay cá nhân thông qua việc thanh toán trong dung tiền mặt và cho
vay bằng chuyển khoản mà NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn gấp
nhiều lần, thông qua hệ số nhân tiền gửi mở rộng.
Hệ số nhân tiền gửi mở rộng được đo lường:
N=

1
𝑟𝑟

Trong đó: N: là hệ số nhân tiền gửi mở rộng.



3

rr: là tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Như thế khả năng tạo tiền còn phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc1.
Hơn nữa, chức năng trung gian thanh toán sẽ làm tăng uy tín cho NHTM thơng
qua các dịch vụ.
1.1.2.2 Chức năng trung gian tín dụng.
Trung gian tín dụng giữa các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời
thiếu vốn:
Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong
nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó đầu tư vào các
nhu cầu khác trong nền kinh tế.
Hay nói các khác, chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trị là cầu nối
giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, thể hiện qua: NHTM đi vay để cho vay, đi
vay của các chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho các chủ thể
thiếu vốn tạm thời vay.
Trung gian tín dụng giữa ngân hàng trung ương và nền kinh tế:

1

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các
ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.
Ngày 29/5/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự
trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) như
sau:
Các TCTD ( ngồi Ngân hàng Chính sách, Qũy Tín dụng Nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng
Nông nghiện và Phát triển nông thôn Việt Nam) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền
gửi như sau: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư
tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số

dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư
tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác khơng kỳ hạn và có
kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải
tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc


4

Khi đã tận dụng mọi nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy
động, nguồn vốn khác nhưng vẫn không dủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn, các
NHTM sẽ tiến hành xin vay vốn của NHTW.
Chức năng trung gian tín dụng có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế vì góp phần
điều hịa nguồn vốn trong nền kinh tế từ đó đẩy nhanh quá trình vận động của vốn
tiền tệ trong xã hội, tăng thu giá trị thặng dư cho các chủ thể.
Mặt khác chức năng này còn là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng, tạo
nguồn vốn cho NHTM kinh doanh nhằm hướng đến tăng lợi nhuận.
Như vậy, thực hiện chức năng trung gian tín dụng khơng chỉ có lợi cho bản thân
NHTM mà cịn có lợi cho Khách hàng và cả nền kinh tế thị trường. Chính vì thế Lê
Nin cho rằng: “Ngân hàng thương mại biến tiền tệ không hoạt động thành tư bản
hoạt động, nghĩa là tư bản sinh lợi nhuận và tập hợp mọi thứ bằng tiền và giao cho
giai cấp hữu sản để sử dụng”
1.1.2.3 Chức năng trung gian thực thi các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là
thực thi chính sách tiền tệ.
Với các chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính vừa kể trên, ta
nhận thấy NHTM là một chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng góp phần tạo tiền
lưu thơng trong nền kinh tế.
Trong kinh tế vĩ mơ, để điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, NHTW phải sử
dụng các công cụ để điều tiết lượng tiền trong lưu thông nhằm đạt mục tiên ổn định
tiền tệ. Trong thực tế, các công cụ điều tiết hầu hết thông qua các hoạt động của
NHTM mới có tác động nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, như: tỷ lệ dự trữ bắt

buộc, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, hạn mức tín dụng.
Chính vì thế, hoạt động của các NHTM có tác động trực tiếp đến tăng trưởng
kinh tế, đến mục tiêu vĩ mô ổn định tiền tệ, NHTW thông qua NHTM để điều hành
kinh tế theo đúng hướng mà chính sách tiền tệ đã vạch ra.
1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển nền kinh tế.


5



Thứ nhất: NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng

thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưu thơng hàng hóa.
Thực tế cho thấy để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một khối
lượng lớn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.
Nhưng điều khó khăn là cần có người đứng ra tập trung tiền nhãn rỗi ở mọi nơi, mọi
lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Thông qua chức năng huy động vốn, cho
vay và đầu tư mà các ngân hàng đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế,
cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành kinh tế và các thành phần
kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh qua đó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
Với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng đã thực hiện được các dịch vụ trung
gian thanh tốn cho nền kinh tế do đó đã thúc đẩy nhanh q trình thực hiện ln
chuyển hàng hóa, luân chuyển vốn trong xã hội, tiết kiệm chi phí thanh toán cho
từng cá nhân trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng
thời ngân hàng cũng giám sát các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một môi trường
kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự ổn định trong kinh tế – xã hội.
Có thể thấy nhờ các hoạt động của hệ thống NHTM mà các doanh nghiệp, cá
nhân cần vốn có điều kiện tiếp cận nguốn vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến máy

móc, cơng nghệ nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất
lượng sản phẩm cho xã hội.
 Thứ hai: NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Với chức năng tạo tiền, NHTM là một trong những chủ thể tham gia vào quá
trình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nền
kinh tế. NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của
thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.


6

Để thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ để điều tiết
lượng tiền lưu thông, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là
mục tiêu ổn định tiền tệ. Phần lớn các cơng cụ chính sách tiền tệ chỉ được thực thi
có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các NHTM cũng như việc
chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh tốn khơng dùng tiền mặt và
nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.
 Thứ ba: NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc
tế.
Có thể nói sự hội nhập kinh tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế
to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Một trong những điều kiện
quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
đó là nền tài chính quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính
quốc tế thơng qua hoạt động của các NHTM trong các lĩnh vực kinh doanh như:
nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ
khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh tốn quốc tế, bn bán ngoại hối, quan hệ tín
dụng với các Ngân hàng nước ngồi của NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
góp phần thúc đẩy hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu và thơng qua đó NHTM đã
thực hiện cho vai trị điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền
tài chính quốc tế.

1.2 Nguồn vốn huy động và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
1.2.1 Nguồn vốn huy động của NHTM.
 Khái niệm:
Vốn huy động2: là nguồn vốn thu hút được qua các nghiệp vụ của ngân hàng, đây
là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ
mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội
2

Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của PGS., TS. Lê Thị Mận- Nhà xuất bản lao

động- xã hội năm 2010, trang 41


×