Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN một số biện pháp chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 trong phân môn học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.37 KB, 27 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tiếng việt thứ nhất là tiếng mẹ đẻ, thứ hai là một môn học vô cùng quan
trọng trong hầu hết các cấp học. Do đó mơn tiếng việt đóng vai trị r ất l ớn
trong việc học tập và tư duy các môn học khác, khi học môn ti ếng vi ệt nó
sẽ cung cấp cho các em 4 kĩ năng quan trọng đó là: nghe, nói, đọc, vi ết. Đây
là những kĩ năng cơ bản và cần thiết nhất để có th ể bắt đầu h ọc t ập các
môn học khác. Ở bậc tiểu học, tiếng việt được chia thành rất nhiều phân
môn, phân môn đầu tiên mà các em được tiếp cận ngay khi chuy ển từ bậc
học mầm non sang tiểu học đó là phân mơn học vần.
Học vần là phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong ch ương trình
tiếng việt bậc Tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát tri ển
cho học sinh kỹ năng nhận diện mặt chữ, ghép vần và đ ọc. Nó là c ơ s ở, là
tiền đề cho những môn học khác.
Đọc trong phân môn học vần tuy là rất được quan tâm xong kết quả các
em đọc đúng trong phân môn học vần chưa được khả quan lắm, các em
cịn đọc theo qn tính, đọc theo thói quen nên sẽ dẫn đến hậu quả là các
em sẽ đọc sai và viết sai theo cách mình đọc.
Do đó để cải thiện chất lượng của mơn tiếng việt thì tr ước h ết ph ải làm
hình thành cho học sinh thói quen đọc đúng trong phân mơn Học vần đó là
lí do tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉnh sửa lỗi phát âm cho học
sinh lớp 1 trong phân mơn Học vần”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Củng cố những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình giảng dạy


- Nâng cao chất lượng học sinh phát âm đúng trong phân mơn h ọc v ần nói
riêng và trong mơn Tiếng việt nói chung. Qua đó nhằm c ải thiện ch ất
lượng học tập môn Tiếng việt ở trường Tiểu học.
- Đưa ra được một số biện pháp nhằm giúp học sinh phát âm đúng.
- Trau dồi thêm những kinh nghiệm từ việc chỉnh sửa lỗi phát âm cho h ọc


sinh để phục vụ cho quá trình giảng dạy được tốt hơn.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Nắm vững cách phát âm đúng, chuẩn xác.
- Ln có ý thức rèn luyện kiên trì, th ường xuyên, liên tục và thành phong
trào đều khắp để có kĩ năng phát âm đúng trong giảng dạy, học t ập và giao
tiếp.
- Có khả năng phát hiện ra người khác phát âm lệch chuẩn đ ể cùng s ửa l ỗi.
Đặc biệt thường xuyên giao tiếp và hướng dẫn học sinh tập nói sẽ có điều
kiện để sửa lỗi cho học sinh ngay trong giai đoạn phát triển đầu tiên.
- Nâng cao sự chuẩn mực về ngôn ngữ trong môi trường sư phạm và c ộng
đồng xã hội.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, T ập
đọc, tài liệu đổi mới dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học, tài liệu về ngữ
âm tiếng việt.
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.


5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi giúp h ọc sinh phát âm
đúng trong phân môn học vần lớp 1.
- Nơi thực nghiệm: Tại lớp 16 trường TH An Bình B.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Rèn cho học sinh cách phát âm đúng được th ực hi ện ở hầu h ết các c ấp
học, bậc học. Nhưng ở đề tài này chủ yếu là chỉnh sửa cho học sinh cách
phát âm đúng trong phân môn học vần lớp 1.
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Vấn đề “Chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1 trong phân môn h ọc v ần
” là vấn đề khơng cịn mới nhưng để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi s ự

kiên trì, nghiêm túc, liên tục. Tuyệt đối tránh hình th ức, hô khẩu hiệu. Cho
nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp ch ỉ
thực hiện sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cụ thể, sát thực và thường xuyên cho
học sinh cũng như giáo viên.
II. PHẦN NỘI DUNG :
A. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đ ường l ớn nh ất đ ể
con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngồi sách, con
người cịn tiếp thu thơng tin qua các phương tiện thơng tin đ ại chúng nh ư
Truyền hình, phim ảnh, Internet,... Văn hóa đọc vì th ế có nh ững b ước thay
đổi về chất.


Các phương tiện nghe nhìn có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so v ới sách,
và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đ ọc. Nếu
trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của r ất nhi ều ng ười thì
ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. T ất nhiên đối v ới các
nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, h ọc sinh,...
đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, th ường xuyên mà nếu thi ếu nó
người ta rất khó để có được một chun mơn tốt, một kh ối lượng ki ến
thức đủ rộng để phục vụ công việc.
Đọc vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với nh ững th ế
mạnh riêng của chính nó, một cách th ưởng thức văn hóa sang tr ọng và có
chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngơn t ừ c ủa
con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra
cứu, tìm tịi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri th ức, hi ểu bi ết, t ạo
dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận th ức
của mỗi con người.
Khơng thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình khơng coi

trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, ki ến th ức l ớn.
Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo
đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
Vì vậy đọc có vai trị rất quan trọng, muốn đọc đúng tr ước hết và là b ước
nền móng là phải phát âm đúng, phát âm đúng sẽ d ẫn đ ến đ ọc đúng, đ ọc
đúng sẽ hiểu đúng và sẽ có được trữ lượng thơng tin, kiến th ức đúng.
2. NHỮNG CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Trẻ vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ ph ải chuy ển
dần từ hoạt động vui chơi là chủ yếu sang hoạt động học tập là ch ủ y ếu.


Đây là giai đoạn cực kì khó khăn, trẻ phải tập trung trong một th ời gian dài
của một tiết học là 35 -40 phút, phải tuân th ủ nh ững nội quy n ề n ếp c ủa
trường học - lớp học, đây là việc rất khó với trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ đã
quen và thích nghi được với mơi trường này thì rất dễ dàng cho nh ững
bước tiếp. Vì thế việc giúp học sinh tự chiếm lĩnh được tri th ức là rất quan
trọng, trẻ rất thích tự mình khám phá những cái mới.
Do đó việc dạy đọc cho học sinh là không th ể thiếu, nh ất là đ ối v ới h ọc
sinh lớp 1. Đọc mà phải đọc như thế nào? Ở những lớp cao hơn như lớp 3,
4, 5 sẽ có yêu cầu cao hơn là học sinh không chỉ đọc đúng mà còn ph ải đ ọc
hiểu, đọc diễn cảm… nhưng đối với học sinh lớp 1 yêu cầu quan tr ọng
hàng đầu là đọc đúng. Muốn đọc đúng các em phải phát âm đúng. Vi ệc
phát âm phải được rèn luyện ngay khi học sinh m ới ti ếp c ận v ới môn
Tiếng việt, cụ thể là học sinh phải học phân mơn Học vần đầu tiên. Do đó
việc dạy học sinh phát âm đúng, chuẩn xác là r ất quan tr ọng. Phát âm
đúng, chuẩn xác trong phân môn Học vần sẽ được nhiều cái l ợi tr ước h ết
nó giúp học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả sau đó cịn giúp h ọc sinh
phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác.
B. THỰC TRẠNG
Trong q trình giảng dạy và cơng tác tại trường Tiểu học An Bình B, tơi

nhận thấy:
Các em cịn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, các em cịn đ ọc theo qn
tính, theo thói quen hoặc đọc do bắt chước các bạn hoặc nh ững ng ười l ớn
phát âm chưa chuẩn. Trẻ nói Tiếng Việt thường phát âm sai ở 3 ph ần: ph ụ
âm đầu, phần vần và thanh điệu. Trẻ thường phát âm sai do: b ỏ âm (Vd:
“hoa” nói thành “ho”), thay thế thành các âm khác (Vd: “sai” nói thành
“xai”).


Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy là do: Trẻ t ạo âm sai do không làm
được một trong những yếu tố sau:
1. Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tham gia tạo nên âm đó.
2. Tạo luống hơi chính xác
3. Phối hợp được đặt vị trí đúng và đẩy hơi để phát tiếng.
4. Ngồi những yếu tố chính trên thì trẻ cịn phát âm sai do y ếu t ố vùng
miền.
Với thực trạng như vậy, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra bi ện pháp
chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai
trong trường nâng cao chất lượng phát âm chuẩn để từ đó giúp nâng cao
chất lượng học môn Tiếng việt.
C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
1/ Đối với giáo viên:
Trước tiên phải phát âm đúng, chuẩn xác. Phải có sự tìm tịi đầu tư nghiên
cứu về âm vị học, cơ quan phát âm của con người, nắm được các b ước đ ể
tạo nên một âm đúng.
Việc phát âm đúng, chuẩn xác là không thể khơng th ực hiện, vì mình khơng
thể nói học sinh là các em phát âm từ đó sai r ồi nh ưng trong khi đó b ản
thân giáo viên lại không phát âm đúng được từ mà học sinh sai. Tuy nhiên
khơng ai là có thể hồn hảo hết được do đó nếu cách phát âm c ủa mình đã
đúng, chuẩn xác rồi thì đó là điều rất tốt nếu khơng thì b ản thân m ỗi giáo

viên phải tự nỗ lực rèn luyện thông qua việc nghiên cứu các v ấn đề sau:


Thứ nhất, có sự nghiên cứu về âm vị. Âm vị là phân đoạn nhỏ nhất của
âm thanh dùng để cấu tạo nên sự phân biệt giữa các cách phát âm.
Tiếp theo phải nắm được cơ quan phát âm của con người gồm những bộ
phận nào: bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là Khoang yết
hầu, khoang miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc m ềm, lưỡi
con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng . Khi phát âm khơng
khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung đ ộng và t ạo ra nh ững sóng
có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ được cộng h ưởng ở
các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu). S ự khác
biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác
nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau. Theo đặc đi ểm sinh
học, các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm. Sự khác biệt gi ữa
nguyên âm và phụ âm được nhận diện chủ yếu qua cách phát âm. Nếu một
âm khi phát âm luồng khơng khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà
khơng bị cản ở bất cứ một vị trí nào thì âm đó là ngun âm. Nếu m ột âm
khi phát âm luồng khơng khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà b ị c ản
ở một vị trí nào đó thì âm đó là phụ âm.
Và cuối cùng là nắm được các bước để tạo được một âm đúng
Các bước để tạo nên một nguyên âm đúng:
* Nguyên âm “a”
- Miệng há to, lưỡi nằm ngang trong khoang Miệng. Đưa h ơi lên khoang
miệng. Bật hơi và phát tiếng (sở lên cổ thấy rung, để mu Bàn tay gần
miệng thấy hơi thở ra ấm và nhẹ)
* Nguyên âm “u”


- Mơi dơ nhiều ra phía trước, hai mơi sát gần nhau t ạo thành m ột l ỗ h ẹp.

Lưỡi đẩy lùi về phía sau, mặt lưỡi sau nâng cao gần v ới ngạc m ềm, đ ưa
hơi lên khoang miệng. Bật hơi và phát tiếng (rung ở hầu và ngực)
* Ngun âm “o”
- Mơi trịn, hơi đưa về phía trước. độ mở miệng nh ỏ h ơn khi phát âm “a”.
lưỡi hơi đưa về phía sau, mặt lưỡi sau nâng lên. Đưa hơi lên khoang miệng.
Bật hơi phát tiếng (rung ở hầu; luồng hơi đi ra từ miệng nhẹ, ấm)
* Nguyên âm “i”
- Môi căng ra giống như khi mỉm cười. đầu lưỡi tì mạnh vào hàm dưới. Đưa
hơi lên khoang miệng. Bật hơi phát tiếng (có thể nhận thấy cảm giác rung
ở hầu, rung ở đầu và sự căng của các cơ hàm dưới ở khoang miệng).
* Nguyên âm “e”
- Môi trùng, mép hơi kéo sang hai bên. đầu lưỡi tỳ vào hàm d ưới, hai mép
bên của lưỡi tỳ vào hàm trên (vùng răng hàm). Đưa hơi lên khoang miệng.
Bật hơi phát tiếng (rung ở hầu)
Các bước để tạo nên một phụ âm đúng:
* Phụ âm “b”:
- Hai mơi chạm vào nhau. Khơng đưa hơi thốt lên mũi, giữ hơi trong
khoang miệng. Mở miệng, bật mạnh hơi phát tiếng.
* Phụ âm “m”
- Hai môi chạm nhẹ vào nhau. Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm vào mũi
thấy có sự rung nhẹ). Mở miệng phát tiếng.


* Phụ âm “ph”
- Răng hàm trên cắn nhẹ vào mơi dưới. Đẩy nhẹ hơi ra ngồi, tạo ra tiếng
“phì” kéo dài. Há miệng và bật hơi ra (chú ý: âm “phì” kéo dài liền v ới việc
phát tiếng, khơng được đứt quãng).
* Phụ âm “v”
- Răng hàm trên cắn nhẹ vào mơi dưới. Đẩy nhẹ hơi ra ngồi, (chạm tay
vào cổ để thấy có sự rung nhẹ khi đẩy hơi). Há miệng và bật hơi ra.

* Phụ âm “t”
- Đầu lưỡi đẩy vào răng. Khơng đưa hơi thốt lên mũi để tạo một khoang
miệng kín, tập trung hơi ở miệng. Đẩy lưỡi vào răng và bật mạnh hơi.
* Phụ âm “th”
- Đầu lưỡi chạm vào răng trên (giống như âm “t”). Gi ữ h ơi trong khoang
miệng. Đẩy lưỡi vào răng và thổi nhẹ hơi ra ngồi (có th ể đ ưa tay lên
miệng để cảm nhận luồng hơi thoát ra).
* Phụ âm “đ”
- Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên. Chạm nhẹ tay vào cổ thấy có sự rung
nhẹ. Đẩy nhẹ lưỡi vào chân răng, hạ lưỡi xuống và phát tiếng.
* Phụ âm “n”
- Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên. Đưa hơi thoát lên mũi (nếu chạm tay
vào mũi thấy có sự rung nhẹ). Bật lưỡi và phát tiếng.
* Phụ âm “s”


- Cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau. Tạo một âm “sì” kéo dài. Há miệng và
phát tiếng (chú ý âm “sì” kéo dài liền với việc phát tiếng, khơng đ ược đ ứt
quãng).
* Phụ âm “d”
- Hai hàm răng cắn nhẹ vào nhau. Tạo âm “gì” kéo dài (chạm tay vào cổ
thấy có sự rung nhẹ). Mở miệng và phát tiếng (chú ý: âm “gì” kéo dài li ền
với việc phát tiếng, không được đứt quãng).
* Phụ âm “ch”
- Mặt lưỡi chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng dưới. Giữ hơi
trong khoang miệng. Bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng.
* Phụ âm “k, c, qu”
- Gốc lưỡi chạm lên vòm miệng. Giữ hơi trong miệng. Hạ lưỡi xuống, đẩy
mạnh hơi phát tiếng.
* Phụ âm “ng”

- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Đưa hơi thoát lên mũi (nếu ch ạm tay
vào mũi thấy có sự rung nhẹ). Bật lưỡi và phát tiếng
* Phụ âm “x”
- Hai mơi có chiều hướng căng ra như muốn cười và tì sát vào hàm răng.
đầu lưỡi tì vào đỉnh đầu răng của hàm dưới. Hơi đưa lên khoang miệng,
tạo âm “xì” kéo dài. Bật hơi và phát tiếng
* Phụ âm “kh”


- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng (giống như âm “g”) . Tạo âm “khừ…”
trong miệng. Bật hơi và phát tiếng (chú ý: âm “khừ” kéo dài li ền v ới vi ệc
phát tiếng, không được đứt quãng).
* Phụ âm “g”
- Gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Tạo âm “gừ…” trong miệng (chạm tay
vào cổ thấy có sự rung nhẹ). Bật hơi và phát tiếng (chú ý: âm “gừ” kéo dài
liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng).
* Phụ âm “l”
- Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng. Đẩy hơi qua miệng, không đưa hơi lên
mũi. Bật lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng.
* Phụ âm “nh”
- Đầu lưỡi chạm nhẹ vào hàm răng dưới, mặt lưỡi chạm nhẹ lên vịm trên
(giống như âm “ch”). Đưa hơi thốt lên mũi (nếu chạm tay vào mũi thấy có
sự rung nhẹ). Mở miệng, hạ lưỡi xuống và phát tiếng.
* Phụ âm “h”
- Há miệng. Đẩy hơi qua miệng (có thể cảm nhận luồng hơi qua lòng bàn
tay). Phát tiếng (chú ý: đẩy hơi kéo dài liền với việc phát tiếng, khơng
được đứt qng).
Sau khi tìm hiểu nghiên cứu hết các vấn đề trên giáo viên sẽ đề ra nh ững
biện pháp cần thiết cho việc chỉnh sửa cách phát âm cho h ọc sinh. Vì sao
giáo viên phải tìm hiểu những vấn đề trên rồi mới có thể đề ra biện pháp?

Vì vốn dĩ giáo viên là người tiếp xúc với học sinh th ường xuyên, ph ần đa
thời gian dành cho việc học của học sinh là ở trường, giáo viên là ng ười mà


học sinh coi như là thần tượng nhất là đối với h ọc sinh l ớp 1. M ỗi hành
động, cử chỉ lời nói của giáo viên đều được các em ghi nhận.
2/ Biện pháp chữa lỗi:
2.1.Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu :
Khơng có cách làm nào hữu hiệu bằng cách giáo viên phát âm m ẫu cho h ọc
sinh. Vì ở độ tuổi này khả năng bắt chước của các em là r ất cao, nên vi ệc
giáo viên phát âm đúng để làm mẫu cho h ọc sinh là rất quan tr ọng và có
hiệu quả rất cao. Nếu như lỗi sai ở đa phần học sinh thì giáo viên có th ể
phát âm mẫu đúng trước toàn lớp, nhưng nếu lỗi sai chỉ cá biệt thì giáo
viên có thể gọi học sinh đó lên phát âm và ch ỉnh sửa ngay lúc đó ho ặc có
thể nhờ 1 học sinh khá giỏi phát âm tương đối chuẩn để giúp học sinh đó
chỉnh lại cách phát âm.
2.2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:
Trẻ tạo âm sai do không làm được một trong ba yếu tố sau:
* Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tham gia tạo nên âm đó.
* Tạo luống hơi chính xác
* Phối hợp được đặt vị trí đúng và đẩy hơi để phát tiếng.
Giáo viên sẽ mơ tả cấu âm của một âm nào đó dựa vào các bước tạo thành
một âm đúng như đã nêu ở trên rồi hướng dẫn học sinh phát âm theo.
Với phụ âm cần mơ tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã ti ến
hành sửa từng âm. Ví dụ:


- Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ, ( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về
mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là ph ụ âm
vơ thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tơi đã h ướng

dẫn HS tự đặt lịng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh qu ản. Khi
phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh qu ản
và không thấy luồng hơi phát ra.
Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh h ơn, tạo âm /p/ câm.
Hay cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ
dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây
thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay .
- Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi
và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào.
Để chữa lỗi phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mơ tả âm v ị và
hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm
nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ th ấy mũi rung, còn
khi phát âm âm /l /mũi không rung. Lặp đi lặp lại cách này nhiều l ần và có
thể cho học sinh phát âm thêm những tiếng bắt đầu bằng /l / ho ặc /n /
xen kẽ để học sinh thấy được sự khác nhau gi ữa chúng. Hoặc h ướng dẫn
học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên l ợi của hàm trên
ngạc cứng, cịn khi phát âm /n/ thì đưa đầu l ưỡi vào m ặt trong c ủa hàm
răng.
Những từ thuộc về chuyên môn như: Khoang yết hầu, khoang miệng,
khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đ ầu l ưỡi, m ặt
lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng có thể khi nói với học sinh thì các em sẽ
không hiểu nên giáo viên phải nghiên cứu v ấn đề: các b ước t ạo m ột âm
đúng và các bộ phận của cơ quan phát âm để có hướng giải quyết. Giáo


viên có thể dùng những từ ngữ gần gũi hơn với học sinh đối với nh ững h ọc
sinh đặc biệt, tiếp thu chậm. Những từ ngữ đó phải th ật đ ơn gi ản, dễ
hiểu. Ví dụ như việc chỉnh sửa cách phát âm sai phụ âm /l / - /n / nh ư đã
nêu ở trên thì một số học sinh tiếp thu chậm sẽ khó hi ểu nên giáo viên có
thể chỉnh cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em như sau:

- L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
- N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
Khi học sinh đã dần phân biệt thì cho các em luyện tập nói nguyên m ột câu
hay một đoạn văn có chứa âm mà các em hay phát âm sai. Ví d ụ sai ph ụ
âm /l / - /n / cho học sinh luyện đọc câu: “lúa n ếp là lúa n ếp làng, lúa lên
lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Lúa nếp là lúa nếp non, lúa lên lá nõn lá non
nõn nà”. Lúc đầu cho học sinh đọc từ t ừ có kết h ợp v ới nh ững bi ện pháp
chỉnh lỗi phát âm ở trên sau đó tăng dần cường độ đọc nhanh h ơn và
luyện tập thường xuyên hơn.
2.3. Biện pháp chữa lỗi bằng phương pháp đàm thoại:
Tạo môi trường học tập thoải mái bằng cách giáo tiếp giữa giáo viên và
học sinh từ đó giúp các em tự mình nhận ra được cái sai và t ự mình kh ắc
phục.
Ví dụ: trong một bài học vần khi giáo viên dạy bài m ới là bài “ ip – up” giáo
viên cố tình đọc sai i – pờ - ip thành i – bờ - ip đ ể h ọc sinh nh ận ra đ ược cái
sai đó để chỉnh sửa. Hoặc giáo viên đọc một loạt những từ có ch ứa âm hay
phụ âm mà học sinh hay sai để học sinh phát hi ện ra là giáo viên đã phát
âm đúng hay sai để sửa, cũng có thể yêu cầu học sinh đọc theo yêu cầu của
giáo viên để các bạn khác nhận xét.


Giáo viên cũng có thể phát âm nhiều cách khác nhau v ới cùng m ột t ừ đ ể
học sinh có thể phân biệt. Ví dụ: oan với oang, oan: o – a – n ờ - oan còn
oang: o – a – ngờ - oang…thực hiện th ường xuyên như vậy các em sẽ tránh
được phát âm sai và sẽ viết chính tả đúng hơn.
2.4. Chữa lỗi bằng phương pháp chọn lọc:
Qua quá trình giảng dạy và tiếp xúc, giáo viên sẽ chọn lọc h ọc sinh theo
từng nhóm đối tượng. Ví dụ: nhóm sai dấu thanh, nhóm sai /l / - /n /, ch ọn
những em sai phát âm giống nhau do phát âm theo tiếng đ ịa ph ương. Giáo
viên chia nhóm như vậy sẽ dễ dàng chỉnh sửa cho học sinh và h ọc sinh sẽ

giúp đỡ được nhau trong quá trình giáo viên chỉnh s ửa.
2.5. Chia nhóm:
Khác với việc chọn lọc, việc chia nhóm này giúp h ọc sinh có th ể hồn ch ỉnh
việc phát âm của mình. Chọn lọc là chọn ra nhưng học sinh hay phát âm sai
giống nhau vào một nhóm. Cịn chia nhóm thì sau q trình h ướng d ẫn và
chỉnh sửa của giáo viên thì giáo viên sẽ chia nhóm h ọc sinh đ ể luy ện t ập,
tức là trong nhóm đó sẽ có những bạn phát âm đúng và cả nh ững bạn phát
âm sai. Giáo viên sẽ nhờ những bạn phát âm đúng theo dõi và chỉnh s ửa l ại
cho các em phát âm sai trong quá trình học tập và sinh ho ạt ở tr ường. Ơng
bà ta có câu: “Học thầy khơng tày học bạn” là như vây, có th ể trong q
trình giáo viên hướng dẫn học sinh cịn rụt rè, e ngại nên hi ệu qu ả của
việc chỉnh sửa lỗi phát âm còn thấp nhưng khi học sinh giao tiếp h ọc t ập
với những bạn cùng trang lứa thì tinh thần của các em sẽ khác, các em sẽ
tự tin thể hiện mình hơn.
2.6. Các hoạt động khác giúp luyện cách phát âm :


Tập hát để luyện tập phân biệt dấu thanh. Chẳng h ạn, âm v ực c ủa thanh
huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc
(hoặc thanh khơng) thành thanh huyền rất thuận lợi.
Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cách tập cho các em câu
hát ''Bé bé bằng bông hai má hồng hồng''.
Sửa lỗi phát âm cho trẻ bằng cách cho tập hát những bài hát có nhiều âm
hay phụ âm mà học sinh thường phát âm sai. Vừa giúp h ọc sinh ch ỉnh s ửa
lỗi phát âm, vì đây là hoạt động vừa ch ơi v ừa học nên h ọc sinh r ất thích
thú và các em học mà sẽ khơng biết là mình đang h ọc, giúp h ọc sinh th ư
giãn đầu óc khi căng thẳng.
Ví dụ: Bài “ Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…” luy ện cho các em phát âm
đúng /l / - /n /. Hay là bài “Mùa xuân đ ến rồi” có câu: “Sáng hơm nay tr ời
đã nắng lên rồi”…

Đọc văn thơ cũng là một cách chỉnh lỗi phát âm cho h ọc sinh. Nh ưng thay
vì áp đặt thì hãy khuyến khích học sinh sưu tầm nh ững bài văn th ơ có
chứa âm vần mà các em hay mắc lỗi sai, giáo viên đã ch ọn l ọc ra t ừng
nhóm học sinh có phát âm sai cơ bản giống nhau để giao bài v ề nhà cụ th ể.
Ví dụ: chọn ra nhưng em hay sai về dấu thanh sẽ sưu tầm những m ẩu
chuyện, bài văn hay thơ chứa toàn một dấu thanh, học sinh có th ể nh ờ phụ
huynh tìm kiếm.
Hè về làng
Chiều hè, ngày tàn, người người thường lùa đàn bò về nhà. Đ ường về làng
mùa này tràn trề toàn màu vàng. Nhiều người cày đồng cùng về, c ười đùa
ồn ào. Giờ này bà ngồi chờ ngoài đầu làng.


Mùa hè về làng cùng bà, cùng dì làm đồng thì cịn gì bằng. Chiều h ằng ngày,
chừng đàn gà vào chuồng là người ngoài đồng về. Ngày rồi ngày làm nhi ều
thành nghiền, mình cùng vài người làng vừa làm vừa hò, vừa đùa, v ừa c ười
bò.
Chiều chiều, vừa cầm chừng đàn bò, vừa vồ cào cào, vừa nhìn đàn cị là là
về triền đồi mà lịng cồn cào. Nhiều người còn cùng chèo đò vào v ườn, trèo
hồng

bì,

rồi

về

cùng

nhồm


nhồm.

Hè về cùng bà, cùng dì, cùng người làm đồng, cùng lùa bị, cùng nhào vào
nhiều trị đùa, tình người dồi dào, nồng nàn.
D. HIỆU QUẢ
Năm học 2012 -2013, sau khi nhận lớp và bắt đầu giảng dạy, khi d ạy các
em làm quen với phân môn Học vần, bước đầu làm quen với việc nh ận
diện mặt chữ, với cách ghép vần thì tơi nhận thấy việc phát âm c ủa đa số
các em cịn chưa chính xác. Các em vẫn cịn thói quen phát âm theo thói
quen, theo ý thích…Với thực trạng học sinh như vậy, tơi đã nghiên c ứu kỹ
các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy mơn Ti ếng vi ệt
nói chung và phân mơn Học vần nói riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn
phát âm chuẩn cho học sinh. Nắm chắc mục tiêu c ủa t ừng bài d ạy và
nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm bắt được đặc điểm phát âm c ủa
từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, biện pháp dạy h ọc thích
hợp đồng thời lựa chọn những cách thức để chỉnh sửa lỗi phát âm cho các
em cho phù hợp.
Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng ph ương pháp
luyện theo mẫu, phân tích cấu âm, luyện phát âm đúng qua ph ương pháp
đàm thoại và thông qua một số hoạt động khác để chỉnh s ửa lỗi phát âm
cho học sinh.


Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, có thể cho học sinh đọc nhanh các từ,
câu trong bài học Học vần.
Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh đọc nhiều lần dấu thanh.
Có thể kết hợp các hoạt động khác để chỉnh sửa lỗi phát âm cho h ọc sinh
như vui chơi, múa hát, đọc thơ.
Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân cơng cơng vi ệc c ụ th ể

cho từng nhóm, tổ, từng học sinh của giáo viên những nội dung trên.
Bằng những biện pháp thực hiện như vậy kết hợp với sự nhiệt tình gi ảng
dạy tận tâm với nghề, trong q trình dạy thực nghiệm tại lớp tơi đã thu
được những kết quả đáng kể, tỉ lệ học sinh phát âm lệch chu ẩn gi ảm rõ
rệt, qua kì thi cuối học kì I số học sinh đọc yếu mơn Tiếng việt có gi ảm và
điểm khá giỏi mơn chính tả khá cao.
III. KẾT LUẬN
1.

1.

KẾT QUẢ:

Qua việc khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu tìm ra nh ững m ặt đ ược và ch ưa
được trong qua trình giảng dạy tơi đã th ực hiện việc nghiên c ứu đề tài này
một cách hết sức nghiêm túc và đã được sự ủng hộ rất nhiệt tình t ừ phía
nhà trường cũng như các đồng nghiệp, học sinh đa số có s ự h ợp tác v ới
giáo viên. Đó là những yếu tố giúp đề tài có thể thực hiện thành cơng.
Qua đó, việc thực hiện đề tài đã góp phần không nh ằm c ải thiện ch ất
lượng học tập mơn Tiếng việt, tạo sự ham thích học h ỏi tìm tịi h ọc t ập
tiếng mẹ đẻ, giúp học sinh khơng cịn chán học Tiếng việt n ữa, h ọc sinh đã
có thể tự chiếm lĩnh được tri thức thông qua các hoạt động.


1.

2.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:


Trong quá trình thực hiện đề tài này, bên cạnh nh ững m ặt thành công đã
đạt được thì cịn có những hạn chế, đó là mới chỉ tìm ra đ ược m ột s ố bi ện
pháp sửa những lỗi phát âm tiêu biểu mà học sinh hay m ắc phải, ch ưa đ ưa
ra hết các lỗi mà học sinh còn phát âm chưa chuẩn và biện pháp kh ắc ph ục
các lỗi phát âm đó như thế nào?
Do điều kiện về vật chất, con người còn nhiều hạn chế nên việc th ực hi ện
đầy đủ, toàn diện chưa thực hiện được. Nhưng đề tài này đã giúp ích
nhiều trong cơng việc giảng dạy của bản thân tơi. Qua đó tơi tìm th ấy
nhiều cảm hứng hơn trong giảng dạy và việc chỉnh sửa lỗi phát âm cho
học sinh khơng cịn là vấn đề khó giải quyết và giáo viên khơng cịn ng ại
chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh nữa nhất là những học sinh đặc bi ệt. Và
nó cũng góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng việt trong tr ường Ti ểu
học, bên cạnh đó giúp học sinh yêu thích việc đọc h ơn, các em khơng cịn
tự ti là mình đọc chưa đúng, đọc yếu, hay đọc sai n ữa. Hình thành ở các em
thói quen đọc sách và đọc đúng để tự mình chiếm lĩnh kho tàng tri th ức to
lớn của nhân loại. Các em sẽ trở nên yêu tiếng mẹ đẻ của mình h ơn, kh ơi
dậy ở các em lòng tự hào dân tộc vốn có ở mỗi con người Việt Nam.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
* Về kĩ năng của giáo viên:
Giáo viên phải chuẩn mực trong mọi lời nói, giao tiếp, cách nói ph ải đúng
vì nếu bản thân người giáo viên mà khơng làm được thì khơng th ể nói h ọc
sinh được.


Thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với học sinh để tạo sự gắn kết giữa th ầy
và trị, từ đó có thể phát hiện được những điểm sai của học sinh và có bi ện
pháp kịp thời chỉnh sửa phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em.
Luôn luôn cởi mở vơi học sinh, không nên bắt ép học sinh q, khơng nên
lấy bản thân mình để làm thước đo học sinh, quá trình luy ện t ập là m ột
q trình lâu dài, khơng phải một sớm một chiều mà ch ỉnh s ửa ngay đ ược

nên giáo viên phải thường xuyên động viên các em mặc dù các em làm
chưa được.
* Về các phương pháp:
-

Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng tường minh, trực

quan.

- Cường độ luyện tập phải tăng dần, nghĩa là về nguyên tắc luyện càng
nhiều càng tốt.
- Mọi hoạt động đều phải được hướng dẫn và phân công cụ th ể.
4. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc rèn phát âm cho học
sinh nói riêng thì cần phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã
hội.

* Đối với gia đình:
- Vẫn biết là thời gian các em học tập và sinh hoạt ở trường vẫn chiếm
phần đa thời gian nhưng phụ huynh phải thường xuyên quan tâm, chăm


sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày, nên bớt chút th ời gian ít
nhất là 30 phút để kèm cặp các em học tập, xem xét việc học ở trường của
con em mình, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng h ọc t ập.
- Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có s ự tiến b ộ trong h ọc t ập.
Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu h ơn nữa.
* Đối với địa phương và ngành giáo dục:
- Thường xun quan tâm tới gia đình có hồn cảnh khó khăn t ạo đi ều
kiện cho các em được đến trường học hành đầy đủ.

- Nên có những thư viện, có những buổi sinh hoạt trị chuyện ở nơi các em
sinh sống để các em có dịp thể hiện bản thân.
- Tổ chức những ngày hội sách với rất nhiều các th ể loại sách đ ể các em
tham gia sinh hoạt vui chơi và đọc sách.
- Tổ chức những buổi giới thiệu sách đến các em. Có th ể m ời tác gi ả c ủa
cuốn sách đó đến giao lưu và giới thiệu cuốn sách đó v ới các em thiếu nhi.
Việc làm này mang lại kết quả rất cao, cụ thể là ở đơn v ị tr ường h ọc tơi
đang cơng tác đó là trường Tiểu học An Bình B đã t ổ ch ức bu ổi giao l ưu
theo hình thức này đó là mời thầy Nguy ễn Ngọc Ký về tr ường giao l ưu và
giới thiệu những cuốn sách của thầy đến các em học sinh. Qua đó đã nh ận
được phản hồi rất tích cực, học sinh thích thú và hiểu h ơn về tác gi ả c ủa
cuốn sách, học sinh tìm đọc những cuốn sách của thầy rất nhiều. Tơi mong
muốn là hình thức này sẽ được nhân rộng ra để tri th ức có th ể đến đ ược
với tất cả mọi người, mọi vùng miền.
5. LỜI KẾT


Với tinh thần đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng u nghề, u trẻ đã giúp
tơi có thêm nghị lực để thực hiện đề tài này. Tuy có những thành cơng khá
tích cực xong vẫn khơng tránh được những hạn chế nh ưng tơi tin r ằng m ọi
khó khăn chúng ta đều có thể khắc phục, vượt qua được miễn là chúng ta
đến với nghề bằng một cái tâm và bằng tất cả lịng nhiệt tình mu ốn cho
thế hệ sau này, thế hệ con em chúng ta được tốt đẹp.
Tơi xin chân thành cảm ơn./.

An Bình, ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Người thực hiện

Phạm Thị Thuý



NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THỊ XÃ:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


×