Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện phát sinh phát triển và một số biện pháp quản lý bệnh đốm nâu (neoscytalidium dimidiatum) gây hại thanh long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***************

NGUYỄN THÀNH HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ĐIỀU KIỆN
PHÁT SINH PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ BỆNH ĐỐM NÂU
(Neoscytalidium dimidiatum) GÂY HẠI THANH LONG

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 9 62 01 12
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

Hà Nội - 2020


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt
Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tuất
2. TS. Nguyễn Văn Hòa
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Viện


họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi……..giờ………. phút ngày …… tháng ….. năm 2020
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Cây ăn quả miền Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh đốm nâu là đối tượng dịch hại mới phát sinh trên cây thanh
long, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu chun sâu tìm hiểu về đặc điểm
sinh học, khả năng xâm nhiễm, gây hại và lây lan, ký chủ và biện pháp
quản lý tổng hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng rất nhiều thuốc
hóa học với nồng độ cao để phun xịt, gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người trồng
thanh long, đồng thời gia tăng tính kháng thuốc cho mầm bệnh là điều
rất có khả năng xảy ra.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, luận án được thực hiện với
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện phát sinh, phát triển
và một số biện pháp quản lý bệnh đốm nâu (Neoscytalidium
dimidiatum) gây hại thanh long”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu giám định tác nhân, một số đặc điểm sinh học, mối
quan hệ ký sinh, ký chủ và môi trường (nhiệt độ, ánh sáng) ảnh hưởng
đến sự phát sinh, phát triển bệnh đốm nâu hại thanh long, làm cơ sở đề
xuất một số biện pháp quản lý dịch hại có hiệu quả cao, thân thiện với
mơi trường góp phần phục vụ cho sản xuất thanh long bền vững.
2.2. Yêu cầu

- Xác định tác nhân gây bệnh, một số đặc điểm chính về hình thái,
sinh học của nấm N. dimidiatum.
- Xác định được mối quan hệ ký sinh, ký chủ và môi trường (nhiệt
độ, ánh sáng) ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát sinh, phát triển bệnh đốm
nâu hại thanh long
- Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp khả thi nhằm quản lý
dịch hại đạt hiệu quả cao, thân thiện với mơi trường, an tồn đối với
người sản xuất và tiêu dùng, giảm thiệt hại về kinh tế và nâng cao thu
nhập của nhà vườn trồng thanh long.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dẫn liệu một cách hệ thống về bệnh đốm nâu hại thanh
long thông qua việc khẳng định được nấm N. dimidiatum là tác nhân
gây hại bằng giải trình tự vùng ITS, một số đặc điểm sinh học, sinh

1


thái, điều kiện xâm nhiễm và lây lan, khả năng tồn tại, ký chủ ở một
số tỉnh phía Nam.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học của một số giải
pháp chính trong phịng chống dịch bệnh đốm nâu thanh long và được
áp dụng có hiệu quả cao trên mơ hình sản xuất thanh long tại Long An
và Tiền Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã đóng góp nội dung chính
trong “Quy trình quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu thanh long” được
Cục BVTV, Bộ NN và PTNT công nhận là Tiến bộ kỹ thuật (TBKT
01- 92:2018/BVTV, Quyết định 3281/QĐ-BVTV-KH ngày
27/11/2018).

Quy trình được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đã góp phần giảm
thiểu tổn thất do bệnh đốm nâu gây ra, đảm bảo an toàn thực phẩm và
hiệu quả sản xuất thanh long ở khu vực phía Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tác nhân gây hại, đặc điểm sinh học,
điều kiện phát sinh, phát triển, ký chủ và một số biện pháp quản lý
bệnh đốm nâu (N. dimidiatum) gây hại thanh long tại Tiền Giang và
Long An.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Bằng phương pháp giám định hình thái và sinh học phân tử (phân
tích trình tự vùng ITS) đã cung cấp bổ sung dẫn liệu khoa học và xác
định được tác nhân gây bệnh đốm nâu hại thanh long tại Bình Thuận,
Long An và Tiền Giang đều do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra;
- Là cơng trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh đốm nâu ở Việt
Nam, bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học, sinh thái
của nấm gây bệnh; Xác định mối quan hệ ký sinh, ký chủ và một số
yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển, tồn tại và
lan truyền chính của bệnh ở một số tỉnh phía Nam.
- Xác định được một số biện pháp mới, quan trọng trong phòng
chống bệnh hiệu quả: i) Cắt tỉa tán cây phù hợp ở thời kỳ cây cho quả
ổn định (tỉa 40-60% tán cây, tương ứng với việc giữ 128 - 183
cành/trụ); ii) Chọn được vật liệu phù hợp và thiết kế 2 loại túi bao quả
2


SOFRI DFB 1 và SOFRI DFB 2 áp dụng trong mùa mưa; và iii) Sử
dụng chế phẩm sinh học (Bacillus amyloliquefaciens 199,

Trichoderma harzianum54), thảo mộc (dịch chiết tỏi nồng độ 2-10%)
và thuốc hóa học (mancozeb, propineb, metiram complex,
pyraclostrobin, azoxystrobin, difenoconazole) trong ngăn ngừa và
kiểm soát khi dịch bệnh xảy ra.
6. Cấu trúc luận án
Luận án có 138 trang, gồm mở đầu (4 trang), 3 Chương nội dung:
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (26 trang); Vật liệu, nội
dung và phương pháp nghiên cứu (36 trang); Kết quả và thảo luận (70
trang); Kết luận và đề nghị (2 trang), với 35 bảng số liệu, 30 hình.
Tham khảo 170 tài liệu, trong đó có 27 tài liệu tiếng Việt, 143 tài liệu
tiếng Anh.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh đốm nâu là đối tượng dịch hại mới phát sinh trong vài năm
trở lại đây và có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về bệnh hại này ở Việt
Nam. Những hiểu biết về đặc điểm sinh học, mối quan hệ ký sinh, ký
chủ và môi trường (nhiệt độ, ánh sáng) ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển bệnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý dịch hại
đạt hiệu quả cao, an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng và thân thiện
với mơi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
1.2.1. Tình hình sản xuất quả thanh long trên thế giới
Thanh long (Hylocereus spp.) được trồng tập trung ở nhiều khu
vực trên thế giới như: ở Bắc, Trung và Nam Mỹ (Guatemala,
Nicaragua, Mexico, Colombia, Costa Rica, Venezuela, Peru,
Bahamas, Bermuda, Hoa Kỳ) và Châu Á (Israel, Thái Lan, Trung
Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, etc.) (Nerd et al., 2002; Lim,
2012).
1.2.2. Thành phần dịch hại quan trọng trên thanh long

Trên thế giới, thành phần bệnh hại phổ biến được ghi nhận trên
thanh long, bao gồm: Erwinia carotovora, Xanthomonas campestris,
C. gloesporoides, Alternaria sp., Curvularia sp., Bipolaris cactivora,
F. oxysporum, Botryosphaeria dothidea, Capnodium sp., Meloidogyne
3


spp. (INRA-CEE, 1994; Badillo, 2005; Taba et al., 2006; Wang và
Lin, 2005; Masyahit et al., 2009b). Trong khi đó, ruồi hại bông
(Dasiops saltans), bọ đục thân (Maracayia chlorisalis, Cotinis
mutibales), bọ chân mảnh (Euphoria limatula, Leptoglossus phyllosus,
L. zonatus), kiến (Atta caphalote, A.colombica và Acromymex sp.) là
những đối tượng côn trùng gây hại chính (INRA-CEE, 1994; Badillo,
2005; Delgado et al., 2010).
1.2.3. Bệnh đốm nâu hại thanh long
Bệnh được ghi nhận xuất hiện và gây hại nặng ở Đài Loan từ năm
2009 (Chu-Ping Lin et al., 2015); Trung Quốc vào năm 2011 (Lan et
al., 2012); Israel năm 2013 (Ezra et al., 2013); Malaysia năm 2008 2009 (Mohd et al., 2013); Thái Lan năm 2012 (Athipunyakom et al.,
2015); Indonesia năm 2012 (Muas và Jumjunidang, 2015); Myanmar
(Myint, 2015) và Hoa Kỳ năm 2015 (Sanahuja et al., 2016).
Triệu chứng gây hại
Triệu chứng bệnh gây hại được ghi nhận tập trung ở đọt non, cành
già, nụ bông, trái non và giai đoạn cận thu hoạch (Chu-Ping Lin et al,
2015). Trên cành, vết bệnh là những đốm tròn nhỏ, giữa vết bệnh có
màu vàng cam nhạt, về sau phát triển thành vết ghẻ, gây thối bẹ và tạo
ổ bào tử nấm (Mohd et al., 2015). Triệu chứng bệnh trên quả cũng
tương tự như trên cành, tuy nhiên vết bệnh không lan sâu vào phần thịt
quả (Chu-Ping Lin et al., 2015).
Tác nhân gây hại
Bệnh đốm nâu gây hại trên thanh long tại Đài Loan, Trung Quốc,

Malaysia, Israel, Hoa Kỳ đã được xác định do nấm N. dimidiatum gây
hại (Chuang et al., 2012; Lan et al., 2012; Mohd et al., 2013; Ezra et
al., 2013; Sanahuja et al., 2016).
Đặc điểm sinh học, sinh thái nấm N. dimidiatum
Tản nấm có màu xám đen đến đen, tơ nấm mọc phồng lên phía trên
bề mặt môi trường nuôi cấy (PDA) ở thời điểm 7 ngày sau cấy. Sợi
nấm có màu nâu, xám đen đến đen, mọc phồng, phân nhánh, tự phân
chia thành bào tử đốt có 1 - 2 vách ngăn (Chuang et al., 2012; ChuPing Lin el al., 2015). Bào tử có nhiều hình dạng khác nhau: hình trụ,
hình tù, hình chóp, có màu nâu sẫm, 0 - 1 vách ngăn (Lan et al., 2012;
Ezra et al. (2013; Mohd et al., 2013).
Nấm N. dimidiatum có tốc độ phát triển nhanh nhất trên mơi
trường PDA (Ngobisa et al. 2012; Mohd et al., 2013). Bào tử N.
4


dimidiatum nẩy mầm yếu (trong nước) ở 150C và nhiệt độ tối ưu là 25
- 350C (Chu-Ping Lin et al., 2015).
Ký chủ
N. dimidiatum có phạm vi phân bố và nhiều ký chủ rộng rãi trên
nhiều chủng loại cây trồng: cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu, hoa,…
bao gồm: 71 cây ký chủ, 6 lục địa và 21 quốc gia (Sakalidis, 2011;
Phillips et al., 2013). Neoscytalidium spp. được ghi nhận tấn cơng trên
xồi (de Oliveira et al., 2010; Marques et al., 2013; Ray et al., 2010),
cây có múi (Crous et al., 2007; Úrbez-Torres et al., 2010; Polizzi et
al., 2011), táo, nho và một số cây ăn quả khác (Crous et al., 2000;
Abdullah et al., 2012).
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Bệnh tấn công, phát triển và lây lan rất nhanh trong mùa mưa ở
nhiều vùng trồng thanh long tại Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia,…. (Chuang et al., 2012; Mohd et al., 2013; Athipunyakom

et al., 2015; Muas và Jumjunidang, 2015), thậm chí xảy ra trong điều
kiện mùa hè ở Iraq (Hassan et al., 2009). Bệnh lây qua vết thương cơ
giới, điều kiện bất lợi của môi trường (sốc nước) sẽ làm gia tăng mức
độ nghiêm trọng gây hại (McDonald et al., 2009; Pavlic et al., 2008).
Biện pháp quản lý
Có rất ít cơng trình nghiên cứu cơng bố chính thức về biện pháp
quản lý bệnh và hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào sử dụng
biện pháp hóa học và vi sinh vật đối kháng (Chu-Ping Lin et al., 2015;
Rusmarini et al., 2017).
1.3. Nghiên cứu ở trong nƣớc
1.3.1. Tình hình sản xuất quả thanh long ở Việt Nam
Hiện có 60/63 tỉnh thành trong cả nước trồng với diện tích 53.889
ha, sản lượng 1.061,117 tấn, năng suất bình quân 22,02 tấn/ha (Cục
Trồng trọt, 2018). Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,13 tỷ USD năm 2018,
chiếm 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả và hơn 50% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của cả nước (Cục Chế biến và
Phát triển thị trường nông sản, 2018).
1.3.2. Thành phần dịch hại quan trọng trên thanh long
Ở Việt Nam, một số báo cáo ghi nhận có 10 loại bệnh hại phổ biến
(đốm nâu, thán thư, rỉ sét, vàng bẹ rám cành, thối quả, bồ hóng, thối
bẹ, thối rễ, thối gốc, thối bơng) và 50 lồi cơn trùng gây hại trên cây
5


thanh long (Nguyễn Văn Hòa, 2006; Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn
Huỳnh, 2006; Lương Thị Duyên và ctv., 2014).
1.3.3. Bệnh đốm nâu hại thanh long
Bệnh được ghi nhận xuất hiện và gây hại nặng ở Việt Nam từ năm
2011 đến nay (Phan Thị Thu Hiền và ctv., 2014).
Triệu chứng gây hại

Theo dõi sự phát triển triệu chứng bệnh ở điều kiện ngoài đồng, Võ
Thị Thu Oanh (2015) đã chia triệu chứng phát triển của bệnh trên cành
có 4 giai đoạn chính. Trên quả, triệu chứng bệnh tương tự như trên
cành, tuy nhiên vết bệnh không lan sâu vào phần thịt quả.
Tác nhân gây hại
Bệnh đốm nâu gây hại trên thanh long tại Bình Thuận được xác
định do nấm N. dimidiatum gây hại (Phan Thi Thu Hien và ctv., 2014;
Võ Thị Thu Oanh, 2015).
Đặc điểm sinh học, sinh thái nấm N. dimidiatum
Tản nấm N. dimidiatum trên mơi trường PGA có màu xám đen đến
nâu đen, sợi nấm màu nâu đen đến nâu đậm. Cành bào tử sinh ra trực
tiếp trên môi trường nuôi cấy, cành bào tử đơn lẻ, thẳng hoặc hơi cong.
Bào tử đốt có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, hầu hết khơng có vách ngăn.
Bào tử dạng chuỗi và dạng đơn (que, tròn, quả lê, trứng, trụ) (Phan Thị
Thu Hiền và ctv., 2014; Võ Thị Thu Oanh, 2015).
Tản nấm sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trong điều kiện tối
hồn tồn (xử lý tối liên tục), mơi trường PGA và OMA và ở mức pH 4
- 8 (Võ Thị Thu Oanh, 2015; Phan Thị Thu Hiền và ctv., 2014).
Ký chủ
Nấm có khả năng lưu tồn trên cành thanh long khô mục (5 tháng),
rơm tủ gốc, thân mục của cây me, trong đất (vườn thanh long và đất
quanh gốc me), xương rồng cảnh (Võ Thị Thu Oanh, 2015) và lan
Ngọc Điểm (Đỗ Thị Huỳnh Mai và Nguyễn Thị Liên, 2018).
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Kết quả điều tra diễn biến bệnh đốm nâu tại Bình Thuận năm 2013
- 2014 ghi nhận bệnh bắt đầu xuất hiện vào đầu mùa mưa (tháng 5 dl)
và gây hại nặng tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc từ
tháng 7-11 dl, trong khi đó ở huyện Bắc Bình thì thời gian gây hại
nặng là vào tháng 7-10 dl (Võ Thị Thu Oanh, 2015).


6


Biện pháp quản lý bệnh đốm nâu thanh long
Có rất ít cơng trình nghiên cứu đầy đủ về biện pháp quản lý bệnh
và chỉ mới tập trung vào biện pháp vệ sinh vườn, vi sinh vật có ích và
hóa học (Võ Thị Thu Oanh, 2015; Lê Tấn Triển và ctv., 2017).
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Phòng Thí nghiệm Bệnh cây thuộc Bộ mơn Bảo vệ thực vật và
Công nghệ sinh học; Trại Thực nghiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam
và các vườn thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018.
2.2. Vật liệu và phƣơng tiện nghiên cứu
- Vật liệu: mẫu cành, mẫu quả thanh long nhiễm bệnh; mẫu cây ký
chủ; vật liệu sử dụng dịch chiết thảo mộc; mẫu đất, nước; Nguồn vi
sinh vật có ích (vi khuẩn, nấm),...
- Hóa chất: hóa chất sử dụng cho phản ứng PCR và điện di, ni
cấy, hoạt chất thuốc BVTV thực hiện thí nghiệm; Môi trường nuôi
cấy: PDA, PGA, WA, MEA,WA,PCA,CMA, PSA, FlDr, FDr, SDr.
- Thiết bị và dụng cụ: phục vụ cho phân lập, ni cấy, giám định
và thực hiện thí nghiệm trong phịng, nhà lưới và ngồi đồng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, phân lập và xác định tác nhân gây bệnh đốm nâu trên
thanh long
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hình thái của nấm N. dimidiatum
- Nghiên cứu sự tồn tại của nguồn bệnh trong điều kiện tự nhiên

- Nghiên cứu sự xâm nhiễm của nấm N. dimidiatum đối với cây ký
chủ
- Nghiên cứu diễn biến, phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu
thanh long
- Khảo sát và xác định thành phần cây ký chủ của nấm N.
dimidiatum
- Nghiên cứu biện pháp quản lý bệnh đốm nâu thanh long
- Xây dựng mơ hình quản lý bệnh đốm nâu thanh long
7


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập, phân lập và xác định tác nhân gây bệnh đốm nâu
thanh long
- Phương pháp phân lập mẫu, mơ tả hình thái và định danh: theo
phương pháp của Agrios (2005), Crous et al. (2006).
- Kiểm chứng tác nhân: thực hiện theo quy trình Koch
- Phân tích đa dạng di truyền của các dịng nấm phân lập, so sánh
với các trình tự nucleotide của các nhóm nấm khác đã được cơng bố từ
dữ liệu trên ngân hàng gen NCBI, tìm kiếm các trình tự nucleotide
đồng hình qua sử dụng chương trình BLAST (Basic Local Alignment
Search Tool) (Pruitt et al., 2007; Zhang et al., 2000).
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của nấm N.
dimidiatum
- Khảo sát và so sánh đặc điểm hình thái, kích thước và mật số bào
tử nấm theo phương pháp của Crous et al. (2006); Ảnh hưởng của
nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, nẩy mầm và xâm nhiễm
của nấm N. dimidiatum theo phương pháp của Mohd et al. (2013),
Amponsah et al. (2010), Chu-Ping Lin et al. (2015).
- Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng, tia UV, pH, môi

trường đến sự sinh trưởng, phát triển và khả nẩy mầm của bào tử nấm
theo phương pháp của Amponsah et al. (2009).
2.4.3. Nghiên cứu sự tồn tại của nấm N. dimidiatum trong điều
kiện tự nhiên
Nghiên cứu sự hiện diện của nấm N. dimidiatum trong nước mưa và
nước mương vườn thanh long theo phương pháp của Amponsah et al.
(2009); Trong đất vườn thanh long theo phương pháp Bills et al. (2004).
2.4.4. Nghiên cứu sự xâm nhiễm của nấm N. dimidiatum đối với
cây kí chủ
a. Khảo sát sự tấn cơng của nấm N. dimidiatum ở các giai đoạn triệu
chứng khác nhau trên khía cạnh mơ học
Mẫu cành nhiễm bệnh được đánh dấu và thu thập ở các giai đoạn
triệu chứng bệnh khác nhau. Tại vị trí vết bệnh xâm nhiễm, cắt mặt
dưới và dọc vết bệnh để quan sát và chụp ảnh (kính 4X, 10X và 40X)
sự xâm nhiễm của mầm bệnh dưới kính hiển vi Nikon Eclipse E100
(Valencia-Botín và ctv., 2013).
b. Ảnh hưởng của mật số bào tử nấm N. dimidiatum đến sự xâm nhiễm
bệnh ở điều kiện nhà lưới
8


Phun dung dịch huyền phù bào tử nấm được điều chỉnh ở mật số
101, 102, 103, 104, 105, 106, 107 bào tử/ml (tương ứng với các nghiệm
thức) lên đọt non hom cành và đặt trong buồng ủ (tạo ẩm độ cao để nấm
dễ xâm nhiễm). Theo dõi thời gian xuất hiện bệnh đầu tiên, định kỳ 7
ngày theo dõi diễn tiến bệnh sau lây nhiễm.
c. Đánh giá sự mẫn cảm của đọt non thanh long đối với sự xâm nhiễm
của nấm N. dimidiatum
Thí nghiệm được lây nhiễm nhân tạo bằng cách phun dung dịch
bào tử nấm 106 bào tử/ml đối với từng nghiệm thức (tương ứng với

cây có đọt non dài 5, 10, 15, 20, 25 và 30cm) được bố trí trong buồng
ủ (plastic) ở điều kiện nhà lưới. Theo dõi thời gian xuất hiện bệnh đầu
tiên, định kỳ 7 ngày theo dõi diễn tiến bệnh sau lây nhiễm.
2.4.5. Nghiên cứu diễn biến, phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu
thanh long
Điều tra diễn biến, phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu theo Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 38: 2010/BNNPTNT.
2.4.6. Khảo sát và xác định thành phần cây ký chủ của nấm N.
dimidiatum ở điều kiện tự nhiên, phịng thí nghiệm và nhà lƣới
Khảo sát, đánh giá và xác định thành phần cây ký chủ của nấm N.
dimidiatum ở điều kiện tự nhiên, in vitro và nhà lưới theo phương
pháp của Chuang et al. (2012).
2.4.7. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu
2.4.7.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến sự sinh
trƣởng, năng suất và phát triển của bệnh đốm nâu
Tiến hành cắt tỉa cành bệnh, cành già, cành vô hiệu, cắt bỏ ổ bệnh
đốm nâu bên trong tán cây theo từng mức độ cắt tỉa tương ứng với
từng nghiệm thức. Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sự
sinh trưởng, khả năng ra hoa, năng suất và phát triển của bệnh.
2.4.7.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp vi sinh vật và thảo
mộc đối với nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro và ngoài đồng
a. Đánh giá hiệu quả ức chế của một số chủng vi sinh vật đối kháng
đối với nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp Dual Culture
Technique (Ferreira et al., 1991) và hiệu suất đối kháng của vi sinh
vật đối kháng được tính theo cơng thức Vincent (1927).
b. Ảnh hưởng của nấm T. harzianum đối với sự phát triển tản nấm N.
dimidiatum ở điều kiện in vitro
9



Tương tự như ở mục 2.4.7.2a.
c. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết thảo mộc đối với sự phát triển
tản nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp Poison Food
Technique (Nene và Thapliyal, 1982) và hiệu lực của dịch chiết thảo
mộc được tính theo công thức Vincent (1927).
d. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ dịch chiết tỏi đối với sự
nẩy mầm của bào tử nấm N. dimidiatum
Tương tự như ở mục 2.4.7.2c.
e. Nghiên cứu ảnh hưởng của vi sinh vật và dịch chiết thảo mộc đối
với nấm N. dimidiatum ở điều kiện ngoài đồng
- Ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng đối với sự phát triển vết
bệnh (ổ bệnh) đốm nâu ở điều kiện ngoài đồng: Chọn vết ổ bệnh đốm
nâu (vết bệnh đồng xu) đang xâm nhiễm trên cành thanh long ruột đỏ,
đánh dấu và đo kích thước vết bệnh trước khi xử lý. Sau đó, phun
dung dịch vi sinh vật ướt đều hai mặt của vết bệnh. Quan sát và ghi
nhận sự phát triển của ổ bệnh trước và sau xử lý, kiểm tra mật số bào
tử nấm N. dimidiatum trên ổ bệnh.
- Ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng và dịch chiết Tỏi đối với
bệnh đốm nâu trên quả ở điều kiện ngồi đồng: Thí nghiệm được thực
hiện ở giai đoạn nụ bông 14 ngày tuổi, định kỳ phun xịt 7 ngày/ lần
vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
(%) ở các thời điểm 1, 7, 14, 21 và 28 ngày sau rút râu.
2.4.7.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp bao quả
a. Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao đến việc quản lý bệnh đốm nâu
Thí nghiệm được thực hiện ở thời điểm sau khi hoa nở được 3 - 4
ngày, toàn bộ các nghiệm thức được phun thuốc trừ bệnh (Mancozeb)
trước khi tiến hành bao quả (8 loại túi bao). Ghi nhận tỷ lệ bệnh, chỉ
số bệnh bệnh (%) ở thời điểm trước khi bao quả, 14 và 28 ngày sau

khi bao quả; Đánh giá ảnh hưởng của các vật liệu bao đến phẩm chất
(độ sáng và màu sắc, hàm lượng chất rắn hòa tan, độ chắc thịt, độ dày
vỏ quả thanh long).
b. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến bệnh đốm nâu và chất lượng
quả thanh long
Tương tự như ở mục 2.4.7.3a và chỉ khác nhau ở thời điểm áp dụng
bao quả.
10


2.4.7.4. Nghiên cứu biện pháp hóa học trong quản lý bệnh đốm
nâu thanh long
a. Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học đối với nấm N.
dimidiatum ở điều kiện in vitro
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp Poison Food
Technique (Nene và Thapliyal, 1982) và hiệu lực của thuốc được tính
theo cơng thức Vincent (1927).
b. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với việc
phịng, trị bệnh đốm nâu ở điều kiện ngồi đồng
Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện ngồi đồng, phun thuốc
BVTV (tương ứng với từng nghiệm thức) theo liều lượng khuyến cáo
(5 lần phun). Theo dõi và ghi nhận số liệu định kỳ đối với tỷ lệ bệnh
và chỉ số bệnh bệnh đốm nâu (%) theo từng thời điểm phun thuốc.
2.4.8. Xây dựng mơ hình quản lý bệnh đốm nâu
a. Thử nghiệm các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu thanh
long (diện hẹp)
Thí nghiệm được thực hiện trên hai lơ: Lơ mơ hình thử nghiệm và
lơ đối chứng (nơng dân); Lơ mơ hình: vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu hủy
nguồn bệnh, phun thuốc trừ bệnh (3 lần/vụ quả) trước khi bao và kết
hợp với biện pháp bao quả (bao nụ bông ở thời điểm 14 ngày tuổi); Lô

đối chứng: nhà vườn tự thực hiện. Theo dõi và ghi nhận TLB (%),
CSB (%) bệnh trên lô mô hình và đối chứng.
b. Xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu (diện rộng)
Mơ hình được thực hiện trên 14 vườn thanh long ruột trắng và ruột
đỏ tại Tiền Giang và Long An. Trên mỗi vườn chia làm 2 lơ, bao gồm
lơ mơ hình và lơ đối chứng (nông dân). Theo dõi và ghi nhận TLB
(%), CSB (%), năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế.
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tính giá trị trung bình bằng Excel, sử dụng kiểm định T-test và
phần mềm MSTATC (Đại học Michigan, Hoa Kỳ) để phân tích thống
kê. Số liệu cuả thí nghiệm sẽ được chuyển đổi theo quy định trước khi
xử lý thống kê (Gomez và Gomez, 1984).

11


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thu thập, phân lập và xác định tác nhân gây bệnh đốm nâu
thanh long
Kết quả thu thập, phân lập mẫu bệnh (56 mẫu) tại Bình Thuận,
Long An và Tiền Giang và kiểm chứng tác nhân theo quy trình Koch,
phân tích trình tự vùng ITS của 10 mẫu nấm gây bệnh đốm nâu tại 3
địa bàn nêu trêncó trình tự ITS giống nhau hồn tồn và cùng nhóm với
các dịng nấm N. dimidiatum thu thập trên thanh long (H. undatus) từ
Trung Quốc (JX473739, JX128104, JX128103, JX524168) và Israel
(KF000372). Kiểm chứng tác nhân theo quy tắc Koch đã xác định
nấm Neoscytalidium dimidiatum là tác nhân gây bệnh đốm nâu.

Hình 3.2. Triệu chứng bệnh trên cành và quả; Hình thái nấm

Neoscytalidium dimidiatum: (A) Tản nấm trên môi trường PDA ở thời
điểm 3 ngày sau cấy; (B) Sợi nấm; (C, D) Bào tử dạng hình trịn và
trứng; (E, F) Bào tử có dạng que

Hình 3.4. So sánh trình tự vùng ITS được khuyếch đại của 10 mẫu bệnh
đốm nâu thanh long thu thập tại Tiền Giang, Long An và Bình Thuận

12


3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học nấm N. dimidiatum
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm N. dimidiatum
3.2.1.1. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đến khả năng sinh
trƣởng, phát triển, nẩy mầm và xâm nhiễm của nấm N.
dimidiatum ở điều kiện in vitro
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
nấm N. dimidiatum
Tản nấm phát triển nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở
0
35 C và 400C, kế đến là 300C ở tất cả thời điểm theo dõi và khác biệt
rất có ý nghĩa qua thống kê so với các nghiệm thức còn lại, ngược lại
ở nhiệt độ 100C, 500C và 550C tản nấm không phát triển và phát triển
rất chậm ở 150C trên môi trường PDA.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nẩy mầm của bào tử nấm N.
dimidiatum
Nhiệt độ 30 - 400C được xác định là mức nhiệt độ tối ưu cho nấm
N. dimidiatum nẩy mầm.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng nẩy mầm của bào tử nấm N.
dimidiatum (n=100) (Trong cùng thời điểm, các giá trị trung bình có cùng kí

tự theo sau thì khơng khác biệt có ý nghĩa qua thống kê p<0,01 (Duncan); Số
liệu đã được chuyển sang arcsin (x)1/2 trước khi xử lý thống kê)

c. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự xâm nhiễm của nấm N. dimidiatum
trên cành
Nhiệt độ tối ưu để nấm N. dimidiatum xâm nhiễm trên cành thanh
long biến động từ 30 - 400C, ngược lại ở nhiệt độ 15 - 200C đã hạn chế
sự xâm nhiễm của nấm N. dimidiatum.
13


3.2.1.2. Khảo sát ảnh hƣởng của điều kiện ánh sáng, tia UV đến khả
năng sinh trƣởng, phát triển và nẩy mầm của nấm N. dimidiatum
a) Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến sự nẩy mầm của bào tử nấm
N. dimidiatum trên môi trường Water Agar (WA)
Bào tử nấm N. dimidiatum bắt đầu nẩy mầm sau 2 giờ ủ (GSU)
trên môi trường WA ở tất cả nghiệm thức (NT), tuy nhiên tỷ lệ nẩy
mầm thấp (<10%). Ở thời điểm 3 GSU trở đi, tỷ lệ bào tử nẩy mầm
gia tăng dần theo thời gian. Cụ thể, ở thời điểm 12 GSU, tỷ lệ nẩy
mầm ở NT tối liên tục (TLT) đạt cao nhất 82,0%, kế đến là UV1 và 12
giờ sáng 12 giờ tối (12S:12T) cũng có tỷ lệ nẩy mầm khá cao lần lượt
là 81,0% và 80,0% và khác biệt rất có ý nghĩa qua thống kê so với đối
chứng (ngoại trừ SLT).
b. Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến sự nẩy mầm của nấm N.
dimidiatum trong nước cất vô trùng
Bào tử nấm N. dimidiatum bắt đầu nẩy mầm sau 2 giờ ủ trong nước
cất vô trùng ở tất cả nghiệm thức (NT), tuy nhiên tỷ lệ nẩy mầm thấp
(<10%). Ở thời điểm 6 GSU trở đi, tỷ lệ nẩy mầm có khuynh hướng
gia tăng dần theo thời gian. Cụ thể, ở thời điểm sau 36 GSU, tỷ lệ nẩy
mầm ở TLT đạt cao nhất 29,0%, kế đến UV1 và 12S: 12T có tỷ lệ nẩy

mầm khá cao tương ứng là 26% và 25,0%, trong khi đó tỷ lệ nẩy mầm
của SLT thấp hơn (24,0%).
c. Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng, tia UV đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của nấm N. dimidiatum
Ở thời điểm 12 và 36 GSC, TLT, UV1 và UV2 có đường kính tản
nấm N. dimidiatum đạt cao nhất (80,0 mm) và khác biệt rất có ý nghĩa
so với các nghiệm thức cịn lại. Trong khi đó, tản nấm phát triển chậm
hơn ở các nghiệm thức SLT, UV3, UV4.
3.2.1.3. Khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng, pH đến sự
sinh trƣởng và phát triển của nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
- Nấm N. dimidiatum phát triển mạnh nhất trên hai trên môi trường
PGA và MEA và đạt đường kính tản nấm lớn nhất (80 mm) ở thời
điểm 48 GSC và khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn
lại, kế đến lần lượt là các nghiệm thức FDr-Agar, FlDr-Agar, PCA và
SDr-Agar. Môi trường MEA và PGA có mật số bào tử nấm hình thành
cao nhất tương ứng là 5,39.106 và 4,67.106 bào tử/ml, ngược lại mơi
trường WA có mật số bào tử thấp nhất (8,1.105 bào tử/ml).
14


- Tản nấm N. dimidiatum phát triển được ở tất cả các mức pH từ 48, trong đó pH 4,5-6 được xác định là mức pH tối ưu.
3.2.2. Đặc điểm hình thái của nấm N. dimidiatum
Neo-BT có đường kính tản nấm và mật số nấm cao nhất và khác
biệt rất có ý nghĩa qua thống kê so với Neo-TG và Neo-LA ở thời
điểm 36 và 48 giờ sau cấy (GSC). Tản nấm của cả 3 mẫu nấm đều
phát triển mạnh trên mơi trường PGA, lúc đầu có màu trắng sau đó
chuyển sang màu xám, xám hoặc nâu đen, mịn, dày và mọc đầy đĩa
petri sau 60 GSC.
Sợi nấm màu nâu đậm, phân nhánh và có vách ngăn và tự tách ra
thành bào tử đốt (arthrospore/arthroconidia). Bào tử đốt hình thành rất

nhanh chỉ sau 2 ngày nuôi cấy, màu nâu nhạt đến nâu sẫm và có nhiều
dạng khác nhau: ellip, trứng, que, trịn, vách ngăn với kích thước khá
tương đồng nhau giữa các chủng phân lập.
3.3. Nghiên cứu sự tồn tại của nấm N. dmidiatum trong điều kiện
tự nhiên
a. Khảo sát sự hiện diện của nấm N. dmidiatum trong nước mưa, nước
mương và đất vườn thanh long
Trong nước mưa, tần suất xuất hiện của nấm N. dimidiatum đạt cao
nhất ở Long An và Tiền Giang tương ứng là 25,0% (lần lấy mẫu thứ 5,
7/7/2015) và 12,0% (lần lấy mẫu thứ 4, 30/6/2015). Tuy nhiên, lần lấy
mẫu thứ 6 (13/7/2015) và thứ 7 (21/7/2015) ghi nhận khơng có sự hiện
diện nấm N. dimidiatum trong mẫu nước mưa ở Tiền Giang, ngược lại
trong trường hợp mẫu nước mưa ở Long An vẫn có sự hiện diện nấm.
Trong nước mương, nấm N. dimidiatum bắt đầu xuất hiện vào lần
lấy mẫu thứ 3 (16/6/2015) với tần suất cao nhất lần lượt tại Long An
và Tiền Giang là 10,0% và 6,0%.
Trong đất, tần suất xuất hiện của nấm N. dimidiatum đạt cao nhất
là 12,0% ở cả Long An (lần lấy mẫu thứ 4, 16/6/2016) và Tiền Giang
(lần lấy mẫu thứ 5, 8/7/2016)
b. Mơ hình thí nghiệm khảo sát khả năng sống sót (lưu tồn) của nấm
N. dimidiatum trong đất và nước mương vườn thanh long
Khảo sát khả năng lưu tồn của nấm N. dimidiatum trong đất và
nước, bước đầu cho thấy bào tử nấm có khả năng sống sót trong đất
khơng q 15 ngày và trong nước là hơn 30 ngày.
c. Nghiên cứu khả năng tồn tại của ổ bào tử trong đất
15


Ổ bào tử nấm được đặt trên bề mặt đất (T1) có khả năng tồn tại lâu
hơn khi so với ổ bào tử được chôn trong đất (chậu) (T2). Ổ bào tử của

T1 sống sót tối đa đến 235 ngày sau bố trí (8 tháng), trong khi đó T2
chỉ sống sót khơng q 150 ngày.
3.4. Nghiên cứu sự xâm nhiễm của nấm N. dimidiatum đối với
cành thanh long
3.4.1. Khảo sát sự tấn công của nấm N. dimidiatum ở các giai đoạn
triệu chứng khác nhau trên khía cạnh mơ học
Mức độ xâm nhiễm, phá hủy tế bào ở từng giai đoạn triệu chứng
khác nhau và tăng dần từ nhẹ đến nặng tương ứng với triệu chứng
bệnh phát triển từ giai đoạn 1 đến 6. Từ giai đoạn 4 (màu nâu cam) trở
đi là những giai đoạn diễn tiến bệnh trầm trọng, mầm bệnh đã xâm
nhiễm sâu vào bên trong, phát triển, phá hủy mạnh tế bào và tạo cơ
hội cho những tác nhân thứ cấp khác xâm nhiễm (vết lõm nâu và ghẻ
nâu - giai đoạn 5&6).
L
ELa

WA

AS

L

NS

L
50µm
40X

A


50µm

B

C

50µm

C

40X

BE

BE
DT

S
D

40X

50µm

10X

E

50µm


10X

40X

G

50µm

40X

Hình 3.14. Giải phẩu mơ học - Triệu chứng bệnh giai đoạn 1 (vết kim châm): Vùng tế
bào nhiễm bệnh (A, B) và khí khổng quanh vết bệnh (C) bị biến dạng có cấu trúc tổ
ong khi quan sát trực tiếp theo mặt cắt ngang; Lớp tế bào biểu bì (BE) và vùng tế bào
kế cận (DT) nằm ở vị trí phía dưới vết bệnh bị phá hủy (hình E, F, G) so với tế bào
bình thường (hình D) khi quan sát vết bệnh theo mặt cắt dọc (L: vết bệnh; S: khí
khổng; AS: khí khổng khơng bình thường, nhăn nheo; C: cuticle, S: khí khổng; NS: khí
khổng bình thường; ELa: vùng bệnh mở rộng (màu vàng xanh); WA: vùng tế bào
bị biến dạng, gợn sóng)

3.4.2. Ảnh hƣởng của mật số nấm N. dimidiatum đến sự xâm
nhiễm của bệnh đốm nâu thanh long ở điều kiện nhà lƣới
16


Ở 14 NSC, các nghiệm thức phun mật số bào tử nấm 107, 106, 105
(bào tử/ml) đã gây nhiễm hoàn tồn 100% số cây tham gia thí nghiệm
và khác biệt rất có ý nghĩa qua thống kê so với các nghiệm thức còn
lại. Kết quả này tiếp tục lặp lại đến 28 NSC. Đến 35 NSC, ngoại trừ
đối chứng, tất cả các nghiệm thức đều nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm đạt
cao nhất ở 107, 106 và 105, 104 (100%), khác biệt rất có ý nghĩa qua

thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
3.4.3. Đánh giá sự mẫn cảm của đọt non đối với sự xâm nhiễm của
nấm N. dimidiatum
Ở 7NSC, bệnh đốm nâu đã xuất hiện ở tất cả các nghiệm thức (NT)
thí nghiệm. Tỷ lệ bệnh đạt tối đa (100,0%) ở các NT có độ dài đọt non
từ 0 - 20 cm và khác biệt rất có ý nghĩa so với T5 (25 cm) và T6 (30
cm) với tỷ lệ bệnh lần lượt là 50,0% và 20,0%. Ở thời điểm 14 và 21
NSC, giữa các nghiệm thức khơng có sự khác biệt nhau qua thống kê,
ngoại trừ nghiệm thức T6.
Chỉ số bệnh tăng dần theo thời điểm theo dõi ở tất cả các nghiệm
thức thí nghiệm và tỷ lệ nghịch với chiều dài đọt non, đọt càng ngắn
(non) thì dễ mẫn cảm với bệnh.
3.5. Nghiên cứu diễn biến, phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu
trên thanh long
Bệnh có xu hướng gia tăng mạnh dần từ tháng 4 đến tháng 8 dl, sau
đó giảm dần vào tháng 9 đến tháng 4 dl năm sau. Trong đó, tỷ lệ bệnh
(TLB) và chỉ số bệnh (CSB) đạt cực đại lần lượt tại Tiền Giang
(31,35% và 14,1%) và Long An (35,2% và 15,8%) vào tháng 8/2015.
Long An

Tiền Giang

17
Hình 3.16. Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm nâu trên
thanh long tại Tiền Giang, Long An, 1-12/2015


3.6. Khảo sát và xác định thành phần cây ký chủ của nấm N.
dimidiatum ở điều kiện tự nhiên, phòng thí nghiệm và nhà lƣới
Chưa phát hiện cây trồng khác (ngồi cây thanh long) là kí chủ phụ ở

điều kiện sản xuất ở Long An và Tiền Giang.
3.7. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh
3.7.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến sự sinh
trƣởng, năng suất và phát triển của bệnh đốm nâu
Tỉa cành ở các mức 60% tán cây (T1), 50% (T2), 40% (T3) đã
giúp cây ra hoa tập trung, tổng số nụ và tỷ lệ cành ra nụ/ trụ cao hơn
so với đối chứng (ngoại trừ T4).
T1 có TLB và CSB trên cành thấp nhất tương ứng là 4,1% và 1,4%
và khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại và đối
chứng (15,2% và 6,3%). Tương tự, T1 có TLB và CSB trên quả thấp
nhất tương ứng là 51,0% và 10,2% ở thời điểm 7 ngày sau rút râu
(NSRR).
3.7.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng biện pháp vi sinh vật và thảo mộc
đối với nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro và ngoài đồng
a. Đánh giá hiệu quả ức chế của một số chủng vi sinh vật đối kháng
và đối với nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
Bốn dòng vi khuẩn PS5 (Pseudomonas sp. PS5), 199 (Bacillus
amyloliquefaciens 199), PS2 (Pseudomonas sp. PS2) và VK2
(Bacillus amyloliquefaciens VK2) có hiệu suất đối kháng cao nhất với
nấm N. dimidiatum tương ứng là 71,93%, 65,05%, 63,22% vào thời
điểm 36 GSC ở điều kiện in vitro.
b. Ảnh hưởng của nấm Trichoderma harzianum đối với sự phát triển
tản nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
Nghiệm thức T. harzianum có hiệu suất đối kháng cao nhất
(27,4%) và khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại,
ngoại trừ nghiệm thức T. harzianum56 và T. harzianum58.
Kết quả khảo sát khả năng đối kháng của nấm T. harzianum đối
với N. dimidiatum ghi nhận sợi nấm T. harzianum (Tri) tiến áp sát gần
và quấn/cuộn chặt sợi nấm N. dimidiatum (Neo) trên môi trường PGA
khi quan sát dưới kính hiển vi quang học ở thời điểm 36 GSC.

c. Ảnh hưởng của dịch chiết thảo mộc đối với sự phát triển tản
nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
Trong số 8 loại dịch chiết tham gia thí nghiệm, dịch chiết tỏi (tỏi:
nước 1:1) có tác dụng kiềm hãm hoàn toàn sự phát triển của tản nấm
18


N. dimidiatum ở điều kiện in vitro.
d. Ảnh hưởng của các nồng độ dịch chiết tỏi đối với sự nẩy mầm của
bào tử nấm N. dimidiatum
Nồng độ dịch chiết tỏi càng cao thì càng ức chế khả năng nẩy mầm
của bào tử nấm N. dimidiatum, tuy nhiên hiệu lực ức chế bào tử nẩy
mầm của dịch chiết tỏi giảm dần theo thời gian thí nghiệm. Hiệu lực
ức chế bào tử nấm nẩy mầm đạt cao nhất ở nồng độ (tỏi: nước 1:1) đạt
89,98% nhưng khơng khác biệt có ý nghĩa so với các nồng độ pha
loãng khác (10%, 30% và 50%). Tương tự, dịch chiết tỏi cũng kiềm
hảm sự phát triển chiều dài ống mầm nấm ở tất cả các nồng độ.
e. Ảnh hưởng của vi sinh vật và dịch chiết thảo mộc đối với nấm N.
dimidiatum ở điều kiện ngoài đồng
- Ảnh hưởng của vi sinh vật đối với sự phát triển vết bệnh (ổ bệnh)
đốm nâu ở điều kiện ngoài đồng: Ở các thời điểm 14, 21 và 28 NSP,
kích thước vết bệnh ở các nghiệm thức xử lý với B. amyloliquefaciens
199 (T2), và T. harzianum54 (T5) đều khơng tăng so với kích thước
vết bệnh ban đầu và khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với
các nghiệm còn lại và đối chứng. Kế đến là B. amyloliquefaciens VK2
(T1) và T. harzianum58 (T7) đều giúp chặn đứng vết bệnh phát triển ở
thời điểm 21 và 28 NSP.
- Ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng và dịch chiết tỏi đối với
bệnh đốm nâu trên quả ở điều kiện ngoài đồng: Phun vi sinh vật đối
kháng (B. amyloliquefaciens 199, B. amyloliquefaciens VK2 109

cfu/ml) và dịch chiết tỏi (10%) có hiệu quả tương đương so với đối
chứng phun thuốc BVTV (đối chứng) khi kết hợp với biện pháp cắt tỉa
và loại bỏ ổ bệnh trên cành triệt để.
3.7.3. Nghiên cứu biện pháp bao quả
a. Ảnh hưởng của các loại vật liệu túi bao đến việc quản lý bệnh đốm nâu
Các nghiệm thức bao quả đều làm giảm tỷ lệ bệnh đốm nâu trên
quả, trong đó T2 (túi bao vi lỗ có khóa kéo), T6 (túi bao vải không dệt
60 g/m2), T7 (túi SOFRI DFB 2) và T8 (túi SOFRI DFB 1) cho hiệu
quả tốt nhất (tương ứng là 13,33%, 13,33%, 6,67%, 20,0%) và không
gây ảnh hưởng đến năng suất, màu sắc và chất lượng quả.
Các nghiệm thức T7, T8 và T2 cho vẻ mỹ quan quả (màu sắc và độ
sáng bóng vỏ) tốt nhất khi so với T6, trong đó, T7 và T8 có chi phí
thấp nhất và quản lý bệnh đạt hiệu quả cao.
19


b. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến bệnh đốm nâu và chất lượng
quả thanh long
Nghiệm thức bao quả ở giai đoạn nụ 14 ngày tuổi (T1) giúp giảm
tuyệt đối tác hại của nấm bệnh (tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bằng 0),
đồng thời giảm được 5 lần phun thuốc BVTV trên quả thanh long so
với đối chứng nông dân (T7), kế đến là nghiệm thức bao quả lúc rút
râu (T2) cũng cho hiệu quả giảm bệnh khá tốt so với đối chứng (giảm
tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh so với đối chứng tương ứng là 90,91% và
94,51% và giảm được 4 lần phun xịt thuốc).
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến tỷ lệ bệnh và chỉ số
bệnh đốm nâu (%) trên quả thanh long ở các thời điểm theo dõi
Nghiệm
thức


Tỷ lệ bệnh (%)
14
NSRR
0,00 b
3,13 b
15,63 a
18,75 a
21,88 a
25,00 a
28,13 a

21
NSRR
0,00 c
6,25 c
21,88 b
21,88 b
31,25 ab
34,38 ab
40,63 a

Chỉ số bệnh (%)

28
NSRR
0,00 d
6,25 d
31,23 c
37,50 bc
53,13 ab

56,25 a
68,75 a

14
NSRR
0,00 b
0,34 b
1,73 a
2,06 a
2,40 a
2,76 a
3,09 a

21
NSRR
0,00 d
0,67 cd
2,40 cd
2,42 bc
4,17 ab
4,50 ab
5,89 a

28
NSRR
0,00 c
1,03 c
8,68 b
9,72 b
13,89 ab

12,85 ab
18,75 a

T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
Mức ý
**
**
**
**
**
**
nghĩa
CV (%)
37,16
26,83
20,20
25,87
27,03
18,93
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình được theo sau bởi cùng kí tự thì
khơng khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% qua trắc nghiệm Duncan. TLB: Số liệu đã được
chuyển sang acrsin (x)1/2; CSB: Số liệu đã được chuyển sang (x)1/2 trước khi xử lý
thống kê; **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%; NSRR: ngày sau rút râu; T1: Bao nụ
14 ngày tuổi; T2: bao lúc rút râu; T3: Bao lúc rút râu 5 ngày; T4: Bao lúc rút râu 10

ngày; T5: Bao lúc rút râu 15 ngày; T6: Bao lúc rút râu 20 ngày; T7: Đối chứng

Ngồi ra, T1 giúp cải thiện độ sáng bóng vỏ, tăng độ dày tai và dày
vỏ quả so với đối chứng khơng bao.
3.7.5. Nghiên cứu biện pháp hóa học trong quản lý bệnh đốm nâu trên
thanh long
a. Đánh giá hiệu quả của một số hoạt chất hoá học BVTV đối với sự phát
triển và nẩy mầm của bào tử nấm N. dimidiatum ở điều kiện in vitro
- Đánh giá hiệu quả của một số hoạt chất hoá học BVTV đối với sự
phát triển nấm ở điều kiện in vitro: Trong số 16 nghiệm thức,
Epoxiconazole, Metiram Complex + Pyraclostrobin, Mancozeb,
20


Difenoconazole, Penconazole, Tetraconnazole, Propineb và
Pyraclostrobin đều có hiệu lực thuốc cao đạt 80-100%.
- Ảnh hưởng của các hoạt chất hoá học BVTV đến sự nẩy mầm của
bào tử nấm: Có 12 nghiệm thức có khả năng ức chế hồn tồn bào tử
nấm nẩy mầm (ức chế 100% ở 100 ppm) ở tất cả thời điểm theo dõi
chỉ tiêu, bao gồm: Pyraclostrobin, Azoxystrobin, Epoxiconazole,
Cyazofamid, Metiram Complex, Metiram Complex + Pyraclostrobin,
Bronopol, Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb, Difenoconazole khác
biệt rất có ý nghĩa qua thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
Các nghiệm thức nêu trên đều có khả năng ức chế tuyệt đối sự hình
thành ống mầm ở nồng độ 100 ppm (ngoại trừ Chlorothalonil) và có
sự bổ sung của Copper oxychloride.

Hình 3.30. Hiệu lực của các hoạt chất thuốc BVTV đối với sự nẩy mầm
của bào tử nấm N.dimidiatum (nồng độ 10, 50 và 100ppm) ở thời điểm
24 GSU.Trong cùng nồng độ, các giá trị trung bình của nghiệm thức có

các mẫu tự theo sau giống nhau thì khác
21 biệt khơng có ý nghĩa thống kê
p<0,01 theo trắc nghiệm Duncan (Số liệu đã được chuyển sang (x+0,5)1/2
trước khi xử lý thống kê).


b. Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với việc phòng, trị bệnh
đốm nâu (N. dimidiatum) ở điều kiện ngồi đồng
- Nghiên cứu ảnh hưởng thuốc hóa học đến bệnh đốm nâu trên
thanh long: Trong số 13 loại thuốc khảo sát, Dithane - M45
(Mancozeb) cho hiệu quả cao nhất, cao hơn NT đối chứng của nông
dân, kế đến là Acrobat (Dimethomorph + mancozeb), Cabrio
(Metiram Complex + Pyraclostrobin), Polyram (Metiram Complex),
Dipcy (Chlorothalonil + Cymoxanil) đều có chỉ số bệnh trên quả thấp
hơn 10%, trong khi đó Ringo-L (Metominostrobin) khơng thể kiểm
sốt bệnh ở mọi thời điểm theo dõi chỉ tiêu (hiệu quả thấp nhất).
- Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thuốc hóa học, sinh học đến bệnh
đốm nâu trên thanh long: Trong số 10 loại thuốc thí nghiệm ngoài
đồng, Amistar Top (Azoxytrobin+ Difenoconazole) cho hiệu quả cao
nhất với TLB và CSB tương ứng là 34,1% và 3,8%, kế đến là Antracol
(Propineb) (TLB 34,2% và CSB 3,8%), Cabrio Top (Metriram
complex + Pyraclostrobin) (TLB 39% và CSB 4,8%), Polyram
(Metiram complex) (TLB 53% và CSB 5,9%). Nghiệm thức Agrilife
cho hiệu quả quản lý bệnh kém nhất (TLB 81,5% và CSB 10,6%).
3.8. Thử nghiệm và xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu
hại thanh long
3.8.1. Xây dựng mơ hình quản lý bệnh đốm nâu
a. Thử nghiệm các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh (diện hẹp)
Ở Tiền Giang, TLB và CSB ở lơ mơ hình lần lượt là 18,2 và 3,1%,
khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (55,9 và 15,4%)

qua trắc nghiệm T - test. Tương tự, ở Long An TLB và CSB ở lơ mơ
hình tương ứng là 28,5 và 4,2%, khác biệt rất có ý nghĩa qua thống kê
so với nghiệm thức đối chứng (79,3 và 22,6%). Hiệu quả phịng trừ
trên lơ mơ hình tại Tiền Giang và Long An cao hơn đối chứng lần lượt
là 79,9% và 81,4%.
b. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh (Mơ hình diện rộng)
Ở Tiền Giang, tỷ lệ bệnh đốm nâu trong mơ hình thấp từ 7,8 18,8%/vụ đèn so với đối chứng (65,5 -82,1%/vụ đèn), lợi nhuận từ các
mơ hình đạt cao hơn từ 17,1 - 38,1 triệu đồng/ha/vụ đèn so với đối
chứng. Ở Long An, TLB trong mơ hình từ 6,3 - 25,8%/vụ đèn thấp
hơn so với đối chứng (78,3-92,5%/vụ đèn), lợi nhuận tăng từ 12,2 36,8 triệu đồng/ha/vụ đèn. Hiệu quả phịng trừ bệnh trên lơ mơ hình ở
Tiền Giang đạt từ 78,5 - 92,8% và ở Long An 75,7 - 90,6%.
22


Chƣơng 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1) Kết quả thu thập, phân lập, giám định các mẫu bệnh đốm nâu
hại thanh long tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang và kiểm chứng
quy trình Koch, phân tích trình tự vùng ITS các mẫu nấm gây bệnh đã
xác định được tác nhân gây bệnh là nấm Neoscytalidium dimidiatum.
2) Một số đặc điểm chính về hình thái, sinh học của nấm N.
dimidiatum được xác định: tản nấm phát triển nhanh trên mơi trường
PDA, có màu trắng đến xám đen, đen. Sợi nấm có màu nâu đến nâu
sậm, mịn, dày, phân nhánh, có vách ngăn và tự tách ra thành bào tử
đốt (arthrospore). Bào tử đốt hình thành rất nhanh chỉ sau 2 ngày ni
cấy, có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có 0 - 1 vách ngăn; Bào tử
(conidia) có nhiều dạng khác nhau: dạng chuỗi và dạng đơn (ellip,
trứng, que, tròn). Bào tử dạng tròn, dạng trứng và dạng que có kích lần
lượt là 6,33  1,91 µm, 7,85  1,68 x 5,06  0,91 µm và 10,12  2,99

µm x 4,33µm  1,11 µm.
3) Nhiệt độ tối ưu cho tản nấm phát triển và nẩy mầm, xâm nhiễm
tương ứng là 35-400C và 30-400C. Thời gian cần thiết để bào tử nấm
nẩy mầm trên môi trường WA là khoảng 3 giờ và đạt tỷ lệ nẩy mầm
xấp xỉ 80% chỉ sau 12 giờ khi gặp điều kiện ẩm độ bão hòa. Nấm
N.dimidiatum phát triển tốt nhất ở điều kiện tối liên tục và tia UV có
khả năng làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của tản nấm khi
được xử lý liên tục >3 giờ.
4) Nguồn bệnh có thể tồn tại trong đất, nước và trên cành nhiễm
bệnh (ổ bệnh) và khả năng sống xót của ổ bệnh trong đất kéo dài từ
120 - 220 ngày. Con đường lan truyền và lây nhiễm chính của bệnh
thơng qua nước mưa.
5) Bệnh phát sinh và gây hại mạnh khi ẩm độ cao (mùa mưa) từ
tháng 5 - 8 dl, đỉnh gây hại nặng vào tháng 8 dl. Bệnh tấn công chủ
yếu trên đọt non (dài 0- 20 cm tính từ đỉnh ngọn) trong mùa mưa và
gây hại trên cành với 6 giai đoạn triệu chứng chính.
6) Chưa phát hiện cây trồng khác (ngồi cây thanh long) là kí chủ phụ
ở điều kiện sản xuất ở Long An và Tiền Giang.
7) Xác định các biện pháp chính trong quản lý dịch hại, bao gồm:
mức độ cắt tỉa cành hợp lý 40-60% tán cây đối với kiểu trồng trụ
23


×