Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố đà nẵng ( mã số thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ
BẮT NẠT TRỰC TUYẾN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN CÔNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ
trợ nhiệt tình, quý báu từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Công
là người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Nhờ
những định hướng, chỉ dẫn sát sao, tỉ mỉ của Thầy mà tơi đã có thể hồn thành
được luận văn này. Qua quá trình làm việc cùng Thầy, tôi cũng đã thu được
nhiều bài học kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, giáo viên và học sinh
trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Herman Gmeiner, thành phố Đà Nẵng
đã hợp tác, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị và các bạn học viên trong
chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đã đồng hành, hỗ


trợ cả về chuyên mơn và tinh thần trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln bên cạnh, ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có
thể hồn thành luận văn này.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hạnh

i


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNTT

Bắt nạt trực tuyến

NN

Nạn nhân

SKTT

Sức khỏe tâm thần

THPT

Trung học phổ thông


TP

Thủ phạm

VTN

Vị thành niên

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.............................................................. ii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẤN
ĐỀ SKTT VÀ BNTT ....................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về BNTT ............................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu về BNTT trên thế giới ................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam ................................................. 16
1.2. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 20
1.2.1. Bắt nạt trực tuyến .................................................................................. 20
1.2.2. Vấn đề sức khỏe tâm thần ..................................................................... 25
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT............................................ 35
1.3.1. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 35
1.3.2. Đặc điểm đời sống tình cảm.................................................................. 36
1.3.3. Đặc điểm nhận thức .............................................................................. 36
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 37

2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 37
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 37
2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................................ 37
2.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 38
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................... 38
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 39
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 41

iii


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC
VẤN ĐỀ SKTT VÀ BNTT ........................................................................... 42
3.1. Thực trạng tham gia vào BNTT ở học sinh THPT ............................. 42
3.2. Thực trạng các biểu hiện SKTT ở học sinh THPT ............................. 48
3.2.1. Các biểu hiện về căng thẳng xã hội....................................................... 48
3.2.2. Các biểu hiện về lo âu ........................................................................... 50
3.2.3. Các biểu hiện về trầm cảm .................................................................... 52
3.2.4. Các biểu hiện về rối loạn dạng cơ thể ................................................... 53
3.2.5. Các biểu hiện về tăng động ................................................................... 54
3.2.6. Các biểu hiện về khả năng tự kiểm soát................................................ 55
3.2.7. Các biểu hiện về vấn đề tập trung chú ý ............................................... 56
3.2.8. Các biểu hiện về tính bất thường .......................................................... 57
3.2.9. Các biểu hiện về lịng tự tơn ................................................................. 58
3.2.10. Các biểu hiện về tính tự lập................................................................. 59
3.3. Mối liên hệ giữa bắt nạt trực tuyến và các vấn đề sức khỏe tâm thần
......................................................................................................................... 60
3.3.1. Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt trực tuyến và các vấn đề sức khỏe tâm
thần .................................................................................................................. 60

3.3.2. Mối liên hệ giữa bị bắt nạt trực tuyến và sức khỏe tâm thần ................ 64
3.3.3. Mối liên hệ giữa mức độ biểu hiện SKTT và mức độ tham gia vào
BNTT ở học sinh THPT .................................................................................. 67
3.3.4.Các yếu tố dự đoán cho mức độ tham gia bắt nạt trực tuyến ở học sinh
THPT ............................................................................................................... 69
3.3.5. Các yếu tố dự báo cho các vấn đề SKTT ở học sinh THPT ................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thực trạng BNTT trên thế giới ............................................... 9
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................ 38
Bảng 3.1. Các hành vi bắt nạt bằng lời trên mạng................................. 43
Bảng 3.2. Các hành vi ngụy tạo trên mạng............................................ 44
Bảng 3.3. Các hình thức bị bắt nạt bằng lời trên mạng ......................... 46
Bảng 3.4. Các hành vi ngụy tạo trên mạng............................................ 46
Bảng 3.5: Các biểu hiện của căng thẳng về mặt xã hội (1) ................... 48
Bảng 3.6: Các biểu hiện của căng thẳng về mặt xã hội (2) ................... 49
Bảng 3.7: Các biểu hiện của lo âu (1)................................................... 50
Bảng 3.8: Các biểu hiện của lo âu (2)................................................... 50
Bảng 3.9 : Các biểu hiện của trầm cảm (1) ........................................... 52
Bảng 3.10 : Các biểu hiện của trầm cảm (2) ......................................... 52
Bảng 3.11: Mức độ các biểu hiện về rối loạn dạng cơ thể (1) .............. 53
Bảng 3.12: Mức độ các biểu hiện về rối loạn dạng cơ thể (2) .............. 53
Bảng 3.13: Mức độ các biểu hiện của vấn đề tăng động ....................... 54
Bảng 3.14: Các biểu hiện về khả năng tự kiểm soát (1) ........................ 55

Bảng 3.15: Các biểu hiện về khả năng tự kiểm soát (2) ........................ 56
Bảng 3.16: Các biểu hiện về tập trung chú ý của học sinh (1) .............. 56
Bảng 3.17: Các biểu hiện về tập trung chú ý của học sinh (2) .............. 57
Bảng 3.18: Các biểu hiện về tính bất thường (1)................................... 58
Bảng 3.19: Các biểu hiện về tính bất thường (2)................................... 58
Bảng 3.20: Các biểu hiện về lịng tự tơn (1).......................................... 59
Bảng 3.21: Các biểu hiện về lịng tự tơn (2).......................................... 59
Bảng 3.22: Các biểu hiện về tính tự lập (1) ........................................... 60
Bảng 3.23: Các biểu hiện về tính tự lập (2) ........................................... 60
Bảng 3.24. Bảng tương quan giữa việc có hành vi bắt nạt trực tuyến và
các vấn đề sức khỏe tâm thần ................................................................ 61

v


Bảng 3.25. Bảng tương quan giữa các hình thức BNTT và các vấn đề
sức khỏe tâm thần .................................................................................. 62
Bảng 3.26. Bảng tương quan giữa bị bắt nạt trực tuyến và các vấn đề
sức khỏe tâm thần .................................................................................. 65
Bảng 3.27. Bảng tương quan giữa các hình thức bị bắt nạt trực tuyến và
các vấn đề sức khỏe tâm thần ................................................................ 65
Bảng 3.28: So sánh mức độ biểu hiện của SKTT ở học sinh THPT ..... 67
Bảng 3.29. Các yếu tố dự đoán cho bắt nạt trực tuyến .......................... 70
Bảng 3.30. Các yếu tố dự đoán cho bị bắt nạt trực tuyến...................... 70
Bảng 3.31. Các yếu tố dự báo vấn đề SKTT ở học sinh THPT……….72

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học sinh THPT tham gia vào BNTT .................................. 42

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ đã thay đổi cách con người sống, làm việc, giao tiếp và
thậm chí là cách thức mà chúng ta bắt nạt người khác [81]. Hiện nay, cùng
với sự bùng nổ của mạng internet và các thiết bị điện tử, một hình thức bắt nạt
mới đã xuất hiện đó là bắt nạt trực tuyến, hành vi bắt nạt được thực hiện
thông qua máy tính hoặc điện thoại.
Theo các nghiên cứu về BNTT, tại Đức, từ 3 đến 43% trẻ vị thành niên
là nạn nhân của BNTT, từ 8 đến 33% trẻ vị thành niên cho biết đã có hành vi
BNTT. Tỉ lệ này ở Mỹ lần lượt là 72% và 4% trẻ vị thành niên [44]. Tại Việt
Nam, trong một nghiên cứu trên 736 học sinh thì có 183 học sinh (chiếm
24%) từng là nạt nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến. Bên cạnh
đó, học sinh cấp THPT là nạn nhân nhiều hơn học sinh cấp THCS [2]. Các
con số này cho thấy, BNTT đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến học
sinh ở các cấp học khác nhau.
Cũng giống như bắt nạt truyền thống về thể chất và tinh thần, BNTT
cũng gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cho nạn nhân. Tuy nhiên, trong khi
mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần với các hình thức bắt nạt
truyền thống đã được biết rõ, độ mạnh của mối liên hệ này trong bắt nạt trực
tuyến vẫn cịn ít được biết đến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khơng có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê trong các vấn đề sức khỏe tâm thần giữa bắt nạt
truyền thống và bắt nạt trực tuyến ở cả nạn nhân và thủ phạm [27].
Bên cạnh đó, một phát hiện quan trọng khác là cả thủ phạm và nạn
nhân của bắt nạt trực tuyến đều có nguy cơ như nhau trong việc mắc phải các

vấn đề sức khỏe tâm thần [27]. Theo một nghiên cứu trên những trẻ có hành
vi bắt nạt trực tuyến, những trẻ này có vấn đề về hành vi và các triệu chứng về
tăng động-giảm chú ý nhiều hơn những trẻ khơng có hành vi bắt nạt trực
tuyến và có mối tương quan giữa hành vi gây hấn ở trường và việc bắt nạt
trực tuyến [43]. Các học sinh tham gia vào BNTT cũng có nhiều khó khăn về
1


mặt xã hội hơn và có điểm trên thang đo stress, lo âu, trầm cảm cao hơn
những học sinh không tham gia vào việc bắt nạt [39]. Điều này cho thấy bản
thân các học sinh là thủ phạm của bắt nạt trực tuyến cũng có những vấn đề về
cảm xúc và hành vi và cũng cần được hỗ trợ về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, các
vấn đề về hành vi và cảm xúc cũng có thể là nguyên nhân khiến các em có
hành vi bắt nạt người khác. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu về bắt nạt trực
tuyến quan tâm nhiều đến các vấn đề cảm xúc và hậu quả ở nạn nhân bị bắt
nạt hơn là những học sinh là thủ phạm của việc bắt nạt [32].
Barlett và Gentile (2012) cho rằng để đưa ra những can thiệp giúp giảm
hành vi BNTT, các nghiên cứu cần xem xét các biến dự báo cho hình thức
gây hấn mới này [43]. Một trong những yếu tố dự báo như vậy có thể là tình
trạng sức khỏe tâm thần.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây về BNTT tập trung làm rõ về
thực trạng, các ảnh hưởng của BNTT và chiến lược ứng phó của học sinh,
đồng thời xây dựng thang đo cho hiện tượng này dành riêng cho học sinh Việt
Nam. Một số nghiên cứu về vấn đề này như nghiên cứu của Trần Văn Công
và cộng sự (2014) [9], Trần Văn Công và cộng sự (2015) [8], Nguyễn Phương
Hồng Ngọc và cộng sự (2016) [16] nhưng các nghiên cứu này chủ yếu được
thực hiện ở các trường học tại phía Bắc và tập trung vào nạn nhân.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, nhận thấy sự cần thiết trong
việc nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến nói chung và đối tượng có hành vi bắt
nạt trực tuyến nói riêng, chúng tơi lựa chọn đề tài “Mối liên hệ giữa các vấn

đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến ở học sinh trung học phổ thơng
tại thành phố Đà Nẵng”. Nghiên cứu nhằm góp phần tìm hiểu các vấn đề sức
khỏe tâm thần ở học sinh và mối liên hệ của các vấn đề này với hình thức bắt
nạt trực tuyến ở cả nạn nhân và thủ phạm.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh
và mối liên hệ của các vấn đề này với hiện tượng BNTT nhằm hỗ trợ xây
dựng các chương trình phịng ngừa và can thiệp BNTT.
2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa các vấn đề
SKTT và BNTT
- Làm rõ khái niệm công cụ như bắt nạt trực tuyến; sức khỏe tâm thần;
vấn đề sức khỏe tâm thần
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Xây dựng công cụ nghiên cứu
- Tiến hành khảo sát thực trạng trên nhóm khách thể
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến ở
học sinh THPT
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh tại 2 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng về BNTT ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
hiện nay như thế nào?
Thực trạng về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THPT hiện nay

như thế nào?
Hành vi BNTT có mối liên hệ như thế nào với các vấn đề sức khỏe tâm
thần ở học sinh THPT?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Có mối liên hệ giữa một số vấn đề sức khỏe tâm thần và hiện tượng
BNTT ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu ý luận
Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài.

3


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Bảng hỏi nhân khẩu học: tuổi, giới tính, trường, lớp, thời gian và
phương tiện sử dụng internet, mục đích sử dụng internet.
- Bảng hỏi về hành vi BNTT: Để khảo sát thực trạng bắt nạt trực tuyến,
nghiên cứu đã sử dụng “Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến” (Cyber
victim and bullying scale) [37] đã được Việt hóa. Thang đo bao gồm 2
tiểu thang đo dành cho thủ phạm của BNTT và nạn nhân của BNTT.
b) Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng các trắc nghiệm tiêu chuẩn để khảo sát các vấn đề về sức khỏe tâm
thần trên nhóm khách thể: thang đo BASC-2 SPR-A: hệ thống đánh giá hành vi
trẻ em, phiên bản 2 (Behavior Assessment System for Children, Second Edition)
bản tự thuật về dành cho thanh thiếu niên (12 -21 tuổi) (Self-Report of
Personality– Adolescent) của Reynolds, và Randy Kamphaus (2007).
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Từ số liệu thu được khi khảo sát thực tế chúng tơi sẽ tiến hành tổng

hợp, mã hóa , xử lý số liệu, và phân tích kết quả thông qua phần mềm SPSS
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu.
8. Phạm vi nghiên cứu
8.1. Về thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 12/2016 đến tháng
10/2017
Địa điểm: 2 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
8.2. Về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là 500 học sinh được chọn ngẫu nhiên từ 2 trường THPT
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị , danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục khác, nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày
trong 3 chương :
4


Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẤN ĐỀ SKTT VÀ BNTT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về BNTT
1.1.1. Các nghiên cứu về BNTT trên thế giới
1.1.1.1. Thực trạng bắt nạt trực tuyến

Tại Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu tổng quan về BNTT của Selkie,
Fales, Moreno (2016) tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu từ năm 2015 về
thực trạng BNTT ở học sinh cấp hai và cấp ba (10-19 tuổi), kết quả cho thấy
1-41% trẻ vị thành niên có hành vi BNTT, 3-72% trẻ vị thành niên bị BNTT
và 2.3-16.7% trẻ vị thành niên vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân [69].
Trong cuộc khảo sát trên học sinh về BNTT ở bang New York, Mỹ (2012)
có sự tham gia của học sinh đến từ 45 hạt và hơn 350 trường [50]. Kết quả cho
thấy 92.4% nhận biết được ít nhất một hình thức của BNTT khi được hỏi; 47.8%
học sinh biết người nào đó đã bị bắt nạt. Đa số học sinh cảm thấy thoải mái khi
chia sẻ về việc bị bắt nạt đối với cha mẹ hơn là những người khác. 69.5% học sinh
cho rằng BNTT có thể là hành vi trái pháp luật. Chỉ 1 trong 5 học sinh ở New
York thực sự chia sẻ về việc các em đã bị bắt nạt trực tuyến.
Một nghiên cứu khác ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được thực hiện trong một cộng
đồng mạng với hơn 1000 người tham gia cho thấy 56% người tham gia đã
từng ít nhất một lần bị bắt nạt. Trong đó các trường hợp bị bắt nạt bao gồm: bị
sử dụng hình ảnh webcam mà khơng có sự đồng ý (23%), nhận tin nhắn hoặc
email đe dọa (27%), bị sử dụng trái phép thông tin cá nhân (30%), bị chia sẻ
thông tin cá nhân lên mạng (30%), bị cơng bố hình ảnh hoặc video mà khơng
có sự đồng ý (31%) v.v. [24] Kết quả cũng cho thấy rằng một vài yếu tố có
ảnh hưởng đến việc bị bắt nạt trên mạng như: giới tính, tình trạng hơn nhân và
kinh tế, mục đích, tần suất, thời gian, địa điểm và đặc điểm sử dụng internet
và khả năng ngơn ngữ. Ngồi ra việc sử dụng diễn đàn và blog cũng có ý

6


nghĩa đối với nguy cơ bị bắt nạt. Tuổi, trình độ học vấn và khả năng sử dụng
internet khơng có sự ảnh hưởng đối với việc trở thành nạn nhân của BNTT.
Tại Hy Lạp, nhiều nghiên cứu về hình thức bắt nạt mới này cũng đã
được thực hiện. Nghiên cứu về BNTT đầu tiên ở Hy Lạp được tiến hành bởi

Sygkollitou, Psalti và Kapatzia (2010) trên 450 học sinh để khảo sát về những
trải nghiệm bị bắt nạt trực tuyến. Kết quả cho thấy 54% người tham gia cho
biết đã từng bị bắt nạt, trong khi đó 50% người tham gia đã từng bắt nạt người
khác. Điều quan trọng là hơn 40% người tham gia không biết rằng họ là thủ
phạm gây ra việc bắt nạt. Nghiên cứu của Kapatzia và Sygkollitou (2008) trên
544 học sinh cấp 3 từ 16 đến 19 tuổi cho thấy việc học sinh bị BNTT nhiều
hơn so với bắt nạt truyền thống với 20.5% trẻ tham gia cho biết từng bị bắt
nạt trên mạng. Trong khi trẻ trai thường liên quan vào việc bắt nạt thơng qua
điện thoại thì với trẻ gái lại là khi dùng internet. Và tương tự với các nghiên
cứu trước, khi được hỏi về đặc điểm của thủ phạm thì đa số trẻ tham gia đều
trả lời “Không biết”. Tần suất xảy ra BNTT được đánh giá là tương đối thấp
theo như kết quả nghiên cứu của Tripodaki và cs. (2008) khi chỉ có 4.2%
trong tổng số 900 trẻ vị thành niên tham gia đã từng bị bắt nạt và nhận những
tin nhắn đe dọa, làm phiền [26].
Tương tự như các quốc gia khác, BNTT cũng là một vấn nạn ở Đức.
Riebel, Jäger và Fischer (2009) đã tiến hành nghiên cứu trên 1987 học sinh ở
Đức [66]. Kết quả cho thấy ở Đức đã xuất hiện hình thức bắt nạt này tuy
nhiên chỉ với một số lượng nhỏ: 5.4% học sinh bị bắt nạt một lần một tuần
hoặc thậm chí nhiều hơn; 14.1% học sinh trải nghiệm những tình huống gần
giống với việc BNTT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những học
sinh bắt nạt người khác trên mạng thì cũng hành xử giống như những học sinh
bắt nạt người khác trong đời thực. Điều này cũng tương tự đối với nạn nhân.
Các nghiên cứu về bắt nạt tại Thái Lan chủ yếu tập trung vào bắt nạt
truyền thống về thể chất. Tuy nhiên một vài nghiên cứu gần đây cũng đã đưa
ra được các bằng chứng liên quan đến hiện trạng BNTT tại đất nước này. Báo
7


cáo về BNTT của Boonoon (2009) [33] thực hiện trên 2500 học sinh từ 12 đến
19 tuổi trên cả nước cho thấy rằng 43% học sinh bị làm phiền, đe dọa trên mạng

internet và đa phần trong số đó là học sinh THPT. Một phát hiện quan trọng của
cuộc khảo sát là những đứa trẻ sống trong gia đình li hơn hoặc bạo lực có xu
hướng gây ra sự quấy rối, xấu hổ và đe dọa cho người khác như những gì mà
chúng phải chịu đựng trong cuộc sống thực của chúng. Songsiri và Musikaphan
(2011) [77] cũng báo cáo các kết quả tìm được trên 1200 học sinh từ 21 trường ở
Bangkok. 96% học sinh có điện thoại riêng và 95% sử dụng internet. Nghiên cứu
cũng đưa ra 7 hình thức của BNTT. Thời gian sử dụng internet và các mối quan
hệ trong gia đình cũng có thấy mối liên hệ với BNTT.
Musikaphan (2009) đã so sánh kết quả về BNTT ở Thái Lan và Nhật
Bản. Kết quả ở Thái Lan thu được từ 2000 học sinh và ở Nhật Bản thu được
từ 100 học sinh [58]. Tại Thái Lan, 59% học sinh cho biết đã bị bắt nạt nhiều
hơn 1 lần mỗi tháng, trong khi ở Nhật Bản con số này rất thấp khi hơn một
nửa học sinh tham gia chưa bao giờ đối mặt hoặc nhận thông tin về BNTT.
Về thái độ đối với BNTT, ở Thái Lan, 60% học sinh cho rằng BNTT là hành
vi nên bị cấm, trong khi 35% cho rằng BNTT là hành vi có thể được chấp
nhận; trong khi đó ở Nhật Bản, 68% học sinh nghĩ rằng đó là một hành vi
khơng tốt.
Đa số các nghiên cứu về BNTT đều tập trung vào học sinh trung học và
có trạng thái tâm thần bình thường mà bỏ qua các đối tượng là người khuyết
tật. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây của Kowalski, Morgan, Drake-Lavelle và
Allison (2016) [53] được tiến hành trên cả sinh viên khỏe mạnh và các sinh
viên có khuyết tật về thể chất, thần kinh hoặc các vấn đề về tâm lý. 205 sinh
viên đã hoàn thành bảng khảo sát về những trải nghiệm đối với BNTT. Kết
quả cho thấy, tương tự như với bắt nạt truyền thống, những sinh viên khuyết
tật nằm trong nguy cơ trở thành nạn nhân của BNTT với 13.9% sinh viên
khuyết tật có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn. Hậu quả của việc bị bắt nạt (lòng

8



tự trọng thấp, trầm cảm nặng…) đặc biệt được phát hiện ở những người bị
khuyết tật.
Bảng 1.1. Thực trạng BNTT trên thế giới
Tác giả

Quốc
gia
nghiên
cứu
Hoa Kỳ

Tổng số
khách thể

Kowalski và 2016
cộng sự

Hoa Kỳ

205 sinh
viên

Yavuz
2010
Akbulut và
cộng sự
Julia Riebel 2009
và cộng sự

Thổ

Nhĩ Kỳ

1000
người
tham gia
1987
người
tham gia

Sygkollitou,
Psalti, and
Kapatzia
Kapatzia và 2008
Sygkollitou
Boonoon
2009

Hy Lạp

Selkie

Musikaphan

Năm
xuất
bản
2016

2009


Đức

Lứa
tuổi

10-19

450
sinh

học

Hy Lạp

544 học 16-19
sinh
Thái
2500 học 12-19
Lan
sinh
Thái
2100
Lan và người
Nhật
tham gia
Bản

9

Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt


1%-41% trẻ VTN là TP, 3%72% trẻ VTN là NN và
2.3%-16.7% trẻ vừa là TP
vừa là NN
13.9% sinh viên khuyết tật
có nhiều khả năng bị bắt nạt
hơn
56% người tham gia đã từng
ít nhất một lần bị bắt nạt
5.4% học sinh bị bắt nạt một
lần một tuần hoặc thậm chí
nhiều hơn; 14.1% học sinh
trải nghiệm những tình
huống gần giống với việc
BNTT
54% người tham gia cho biết
đã từng bị bắt nạt
20.5% trẻ tham gia cho biết
từng bị bắt nạt trên mạng
43% học sinh bị làm phiền,
đe dọa trên mạng internet
Tại Thái Lan, 59% học sinh
cho biết đã bị bắt nạt nhiều
hơn 1 lần mỗi tháng, trong khi
ở Nhật Bản con số này rất thấp
khi hơn một nửa học sinh
tham gia chưa bao giờ đối mặt
hoặc nhận thông tin về BNTT



Từ thực trạng này có thể thấy các các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Đức có tỉ lệ người tham gia bị bắt nạt ít hơn so với các nước còn lại
như Thái Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
1.1.1.2. Đặc điểm của nạn nhân và thủ phạm
Các nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành để tìm hiểu những đặc
điểm ở nạn nhân và thủ phạm của BNTT như độ tuổi, cấp học, giới tính, đặc
điểm tâm lý v.v.
Một nghiên cứu cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa tuổi và giới
tính với hành vi BNTT là nghiên cứu của Cole, Krohn, Jewell và Hupp (2011)
[40]. Nghiên cứu được tiến hành trên 483 học sinh ở các trường THCS, THPT
và cao đẳng nhằm kiểm chứng yếu tố giới tính, độ tuổi, tần suất sử dụng tin
nhắn qua mạng, tần suất sử dụng tin nhắn văn bản và thời gian sử dụng mạng
như yếu tố dự báo của việc thực hiện BNTT, bắt nạt bằng hình ảnh, trở thành
nạn nhân của BNTT, hay bị bắt nạt bằng hình ảnh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tuổi, giới tính, tần suất sử dụng tin nhắn văn bản và thời gian sử dụng
mạng là yếu tố dự báo của việc thực hiện BNTT. Tuổi, giới tính và tần suất sử
dụng tin nhắn văn bản dự báo việc bắt nạt bằng hình ảnh. Về việc trở thành
nạn nhân của BNTT, tuổi, tần suất sử dụng tin nhắn điện tử và tần suất sử
dụng tin nhắn văn bản là yếu tố dự báo có ý nghĩa. Thời gian sử dụng mạng là
yếu tố dự báo của việc bị bắt nạt bằng hình ảnh.
Về độ tuổi, Williams và Guerra (2007) tiến hành nghiên cứu về thực
trạng BNTT ở 1519 học sinh lớp 5 (từ 10 đến 11 tuổi), lớp 8 (từ 13 đến 14
tuổi) và lớp 11 (từ 16 đến 17 tuổi) – những năm học chuyển cấp trong hệ
thống giáo dục của Mỹ [82]. Kết quả cho thấy BNTT diễn ra nhiều nhất ở các
học sinh lớp 8 và giảm dần đến lớp 11. Điều này có thể được giải thích bởi sự
thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì ở độ tuổi 13-14 là yếu tố nguy
cơ làm gia tăng các hành vi BNTT. Trong khi đó, học sinh lớp 11 đã bước vào
giai đoạn phát triển ổn định và cũng đã có nhiều kĩ năng xã hội hơn để ứng
phó với các thay đổi trong cuộc sống.
10



Tuy nhiên, một nghiên cứu trên 92 học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 16
tuổi tại các trường học tại London được tiến hành bởi Smith, Mahdavi,
Carvalho và Tippett (2006) về các hình thức BNTT, nhận thức và ảnh hưởng,
và mối quan hệ giữa tuổi và giới tính trong BNTT lại đưa ra kết quả trái
ngược khi cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa liên quan đến độ tuổi
trong việc BNTT [75]. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng: nữ sinh có xu
hướng bị bắt nạt nhiều hơn, đặc biệt bởi việc nhắn tin và điện thoại; một sự
tác động có ý nghĩa giữa tuổi và giới tính được tìm thấy trong mối quan hệ
với ảnh hưởng của bắt nạt bằng email, và sử dụng tin nhắn khi có những ý
kiến khác nhau giữa các nam sinh và các nhóm tuổi khác nhau.
Cũng đưa ra kết quả trái chiều nhau khi nghiên cứu độ tuổi liên quan
đến BNTT là nghiên cứu của Slonje và Smith (2008) và Ybarra và Mitchell
(2004) . Nghiên cứu của Slonje và Smith (2008) trên 360 học sinh khơng tìm
ra những sự khác biệt có ý nghĩa trong độ tuổi từ 12 đến 15 trong bất kỳ hình
thức BNTT nào. Bên cạnh đó, các học sinh trên 15 tuổi có sự giảm dần về
mức độ BNTT. Kết quả này trái ngược với phát hiện của Ybarra và Mitchell
(2004) khi nói rằng mức độ BNTT ở học sinh từ 15 – 17 tuổi cao hơn học
sinh từ 10 – 14 tuổi.
Về đặc điểm giới tính, Barlett và Coyne (2014) đã thực hiện một
nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích các số liệu từ nhiều nghiên cứu
trước để tìm hiểu xem liệu có sự khác biệt nào về mặt giới tính trong tần suất
thực hiện BNTT [29]. Kết quả phân tích cho thấy: nam giới có xu hướng gây
ra BNTT nhiều hơn nữ giới tuy nhiên nữ giới lại có mức độ gây ra BNTT
thường xuyên hơn nam giới.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nữ giới có xu hướng trở
thành nạn nhân của BNTT nhiều hơn nam giới. Trong cuộc phỏng vấn qua điện
thoại với 1500 trẻ vị thành niên có sử dụng internet ở Mỹ, Ybarra, Mitchell,
Wolak và Finkelhor (2006) thấy rằng trẻ gái có xu hướng trở thành mục tiêu của

sự quấy rối trên mạng nhiều hơn [84]. Tương tự, Mesch (2009) sau khi phân tích
11


số liệu thu được trên 935 trẻ cũng nhận thấy 61% trẻ gái đã bị bắt nạt ít nhất một
lần, trong khi chỉ có 39% trẻ trai bị bắt nạt [57]. Ngoài ra, trong một nghiên cứu ở
1671 học sinh Bồ Đào Nha, nhiều nữ sinh cho biết đã đã bị bắt nạt thông qua cả
điện thoại và internet hơn nam sinh. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy qua
nghiên cứu của Dehue, Bolman, và Vollink (2008).
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Daniela (2014) trên hai nhóm
mẫu khác nhau đã cho thấy nam sinh có khuynh hướng có hành vi BNTT
nhiều hơn nữ sinh [70]. Hai nhóm mẫu, nhóm 1 gồm 249 học sinh cấp hai và
nhóm 2 gồm 339 học sinh cấp 2 đã được thực hiện thang đo “Cyber Victim
and Bullying Scale”. Ở nhóm 1, có 24.9% học sinh cho biết đã từng bị BNTT
và 27.7% có hành vi bắt nạt đối với người khác. Trong đó học sinh nam là
nạn nhân và thủ phạm của BNTT nhiều hơn học sinh nữ. Ở nhóm 2, 17.7%
học sinh từng bị BNTT và 16.5% học sinh có hành vi BNTT. Trong đó học
sinh nam có hành vi bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ.
Về mặt tâm lý, một đặc điểm được nhận thấy ở các thủ phạm của BNTT
là sự thiếu lòng thấu cảm – khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác.
Steffgen, Konig, Pfetsch, và Melzer(2011) đã tiến hành nghiên cứu trên 2070
học sinh THCS bằng một bảng phỏng vấn trên mạng với giả thuyết rằng thiếu
sự thấu cảm có thể là đặc điểm của học sinh có hành vi BNTT [79]. Đúng như
giả thuyết đặt ra, kết quả phân tích cho thấy những học sinh có hành vi BNTT
thể hiện ít khả năng thấu cảm hơn những học sinh khơng có hành vi này. Theo
kết quả nghiên cứu này thì việc rèn luyện kĩ năng thấu cảm cho học sinh có thể
là một phương cách quan trọng để giảm thiểu BNTT.
Bên cạnh đó, đặc điểm ở những học sinh bị BNTT là việc ln cảm
thấy cơ đơn và có sự giao tiếp không tốt với bố mẹ. Đây là kết quả được tìm
thấy khi Larra~naga, Yubero, Ovejero và Navarro (2016) tiến hành nghiên

cứu trên 813 trẻ vị thành niên từ lớp 7 đến lớp 10 ở Tây Ban Nha [55]. Theo
đó những trẻ vị thành niên ngại giao tiếp với mẹ thường thỉnh thoảng bị bắt
nạt. Những trẻ vị thành niên ngại giao tiếp với mẹ và có cảm giác cơ đơn
12


thường bị bắt nạt trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc giao tiếp với bố mẹ một cách
cơng kích cũng liên quan đến việc bị bắt nạt nặng nề.
Nghiên cứu về đặc điểm tâm lý ở cả nạn nhân và thủ phạm của Brewer
(2015) trên 90 trẻ vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi sử dụng các thang đo về
BNTT (RCBI), sự cô đơn (UCLA Loneliness Scale), sự thấu cảm (Toronto
Empathy Questionnaire) và lịng tự tơn (Rosenberg Self-Esteem Scale) chỉ ra
rằng sự cơ đơn, thấu cảm và lịng tự tơn là các yếu tố dự báo đối với BNTT.
Cụ thể, những trẻ có lịng tự tơn thấp thường bị bắt nạt trên mạng nhiều hơn
các trẻ khác. Bên cạnh đó, những trẻ có sự thấu cảm thấp thì sẽ càng có nguy
cơ có các hành vi bắt nạt đối với người khác [35].
1.1.1.3. Mối liên hệ giữa BNTT và SKTT
BNTT gây ra những ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên cả về đời sống xã
hội, thành tích học tập và đặc biệt là các hậu quả về mặt tâm lý như trầm cảm,
ý tưởng tự sát.
Một nghiên cứu xã hội học trên 100 sinh viên của trường đại học Punjab
được thực hiện bởi Riffat Munawar, Inam-ul-haq, Asad, Ali và Maqsood (2014)
đã chỉ ra các ảnh hưởng của BNTT đối với cuộc sống xã hội của những sinh viên
này [60]. Đây là một khía cạnh mới và quan trọng liên quan đến BNTT. Kết quả
cho thấy rằng BNTT có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội của sinh viên đại học
và bằng cách nào đó cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đến quá trình học tập
và nghề nghiệp của họ. Trong đó, nữ sinh chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam sinh.
Sinh viên phải đối diện với các vấn đề như khó khăn học tập (11%), giảm tập
trung (55%), giảm hứng thú học tập (16%) và những sự thay đổi khác (3%) sau
khi bị BNTT. Mất cân bằng cảm xúc cũng là một ảnh hưởng của BNTT đến đời

sống xã hội của sinh viên: 29 % sinh viên cảm thấy căng thẳng, 30% sinh viên đối
mặt với trầm cảm và 40% cảm thấy lo âu. Bên cạnh đó cịn có các vấn đề về hành
vi, sức khỏe và lạm dụng chất.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng BNTT gây ra những
nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên
13


[62]. Những trẻ vị thành niên là mục tiêu của BNTT có các biểu hiện trầm
cảm, lo âu, cảm giác cô đơn, hành vi tự sát và các triệu chứng về mặt cơ thể.
Thủ phạm của BNTT có xu hướng gia tăng trong việc sử dụng chất, gây hấn
và hành vi phạm pháp.
Một nghiên cứu trên 165 học sinh cấp 2 (từ 10-14 tuổi) ở Thổ Nhĩ Kỳ
đã được tiến hành bởi Baker (2010) để tìm hiểu mối liên hệ giữa các trải
nghiệm liên quan đến BNTT (cả nạn nhân và thủ phạm) và các triệu chứng
trầm cảm [28]. Nghiên cứu được thực hiện trên 94 trẻ trai và 71 trẻ gái, sử
dụng thang đo mức độ trầm cảm ở trẻ em CBI. Kết quả nghiên cứu cho thấy
những học sinh bị BNTT có mức độ của các triệu chứng trầm cảm cao hơn
những học sinh không liên quan đến BNTT và cả những học sinh gây ra
BNTT. Điều này cho thấy việc bị bắt nạt làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về
tâm lý ở học sinh cấp 2.
Cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của BNTT đến trẻ vị thành niên là
nghiên cứu của Gámez-Guadix, Orue, Smith và Calvete (2013) [45]. Nghiên
cứu được tiến hành trên 845 trẻ vị thành niên tại hai thời điểm cách nhau 6
tháng nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa BNTT và ba vấn đề thường gặp ở độ
tuổi vị thành niên là trầm cảm, sử dụng chất và các vấn đề về sử dụng
internet. Kết quả cho thấy trẻ vị thành niên bị BNTT có nhiều khả năng phát
triển các triệu chứng trầm cảm và vấn đề về sử dụng internet. Bên cạnh đó,
những trẻ có dấu hiệu trầm cảm và sử dụng chất nhiều hơn những trẻ khác
thường dễ trở thành mục tiêu của việc BNTT.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa BNTT và các
vấn đề sức khỏe tâm thần ở cả nạn nhân và thủ phạm. Sara Bottino, Cássio
Bottino, Regina, Correia và Ribeiro (2015) đã tiến hành tổng hợp và phân tích
dữ liệu từ 10 nghiên cứu ở Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để đánh giá
mối liên hệ giữa BNTT và sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên [34]. Kết
quả cho thấy những yếu tố sau có liên quan đến BNTT: sử dụng internet trên
3h mỗi ngày, vấn đề trong các mối quan hệ, vấn đề tăng động – giảm chú ý,
14


vấn đề hành vi, vấn đề liên quan đến trường học, và các hành vi nguy cơ trên
mạng internet như công khai thông tin cá nhân, sử dụng webcam và sự quấy
rầy của những người trên mạng. Cả nạn nhân và thủ phạm của BNTT đều có
nhiều vấn đề về cảm xúc và thần kinh, các khó khăn xã hội, và cảm thấy
khơng an tồn và khơng được quan tâm khi ở trường. 68.5 % trẻ vị thành niên
có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn chán, lo lắng, căng thẳng, sợ
hãi và “cảm giác trầm cảm” khi có liên quan đến một hình thức bắt nạt nào
đó. Bên cạnh các triệu chứng trầm cảm từ mức độ vừa đến nặng, sử dụng
chất, BNTT còn dẫn đến nguy cơ tự sát. Đặc biệt, trẻ vị thành niên là nạn
nhân của BNTT có các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn và có ý nghĩ, hành vi
cũng như cố gắng tự sát cao hơn.
Một nghiên cứu trên 251 trẻ vị thành niên nam được chẩn đoán tăng
động giảm chú ý được tiến hành bởi Cheng-Fang Yen, Wen-Jiun Chou, TaiLing Liu, Chih-Hung Ko, Pinchen Yang, Huei-Fan Hue (2014) tại Đài Loan
để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc tham gia vào BNTT với nhiều yếu tố khác
nhau, trong đó có trầm cảm, lo âu, và việc tự sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 19,1% trẻ từng là nạn nhân của BNTT và 14.3% trẻ cho biết đã từng đi bắt
nạt người khác trên mạng. Điều này cho thấy có một tỉ lệ khá lớn các trẻ nam
bị tăng động giảm chú ý có liên quan đến hình thức bắt nạt này. Bên cạnh đó,
các nạn nhân của BNTT có dấu hiệu trầm cảm nặng hơn và có ý nghĩ tự sát
nhiều hơn những trẻ khơng bị BNTT [85].

Nhằm tìm hiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh có hành vi
BNTT, Campbell, Slee, Spears và Kift (2013) cũng đã tiến hành nghiên cứu
trên các học sinh ở Úc trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi [39]. Theo đó, các học
sinh tham gia vào BNTT có nhiều khó khăn xã hội hơn và có điểm trên thang
đo stress, lo âu, trầm cảm cao hơn những học sinh không tham gia vào việc
bắt nạt.
Trong khi đó, cảm giác cơ đơn, sự thấu cảm và lòng tự trọng là yếu tố
dự báo cho cả mức độ bị BNTT và mức độ gây ra BNTT. Lòng tự trọng là
15


một yếu tố dự báo có ý nghĩa đối với việc bị bắt nạt và bắt nạt khi các học sinh
có lịng tự trọng thấp có xu hướng trải nghiệm về BNTT nhiều hơn. Sự thấu cảm
cũng là một yếu tố dự báo có ý nghĩa đối với việc thực hiện hành vi BNTT khi
sự thấu cảm càng thấp thì khả năng gây ra bắt nạt trên mạng càng tăng. Những
phát hiện này chỉ ra rằng những can thiệp theo định hướng gia tăng lòng tự trọng
và sự thấu cảm có thể thành cơng trong việc giảm hành vi BNTT. Đây là những
kết quả mà Brewer và Kerslake đã tìm được khi tiến hành nghiên cứu trên 90
học sinh (từ 16-18 tuổi) tại một trường học ở Anh [35].
Một nghiên cứu về mối liên hệ của chất lượng cuộc sống, cảm giác cô
đơn và các triệu chứng trầm cảm với các hình thức bắt nạt trên 484 trẻ vị
thành niên (từ 11 đến 17 tuổi) ở Tây Ban Nha đã cho thấy có tương quan
nghịch giữa chất lượng cuộc sống và BNTT. Đồng thời cũng có mối tương
quan thuận giữa BNTT với cảm giác cô đơn và các triệu chứng trầm cảm.
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy cả nạn nhân và thủ phạm của BNTT
đều có những vấn đề về cảm xúc và hành vi như tăng động giảm chú ý, cảm
giác cô đơn, stress, lo âu, các khó khăn xã hội và đặc biệt là trầm cảm và nguy
cơ tự sát.
1.1.2. Các nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt trực tuyến nói

riêng ở học sinh cũng đã được quan tâm nghiên cứu.
1.1.2.1. Các nghiên cứu về bắt nạt
Bắt nạt và bạo lực học đường vẫn luôn là một vấn nạn ở Việt Nam và
trên thế giới. Kết quả nghiên cứu về thực trạng bắt nạt ở học sinh Việt Nam
của Trần Văn Công (2017) đã phần nào khẳng định điều đó khi cho thấy có
344 trên tổng số 955 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội
(36% khách thể) thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất một loại hình. Trong đó
có 122 em (12.8% khách thể) bị bắt nạt bởi 2 đến 5 hình thức. Về các loại
hình bắt nạt trực tiếp, thân thể và xâm phạm tài sản thì học sinh trung học cơ
sở bị bắt nạt nhiều hơn học sinh tiểu học. Tỉ lệ học sinh nam bị bắt nạt trực
16


tuyến và bắt nạt thân thể nhiều hơn học sinh nữ. Tất cả những khác biệt này
đều có ý nghĩa thống kê [11].
Lê Thị Hải Hà, Trần Thành Nam, Dunne, Campbell, Gatton, Nguyễn
Thanh Hương (2017) đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm và các yếu tố dự
báo cho bắt nạt ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam [46]. 1424 học sinh cấp hai và
cấp ba từ 12 đến 17 tuổi đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy
38.9% học sinh không liên quan đến bắt nạt, 24% học sinh chỉ là nạn nhân bị
bắt nạt, 6.6% học sinh là thủ phạm đi bắt nạt, 40.4% học sinh vừa là nạn nhân
vừa là thủ phạm. Các yếu tố liên quan đến cá nhân (tuổi, giới tính, sức khỏe
tâm thần), gia đình (hỗ trợ xã hội, sự giám sát của cha mẹ, chứng kiến bạo lực
giữa cha mẹ và xung đột với anh chị em), trường học và mối quan hệ với bạn
bè có mối liên hệ có ý nghĩa đến mức độ bắt nạt hoặc bị bắt nạt ở trường học.
Nhằm tìm hiểu chiến lược ứng phó của học sinh THPT khi bị bắt nạt,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm, Trần Văn Công (2016) được thực hiện
trên 236 học sinh THPT tại 3 trường trên địa bàn Hà Nội [21]. Kết quả cho
thấy 70.8% học sinh đã từng bị bắt nạt, trong đó học sinh nam chiếm 45.5%,
học sinh nữ chiếm 54%. Khi bị bắt nạt, đa số học sinh sẽ chọn cách tự làm sao

nhãng, tập trung làm những việc thư giãn, giải trí để qn đi vấn đề đã xảy ra.
Học sinh ít có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ hãy trả thù khi bị bắt nạt. Đồng
thời, có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng các chiến lược ứng phó ở
học sinh về giới tính và học lực.
Tìm hiểu về bắt nạt từ góc độ phụ huynh có nghiên cứu của nhóm tác
giả Trần Văn Cơng, Lương Thị Ngọc Lan (2016) về “Thái độ của phụ huynh
có con bị bắt nạt” [6]. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát trên 49 phụ huynh
có con học THCS và51 phụ huynh có con học THPT trên địa bàn Hà Nội. Kết
quả nghiên cứu cho thấy gần một phần tư phụ huynh (17%) không biết, không
quan tâm đến việc học sinh bắt nạt nhau trong trường học. Bên cạnh đó, nhận
thức của phụ huynh về các hình thức bắt nạt học đường cịn chưa thật đầy đủ.
Ngồi ra kết quả nghiên cứu cịn cho thấy khi biết con mình bị bắt nạt, phụ
17


×