Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý việt nam về liệu pháp trị liệu chú tâm luận văn ths tâm lý học 603104

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
===***===

NGUYỄN HƢƠNG MAI

NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ VIỆT NAM
VỀ LIỆU PHÁP CHÚ TÂM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2017
ơ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
===***===

NGUYỄN HƢƠNG MAI

NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ VIỆT NAM
VỀ LIỆU PHÁP CHÚ TÂM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Amie Alley Pollack
TS. Trần Văn Công


Hà Nội – 2017
ơ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các thầy cơ giáo lời cảm ơn và lịng biết ơn sâu sắc về
sự dạy dỗ trong những năm học tập và thực tập vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của cô giáo
hướng dẫn - TS. Amie Alley Pollack và thầy giáo hướng dẫn - TS.Trần Văn Cơng
trong suốt q trình từ những bước đầu lên ý tưởng cho đến quá trình xây dựng bảng
hỏi, tiếp cận khách thể nghiên cứu, phân tích, xử lí dữ liệu.Tinh thần nghiêm túc trong
nghiên cứu, tận tụy với công việc và đam mê trong lĩnh vực tâm lý cũng là điều tôi học
hỏi được từ các thầy cô.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị các khóa ở trường Đại học Giáo dục, đặc
biệt là các bạn cùng khóa 6 đã ủng hộ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực
tâm lý đã hết sức ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu ở
nhiều tỉnh thành khác nhau.
Lời cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết, bạn bè đồng nghiệp
đã là nguồn hỗ trợ quý giá cả về mặt tinh thần và vật chất để tơi có thể hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hương Mai

i


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

MBRS: Mindfulness based reduction stress: Trị liệu stress dựa trên chú tâm
ACT: Acceptance and Commitment Therapy: Liệu pháp chấp nhận và cam kết
MBCT: Mindfulness based Cognitive Therapy Liệu pháp trị liệu nhận thức dựa trên
chú tâm
DBT: Dialectic Behavior Therapy: Liệu pháp hành vi biện chứng
RP: Relapse Prevention: Trị liệu phòng ngừa tái phát
APA: American Psychology Association: Hiệp hội tâm lý Hoa Kì
ĐTB: Điểm trung bình
ĐH KHXHNV: Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ học vấn của khách thể nghiên cứu ................................................. 40
Bảng 2.2. Mức độ chuyên sâu của nguồn đào tạo liệu pháp chú tâm ........................... 45
Bảng 3.1. Hiểu biết về những rối loạn có thể áp dụng được chú tâm ........................... 48
Bảng 3.2. Hiểu biết về những rối loạn hạn chế áp dụng chú tâm.................................. 49
Bảng 3.3. Hiểu biết về lợi ích của chú tâm tác động lên quá trình trị liệu .................... 50
Bảng 3.4. Một số nhầm lẫn của nhà trị liệu về chú tâm ................................................ 51
Bảng 3.5. Hiểu biết về các bài tập chú tâm ................................................................... 53
Bảng 3.6. Hiểu biết về các liệu pháp thực hành có kết hợp chú tâm ............................ 54
Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa tuổi, số năm kinh nghiệm và nhận thức về chú tâm ........ 55
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức về chú tâm ....................... 55
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa nơi tốt nghiệp và nhận thức về chú tâm ........................... 56
Bảng 3.10. ĐTB mức độ hiểu biết về đặc điểm chú tâm của các trường nơi nhà trị liệu
tốt nghiệp ....................................................................................................................... 57
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa số năm thực hành chú tâm và nhận thức về chú tâm ..... 58
Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa nơi làm việc và nhận thức về chú tâm ........................... 58
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa nơi đào tạo chú tâm và mức độ nhận thức về chú tâm .. 60

Bảng 3.14. Các liệu pháp dựa trên chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình ............ 62
Bảng 3.15. Mức độ sử dụng một số bài tập chú tâm trong trị liệu ................................ 62
Bảng 3.16. Mức độ sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý có kết hợp chú tâm trong
trị liệu ............................................................................................................................. 63
Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và mức độ thực hành chú tâm............ 64
Bảng 3.18. Mối quan hệ giữa nơi tốt nghiệp và mức độ thực hành chú tâm ................ 65
Bảng 3.19. Mối quan hệ giữa số năm kinh nghiệm, số năm thực hành chú tâm, nhận
thức về chú tâm với mức độ sử dụng chú tâm ............................................................... 66
Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa nơi đào tạo chú tâm và mức độ thực hành chú tâm ....... 66
Bảng 3.21. Quan điểm về trang thiết bị dành cho thực hành chú tâm .......................... 69
Bảng 3.22. Nhu cầu đào tạo của các nhà trị liệu tâm lý về các bài tập chú tâm ........... 70
(đối với những nhà tâm lý đã biết chú tâm) .................................................................. 70
Bảng 3.23. Nhu cầu đào tạo của các nhà trị liệu tâm lý về các liệu pháp có áp dụng chú tâm... 70
Bảng 3.24. Nhu cầu đào tạo của các nhà trị liệu tâm lý về các bài tập chú tâm ........... 71

iii


Bảng 3.25. Nhu cầu đào tạo của các nhà trị liệu tâm lý về các liệu pháp có áp dụng chú
tâm ................................................................................................................................. 71
Bảng 3.26. Mối quan hệ giữa nhu cầu đào tạo chú tâm và tuổi, năm thực hành, năm thực hành
chú tâm, mức độ sử dụng bài tập chú tâm và nhận thức về chú tâm .................................... 72
Bảng 3.27. Mối quan hệ giữa niềm tin về sự phát triển của chú tâm và yếu tố tuổi, năm
thực hành, năm thực hành chú tâm, số lượng bài tập chú tâm sử dụng trong trị liệu và
nhu cầu đào tạo. ............................................................................................................. 73
Bảng 3.28. Tóm tắt mơ hình hồi quy ............................................................................. 74
Bảng 3.29. Các yếu tố dự đoán mức độ nhận thức về chú tâm ..................................... 74

iv



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ giới tính của khách thể nghiên cứu................................................... 40
Biều đồ 2.2. Niềm tin tôn giáo của khách thể nghiên cứu ............................................ 41
Biểu đồ 2.3. Nơi tốt nghiệp của nhà trị liệu trong nghiên cứu ...................................... 42
Biểu đồ 2.4. Tần suất thực hành trị liệu tâm lý của khách thể nghiên cứu ................... 42
Biểu đồ 2.5. Nơi làm việc của các nhà trị liệu tâm lý ................................................... 43
Biểu đồ 2.6. Nơi các nhà trị liệu tâm lý được đào tạo chú tâm ..................................... 44
Biểu đồ 2.7. Số năm thực hành chú tâm của các nhà trị liệu tâm lý ............................. 45
Biểu đồ 3.1. Mức độ hiểu biết chung về chú tâm .......................................................... 47
Biểu đồ 3.2. Số lượng nhà trị liệu trả lời đúng định nghĩa chú tâm .............................. 48
Biểu đồ 3.3. Hiểu biết về các đặc điểm đúng của chú tâm ............................................ 52
Biểu đồ 3.4. Một số nhầm lẫn của nhà trị liệu về đặc điểm của chú tâm ...................... 52
Biểu đồ 3.5. Các bài tập chú tâm nhà tâm lý hay sử dụng cho chính mình .................. 61
Biểu đồ 3.6. Cách dịch mindfulness sang tiếng Việt..................................................... 67
Biểu đồ 3.7. Ưu điểm của liệu pháp chú tâm trong quá trình áp dụng ở Việt Nam ...... 68
Biểu đồ 3.8. Nhược điểm của liệu pháp chú tâm trong quá trình áp dụng tại Việt Nam ........ 69

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT: ..............................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 5
1.1.1. Các nghiên cứu về liệu pháp chú tâm .................................................................... 5

1.1.2. Các nghiên cứu nhận thức về liệu pháp chú tâm ................................................. 12
1.2. Các khái niệm liên quan ......................................................................................... 14
1.2.1. Nhận thứ: ............................................................................................................. 14
1.2.2. Chú tâm................................................................................................................ 18
1.2.3. Nhận thức về chú tâm .......................................................................................... 29
1.3. Nhà trị liệu tâm lý ................................................................................................... 30
1.3.1. Định nghĩa về nhà trị liệu tâm lý trên thế giới .................................................... 30
1.3.2. Định nghĩa về nhà trị liệu tâm lý ở Việt Nam ..................................................... 31
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 34
2.1. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................. 34
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận............................................................................... 34
2.1.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu ........................................................ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................................... 34
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trường hợp .................................................................. 35
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................................... 36
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................... 39
2.3. Địa bàn và khách thể nghiên cứu: .......................................................................... 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 47
3.1. Mô tả nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý về chú tâm ......................................... 47
3.1.1. Hiểu biết của nhà trị liệu tâm lý về liệu pháp chú tâm ........................................ 47
3.1.3. Hiểu biết về lợi ích của liệu pháp chú tâm cho các rối loạn ................................ 48

vi


3.1.4. Hiểu biết về bản chất tác động của chú tâm lên q trình trị liệu tâm lý nói chung ...... 50
3.1.5. Hiểu biết các đặc điểm, tính chất cơ bản của trị liệu chú tâm ............................. 52
3.1.6. Hiểu biết về các bài tập chú tâm.......................................................................... 53
3.1.7. Hiểu biết các liệu pháp thực hành có kết hợp chú tâm ........................................ 54

3.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhà trị liệu tâm lý và nhận thức chú tâm ................... 54
3.3. Mức độ thực hành chú tâm cho chính bản thân nhà trị liệu tâm lý và thực hành
trong quá trình trị liệu tâm lý ......................................................................................... 61
3.4. Mối quan hệ giữa các đặc điểm của nhà tâm lý với mức độ thực hành chú tâm........... 64
3.5. Một vài quan điểm của nhà trị liệu về liệu pháp chú tâm ...................................... 67
3.6. Mô hình hồi quy dự đốn cho yếu tố nhận thức về chú tâm của nhà trị liệu tâm lý ............ 74
3.7. Kết quả phỏng vấn trường hợp ............................................................................... 75
3.7.1. Chủ đề 1: Chú tâm là quan sát và chấp nhận cảm xúc và suy nghĩ của bản thân
trong hiện tại .................................................................................................................. 75
3.7.2. Chủ đề 2: Chưa có những chương trình đào tạo bài bản về chú tâm tại Việt Nam....... 77
3.7.3. Chủ đề 3: Hiểu về lợi ích của chú tâm thơng qua q trình thực hành ............... 78
3.7.4. Chủ đề 4: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chú tâm ở Việt Nam 81
3.8. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................................. 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 89
1. Kết luận...................................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 103

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, ngành tâm lý học đã có một lịch sử phát triển mạnh mẽ với hàng loạt
những tên tuổi nổi tiếng đại diện cho những trường phái tâm lý khác nhau như:
E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878:1958), E.C.Tolman (1886-1959),
K.L.Hull (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura với thuyết hành vi,
Sigmund Freud, Alfred Adler với thuyết phân tâm, Jean Piaget với thuyết phát sinh
nhận thức, L.X.Vugotxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchev với tâm lý học hoạt động

dựa trên nền tảng của triết học Mác- Lê nin [88], tâm lý học Gestalt của Wertheimer
(1880 - 1943), Koffka : ( 1886 - 1941), Kohler ( 1887 - 1967), tâm lý học nhân văn của
Carl Roger và Abraham Maslow rồi sau đó đến các trường phái kết hợp như nhận thức
hành vi [85].
Tuy vậy, hiện nay trên thế giới, có một phương pháp trị liệu tâm lý mới được ứng
dụng rất phổ biến tại các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề
sức khỏe tâm thần nhưng lại chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam, đó là phương
pháp Trị liệu chú tâm (mindfulness). Về cơ bản, phương pháp này đã được biết đến
trong rất nhiều tơn giáo cổ xưa, dưới hình thức yoga của đạo Hindu, thực tập thiền
chánh niệm của đạo Phật, hay trong các triết lý sống của đạo Lão, vv. Có rất nhiều tài
liệu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thiền tập và các triết lý trong Phật Giáo ở châu
Á và phương pháp trị liệu chú tâm vốn đang rất phát triển ở Phương Tây với những
nhà trị liệu và nghiên cứu tiên phong như Jon Kabat-Zinn, Segal, Williams, Teasdale
và rất nhiều nhà nghiên cứu khác nữa. Hàng nghìn nghiên cứu trên thế giới cũng
chứng minh rằng phương pháp trị liệu chú tâm này mang lại rất nhiều thay đổi tích cực
cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là để chữa trị và tránh tái
phát với các nhóm bệnh như trầm cảm, lo âu, cơn hoảng loạn, rối loạn hành vi [87].
Ở Việt Nam, khi xã hội càng phát triển đầy đủ về mặt tiện nghi vật chất thì các vấn
đề về sức khỏe tâm thần càng ngày càng được chú trọng và quan tâm.Lần lượt các
trường phái trị liệu tâm lý cũng bắt đầu được du nhập, được thích nghi và áp dụng
trong trị liệu tâm lý tại Việt Nam. Một số các phương pháp trị liệu như trị liệu nhận
thức, trị liệu hành vi, trị liệu nhận thức- hành vi được các nhà trị liệu tâm lý tại Việt
Nam tìm hiểu, được đào tạo và thực hành khá thành công.

1


Mặt khác, Việt Nam vốn là nước có lịch sử phát triển Phật giáo lâu đời và Phật giáo
luôn là một trong những tơn giáo lớn nhất và có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn
hóa cũng như nhận thức, lối sống, cách ứng xử, quy chuẩn đạo đức của người Việt.

Những triết lý đạo đức của Phật giáo đã thấm nhuần trong con người Việt Nam qua
suốt chiều dài lịch sử từ thời đại Lý, Trần cho đến tận ngày hôm nay [84].
Như vậy, một liệu pháp trị liệu cịn nhiều mới mẻ nhưng có nhiều nét tương đồng,
gần gũi với một trong những tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam có thể hứa hẹn là một
cơng cụ hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng rối loạn tâm lý của thân chủ trong quá trình
trị liệu. Tuy vậy, liệu pháp mới chỉ được biết đến ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây
và cịn chưa có các chương trình đào tạo, các tài liệu tham khảo sẵn có. Các nghiên
cứu tiến hành về chú tâm ở Việt Nam cũng cịn hạn chế và chưa có một nghiên cứu
chính thức nào cho vấn đề nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam về liệu pháp
trị liệu chú tâm.
Chính vì lẽ đó, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu ―Nhận thức
của các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam về liệu pháp trị liệu chú tâm‖.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý về liệu
pháp trị liệu chú tâm tại Việt Nam, từ đó nhằm đề xuất giải pháp và đưa ra các kiến
nghị để đưa liệu pháp chú tâm ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành công cụ
được sử dụng hiệu quả bởi các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các tài liệu liên quan đến nhận thức và liệu pháp chú
tâm để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát, điều tra, phân tích, tìm hiểu nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý Việt
Nam.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Các nhà trị liệu tâm lý đang sinh sống và làm việc tại
Việt Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý này về
liệu pháp chú tâm


2


5. Giới hạn đề tài
- Phương pháp bảng hỏi: 116 nhà trị liệu tâm lý đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn trường hợp: 3 nhà trị liệu tâm lý có hiểu biết và kinh
nghiệm thực hành chú tâm
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức về liệu pháp chú tâm của các nhà trị liệu tâm lý còn hạn chế.
- Nhận thức về liệu pháp chú tâm của các nhà trị liệu tâm lý có phụ thuộc vào trình
độ học vấn và niềm tin tôn giáo.
- Nhận thức về liệu pháp chú tâm ảnh hưởng đến mức độ thực hành và nhu cầu đào
tạo chú tâm của nhà trị liệu tâm lý.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu
các nghiên cứu đã có về chú tâm, nhận thức, nhận thức về chú tâm của các nhà trị liệu
tâm lý Việt Nam thông qua các cơng trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí chun ngành,
website.
7.2. Điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu số liệu thực tế về định lượng, một bảng
hỏi đo đạc nhận thức về chú tâm sẽ được xây dựng để phát cho các nhà trị liệu tâm lý.
Kết quả thu được từ phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về chú tâm của nhà
trị liệu tâm lý ở Việt Nam.
7.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Tiến hành phỏng vấn các nhà trị liệu tâm lý đã có ít nhất 1- 2 năm kinh nghiệm sử
dụng liệu pháp chú tâm trong trị liệu với các câu hỏi chuyên sâu về tính hiệu quả của
chú tâm, quan điểm của nhà trị liệu về chú tâm và những khó khăn cũng như thuận lợi
khi áp dụng phương pháp. Điều này giúp đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn về nhận
thức, suy nghĩ, quan điểm của nhà trị liệu tâm lý về liệu pháp này.

7.4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu định lượng một cách khoa học và khách
quan.Các thông tin về số liệu sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức và nguồn tài liệu về cho liệu pháp chú tâm để
các nhà trị liệu và các nhà nghiên cứu khác có thể tham khảo phục vụ cho cơng việc
chun môn.

3


- Nghiên cứu cung cấp các số liệu, kết quả thực tế về nhận thức của các nhà trị liệu
tâm lý về liệu pháp này.
- Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp để góp phần giúp liệu pháp chú tâm
ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng đúng, có hiệu quả ở Việt Nam.
9. Đạo đức nghiên cứu
- Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, đồng ý tham gia sau khi
biết được đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu.
- Thông tin mà người tham gia cung cấp được bảo mật.
- Mọi số liệu xử lý và những số liệu thực tế đã thu thập được. Mọi phân tích và diễn
giải đều trung thực và đúng với số liệu.
10. Cấu trúc đề tài
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức phương pháp và nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu

4



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về liệu pháp chú tâm
Các nghiên cứu về chú tâm trên thế giới
Rofkahr (2014) đã tiến hành tìm kiếm với từ khóa ―mindfulness‖ và nhận thấy sự
quan tâm chú ý về trị liệu chú tâm trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần tăng lên nhanh
chóng. Vào những năm 1990, chỉ có khoảng 10 bài báo viết về lĩnh vực này nhưng đến
cuối năm 2012, đã có khoảng 2500 bài báo khoa học cho ra mắt về đề tài này (Black,
2014) và tới năm 2014, số bài báo đã lên đến 4403 (trích dẫn bởi Wheeler, 2015) [80].
Cho đến ngày nay, phần lớn các nghiên cứu sử dụng chú tâm trong trị liệu và tham
vấn đều tập trung vào tìm hiểu định nghĩa chú tâm, điều tra những lợi ích mà chú tâm mang
lại cho cả nhà trị liệu và thân chủ, tác động tích cực của chú tâm lên quá trình trị liệu.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu về thuật ngữ chú tâm. Thuật ngữ
―chú tâm‖ được cho là xuất phát từ thuật ngữ ―sati‖ trong tiếng Pali có nghĩa là ―nhận
biết, chú ý và ghi nhớ‖ [63]. Rất nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa chú tâm là một trạng
thái của tâm thức khác biệt hẳn với trạng thái ý thức thơng thường của con người trong
đời sống hàng ngày. Đó là một trạng thái ý thức đầy tỉnh táo, đặc trưng bởi sự nhận
biết rõ ràng những trải nghiệm bên trong (Johanson & Kurtz, 1991) [37]. Germer
(2013) [29] lại định nghĩa chú tâm là nhận biết về những trải nghiệm ở hiện tại với thái
độ chấp nhận trong khi Kabat- Zinn coi chú tâm là sự nhận biết có được từ sự chú ý có
mục đích, thái độ khơng phán xét, trải nghiệm trong từng giây phút ở hiện tại [44].
Toneatto và cộng sự vào năm 2007 đã định nghĩa rằng chú tâm bắt nguồn từ lý thuyết
của Phật giáo, nhằm làm giảm hoặc điều chỉnh lại xu hướng tư duy sai lầm của thân
chủ. Trong khi chú tâm, thân chủ được khuyến khích quan sát những hoạt động nhận
thức, những suy nghĩ đang xảy ra trong tâm trí nhưng khơng được khuyến khích sử
dụng bất kì hoạt động nhận thức nào để phân tích tư duy của mình, ví dụ như hoạt
động phân tích, phán xét [76].
Nhiều nhà nghiên cứu còn chia nhỏ chú tâm thành ba thành tố chính, đó là sự chú ý,
thái độ và có mục đích.Shapiro và cộng sự (2006) cho rằng thành tố đầu tiên- sự chú ý
có nghĩa là giữ được sự chú ý vào khoảnh khắc hiện tại.Điều này đòi hỏi thân chủ cần

ngừng lại mọi cách thức diễn dịch những trải nghiệm và đơn giản là chú ý đến chính

5


bản thân trải nghiệm.Ngược lại với sự chú tâm là bị chìm đi trong dịng suy nghĩ hoặc
để mặc cho những suy nghĩ tự động xuất hiện mà không nhận biết chúng.Trong khi
thực hành thiền chú tâm, thân chủ sẽ luyện tập để nắm bắt những khoảnh khắc khi suy
nghĩ bị trôi dạt khỏi trạng thái hiện tại và hướng sự chú ý một cách nhẹ nhàng về lại
khoảnh khắc bây giờ và ở đây.Qua thời gian, khả năng của thân chủ chỉ chú ý đến hiện
tại mà không bị xao nhãng sẽ dần được cải thiện. Sự chú ý có thể tập trung vào ba đối
tượng: cơ thể và tâm trí của thân chủ, và mối quan hệ trị liệu giữa thân chủ và nhà trị
liệu trong từng giây phút hiện tại [70].
Yếu tố thứ hai là thái độ của thân chủ. Siegel (2007) liệt kê những thái độ cần có
trong khi thực hành chú tâm, đó là: thích khám phá, sự cởi mở, khả năng chấp nhận và
tình yêu thương. Nếu sự chú ý là tập trung vào những trải nghiệm ở khoảnh khắc hiện tại
thì thái độ phản ánh tính chất của sự chú ý đó, là cởi mở, chấp nhận và quan tâm [71].
Yếu tố thứ ba là cần có mục đích. Mục đích phản ánh rõ ràng lý do tại sao thân chủ
cần tập luyện, đâu là động lực, các giá trị và những mong muốn mạnh mẽ khiến thân
chủ thực hành chú tâm. Chú tâm không phải là mục tiêu cuối cùng, không phải là đích
đến cần đạt được mà là con đường để định hướng cho thân chủ hiểu về bản thân và
những giá trị mình mong muốn [12].
Tiếp đó là các xu hướng nghiên cứu về tác động tích cực của chú tâm lên thân chủ
thông qua rất nhiều phương diện khác nhau như:
+ Phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn của những trải nghiệm tiêu cực
Chúng phá vỡ những vòng tròn luẩn quẩn của những trải nghiệm tiêu cực bên trong,
như sự lo lắng về một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, sự ám ảnh của những sự
kiện trong quá khứ bằng cách chỉ tập trung vào hiện tại. Niềm tin, thói quen suy nghĩ,
cảm giác và cách nhận thức sẽ quyết định cách mà một người quan sát thế giới bên
ngoài, chú tâm cho phép họ quan sát niềm tin của mình và những hậu quả tiềm tàng

của nó mà khơng chấp nhận chúng là sự thật (Tart, 1994) [74]. Chú tâm cũng dẫn đến
sự tập trung vào quá trình hành động hoặc bản chất của hoạt động, khiến cho niềm vui
thích, hài lịng khi trải nghiệm trong suốt quá trình này được tăng lên và làm giảm đi tâm
trạng tiêu cực khi có thể khơng đạt được mục tiêu cuối cùng (Borkovec, 2002) [11].
+ Điều tiết cảm xúc:
Có bằng chứng cho thấy chú tâm giúp điều tiết cảm xúc một cách hiệu quả trong
não bộ ((Corcoran,Farb, Anderson, & Segal, 2010; Siegel, 2007) [20], [71]. Về cơ chế

6


thay đổi này, Corcoran và cộng sự đã đưa ra lý thuyết rằng thực hành chú tâm sẽ phát
huy được khả năng nhận biết suy nghĩ, giảm đi những suy nghĩ miên man, chìm đắm
vào một đối tượng, hạn chế hoạt động nhận thức lặp đi lặp lại và nâng cao khả năng
chú ý thơng qua sự tăng cường trí nhớ làm việc, từ đó giúp điều tiết cảm xúc hiệu quả.
Để chứng minh cho mơ hình của Corcoran và cộng sự, có rất nhiều nghiên cứu chỉ
ra rằng thiền tập chú tâm có mối tương quan nghịch chiều với những suy nghĩ ám ảnh
và liên quan trực tiếp đến sự điều tiết cảm xúc (Chambers, Lo, & Allen, 2008) [18]. Cụ
thể, trong nghiên cứu của Chambers và cộng sự, có 20 người thực hành thiền chú tâm
trong vịng 10 ngày liên tục được so sánh với nhóm đối chứng trên nhiều yếu tố. Kết
quả là nhóm thiền tập chú tâm có những thay đổi rõ rệt về kĩ năng chú tâm, giảm các
trạng thái cảm xúc tiêu cực, các biểu hiện của trầm cảm giảm xuống, ít suy nghĩ ám ảnh
hơn so với nhóm đối chứng.Hơn nữa, nhóm thực nghiệm cịn thể hiện trí nhớ làm việc tốt
hơn và khả năng duy trì chú ý lâu hơn trong quá trình thực hành nhiệm vụ [18].
Chambers và cộng sự đã nhận ra rằng luyện tập chú tâm làm giảm đi những suy
nghĩ dai dẳng ám ảnh cho những thân chủ rối loạn khí sắc mãn tính [18]. Nhà nghiên
cứu Way, Creswell, Eisenberger và Lieberman (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa
chú tâm, những đặc điểm trầm cảm và hoạt động của não bộ ở đối tượng người trưởng
thành. Hoạt động của hạch hạnh nhân trong não bộ có mối liên kết thuận với các triệu
chứng trầm cảm.Bởi vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng chú tâm giúp thay đổi trạng thái hoạt

động của hạch hạnh nhân, giúp phòng ngừa và giảm thiểu những trạng thái cảm xúc
trầm cảm [79].
Như vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng thiền tập chú tâm giúp sản sinh ra những
cảm xúc tích cực, giảm thiểu cảm xúc tiêu cực và các suy nghĩ dai dẳng ám ảnh, từ đó
giúp cơ thể điều tiết cảm xúc tốt hơn.
+Giảm phản ứng tự động và tăng phản ứng linh hoạt:
Nghiên cứu chứng minh rằng thiền chú tâm giúp con người ít phản ứng tự
động(Goldin & Gross, 2010; Siegel, 2007) [30] [71] và tăng sự linh hoạt trong nhận
thức và phản ứng (Siegel, 2007) [71]. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người
thiền tập chú tâm phát triển được kĩ năng tự quan sát chính mình, thốt khỏi những lối
suy nghĩ tự động từ trước được hình thành từ kinh nghiệm quá khứ và từ đó những trải
nghiệm ở hiện tại được thu nhận theo một cách hoàn toàn mới mẻ (Siegel, 2007) [71].
Việc thực hành chú tâm giúp kích hoạt các vùng trên não bộ có liên quan đến khả năng

7


phản ứng thích nghi với yếu tố gây stress (Davidson và cộng sự, 2003)[22]. Sự kích
hoạt các vùng não này giúp nâng cao khả năng hồi phục của trạng thái cảm xúc (
Davidson, Jackson, & Kalin, 2000) [21].
Một nghiên cứu gần đây cũng điều tra mức độ tác động của chương trình Liệu pháp
trị liệu stress dựa trên chú tâm (MBSR) trong việc điều tiết cảm xúc và niềm tin vào
bản thân ở nhóm người trưởng thành có rối loạn lo âu xã hội (Goldin & Gross, 2010)
[30]. Những người tham gia cần phải hoàn thành hai nhiệm vụ trước và sau khi tham
gia 8 tuần đào tạo. So sánh giữa hai lần thực hiện, người tham gia thể hiện mức độ cảm
xúc tiêu cực thấp hơn, hoạt động của hạch hạnh nhân cũng giảm đi, và hoạt động ở các
vùng não khác có liên quan đến độ tập trung chú ý được tăng lên[34].
+ Tăng cường chất lượng mối quan hệ:
Chú tâm có tác động như thế nào đến những hành vi liên cá nhân đã được điều tra
trong khá nhiều nghiên cứu như nghiên cứu về cách thức ứng xử chú tâm của các cặp

đôi (Block-Lerner, Adair, Plumb, Rhatigan, & Orsillo, 2007) [9], tăng cường mối
quan hệ dựa trên chú tâm (Carson, Carson, Gil, & Baucom, 2006) [16]. Các bằng
chứng chỉ ra rằng chú tâm dự đoán được sự thỏa mãn trong mối quan hệ, khả năng ứng
xử mang tính xây dựng đối với những stress trong mối quan hệ, kĩ năng nhận diện và
trao đổi cảm xúc với người kia, giải quyết những xung đột trong mối quan hệ, tăng
cường sự thấu cảm (Barnes, Brown, Krusemark, Campbell, & Rogge, 2007) [6].
Barnes và cộng sự cũng tìm ra rằng những người có khả năng chú tâm cao hơn sẽ ít
hứng chịu những stress cảm xúc như giận dữ, lo âu khi phản ứng với xung đột trong
mối quan hệ. Như vậy, các bằng chứng khoa học đã cho thấy chú tâm giúp ứng phó
với cảm xúc stress (Barnes và cộng sự, 2007) [6], liên kết tích cực với khả năng thể
hiện bản thân ở trong các tình huống xã hội khác nhau (Dekeyser và cộng sự, 2008)
[24] và tăng sự hài lòng trong mối quan hệ (Barnes và cộng sự, 2007) [6]. Như vậy, trong
mối quan hệ trị liệu tiềm tàng khả năng gây xung đột, kĩ năng chú tâm của nhà trị liệu có
thể hỗ trợ cho việc xây dựng và duy trì mối quan hệ thành cơng với thân chủ.
+ Lợi ích về tâm trí:
Chú tâm còn được cho là nâng cao những chức năng liên kết với vùng thùy trước
trán của bộ não, như là khả năng hiểu về chính bản thân mình, tn thủ các quy tắc đạo
đức, khả năng trực giác, cơ chế điều chỉnh nỗi sợ (Siegel, 2009) [72]. Cũng có rất
nhiều nghiên cứu cho thấy thiền chú tâm giúp mang lại những lợi ích sức khỏe tốt như

8


làm tăng khả năng miễn dịch (Davidson và cộng sự, 2003) [22], giảm lo lắng tâm lý
(Coffey & Hartman, 2008) [19].
Tính mềm dẻo của hệ thần kinh – sự tái liên kết xảy ra trong não bộ đã lý giải tại
sao thực hành chú tâm lại có thể thay đổi cấu trúc vật lý và chức năng của não bộ
(Siegel, 2007) [71]. Thay đổi trong cấu trúc của não bộ bao gồm kích thích những
phần não có liên quan đến sự chú ý, xử lý thông tin giác quan, và độ nhạy đối với các
kích thích bên trong (Lazar và cộng sự, 2005) [47], mật độ chất xám (Hölzel và cộng

sự, 2008) [36], và làm dày thêm phần thân não, nơi phụ trách những nhận thức tích
cực, những cảm xúc và tăng cường phản ứng miễn dịch (Vestergaard-Poulsen và cộng
sự, 2009) [78]. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trạng thái trải nghiệm trong suốt quá
trình chú tâm sẽ dần dần trở thành những nét tính cách tự nhiên của người thực hành
(Siegel, 2007) [71]. Bởi vậy, những người càng thực hành lâu sẽ càng nhận được nhiều
lợi ích từ quá trình thực hành này.
Một lợi ích nữa là thiền tập chú tâm giúp tăng cường khả năng xử lý thông tin
(Moore & Malinowski, 2009) [58], và có ít suy nghĩ không liên quan đến công việc
đang làm (Lutz và cộng sự, 2009) [51]. Cụ thể, nghiên cứu của Lutz còn chỉ ra nhờ có
khả năng chú ý được tăng cường, khả năng kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tăng lên,
những nhà trị liệu thực hành chú tâm có thể có mặt trong hiện tại với thân chủ của
mình tốt hơn.
+ Tác động lên nhà trị liệu: Tăng cường sự thấu cảm, khoan dung, kĩ năng tham
vấn, giảm stress, tăng hiệu quả trị liệu
Thấu cảm
Chú tâm đã được chứng minh rằng làm tăng khả năng thấu cảm (Martin, 1997)
[53].Trong nghiên cứu định lượng của Aiken, 2006, những nhà trị liệu thực hành thiền
chú tâm hơn 10 năm tin rằng thiền chú tâm giúp phát triển sự thấu cảm đối với thân
chủ. Chú tâm hỗ trợ nhà trị liệu phát triển khả năng trải nghiệm và tương tác với
những cảm nhận về những trải nghiệm bên trong của thân chủ, có mặt với những đau
khổ của thân chủ, giúp thân chủ thể hiện những cảm giác cơ thể và cảm xúc của chính
mình [4].
Lịng thương u
Một đặc điểm của nhà trị liệu dường như có được từ việc thực hành chú tâm là lịng
u thương.Q trình đào tạo MBRS được chứng minh làm tăng khả năng biết yêu

9


thương chính bản thân mình ở những chun gia chăm sóc sức khỏe (Shapiro, Astin,

Bishop, & Cordova, 2005) [67], những sinh viên ngành tâm lý tập sự (Shapiro, Brown,
& Biegel, 2007) [68].Kingsbury (2009) nghiên cứu sự liên quan giữa khả năng yêu
thương chính bản thân và khả năng chú tâm. Hai thành tố của chú tâm: không phán xét
và không phản ứng có liên quan chặt chẽ đến khả năng u thương chính mình [43].
Kĩ năng tham vấn và mối quan hệ trị liệu
Trong nghiên cứu của Mc Collum và Gehart (2010), những nhà trị liệu báo cáo lại
rằng họ cảm nhận sự có mặt của mình rõ ràng hơn trong suốt thời gian trị liệu, cảm
thấy thoải mái hơn với những lúc im lặng, chú ý hơn và phản ứng tốt hơn với thân chủ
sau khi tham gia vào khóa đào tạo về chú tâm [56]. Trong một nghiên cứu khác của
Ryan và cộng sự (2012), các thân chủ cũng cho thấy tỉ lệ chú ý và tập trung cao hơn ở
những nhà trị liệu có mức chú tâm cao hơn [66].
Một số nghiên cứu cụ thể về lợi ích của chú tâm có thể kể đến như:
Vào năm 1988, Titlebaum đã đề cập đến thiền chú tâm - một trong những phương
pháp giúp thư giãn trong quá trình nhìn lại các nền tảng lý thuyết về thư giãn và các
nghiên cứu về thư giãn trước đó, để áp dụng chúng trong thực hành chăm sóc bệnh
nhân [75].
Cuốn sách của Langer và Chanowitz vào năm 1988 cũng có nhắc đến chú tâm với
một góc nhìn mới trong tiến hành nghiên cứu về người khuyết tật, như mức độ chú tâm
hay khơng chú tâm có ảnh hưởng đến cách người bình thường tương tác với những
người có khuyết tật hay không [46].
Các nghiên cứu khác vào những năm 2000 bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu lợi ích của
chú tâm trong những rối loạn khác nhau như: sang chấn, rối loạn lo âu, trầm cảm, giảm
stress, rối loạn giấc ngủ, kết hợp chú tâm trong các liệu pháp có sẵn, tìm hiểu về các
thang đo mức độ chú tâm. Trong cuốn sách của tác giả Levitt và cộng sự phân tích
những cách trị liệu truyền thống cho rối loạn hoảng sợ như nhận thức hành vi và phân
tích những điểm hạn chế trong phương pháp này. Sau đó, tác giả so sánh giữa các
phương pháp truyền thống đó với phương pháp có áp dụng thêm chấp nhận và chú tâm
và nhận thấy hiệu quả của chú tâm trong trị liệu cho các bệnh nhân có rối loạn hoảng
sợ [48].
Một số nghiên cứu về chú tâm tìm hiểu về cách ứng dụng chú tâm trong các lĩnh

vực như giáo dục trong nhà trường hay trong mơi trường doanh nghiệp. Ví dụ như một

10


nghiên cứu vào năm 2005 của trẻ từ lớp 1 đến lớp 3 bao gồm 12 tuần luyện tập chú
tâm hơi thở và yoga (một lần cách tuần) đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong khả năng
chú ý và các kĩ năng xã hội cho các em cũng như giảm mức độ lo âu ở trẻ so với nhóm
đối chứng[70].
Thậm chí một chuỗi các nghiên cứu cịn đề cập đến chú tâm còn ảnh hưởng đến
những thay đổi trong não bộ như thế nào và thấy rằng thực hành chú tâm tác động tích
cực đến cấu trúc và hệ thống kết nối thần kinh trong não bộ. Một nghiên cứu vào năm
2005 của Lazar, Kerr, Wasserman, Grey, Greve, Treadway và Fischl đã cho thấy vùng
vỏ não liên quan đến sự chú ý và xử lý thông tin về cảm giác ở người thiền tập lâu năm
sẽ dày hơn so với người không hành thiền và cũng khiến quá trình lão hóa ở những
vùng này chậm lại [47].
Các nghiên cứu về chú tâm trong những năm gần đây ngoài việc tiếp tục tập trung
vào tìm hiểu những lợi ích của chú tâm trong điều trị các vấn đề hướng nội thì cịn bắt
đầu tìm hiểu về mối tương quan giữa thực hành chú tâm và một vài vấn đề hướng
ngoại như dùng chú tâm cho các trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ có rối loạn
hành vi như nghiên cứu của Dewi và cộng sự vào năm 2015 [25] hay thậm chí một vài
nghiên cứu cịn đề cập đến chú tâm dành cho các ba mẹ có trẻ tự kỉ để nâng cao chất
lượng sống của họ. Nghiên cứu của Rayan và Ahmad năm 2016 được tiến hành trên
104 cặp cha mẹ có con tự kỉ được chia thành hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết
quả cũng chứng minh có hiệu quả trong việc tăng cường khả năng ứng phó với stress
sau 5 tuần thực hành liệu pháp dựa trên chú tâm cho cha mẹ [64].
Như vậy, trên thế giới, liệu pháp chú tâm được nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều
phương diện khác nhau và liên tục được cập nhật những kết quả nghiên cứu mới
nhất.Có thể nói liệu pháp chú tâm là một xu hướng đề tài mới đang được khai thác
mạnh mẽ trong nghiên cứu.

Các nghiên cứu chú tâm ở Việt Nam
Chú tâm mới được biết đến ở Việt Nam một vài năm gần đây nhưng dần dần đã giành
được sự chú ý của giới chuyên môn là những nhà nghiên cứu và nhà trị liệu tâm lý.
Năm 2013, tác giả Ngô Toàn đã tiến hành luận văn thạc sỹ nghiên cứu ―Nâng cao
sức khỏe tâm trí của trẻ rối nhiễu tâm lý bằng rèn luyện tỉnh thức‖. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy các học sinh lớp 5 có thể thực hành và khá thích thú khi trải nghiệm các
bài tập tỉnh thức/ thư giãn/ yoga. Các bài tập này giúp các em cảm thấy thư thái, giảm

11


sự e ngại, rụt rè, bình tĩnh hơn, giảm đi những cảm xúc buồn vui vô cớ, tăng cảm giác
hạnh phúc khi đến trường học [2].
Liệu pháp chú tâm cũng đã được đưa vào trong các bệnh viện như bệnh viện tâm
thần Mai Hương với bài nói chuyện về chú tâm cho các gia đình bệnh nhân và kết hợp
với các liệu pháp như yoga hay bài tập thư giãn [86].
Một số hội thảo hay khóa tập huấn ngắn ngày mang tính lẻ tẻ cũng được tổ chức để
giới thiệu hoặc đào tạo kĩ năng về chú tâm ở các tổ chức khác nhau nhưng nhìn chung,
ở Việt Nam, các nghiên cứu về chú tâm còn khá hạn chế và các khóa đào tạo về chú
tâm mang tính cục bộ, ngắn hạn, chưa toàn diện.
1.1.2. Các nghiên cứu nhận thức về liệu pháp chú tâm
Nghiên cứu của Mckenzie, Hassed và Gear vào năm 2012 tìm hiểu về kiến thức và
thái độ của những sinh viên tâm lý và y khoa về chú tâm như một liệu pháp can thiệp
lâm sàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy chú tâm – một liệu pháp có tiềm năng đầy
hứa hẹn vẫn chưa được sử dụng đúng mức do sự thiếu kiến thức chuyên môn về chú
tâm của sinh viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Việc thiếu kiến thức thường dẫn
đến việc chưa thực sự sẵn sàng áp dụng hoặc khuyến khích kĩ thuật này rộng rãi. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy những sinh viên y khoa chưa từng được học về chú tâm
ở trường biết ít hơn rất nhiều so với những sinh viên tâm lý chưa từng được học về chú
tâm ở trường, và cả hai nhóm trên đều có kiến thức ít hơn nhiều so với sinh viên y

khoa được học về chú tâm. Như vậy, sự khác biệt giữa các nhóm chứng minh tính hữu
dụng của chương trình giáo dục về chú tâm. Mức độ hiểu biết về chú tâm tương quan
thuận với thái độ tích cực về chú tâm và sự sẵn sàng thực hành hay khuyến nghị sử
dụng chúng [57].
Một nghiên cứu vào năm 2012 của tác giả Kopacek với đề tài tìm hiểu trải nghiệm
về chú tâm từ góc độ, quan điểm của những nhà thiền tập lâu năm, tiến hành phỏng
vấn chuyên sâu đã cho thấy các nhà thiền tập đều có chung một vài quan điểm chính:
những người thiền tập trước hết đều là người bình thường như mọi người, có các cung
bậc cảm xúc khác nhau. Chú tâm không phải là một điều gì đó thần thánh và bí ẩn, chú
tâm là tìm ra những khoảnh khắc chưa chú tâm.Chú tâm là sự nhận thức nâng cao về
cảm giác, về trải nghiệm bên trong, về sự liên kết tương hỗ (interconnectedness) (chủ
thể và khách thể được quan sát khơng cịn biên giới, tạo nên trạng thái đồng nhất). Các
nhà thiền tập cũng có cùng quan điểm rằng mối liên hệ của ta với suy nghĩ có thể thay

12


đổi trong quá trình thực hành khi ta nhận ra suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, suy nghĩ có thể bị
điều kiện, có thể là sai lầm, có thể tạo ra hình ảnh của một cái tơi ảo tưởng, kéo chúng
ta ra xa khỏi thực tại. Ở các nhà thiền tập, lợi ích của chú tâm khơng cịn chỉ là quản lý
stress hiệu quả và thư giãn mà còn ở mức độ cao hơn như họ quan tâm đến thái độ và
khái niệm cái tôi dần dần biến mất [44].
Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Úc của tác giả Ager, Albrecht và Cohen vào
năm 2015 về vấn đề tìm hiểu góc nhìn hay quan điểm của học sinh cấp 1 về kĩ thuật
chú tâm được dạy ở trường học. Các em đều được trải qua chương trình học về chú
tâm và thực hiện các bài tập thực hành liên quan đến chú tâm. Các em đều thể hiện
quan điểm rằng chú tâm giúp các em nhận thức rõ ràng hơn về hạnh phúc và cảm giác
hạnh phúc. Các em cũng cho rằng những trải nghiệm chú tâm làm tăng khả năng đánh
giá sự an bình, tĩnh lặng trong tâm trí. Các em cũng có xu hướng thích các bài tập chú
tâm như chú tâm hơi thở, ăn chú tâm và đi bộ chú tâm, sử dụng nút ―dừng‖ mỗi khi

đối mặt với xung đột trong mối quan hệ với bạn bè hay anh chị em trong nhà. Như
vậy, các em học sinh cấp 1 đều chấp nhận chú tâm với thái độ tích cực và hiểu khá tốt
về lợi ích chú tâm mang lại.Các em cịn rất thích được áp dụng chú tâm vào trong cuộc
sống hàng ngày của mình [3].
Năm 2015, một nghiên cứu của tác giả Wheeler được tiến hành ở Mỹ cũng đề cập
đến chú tâm trong lĩnh vực đào tạo tham vấn: nhận thức của sinh viên chương trình
thạc sỹ ngành tham vấn về chú tâm thơng qua q trình học tập và đào tạo của họ.
Khách thể là những sinh viên đăng kí các chương trình thạc sỹ ngành tham vấn được
chứng nhận bởi CACREP (Council for Accreditation of Counseling and Related
Educational Programs) (Hội luật gia về tham vấn và các chương trình giáo dục liên
kết) trong khu vực 13 bang ở Mỹ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các sinh viên dù
thể hiện hứng thú mạnh mẽ với chú tâm và có thể nắm được một vài khái niệm về chú
tâm khá tốt nhưng họ vẫn thiếu sự hiểu biết tổng thể và sâu sắc về khái niệm và chưa
biết làm thế nào để tận dụng tối đa liệu pháp này với vai trò là một nhà tham vấn chuyên
nghiệp. Tuy vậy, rất nhiều sinh viên rất muốn thảo luận chú tâm với thân chủ và dạy thân
chủ về kĩ thuật chú tâm.Các sinh viên cũng rất mong muốn được học thêm về chú tâm và áp
dụng chú tâm để chăm sóc cho chính bản thân mình. Họ mong muốn được có thêm những
kinh nghiệm thực hành lâm sàng để hiểu thêm về chú tâm[80].
Như vậy, nhận thức về chú tâm được nghiên cứu chủ yếu trên khách thể là sinh viên
và học sinh và một vài trường hợp trên nhà trị liệu tâm lý có thực hành thiền chú tâm

13


chuyên sâu.Chưa có một nghiên cứu nào trên thế giới cũng như ở Việt Nam đề cập đến
đề tài Nhận thức của nhà trị liệu tâm lý về liệu pháp chú tâm.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Nhận thức:
a. Định nghĩa
Trong tài liệu của trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em, tác giả Nguyễn Văn Tường

(2010) đã trích dẫn đến một số khái niệm về nhận thức như dưới đây:
Theo từ điển triết học:
Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được
quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi
thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn ―Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học‖ : ―Nhận thức là tồn bộ
những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá,
được lưu giữ và sử dụng.‖
Theo Từ điển Giáo dục học:
―Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư
duy của con người‖. Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản
ánh.Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của q
trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được
các thuộc tính bản chất) [93].
Trong một số nghiên cứu khác, nhận thức không những đơn thuần là sự phản ánh và
tái hiện hiện thực trong tư duy mà còn là thái độ, quan điểm, đánh giá của chủ thể về
hiện thực đó:
Nhận thức là q trình tương tác để xây dựng nên cấu trúc sơ cấu và phân loại
chúng khi con người tương tác nhận thức, cảm xúc, xã hội và vật lý với môi
trường(Johnson, 1987) [38], là sự đánh giá hình thành trong tâm trí về một sự vật nào
đó (Patton, 2002) [62], là thái độ quan điểm về vấn đề nào đó (Rey, 2012) [65].
Nhận thức cũng có nghĩa là quan sát và đưa ra ý kiến, định nghĩa về nhận thức bao
hàm cả: quan điểm, sự nhìn nhận, sự đánh giá về một vấn đề cụ thể nào đó [83], là sự
chọn lựa, tổ chức và diễn giải những thông tin cảm giác [55].
Từ điển Cambrige về tâm lý học định nghĩa nhận thức là quá trình, là sản phẩm, là
hoạt động liên kết khi có sự tác động của hình thái năng lượng lên bộ phận giác quan,

14



cho phép ý thức về sự vật hoặc trạng thái của thế giới bên ngoài hoặc khả năng để
phản ứng khác nhau với chúng (Matsumoto, 2009) [54].
Như vậy, nhận thức đã bao hàm cả cái nhìn chủ quan của con người mà khơng hồn
tồn khách quan hay chỉ đơn thuần là nhận biết hiện thực.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Đoàn Văn An đã ghi chép lại rằng, trong Phật
giáo, Đức Phật có đề cập đến khái niệm nhận thức trong kinh Mật Hoàn ―nếu do một
nguyên nhân nào đó những tri giác đa dạng về thế giới bên ngồi xảy đến với con
người, nhưng con người khơng đắm mình trong đó, khơng tham dự vào đó, và khơng
chấp những tri giác ấy, đó chính là sự đoạn tận những ham muốn cưỡng bách, sự chấm
dứt mọi suy tư viển vông, sự đoạn tận những dao động bấp bênh, đoạn tận những kiêu
căng, đoạn tận mọi tham vọng quyền lực, mọi sự điên rồ vô minh, mọi chiến cuộc và
giao tranh, mọi gây gổ và cãi vã‖. Một người đệ tử của Phật đã giải thích cụ thể hơn:
Sở dĩ có những hình ảnh đa tạp về thế giới bên ngồi đến với tâm thức con người là do
có sự tiếp xúc giữa ―căn‖và ―trần‖, cụ thể: Khi con mắt hiện diện và có những sự vật
được thấy ở đó, thì ―nhìn thấy‖ phát sinh. Nếu ba yếu tố này quy tụ với nhau thì xúc
giác hay ấn tượng sẽ phát sinh. Nếu ấn tượng hình thành thì cảm giác phát sinh.Điều gì
ta cảm giác, điều ấy ta có thể tri giác.Điều gì ta tri giác, điều ấy ta nhào nặn trong tâm
thức và tạo nên những khái niệm về nó.Điều gì ta tạo nên khái niệm, điều ấy ta có thể
trải rộng ra như thế giới bên ngồi.Cơ chế hình thành tri giác cảm năng của năm giác
quan cịn lại cũng như vậy. Đây chính là q trình nhận thức của con người.
Nhận thức con người còn chia làm hai loại là nhận thức trực tiếp và nhận thức gián tiếp.
Nhận thức trực tiếp là nhận thức không thơng qua tạo tác hình ảnh, ngơn ngữ, khái
niệm mà là nhận thức cảm quan, là loại cảm giác thuần túy được khởi lên trong sát-na
đầu tiên (khoảng thời gian chỉ bằng chớp mắt) khi có sự tương tác giữa các cơ quan
cảm năng với những khách thể bên ngoài. Cảm giác thuần túy này còn xảy ra với cả ý
thức bên trong, khi ý thức tiếp nhận thông tin nhưng chưa khởi lên ý niệm phân biệtđây được gọi là cảm giác tâm thức và nó có thể phản ánh chân thực hoặc sai lệch thực
tính của khách thể.
Nhận thức gián tiếp là khi ý thức bắt đầu tiến hành xử lý hình ảnh, phân biệt so
sánh, huy động trí nhớ để nhận biết khách thể đó là gì. Nhận thức cũng có thể phản
ánh đúng đối tượng nhưng phần nhiều là nhận thức sai lệch đối tượng do vô minh [1].

Như vậy, nhận thức được định nghĩa vừa là quá trình tiếp nhận và phản ánh hiện
thực khách quan vào trong tư duy của con người trong quá trình tương tác với mơi

15


trường bên ngồi, vừa là q trình đánh giá, nhận xét từ quan điểm chủ quan cá nhân
của mình đối với hiện thực khách quan đó.
b. Các mức độ nhận thức
Nhận thức được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau. Theo bản phân loại mức độ
nhận thức của Benjamin Bloom- nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ (1956) và bản
chỉnh sửa của Anderson và Krathwohl, một người là học trò và một người là cộng sự
của Bloom, năm 2001, có tất cả 6 cấp độ đi từ thấp lên cao:
Mức 1: Kiến thức (ghi nhớ kiến thức): khả năng có thể nhận ra, lấy lại từ trong trí
nhớ, gọi tên lại những kiến thức đã từng được học.
Mức 2: Lĩnh hội (hiểu ý nghĩa): khả năng hiểu được ý nghĩa, diễn giải, phân loại,
tóm tắt, so sánh, giải thích, kết luận, chứng minh được vấn đề.
Mức 3: Vận dụng (áp dụng, thực hành): khả năng tiến hành áp dụng những kiến thức
học được vào các tình huống mới như làm mẫu, thuyết trình, phỏng vấn, bắt chước.
Mức 4: Phân tích (diễn giải): Khả năng chia nhỏ thành các thành tố để tái cấu trúc
lại kiến thức, các thành tố này liên hệ với nhau như thế nào và liên hệ với tổng thể như
thế nào. Làm thế nào để phân biệt giữa các thành tố với nhau.Khi phân tích, chủ thể có
thể minh hoa bằng bảng biểu, đồ họa, bảng điều tra.
Bắt đầu từ mức 5, có sự khác biệt giữa thang của Bloom và thang của Anderson và
Krathwohl.
Theo Bloom, mức 5 là Tổng hợp: khả năng tổng hợp vấn đề, tức đưa các thành tố
quy về một thể thống nhất và rõ ràng, như cấu trúc, sắp xếp, kết hợp, điều chỉnh các bộ
phận trong tổng thể.
Còn theo Anderson và Krathwohl, mức 5 là Đánh giá: khả năng đánh giá dựa trên
các tiêu chuẩn để đưa ra nhận xét, kiến nghị, báo cáo.

Mức 6 theo thang Bloom mới là mức Đánh giá, tức khả năng kiểm tra, nhận định,
phê bình, cân nhắc những kiến thức đã học.
Cịn Anderson và Krathwohl lại cho rằng mức 6 là Sáng tạo: đặt các thành tố thành
một tổng thể hoàn chỉnh, tái cấu trúc những thành tố theo mơ hình mới, tạo ra hình thái
mới cho sự vật. Đây là quá trình tư duy khó nhất trong mơ hình nhận thức mới [104].

16


×