Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức dạy học dự án xử lí ô nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc xã tam hiệp trong dạy học chương điện tích – điện trường – vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG THỊ THU HÀ

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
Ở LÀNG NGHỀ MAY MẶC XÃ TAM HIỆP”TRONG DẠY
HỌCCHƢƠNG ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƢỜNG – VẬT LÍ 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG THỊ THU HÀ

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
Ở LÀNG NGHỀ MAY MẶC XÃ TAM HIỆP”TRONG DẠY
HỌCCHƢƠNG ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƢỜNG – VẬT LÍ 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Chung

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành các thầy cô trường Đại học Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy TS.Phạm Kim
Chungđã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trường
THPT Ngọc Tảo – Phúc Thọ - Hà Nội đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Dương Thị Thu Hà

i


DANH MỤCCHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

DH:


Dạy học

DHDA:

Dạy học theo dự án

GQVĐ:

Giải quyết vấn đề

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KHTN:

Khoa học tự nhiên

KTĐG:

Kiểm tra, đánh giá

NQ:

Nghị quyết


PPDH:

Phương pháp dạy học

SGK:

Sách giáo khoa

TH:

Tự học

THPT:

Trung học phổ thông

TW:

Trung ương

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ii
Danh mục các bảng ...........................................................................................vi
Danh mục các hình và sơ đồ ...........................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm năng lực .................................................................................. 6
1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề....................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm dự án ....................................................................................... 7
1.1.4. Dạy học dựa trên dự án ............................................................................ 7
1.2. Tổ chức dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học vật lí .............................................................................. 9
1.2.1. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề ........................................... 9
1.2.2. Tổ chức dạy học dự án ........................................................................... 10
1.2.3. Xây dựng đề cương cho một dự án ........................................................ 17
1.2.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học dự án.................... 18
1.3. Điều tra thực tiễn về dạy học dự án ở trường THPT ................................ 24
1.3.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 24
1.3.2. Phương pháp điều tra ............................................................................. 24
1.3.3. Đối tượng điều tra .................................................................................. 24
1.3.4. Kế t quả điề u tra ...................................................................................... 24
1.4. Kết luận chương 1 ..................................................................................... 28
CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “XỬ LÍ Ơ
NHIỄM MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ MAY MẶC XÃ TAM HIỆP”30
2.1. Thực trạng và biện pháp xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề may mặc
xã Tam Hiệp ..................................................................................................... 30
2.1.1. Giới thiệu về làng nghề may mặc xã Tam Hiệp .................................... 30

iii


2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề may mặc Tam Hiệp ....... 34
2.2. Phân tích chương trình, nội dung dạy học chương điện tích, điệntrường
liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc ...................... 38

2.2.1. Chương trình, nội dung dạy học chương điện tích, điệntrường ............. 38
2.3. Xây dựng dự án học tập “Xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề may mặc
xã Tam Hiệp” ................................................................................................... 41
2.3.1. Xây dựng chủ đề “X ử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề may mặc xã
Tam Hiệp” ........................................................................................................ 41
2.2.2. Xác định các vấn đề trong dự án“Xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề
may mặc xã Tam Hiệp”.................................................................................... 42
2.3.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề ........................... 43
2.3.4. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề .................................................. 43
2.3.5. Tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c của chủ đề theo dự án.......................... 44
2.3.6. Xây dựng kế hoa ̣ch da ̣y ho ̣c d ự án “Xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng
nghề may mặc xã Tam Hiệp” ........................................................................... 54
2.3.7. Kiể m tra đánh giá trong d ạy học theo chủ đề “Xử lí ơ nhiễm mơi
trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp” .................................................... 54
2.4. Kết luận chương 2 ..................................................................................... 56
CHƢƠNG 3 THƢ̣C NGHIỆM SƢ PHẠM................................................ 57
3.1. Mục đích, đối tượng, nhiê ̣m vu ̣ thực nghiệm sư phạm ............................. 57
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................. 57
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm............................................................ 57
3.1.3. Phương thức thực nghiệm sư phạm ....................................................... 57
3.2. Thời gian và kế hoạch thực nghiê ̣m sư pha ̣m ........................................... 58
3.2.1. Thời gian thực nghiê ̣m sư pha ̣m ............................................................ 58
3.2.2. Kế hoạch thực nghiê ̣m sư pha ̣m ............................................................. 58
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................. 60
3.3.1. Đánh giá định tính .................................................................................. 60
3.3.2. Đánh giá đinh
̣ lươ ̣ng kết quả của việc phát triển năng lực giải quyết vấn
iv



đề của học sinh sau khi học chủ đề .................................................................. 69
3.4. Đánh giá chunghiệu quả của biện pháp dạy học dự án“Xử lí ơ nhiễm mơi
trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp”trong dạy học chương điện tích,
điện trường. ...................................................................................................... 70
3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 76
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cấ u trúc của năng lực giải quyế t vấ n đề và các chỉ số hành vi ...... 10
Bảng 1.2: Tiêu chí chấ t lươ ̣ng của các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ .. 21
Bảng 2.1. Tỷ lệ người lao động mắc các bệnh ở xã Tam Hiệp....................... 38
Bảng 3.1: Kế hoa ̣ch thực nghiê ̣m sư pha ̣m ..................................................... 59
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của HS khi dạy học nội dung “Lí
thuyế t về điện tích – điện trường, thí nghiệm về sự nhiễm điện..................... 69

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Máy cắt vải tự động ........................................................................ 32
Hình 2.2: Hình ảnh chụp tại 1 xưởng may của xã Tam Hiệp ......................... 33
Hình 2.3: Hình ảnh người cơng nhân đang là quần áo ................................... 33
Hình 2.4: Sản xuất thú nhồi bơng ................................................................... 35
Hình 2.5: Hình ảnh ơ nhiễm bụi do nhiều xe di chuyển ra vào làng nghề ..... 35
Hình 2.6: Ảnh chụp rác là vải vụn thừa .......................................................... 36

Hình 2.7.Sơ đồ kiến thức chương “Điện tích – Điện trường” ........................ 40
Hình 4.1. Một số hình ảnh học sinh làm việc tại các nhóm ............................ 61
Hình 4.3. Mơ ̣t sớ hình ảnh báo cáo dự án ....................................................... 62
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất hàng may mặc ................................................. 31
Sơ đồ 3.1 Nguyên tắc hệ thống xử lí ơ nhiễm bụi .......................................... 66
Sơ đồ 3.2. Quy trình cơng nghệ xứ lý ơ nhiễm bụi ở xưởng may .................. 66
Sơ đồ 3.3. Thiết bị lọc bụi ............................................................................... 68

vii


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sự phát triển khoa học kĩ thuật đòi hỏi những con người lao động năng
động, tự tin, sáng tạo, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra
hằng ngày.Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn
bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm
phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy
người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản,
hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” và “Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đơi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Việc đổi mới giáo dục cần phải đổi mới các phương pháp dạy học
hướng tới hoạt động học tập chủ động tích cực, sáng tạo, biết cách làm việc độc
lập và làm việc hợp tác.
Học theo dự ánlà một phương pháp học tập tạo cơ hội cho học sinh tổng
hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực
tế cuộc sống, kết nối kĩ năng và kiến thức từ nhiều nguồn và kinh nghiệm đa

dạng, áp dụng kĩ năng và thực hành đa dạng.
Lĩnh vực giáo dục Khoa học Tự nhiêncó ưu thế hình thành và phát triển
cho học sinh các phẩm chất như tự tin, trung thực; các năng lực tìm hiểu và
khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm; năng lực vận dụng
tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với
tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Tuy
nhiên, do sự hạn chế về thời gian và cơ sở vật chất của các trường phổ thông
làm việc triển khai dạy học dự ánnày gặp nhiều khó khăn.

1


Việc tổ chức dạy họcdự án cần có những nghiên cứu tổ chức dạy học
các chủ đề thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm nhằm
phát huy được tính tích cực, chủ động và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Là giáo viên dạy học Vật lí ở xã Tam Hiệp, thuộc huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội,đây là làng nghề may mặc nổi tiếng với các sản phẩm may
mặc được bán đi khắp cả nước. Các sản phẩm may của làng nghề khá đa
dạng: quần áo, gấu bông, chăn ga gối đệm, sản xuất các phụ kiện may mặc,
dệt vải… Sự phát triển của làng nghề đã mang lại cuộc sống đầy đủ cho nhân
dân của xã cũng như các xã bên cạnh, mang lại sự phát triển kinh tế của địa
phương cũng như của đất nước.Trong thời gian gần đây, tình trạng ơ nhiễm
mơi trường xảy ra do lượng bụi vải thải ra hàng ngày, thuốc nhuộm dệt thải ra
môi trường, vải thừa, tiếng ồn ào từ các loại máy móc,….. đang trực tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. Học sinh của trường THPT
Ngọc Tảo sống tập trung tại các xã gần làng nghề, là những những người sẽ
trở thành nạn nhân trực tiếp của sự ơ nhiễm đó, vì vậy giáo dục học sinh ý
thức bảo vệ môi trường để bản thân các em tự ý thức,các em tuyên truyền cho
gia đình và những người hàng xóm cùng chung tay giữ gìn vệ sinh mơi trường
sẽ phần nào hạn chế sự ơ nhiễm đó. Ngồi việc tun truyền cho người thân,

bạn bè, gia đình, các em học sinh cịn biết vận dụng các kiến thức học trong
chương trình để đưa ra các biện pháp xử lí ơ nhiễm mơi trường của làng nghề
may mặc, từ đó có thể giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn.
Với các lí do trên, tơi chọn đề tài luận văn là: Tổ chức dạy học dự án
“Xử lí ơ nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp” trong dạy học
chương điện tích – điện trường – Vật lí 11.

2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học dự án nhằ m nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của

2


chương “Điện tích – Điện trường – Vật lí 11” để giải quyết các vấn đề thực
tiễn cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thơng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể: Giáo viên, học sinh ở trường THPT Ngọc Tảo,Phúc Thọ,Hà
Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá chủ đề
dạy học dự án: “Xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp
” ở trường THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Dựa trên cơ sở lí luận về dạy học dự án, dạy học phát triển năng lực
cùng với việc

phân tích nội dung kiến thức chương “Điện tích – Điện

trường”kết hợp với việc phân tích đặc điểm về kinh tế và lao động sản xuất ở
địa phương để xây dựng và tổ chức dạy học dự án để phát triể n năng lực giải

quyế t vấ n đề cho học sinh trong dạy học ở trường phổ thơng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu về dạy học dự án
 Nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực
 Nghiên cứu kiến thức trong chương trình THPT hiện nay liên
quan đến chủ đề
 Vận dụng vào việc xây dựng chủ đề dạy học dự án
- Nghiên cứu thực tiễn sư phạm
 Điều tra thực trạng việc tổ chức dạy học dự ántrong dạy học vật
lí tại một số trường THPT.
 Xử lí kết quả và tìm hiểu nguyên nhân từ kết quả điều tra. Đề
xuất biện pháp khắc phục.

3


- Xây dựng chủ đề và đề xuất tiến trình tổ chức dạy học dự án chủ đề:
Xử lí ơ nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp ở trường
THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nội dungdạy học dự án: “Xử lí ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề may
mặc xã Tam Hiệp ”.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số lớp ở trường THPT Ngọc Tảo trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
7.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học dự án ở trường THPT, mục

tiêu dạy học mơn Vật lí, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của
học sinh.


Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm, sự định hướng việc
dạy và học tích cực cũng như đổi mới PPDH; về lí luận dạy học
nói chung và lí luận dạy học mơn Vật lí nói riêng.

 Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, sách giáo viên, sách
bài tập và các tài liệu khác liên quan.
 Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa hệ thống lý luận của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng về d ạy học dự án các môn khoa học tự nhiên ở
trường trung học phổ thông , phỏng vấn thu thập thông tin về thực trạng;
phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu; phương pháp
chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4


Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT với tiến trình tổ chức
dạy học dự án đã đưa ra.Phân tích kết quả thu được trong q trình thực
nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề
tài.
- Phương pháp thống kê toán học
Xử lí các số liệu thống kê thu được từ phiếu điều tra và các kết quả
thực nghiệm sư phạm.
8. Dự kiến đóng góp của luận văn
-


Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học dự án và tổ chức hoạt
động ngoại khóa nhằm góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn cho học sinh THPT.

- Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học dự án: “Xử lí ơ nhiễm
mơi trường ở làng nghề may mặc xã Tam Hiệp ”trong dạy học chương
điện tích – điện trườngở trường THPT nhằm góp phần phát triển năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luâ ̣n văn gồ m 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của da ̣y học dự án
Chương 2:Xây dựng và tổ chức dạy học dự án “Xử lí ơ nhiễm mơi
trường ở làng nghề may mặc xãTam Hiệp” trong DH chương Điện tích - Điện
trường.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện
khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn,
khả năng giải tốn, khả năng nói Tiếng Anh… thường được đánh giá bằng các
trắc nghiệm trí tuệ.
Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động
cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết kĩ năng,

kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Người học có năng lực hành động về một loại/lĩnh vực hoạt động nào
đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
- Có kiến thức, hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt
động.
- Biết tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục
đích.
- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều
kiện mới, không quen thuộc.
Từ đó ta có thể đưa ra một định nghĩa về năng lực hành động, đó là:
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện
thành cơng một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng huy đô ̣ng kiế n thức , kĩ năng,
thái độ và các thuộc tính cá nhân khác nhằ m thực hiê ̣n có hi ệu quả những vấn
đề nảy sinh hay những tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống.
Như vậy, năng lực giải quyết vấn đề không chỉ đề cập đến việc thực
hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định mà còn nhấn
6


mạnh đến giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn, mà đó
thường là các vấn đề phức hợp đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng để giải
quyết vấn đề.
1.1.3.Khái niệm dự án
* Trong tiếng Anh thuật ngữ “dự án” là “project”, có nguồn gốc từ
tiếng Latinh là “proicere” : được hiểu là một đề án, dự thảo hay kế hoạch cần
thực hiện để đạt mục đích đặt ra. Khái niệm dự án được sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh,nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội và được

sử dụng trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo như một phương pháp dạy học,
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn, thực hiện thực hành.
Có thể nói, khái niệm dự án được hiểu là một kế hoạch, trong đó cần
xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và
cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong
những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố
khác nhau.
1.1.4. Dạy học dựa trên dự án
Từ đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho
phương pháp dự án ( Project method ). Ban đầu nó chỉ được áp dụng khi dạy
học môn kĩ thuật ở các trường Đại học và Cao đẳng. Dần dần, nó được chú ý
đặc biệt trong nền giáo dục của nhiều nước trên thế giới và sử dụng rộng rãi
trong các môn học khác ở trường phổ thông và trở nên phổ biến, nhất là các
nước phát triển. Có thể kể đến một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như:
Mỹ, Đức, Đan Mạch... đều có nhiều cơng trình có giá trị về lý luận cũng như
thực tiễn đối với phương phápnày.
Cách học dựa trên dự án là một mơ hình học tập khác với mơ hình học
tập truyền thống với nội dung bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làm
trung tâm. Các hoạt động học tập dựa trên dự án được thực hiện một cách cẩn
thận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều giá trị học thuật, lấy học sinh làm

7


trung tâm và hòa nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại[9].
Học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Cách học này phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh thông qua một
nhiệm vụ mở rộng, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học
tập của mình thơng qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện.[2]

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với
thực hành, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc
chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới
thiệu được.
Dạy học theo dự án là giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan
thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện
thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm
của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên
những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư
duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Bài học thiết kế theo dự án chứa
đựng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau, có thể lơi cuốn được mọi đối tượng
học sinh không phụ thuộc vào cách học của họ. Thông thường học sinh sẽ
được làm việc với chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải
quyết vấn đề, hiểu nội dung sâu hơn.Các phương tiện kĩ thuật cũng được sử
dụng để hỗ trợ việc học. Trong q trình thực hiện dự án có thể vận dụng
nhiều các đánh giá khác nhau để giúp HS tạo ra những sản phẩm có chất
lượng. Q trình giảng dạy luôn định hướng vào các khái niệm cơ bản của
môn học nhưng gắn liền với thực tế. Theo phương pháp này, người học phải
tự mình giải quyết các vấn đề vàcác nhiệm vụ có liên quan khác để có được
kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế.[6]
Tóm lại:
- Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy hoạt động của học
sinh làm trung tâm, học sinh tiếp thu những kiến thức thơng qua tình huống
8


thực tế mà cái chính là người thực hiện theo sự hướng dẫn của giáoviên. Học
sinh tiếp thu kiến thức và kĩ năng thơng qua việc đóng một hay nhiều vai trò
để giải quyết vấn đề (gọi là dự án) mơ phỏng những hoạt động có thật của xã

hội chúng ta. Những hoạt động này giúp học sinh thấy kiến thức cần học có ý
nghĩa hơn. Người học phải tự mình giải quyết các vấn đề vàcác nhiệm vụ có
liên quan khác để có được kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề thựctế.
1.2. Tổ chức dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh trong dạy học vật lí
1.2.1. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề
Những khái niệm về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề đưa ra định
nghĩa rất chung chung của việc giải quyết vấn đề . Cụ thể hơn, để phân tích
năng lực giải quyết vấn đề dựa trên quá trình giải quyết một vấn đề. Năng
lực giải quyết vấn đề một người thể hiện bởi hiệu suất trong việc xác định một
vấn đề, tìm kiếm thơng tin có liên quan, đánh giá khó khăn, phức tạp của vấn
đề, vạch ra một kế hoạch với hành động thích hợp và thực hiện của nó.
Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu
với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà
khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm
chất và năng lực của chương trình giáo dục trung học những năm sắp tới,
trong đó có đề cập tới năng lực giải quyết vấn đề như sau:
a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập,
trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống.
b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: thu thập và làm rõ các thơng tin có liên
quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn
đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thu thập và làm
rõ các thơng tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số
giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
9


Cấ u trúc của năng lực giải quyế t vấ n đề

trong bảng 1.1.

và các chỉ số hành vi mô tả

Bảng 1.1: Cấ u trúc của năng lực giải quyế t vấ n đề và các chỉ số hành vi
Năng lực hợp
phần
Tìm hiểu vấn đề.

Năng lực
thành tố

Chỉ số hành vi

Phát hiêṇ vấ n đề . - Mô tả được các hiện tượng trong tự nhiên , kĩ
thuâ ̣t.
- Đặt ra những câu hỏi về một đố i tươ ̣ng hay quá
trình trong tự nhiên, kĩ thuật
Phát biểu vấn đề
cần giải quyết.

- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

Đề xuấ t giải pháp Đề xuấ t và lựa
và thực hiện giải chọn giải pháp.

- Đề xuấ t giải pháp .
- Phân tić h giải pháp .

pháp


- Lƣạ cho ̣n giải pháp.
Lâ ̣p kế hoa ̣ch.

- Xác định mục đích.
- Xác định thời gian, nguồ n lực.
- Phân công công việc.
- Dự kiế n sản phẩ m.
- Xây dựng tiế n trin
̀ h thực hiê ̣n.

Thƣ ̣c hiêṇ giải
pháp

- Thực hiê ̣n giải pháp đã lựa cho ̣n.
- Trình bày kết quả của việc thực hiện giải
pháp

Đánh giá và điề u
chỉnh giải pháp

ĐG giải pháp
Điề u chỉnh giải
pháp

Đánh giá giải pháp
Điề u chỉnh giải pháp

1.2.2. Tổ chức dạy học dự án
Đặc điểm của dạy học dự án

Có hai thành phần quan trọng của học tập qua dự án.
Thứ nhất, người học yêu cầu một câu hỏi hay một vấn đề phục vụ cho
việc tổ chức và hoạt động của dự án, và các hoạt động này dẫn đến các sản
phẩm cuối cùng để giải quyết vấn đề.
Thứ hai, học qua dự án cũng đặt người học vào những bối cảnh thực tế
để giải quyết vấn đề. Các dự án được thiết kế có các hoạt động khác nhau để
10


giúp người học có được những thơng tin trong một cam kết. Các hoạt động có
thể khơng hồn tồn liên quan đến nhau nhưng có thể giúp người học tìm hiểu
nội dung chương trình giảng dạy, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, họ có cơ
hội có được một sự hiểu biết về các nguyên tắc và các khái niệm cơ bản. Khi
thực hiện điều ấy, các dự án xây dựng cầu nối giữa các sự việc trong lớp học
với thực tế đời sống, các câu hỏi và các câu trả lời phát sinh trong các doanh
nghiệp hàng ngày mở ra cho người học những giá trị nhất định. Chính vì vậy,
học tập qua dự án là phương pháp địi hỏi sự nỗ lực tham gia tích cực của
người học trong thời gian dài.
* Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án
- Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức và hình
thành kỹ năng thơng qua các hoạt động thực tiễn.
- Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã
hội, với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực…
- Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án.
- Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời
sống xã hội, với địa phương, với mơi trường và có thể mang lại những tác
động tích cực đối với xã hội.
* Hoạt động học tập phong phú và đa dạng
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn
học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực mang tính thách đố. Dự án

có tính liên mơn, có nghĩa là nhiều mơn học liên kết với nhau. Một dự án dù
là của môn nào, cũng phải địi hỏi kiến thức của nhiều mơn học để giải quyết.
Đặc điểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến
thức tổng hợp để làm việc.
- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận
dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm
tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành
động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
11


- Trong dạy học dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn, kiểm tra
qua hoạt động nhiều hơn, nên giảm kiểm tra kiến thức thuần túy và kiểm tra
viết.
- Trong dạy học dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, cơng nghệ
thơng tin được tích hợp vào q trình học tập.
* Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân
- Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân
cơng và cộng tác làm việc giữa các thành viên.
- Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời
gian hơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân.
- Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữa
học viên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia
trong dự án. Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao.
*Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động
- Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sản
phẩm được tạo ra. Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản
thiết kế hoặc một kế hoạch.
- Các sản phẩm không chỉ là những thu hoạch thuần túy về lí thuyết mà
trong đa số trường hợp, các dự án cịn tạo ra những sản phẩm vật chất mang

tính xã hội.
- Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, Giáo viên phải khéo léo
điều chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của q trình thực
hiện một cơng việc thực tế chứ khơng chỉ là trình bày lại các thơng tin thu
thập được.
- Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính thực
tế, tính hữu ích của sản phẩm và kết hợp làm việc giữa các thành viên trong
nhóm.
- Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được
đánh giá cao. Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử
12


dụng trong thực tế.
Tác dụng của dạy học dự án
*Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
- Trong dạy học dự án, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì
nó được tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú
học tập của người học.
- Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà
trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học
tập trong thế giới thật.
- Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để
hoạt động trong một mơi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải
trong cuộc sống.
* Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi
phương thức đào tạo
- Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "Giáo viên nói" thành "học viên
làm". Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không
phải là người nghe thụ động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến

hành nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và
phản ánh về việc học của mình.
- Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau,
sử dụng thông tin của những mơn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng
một nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
Dạy học dự án yêu cầu học viên sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích
thích động cơ, hứng thú học tập.
- Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao,
giúp cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập.
Dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo con
người phát triển tồn diện, học đi đơi với hành, kết hợp giữa học tập và
nghiên cứu khoa học.
13


* Dạy học dự án tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện
và phát triển
- Dạy học dự án giúp người học học được nhiều hơn vì trong hầu hết
các dự án, học viên phải làm những bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Học viên nào cũng có cơ hội để hoạt động vì nhiệm vụ học tập đến được với
tất cả mọi người. Học viên có cơ hội để thử các năng lực khác nhau của bản
thân khi tham gia vào một dự án.
- Học viên được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những
vấn đề phức tạp. Học viên có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và
tổng hợp thông tin
- Học viên được rèn khả năng vận dụng những gì đã học, đặc biệt các
kiến thức về khoa học, công nghệ.
- Khi lập đề cương cho dự án, người học phải tưởng tượng, phác họa
những dự kiến, kế hoạch hành động, vì vậy trí tưởng tượng cùng với tính tích
cực, sáng tạo của họ được rèn luyện và phát triển.

- Phát triển năng lực đánh giá. Dạy học dự án đòi hỏi nhiều dạng đánh
giá khác nhau và thường xuyên, bao gồm đánh giá của Giáo viên, đánh giá lẫn
nhau của học viên, tự đánh giá và phản hồi.
- Học viên có cơ hội lựa chọn và kiểm sốt việc học của chính mình,
cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp làm tăng hứng thú học tập.
Dạy học dự án giúp học viên tự tin hơn khi ra trường do họ được phát triển
những kỹ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chính xác;
khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với người
khác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
* Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo
của người học
- Người học là trung tâm của dạy học dự án, từ vị trí thụ động chuyển
sang chủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học
phải làm việc tích cực hơn.
14


- Dạy học dự án cho phép người học tự chủ nhiều hơn trong công việc,
từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sản phẩm. Nhờ thế
dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực sáng
tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học.
* Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp
- Dạy học dự án không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ
nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác.
- Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa các học viên và Giáo viên,
giữa các học viên với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng đồng.
Yêu cầu của dạy học dự án
1. Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học.
2. Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi của
chương trình.

3. Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của
người học.
4. Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện cơng việc có
chất lượng tốt.
5. Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận
những vai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm.
6. Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học. Người học có
điều kiện để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng,
tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
7. Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người
học. Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và
ln được rà sốt nhiều lần.
8. Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thơng qua báo
cáo và sản phẩm.
9. Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xun.
10. Dự án có sự tham gia của cơng nghệ hiện đại. Người học được tiếp cận
15


với nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo
ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Các bước tổ chức dạy học theo dự án
Để dạy học theo dự án, cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc
có thể ứng dụng vào thực tế.
- Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú
ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề
xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải

quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn
cảnh thực tiễn đời sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng
đề tài để người học lựa chọn.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách
tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời
gian dự kiến, vật liệu, kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức
và kĩ năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt
được.
- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là cơng việc hết sức quan trọng vì
nó mang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết
quả và đánh giá dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện
dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác
động qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
16


×