Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học tiếng anh chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở khoa tiếng anh và các ngôn ngữ hiện đại viện đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.69 MB, 89 trang )

Đ Ạ I HỌC Q U Ố C G IA H À N Ộ I
KHOA S ư PHAM

PHAN M IN H TUÂN

XÂY DƯNG HÊ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯƠNG DAY - HOC
m

m

m

m

m

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO HOC VIÊN HÊ VỪA HOC VỬA LÀM






ở KHOA TIẾNG ANH VẢ CÁC NGƠN NGỮ HIÊN DAI
m



VIÊN ĐAI HOC MỞ HÀ NƠI
a






m

C h u y ê n n g à n h : Q u ả n lý g iá o d ụ c
M ã số

: 60 14 0 5

LUẬN VÃN THẠC s ĩ
1

l/ĩ

Lử (

m

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYÊN ĐỨC CH ÍN H

HÀ N Ộ I - 2008


Lời cảm ơn

Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc nhất, cho phép tôi được
gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Sư phạm - Đại học Q uốc gia Hà
Nội đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học

tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới G S.TS. N guyễn Đức Chính người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của Ban giám
hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại và các bạn đồng
nghiệp Viện đại học Mở Hà N ội.
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực
tế cịn ít nên khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính m ong sự chỉ dẫn và góp ý của
các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để cơ n g trình nghiên cứu tiếp theo của
tôi được tốt hơn.
X in trân trọng cảm ơn!
T h á n g 12 năm 2 0 0 8
rri /

_ • *>

T ác gia

P h an M inh T u ấn


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẨU
1. Lý do chọn để tài

1

2. Mục đích nghiên cứu


2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2

5. Giả thuyết khoa học

2

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3

7. Giới hạn đề tài

3

8. Cấu trúc luận văn

3

Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀ I
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài


4

1.1.1. Quản lý

4

1.1.2. Chất lượng

14

1.2. Đảm bảo chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng

17

1.2.1. Đảm bảo chất lượng

17

1.2.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng

17

1.2.3. Các lĩnh vực trong hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
(trong một trường đại học)

26

1.3. Một số vấn đề liên quan đến ngoại ngữ

27


1.3.1. Mục đích và yêu cầu của môn ngoại ngữ

27

1.3.2. Tiếng Anh chuyên ngành

28

Chương 2: TH Ự C TRẠ N G CÔ N G TÁC ĐẢM BẢO C H Ấ T LƯỢNG
DẠY-HỌC T IẾ N G ANH CHUYÊN NG ÀN H C H O H Ọ C VIÊN H Ệ
VỪA H Ọ C VỪA LÀM Ở K H O A TIẾ N G ANH VÀ CÁC

NGÔN NGỮ HIỆN ĐẠI - VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


2.1. Khoa tiến g Anh và các ngồn ngữ hiện đại - V iện đại h ọc Mở
Hà N ộ i
2. 1. 1. Tinh hình chung của K hoa tiến g Anh và các n gơn ngữ hiện
đại
2.1.2. Tinh hình đội ngũ giảng viên tiếng Anh
2.1.3. N hiệm vụ giảng dạy
2.2.

Thực trạng quản lý chất lượng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành

đối với học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn
ngữ hiện đại - V iện Đại học M ở Hà N ội
2.2.1. Thực trạng chất lượng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành
2.2.2. Thực trạng quản ỉý chất lượng dạy học tiếng Anh chuyên ngành

hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - V iện
đại học M ở Hà N ội
2.2.3. Đánh giá chung công tác quản lý chất lượng dạy - học tiếng Anh
chuyên ngành hệ vừa học vừa làm

C hương 3: H Ệ T H Ố N G ĐẢM BẢO C H Ấ T L Ư Ợ N G DẠY - H Ọ C
T IÊ N G A N H C H U Y Ê N N G À N H C H O H Ọ C V IÊ N H Ệ V Ừ A H Ọ C
VỪA L À M Ở K H O A T IẾ N G A N H V À C Á C N G Ô N N G Ữ

HIỆN ĐẠI - VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
3.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học ở Khoa tiếng Anh và các ngơn
ngữ hiện đại
3.1.1. Chương trình giảng dạy
3.1.2. K ế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Khoa tiếng Anh và các ngôn
ngữ hiện đại - V iện đại học M ở Hà N ội
3.1.3. Quản lý các hoạt động dạy học ở Khoa tiếng Anh và các ngôn
ngữ hiện đại - V iện đại học M ở Hà N ội
3.1.4. Quản lý sinh viên
3.1.5. Quản lý cơ sở vật chất


3.2. Các biện pháp quản lý các lĩnh vực đảm bảo chất lượng

70

3.2.1. Định hướng k ế hoạch chung

70

3.2.2. K ế hoạch ưu tiên thực hiện


70

K ẾT LUẬN VÀ K H UY ẾN N G H Ị

74

1. Kết luận

74

2. Khuyến nghị

76

DANH M Ụ C T À I L IỆ U TH A M K H ẢO

77

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lv do chon đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là phái iriển giáo dục đại học
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện quan trọng để phát huy nguồn lực
con người.
Trên thực tế chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục


đại học nói riêng cịn thấp chưa đáp ứng được sự nghiệp đổi mới và hội
nhập của đất nước. Chính vì vậy hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng đang là vấn đề quan tâm
của tồn xã hội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đại học cần phải có những
đổi mới cơ bản và tồn diện, trong đó cần "Xây dựng và hồn thiện các giải
pháp đảm bảo chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học ..."
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ
hiện đại - V iện Đại học Mở Hà Nội nhìn chung còn chưa thực sự đáp ứng
được mục tiêu đào tạo của Khoa và nhà trường đề ra. Một trong những
nguyên nhân chính là cơng tác đảm bảo chất lượng dạy học chưa được quan
tâm đúng mức, đặc biệt chưa xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng
dạy học các mơn chun ngành.
Hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về đảm bảo
chất lượng, tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình nào thực sự phù hợp về đảm
bảo chất lượng dạy học các môn chuyên ngành tại các trường ngoại ngữ, và
khoa Tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện Đại học Mở Hà Nội cũng
không là một ngoại lệ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài.

“X â y d ự n g hệ thống đảm bảo chất lượng dạy - học Tiếng A n h

chuyên ngành cho học viên hệ vừa hạc vừa làm ở Khoa Tiếng
A n h và các ngôn n g ữ hiện đại - Viện Đ ại học M ở H à N ội ”

1


2. M ục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiền, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng
dạy học tiếng Anh chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa

tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà Nội.
3. N hiệm vụ ngh iên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết
các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về chất lượng, quản lý chất lượng, hệ thống đảm bảo
chất lượng giáo dục đại học.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng dạy
học tiếng Anh chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng
Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học M ở Hà Nội.
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh chuyên
ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ
hiện đại - V iện đại học Mở Hà Nội.
- Thử nghiệm một phần hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh
chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các
ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà Nội.

4. K hách th ể và đối tượng nghiên cứu
4.1. K h á ch t h ể n g h iên cứ u : Quá trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ hệ vừa học

vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện Đại học Mở Hà Nội.
4 .2 . Đ ố i tư ợ n g n g h iê n c ứ u : Hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh

chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các
ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà Nội.

5. Giả thuyết khoa học
N ếu xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh
chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các
ngôn ngữ hiện đại - V iện đại học M ở Hà N ội theo hướng bao gồm: xác định
rõ các nội dung cần quản lý, xây dựng quy trình, chuẩn, tiêu chí, cho từng


2


nội dung quản lý, nâng kết quả thực tế để ngang bằng chuẩn thì sẽ nâng cao
chất lượng đào tạo cử nhân ngoại ngữ, đáp ứng mục tiêu đào tạo của Khoa
tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà Nội.

6. Phương p h áp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. P h ư ơ n g p h á p lu ậ n c ủ a đ ề tà i
6 .1 .1 . T iế p cậ n h ệ th ố n g
6 .1 .2 . Q u ả n lý c h ấ t lư ợ n g tổ n g th ể
6.2. P h ư ơ n g p h á p n g h iên cứu
6.2.1. N g h iê n cứ u lý lu ận \ (Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,

phương pháp phân loại tài liệu)

6.2.2. N ghiên cứu kin h nghiệm
6.2.3. N g h iê n cứu th ự c tiễ n : (Điều tra khảo sát, thử nghiệm, thống kê toán

học, phương pháp chuyên gia)

7. Giới hạn đề tài
Vấn đề giải quyết của luận văn chỉ giới hạn trong công tác đảm bảo chất
lượng dạy - học các kỹ năng thực hành tiếng đối với sinh viên hệ vừa học vừa
làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện Đại học Mở Hà Nội.

8. Cấu trú c luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục; nội dung luận văn trình bày trong 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng dạy - học tiếng Anh
chuyên ngành cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh
và các ngôn ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà N ội.
Chương 3: Hệ thống đảm bảo chất lượng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành
cho học viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn
ngữ hiện đại - Viện đại học Mở Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐÊN ĐÊ TÀ I
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
l . ỉ . l . Q u ản lỷ

/ . / . / . / . K h ái niệm
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến quản lý, nhưng trong luận văn
này tác giả chỉ tập trung vào hình thức quản lý con người. Bởi vì con người
trong xã hội khơng những là chủ thể mà cịn là khách thể của quản lí. Xét ở
một khía cạnh nào đó có thể nói rằng “Quản lý là tác động có mục đích, có ý
thức, có hệ thống của chủ thể lên một con người, một hệ thống người nhằm
làm cho hệ thống hoạt động được bình thường và giải quyết được các nhiệm
vụ đề ra”.
Đế có những con người theo hình mẫu của mình, xã hội ở mọi giai
đoạn phát triển đều tiến hành chức năng giáo dục, giáo dục là một hiện tượng
đặc trưng của xã hội lồi người. Giáo dục là q trình đào tạo con người một
cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia đời sống xã hội, tham
gia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người.

Những kinh nghiệm lịch sử - xã hội thuộc về những sản phẩm tinh
thần của xã hội. Quá trình đào tạo con người một cách có mục đích là q
trình giáo dục. Tham gia q trình giáo dục có những người dạy, những
người học cùng những người khác liên quan với việc dạy và học. Q trình
giáo dục cũng địi hỏi những phương tiện giáo dục nhất định. Tất cả những
yếu tố trên: Quá trình, con người, tinh thần, phương tiện hợp thành hệ thống
giáo dục, nó là một bộ phận, một hệ con của hộ thống xã hội. Quản lý giáo
dục nói chung là quản lý bộ phận này của xã hội.
Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến các

4


trường, các sở giáo dục. . . ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cho thế hệ
trẻ trẽn cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã
hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và
tâm lí của trẻ em, thiếu niên và thanh niên.
Thuật ngữ “quản lý” gồm hai q trình tích hợp vào nhau; q trình
“quản” gồm sự coi sóc giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”, và quá trình
“lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển” [2, tr.15].
Một định nghĩa kinh điển nữa vể hoạt động quản lý đó là “sự tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích
của mình” [9, tr.l]. Khái niệm tổ chức ở đây như là một nhóm có cấu trúc
nhát định, những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó,
mà để đạt được mục đích đó thì một người riêng lẻ khơng thể làm được.
Hoạt động quản lý cịn được định nghĩa như là q trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ
đạc và kiểm tra [9, tr. 1].

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ
thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện
pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự nghiệp phát triển của
đối tượng [9, tr.l].
Như vậy, theo các định nghĩa trên, quản lý là một phạm trù chứa
trong mình những khái niệm đặc trưng như chủ thể quản lý, khách thể quản
lý và mục tiêu quản lý.
* Chức năng quản lý:
Chức năng quản lý là những loại công việc được lặp đi, lặp lại theo
những chu kỳ nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Các công việc
thuộc chức năng quản lý được phân loại theo các bước công việc của quá

5


trình triển khai ihực hiện các nhiệm vụ cơng tác nói chung. Các bước cơng
việc đó là; kế hoạch hố, tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả. v ề mật quản lý
người ta gọi các bước cơng việc đó là chức năng quản lý.
+ K ế hoạch hoá là xác định các hoạt động của nhà trường trong từng
kế hoạch (năm, học kỳ, tháng, tuần) trong đó có hoạt động đào tạo và các
hoạt đ ộ n g đ ảm hảo.

+ Tổ chức là chuyển n h ữ n g ý tư ở ng đã được k ế h o ạch hố thành hiện
thực, là q trình hình thành nên các quan hệ giữa các thành viên, giữa các
bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công các k ế hoạch và đạt
được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Tổ chức cịn là q trình điều phối thực
h iện k ế hoạch.
+ K iể m


tra là m ộ t c h ứ c n ă n g p h ổ b iế n tr o n g m ọ i q u á tr ìn h q u ả n lý ,

thơng qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các
thành quả hoạt động và tiến hành những điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết.
+

Đ á n h g iá ch ất

lư ợ n g

đ à o tạ o



đ á n h giá m ứ c

độ

thự c h iệ n

m ục

tiêu

quản lý. Đ ây là một công việc phức tạp, địi hỏi thu thập xử lý thơng tin một
cách hệ thống đối chiếu với mục tiêu quản lý, vừa phải phân tích vừa phải
tổng hợp. Đánh giá chất lượng đào tạo bao gồm các công việc từ đánh giá

chất


lư ợ n g

của một buổi giảng lý thuyết, một buổi thực hành đến chất lượng

đào tạo của từng môn, từng chuyên ngành đối với từng sinh viên, từng lớp
qua tùmg học kỳ, từng năm h ọ c ...N ế u không làm tốt chức năng này, tức là
không tạo ra cơ sở để tổ chức công tác quản lý nhà trường.
* Vai trò của quản lý
Trong các lĩnh vực khác nhau của địi sống xã hội đều có sự tham gia
của hoạt động quản lý. M ỗi lĩnh vực tuy có những đặc thù riêng, song đều có
những nét cơ bản đặc trưng của quản lý. Chính các hoạt động chức năng này
đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của từng tổ chức. Thực chất vai trò của

6

quản lý là việc phối hợp nỗ lực của


mọi thành viên trong tổ chức để ihực hiện được mục tiêu dề ra, mà trong đó
người cán bộ quán lý đóng vai trị là người đại diện, người phát ngôn và là
người ra quyết định thực hiện.
Sơ đồ 1.1. Chức năng của quản lý

/.7 .7 .2 . Q uản Ịý g iá o dụ c
G iáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một
cách tự giác. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục
cũng được quản lý trên phương diện thực tiễn ngay từ khi hoạt động giáo dục
có tổ chức mới hình thành. Bản thân sự giáo dục được tổ chức và có mục đích
đã làm một thực tiễn quản lý giáo dục sống động [17, tr.27].

Sự ra đời của các cơ sở giáo dục ở trong các thành phố của nước Hy
Lạp cổ đại mà ngày nay có thể gọi là nhà trường là một bước tiến lớn trong
giáo dục nói chung cũng như trong quản lý giáo dục nói riêng.
Quản lý giáo dục là những tác động c ó hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các
mắt xích của tồn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã

7


hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thê lực, trí
lực và tâm lý của con người. Chất lượng giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo
nên bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường
cùng với hệ thống quản lý giáo dục [8, tr.71].
Quán lý giáo dục cịn là một hoạt động lơi cuốn tất cả các thành viên
trong nhà trường cùng tham gia từ Ban giám hiệu cho đến tập thể đội ngũ
giáo viên, công nhân viên, học sinh và sinh viên. Quản lý giáo dục là cơng
việc chung của tồn bộ tổ chức. Quá trình này diễn ra ở mọi tình huống trong
các nhà trường khi mọi người cùng nhau hoạt động vì mục đích chung là đạt
được mục tiêu đề ra.
Theo lý luận của giáo dục hiện đại thì cụm từ quản lý giáo dục được
hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra đối với toàn bộ các hoạt động giáo dục [8, tr.17]. Quá trình của
hệ quản lý này dựa trên cơ sở của việc ra những quyết định đúng đắn, việc
điều chỉnh linh hoạt và việc xử lý thông tin về các hoạt động giáo dục một
cách kịp thời. Quan hệ cơ bản của quản lý giáo dục là quan hệ của người
quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục. Các mối quan
hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các câ'p bậc quản lý, giữa người với
người (giáo viên và học sinh); giữa người với việc (hoạt động giáo dục); giữa

người với vật (cơ sở vật chất, điều kiện cho giáo dục) [3, tr.72].
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan còn là hoạt động điểu hành,
phối hợp các hoạt động xã hội nhằm duy trì trạng thái của các hoạt động đó
theo hướng ổn định, thích ứng, tăng trưởng, phát triển và đẩy mạnh công tác
giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những
quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân.

8


Sơ đ ồ 1.2. Nội d u n g h oạt đ ộ n g q u ả n lý g iá o d ụ c

ỉ .1.1.3. Quân lý quá trình dạy học
* Quá trình dạy học
Quá trình dạy học nói chung, q trình dạy học ở đại học nói riêng, tồn
tại với tư cách là một hệ thống. Khi nghiến cứu quá trình dạy học đại học cần
xác định vị trí, vai trị, chức năng của từng thành tố cấu trúc của quá trình này;
Sơ đồ 1.3. N ội dung quá trình dạy học

9


Cấu trúc biên [2, tr.8]

Cấu trúc lõi [2, tr.8]
Mục tiêu đào tạo

(M l)

Bộ máy đào tạo


(B)

Nội dung đào tạo

(N )

Hình thức đào tạo

(H)

Lực lượng đào tạo

(Th)

Quy ch ế đào tạo

(Q)

Đ ối tượng đào tạo

(Tr)

Điều kiện đào tạo

(Đ)

Phương pháp đào tạo

(P)


Môi trường đào tạo

(M 2)

Theo nhiệm vụ của luận văn phần này tôi tập trung vào những thành tố sau;
+

M ục tiêu d ạy họ c



đại học



đào tạo

người

học



phẩm chất

chính trị, đạo đức, có kiến thức và kỹ năng tương xứng với trình độ được đào
tạo, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành được đào tạo. Mục tiêu dạy học chính là kết quả học tập cần


đạt được. Mục tiêu của bài học góp phần thực hiện mục tiêu dạy học của học
phần, c ủ a k h o á h ọ c. K hi x ác đ ịn h m ục tiêu, phải hư ớng vào người học. M ục
tiê u đ ó c ó th ể m ô tả rõ rà n g v à q u a n

sát

đ ư ợ c , c ó th ể lấ y là m b ằ n g c h ứ n g c h o

kết quả học tập và đo lường được. Mục tiêu đó phải gắn với phương pháp dạy
học và điều kiện để đạt được.
Mục đích và nhiệm vụ dạy học ở đại học phản ánh tập trung nhất
những yêu cầu của xã hội đối với q trình dạy học. Mục đích và nhiệm vụ
dạy học gắn liền với mục đích giáo dục nói chung và mục đích giáo dục của
từng trường nói riêng, đặc biệt là với mục tiêu đào tạo cụ thể của mỗi trường.
Đồng thời đây cũng là cái đích mà quá trình dạy học phải đạt tới. Trên cơ sở
đó, người ta xây dựng những nhiệm vụ dạy học cụ thể của các trường đại
học. Các nhiệm vụ này quy định những yêu cầu về hệ thống tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo gắn với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên, phát triển ở họ
năng lực về phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là tư duy nghề nghiệp. Hệ thống tri
thức bao gồm những sự kiện khoa học, những học thuyết khoa học, những tri
thức về phương pháp nhận thức khoa học, những kinh nghiệm hoạt động sáng
tạo những tri thức hiện đại, tri thức khoa học cơ bản, tri thức khoa học cơ sở

10


và tri thức khoa học chuyên ngành. Ngoài những loại tri thức chủ yếu trên,
sin h viên cò n được trang bị nhữ ng tri thức c ô n g cụ đ ó là nhữ ng tri thức giú p

cho sinh vicn vicn có các cơng cụ phục vụ cho việc nắm vững các tri thức ở

trên n h ư là n g o ại ngữ, lo g ic h ọ c, ph ư ơ n g p h á p lu ận , phư ưng p h áp n g h iê n cứu

[19, tr.30]. Như vậy, có thể nói rằng mục đích và nhiệm vụ dạy học giữ vị trí
hàng đầu trong q trình dạy học, với chức năng cực kỳ quan trọng là định
hướng cho sự vận động và phát triển của quá trình này ở đại học.

+ Nội dung dạy học ở đại học quy định hệ thống tri thức cơ bản, cơ
sở và chuyên ngành. Trong quá trình giáo dục, nội dung dạy học tạo nên nội
dung cơ bản cho hoạt động giảng dạy của thày giáo và hoạt động học tập và
nghiên cứu của sinh viên. Nội dung học bị chi phối bởi mục đích và nhiệm vụ
dạy học, đồng thời nó phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện tốt mục đích,
nhiệm vụ giáo dục của trường đại học [19, tr.24].

Việc xác định nội dung dạy học phải trả lời được câu hỏi; người học
cần phải học những gì để đạt được mục tiêu đặt ra trong một điều kiện thời

gian, không gian và cho một đối tượng cụ thể. Để đạt được mục tiêu dạy học
trong toàn bộ nội dung, cần đặt cho các phần nội dung cụ thể các trọng số ưu
tiên trong quá trình lĩnh hội trên lớp. Nội dung phải biết, nên biết, có thể biết,
có thể áp dụng cho m ột bài học, m ột học phần hay một khố học. N ó giúp
xác định phần cứng - phần bắt buộc, và phần m ềm - phần tự chọn.
+ T h ầ y g iá o với h o ạ t đ ộ n g d ạ y , s in h v iê n với h o ạ t đ ộ n g học.

Trong quá trình dạy học ở đại học, người thầy giáo là chủ thể của
hoạt động giảng dạy và giữ vai trò chủ đạo. Thầy giáo có chức năng tổ chức,
điều khiển, lãnh đạo hoạt động của sinh viên, đảm bảo cho họ thực hiện đầy
đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với m ục

đích dạy học ở đại học. Bên cạnh đó, sinh viên vừa là khách thể của hoạt
động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm

chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp. VI vậy,
sinh viên và hoạt động học phải thực hiện chức năng nhận thức những vấn đề

11


do nội dung dạy học ở đại học quy định. T rong hệ thống dạy học ở đại học,

nhân tố thầy giáo và hoạt động dạy, sinh viên và hoạt động học là các nhân tố
trung tâm , đặc trưng cơ ban nhất của quá trình dạy học. Các nhàn tố này đặc

irưng cho tính hai mặt của quá trinh dạy học. Nếu như khơng có thầy và trị,
khơng có dạy và học, thì khơng bao giờ có q trình dạy học [19, tr.25].
+ K iêm tra đánh giá kết quả dạy học phản ánh kết quả vận động và

phát triển tổng hợp của các nhân tố, đặc biệt là nhân tơ' người sinh viên với
hoạt động học tập. Nó là xuất phát điểm của những mối liên hệ ngược, trong
và ngồi của q trình dạy học [19, tr.26].
Đánh giá trong dạy học, theo nghĩa rộng, khơng chỉ bó hẹp vào việc
đánh giá kết quả của người học, mà còn liên quan đến việc đánh giá các yếu tố
của quá trình dạy học. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan kết quả học tập thì
cần phải sử dụng đồng bộ, có hiệu q u ả các h ìn h thức kiểm tra, đánh giá khác

nhau. Đặc biệt cần đảm bảo nguyên tắc kiểm tra đánh giá phải kích thích được
sự tự k iểm tra đ ánh giá của người h ọc đồng thời phải kiểm định được chính xác

thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học [34, tr.56].

+ Các phương pháp và phương tiện dạy học ở đại học
Phương pháp dạy học là yếu tố phụ thuộc nhiều nhất vào các yếu tố

đã nêu trên. Nó chỉ rõ cách thức tổ chức dạy học. Viộc lựa chọn nó khơng
phải do giảng viên thích, mà phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức
tổ chức kiểm tra và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm của người học.

Phương tiện dạy học là những công cụ phục vụ cho việc dạy học. Nó
hỗ trợ giảng viên chuyển tải nội dung, và giúp sinh viên thực hiện q trình
nhận thức nội dung. Phương tiện góp phần nâng cao mức độ nhận thức nội
dung và tạo cơ hội cho sinh viên học tập tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức.
Các phương tiện và phương pháp dạy học có chức năng xác định
những phương thức hoạt động dạy và hoạt động học theo nội dung nhất định
nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học đã đề ra [19, tr.25].

12


Nội dung dạy học chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hựp các
phương pháp. N hờ đó, nội dung sẽ trở thành m ột bộ phận hữu cơ trong vốn

kinh nghiệm ricng của sinh viên để từ đó họ có thể nấm vững hệ thống tri

Ihức cơ bản, cơ sở và chuyên n gành ở các mức độ từ thấp đến cao.
+ Điều kiện môi trường bao hàm cả điều kiện tinh thần và điều kiện

vật chất, môi trường kinh tế xã hội và cả môi trường sư phạm. Điều kiện tinh
thần gắn v ớ i bầu k h ơn g khí trong q trình d ạ y h ọ c. Đ iề u kiện vật chất gắn

với cư sở vật chất, trang thiết bị cho học tập như các phương tiện kỹ thuật cho
dạy học và tài liệu học. Môi trường ảnh hưởng đến người học, người dạy và
phương p h á p dạy học. M ôi trư ờng là tác n h â n q u an trọ n g , tác đ ộng lên quá


trình dạy học [19, tr.26].
* Quản lý quá trình dạy học

Quản lý q trình dạy học có vị trí rất quan trọng bởi hoạt động này
là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục.
Thực chất của quản lý quá trình dạy học là thực hiện các chức năng chính
của quản lý trong dạy học nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu của đất nước và xã hội. Quản lý quá trình dạy học bao gồm
những thành tố đã nêu ở trên. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận từ lý thuyết
thơng tin, chu trình quản lý gồm 16 bước cụ thể như Phó giáo sư Tiến sỹ
Đặng Quốc Bảo đã đưa ra là;
+ Phân tích

tìn h

hình.

+ Xác định nhu cầu.
+ Thiết kế chính sách.

+ Cụ thể hố thành các nhiệm vụ.
+ Ấ ^hoạch hóa.

+ Lựa chọn chiến lược hành động.
+ N h ận d iện các định m ức tiêu chuẩn.

13


+ Phát h iện nguồn nhân lực, tìm kiếm nguồn nhân lực.


+ Huy động nguồn lực.
+ r ổ chức phán công nhiệm vụ.
+ Phân p hối nguồn lực.
+ Triển khai cổng việc thực tiễn.
+ Chỉ đạo đồng bộ.
+ Kiểm tra.
+ Đ ánh giá, lượng giá.
+ Tổng kết, phản hồi.
Các bước này được tóm tắt bằng các chữ sau;
“Tinh - Nhu - Chính - Nhiệm
K ế - Chiến - Chuẩn - Nguồn
Huy - Tổ - Phối - Triển
Đạo - Kiểm - Lượng - H ồi”
Quản lý chất lượng dạy học theo các bước trên giúp cho người quản
lý không chỉ biết làm việc đúng, mà cần hơn là biết làm đúng việc theo chức
trách và bổn phận của mình [2, tr.8].

1.1.2. Chất lượng
] .1.2.1. K h ái niệm chất lượng
Chất lượng là vấn đề quan trong nhất của tất cả các cơ sở sản xuất.
V iệc phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm bao giờ cũng được xem là
nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở nào. Dù rằng có tầm quan trọng
như vậy, nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác
định, khó đo lường và cách hiểu của mỗi người khác nhau. Và do đó, khi cần
phải đưa ra lời nhận xét, đánh giá về một loại sản phẩm nào đó thì chưa ai có

14



thể định nghĩa một cách chính xác, hồn chỉnh hay thống nhất về khái niệm
chất lượng vì chất lượng là một khái niệm động, nhiều chiều.
Có một số định nghĩa rất khác nhau về chất lượng như sau;
+ Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một vật,

sự việc [38, tr.52].
+ Chất lượng là tuân theo các chuẩn quy định và đạt được mục tiêu

[13, tr.26].
Và cũng có những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chất lượng

như là;
* Khái niệm truyền thống;
Theo cách tiếp cận này, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được
làm ra một cách hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền [13, tr.27].
Sản phẩm đó nổi tiếng và tơn vinh thêm cho người sở hữu nó. Cách tiếp cận
này cịn được gọi là khái niệm tuyệt đối về chất lượng. Chất lượng ở đây được
hiểu là sản phẩm có chuẩn mực cao và nếu như khơng đạt được mức đó thì sẽ
được gọi là sản phẩm kém.
* Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn:
Cách tiếp cận này xuất phát từ ý niệm kiểm soát trong các ngành sản
xuất và dịch vụ. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù hợp
của nó với các thồng số hay các tiêu chuẩn được quy định [13, tr.28].
Cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất muốn nâng cao
chất lượng sản phẩm có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định trong các lĩnh vực
sản xuất, nghiên cứu và phấn đấu theo các chuẩn đó.

* Chất lượng là sự phù hợp với mục đích:
Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định các
tiêu chí mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có. Cách tiếp cận này được đa số

các nhà hoạch định chính sách và quản lý sản xuất ủng hộ bởi vì họ cho rằng

15


chất lượng khơng có ý nghĩa gì nếu khơng gắn với mục đích [13, tr.29 Ị của
sán phẩm hay dịch vụ đó.
* Chất lượng là sự thoả m ãn nhu cầu củ a khách hàng:
Cách tiếp cận này cho rằng khi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ,
yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng để sản phẩm có được
những đặc tính mà khách hàng m ong muốn, với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả.
Trên cơ sở những khái niệm về chất lượng, tơi nhất trí với định nghĩa của
Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế: “chất lượng là tuân theo
chuẩn quy định và đạt được mục tiêu đề ra” và đồng ý quan điểm chất lượng là sự

phù hợp với mục đích mà giáo sư Nguyễn Đức Chính đã nêu ra [13, tr.26].
ỉ .1.2.2. C hất lượng của quá trình giảng dạy - học tập
Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo. Đ ối
với m ỗi trường đại học, sản phẩm của trường chính là những con người được
đào tạo ra. Nhà trường có tạo dựng được và giữ vững được uy tín của minh
hay khơng, có thu hút được nhiều người học hay khơng, người được đào tạo
ra có đáp ứng được yêu cầu của xã hội hay không - tất cả đều phụ thuộc vào
chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập ở nhà trường.
Chất lượng của quá trình dạy học là m ột tiêu thức phản ánh các mức
độ của kết quả hoạt động dạy học có tính liên tục từ khởi đầu q trình cho
đến kết thúc q trình đó. Chất lượng dạy-học là sự thoả mãn tối đa các mục
tiêu đã đặt ra đối với q trình dạy học, là sự hồn thiện trình độ kiến thức,
kỹ năng, thái độ theo mức độ đã xác định và khả nãng đáp ứng nhu cẩu xã
hội hoặc cá nhân, đồng thời thoả mãn được yêu cầu đa dạng của kinh tế xã
hội luôn phát triển.

Nghiên cứu chất lượng dạy học tiếng Anh chuyên ngành đối với sinh
viên hệ vừa học vừa làm ở Khoa tiếng Anh và các ngôn ngữ hiện đại - Viện
đại học Mở Hà N ội chính là nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiệu quả sử
dụng tiếng Anh chuyên ngành mà sinh viên có được trong q trình lĩnh hội

16


kiến thức kỹ năng được tru y ền thụ từ giảng viên. Tất nhiên, chất lượng đó
phải phù hợp với mục đích, yêu cầu cũng như đạt được mục tiêu đề ra của
m ô n học.

1.2. Đảm bảo chất lượng và hệ thông đảm bảo chất lượng

1.2.1. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng giáo dục thực chất là việc áp dụng các quan điểm
ch ín h sách , m ục tiêu, các n g u ồ n lực, các q u á trìn h , cá c thủ tục và các cơ n g cụ

vào q trình giáo dục để đảm bảo thực hiện được sứ mạng và mục tiêu đề ra
nhằm tạo ra lòng tin đối với học viên, người sử dụng lao động và xã hội.
Đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện.
M ối quan tâm của nó là phịng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từ
bước đầu tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong q trình sản
xuất ra nó, từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm
bảo khơng có sai phạm trong bất kỳ khâu nào. Đảm bảo chất lượng phần lớn là
trách nhiệm của người lao động. Trong đào tạo, việc đảm bảo chất lượng phần
lớn là trách nhiệm của người dạy, người học và quá trình dạy học. Chất lượng
đào tạo khơng tự nhiên mà có, tự nhiên xuất hiện [13, tr.44] mà phải có kế
hoạch cho nó. Chất lượng là vấn để quan trọng trong chiến lược phát triển của
mỗi tổ chức và phải được tiếp cận thơng qua m ột quy trình quản lý một cách

chặt chẽ. Quy trình này được tiến hành nhằm kiểm tra đánh giá xem các sản
phẩm có đảm bảo được các thông số chất lượng theo yêu cầu, mục đích đã

định sẵn khơng. Chất lượng khi được quản lý chặt chẽ thì mới tác đơng đến
mọi người trong tổ chức. Dù ở cương vị và chức vụ nào, dù làm nhiệm vụ gì thì
họ cũng đều là người quản lý của chính mình với mục đích trước tiên là đáp
ứng các nhu cầu của xã hội với chất lượng đảm bảo [13, tr.5 1].
ĐAI H Ọ C Q U Ố C G I A HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

1.2.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng
Hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm

- Danh mục các lĩnh vực cần quản lý

17


- Các tiêu chuẩn, tiêu chí
- Thủ tục và q u y trình

Hệ thống đảm bảo chất lượng trong một trường đại học bao gồm các lĩnh
vực, tiêu chí sau:
Lĩnh vực 1: Tổ chức và quản lý của trường.
Tổ chức và quản lý lằ lĩnh vực quan trọng hàng đầu để đảm bảo chất
lượng đ ào tạo và n g h iên cứu k h o a h ọ c củ a m ộĩ cơ sở đ ào tạo đại học. T ổ chức

và quản lý tốt có thể nhàn lên và tạo ra nguồn lực tiềm tàng để đảm bảo chất
lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trường hợp không đạt yêu cầu đề
ra. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý.

* Tiêu chí 1: Sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu.
Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của một
trường đại học là kim chỉ nam, chi phối mọi hoạt động có kế hoạch, có chất
lượng của trường đó. Xác định sứ mạng rõ ràng, đề ra nhiộm vụ chiến lược
với những mục tiêu cụ thể là bằng chứng quan trọng về đảm bảo chất lượng
đào tạo.
Sứ mạng của trường phải căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước để khẳng định vai trị và vị trí của trường trong hệ thống giáo
dục đại học Việt Nam và chỉ ra các hoạt động để trường thực hiện được sứ
mạng của mình. Sứ mạng của trường nêu lên được đặc thù riêng của trường,
những truyền thống và tầm phát triển trong tương lai của trường. Đồng thời
sứ mạng của trường cũng chỉ ra những nhiệm vụ và những mục tiêu trường
cẩn đạt được; đối tượng phục vụ của trường là những ai và mục đích đào tạo
cho các đối tượng khác nhau. Mục tiêu và nhiệm vụ của trường cụ thể khả thi
phù hợp với nguồn lực của trường. Các chương trình đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, các hoạt động khác nhau trong trường và
công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của trường được xây dựng trên cơ sở sứ
m ạng nhiệm vụ mục tiêu đào tạo của trường.

18


* Tiêu chí 2: Cơng tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, đánh giá các
hoạt động.
C ô n g tá c lậ p k ế h o ạ c h v à p h â n b ổ n g u ồ n

lự c v à đ á n h g iá c á c h o ạ t

đ ộ n g là m ộ t t i ê u c h í t h ê h i ệ n s ự q u ả n lý v à t ổ c h ứ c c h ặ t c h ẽ c ủ a t r ư ờ n g đ ể
đam


b ả o từ n g b ư ớ c th ự c h iệ n đ ư ợ c m ụ c tiê u d o trư ờ n g đ ề ra. K ế h o ạ c h c à n g

c h i tiế t, c ụ t h ể v à k h ả th i th ì c à n g đ ả m
c h ư ơ n g trìn h h à n h đ ộ n g n h ằ m

b ả o v iệ c th ự c h iệ n th à n h c ô n g c á c

n â n g c a o c h ấ t lư ợ n g đ à o tạ o v à n g h iê n c ứ u

khoa học của trường.
Công tác lập k ế hoạch và phân bổ nguồn lực phải dựa trên sứ mạng và
n h iệ m v ụ c ủ a trư ờ n g v à sự p h â n tíc h h ữ u ích c á c k ế t q u ả đ á n h g iá n h ữ n g h o ạ t
đ ộ n g tr o n g trư ờ n g . V iệ c tr iể n k h a i k ế h o ạ c h , s ử d ụ n g c á c n g u ồ n lự c v à tiế n
h à n h đ á n h g iá c á c k ế t q u ả đ ạ t đ ư ợ c tạ o đ ư ợ c đ ộ n g lự c đ ể p h á t tr iể n v à tạ o
b iế n đ ổ i tíc h c ự c n â n g c a o c h ấ t lư ợ n g c ủ a trư ờ n g .

* Tiêu chí 3: Cơng tác tổ chức và quản lý.
C ơ c ấ u tổ c h ứ c v à q u ả n lý h iệ u q u ả là t iề n đ ề đ ả m b ả o c á c h o ạ t đ ộ n g

c ủ a trường phải q u y địn h rõ ràn g chứ c năng c ủ a các đơn vị trong trường. Cơ

cấu tổ chức của trường phải có các bộ phận có đủ chức năng để đảm bảo việc
th ự c h iệ n n g h iê m tú c c á c c h ín h s á c h v à q u y đ ịn h c ủ a trư ờ n g , trá c h n h iệ m v à
s ứ m ạ n g c ủ a Irư ờ n g v à p h á t tr iể n n g u ồ n lự c c h o trư ờ n g . C á c p h ò n g c h ứ c n ă n g
tr o n g tr ư ờ n g p h ả i tạ o đ iề u k iệ n v à h ỗ tr ợ n â n g c a o c h ấ t lư ợ n g k ế t q u ả h ọ c tậ p ,
k ế t q u ả n g h iê n c ứ u k h o a h ọ c v à c á c h o ạ t đ ộ n g c h u y ê n m ô n k h á c , đ ổ n g th ờ i

góp sức củng cố cơ cấu tôt chức, lãnh đạo và quản lý của nhà trường.
* Tiêu chí 4: Tổ chức và hoạt động của hộ thống đảm bảo chất lượng

đ à o tạ o .
T ổ c h ứ c v à h o ạt đ ộ n g c ủ a h ệ th ố n g đ ả m
m ộ t tiê u c h í n h ằ m

th ú c đ ẩ y c á c h o ạ t đ ộ n g đ ả m

th e o đ ú n g q u y trìn h v à đ ạt h iệ u q u ả.

19

b ả o c h ấ t lư ợ n g đ à o tạ o là
b ả o c h ấ t lư ợ n g c ủ a trư ờ n g


T r ư ờ n g c ó m ộ t b ộ p h ậ n c h u y ê n t r á c h v ề đ ả m b ả o c h ấ t lư ợ n g đ à o tạ o .

Bộ p h ận này h o ạt đ ộ n g n h ằm đ âm b ảo sứ m ạn g và n h iệm vại c ủ a trường, theo

những quy chế và quy định của trường về chức năng và nhiệm vụ của bộ
p h ậ n . N h i ệ m v ụ c h í n h c ủ a b ộ p h ậ n n à y là d u y trì c á c h o ạ t đ ộ n g đ ả m b ả o c h ấ t
lư ợ n g đ à o tạo , đ ịn h k ỳ đ á n h g iá c á c đ iề u k iệ n đ ả m b ả o c h ấ t lư ợ n g đ à o tạ o v à

đưa ra những khuyến nghị kịp thời để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
q u ả c ủ a c á c h o ạ t đ ộ n g tro n g trư ờ n g .

Lĩnh vực 2: Đội ngũ cán bộ.
Đ ộ i n g ũ c á n b ộ c ó tr ìn h đ ộ h ọ c v ấ n c a o , c ó n ă n g lự c v à n g h i ệ p v ụ
g i ả n g d ạ y đ ạ i h ọ c g iỏ i là đ iề u k iệ n tiê n q u y ế t đ ể đ ả m b ả o c h ấ t lư ợ n g đ à o tạ o .
C á n b ộ g iả n g d ạ y


c ủ a trư ờ n g c ó trá c h n h iệ m

c h ín h là th a m

g ia g iả n g dạy ,

b iê n s o ạ n c á c c h ư ơ n g trìn h v à tà i liệ u đ à o tạ o , h ư ớ n g d ẫ n k h ó a lu ậ n , th a m g ia
n g h i ê n c ứ u k h o a h ọ c v à c á c c ô n g tá c q u ả n lý .

* Tiêu chí 5: Tỷ lệ sinh viên trên cán bộ giảng viên.
T ỷ lệ s in h v iê n trê n c á n b ộ g i ả n g d ạ y là tiê u c h í đ ả m b ả o h iệ u q u ả v à

hiệu suất đào tạo. Tỷ lệ cao sẽ làm giảm chất lưựng, tỷ lệ thấp quá sẽ làm
g i ả m h iệ u x u ấ t đ à o tạ o .
T rư ờ n g p h ả i c ó đ ủ s ố lư ợ n g c á n b ộ g iả n g d ạ y tư ơ n g ứ n g với s ố lư ợ n g
s in h v iê n v à c h ư ơ n g tr ìn h đ à o tạ o c ủ a tr ư ờ n g t h e o tỷ lệ q u y đ ịn h .

* Tiêu chí 6: Tỷ lệ cán bộ có học hàm và học vị.
T ỷ lệ c á n b ộ c ó h ọ c h à m , h ọ c vị là tiê u c h í đ ả m

bảo về chuyên m ôn

v à n h iệ m v ụ tro n g g iả n g d ạ y đ ại họ c.
C án

bộ

g iả n g

dạy


phải có

bằng

cấp

chuyên

m ôn

v à k in h

n g h iệ m

g iả n g d ạ y th e o đ ú n g q u y c h u ẩ n về c á n b ộ g iả n g d ạ y đ ạ i h ọ c c ủ a B ộ G iá o d ụ c
v à Đ à o tạ o , đ á p ứ n g y êu c ầ u c ủ a c h ư ơ n g trìn h đ à o tạ o đ ả m

n h iệ m

và được

p h â n c ô n g tr á c h n h i ệ m c ụ th ể .
*

Tiêu c h í

7:

Q uy


đ ịn h

về chức trách chung của cán bộ

20

g iả n g

dạy.


×