Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BÌNH

BẢO VỆ NHÓM YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG
ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BÌNH

BẢO VỆ NHÓM YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG
ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số

: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Bình

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
Chƣơng 1. Bảo vệ các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện
từ khía cạnh lịch sử .................................................................................................. 16
1.1 Bối cảnh lịch sử triều Hậu Lê ............................................................................ 16
1.1.1 Về Kinh tế ......................................................................................................... 16

1.1.1.1 Tiểu nơng hóa nền nơng nghiệp, nơng thơn ............................................... 16
1.1.1.2 Các chính sách lớn về nơng nghiệp ............................................................. 20
a. Chế độ Lộc điền .................................................................................................... 20
b. Chế độ Quân điền ................................................................................................. 21
1.1.2 Chính trị ........................................................................................................... 22
1.1.2.1 Xây dựng đội ngũ quan liêu đƣợc đào tạo về Nho giáo ............................ 22
1.1.2.2 Xây dựng bộ máy hành chính từ trung ƣơng tới địa phƣơng .................. 25
1.1.3 Pháp luật ........................................................................................................... 26
a. Giai đoạn Lê triều toàn thịnh (1428 – 1527) ...................................................... 28
b. Giai đoạn Nam – Bắc phân tranh (1527 – 1788) ............................................... 28
1.1.4 Chính sách ngoại giao ..................................................................................... 29
1.2 Đặc điểm của các NYT và cơ sở quan điểm về bảo vệ NYT trong xã hội Hậu
Lê ................................................................................................................................ 29
1.2.1 Cơ sở quan điểm bảo vệ NYT trong xã hội dƣới triều Hậu Lê ................... 29
2


1.2.1.1 Ảnh hƣởng của Nho giáo ............................................................................. 29
1.2.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho các nhóm xã hội ...................................... 32
1.2.2 Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê ....................................... 33
1.3 Khái niệm, quan điểm về bảo vệ các Nhóm yếu thế triều Hậu Lê đƣợc
thể hiện trong Quốc triều hình luật ........................................................................ 35
1.3.1 Khái niệm Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật .................................. 35
1.3.2 Quan điểm của nhà Lê trong bảo vệ Nhóm yếu thế ..................................... 36
a. Giảm nhẹ hình phạt cho ngƣời yếu thế khi phạm tội........................................ 36
b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội ............................ 38
Chƣơng 2: Nội dung các qui định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các Nhóm
yếu thế trong Quốc triều hình luật .......................................................................... 39
2.1 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ............................................................................. 39
2.1.1 Pháp luật mang tính nhân đạo với ngƣời phụ nữ phạm tội ....................... 40

2.1.2 Bảo vệ quyền lợi ngƣời phụ nữ trong Hơn nhân gia đình ........................... 41
2.1.3 Bảo vệ quyền tài sản cho ngƣời phụ nữ ......................................................... 43
2.1.4 Nghiêm trị các hành vi xâm phạm tới tính mạng, danh dự, nhân phẩm
của ngƣời phụ nữ ...................................................................................................... 45
2.2 Bảo vệ quyền lợi dân tộc thiểu số ...................................................................... 47
2.2.1 Tôn trọng tập quán của các dân tộc thiểu số ................................................ 49

3


2.2.2 Miễn giảm hình phạt và trừng trị quan lại cậy quyền thế sách nhiễu
những ngƣời dân tộc thiểu số .................................................................................. 50
2.3 Bảo vệ quyền lợi ngƣời tàn tật, ngƣời cô quả không nơi nƣơng tựa ............. 51
2.4 Bảo vệ quyền lợi ngƣời già, trẻ em .................................................................... 52
2.4.1 Hạn chế sử dụng hình phạt với ngƣời già, trẻ em ........................................ 53
2.4.2 Công nhận, bảo vệ các quyền của trẻ em về tính mạng, thân thể, tài
sản .............................................................................................................................. 54
2.5 Những mặt tích cực, hạn chế của các chính sách với Nhóm yếu thế
trong Quốc triều hình luật ....................................................................................... 56
2.5.1 Những mặt tích cực ......................................................................................... 56
2.5.2 Hạn chế ............................................................................................................. 57
Chƣơng 3 Giá trị đƣơng đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các Nhóm
yếu thế trong Quốc triều hình luật và định hƣớng kế thừa các giá trị đó
trong q trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay.................. 58
3.1 Nhận diện giá trị đƣơng đại của các qui định pháp luật về bảo vệ quyền
lợi của các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật .......................................... 58
3.1.1 Xác định cụ thể nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội để có những chính
sách phù hợp cho từng nhóm ngƣời........................................................................ 59
3.1.2 Quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hoạt động
trong lĩnh vực liên quan tới Nhóm yếu thế............................................................ 61

3.1.3 Trách nhiệm, vai trị của Nhóm yếu thế với cộng đồng ............................... 62

4


3.2 Định hƣớng kế thừa các giá trị đƣơng đại về bảo vệ Nhóm yếu thế trong
Quốc triều hình luật với yêu cầu xây dựng NNPQXHCN Việt Nam hiện nay ... 64
3.2.1 Yêu cầu của NNPQXHCN Việt Nam với công tác bảo vệ, bảo đảm
quyền và lợi ích cho Nhóm yếu thế ......................................................................... 64
a. Đảm bảo quyền lợi cho mọi nhóm đối tƣợng trong xã hội, trong đó chú
trọng tới các chính sách có lợi cho Nhóm yếu thế ................................................. 65
b. Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo các quyền cơ bản của
những ngƣời thuộc Nhóm yếu thế, đảm bảo tính thƣợng tơn pháp luật để
các quy định về bảo vệ NYT đƣợc triệt để thực hiện ........................................... 65
c. Hồn thiện đội ngũ cán bộ, cơng chức, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực
liên quan tới Nhóm yếu thế ...................................................................................... 66
d. Hoàn thiện quy định về trợ giúp pháp lý với ngƣời thuộc Nhóm yếu thế
khi vi phạm pháp luật .............................................................................................. 67
3.2.2 Quan điểm kế thừa các giá trị đƣơng đại về bảo vệ Nhóm yếu thếcủa
Quốc triều hình luật ở Việt Nam hiện nay ............................................................. 69
3.2.2.1 Kế thừa các giá trị bảo vệ Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật
phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam .......... 69
3.2.2.2 Kế thừa những điểm tiến bộ về bảo vệ Nhóm yếu thế trong Quốc
triều hình luật mà pháp luật hiện nay còn bỏ ngỏ ................................................. 70
3.2.2.3 Kế thừa các giá trị của Quốc triều hình luật về Nhóm yếu thế theo
hƣớng chỉnh lƣợc có chọn lọc .................................................................................. 71

5



3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đƣơng đại trong bảo vệ Nhóm
yếu thế của Quốc triều hình luật vào xây dựng chính sách bảo vệ Nhóm yếu
thế ở nƣớc ta hiện nay .............................................................................................. 72
3.3.1 Khuyến khích các cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị của Quốc
triều hình luật về bảo vệ Nhóm yếu thế .................................................................. 72
3.3.2 Xây dựng chính sách phù hợp với đội ngũ những ngƣời hoạt động
trong các lĩnh vực liên quan tới các Nhóm yếu thế ............................................... 73
3.3.3 Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Nhóm yếu thế trên cơ sở kế
thừa tinh thần trong Quốc triều hình luật phù hợp với điều kiện Việt Nam...... 74
3.3.4 Quy định trách nhiệm của chính quyền, ngƣời dân trong việc bảo vệ,
giúp đỡ nhóm yếu thế hịa nhập cộng đồng ........................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 83

6


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NYT

Nhóm yếu thế

QTHL

Quốc triều hình luật

NN

Nhà nước


NNPQ

Nhà nước pháp quyền

NNPQXHCN

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong xã hội hiện nay, các nhóm xã hội yếu thế ln phải chịu nhiều thiệt thịi,
ít có cơ hội nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, bị kỳ thị, định kiến trong xã
hội, quyền và lợi ích chính đáng của họ không được quan tâm đúng mức. Hiện nay
các nhóm người yếu thế trong xã hội ở Việt Nam bao gồm 7 nhóm người: người
khuyết tật, người có HIV, lao động di cư, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu
số, người đồng tính – song tính – chuyển giới.
Việc phải đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các nhóm người yếu thế trong xã hội không phải là một vấn đề mới được đề cập tới
trong giai đoạn hiện nay. Từ xa xưa với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc,
trong các bộ luật thời trung đại, nhà làm luật đã dự tính tới những vấn đề này nên
đã ban hành nhiều quy định tiến bộ để bảo vệ cho các nhóm người yếu thế trong
xã hội. Trong những bộ luật phong kiến ở nước ta thì Luật Hồng Đức – sau đây

gọi chung là Bộ Quốc triều hình luật (QTHL) thời Hậu Lê nổi bật lên là một bộ
luật có nhiều quy định tiến bộ trong vấn đề bảo vệ, bảo đảm cho lợi ích của những
nhóm người yếu thế trước những tác động của xã hội và của những nhóm đối
tượng khác. Các NYT được đề cập tới trong QTHL bao gồm: phụ nữ, trẻ em,
người già, người cô quả không nơi nương tựa, người tàn tật, các nhóm người thuộc
dân tộc thiểu số. Đây là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần tới sự quan
tâm, bảo trợ trong xã hội phong kiến thời xưa.
Việc một bộ luật phong kiến ra đời cách đây gần 600 năm đã có nhiều quy
định tiến bộ, kịp thời để bảo vệ các NYT là điều rất đáng học hỏi và phát huy.
Nghiên cứu các quy định, chế tài nhằm bảo vệ các nhóm người yếu thế trong xã
8


hội trong QTHL sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung, hoàn thiện các quy định
của pháp luật hiện nay về bảo đảm quyền và lợi ích của các nhóm người yếu thế,
nhất là trong giai đoạn nước ta đang hướng tới xây dựng NN pháp quyền – một NN
mà quyền và lợi ích của mọi cơng dân, mọi nhóm người đều được đảm bảo bình
đẳng. Qua đó cịn giúp chúng ta kế thừa và phát huy các giá trị dân tộc, tinh hoa
pháp luật của đất nước. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Bảo vệ Nhóm yếu thế
trong Bộ luật Hồng Đức và những giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu tổng quát của luận văn là tìm hiểu, nhận diện, nghiên cứu các quy
định, chế tài nhằm bảo vệ các nhóm người yếu thế trong xã hội dưới triều Lê trong
QTHL. Từ đó phát hiện những điểm phù hợp có thể vận dụng vào chính sách, pháp
luật về NYT trong xã hội hiện nay .
2.2 Mục tiêu cụ thể.
Luận văn có những mục tiêu cụ thể như sau:
1.Tìm hiểu các quy định trong QTHL đề cập tới bảo vệ quyền, lợi ích của các

NYT trong xã hội lúc bấy giờ bao gồm: Phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật,
người cơ quả, các nhóm dân tộc thiểu số ít người.
2. Từ đó tìm ra các quy định tiến bộ, phù hợp có thể học tập, áp dụng vào các
quy định của pháp luật hiện nay nhằm thực hiện tốt hơn công tác an sinh xã hội,
bảo đảm quyền và lợi ích cho những NYT chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội hiện
nay.
9


3. Tính mới và những đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Luận văn có những điểm mới cơ bản sau:
 Tác giả luận văn đã phân tích, làm rõ việc bảo vệ NYT trong QTHL từ góc
độ lịch sử.
 Nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các NYT trong QTHL.
 Chỉ ra những giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các NYT
trong QTHL và định hướng kế thừa các giá trị đó trong q trình xây dựng NN
pháp quyền Việt Nam hiện nay.
 Nhận diện các giá trị của QTHL với vấn đề bảo vệ NYT trong xã hội phong
kiến đương thời trên các phương diện: khái niệm, quy định pháp luật, giá trị cần
bảo, phát huy.
 Đánh giá công tác thực hiện chính sách, pháp luật về NYT. Những điểm
thiếu sót của pháp luật hiện nay mà các quy định trong QTHL có thể bổ sung, khắc
phục nhất là vấn đề trách nhiệm pháp lý của người yếu thế khi phạm tội, vấn đề
hình phạt, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan NN với NYT.
 Đề xuất các giải pháp kế thừa quy định trong QTHL về NYT phù hợp với xu
hướng, tình hình hiện nay nhằm hồn thiện, nâng cao quy định về bảo vệ NYT.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của NYT trong QTHL.


10


4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và khuôn khổ của một Luận văn thạc sĩ Luật học
thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, tác giả luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật cụ thể của QTHL về bảo vệ quyền lợi
của người yếu thế, mà không phân tích sâu khía cạnh thực tiễn áp dụng những quy
định này thời Hậu Lê.
Về mặt phạm vi thời gian, tác giả tập trung giới hạn nghiên cứu quá trình xây
dựng , hoàn thiện bộ QTHL của thời Hậu Lê (từ 1428 -1788), trong đó tập trung
vào thời Lê sơ (1428- 1527) và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về NYT.
5. Tổng quan tài liệu.
 Cơng trình nghiên cứu của Lương Văn Tuấn (2008), Những giá trị đương
đại của Bộ Quốc triều hình luật , Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã có cơng trình nghiên cứu tồn diện và sâu sắc các
giá trị của Bộ QTHL trên tất cả các lĩnh vực,trong đó cung đã có phần đề cập tới
việc bảo vệ các NYT trong các quan hệ về thừa kế, hơn nhân gia đình, tố tụng, sở
hữu.
 Bài viết Nhà nước Việt Nam với ông tác hỗ trợ Nhóm yếu thế , của PGS.TS
Phạm Văn Quyết-Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội và Phạm Anh Tuấn - Trường
ĐH Y tế công cộng. Bài viết được trên Kỷ Yếu hội thảo ngày Công tác xã hội Thế
giới năm 2012. Bài viết đã đưa ra quan điểm về thế nào là NYT và công tác hỗ trợ
NYT của NN Việt Nam thông qua việc ban hành Luật nhằm bảo vệ các nhóm
người này như Luật người cao tuổi(2009), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em (2004) , Luật phịng chống bạo lực gia đình (2007), Luật người khuyết tật

11



(2010) và các chương trình quốc gia hỗ trợ NYT như: Chương trình 135, Chiến
lược An sinh xã hội Việt Nam từ 2011 – 2020.
 PGS.TS Hoàng Kim Quế đã có bài viết “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong
Quốc triều hình luật (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương
đại”được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012). Bài viêt đã
phân tích điểm tiến bộ của Quốc Triều Hình Luật – QTHL trong bảo vệ quyền lợi
phụ nữ, tính kế thừa trong pháp luật và đời sống xã hội Việt Nam đương đại.
 Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, khoa Luật ĐHQGHN với bài viết “Những giá
trị tích cực của Nho giáo trong Bộ Quốc triều hình luật” được đăng trên Tạp chí
khoa học, ĐHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44.
Bài viết đã phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới các chính sách
trong Quốc triều hình luật, trong đó bao gồm các chính sách với các đối tượng yếu
thế trong xã hội.
Cùng với rất nhiều bài viết, nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí
chun ngành có nội dung về những tiến bộ của các quy định trong QTHL về bảo
vệ, chăm sóc NYT, những giá trị cần kế thừa, học hỏi.
6. Các vấn đề cần nghiên cứu.
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc bảo vệ các NYT trong
QTHL nhưng chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề về các quy định nhằm bảo vệ phụ nữ,
trẻ em mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ các quy định
nhằm bảo vệ các NYT khác trong QTHL để từ đó rút ra được những điểm tiến bộ
và bài học kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật trong bảo vệ các NYT trong xã
hội trong bộ luật hiện nay. Để làm được điều đó, cần phải có những nghiên cứu,
12


đánh giá đầy đủ hơn để nhằm làm rõ hơn những tiến bộ cùng với thành tựu trong
việc bảo vệ các NYT trong bộ QTHL từ đó chọn lọc những điểm phù hợp, có thể
áp dụng vào hệ thống pháp luật hiện nay của nước ta rút ra kinh nghiệm, bài học

giúp bổ sung, hoàn thiện các quy định về NYT trong pháp luật hiện hành. Các vấn
đề cần nghiên cứu làm rõ bao gồm:
 Các quy định, chế tài, quan điểm của nhà làm Luật trong việc hỗ trợ, bảo vệ
các NYT trong xã hội phong kiến xưa được thể hiện trong QTHL. Các quan điểm
mới, tiến bộ so với thời đại lúc đó mà nếu được giữ gìn phát huy sẽ góp ích rất
nhiều cho thực tiễn hiện nay.
 Thực tiễn về thực hiện các quy định của pháp luật hiện nay nhằm bảo vệ các
NYT. Từ thực tế việc thực hiện các quy định đó chỉ ra được các mặt phù hợp, tích
cực và hạn chế trong các quy định của các quy định bảo vệ NYT trong xã hội hiện
nay.
 Từ việc nghiên cứu các quy định trong bộ QTHL và pháp luật hiện nay đưa
ra được các quan điểm, giải pháp, phương hướng phù hợp với tình hình xã hội hiện
nay nhằm bổ sung, hồn thiện việc thực hiện pháp luật về bảo vệ các NYT trong xã
hội.
7. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nội dung nghiên cứu.
 Những vấn đề cơ bản về quy định bảo vệ NYT trong các quy định của pháp
luật và thực tiễn về bảo vệ NYT: Định nghĩa về NYT, các quy định bảo vệ NYT
trong QTHL và pháp luật hiện nay, ý nghĩa của việc nghiên cứu, học hỏi kinh
13


nghiệm trong việc xây dựng các quy định, chế tài bảo vệ NYT trong QTHL, các
giá trị cần kế thừa, phát huy của QTHL về NYT.
 Các quy định trong pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ các NYT: Thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật đó vào đời sống, những điểm tiến bộ, phù hợp, những
điểm còn hạn chế, cần bổ sung cho hoàn thiện hơn, bài học kinh nghiệm.
 Từ việc nghiên cứu bộ QTHL, đề xuất các giải pháp, phương hướng để
nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện nay về bảo vệ NYT.
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và
các cách tiếp cận khách quan, khoa học khác. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử và khoa học pháp lý, bao gồm: phương
pháp tiếp cận lịch sử cụ thể, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương
pháp thống kê và phương pháp so sánh, nghiên cứu tình hình thực tiễn để làm sáng
tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ.
Cụ thể, chương 1 và chương 2 của Luận văn sử dụng phương pháp phân tích
thống kê tư liệu và phương pháp so sánh làm cơ sở nhận diện các giá trị quan trọng
của QTHL liên quan tới NYT. Tại chương 3, tác giả chủ yếu vận dụng phương
pháp luật học so sánh để làm rõ những vấn đề trong QTHL có sự liên quan, tương
đồng với pháp luật về NYT hiện nay để rút ra những bài học, những giá trị, kinh
nghiệm có thể áp dụng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận
văn bao gồm 3 chương, cụ thể:
14


Chương 1: Bảo vệ các nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện từ
khía cạnh lịch sử;
Chương 2: Nội dung các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu
thế trong Quốc triều hình luật;
Chương 3: Giá trị đương đại của pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu
thế trong Quốc triều hình luật và định hướng kế thừa các giá trị đó trong quá trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay;

15


Chƣơng 1

Bảo vệ các Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật: Nhận diện từ khía cạnh
lịch sử
1.1 Bối cảnh lịch sử triều Hậu Lê
Sau khi vua Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Minh xâm lược (năm 1427) giành
lại độc lập cho dân tộc, thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập là giai đoạn vơ cùng
khó khăn vì đất nước vừa trải qua chiến tranh, chịu đô hộ suốt hơn 20 năm khiến
cho việc sản xuất bị ngưng trệ, nhân dân phiêu tan khắp nơi, ruộng đất bị bỏ hoang,
kho tàng trống rỗng, xã hội mất ổn định, nền chính trị và pháp luật chưa thật sự đi
vào khuôn khổ do nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ nội thuộc nhà Minh để lại. Đứng
trước vơ vàn khó khăn sau ngày độc lập các vua Lê đã nhanh chóng bắt tay vào
công cuộc tái thiết đất nước mà trọng tâm hàng đầu là khôi phục kinh tế nhằm thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bằng việc ban hành ngay hàng loạt
chính sách nhằm thúc đẩy nơng nghiệp, ổn định đời sống nhân dân để tạo tiềm lực
xây dựng lại đất nước. Chính quyền mới đã dồn mọi nguồn lực để tập trung xây
dựng một nền chính trị, hệ thống pháp luật độc lập và tự chủ, xây dựng hệ thống
chính quyền thống nhất trong cả nước đảm bảo đủ sức đương đầu với các sức ép
tới từ chính quyền phương Bắc.
1.1.1 Về Kinh tế
1.1.1.1 Tiểu nơng hóa nền nơng nghiệp, nơng thơn
Do tình hình chiến tranh kéo dài lên dẫn tới tình trạng một lượng lớn đất đai
trong cả nước bị bỏ hoang, khơng có người canh tác, trong khi đó người nơng dân
16


để tránh chiến tranh phải phiêu tán khắp nơi, không có đất canh tác để sản xuất. Để
khắc phục tình trạng ruộng đất hoang hóa và tập trung dân lưu tán khơng đất sản
xuất trong cả nước chính quyền nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách có hiệu quả
để khắc phục các tình trạng trên, trong đó phải kể đến việc Lê Thái Tổ cho làm sổ
ruộng, sổ đinh để từ đó làm cơ sở kiểm sốt đánh giá ruộng đất, nhân khẩu cả
nước. Mùa thu năm 1428 Lê Thái Tổ cho kiểm kê lại số ruộng đất của “các quan ty

ngạch cũ, của các thế gia triều trước, của những người tuyệt tự, cùng ruộng đất và
sản vật từng mùa của các ngụy quan của lính trốn”1, đến cuối năm đó lại có lệnh:
“chỉ thị cho các phủ, huyện, lộ, trấn khám xét các bãi ruộng đất...cùng ruộng đất
đã xung công của các thế gia và những người tuyệt tự và ruộng đất của những
người đào ngũ”.
Việc kiểm soát dân đinh được nhà Lê rất chú trọng thực hiện vì đây là nguồn
nhân lực đảm bảo cho sản xuất, đảm bảo nhân lực cho quân đội, nếu ai vi phạm
đều bị trị tội: Điều 285 QTHL quy định: “ Các xã quan làm sổ hộ khẩu mà khai bỏ
sót số dân đinh, thì từ một người trở lên xử tội biếm; 6 người trở lên xử tội đồ; 15
người trở lên xử tội lưu, 20 người trở lên thì xử tội lưu đi châu xa là cùng. Những
dân đinh xót lậu từ 15 tuổi trở lên, thì bắt làm lính ở bản phủ và truy thu tiền khóa
dịch nộp vào kho; người chứa chấp phải chịu một nửa tiền khóa dịch…”
Các đời vua tiếp nối vua Lê Thái Tổ cũng rất quan tâm tới nông nghiệp, coi
nông nghiệp là “gốc rễ trong nước” cho nên nhà Lê đã ban hành nhiều chính sách
khuyến nơng, đề cao phương châm: “ Bất vi nông thời – không làm trái thời vụ nhà
nông” và “ Sử dân vĩ thời – Sai khiến dân thì phải chú ý tới nơng vụ”. Ngay sau

1

Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb. Văn học, Hà Nội, Tr. 296

17


trong thời kỳ còn đang phải đánh giặc Minh xâm lược vua Lê Lợi đã nghĩ tới việc
ổn định nền nông nghiệp để làm kế lâu dài, trong Đại Việt sử ký có chép việc Lê
Lợi ra lệnh: “Đợi khi phá được thành Đông Quan, sẽ cho 25 vạn người về làm
ruộng, chỉ để lại 10 vạn làm quân để phịng việc nước2”, các vua Lê sau khi lên
ngơi cũng noi gương Lê Thái Tổ đều rất chú trọng nông nghiệp, khi đến mùa vụ
đều cho bớt quân dân phục dịch được về làm ruộng, như việc năm 1466 vua Lê

Thánh Tông ra chỉ dụ: “ Đương mùa làm ruộng, các quân nhân ứng dịch ở thường
ban thì cho ở lại túc trực và làm các việc giữu cửa, nhà, điếm, kiếm cỏ lợp nhà, cắt
cỏ ni voi, cịn những người ứng dịch ở các sảnh viên cục và các thợ bách tác thì
lưu lại một nửa làm việc, cịn thì cho về làm ruộng3”
Nhà Lê đặc biệt quan tâm tới việc khai hoang mở đất trong nông nghiệp,
nhiều làng xã đã được thành lập ở những vùng ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An. Đi kèm với việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác, dưới thời vua Lê
Thánh Tông đã cho đắp hệ thống đê biển để bảo vệ những diện tích đất mới khai
phá này mang tên đê Hồng Đức: “Ở huyện Yên Mỗ, tỉnh Ninh Bình có đê đá từ
phía Bắc của sơng Thần Phù đến bờ Nam sông Càn và đê đất từ xã Côi Từ huyện
Yên Mỗ đến xã Bồng Hải huyện Yên Khánh, tương truyền do Lê Thánh Tông sai
đắp đê đề phòng nước mặn nên gọi là đê Hồng Đức”4. Pháp luật quy định cụ thể
về việc đắp đê hằng năm, trách nhiệm của quan lại và quân dân khi không hồn
thành nhiệm vụ: “Việc sửa đê những sơng lớn bắt đầu từ ngày mồng mười tháng
2

Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb. Văn học, Hà Nội, Tr. 503

3

Đại Việt sử ký toàn thư ( 1972), Nxb. Khoa học xã hội, HN, 1972, Tập III, Tr 197

4

PGS.TS Nguyễn Hải Kế (1985), “ Đề Hồng Đức và công cuộc khẩn hoang vùng ven biển nam sông Hồng

thời Lê Sơ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1985.

18



giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê…q hạn mà
khơng xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân đinh…bị
trượng hoặc biếm” – Điều 181 QTHL.
Năm 1481, vua Lê Thánh Tông quyết định cho thành lập 43 sở đồn điền
trong cả nước đặt ở các vùng Bắc Bộ (30 sở), Thanh Hóa (5 sở), Nghệ An (4 sở),
Thuận Hóa (2 sở), Quảng Nam (2 sở) việc cho đặt nhiều đồn điền nằm rải rác trong
cả nước như vậy vừa để tập trung sức dân vào sản xuất, vừa thúc đẩy nông nghiệp
phát triển, tạo tiềm lực cho đất nước, các quan đứng đầu các đồn điền có nhiệm vụ
mộ dân nghèo lưu tán, khai phá ruộng đất. Ruộng đất trong cả nước được chia làm
ba loại sở hữu:
- Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước.
- Ruộng đất công làng xã
- Ruộng đất tư hữu
Nhà vua là chủ sở hữu tồn bộ ruộng đất trong cả nước, có tồn quyền phân
phong cho những người khác. Để giải quyết tình trạng dân lưu tán, đưa nhân dân
về quê quán cũ để sản xuất, nhà Lê đã có quy định cấm tư nhân không được lập
thêm đồn điền để đưa lưu dân vào canh tác và ban hành các chính sách về ruộng
đất, đảm bảo ruộng đất được sử dụng một cách hiệu quả ln là trọng tâm hoạt
động của NN. Chính sách về ruộng đất một mặt giúp đảm bảo đời sống nhân dân,
mặt khác làm ổn định đời sống xã hội, lúc cần thiết có thể huy động sức người, sức
của cho các hoạt động chung của cả nước như trong việc xây dựng các cơng trình
đê điều, giao thơng, bảo vệ đất nước…Việc NN chú trọng phát triển nông nghiệp,
nông thôn không những làm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo nguồn thu
19


cho NN mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà vua, bộ máy quan lại tới đời sống,
nhu cầu của người dân, quan tâm tới nền sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.2 Ban hành các chính sách lớn về nơng nghiệp

Để đảm bảo việc quản lý đất đai trên cả nước, phát triển nông nghiệp và ban
thưởng cho các công thần, quan lại, nhà Lê đã cho thi hành 2 chính sách lớn về
ruộng đất trong cả nước, đó là chế độ Lộc Điền và Quân Điền:
a. Chế độ Lộc điền
Chế độ Lộc điền đã được sớm hình thành dưới triều Lê và được hoàn thiện
vào năm 1477 dưới thời Lê Thánh Tông, gồm cả ruộng thưởng công và ruộng lộc
như một hình thức lương bổng qua tơ tức. Đối tượng được hưởng chính sách này là
các quan lại từ tứ phẩm trở lên cho đến các tước vương, công, hầu, bá. Trên
nguyên tắc thì đất Lộc điền vẫn thuộc sở hữu của NN, người được ban phát chỉ có
quyền sử dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định và khơng có quyền
sở hữu: Loại cấp cho phép sử dụng tạm thời, sau khi người được cấp chết ba năm
thì NN thu lại gọi là tứ điền, loại đất này chiếm phần lớn trong diện tích đất được
ban cấp và loại đất cấp lâu dài cho phép lưu truyền cho con cháu gọi là thế nghiệp
điền hoặc thế nghiệp thổ.
Trong quá trình phát triển của loại hình ruộng đất này mặc dù không phải là
ruộng tư nhưng xu hướng chuyển hố chủ yếu của nó là khẳng định quyền sở hữu
của người được ban cấp, biến dần ruộng được cấp thành ruộng tư. Việc ban thưởng
nhằm để củng cố bộ máy chính quyền và đảm bảo việc sử dụng các ruộng đất đã
bỏ hoang, thúc đẩy phát triển nông nghệp.Những quan lại, quý tộc được nhà vua
ban cho ruộng đất lộc điền có quyền thu tơ với những người nông dân sản xuất trên
20


đất ấy nhưng trên thực tế ruộng đất vẫn thuộc về NN, chính sách này của nhà Lê
khác biệt hồn tồn với chính sách ruộng đất thời Lý - Trần với việc cho lập Thái
ấp, người được cấp Thái ấp có quyền cai quản với tất cả những ruộng đất và quân
dân trong đó, biến Thái ấp thành tài sản riêng của người được phân phong.
Tuy nhiên, chính sách này lại tạo ra sự cách biệt về tài sản ruộng đất của
tầng lớp quý tộc, quan lại với bộ phận dân cư còn lại trong xã hội. Bản chất của
chế độ Lộc điền là làm tập trung ruộng đất vào tay quan lại, quý tộc mới trong triều

đình, đảm bảo quyền lợi và gia tăng bóc lột của tầng lớp trên với người nông dân
trong cả nước.
b. Chế độ Quân điền
Trọng tâm của chính sách là lấy ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất và điền trang
thái ấp của quý tộc cũ, ruộng đất của giặc Minh và những người theo giặc đem
sung làm ruộng đất công rồi chia cho dân cày, những binh lính có thành tích trong
kháng chiến, hằng năm những người này phải nộp thuế cho NN .Chế độ Quân điền
được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1429 dưới thời vua Lê Thái Tổ 5và được hoàn
thiện vào năm 1481 dưới thời vua Lê Thánh Tông với bộ “Quân điền” trong Thiên
nam dư hạ tập. Nhà Lê là triều đại đầu tiên ở nước ta cho áp dụng chính sách quân
điền, chế độ Quân điền quy định việc chia ruộng đất công của làng xã cho người
dân địa phương trong khoảng thời gian 6 năm bất kể là dân thường hay quan viên
đều có phần từ các quan chức cấp thấp (từ ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của
làng, quân lính, dân đinh, vợ các quan, phụ nữ gố chồng, trở mồ cơi. Bậc cao nhất

5

Vũ Minh Giang (1997), ,Mấy suy ngẫm về chính sách ruộng đất thời Lê Thánh Tông, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội

21


dành cho quan Tam, Tứ phẩm chưa được cấp ruộng lộc. Ngũ phẩm được 9,5 phần.
Lục phẩm được 9 phần, binh sĩ được cấp từ 5-8,5phần, hạng lão được 3,5 phần, mồ
côi, tàn phế được 3 phần .6
Vào thời kỳ đầu của những năm mới giải phóng, chế độ quân điền có tác
dụng to lớn nó vừa đảm bảo ổn định tình hình xã hội, khơi phục sản xuất trong cả
nước, làm thu hẹp ruộng đất phân phong trước đây và mở rộng hơn ruộng đất công

xã và tập trung lưu dân về lại các làng xã để ổn định tình hình trật tự trong xã hội,
tạo nguồn thu ổn định cho NN thông qua việc thu tô thuế ruộng đất. Nhưng càng
về sau bản chất chính của chế độ này mới được bộc lột, đó là việc xác lập lại quyền
sở hữu của NN với ruộng đất công xã của nơng thơn, vua sẽ nắm tồn bộ ruộng đất
trong cả nước và quyền phân phong cho bất kỳ ai, làng xã lúc này chỉ đóng vai trị
thay vua quản lý ruộng đất cơng ở địa phương mình. Chế độ quân điền dần dần trở
thành đối trọng kìm hãm sự phát triển tư hữu ruộng đất, kinh tế hàng hóa, trói buộc
nơng dân vào ruộng đất, vào thế độc canh và tổ chức xã thơn, tăng thêm tình trạng
bất ổn định ở nông thôn do những bức xúc về ruộng đất của nơng dân tăng lên.
1.1.2 Chính trị
1.1.2.1 Xây dựng đội ngũ quan liêu đƣợc đào tạo về Nho giáo
Ngay sau khi giành độc lập lại cho đất nước, Lê Thái Tổ đã tiến hành xây
dựng đội ngũ quan lại nhằm giúp vua ổn định tình hình đất nước trong đó các
tướng lĩnh tham gia vào cuộc kháng chiến chống qn Minh có được những vai trị
quan trọng, họ tham gia vào tất cả các vị trí điều hành đất nước từ cấp chính quyền
Trung ương xuống tới cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên phần lớn những
6

Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Đại Việt thế kỷ 15 – Thời Lê sơ

22


công thần, tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa chống Minh đều là võ tướng chỉ quen
đánh trận nhưng trong việc xây dựng một đất nước mới lại khơng có đủ khả năng,
không đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ mới được giao trong triều đình vì tài
khơng xứng với chức. Chính vì vậy lên các vị vua đầu triều Hậu Lê như Lê Thái
Tổ, Lê Thái Tông luôn mong muốn “cầu hiền, tiến cử người hiền tài”, trong những
năm đầu của công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh vua Lê Thái Tổ đã liên
tục ra những lệnh chỉ để quan lại trong triều tiến cử người hiền lương hoặc chiếu

chỉ để người hiền tài có thể tự tiến cử mình với triều đình.
Năm 1428, ngay sau khi giải phóng đất nước vua Lê Thái Tổ đã ngay lập tức
ra hàng loạt chiếu chỉ để kêu gọi người tài trí ra giúp nước. Ngay tháng 6 năm đó
vua ra lệnh chỉ cho các đại thần và các quan văn võ đều tiến cử người hiền lương,
phương chính. “Nếu tiến cử được người giỏi thì bản thân được tăng thưởng theo
lệ tiến cử hiền thân”7. Đến năm 1429 lại tiếp tục hạ lệnh chỉ: “Những văn võ hào
kiệt nào cịn bị bỏ sót hoặc bị chìm đắm chưa có chức tước gì, khơng được ai tiến
cử hoặc vì thù hằn mà bị đè nén, vùi dập thì đến ngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh
mà tự tiến…khơng kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức là hơn8”. Tháng 9 năm
đó hạ lệnh: “Các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên phải tiến
cử lấy một người hiền tài, vì trẫm chưa tìm kiếm được người hiền tài giúp đỡ trị
nước”9. Như vậy, thời kỳ đầu triều đình Hậu Lê lâm vào tình trạng lúng túng,
khơng rõ ràng về đường lối trị nước, đội ngũ quan lại quản lý.

7

Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb. Văn học, Hà Nội, Tr. 525

8

Đại Việt sử ký toàn thư ( 2009), Nxb. Văn học, Hà Nội, Tr. 531

9

Quốc Triều Hình Luật, lịch sử hình thành nội dung và giá trị (Chủ biên, Lê Thị Sơn), Nxb. Khoa học Xã

hội, 2004, tr.8-9

23



×