Đề KT Ngữ văn HKI
Câu 1: (1 điểm)
a. Chép lại câu văn sau đây sau khi đã sửa xong lỗi chính tả trong câu
“Buổi chưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình. Con bé nớn gánh hàng da
quán tro mẹ chưa thấy về”
b. Chỉ ra lỗi sai ngữ pháp trong câu văn sau, chép lại sau khi đã sửa
“Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu
rất nhiều”
Câu 2: (4 điểm) Cho khổ thơ sau đọc kĩ và trả lời các câu hỏi sau:
Trăng cứ tròn vành vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng- Nguyễn Duy)
a. Thể thơ được sử dụng trong đoạn
b. Nêu tên ba biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
c. Viết một đoạn văn ngắn (dung lượng 8-10 câu) nêu cảm nhận của em
về khổ thơ trên
Câu 3: (5 điểm) Viết bài văn tự luận nêu cảm nhận của em về nhân vật bé
Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Đáp án
*
I. Những yêu cầu chung.
- Học sinh làm bài sạch sẽ, rõ ràng, đúng yêu cầu đề ra.
- Trừ điểm nặng với những bài làm phạm lỗi kĩ năng cơ bản như: sai
kiến thức về các biện pháp tu từ, về câu, bài lạc đề, sa vào tóm tắt tác phẩm.
II. Yêu cầu cụ thể.
Câu 1. (1 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
a. Chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả
“Buổi trưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình, con bé lớn gánh hàng ra quán
cho mẹ chưa thấy về”-> giải thích: câu văn phạm lỗi nhầm lẫn phụ âm đầu
giữa ch và tr, d và r, l và n.
b. Chỉ ra lỗi sai ngữ pháp trong câu văn và chép lại sau khi đã sửa:
1
- Lỗi sai ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ, chỉ mới có thành phần trạng ngữ
và thành phần vị ngữ.
- Chép lại sau khi đã sửa: “Để có được một cuộc sống phát triển văn
minh, hiện đại, con người (hoặc chúng ta) còn phải phấn đấu rất
nhiều”
Câu 2. (4 điểm, trả lời đúng câu a,b,c được mỗi câu 0,5 điểm, viết đoạn văn
được 2,5 điểm)
a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Nguyễn Duy viết bài thơ năm 1978 tại
thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này, chiến tranh qua đi mới 3 năm
nhưng con người đã dần lãng quên quá khứ trong nhịp sống hối hả
thời bình.
b. Thể thơ: 5 chữ (hoặc thể thơ ngũ ngôn)
Phương thức biểu đạt: biểu cảm và tự sự (trong đó biểu cảm là
phương thức chính, tự sự là phương thức phụ)
c. Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: nhân hoá
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
d. Viết đoạn văn (2,5 điểm)
- Yêu cầu về kiến thức
+ Câu chủ đề: Khổ thơ đánh dấu quá trình thức tỉnh, sự tự vấn lương tâm
của con người trước ánh trăng và quá khứ nghĩa tình.
+ Các ý cụ thể:
-> Tương quan đối lập giữa ánh trăng- con người: ánh trăng vẫn tròn
vành vạch tượng trưng cho những giá trị nguyên vẹn, thuỷ chung trong quá
khứ, còn con người đã trở thành người vô tình. Người chối bỏ vầng trăng tri
kỉ, người lãng quên những tháng ngày đẹp đẽ, gian khổ giữa không gian hiện
đại tiện nghi của ánh điện, cửa gương.
-> Cảm nhận của con người về thái độ của ánh trăng: ánh trăng im
phăng phắc -> thái độ bao dung, không một lời trách móc, nhưng chính cái
im lặng đó lại khiến con người giật mình, thức tỉnh.
-> Hành động giật mình của con người: hành động đánh dấu quá trình
con người đối diện với quá khứ và chính mình, nhận ra mình đã thay đổi, đã
trở nên vô tình. giây phút này thể hiện cái nhìn tự phê phán đầy nghiêm
khắc, sự tự vấn lương tâm của con người, nhắc nhở ta hãy sống ân tình với
quá khứ và chính bản thân mình.
- Yêu cầu về kĩ năng
+ Biết làm kiểu bài phân tích cảm nhận một đoạn thơ
+ Viết đúng một đoạn văn từ 8-10 câu, tốt nhất nên chọn kiểu đoạn diễn
dịch
+ Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc, viết đúng chính tả, diễn đạt trôi chảy
2
Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận về nhân vật bé Thu
1. Về kiến thức.
Biết bám sát các chi tiết cụ thể, dẫn chứng trong văn bản để làm nổi bật
được các ý chính sau:
Ý 1: Giới thiệu về nhân vật bé Thu: em bé tám tuổi chưa từng một lần gặp
ba mình từ lúc sinh ra ngoài một tấn hình ba chụp cùng má ngày cưới.
Bé Thu được nhà văn đặt trong một
tình huống hết sức éo le, nghịch cảnh trong chiến tranh: vì hiểu lầm, em
không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra cũng là khi hai cha con phải
chia tay nhau, và lần gặp đầu tiên đó cũng là lần gặp mặt cuối cùng
Ý 2: Thu là cô bé dễ thương, có cá tính, thậm chí rất bướng bỉnh nhưng lại
có một tình yêu ba sâu sắc. Tình yêu trẻ thơ ấy được biểu lộ qua hai hoàn
cảnh khác hẳn nhau:
a. Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba: biểu hiện qua những chi tiết
- Sợ hãi trong phút giây đầu tiên gặp anh Sáu chỉ vì anh biểu lộ sự xúc động
một cách mãnh liệt, yêu thương, nôn nóng
- Trong 3 ngày ngắn ngủi khi anh Sáu ở nhà:
+ không chịu gọi anh một tiếng ba
+ nếu mẹ bắt gọi ba thì chỉ nói trổng
+ không chịu nhờ ba chắt nước nồi cơm
+ hất cái trứng cá ra khỏi chén cơm khi được ba gắp cho
+ bị ba đánh không khóc, khi bỏ sang nhà bà ngoại còn cố ý khua dây xuồng
thật to..
-> những chi tiết trên cho ta thấy bé Thu rất bướng bỉnh nhưng cũng thật trẻ
con. Và nguyên nhân sâu xa của sự khước từ tình yêu thương nơi anh Sáu
chính là tình yêu ba trong lòng một đứa bé 8 tuổi. Đó là tình cảm tôn thờ,
trung thành với người ba trong tấm ảnh
b. Trong giây phút chia tay anh Sáu:
- Sự thay đổi trong ánh mắt, cử chỉ của bé Thu qua sự quan sát tinh tế của
bác Ba
- Tiếng gọi ba kìm nén suốt 8 năm, tiếng gọi vang lên từ sâu thẳm đáy lòng
Thu trong giờ phút chia li
- Những hành động níu giữ, biểu hiện tình yêu thương cuống quýt, vồ vập
của bé Thu-> giây phút đẹp nhất của tình phụ tử thiêng liêng, giây phút cả
hai cha con anh Sáu chờ đợi trong 8 năm trời. Nó là khoảnh khắc bất tử về
tình cha con trong cuộc đời con người. Chính vì vậy nó khiến tất cả mọi
người chứng kiến đều rơi lệ.
- Câu chuyện của bác Ba và bà ngoại về sự thay đổi trong hành động của bé
Thu. Câu chuyện này chứng minh cho tình yêu ba mãnh liệt trong lòng một
3
đứa trẻ con thiếu thốn tình cha. Dẫu cách biểu hiện trong hai hoàn cảnh trái
ngược nhau nhưng tình cảm ấy thống nhất, bền vững trong lòng cô bé
- Nêu ý nghĩa của chiếc lược ngà với bé Thu và khẳng định thêm việc Thu
trở thành cô giao liên dũng cảm sau này cũng bắt nguồn từ tình yêu dành cho
người ba đã hy sinh của mình
Ý 3: Đánh giá về nhân vật:
- Bé Thu là nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và làm ta xúc
động khi đọc “Chiếc lược ngà”. Thông qua câu chuyện của anh Sáu và bé
Thu, tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của tình phụ tử trong hoàn cảnh chiến
tranh đau thương mất mát. Vì thế, tác phẩm là bài ca bất tử về sức mạnh tình
cha con trong cuộc đời mỗi con người
- Qua nhân vật bé Thu và câu chuyện cảm động của cha con em, ta càng
hiểu thêm những đau thương mà người dân Nam bộ phải hứng chịu trong
cuộc chiến tranh chống Mĩ. Chính vì thế, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
không chỉ thành công trong việc miêu tả tâm lí trẻ em mà còn mang giá trị
nhân văn cao đẹp.
2. Về kĩ năng
- Biết làm kiểu bài cảm nhận về nhân vật
- Bố cục mạch lạc, hành văn trong sáng, có cảm xúc, không phạm lỗi diễn
đạt, viết chính tả, viết câu đúng
3. Thang điểm
- Đạt đầy đủ các ý trên, phân tích sâu, xúc động 5,0 điểm
- Đề cập đến tất cả các ý nhưng chưa sâu 4,0 điểm
- Đề cập đến các ý nhưng không sâu, phạm lỗi diễn đạt 3,0 điểm
- Chỉ đề cập 1/2 số ý, phạm nhiều lỗi diễn đạt 2,0 điểm
- Bài viết sa vào tóm tắt truyện, kĩ năng làm bài yếu 1-> 0,5 điểm
Bài văn mẫu.
“Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của một cây bút nhiều gắn bó
với người dân Nam bộ trong kháng chiến chống Mĩ- nhà văn Nguyễn Quang
Sáng. Truyện khai thác tình cha con sâu sắc, thiêng liêng của anh Sáu và bé
Thu trong nghịch cảnh chiến tranh đầy đau thương mất mát. Đọng lại trong
tâm hồn người đọc khi cảm nhận câu chuyện chính là ấn tượng khó quên về
nhân vật bé Thu, cô bé tám tuổi đầy cá tính với tình yêu thương ba sâu sắc,
mãnh liệt.
{Mở bài 2 theo kiểu gián tiếp: Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết
“không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu
chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu
trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ
dàng”. Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh với các nhà văn Việt
Nam là điều không dễ dàng, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 30
4
năm trường kì của nhân dân Nam bộ. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang
Sáng, cây bút trưởng thành từ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ở Nam bộ lại
nhìn về hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt
lên những mất mát, đau thương của con người, nhà văn ngợi ca về vẻ đẹp
của tình cha con, tình đồng đội. Điều này được thể hiện trọn vẹn trong
truyện ngắn “Chiếc lược ngà” qua nhân vật bé Thu và câu chuyện cảm động
của hai cha con bé Thu- anh Sáu.}
Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng
bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự
chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi
theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu.
Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi
đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con
thiêng liêng, bất tử.
Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu
thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy
một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về
phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau,
bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo
le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc
nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là
lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.
Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm
riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh
nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy
được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi sự hiểu
lầm trong em được bà ngoại giải đáp.
Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng
bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình
thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với
nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét
mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con,
nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay
buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh sau ở nhà, anh không dám đi
đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm
qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng
không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một
loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu.
Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn
chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta
5