Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho áo sơ mi mùa hè dùng làm đồng phục cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 67 trang )

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT
Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của
vải cho áo sơ mi mùa hè dùng làm
đồng phục cho học sinh tiểu học
Bùi Thị Nhung


Chuyên ngành công nghệ vật liệu dệt may

Giảng viên hƣớng dẫn:

TS. Lê Phúc Bình

Bộ môn:

Công nghệ dệt

Viện:

Dệt may- Da giầy & Thời trang

HÀ NỘI - 2019

1



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
LUẬN VĂN THẠC SỸ KĨ THUẬT

Họ và tên học viên:

Bùi Thị Nhung

Ngành:

Công nghệ vật liệu dệt may

Hệ:

Thạc sỹ kĩ thuật

Khóa:
Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn:

2017B
TS. Lê Phúc Bình

Tên đề tài: Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải cho áo sơ mi mùa hè dùng
làm đồng phục cho học sinh tiểu học
Research on some mechanical properties of fabric for summer shirts to use
as uniforms for elementary student.
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của một số loại vải áo
đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học ở 3 trường tiểu học khác nhau.

Nội dung của đề tài, các vấn đề cần đƣợc giải quyết:
- Xác định thông số kỹ thuật vải.
- Xác định một số tính chất cơ lý của vải.
- Đánh giá các tính chất của các mẫu vải theo các tiêu chuẩn: Thành phần
xơ ISO/TR 11827:2012, Khối lượng của vải ISO 9073- 1, Độ dày vải dệt thoi
TCVN 5071:2007, Xác định mật độ sợi ISO 7211-2-84, Xác định độ bền kéo đứt
của vải ISO 7211-2-84, Xác định độ bền xé vải ASTM D1424-09-2013, Độ mao
dẫn theo phương thẳng đứng AATCC 197-2013, Độ hút hơi nước TCVN 5091:
1990.
- Đề xuất lựa chọn vải may áo sơ mi đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu
học.
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên

Lê Phúc Bình
2


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thực hiện dưới sự dướng dẫn của tiến sĩ Lê
Phúc Bình. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại trung tâm thí nghiệm
của Viện Dệt May Da giầy và Thời Trang – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
và Trung tâm thí nghiệm dệt may của Viện Dệt May Việt Nam.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn khơng
có sự sao chép từ các luận văn khác.
Hà nội, ngày 25/11/2019

Tác giả

Bùi Thị Nhung

3


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cơ giáo
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Viện Dệt may – Giày da và Thời trang. Đặc
biệt là TS. Lê Phúc Bình người đã tận tâm hướng dẫn, khích lệ và dành nhiều
thời gian giúp tơi hồn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật này.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô, cán bộ phụ trách trung tâm thí
nghiệm của Viện Dệt May Da giầy và Thời Trang – Trường Đại Học Bách Khoa
Hà Nội và Trung tâm thí nghiệm dệt may của Viện Dệt May Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tơi xin kính chúc q Thầy - Cô, các bạn đồng nghiệp sức khoẻ
và thành đạt.

Hà nội, ngày 25/11/2019
Tác giả

Bùi Thị Nhung

4



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 4
MỤC LỤC .................................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 8
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................... 12
1.1. Khái quát về đồng phục học sinh tiểu học ......................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về đồng phục học sinh............................................................... 12
1.1.2. Sự cần thiết ................................................................................................. 12
1.2. Thực trạng sử dụng đồng phục học sinh ............................................................ 14
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 14
1.2.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 17
1.3. Tiêu chí lựa chọn áo đồng phục ......................................................................... 19
1.4. Những loại chất liệu vải hiện đang được sử dụng làm đồng phục ..................... 22
1.5. Kết luận tổng quan. ............................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 30
2.1. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 30
2.1.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 32
2.1.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp lý thuyết ................................................................................ 33

2.2.2. Phương pháp lựa chọn vải theo thứ tự ưu tiên ........................................... 34
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 34
2.3. Thiết bị thực nghiệm .......................................................................................... 35
2.4. Thực nghiệm ...................................................................................................... 37
2.4.1. Xác định khối lượng vải ............................................................................. 37
2.4.2. Xác định độ dày ......................................................................................... 38
2.4.3. Xác định mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang của vải .................................. 39
2.4.4. Xác định độ bền kéo đứt của vải................................................................ 40
2.4.5. Xác định độ bền xé của vải ......................................................................... 44
2.4.6. Xác định độ mao dẫn của vải ...................................................................... 45
2.4.7. Xác định độ hút hơi nước của vải ............................................................... 46

5


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 48
3.1. Xác định thông số kỹ thuật vải mẫu ................................................................... 48
3.1.1. Khối lượng m2 vải ....................................................................................... 48
3.1.2. Độ dày vải mẫu ........................................................................................... 49
3.1.3. Mật độ sợi dọc ............................................................................................ 49
3.1.4. Mật độ sợi ngang ........................................................................................ 50
3.2. Một số tính chất cơ lý của vải mẫu .................................................................... 51
3.2.1. Độ bền kéo đứt của vải ............................................................................... 51
3.2.2. Độ bền xé rách của vải ................................................................................ 52
3.2.3. Độ mao dẫn của vải .................................................................................... 54
3.2.4. Độ hút hơi nước của vải mẫu ...................................................................... 56

3.3. Tiêu chí đánh giá lựa chọn vải may áo đồng phục học sinh tiểu học ................ 57
3.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá vải mẫu ........................................................... 57
3.3.2. Tiêu chí chống kích ứng da......................................................................... 58
3.3.3. Tiêu chí độ bền kéo đứt của vải mẫu .......................................................... 59
3.3.4. Tiêu chí độ bền xé rách của vải mẫu .......................................................... 60
3.3.5. Tiêu chí độ mao dẫn của vải. ...................................................................... 60
3.3.6. Tiêu chí độ hút hơi nước của vải ................................................................ 62
3.3.7. Đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các vải mẫu ..................................... 62
3.3.8. Lựa chọn vải may áo đồng phục học sinh tiểu học mùa hè ........................ 63
3.4. Nhận xét chương 3 ............................................................................................. 63
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66

6


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh đồng phục học sinh ............................................................... 12
Hình 1.2. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Cu Ba ......................... 15
Hình 1.3. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Nhật Bản.................... 15
Hình 1.4. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Liên Bang Nga .......... 16
Hình 1.5. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học Jeonju – Hàn Quốc ..... 16
Hình 1.6. Hình ảnh đồng phục học sinh trường Mơn Sơn 2 - Nghệ An .............. 17
Hình 1.7. Hình ảnh đồng phục học sinh trường Minh Long Hrê- Quảng Ngãi ... 18
Hình 1.8. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học Lệ Chi ......................... 18
Hình 1.9. Hình ảnh mẫu vải COTTON ................................................................ 25

Hình 1.10. Hình ảnh mẫu vải POLYESTE ......................................................... 28
Hình 1.11. Hình ảnh mẫu vải PECO .................................................................... 29
Hình 2.1. Mẫu áo đồng phục trường tiểu học Kim Sơn ....................................... 30
Hình 2.2. Mẫu áo đồng phục trường tiểu học Phú Thụy...................................... 31
Hình 2.3. Mẫu áo đồng phục trường tiểu học Lệ Chi .......................................... 32
Hình 2.4. Cân phân tích Mettler PM 6100 ........................................................... 37
Hình 2.5. Thiết bị đo độ dày ................................................................................ 38
Hình 2.6. Kính đo mật độ sợi ............................................................................... 39
Hình 2.7. Thiết bị kéo đứt vạn năng TENSILON ................................................ 40
Hình 2.8. Thiết bị thử độ bền xé rách vải ELMATEAR ...................................... 44
Hình 2.9. Thiết bị xác định độ mao dẫn ............................................................... 45
Hình 2.10. Thiết bị xác định độ hút hơi nước ...................................................... 46
Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng m2 ......................................................................... 48
Hình 3.2. Biểu đồ độ dày 3 mẫu vải (mm) ........................................................... 49
Hình 3.3. Biểu đồ mật độ sợi dọc 3 mẫu vải (sợi/10cm) ..................................... 50
Hình 3.4. Biểu đồ mật độ sợi ngang 3 mẫu vải (sợi/10cm) ................................. 50
Hình 3.5. Biểu đồ độ bền kéo đứt của vải mẫu .................................................... 51
Hình 3.6. Biểu đồ độ bền xé rách của vải (N) ...................................................... 53
Hình 3.7. Biểu đồ tốc độ mao dẫn theo phương dọc (mm/s)) .............................. 54
Hình 3.8. Biểu đồ tốc độ mao dẫn theo phương ngang (mm/s) ........................... 55
Hình 3.9. Biểu đồ độ hút hơi nước (%) ................................................................ 56

7


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn và nội dung phương pháp thử áp dụng ............................. 34
Bảng 2.2: Thiết bị sử dụng thí nghiệm. ................................................................ 35
Bảng 3.1. Thơng số kỹ thuật của vải .................................................................... 48
Bảng 3.2. Độ bền kéo đứt vải mẫu ....................................................................... 51
Bảng 3.3. Độ bền xé rách vải .............................................................................. 52
Bảng 3.4. Độ mao dẫn 20mm của các mẫu vải .................................................... 54
Bảng 3.5. Độ hút hơi nước của vải mẫu ............................................................... 56
Bảng 3.6: Năm tiêu chí dùng để lựa chọn vải mẫu .............................................. 57
Bảng 3.7. Điểm đánh giá tính chống kích ứng da của vải mẫu. .......................... 58
Bảng 3.8. Đánh giá độ bền kéo đứt vải mẫu ........................................................ 59
Bảng 3.9. Đánh giá tiêu chí độ bền xé vải mẫu ................................................... 60
Bảng 3.10. Độ mao dẫn của các mẫu trong cùng thời gian 20s ........................... 61
Bảng 3.11. Điểm đánh giá độ hút hơi nướ của vải mẫu ....................................... 62
Bảng 3.12. Đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn cho các vải mẫu ............................ 63

8


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội "tất cả
các lĩnh vực, ngành Dệt may Việt Nam cũng có những bước phát triển lớn
mạnh”. Sự phát triển của ngành đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân và xã hội. Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào khu
vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO đồng thời với xu thế
chuyển dịch cơng nghệ mang tính tồn cầu đã mở ra cho ngành một hướng đi
mới.

Sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, việc khai thác sử dụng các loại vật liệu mới vào ngành công nghiệp Dệt may
nước ta ngày càng gia tăng. Tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay những nghiên
cứu về vật liệu đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể còn chưa được quan tâm nhiều. Hầu
hết các đơn vị sản xuất hiện nay vẫn có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm là
chính, chưa có sự đầu tư, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể khi sử
dụng sản phẩm.
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, ngành Dệt may đang trên
đà phát triển mạnh mẽ theo xu hướng phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm
thân thiện với mơi trường. Do vậy, các sản phẩm may mặc có nguồn gốc tự nhiên
sẽ ngày càng được ưa chuộng vì tính chất đặc biệt của chúng. Đã từ lâu, các sản
phẩm mang tính truyền thống nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng ln có
giá trị rất cao. Các sản phẩm này mang tính ưu việt là được làm từ những chất
liệu tự nhiên, chất liệu pha có tính tiện nghi cao trong sử dụng và mang giá trị
tinh thần rất lớn. Việc phát triển các sản phẩm này theo xu hướng gia tăng chất
lượng sản phẩm, thích ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của người sử dụng,
trong đó sản phẩm cho trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Chính vì vậy, đối với vải may áo mùa hè lựa chọn làm đồng phục học sinh,
ngoài các u cầu về tính thẩm mỹ thì các u cầu sử dụng chủ yếu đối với sản
phẩm ở lứa tuổi này là: vải có độ bền kéo đứt cao, độ hút ẩm, thoát ẩm nhanh.
Do vậy vải may áo sơ mi mùa hè dùng làm đồng phục học sinh người ta
thường chọn áo cho trẻ em từ loại vải mỏng, thưa, từ sợi thiên nhiên hoặc vải pha
từ sợi thiên nhiên với sợi tổng hợp.

9


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Đây là vấn đề đã và đang là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp.
Nghiên cứu các tính chất của vật liệu độ thống khí, độ hút ẩm nhằm tăng chất
lượng của sản phẩm là một vấn đề quan trọng đặt ra cần sớm giải quyết.
Quần áo phải đáp ứng các yêu cầu của người mặc khi làm việc trong các
điều kiện khác nhau, đặc biệt là trong trường hợp của trẻ em, một phần hiệu suất
của chúng được phản ánh bởi quần áo của chúng, do chuyển động cơ thể liên tục.
Đồng thời thiết kế phải phù hợp với mọi nhu cầu của trẻ em cũng như chính
quyền nhà trường.
Đồng phục học sinh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu, một nét
riêng của mái trường hiện đại ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói
chung. Đồng phục học sinh khơng những giúp tạo một mơi trường nghiêm túc,
đầy tính kỷ luật mà thẩm mỹ của mỗi bộ đồng phục học sinh cũng tạo nên nét
đẹp, sự nổi bật cho trường học, giúp nhà trường xây dựng hình ảnh, truyền thống
mẫu mực của ngơi trường. Chính vì vậy đồng phục học sinh phải thật sự đẹp và
phù hợp với đặc trưng của ngôi trường, không những thế đồng phục học sinh còn
phải rộng rãi tạo sự thoải mái cho người mặc khi vận động hay tham gia vào các
hoạt động ngoại khóa của trường học.
Đồng phục là rất cần thiết và đặc biệt gắn bó với học sinh hơn vì khi khốc
trên mình những bộ đồng phục sẽ trở thành một khối đồn kết thống nhất. Vì vậy
trẻ em cần có những bộ đồng phục học sinh có chất liệu vải tốt, tháng mát, hút
ẩm cao bên cạnh đó cũng địi hỏi thiết kế cũng rộng rãi, thoải mái để không cản
trở các hoạt động của chúng. Để nhận thấy tính cấp thiết của áo đồng phục học
sinh như thế nào em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của
vải cho áo sơ mi mùa hè dùng làm đồng phục cho học sinh tiểu học”
Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải áo sơ mi mùa hè như khối lượng
(g/m2), độ bền kéo đứt (N), độ bền xé (N), độ hút hơi nước (%), độ mao dẫn
(mm/s) của vải sử dụng đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của 3 loại vải áo
đồng phục mùa hè cho học sinh tiểu học tại 3 trường tiểu học khác nhau.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc tính của vải áo sơ mi
dùng làm đồng phục, lựa chọn vải phù hợp với đối tượng là học sinh tiểu học.

10


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu đã học
Nghiên cứu thông tin, các tài liệu tiêu chuẩn liên quan đến vải
may áo sơ mi đồng phục học sinh.
Xử lý số liệu thí nghiệm bằng phần mềm Microsoft Office Excel.
+ Phương pháp thực nghiệm:
Thí nghiệm xác định các thông số kỹ thuật của vải theo tiêu chuẩn phù hợp
Nội dung chính luận văn được trình bày trong ba chương sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
* Kết luận của luận văn

11


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về đồng phục học sinh tiểu học
1.1.1. Khái niệm về đồng phục học sinh
Theo học giả Joseph (1986): Đồng phục học sinh là một trang phục có
những tiêu chuẩn riêng và được mặc chủ yếu trong các trường học [1]
Đồng phục học sinh là bộ quần áo chuẩn của một cơ sở giáo dục dành riêng
cho tất cả học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông sử dụng khi học tập và
sinh hoạt tập thể tại trường.
Đồng phục học sinh là trang phục bắt buộc các em học sinh phải mặc mỗi
khi đến trường.
Đồng phục học sinh là một bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu
cách cho đến các biểu tượng logo. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để
phù hợp với tất cả người mặc
Đồng phục học sinh là trang phục giúp thể hiện sự nghiêm túc trong học tập
và tạo cảm giác bình đẳng, đồng điệu, xây dựng tính đồn kết của tất cả học sinh.
Đồng phục tạo sự bình đẳng và gắn kết giữa các học sinh, đồng thời kết nối với
văn hóa địa phương. [2]

Hình 1.1. Hình ảnh đồng phục học sinh
1.1.2. Sự cần thiết
Công nghiệp phát triển, cùng với sự phát triển ở tất cả các ngành. Đồng
phục là trang phục được sử dụng cho học sinh của một trường và mặc khi đến
trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống
12


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


của nhà trường, góp phần xây dựng mơi trường học tập, nếp sống văn hố cơng
nghiệp mũi nhọn, việc khai thác sử dụng các loại vật liệu mới vào ngành dệt may
nước ta ngày càng đa dạng và phong phú.
Trong những năm gần đây khi việc mặc đồng phục được coi như một nội
quy bắt buộc đối với các học sinh mỗi khi đến trường thì đã có một sự đa dạng
trong mẫu mã và kiểu dáng của bộ đồng phục học sinh. Sản phẩm áo sơ mi là
nhóm sản phẩm địi hỏi kỹ thuật cao, có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác
nhau. Theo đặc điểm cấu tạo được chia thành hai loại.
+ Đồng phục chi phối bởi các yếu tố: điều kiện kinh tế, môi trường, truyền
thống văn hóa, sinh hoạt học tập và thời trang của từng trường.
+ Đồng phục học sinh phục vụ một số chức năng quan trọng như giúp ngăn
chặn các nhóm hình thành trong khn viên trường, khuyến khích kỷ luật, giúp
học sinh chống lại áp lực ngang hàng, giúp xác định những kẻ xâm nhập trong
trường học, giảm bớt các rào cản kinh tế và xã hội giữa sinh viên, tăng cảm giác
tự hào và trường học, cải thiện sự tham dự [3]
+ Đồng phục học sinh được xây dựng có sự kết hợp tốt giữa các đặc tính
thoải mái, thẩm mỹ và chúng có đặc tính bảo trì vừa phải và có hiệu quả về chi
phí tốt [4]
+ Đồng phục học sinh giúp làm giảm sự phân biệt giàu nghèo trong trường
học hạn chế tâm lý tự ti mặc cảm về bản thân, ngại hồ đồng với các bạn có hoàn
cảnh kinh tế khác nhau.
+ Đồng phục học sinh giúp các gia đình tránh được nhiều khoản chi phí cho
mua sắm, may mặc quần áo do chạy đua theo thời trang.
+ Đồng phục học sinh tạo nên nét đẹp riêng, phong cách và sắc thái riêng
cho mỗi nhà trường. Đồng phục học sinh là nét đẹp truyền thống của mỗi mái
trường không chỉ ở Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia.

13



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.2. Thực trạng sử dụng đồng phục học sinh
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế của nước nhà cũng không
ngừng phát triển, cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng
cao. Vật liệu may lên một bộ đồng phục học sinh thì rất đa dạng nhưng trong
thực tế hiện nay việc các nhà thiết kế và sản xuất đồng phục học sinh trên thị
trường chỉ quan tâm đến tính kinh tế và tính thẩm mỹ mà thiếu sự chú ý đến tính
tiện nghi, tính sử dụng cũng như tính bảo quản và bảo vệ. Chính vì thiếu sự quan
tâm đến các yếu tố trên nên khơng ít sản phẩm đồng phục học sinh trong thời
gian sử dụng gặp phải các hiện tượng như: Vải sổ lơng, khơng ổn định kích thước
sau khi giặt, gây dị ứng cho da, quần áo dễ bắt bụi khi mặc, có cảm giác nóng
bức, khơng thấm hút mồ hôi... Mặt khác bộ đồng phục học sinh không ổn định
các tính năng sử dụng, tính tiện nghi, tính thẩm mỹ.. thì sẽ khơng đảm bảo được
nhu cầu của người sử dụng gây tốn kém cho người tiêu dùng.
Bộ đồng phục học sinh hiện nay ở một số trường trong thành phố cũng như
các tỉnh thành trong cả nước vẫn cịn khơng ít các sản phẩm chưa đảm bảo về các
tính năng sử dụng, tính tiện nghi ... điều này làm ảnh hưởng đến tư duy phát triển
của các em trong quá trình học tập.
1.2.1. Trên thế giới
Mọi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa mang bản sắc riêng của
mình và gắn với văn hố và phong tục, tập quán của từng nước, đồng phục các
quốc gia trên thế giới đều có những kiểu dáng riêng biệt và không trùng nhau. Từ
màu sắc, hoa văn, đường nét và quy chuẩn đồng phục đều được đưa ra dựa trên
sự kế thừa từ văn hoá truyền thống, từ quan điểm xây dựng văn hoá học đường
cũng như quan điểm giáo dục. Những mẫu đồng phục của học sinh các nước sau
đây sẽ cho chúng ta thấy được nét văn hóa của từng nước ẩn mình trong đó.

- Dưới đây là những bộ đồng phục học sinh đẹp nhất trong đó mỗi một đất
nước, một ngơi trường hay một vùng miền đều sở hữu đồng phục riêng biệt cho
mình.
- Đồng phục học sinh tại một trường thuộc đất nước Cu Ba khá đơn giản
gồm áo sơ mi trắng, cổ đức bẻ ra ngồi , tay áo ngắn trơng khỏe khoắn, năng
động.

14


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.2. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Cu Ba
- Nếu nói tới đồng phục học sinh thì Nhật Bản là quốc gia có những mẫu
đồng phục được ra đời sớm và gắn bó với nhiều bối cảnh lịch sử nhất. Hiện
nay đồng phục học sinh tiểu học Nhật Bản đều có những nét thiết kế độc đáo
riêng. Với thiết kế hết sức đơn giản, những chiếc áo sơ mi trắng cổ bẻ kết hợp ca
vát, nơ cổ tạo lên một phong cách sang trọng, thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu.

Hình 1.3. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Nhật Bản

15


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


- Đồng phục của trường tiểu học ở Kazminskoyei- Liên bang Nga, áo sơ mi
trắng, cổ bẻ kết hợp khăn quàng đỏ trong buổi lễ chào cờ thật nghiêm trang và
lịch sự.

Hình 1.4. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học- Liên Bang Nga
- Đồng phục học sinh Hàn Quốc gây ấn tượng về thiết kế hiện đại và ấn
tượng. Áo sơ mi trắng, cổ bẻ, phối thêm cà vạt kẻ caro màu đỏ tạo lên sản phẩm
sang chảnh, năng động.

Hình 1.5. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học Jeonju – Hàn Quốc
16


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đồng phục học sinh trong những năm gần đây lại càng
được coi trọng. Do nhu cầu đổi mới đồng phục khiến cho các đơn vị may đồng
phục phát triển nở rộ. May đồng phục học sinh có những đặc thù riêng biệt và
khơng phải đơn vị nào cũng đáp ứng được yêu cầu đó.
+ Đồng phục học sinh trường tiểu học Mơn Sơn 2, huyện Con Cuông- Nghệ
An. Những chiếc áo sơ mi trắng cổ bẻ được phối thêm viền cổ tạo lên phong cách
riêng của trường và nhấn thêm độ mềm mại của cổ áo, kết hợp với tay áo ngắn
tạo cảm giác thoải mái với khí hậu trên vùng cao.

Hình 1.6. Hình ảnh đồng phục học sinh trường Mơn Sơn 2 - Nghệ An
+ Đồng phục trường THCS Dân tộc nội trú Minh Long Hrê. Sự phối hợp
giữa trang phục dân tộc với bộ quần tây, áo trắng tôn lên vẻ đẹp cho học sinh

nam rất mạnh mẽ, khỏe khoắn.

17


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.7. Hình ảnh đồng phục học sinh trường Minh Long Hrê- Quảng Ngãi
+ Đồng phục trường tiểu học Lệ Chi- Gia Lâm- Hà Nội: Những chiếc áo sơ
mi trằng, cổ đức, kết hợp logo tay áo đã thể hiện rõ được phong cách thật giản
đơn và nhã nhặn.

Hình 1.8. Hình ảnh đồng phục học sinh trường tiểu học Lệ Chi

18


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

1.3. Tiêu chí lựa chọn áo đồng phục
Trong thực tế có rất nhiều loại vải được sử dụng để may quần áo, tuy nhiên
đối với những môi trường và đối tượng sử dụng khác nhau thì các yêu cầu đặt ra
đối với loại vải sử dụng cũng khác nhau. Trong mùa hè nhiệt độ môi trường
thường xuyên cao hơn nhiệt độ trên bề mặt da của cơ thể, đặc biệt trẻ em đùa,
nghịch nhiều có thể chạy ra ngồi nắng cho nên mồ hơi ra nhiều. Chính vì vậy,
đối với vải may quần áo mùa hè, ngoài các yêu cầu về tính thẩm mỹ thì các u

cầu sử dụng chủ yếu đối với sản phẩm ở lứa tuổi này là: vải có độ bền kéo đứt,
độ thống khí cao, độ hút ẩm tốt.
* Điều kiện kinh tế
Trong xã hội ta hiện nay, đang có sự phân hóa về giàu, nghèo. Đối với
nhưng gia đình khá giả thì con em họ được mặc đẹp, những gia đình có hồn
cảnh khó khăn thì con em họ khơng được mặc đẹp mỗi khi đến trường.
Do vậy bộ đồng phục học sinh có tác dụng xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm
về giàu nghèo giữa các em học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
Bộ đồng phục học sinh cịn có tác dụng tơn thêm nét đẹp tuổi học trị, đảm
bảo tính nghiêm túc, tránh được những kiểu ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi
học sinh ở trong các nhà trường.
Bộ đồng phục còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thơng,
giúp các em tránh được những hành động và việc làm không phù hợp. Tuy bộ
đồng phục học sinh có nhiều ưu điểm, song việc thực hiện đồng phục trong nhà
trường ở thành phố và các tỉnh thành của cả nước vẫn cịn là vấn đề khó khăn mà
chúng ta cần phải khắc phục.
Vì hiện nay do thu nhập không đều nên để mua được bộ đồng phục cho con
em đối với các gia đình khá giả thì khơng thành vấn đề, nhưng đối với các gia
đình có thu nhập thấp và các gia đình nghèo ở các tỉnh ngoại thành thì cịn khó
khăn.
Vì vậy tơi căn cứ vào điều kiện thực tiễn của xã hội nghiên cứu lựa chọn vật
liệu mà công ty đã và đang thiết kế những bộ đồng phục có chất liệu vải phù hợp
và đảm bảo tính mỹ thuật, tính kỹ thuật, tính bền chắc, tính tiện nghi trong sử
dụng và có giá thành vừa phải phù hợp với đại đa số người dân có thu nhập trung

19


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

bình. Thơng thường các bộ đồng phục ở Việt Nam có giá trung bình 150- 500.000
VNĐ.
* Điều kiện khí hậu.
Không chỉ dựa trên chất lượng vải, để thiết kế được một bộ đồng phục hợp lý
cho học sinh còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Việt Nam khí hậu nóng nhiều thì địi hỏi kiểu dáng áo đồng phục phải rộng,
thống mát, thấm mồ hơi để học sinh dễ hoạt động và vui chơi tạo cảm giác thoải
mái.
Vải đồng phục học sinh phải được kiểm tra đầu tiên về thành phần như sợi có
khả năng thấm hút mồ hơi, chất liệu vải có phù hợp với thời tiết, độ bền màu của
vải, loang màu, phai màu khi giặt, khi phơi, khi tiếp xúc với mồ hôi.
Do vậy mùa hè người ta thường chọn áo cho trẻ em từ loại vải mỏng, thưa,
từ sợi thiên nhiên hoặc vải pha từ sợi thiên nhiên với sợi tổng hợp.
Nhóm chỉ tiêu cơ lý cũng rất quan trọng vì trẻ em thường rất hiếu động do vậy
sản phẩm đồng phục phải đạt độ bền qua kiểm tra như khi chạy nhảy, trẻ ngồi nhiều
trên ghế cọ xát qua lại vải có bị xù lơng, làm cho bộ đồng phục xấu đi, đồng phục
có làm trẻ vướng víu, khó khăn trong vận động hay khơng..
Ở Miền Bắc, học sinh thường có hai bộ đồng phục là mùa hè và mùa đơng,
hai mùa có khí hậu hoàn toàn đối lập nhau. Vào mùa hè, các trường khu vực phía
Bắc sẽ may những bộ đồng phục ngắn tay với chất vải mát. Cịn mùa Đơng sẽ là
những bộ đồ gió ấm với nỉ hoặc bơng bên trong để giữ ấm cơ thể. Điều này còn tạo
nên sự đa dạng trong cách lựa chọn đồng phục ở Việt Nam.
* Dị ứng và kích ứng da do quần áo.

Do đặc điểm sinh lý chưa phát triển toàn diện, nên học sinh tiểu học thường
có làn da nhạy cảm hơn các học sinh lớp lớn.
Da nhạy cảm không nhất thiết là da dị ứng, da nhạy cảm là tình trạng da dễ
bị tác động bởi các yếu tố ngoại sinh và gây nên các phản ứng tiêu cực trên da.

Phản ứng nhạy cảm này liên quan trực tiếp đến tình trạng bị kích thích q mức
của các các mút thần kinh dưới da. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, da
nhạy cảm sẽ có các biểu hiện khác nhau, ví dụ như cảm giác, nóng bừng và
thường kèm theo mẩn đỏ.
20


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Phân biệt kích ứng, dị ứng da về mặt biểu hiện bên ngồi thì cả hai trường
hợp này làn da đều bị ngứa, đỏ và sưng. Tuy nhiên, khi bị dị ứng da, các hiện
tượng này sẽ xuất hiện vùng lớn, nơi mà tác nhân dị ứng không thể tiếp xúc. Kèm
theo đó là hiện tượng khó thở, mạch rối loạn. Trong khi đó kích ứng chỉ xuất
hiện ở vùng da có tiếp xúc với tác nhân, thường có diện tích nhỏ.
Kích ứng da cịn gọi là viêm da tiếp xúc, không liên quan đến phản ứng của
hệ miễn dịch, nó gây viêm, tổn thương bề mặt da. Tác nhân gây nên kích ứng
thường là các hóa chất mạnh trong hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, tĩnh điện và ma
sát với quần áo, hay các phụ trang. một số người có thể bị kích ứng bởi một chất
hoặc ngun liệu nào đó, một số khác thì lại khơng bị.
Tính kích ứng da là một tiêu chí quan trọng hàng đầu cho việc lựa chọn
vải làm đồng phục học sinh tiểu học. Với thời gian sử dụng liên tục nhiều giờ
trong ngày, nhiều ngày trong tuần và với đối tượng có làn da nhạy cảm do vậy
nhà trường nên quan tâm đến tiêu chí này để tạo sự thoải mái cho học sinh khi sử
dụng đồng phục của nhà trường.
* Độ bền cơ học của vải
Trong thực tế sản phẩm may mặc chịu nhiều tác động của lực kéo bởi cử
động của con người trong quá trình mặc, giặt. Do vậy sản phẩm may mặc phải
đảm bảo độ bền đứt cũng như độ giãn đứt trong quá trình sử dụng tương ứng với

chức năng của chúng. Độ bền đứt của vải chịu ảnh hưởng nhiều nhất là độ bền
đứt của sợi, sau đó là đến kiểu dệt, và mật độ sợi. Nhưng độ bền của sợi lại phụ
thuộc nhiều nhất vào độ bền của xơ tạo ra nó. Vậy một sợi có cấu trúc và chi số
hồn tồn giống nhau nhưng sẽ có độ bền đứt hồn tồn khác nhau nếu nó được
làm ra từ loại xơ khác nhau…
* Độ thấm hút hơi nƣớc của vải
Biểu hiện qua khả năng hút ẩm và mao dẫn của vải
Khả năng hút ẩm của vải rất quan trọng đối với sản phẩm may mặc, khi các
loại vải tiếp xúc với mơi trường có độ ẩm cao hoặc trực tiếp với chất lỏng thì
trọng lượng của các loại vải tăng lên. Điều đó chứng tỏ vải đã nhận được một
lượng chất lỏng người ta gọi là độ thấm hút hơi nước. Khả năng hấp thụ của vải
khác nhau phụ thuộc vào các loại xơ, sợi tạo nên, và sự liên kết của các loại sợi
này.
21


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Độ mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải, theo chiều
thẳng đứng ở điều kiện khí hậu và thời gian qui định. Vì vậy quần áo mùa hè thì
độ mao dẫn càng lớn thì rất tốt cho người khi sử dụng.
* Phương pháp lựa chọn vải theo thứ tự ưu tiên
Chọn vải theo thứ tự ưu tiên dựa vào điểm tổng hợp từ 5 tiêu chí được
chọn và tính hệ số ưu tiên của các tiêu chí theo mức độ quan trọng.
Hệ số 1: Ứng với yêu cầu cơ bản.
Hệ số 2: Ứng với yêu cầu quan trọng.
Hệ số 3: Ứng với yêu cầu rất quan trọng.
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo thang điểm đánh giá từ 1÷10đ.

Ngồi các tiêu chí lựa chọn vải trên luận văn có đề xuất một cách thức đánh
giá lựa chọn vải theo các tiêu chí đánh giá khác nhau trên 3 mẫu vải. Từ đó có thể
so sánh được các mức độ quan trọng và lựa chọn ra 1 loại vải phù hợp nhất để sử
dụng làm áo sơ mi đồng phục học sinh tiểu học.
1.4. Những loại chất liệu vải hiện đang đƣợc sử dụng làm đồng phục
Những loại chất liệu trên thị trường hiện nay được sử dụng cho cả người
lớn và trẻ em khá đa dạng và phong phú về kiểu dáng, màu sắc cũng như về chất
liệu. Chất liệu của vải sử dụng cho lứa tuổi từ 6-11 tuổi được đặt lên hàng đầu, vì
đây là nhóm tuổi mà da, cơ thể chúng cịn rất nhạy cảm cần phải được bảo vệ tốt.
Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu cho các sản phẩm nhóm này của nhà
sản xuất hiện nay trên thị trường chủ yếu là chất liệu mềm, thống khí, hút ẩm
cao đó là chất liệu cotton và cotton pha polyeste.
Những chất liệu này đã đưa thông tin đến cho các bà mẹ về khả năng
thống khí và khả năng chống tia tử ngoại hay chưa, mà ở đây người mua chi dựa
vào thông tin trên sản phẩm về chất liệu của vải.
Vì vậy đây là vấn đề mà các bà mẹ rất quan tâm, dựa vào đâu để họ có thể
tin tưởng vào chất liệu họ mua là tốt và đây cũng là vấn đề mà trong luận văn sẽ
đề cập tới.
Đối với người sử dụng sản phẩm này thì khả năng thống khí, khả năng
thấm hút mồ hơi khơng cao...và đặc biệt nếu việc kiểm sốt khơng tốt trong q
trình sản xuất thì cịn lượng hố chất và dung mơi chưa được loại bỏ hồn tồn
khỏi vải sẽ gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng sau này. Do đó, xơ sợi tự nhiên
22


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

truyền thống như bông, tơ tằm.... Với những ưu điểm như tính thơng thống, khả

năng hút ẩm, tính sinh thái cao, khả năng tái sử dụng, vẫn chiếm ưu thế trên thị
trường hiện nay.
+ Vải Cotton ( xơ bông)
Thuộc nhóm vải sợi thiên nhiên
Nguồn gốc: sợi được dệt từ sợi bông của cây bông vải, một loại cây trồng
được biết đến từ thời cổ đại. Sợi bông thân thiện với da người và không tạo ra
các nguy cơ dị ứng (không làm ngứa), được dùng phổ biến cho ngành dệt may
Thành phần làm từ xơ bơng có dạng tế bào hình ống, đầu khép kín, thành
mỏng chứa đầy chất ngun sinh, độ xoắn tự nhiên.
Xơ bơng có cấu trúc chặt chẽ, độ định hướng cao, vật liệu khá cứng. Cấu
trúc mạch đại phân tử không đồng nhất gồm pha tinh thể và pha vơ định hình.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giữa vùng kết tinh và vùng vô định hình trong
xơ là 2:1. Các mạch đại phân tử dạng dây hấp dẫn nhau bằng liên kết hydro, còn
các mạch sẽ hấp dẫn nhau bằng lực liên kết Vandecvan.
Tính chất cơ học:
Xơ bơng là một loại xơ mảnh có độ bền tốt.
Độ bền tương đối (g/tex): Khô: 25 40 g/tex, ướt tăng

10 20% so với

khô.
Độ giãn đứt: Khô: 6 8 g/tex, ướt tăng

7 10% so với khô.

Độ phục hồi: Kéo dãn 2% thì phục hồi đến 74%; kéo dãn 5% thì phục hồi
45%.
Tính chất cơ lý:
Khối lượng riêng: γ


1,52

1,56 g/cm3.Độ ẩm ở điều kiện chuẩn:W =

8,5 %
Độ bền nhiệt: Xenlulo có độ bền nhiệt tốt. Ở 120 1300C xơ bông trở nên
vàng. Nhưng vượt quá nhiệt độ này bắt đầu có sự thay đổi và đặc biệt sau 1600C
thì quá trình phá hủy nhanh hơn. Sau 1800 quá trình phá hủy diễn ra rất mạnh.
Trạng thái ướt 120oC xơ bắt đầu giảm bền, 220- 400oC bị phân hủy mạnh.
Khả năng hút ẩm và hòa tan :

23


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

+ Không tan trong nước, hàm ẩm 8- 8,5% làm vật liệu dễ hút ẩm, thấm mồ
hôi, vệ sinh, giúp loại trừ sự tích tụ tĩnh điện.
+ Khơ chậm do nước liên kết với xơ khá chặt, rất dễ nhiễm bẩn do tính
háu nước.
+ Trong nước trương nở nhưng lấy lại hình dạng ban đầu khi khơ
+ Tan trong đồng amoni [Cu(NH3)4].
Khả năng nhuộm: Do có nhiều nhóm (-OH) nên xơ bơng có thể nhuộm
bằng thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, hồn ngun hay lưu huỳnh.
Tính dễ nhàu: Do chứa nhiều nhóm có cực nên lực tương tác giữa các
mạnh, dễ tái hợp lại ở vị trí mới ngăn cản vật liệu phục hồi biến dạng. Do bông
dễ hút ẩm, trương nở trong nước nên dễ bị biến dạng.
Độ bền ánh sáng: chịu ánh sáng tốt nhưng nếu để kéo dài bơng sẽ vàng.

Tính cháy: Xơ bơng là vật liệu cháy rất mạnh. Cháy khi có ngọn lửa hỗ trợ.
Khi rút lửa ra vẫn cháy, khi cháy xenlulo có mùi thơm như giấy cháy, tro rời và
màu trắng.
Hiện nay, nước ta đang tập trung phát triển ngành trồng bông nhằm cung
cấp một sản lượng lớn cho ngành dệt, một số tỉnh trồng bơng như : Ninh Thuận,
Bình Thuận, Tây Ngun, một phần Đơng Nam bộ và miền núi phía Bắc. Trên
đất này, năng suất bông cao nhất chỉ đạt 1.000 – 1.200 kg/ha. Cũng có thể phát
triển thêm một phần diện tích bơng ở những vùng đất tốt. Nếu đảm bảo được về
yếu tố giống, quy trình kỹ thuật tốt, năng suất bơng có thể đạt trên 3 tấn/ha, đảm
bảo cạnh tranh được và cung cấp một lượng lớn cho ngành dệt.
- Vải cotton nguyên chất là loại vải lý tưởng để sử dụng làm đồng phục học
sinh.

24


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.9. Hình ảnh mẫu vải COTTON
Có nhiều loại nguyên liệu khác nhau sử dụng cho vải để may sản phẩm áo
đồng phục học sinh. Sợi thiên nhiên có cấu tạo từ các sợi bông, lanh, gai, len
hoặc tơ tằm tuy nhiên sợi bơng hay cịn gọi là sợi thành phần 100% cotton được
dùng phổ biến nhất.
Thông thường mùa hè nên chọn vải 100% cotton, lanh, đũi, lụa sẽ cho cảm
giác mềm, mịn, mát nhất, tuy nhiên lại có nhược điểm là dễ bị co, nhăn và nhàu.
Để tận dụng ưu điểm của các loại chất liệu, các mặt hàng vải pha được sản
xuất và sử dụng rất phổ biến trên thế giới cũng như trong nước để hạ giá thành
sản phẩm và tạo ra sản phẩm kết hợp được những ưu điểm của các loại thành

phần nguyên liệu nhằm các mục đích như .
Giảm giá thành sản phẩm, thông thường người ta pha Polyester với bông
hoặc Polyester với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bơng là hai loại
ngun liệu có giá thành cao hơn nhiều so với Polyester.
Đạt hiệu quả về mặt chất lượng và số lượng cũng như trong bảo quản và sử
dụng sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy của vi sinh vật, lại có khả năng chống
biến dạng cao, giữ được hình dáng thẩm mỹ lâu dài.

25


×