Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.2 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ THANH HUYỀN

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2007

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ THANH HUYỀN

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ
: 603850

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

HÀ NỘI - NĂM 2007



LỜI CAM ĐOAN

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI
ĐẦU……………………………………………………………………………
……..1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ……………………………………..5
1.1. Tổng quan về hợp đồng ………………………………………………...5
1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng………………….….5
1.1.2. Giao kết hợp đồng………………………………………………..7
1.1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng…………………………………7
1.1.2.2. Đề nghị giao kết hợp
đồng……………………………………..9
1.1.2.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng………………………10
1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng……………………………11
1.1.4. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô
hiệu……………………..13
1.1.5. Vi phạm hợp đồng và chế tài………………………………………..18
1.1.6. Chấm dứt hợp đồng……………………………………………..19
1.2. Hợp đồng mua bán hàng
hố………………………………………….19
1.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hố thơng thường…………………...19
1.2.1.1. Khái niệm hàng hoá và hợp đồng mua bán hàng
hoá……19

1.2.1.2. Xác lập hợp đồng mua bán hàng
hoá…………………….22

4


 Chào
hàng…………………………………………………..23
 Chấp nhận chào hàng………………………………………25
1.2.1.3. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng
hóa……………….27
1.2.1.4. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa………………….31
Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng ………………………31
 Nghĩa vụ của người bán hàng………………………………..32
 Quyền và nghĩa vụ của người mua hàng…………………35
 Quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ……………………….….. 37
 Chuyển quyền sở hữu và chuyển giao trách nhiệm gánh
chịu rủi ro đối với hàng hoá………………………………38
1.2.1.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá và
trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hoá………...40
 Trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hoá…………………………………………………………40
 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá……..42
1.2.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế………………………….46
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế…………………………………………………………….46
1.2.2.2. Xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế…………….47
 Về chào hàng và chấp nhận chào hàng…………………….47

 Các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc
tế……………………………………………………………49

5


1.2.2.3. Điều kiện có hiệu lực của các hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế…………………………………………………………….50
 Về chủ thể của hợp đồng………………………………………50
 Về đối tượng của hợp đồng………………………………..51
 Về nội dung của hợp đồng……………………………….……52
 Về hình thức của hợp
đồng………………………………..52
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………55
2.1. Một số chế định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá trong
pháp luật Việt Nam hiện nay………………………………………………55
2.1.1. Chế định thương nhân……………………………………………….55
2.1.2. Chế định pháp luật về hợp đồng và hợp đồng MBHH………...63
2.1.2.1. Về xác lập hợp đồng
MBHH……………………………...65
2.1.2.2. Hiệu lực của hợp đồng MBHH…………………………...67
2.1.2.3. Về trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng
MBHH…..68
2.1.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
MBHH………………….77
2.2. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt

Nam hiện nay……………………………………………………………….81
2.2.1. Chế định về thương
nhân……………………………………….82
2.2.2. Chế định pháp luật về hợp đồng và hợp đồng MBHH………...83

6


Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………89
3.1. Định hướng chung trong việc hoàn thiện pháp luật thương mại
về hợp đồng MBHH ở Việt Nam hiện
nay…………………………...89
3.2. Kiến nghị về những vấn đề cụ thể để hoàn thiện pháp luật
thương mại trong lĩnh vực hợp đồng
MBHH………………………..90
KẾT LUẬN ………………………………………………………………...95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….97

7


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS

: Bộ luật dân sự

LTM


: Luật thƣơng mại

MBHH

: Mua bán hàng hoá

PLHĐKT

: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

PLTTGQVAKT

: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

PLTTTM

: Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại

VBPL

: Văn bản pháp luật

UBND

: Uỷ ban nhân dân


TAND

: Toà án nhân dân

8


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Hợp đồng là một chế định pháp luật cơ bản, mang tính truyền thống
trong lĩnh vực luật tƣ. Hợp đồng là hình thức pháp lý đảm bảo cho các giao
lƣu dân sự - kinh tế - thƣơng mại trong xã hội vận động và phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam –
Hoa kỳ đã có hiệu lực, Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO) thì nhu cầu hồn thiện Pháp luật về hợp đồng và hợp đồng mua bán
hàng hố (MBHH) càng trở nên cấp thiết hơn bao gìơ hết.
Trƣớc địi hỏi của tình hình mới hiện nay, hàng loạt văn bản pháp luật
mới đã đƣợc ban hành thay thế cho những quy định cũ đã trở nên lạc hậu.
Điển hình là sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế cho Bộ luật Dân
sự năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thƣơng mại
Việt Nam năm 2005 thay thế cho Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Doanh
nghiệp năm 2005 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh
nghiệp Nhà nƣớc năm 2003…
Vấn đề đƣợc đặt ra là hệ thống các văn bản mới đƣợc ban hành đó đạt
đƣợc hiệu quả đến mức nào, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở mức độ nào trong
việc điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá hiện nay ở Việt Nam, những vấn
đề nào cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ
thống các quy định pháp luật về hợp đồng MBHH ở Việt Nam hiện nay, đảm
bảo hiệu quả của pháp luật trong thực tiễn, tạo một mơi trƣờng pháp lý an

tồn cho hoạt động MBHH, đồng thời đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế.
Có thể thấy, nhu cầu hồn thiện hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh
quan hệ hợp đồng MBHH tại Việt Nam hiện nay đang trở nên một nhu cầu
cấp thiết trong hoàn cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ hội nhập ngày

1


càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hợp đồng mua bán hàng hố là một chế định truyền thống của pháp
luật thƣơng mại. Do đó, những vấn đề liên quan đến chế định này đã đƣợc
nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ
khác nhau, cụ thể có các cơng trình nghiên cứu và bài viết nhƣ: “Tìm hiểu
một số quy định của WTO về các lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá đặc thù và
việc tham gia của các nƣớc” của Th.s. Bùi Thị Lý, “ Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” do PGS. TS. Nguyễn
Nhƣ Phát ( chủ biên), “ Chuyên khảo Luật Kinh tế” của PGS.TS. Phạm Duy
Nghĩa, “ Pháp luật thƣơng mại về mua bán hàng hố - Thực trạng và nhu cầu
hồn thiện” của Ths. Đặng Quốc Tuấn, “ Các chế định cụ thể về các loại hành
vi thƣơng mại nên đƣợc xử lý nhƣ thế nào trong Luật Thƣơng mại sửa đổi và
phƣơng pháp điều chỉnh” của PGS. TS. Mai Hồng Quỳ…
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu phát triển mạnh mẽ
của thực tiễn mà có một số lƣợng lớn các văn bản pháp luật quan trọng đƣợc
sửa đổi hoặc ban hành mới để thay thế cho những văn bản và quy định pháp
luật cũ đã lỗi thời, khơng cịn đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn hiện nay. Các
cơng trình nghiên cứu, bài viết trên lại đƣợc hình thành trên cơ sở các văn bản
pháp luật cũ, do vậy, cơ sở pháp lý của các vấn đề nêu ra trong các cơng trình
đó phần nào bị sai lệch và khơng cịn phù hợp với thực tiễn pháp lý hiện nay.

Luận văn này nghiên cứu chế định hợp đồng MBHH trên cơ sở pháp lý
là các quy định pháp luật hiện hành, do đó, đảm bảo tính thời sự và đáp ứng
yêu cầu thực tiễn hoạt động MBHH hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Dựa trên việc phân tích các cơ sở lý luận về hợp đồng và hợp đồng
MBHH, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp

2


luật trên cơ sở các quy định mới của pháp luật, luận văn đƣa ra những đánh
giá khách quan về những vấn đề còn tồn tại trong các quy định của hệ thống
pháp luật thƣơng mại điều chỉnh hợp đồng MBHH, trên cơ sở đó đề xuất
những phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
thƣơng mại về hợp đồng MBHH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
+ Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật
hợp đồng điều chỉnh hoạt động MBHH.
+ Phân tích về thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại, từ đó đƣa ra những đánh giá
khách quan về những điểm còn bất cập trong hệ thống pháp luật thƣơng mại
hiện hành và nhu cầu hoàn thiện.
+ Đề xuất phƣơng hƣớng chung và những giải pháp cụ thể nhằm tiếp
tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thƣơng mại điều chỉnh quan hệ hợp đồng
MBHH ở Việt Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu những chế định pháp luật liên quan đến
hợp đồng MBHH trong pháp luật Việt Nam hiện hành, nhằm thơng qua đó
thấy đƣợc mức độ hiệu quả trong thực tiễn của pháp luật thƣơng mại hiện

hành trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng MBHH.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp: phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp
luật học so sánh,… nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ cơ sở lý
luận của các chế định hợp đồng và hợp đồng MBHH, nghiên cứu thực trạng
điều chỉnh và thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật thƣơng mại hiện hành
đối với hợp đồng MBHH, từ đó tổng hợp thơng tin về mặt lý luận và thực tiễn

3


của vấn đề nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật thƣơng
mại về hợp đồng MBHH trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngồi phần Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục thì luận
văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng và hợp đồng
MBHH.
Chƣơng 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật đối với hợp đồng MBHH theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng và hợp đồng
MBHH trong pháp luật Việt Nam hiện nay.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
1.1.Tổng quan về hợp đồng:

1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng:
Hợp đồng là một trong những chế định cơ bản và quan trọng nhất của
hệ thống pháp luật dân sự. Nó điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội và là nền
tảng trong các giao dịch kinh doanh – thƣơng mại. Dù đƣợc hình thành trong
lĩnh vực xã hội nào thì hợp đồng cũng ln mang những đặc điểm chung sau
đây:
Thứ nhất: Yếu tố cơ bản nhất của một hợp đồng là sự thoả hiệp ý chí
giữa các chủ thể của hợp đồng đó. Yếu tố này xuất phát từ một nguyên tắc rất
cơ bản và quan trọng trong giao kết hợp đồng – đó là nguyên tắc tự do ý chí,
tự do hợp đồng. Nội dung của nguyên tắc này là: khi tham gia giao kết hợp
đồng, các bên chủ thể có quyền tự do thoả thuận về nội dung của hợp đồng, tự
do xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Nhƣng không phải mọi sự thoả thuận đều đƣợc coi là hợp đồng. Chỉ
những sự thoả thuận nào đƣợc xác lập dựa trên ý chí đích thực của các bên
chủ thể và đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật mới đƣợc coi là hợp đồng.
Những trƣờng hợp mà thoả thuận của các bên đƣợc xác lập do tác động của
sự lừa dối, cƣỡng bức, nhầm lẫn hay mua chuộc… là những trƣờng hợp mà
hợp đồng khơng thể hiện ý chí đích thực của chủ thể giao kết hợp đồng.
Trong những trƣờng hợp này, hợp đồng bị coi là vô hiệu và do đó, hợp đồng
khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đồng
thời, để đảm bảo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng thể hiện ý chí thực
của họ thì pháp luật của hầu hết các quốc gia đều có quy định: chủ thể tham

5


gia giao kết hợp đồng phải có năng lực chủ thể.
Nhƣng cũng cần nói thêm rằng: tự do ý chí, tự do hợp đồng khơng
mang tính tuyệt đối. Để đảm bảo trật tự xã hội và lợi ích cơng cộng, pháp luật
buộc các chủ thể khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức xã hội và

không đƣợc thoả thuận trái với các quy định của pháp luật. Và trong những
trƣờng hợp cần thiết, khi mà lợi ích cơng cộng và trật tự xã hội có nguy cơ bị
xâm hại bởi các thoả thuận của hợp đồng cụ thể nào đó thì Nhà nƣớc sẽ nhân
danh quyền lực cơng can thiệp vào việc kí kết và thực hiện hợp đồng. Trong
những trƣờng hợp này, quyền tự do hợp đồng đã bị giới hạn. Tuy nhiên, sự
can thiệp này cũng phải đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở đƣợc pháp luật quy
định rõ ràng, chặt chẽ nhằm tránh sự lạm dụng quyền lực Nhà nƣớc để vi
phạm quyền tự do hợp đồng từ phía cơ quan cơng quyền.
Thứ hai: Một yếu tố cơ bản, không thể thiếu trong bất cứ hợp đồng nào
là đối tƣợng của hợp đồng. Sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể hợp đồng
phải nhằm vào một đối tƣợng cụ thể, và ngƣợc lại, mọi hợp đồng phải có đối
tƣợng xác định. Đối tƣợng của hợp đồng phải rõ ràng, hợp pháp (nghĩa là
không bị pháp luật cấm đƣa vào các giao lƣu dân sự - kinh tế - thƣơng mại).
Nếu đối tƣợng của hợp đồng không hợp pháp cũng là một căn cứ để
hợp đồng bị coi là vô hiệu. Một khi hợp đồng đƣợc hình thành hợp pháp thì
nó có hiệu lực ràng buộc các bên chủ thể và các bên có nghĩa vụ liên quan
thực hiện đúng và đầy đủ những gì đã cam kết.
Sự vi phạm hợp đồng sẽ dẫn đến trách nhiệm tài sản mà bên vi phạm
phải gánh chịu (trừ khi thuộc vào trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm theo
pháp luật hoặc theo thoả thuận).
Tóm lại: Hợp đồng là hình thức pháp lý của các quan hệ trao đổi hàng
hố - tiền tệ nói chung. Về bản chất, hợp đồng là tập hợp những thoả thuận,
cam kết hình thành trên cơ sở tự do ý chí của các bên chủ thể của hợp đồng,

6


làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhất định. Hợp
đồng có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên giao kết. Pháp luật tôn
trọng, thừa nhận và bảo vệ mọi cam kết hợp đồng đƣợc hình thành hợp pháp.

Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, quy định về hợp đồng cũng mang
những điểm cơ bản nhƣ đã phân tích ở trên.
1.1.2. Giao kết hợp đồng:
1.1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng:
Xuất phát từ bản chất pháp lý của hợp đồng và từ mục đích bảo vệ lợi
ích xã hội và trật tự cơng cộng mà pháp luật của các nƣớc đều có quy định
một số nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng.
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, ngoài việc phải tuân thủ
các nguyên tắc chung đƣợc quy định tại Chƣơng 2, BLDS năm 2005, các chủ
thể giao kết hợp đồng còn phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 389
– BLDS Việt Nam năm 2005. Cụ thể nhƣ sau:
* Nguyên tắc: “ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội” (khoản 1 - Điều 389 – BLDS Việt Nam năm 2005).
Nói đến “tự do” là nói đến khả năng hoặc quyền của con ngƣời trong
việc thể hiện ý chí hay hành động của bản thân gắn với sự nhận thức đúng các
quy luật khách quan. “Tự do” là một phạm trù triết học chỉ khả năng thể hiện
ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức quy luật phát
triển của tự nhiên, xã hội [22].
Nội dung của nguyên tắc tự do ý chí khi giao kết hợp đồng là: các bên
chủ thể có tồn quyền quyết định việc có tham gia vào hợp đồng hay không,
quyền chọn đối tác để giao kết hợp đồng, phƣơng thức giao kết, xác định các
điều khoản hợp đồng, … Chính vì đƣợc hồn tồn tự do khi xác lập hợp đồng
nhƣ vậy nên các chủ thể bị ràng buộc (hay tự ràng buộc mình) vào các cam
kết hợp đồng: họ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đó.

7


Vào thời kỳ đầu khi mới ra đời, nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết
hợp đồng cịn đƣợc gọi là ngun tắc độc tơn ý chí, sự tự do ý chí của các bên

đƣợc coi là tối thƣợng, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng các cam
kết hợp đồng, thậm chí ngay cả pháp luật cũng không thể can thiệp vào các
cam kết hợp đồng. Khi đó, tự do hợp đồng đƣợc coi là tự do tuyệt đối: các chủ
thể hợp đồng đƣợc hoàn toàn tự do khi đƣa ra các thoả thuận, cam kết. Ý chí
của họ đƣợc thể hiện một cách độc lập và hồn tồn xuất phát từ lợi ích cá
nhân.
Nhƣng rồi quan điểm về tự do ý chí một cách tuyết đối nhƣ vậy không
tồn tại đƣợc lâu. Thực tiễn cho thấy rằng: tự do ý chí của chủ thể khi giao kết
hợp đồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ năng lực chủ thể của chủ thể
giao kết hợp đồng, kinh nghiệm thƣơng trƣờng, khả năng và cơ hội tiếp cận
các nguồn thông tin thị trƣờng, khả năng đánh giá, nhận diện rủi ro trong kinh
doanh… của các chủ thể khác nhau là khác nhau. Mặt khác, quyền tự do
tuyệt đối của một chủ thể nhất định luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại đến tự do,
đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác trong xã hội.
Những lí do trên đòi hỏi Nhà nƣớc phải can thiệp vào quyền tự do ý chí
(trong giao kết hợp đồng) của các chủ thể nhằm bảo vệ trật tự công cộng và
lợi ích xã hội, đảm bảo sự ổn định xã hội. Vì vậy, ngun tắc tự do ý chí
khơng cịn mang tính tuyệt đối nhƣ lúc mới ra đời mà đã bị giới hạn bởi pháp
luật và đạo đức xã hội.
* Ngun tắc: “ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
ngay thẳng” (khoản 2 - Điều 389 – BLDS Việt Nam năm 2005)
Nguyên tắc tự nguyện đảm bảo cho các chủ thể quyền tự mình quyết
định tham gia vào các quan hệ hợp đồng.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên chủ thể đảm bảo cho các cam kết
hợp đồng là sự thống nhất ý chí chung của họ, đảm bảo một sự cân bằng

8


tƣơng đối về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các nguyên tắc:

thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng nhằm tránh hoặc giảm bớt sự lạm
dụng ƣu thế có thể có của một bên chủ thể đối với bên kia. Đồng thời, nguyên
tắc trung thực và ngay thẳng cũng bổ sung thêm cho nguyên tắc tự do ý chí ,
tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tế. Bởi vì,
nguyên tắc trung thực, ngay thẳng bao gồm cả nghĩa vụ cung cấp chính xác và
đầy đủ các thơng tin liên quan đến hợp đồng giữa các bên đối tác. Chỉ khi
hiểu rõ đƣợc về hoàn cảnh, điều kiện thực tế khi giao kết hợp đồng, các bên
chủ thể mới có thể đủ cơ sở để thể hiện ý chí đích thực của họ trong các cam
kết hợp đồng.
1.1.2.2. Đề nghị giao kết hợp đồng:
Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi nội dung của nó thể hiện rõ
ý chí muốn giao kết hợp đồng và chiụ sự ràng buộc về nghĩa vụ liên quan đến
đề nghị này của bên đƣa ra đề nghị với bên đƣợc đề nghị.
Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cần đƣợc xác định rõ ràng, cụ
thể, thể hiện rõ các nội dung cơ bản cần có của một hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm nó đƣợc gửi cho
bên đƣợc đề nghị giao kết. Khi đó, đề nghị giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh
trách nhiệm của bên đƣa ra đề nghị đó. Trong thời hạn mà đề nghị giao kết
hợp đồng có hiệu lực, bên đƣợc đề nghị có quyền chấp nhận hay khơng chấp
nhận đề nghị đó. Nếu bên đƣợc đề nghị chấp nhận thì hợp đồng sẽ đƣợc giao
kết.
Tuy nhiên, bên đƣa ra đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể rút lại lời
đề nghị đó trong một số trƣờng hợp nhất định. Ví dụ, bên đƣợc đề nghị chƣa
nhận đƣợc lời đề nghị, bên đƣợc đề nghị trả lời bên đề nghị khi đã quá thời
hạn đã đƣợc ấn định trong đề nghị, hoặc chƣa đến thời điểm phát sinh hiệu
lực của đề nghị giao kết, hoặc bên đƣa ra đề nghị có nêu rõ điều kiện đƣợc rút

9



lại đề nghị…
Pháp luật một số nƣớc cũng giới hạn quyền rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng của bên đƣa ra đề nghị. “Theo điều 2 - 205, Luật Thƣơng mại nhất thể
Mỹ (UCC) thì chào hàng (bao gồm cả chào bán và chào mua hàng hoá) đƣợc
thể hiện dƣới hình thức văn bản và đƣợc kí bởi thƣơng nhân hứa khơng hủy
ngang thì khơng đƣợc rút lại trong thời hạn đã cam kết, hoặc trong một thời
hạn hợp lý không quá 3 tháng, nếu không đƣa ra cam kết rõ ràng về thời hạn
có hiệu lực của chào hàng” [14].
1.1.2.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Khi nhận đƣợc một bản đề nghị giao kết hợp đồng, bên đƣợc đề nghị có
quyền: hoặc chấp nhận, hoặc từ chối, hoặc sửa đổi, hoặc không trả lời… đối
với đề nghị đó.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đƣợc hiểu là việc ngƣời đƣợc đề
nghị thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng về việc chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị giao kết hợp đồng đó. Chỉ khi sự chấp nhận này đƣợc thể
hiện bằng một hình thức vật chất nhất định (ví dụ: dƣới hình thức văn bản) và
đƣợc chuyển tới cho bên đề nghị thì mới xác định là đề nghị đó đã đƣợc chấp
nhận.
Thông thƣờng, hợp đồng giữa bên đề nghị và bên đƣợc đề nghị (hay
bên chấp nhận đề nghị) đƣợc coi là xác lập vào thời điểm bên đề nghị nhận
đƣợc chấp nhận đề nghị của bên đƣợc đề nghị.
Về nguyên tắc, bên đƣợc đề nghị có quyền lựa chọn và quyết định có
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đó hay khơng. Tuy nhiên, trong một số
trƣờng hợp, vì lợi ích cơng cộng mà pháp luật một số nƣớc có những quy định
buộc bên đƣợc đề nghị phải chấp chận đề nghị giao kết hợp đồng nhƣ là một
nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Trƣờng hợp bên đƣợc đề nghị là các nhà cung cấp các dịch vụ

10



công cộng.
Nếu bên đề nghị ấn định rõ điều kiện về hình thức thể hiện cụ thể của
sự chấp nhận đề nghị, thì bên đƣợc đề nghị phải tuân thủ đúng các hình thức
đã đƣợc ấn định đó.
Trƣờng hợp bên đƣa ra đề nghị khơng ấn định rõ một hình thức cụ thể
nào thì sự chấp nhận đề nghị có thể đƣợc thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói
hoặc bằng hành vi thực tế. Trừ một số trƣờng hợp đặc biệt, cịn thƣờng thì sự
im lặng của bên đƣợc đề nghị thƣờng không đƣợc coi là sự chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng.
1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Để một hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó phải thoả mãn
một số điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất: Mọi thoả thuận của các bên trong hợp đồng đó phải đƣợc xác
lập trên cơ sở tự do ý chí và tự nguyện cam kết. Cam kết của các bên trong
hợp đồng phải thể hiện ý chí chung đích thực của họ. Bất cứ thoả thuận hợp
đồng nào khơng thể hiện ý chí thực của các bên kí kết đều vơ hiệu.
Thứ hai: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp
lý cần thiết theo quy định của pháp luật. Chủ thể giao kết hợp đồng phải có đủ
năng lực pháp luật nếu là pháp nhân, có đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi nếu là cá nhân. Ngƣời tham gia giao kết hợp đồng có thể tự mình
đứng ra kí kết hợp đồng hoặc kí thơng qua ngƣời đại diện hợp pháp của mình
(gồm đại diện đƣơng nhiên - đại diện theo pháp luật, và đại diện theo uỷ
quyền).
Thứ ba:mục đích và nội dung của hợp đồng không đƣợc trái pháp luật
và đạo đức xã hội.
Thứ tư: Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của
pháp luật.

11



Hình thức của hợp đồng là phƣơng thức biểu đạt nội dung của hợp
đồng. Vấn đề hình thức của hợp đồng có phải là điều kiện để xác định hiệu
lực của hợp đồng hay khơng thì pháp luật của các quốc gia có nhiều quan
điểm và cách tiếp cận khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có thể đƣợc giao
kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi thực tế, trừ một số loại hợp
đồng cụ thể mà pháp luật có quy định rõ phải tuân thủ những hình thức nhất
định (ví dụ: hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản, có cơng chứng hoặc
chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép…)
Đối với một số nƣớc theo hệ thống Thơng luật (Common Law) thì hình
thức văn bản là bắt buộc đối với những hợp đồng có giá trị cao. Ví dụ: Ở Anh,
Úc, nếu hợp đồng có giá trị từ trên 10 bảng Anh trở lên thì hợp đồng đó phải
đƣợc lập thành văn bản.. [20].
Việc quy định những hợp đồng có giá trị cao cần phải đƣợc lập thành văn
bản xuất phát từ quan điểm coi hợp đồng nhƣ một loại luật dự phòng

[4, tr.405],

và hợp đồng đƣợc coi là một căn cứ cơ bản và quan trọng nhất để cơ quan có
thẩm quyền xem xét khi có tranh chấp cần giải quyết. Ngƣợc lại, cũng có một
số nƣớc (điển hình là Pháp) coi sự thoả thuận thể hiện ý chí chung đích thực
của các bên chủ thể là điều kiện cần và đủ để hình thành hợp đồng, cho dù
chúng đƣợc thể hiện dƣới bất cứ hình thức nào.
Về vấn đề này, pháp luật dân sự Việt Nam quy định: các hợp đồng
không tuân thủ quy định về hình thức sẽ khơng bị vơ hiệu nếu lỗi hình thức
đƣợc sửa lại cho đúng với các quy định của pháp luật trong một thời hạn xác
định do cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nếu quá thời hạn đó mà lỗi hình thức
của hợp đồng khơng đƣợc sửa chữa thì hợp đồng đó có thể bị tun bố vơ
hiệu [1].

Tóm lại, hình thức của hợp đồng có đƣợc coi là điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng hay không là tuỳ thuộc pháp luật của từng quốc gia cụ thể. Nhìn

12


chung, chỉ khi nào pháp luật có quy định rõ loại hợp đồng cụ thể nào đó phải
tn thủ hình thức nhất định thì khi đó, hình thức của hợp đồng mới đƣợc coi
là một trong các điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực.
1.1.4. Hợp đồng vơ hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu:
Một hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi nó đƣợc giao kết hợp pháp,
nghĩa là tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Chỉ khi đó, nó mới đƣợc
pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
“Hợp đồng vơ hiệu” có thể hiểu là một hợp đồng khơng có giá trị pháp
lý (hay khơng có hợp đồng), khơng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên giao kết hợp đồng và do đó, khơng có giá trị bắt buộc các bên
chủ thể hợp đồng đó thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết. Một hợp đồng vô
hiệu sẽ khơng có hiệu lực pháp lý ngay từ thời điểm hợp đồng đó đƣợc xác
lập. Và chỉ Tồ án mới có thẩm quyền tun bố một hợp đồng là vơ hiệu hay
có hiệu lực.
Trong khoa học pháp lý, ngƣời ta phân loại các trƣờng hợp hợp đồng
vô hiệu dựa trên những tiêu chí nhất định để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp
bằng pháp luật.
* Cách phân loại thứ nhất: căn cứ vào tính chất trái pháp luật dẫn đến
sự vô hiệu của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu đƣợc chia thành hai loại là hợp
đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tƣơng đối.
Cách phân loại này xuất phát trên cơ sở xem xét mối tƣơng quan giữa
lợi ích cơng và lợi ích tƣ, trong đó Nhà nƣớc ln ƣu tiên bảo vệ lợi ích cơng
cộng nếu có sự mâu thuẫn giữa hai khối lợi ích này. Bởi vì, khi lợi ích cơng bị
xâm hại thì nó khơng chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến các bên chủ thể tham gia

hợp đồng, mà nó cịn ảnh hƣởng đến lợi ích của nhiều chủ thể khác có liên
quan.
Trên quan điểm nhƣ vậy, hợp đồng nào có nội dung xâm hại đến lợi ích

13


công cộng đƣợc xác định là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Đó là các hợp đồng
có nội dung và/ hoặc mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật và/hoặc trái
đạo đức xã hội, hợp đồng đƣợc xác lập do giả tạo… Những trƣờng hợp này
cũng đƣợc quy định rõ trong pháp luật dân sự Việt Nam, tại các điều 128 và
129 – BLDS Việt Nam năm 2005.
Hợp đồng vô hiệu tƣơng đối đƣợc hiểu là những hợp đồng mà nội dung
của nó chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhân hoặc có sự khiếm khuyết trong việc
thống nhất ý chí giữa các bên giao kết hợp đồng. Các dạng cụ thể của hợp
đồng vô hiệu tƣơng đối là: hợp đồng đƣợc giao kết do nhầm lẫn, do bị đe doạ,
do lừa dối, hoặc các trƣờng hợp mà chủ thể giao kết hợp đồng không đáp ứng
đủ các điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Các trƣờng
hợp này cũng đƣợc quy định trong BLDS Việt Nam năm 2005, từ Điều 130
đến Điều 133.
Tuy nhiên, sự phân định giữa hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng
vô hiệu tƣơng đối cũng chỉ mang tính tƣơng đối, bởi sự phân biệt một cách
rạnh rịi giữa lợi ích chung và lợi ích riêng cũng rất phức tạp. Lợi ích chung
về thực chất là tổng hồ các lợi ích riêng nên việc bảo vệ các lợi ích riêng, lợi
ích cá nhân cũng đồng thời là bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Do đó, để phân
biệt hai dạng hợp đồng vô hiệu này, ngƣời ta thƣờng dựa vào một số tiêu chí
cụ thể sau:
Thứ nhất: Về chủ thể có quyền u cầu Tồ án tun bố một hợp đồng
là vô hiệu: Ở đa số các nƣớc, pháp luật đều quy định theo hƣớng: đối với hợp
đồng vơ hiệu tuyệt đối thì tất cả mọi chủ thể đều có quyền u cầu Tồ án

tun bố hợp đồng đó vơ hiệu, cịn đối với hợp đồng vơ hiệu tƣơng đối thì chỉ
những chủ thể nào có lợi ích bị xâm hại và lợi ích đó đƣợc pháp luật bảo vệ
mới có quyền u cầu Tồ án tun bố hợp đồng đó vơ hiệu.
Thứ hai: Về khả năng khắc phục những khiếm khuyết của hợp đồng.

14


Đối với hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối thì khơng có cơ hội nào cho phép khắc
phục khiếm khuyết của hợp đồng. Cịn đối với hợp đồng vơ hiệu tƣơng đối thì
những khiếm khuyết của hợp đồng là có khả năng và cơ hội để khắc phục.
Thực chất của việc đƣa ra các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu
tƣơng đối là nhằm bảo vệ các bên giao kết hợp đồng. Vì vậy, về nguyên tắc,
ngƣời đƣợc pháp luật bảo vệ đó có quyền từ chối sự bảo vệ đó của pháp luật
đối với mình. Nghĩa là, trong các trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu tƣơng đối, các
chủ thể hợp đồng có quyền u cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu, hoặc
cũng có thể kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng. Còn trong
trƣờng hợp chủ thể đƣợc hƣởng sự bảo vệ từ pháp luật mà chủ thể đó khơng
có u cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hiệu do pháp luật quy định
thì có thể suy luận rằng ngƣời đó đã thừa nhận hợp đồng, hay hợp đồng đã
đƣợc khắc phục những khiếm khuyết. Đối với vấn đề này, BLDS Việt Nam
năm 2005 cũng có quan điểm tiếp cận tƣơng tự.
Thứ ba: Về thời hiệu yêu cầu Toà án tun bố hợp đồng vơ hiệu. Nhìn
chung ở hầu hết các nƣớc, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu đối với các trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thƣờng đƣợc quy định
dài hơn và thậm chí là khơng hạn chế so với trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu
tƣơng đối. Cách tiếp cận và quy định nhƣ vậy xuất phát từ quan điểm cho
rằng: Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối gây tổn hại đến trật tự pháp luật, trật tự xã
hội và lợi ích cơng cộng. Do vậy, trong mọi hoàn cảnh và trong mọi điều kiện
thì hợp đồng đó vẫn bị vơ hiệu, bị coi nhƣ chƣa từng đƣợc xác lập. Vì vậy,

hợp đồng đó khơng thể trở thành có hiệu lực với lí do hết thời hiệu yêu cầu
Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Về điểm này, BLDS Việt Nam năm 2005
cũng quy định tƣơng tự: các trƣờng hợp giao dịch (hợp đồng) có nội dung,
mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, giao dịch do
giả tạo, (Điều 128, 129) thì thời hiệu yêu cầu Tồ án tun bố vơ hiệu hợp

15


đồng là không hạn chế (khoản 2 - Điều 136) [7].
Đối với các trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu tƣơng đối, pháp luật các nƣớc
đều có quy định quyền yêu cầu Tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu trong một
thời hạn xác định. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thời hiệu này đƣợc
quy định là “hai năm kể từ ngày hợp đồng đƣợc xác lập” (khoản 1 - Điều 136BLDS 2005).
* Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào mức độ của sự vô hiệu, ngƣời ta
phân chia thành hợp đồng vơ hiệu tồn bộ và hợp đồng vơ hiệu từng phần. Có
nhiều quan điểm khác nhau về các khái niệm này.
Có quan điểm cho rằng: hợp đồng vơ hiệu tồn bộ là trƣờng hợp hợp
đồng đã kí trái với với các quy định của pháp luật và không làm phát sinh bất
kỳ nghĩa vụ nào giữa các bên ngay từ thời điểm nó đƣợc kí kết; Cịn hợp đồng
vơ hiệu từng phần là những hợp đồng có nội dung nào đó vi phạm điều cấm
của pháp luật và nội dung đó bị vơ hiệu nhƣng khơng làm ảnh hƣởng đến các
nội dung còn lại của hợp đồng [13].
Quan điểm khác lại cho rằng: hợp đồng vô hiệu tồn bộ khi các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng khơng đƣợc đáp ứng đầy đủ. Khi đó, tồn bộ
hợp đồng đã kí bị vơ hiệu; Cịn hợp đồng vơ hiệu từng phần là hợp đồng chỉ
có một phần nào đó vi phạm quy định của pháp luật và chỉ phần đó bị vơ hiệu,
cịn phần nội dung khác của hợp đồng đó vẫn có hiệu lực [20, tr.90, 92].
Ở một góc độ chung nhất, có thể hiểu: hợp đồng vơ hiệu tồn bộ là hợp
đồng kí kết trái pháp luật, đạo đức xã hội, hợp đồng kí kết do giả tạo, hoặc

hợp đồng không đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy
định của pháp luật. Nhƣ vậy, có thể thấy hợp đồng vơ hiệu tồn bộ tƣơng tự
nhƣ trƣờng hợp hợp đồng vô hiệu tuyệt đối trong cách phân loại thứ nhất. Cịn
hợp đồng vơ hiệu từng phần là hợp đồng có một hoặc một số nội dung vi
phạm quy định cấm của pháp luật và chỉ những phần nội dung đó bị vô hiệu,

16


còn các phần nội dung khác của hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực. Về vấn đề
này, BLDS Việt Nam – 2005 cũng quy định tƣơng tự (Điều 135).
Nhìn chung, ở cách phân loại này, ngƣời ta dƣờng nhƣ không quan tâm
nhiều đến các nguyên nhân gây ra sự vô hiệu của hợp đồng. Điều mà cách
phân loại này hƣớng đến là mức độ của sự vô hiệu trong các trƣờng hợp cụ
thể và hậu quả pháp lý trong các trƣờng hợp đó ra sao.
* Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vơ hiệu có những điểm chung nhất
nhƣ sau:
Thứ nhất: Một hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì hợp đồng đó khơng có
hiệu lực kể từ thời điểm nó đƣợc kí kết, do đó, nó khơng làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể hợp đồng. Dù là hợp đồng vơ
hiệu tuyệt đối hay vơ hiệu tƣơng đối thì khi bị tun bố vơ hiệu, nó cũng sẽ
khơng có hiệu lực pháp lý ngay từ thời điểm mà nó đƣợc giao kết. Điểm khác
nhau về hậu quả pháp lý của hai dạng vô hiệu này là: đối với hợp đồng vơ
hiệu tuyệt đối, dù đã bị Tồ án tun bố vơ hiệu hay chƣa thì nó cũng ln ở
trạng thái khơng có hiệu lực pháp lý ngay từ thời điểm giao kết; đối với hợp
đồng vơ hiệu tƣơng đối thì chỉ khi Tồ án tun bố nó vơ hiệu thì ngƣời ta
mới xác định thời điểm hợp đồng vô hiệu là thời điểm giao kết hợp đồng đó.
Nghĩa là, nếu chƣa có sự tun bố của Tồ án thì hợp đồng đó vẫn khơng bị
coi là vơ hiệu, dù có thể nó tồn tại những dấu hiệu để yêu cầu Tồ án tun bố
vơ hiệu hợp đồng.

Thứ hai: Khi hợp đồng bị tun là vơ hiệu, thì các bên phải khơi phục
lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận tính từ thời điểm
giao kết hợp đồng đến thời điểm hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Trƣờng hợp
khơng thể hồn trả bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây
thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Tuỳ trƣờng hợp cụ thể và xét theo tính chất vơ
hiệu của hợp đồng mà tài sản đƣa vào giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ

17


việc thực hiện hợp đồng có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật. BLDS
Việt Nam – 2005 cũng quy định tƣơng tự về vấn đề này (Điều 137).
1.1.5. Vi phạm hợp đồng và chế tài:
Vi phạm hợp đồng là hành vi của một hoặc các bên chủ thể hợp đồng
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khơng đầy đủ, khơng chính xác
những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, hoặc những điều kiện đƣợc các
bên thoả thuận áp dụng (nhƣ thông lệ, tập quán,…). Các trƣờng hợp vi phạm
hợp đồng cụ thể thƣờng là:
- Vi phạm do từ chối thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Vi phạm do khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
- Vi phạm do thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết.
Pháp luật thƣơng mại nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng cho
phép suy đốn lỗi của chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng: bên bị vi phạm
khơng có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của bên có hành vi vi phạm (Điều 308
– BLDS Việt Nam năm 2005).
Vi phạm hợp đồng cũng đƣợc phân chia thành hai loại: vi phạm cơ bản
và vi phạm khơng cơ bản. Trong đó, vi phạm cơ bản đƣợc hiểu là sự vi phạm
hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia
khơng đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng (khoản 13 - Điều 3 –
Luật Thƣơng mại Việt Nam – 2005).

Từ sự phân chia đó, pháp luật quy định các chế tài đối với các hành vi
vi phạm hợp đồng. Cụ thể nhƣ sau:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thƣờng thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

18


×