Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ THANH TÂM

PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ THANH TÂM

PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Vũ Thị Thanh Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................... 5
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5

CHƢƠNG 1: NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÀ O BÁN CỔ PHIẾU RA
CÔNG CHÚNG CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ................... 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
thƣơng mại cổ phần. ........................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. ... 6
1.1.2 Phân loaị cổ phiế u ngân hàng thương mại cổ phần ............................. 13
1.1.3 Khái niệm, đăc̣ điểm chào bán cổ phiế u ra công chúng của ngân hàng
thương maị cổ phầ n. ........................................................................................ 17
1.2 Các hình thức chào bán cổ phiếu ra cơng chúng của ngân hàng thƣơng
mại cổ phần.......................................................................................................... 20
1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). ................................ 22
1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng. ................................................ 23
1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại
cổ phần. ................................................................................................................ 25
1.4 Vai trò của chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại
cổ phần. ................................................................................................................ 28


1.5 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân
hàng thƣơng mại cổ phần................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA
CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 35
2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của
ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam..................................................... 35
2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần. ........................ 35
2.1.2 Nhà đầu tư. .............................................................................................. 40
2.1.3 Tổ chức trung gian. ................................................................................. 44
2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước. .................................................................... 46
2.2 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ

phần. ..................................................................................................................... 49
2.3 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng
mại ở Việt Nam. .................................................................................................. 58
2.3.1 Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào
bán cổ phiếu ra công chúng. ............................................................................ 58
2.3.2 Công bố thông tin chào bán cổ phiếu ra công chúng............................ 69
2.3.3 Phân phối cổ phiếu. ................................................................................. 70
2.4 Bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ
phần. ..................................................................................................................... 72
2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu
ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ......................................... 77
2.5.1 Các hành vi vi phạm ................................................................................ 77
2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm ......................................................................... 81
2.6 Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ
phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam.......... 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 91


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO
BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM .................................................................................... 92
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của
ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam................................................... 92
3.1.1 Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược
phát triển thị trường chứng khoán ................................................................ 92
3.1.2 Yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường
chứng khoán. .................................................................................................. 94
3.1.3 Khắc phục những bất cập của pháp luật chào bán cổ phiếu ra công
chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. ................................................. 95
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra

công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam. ...................... 97
3.2.1 Về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng............................. 97
3.2.2 Về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng ......................................... 98
3.2.3 Cụ thể hóa nội dung thơng tin cơng bố ................................................ 99
3.2.4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư ................................................................. 101
3.2.5 Tăng thẩm quyền quản lý phát hành ................................................... 103
3.2.6 Tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra
công chúng...................................................................................................... 105
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 108


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NĐT

: Nhà đầu tư

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTƯ

: Ngân hàng trung ương

SGDCK


: Sở giao dịch chứng khoán

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TTCK

: Thị trường chứng khốn

TTGDCK

: Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN

: Uỷ ban chứng khoán nhà nước


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong
đó thị trường chứng khốn là cơng cụ đắc lực trong quá trình huy động vốn, sử
dụng và luân chuyển vốn nhằm tạo cơ sở vững chắc và đẩy nhanh nhịp độ phát triển
kinh tế đất nước.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định “…phát triển thị trường vốn, thu
hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các cơng ty tài chính để đáp
ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng
bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định

hướng kinh tế - xã hội của đất nước…”. Khi thị trường chứng khoán bước đầu tạo
lập ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX cũng đã xác định: “...phát triển nhanh và bền
vững thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng
khoán…an toàn, hiệu quả”.
Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khốn (tạo hàng hóa
cho thị trường), tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn
cho sự phát triển kinh tế. Một trong những hàng hóa của thị trường chứng khốn là
cổ phiếu của NHTMCP. Thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra cơng chúng
NHTMCP có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để mở rộng kinh
doanh. Cùng với đó, nguồn vốn sẽ được điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi
hoạt động kém hiệu quả đến nơi hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời
tạo khả năng tăng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trước
những vấn đề đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập, các văn bản pháp luật hiện
có đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam cũng như hoạt
động chào bán cổ phiếu, tạo lập mối quan hệ với hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về
chào bán cổ phiếu ra công chúng và đặc biệt là chào bán cổ phiếu ra công chúng của
NHTMCP còn thiếu, nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện tại, để nghiên

1


cứu lĩnh vực này, chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số văn bản pháp luật chung
như Luật Chứng khốn, Nghị định số 58/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày
20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định số
85/2010/NĐ - CP của Chính phủ ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn, Thơng tư 204/2012/TT –
BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khốn ra

cơng chúng, Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành
Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng và Hồ
sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán, Quyết định số 787/2004/QĐ – NHNN ngày 24/06/2004 của
Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời về việc Ngân hàng
thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra cơng chúng.Bên
cạnh đó, các văn bản này cịn khơng ít những bất cập, chồng chéo giữa pháp luật và
thực tiễn áp dụng. Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Các quy định về
điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng khơng đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm sốt báo
cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Cùng với đó, thủ tục tiến hành chào bán cịn
phức tạp, trải qua nhiều cơng đoạn khắt khe với thời gian dài gần hai tháng khiến
các chủ thể tham gia IPO bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Như vậy, việc điều chỉnh pháp lý
các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khuyến khích được các
NHTMCP tăng tỉ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
Hơn nữa trước xu hướng hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế cần
xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra cơng chúng
của NHTMCP hồn thiện, đồng bộ, thống nhất phù hợp với tình hình phát triển đất
nước cũng như phù hợp với chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế, phát huy
được vai trị tích cực của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP
nói riêng và của thị trường chứng khốn nói chung. Trước tình hình đó, tơi đã quyết
định chọn đề tài luận văn:“Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xét
trong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do UBCK và Bộ Tư pháp chủ trì. Những
cơng trình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho sự vận hành và hoạt

động của thị trường chứng khốn Việt Nam. Ngồi ra, đề tài về chào bán cổ phiếu
ra công chúng cũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sỹ ở các khía cạnh
khác nhau. Ví dụ: đề tài “Pháp luật về phát hành chứng khốn cơng ty ở Việt Nam
– thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Nguyễn Minh Hiếu năm 2008, đề
tài “Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của Vũ
Thị Minh Thu năm 2008, đề tài “Pháp luật về chào bán chứng khốn ra cơng chúng
cơng ty cổ phần Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh
Hằng năm 2010….Bên cạnh các cơng trình lớn cịn có các bài bình luận, nghiên cứu
về vấn đề này ở một số báo và tạp chí: Nhà nước và pháp luật, Chứng khoán Việt
Nam, Đầu tư chứng khoán, Tạp chí ngân hàng…Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt
động chào bán cổ phiếu ở khía cạnh chào bán cổ phiếu ra cơng chúng của
NHTMCP cịn là đề tài kén người tham gia, số lượng cơng trình đi sâu vào nghiên
cứu khơng nhiều. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và
thực tiễn tình hình nghiên cứu, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các cơng trình phân
tích, tổng hợp về vấn đề này để nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động chào bán cổ
phiếu ra công chúng của NHTMCP.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ đề tài đã chọn, luận văn sẽ phân tích về hoạt động chào bán cổ
phiếu ra cơng chúng của NHTMCP nhằm đưa ra những phương hướng và giải pháp
nhất định. Chủ yếu luận văn phân tích các quy định pháp lý trong pháp luật Việt
Nam được đề cập trong Luật Chứng khốn, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn
bản hướng dẫn, thông tư, nghị định như Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày
20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn, Thơng tư số
40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của

3



TCTDnước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng, Nghị định số
85/2010/NĐ - CP ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khốn và thị trường chứng khốn, Qú t đinh
̣ sớ 20/2008/QĐ – NHNN ban
hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viê ̣c sửa đổ i bổ sung mô ̣t số điề u của Quy đinh
̣ về
cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của
Nhà nước và nhân dân, Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về việc
thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động
ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số
204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ, thủ tục
chào bán chứng khốn ra cơng chúng …và lấy thực tiễn làm cơ sở kiểm nghiệm.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ra cơng chúng của
NHTMCP trên khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại
Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét định nghĩa, đặc điểm, bản chất và trình tự cơ bản
để tiến hành chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP thì cịn so sánh với
cách thức áp dụng trong thực tế để thấy được tính khả thi và phù hợp của quy định
pháp lý như thế nào. Trên cơ sở đó, đánh giá những vấn đề cịn vướng mắc, những
quy định pháp lý còn bất cập, đưa ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật
về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, lấy quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phương diện thị trường vốn nói chung và phương
diện TTCK nói riêng làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, luận văn còn triệt để sử dụng
phương pháp thống kế, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình hình
thành, phát triển một cách khách quan và sự vận động nội tại bên trong của TTCK,
cụ thể đi sâu vào hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.
Phương pháp so sánh giữa quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật

để thấy được những vấn đề bất cập được sử dụng một cách triệt để. Cùng với đó là
sự so sánh có phân tích với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,

4


xem xét mơ hình và học hỏi kinh nghiệm. Ngồi ra luận văn còn sử dụng phương
pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải...để làm sàn đỡ các nội dung nghiên cứu trong đề
tài. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện
hành về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ
sở lý luận và thực tiễn, đề xuất quy định đặc thù nhằm giải quyết một cách có hiệu
quả các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể luận văn sẽ có những
đóng góp mới sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế
riêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.
- Xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra cơng
chúng của NHTMCP so với chào bán chứng khốn ra công chúng của các chủ thể khác.
- Nhận diện và trình bày những mơ hình pháp lý áp dụng cho hoạt động
chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.
- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó xác định
những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng pháp luật.
- Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động
chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chào bán cổ phiếu ra công chúng của

ngân hàng thương mại cổ phần.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công
chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1:NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÀ O BÁN CỔ PHIẾU RA
CÔNG CHÚNG CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
thƣơng mại cổ phần.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần.
Sự ra đời của cổ phiếu là một thành tựu to lớn đối với hoạt động kinh doanh
và là cơ sở quan trọng để mở rộng quy mơ sản xuất . Có thể thấy rằng cổ phiếu gắn
chă ̣t với những phát minh lớn ở cuố i thế kỉ XIX và trong suố t thế kỉ

XX đầ y sôi

đô ̣ng, cổ phiế u tiế p tu ̣c là cái phao nâng đỡ con tàu tiế n bô ̣ của loài người trên con
đường tim
̀ cái mới. Giáo sư Wolfran Engel trong tác phẩm “Thi ̣ trường chứng khoán
và công ty cổ phần” đã khẳ ng đinh
̣ “Không có sáng k iế n tìm ra cổ phầ n thì không
thể nghi ̃ đế n phát triể n . Cổ phầ n đã trở thành công cụ để chuyển mọi dành dụm
trong tầ ng lớp dân cư vào đầ u tư sản xuấ t . Cổ phầ n tạo điề u kiê ̣n tách bạch chức
năng của nhà kinh doanh với chứ c năng của nhà cấ p vố n . Một người có tài kinh
doanh có thể trở thành nhà kinh doanh kể cả khi anh ta không giàu” .
Cổ phiế u là mô ̣t trong các loa ̣i chứng khoán cơ bản , gắ n chă ̣t với sự ra đời và

phát triển của công ty cổ phần. Trên thế giới có rấ t nhiề u cách hiể u về cổ phiế u :
_ Theo Francis Lemenier trong cuố n “Nguyên lý thực hành luật thương mại ,
luật kinh doanh” về L uâ ̣t Pháp thì cổ phiế u là chứng thư xác nhâ ̣n quyề n sở hữu
mô ̣t tài sản nhấ t đ ịnh nên được coi là tài sản thực sự . Cổ phiế u tồ n ta ̣i dưới da ̣ng
chứng thư , có mệnh giá , thời ha ̣n hiê ̣u lực ít ra bằ ng thời ha ̣n tồ n ta ̣i của

doanh

nghiê ̣p ghi trong điề u lê ̣.
_ Theo Luật Chứng khốn Cộng hịa Belarus ngày 12 tháng 3 năm 1992thì:
“Cổ phiếu là một chứng khốn, chứng nhận quyền của người sở hữu đối với phần
tiền đóng góp trong tài sản của công ty, cho phép người này nhận phần chia lợi
nhuận của công ty là cổ tức và tham gia quản lý công ty”.
_ Theo Luâ ̣t Chứng khoán Việt Nam năm 2006, cổ phiế u là loa ̣i chứng khoán
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần
của tổ chức phát hành.

6


_ Theo Điề u 85 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên
hoặc khơng ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
d)Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ

thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ
đơng là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;
e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này
đốivới cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
Như vậy có thể thấy cổ phiế u tồ n ta ̣i dưới dạng xác định được như chứng chỉ,
bút toán ghi sổ… xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài
sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy
phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi
khác có hoạt động ngân hàng:“Ngân hàng thương mại cổ phần làngân hàng thương
mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần”. Vậy nên trong luận
văn này cổ phiếu của NHTMCP sẽ được nghiên cứu dưới góc độ cổ phiếu của cơng
ty cổ phần tuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của NHTMCP.
Theo Khoản 4 Điề u 2 Quyế t đinh
̣ số 1122/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban
hành ngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông , cổ phần, cổ phiếu và vốn điều

7


lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân và Quyế t đinh
̣ số
20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viê ̣c sửa đổ i bổ sung
mô ̣t số điề u của Quy đinh
̣ về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng
thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do Ngân

hàng thương mại cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần
của Ngân hàng thương mại cổ phần đó. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần
có thể có ghi tên và không ghi tên theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại
cổ phần”.
Điề u lê ̣ của các NHTMCP cũng thố ng nhấ t vớ

i quy đinh
̣ này , cụ thể như

Điều lệ NHTMCP Techcombank, tại Mục 1 Điề u 1 Điể m o:“Cổ phiế u là chứng chỉ
do ngân hàng phát hành hoă ̣c bút toán ghi sổ xác nhâ ̣n quyề n sở hữu mô ̣t hoă ̣c mô ̣t
số cổ phầ n của ngân hàng . Cổ phiế u của ngân hàng có thể g hi tên hoă ̣c không ghi
tên”; Điều lệ NHTMCP Nam Viê ̣t cũng quy đinh
̣ : “Cổ phiếu là loại chứng khốn
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần
của Ngân hàng phát hành, là chứng chỉ do Ngân hàng phát hành xác nhận quyền sở
hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng. Cổ phiếu của Ngân hàng có thể là cổ
phiếu ghi tên hay cổ phiếu khơng ghi tên theo quy định” – Điể m n Khoản 1 Điề u 1;
Điều lệ NHTMCP Vietcombank:“Cổ phiế u là chứng chỉ hoă ̣c bút toán ghi sổ của
ngân hàng phát hành xác nhâ ̣n quyề n sở hữu mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số cổ phầ n của ngân
hàng” – Điể m r Khoản 1 Điề u 1.
Điề u 18 Quyế t đinh
̣ số 1122/2001/QĐ – NHNN quy đinh
̣ nô ̣i dung chủ yế u
của cổ phiếu NHTMCP tương tự như quy định về cổ phiếu

của công ty cổ phần

trong Luật Doanh nghiệp:
a) Tên, trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần;

b) Số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
e) Tên cổ đơng (đối với cổ phiếu có ghi tên);
f) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu;

8


g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của Ngân hàng
thương mại cổ phần;
h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu;
i) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết ngồi những yếu tố trên
cịn phải ghi rõ mức được biểu quyết theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương
mại cổ phần.
Vậy cổ phiếu của NHTMCP là loại cổ phiếu do NHTMCP phát hành, có
những đặc điểm khác biệt so với cổ phiếu của các công ty cổ phần khác và khác biệt
với các loại giấy tờ có giá khác do NHTMCP phát hành.
Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát
hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì giấy tờ có giá do TCTD phát
hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu
và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác), giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ
tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác), giấy tờ có giá ghi danh và giấy
tờ có giá vơ danh. Sau đây, ta sẽ xem xét sơ lược sự khác biệt của các loại giấy tờ
có giá này với cổ phiếu do NHTMCP phát hành.
- Về cổ phiếu:
Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong ngân hàng và cho phép
người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thơng thường trong NHTMCP. Cổ phiếu
là giấy biên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn.Cổ phần là phần vốn
góp kinh doanh có tính chất lời ăn lỗ chịu nên khơng có kỳ hạn.Người mua cổ phiếu

là cổ đơng được sở hữu một phần tài sản của NHCP theo tỷ lệ góp.Người mua cổ
phiếu khơng được rút vốn trở lại.Người mua cổ phiếu có quyền đầu phiếu (trừ khi
mua cổ phiếu ưu đãi).
- Về trái phiếu:
Trái phiếu là giấy biên nhận số nợ ngân hàng vay nên thuộc chứng khốn nợ.
Trái phiếu có kỳ hạn, dù ngân hàng thua lỗ họ vẫn trả lãi cho người mua trái phiếu.
Người mua trái phiếu chỉ là chủ nợ ngân hàng. Người mua trái phiếu được hoàn vốn

9


trở lại khi đến hạn. Người mua trái phiếu không có quyền đầu phiếu.Lợi tức trái
phiếu cố định khơng phụ thuộc vào mức thu nhập của ngân hàng.
- Về tín phiếu:
Tín phiếu là một loại “trái phiếu ngắn hạn” do NHNN phát hành, khác nhau
về thời gian có giá trị tối đa là 364 ngày. Theo qui định, tín phiếu có thời hạn dưới
12 tháng, cịn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng.
Về nguyên tắc, tín phiếu do các ngân hàng thương mại tự nguyện mua, trên
cơ sở tính tốn nguồn vốn của mình và có thời hạn dưới 12 tháng. Trường hợp cần
thiết, ngân hàng thương mại có thể bán lại tín phiếu cho NHNN để lấy tiền về. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp cần thiết NHNN “bắt buộc” các ngân hàng thương
mại... phải mua một lượng tín phiếu để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như tháng
02/2008.
- Về kỳ phiếu:
Là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh
phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác, trả một số tiền
nhất định một cách vô điều kiện và ghi rõ tên người thụ hưởng. Nếu xét về bản chất
kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng dưới 1
năm.Kỳ phiếu (và hối phiếu) dùng thanh toán cho các bên xuất nhập khẩu.

Sau đây sẽ nghiên cứu về đặc điểm của cổ phiếu NHTMCP và trên cơ sở đó
thấy rõ được những đặc thù của loại hình chứng khốn này.
Thứ nhất, cở phiế u của NHTMCP là mô ̣t trong nhiề u loa ̣i loa ̣i cổ phiếu đang
lưu thông trên TTCK nên về cơ bản nó sẽ có những các đă ̣c điể m của cổ phiếu nói
chung như:
_ Cở phiế u là chứng khoán vố n :
Chứng khoán vố n là chứng thư xác nhâ ̣n sự góp vố n và quyề n sở hữu phầ n
vố n góp , các quyền lợi hợp phá p khác đố i với ngân hàng phát hành . Đây đươ ̣c xem
là lo ại tài s ản theo đó chủ sở hữu n ắm giữ cổ phiếu trở thành cở đơng của ngân
hàng, có quyền quyết định đối với hoạt động của ngân hàng . Tỉ lệ phần quyền do tỉ

10


lê ̣ lươ ̣ng cổ ph iếu nắm giữ quyế t đinh
̣ . Khác với chứng khoán nợ là trái phiếu , với
cổ phiế u chủ sở hữu sẽ có tư cách chủ thể góp vố n , đươ ̣c hưởng lơ ̣i tức (cổ tức) từ
kế t quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh. Mỗi loa ̣i cổ phiế u có mê ̣nh giá nhấ t đinh.
̣
_ Cổ phiế u có tính sinh lơ ̣i:
Lơ ̣i nhuâ ̣n là mu ̣c đić h đầ u tiên mà các nhà đầ u tư hướng tới khi tham gia
vào hoạt động kinh doanh . Bản thân cổ phiếu cũng đem lại cho nhà đầu tư nhiều
khoản lợi nhu ận thông qua các phương t hức: cổ (dividends), lơ ̣i nhuâ ̣n từ laĩ vớ n
(capital gain) và lợi ích về thuế (tax benefits).
Cổ tức là khoản lơ ̣i nhuâ ̣n ròng đươ ̣c trả cho mỗi cổ ph ần bằ ng tiề n mă ̣t hoă ̣c
bằ ng tài sản khác từ nguồ n lơ ̣i nhuâ ̣n còn la ̣i của cô ng ty sau khi đã thực hiê ̣ n nghiã
vụ về tài chính (Điề u 4.1, Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005). Trên cơ sở hai lý thuyế t : lý
thuyế t ổ n đinh
̣ cổ tức và lý thuyế t thă ̣ng dư cổ tức đánh giá quan hê ̣ phân phố i lơ ̣i
nhuâ ̣n giữ la ̣i tái đầ u tư và chi trả cổ tức cho cổ đông , người ta chia chin

́ h sách trả
cổ tức thành mô ̣t số loa ̣i sau : có thể trả với mức cổ tức ổn định tính trên mỗi cổ
phầ n; trả cổ tức định kì theo mức thấp kèm theo một khoản tăng thêm vào cuố i năm
hoă ̣c theo đuổ i mô ̣t hê ̣ số trả cổ tức mu ̣c tiêu (duy trì tỉ lê ̣ phầ n trăm đinh
̣ sẵn giữa
phầ n trả cổ tức và thu nhâ ̣p mỗi cổ phầ n ) [19,tr.175]. Cổ tức có thể đươ ̣c trả bằ ng
tiề n mă ̣t, bằ ng chiń h cổ phầ n của tổ chức p hát hành hoặc bằng tài sản của công ty .
Mức trả cổ tức cu ̣ thể còn phu ̣ thuô ̣c vào loa ̣i hình cổ phiế u , mức đô ̣ ưu tiên chi trả.
_ Cở phiế u có tính thanh khoản:
Ngoại trừ một số loại cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng the

o Luâ ̣t Doanh

nghiê ̣p 2005 thì các cổ phiếu trên TTCK đều có khả năng chuyển nhượng cao

. Cở

phiế u đươ ̣c biế t đế n là hàng hoá có tin
́ h thanh khoản cao , nghĩa là có khả năng tự do
chuyể n đổ i thành tiề n mă ̣t. Khả năng này cịn phụ th ̣c vào khoảng thời gian và chi
phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó

. Các

nhà đầu tư có thể mua bán trao tay nhanh chóng nhờ vào hệ thống mơi giới trên
TTCK hoă ̣c trực tiế p đố i với nhà đầ u tư nhỏ lẻ khi thi trươ
̣
̀ ng có nhiề u chuyể n biế n.
Thị trường giá lên (bull market) là TTCK mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là
cổ phiế u ) tăng nhanh hơn mức bình quân trong lich

̣ sử của chúng

11

, trong mô ̣t thờ i


gian tương đố i dài với lươ ̣ng mua bán tương đố i lớn . Đây là thời điể m mà các nhà
đầ u tư thường bán cổ phiế u . Thị trường giá xuống (bear market ) là thị trường mà
chứng khoán giảm đô ̣t ngô ̣t , liên tu ̣c kéo dài có sự giảm g iá ít nhất 20% của các chỉ
số chứng khoán chính từ mố c giá cao nhấ t trong thời gian ít nhấ t hai tháng . Đối với
các nhà đầu cơ mà nói đây là cơ hội để kiếm lãi bằng việc vay cổ phần bán theo giá
trị hiện hành và chờ đến lúc giá xuống mua cổ phần hoàn trả để hưởng phần chênh
lê ̣ch [39, tr.8]. Nhìn chung để thu được lợi nhuận nhà đầu tư phải có sự nghiên cứu ,
đánh giá nha ̣y bén chu triǹ h phát triể n của thi ̣trường , xem xét tiề m năng và c ơ hô ̣i
tăng trưởng của mỗi loa ̣i cổ phiế u . Điề u này đòi hỏi nguồ n thông tin trên thi ̣trường
phải minh ba ̣ch, chính xác và kip thời.
_ Cở phiế u có tính rủi ro:
Là loại chứng khốn có khả năng sinh lợi cao nên tính rủi ro của c

ổ phiếu

cũng khá lớn. Điề u này phản ánh mố i quan hê ̣ giữa lơ ̣i tức và rủi ro hay sự cân bằ ng
về lơ ̣i tức – người ta sẽ không chiụ rủi ro tăng thêm trừ khi kì vo ̣ng bù đắ p bằ ng lơ ̣i
tức tăng lên. Giá tri ̣của cổ phiế u chiụ sự tác động của yếu tố rủi ro bao gồm rủi ro
có hệ thống và rủi ro khơng có hệ thống . Đó có thể là tình hình la ̣m phát của nề n
kinh tế , sự thay đổ i tỉ giá hố i đoái , lãi suất, biế n đô ̣ng tin
̀ h hin
̀ h tài chin
́ h của tổ chứ c

kinh doanh…Vố n là loa ̣i chứng khoán thông du ̣ng trên TTCK nên cổ phiế u rấ t nha ̣y
cảm với yếu tố rủi ro . Sau mô ̣t đêm cổ phiế u trên sàn có thể đa ̣t mức cực đỉnh hoă ̣c
rớt giá thảm ha ̣i tuỳ vào biế n đô ̣ng của thi ̣trường .
Tuy nhiên vì chủ thể phát hành của cổ phiếu là NHTMCP – mô ̣t đinh
̣ chế tài
chính đặc thù của nền kinh tế nên cổ phiếu của NHTMCP có thêm đặc điểm riêng
là“khơng được sử dụng để cầm cố tại chính Ngân hàng thương mại cổ phần phát
hành cổ phiếu đó” – Điề u 17 Quyế t đinh
̣ số 1122/2001/QĐ – NHNN của NHNN
ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn
điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Điề u này
cũng được ghi nhận trong điề u lê ̣ các NHTMCP như ngân hàng Techcombank ta ̣i
Khoản 8 Điề u 21, ngân hàng Nam Viê ̣t ta ̣i Khoản 8 Điề u 28. Bởi vì cầm cố là biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố. Do đó,

12


trong trường hợp bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ,
ngân hàng không thể nhận chính tài sản của mình để thay thế cho nghĩa vụ của bên
cầm cố.
1.1.2Phân loaị cổ phiế u ngân hàng thương mại cổ phần
Có khá nhiều cách phân loại cổ phiếu, sau đây là mô ̣t số cách phân loa ̣i thông
dụng nhất. Căn cứ theo hình thức tồ n ta ̣i cổ phiế u người ta phân thành cổ phiế u ghi
danh và cổ phiế u không ghi danh , căn cứ theo mức đô ̣ và tin
́ h chấ t chuyể n nhươ ̣ng
người ta có cổ phiế u không đươ ̣c chuyể n nhươ ̣ng , cổ phiế u chuyể n nhươ ̣ng có điề u
kiê ̣n và cổ phiế u đươ ̣c tự do chuyể n nhươ ̣ng . Căn cứ vào quyề n lơ ̣i người sở hữu cổ
phiế u đươ ̣c hưởng người ta phân thành cổ phiế u phổ thông và cổ phiế u ưu đaĩ .
Luật Doanh nghiệp 2006 quy định công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu

phổ thơng, ngồi ra có thể có cổ phiếu ưu đãi (gồm cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ
phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ
công ty quy định)
Tham khảo quy định của Nghị định 59/2009/NĐ – CP Về tổ chức và hoạt
động của ngân hàng thương mại đã hết hiệu lực, cổ phiếu NHTMCP gồm cổ phiếu
phổ thông và cổ phiếu ưu đãi; trong cổ phiếu ưu đãi gồm cổ phiếu ưu đãi biểu quyết,
cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi khác không làm giảm vốn của ngân hàng.
_ Cổ phiế u phổ thông:
Cổ phiế u phổ thông là da ̣ng cổ phiế u điể n hin
̀ h nhấ t mà các ngân hàng
thường phát hành . Lợi tức của cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Mỗi cổ phiế u phổ thông đa ̣i diê ̣n cho quyề n sở hữu mô ̣t phầ n vốn của
ngân hàng. Thông thường mô ̣t ngân hàng có thể thay đổ i lươ ̣ng cổ phiế u đang lưu
hành bằng cách bán các cổ phiếu bổ sung hay mua lại và huỷ bỏ một phần cổ phiếu
đã phát hành trước . Trong các trường hơ ̣p trên , tỉ lệ sở hữu của các cổ đơng cũ đều
thay đở i . Ví dụ một ngân hàng phát hành 1000 cổ phiế u ra công chúng và có người
mua mô ̣t trong số đó , lúc này tỉ lệ sở hữu là 1/1000. Sau đó ngân hàng phát hành
thêm 500 cổ phiế u thì tỉ lê ̣ sở hữu của người đó giảm xuố ng còn 1/1500. Như vâ ̣y, tỉ
lê ̣ sở hữu của cổ đông đã bi ̣pha loañ g (dileted) do phát hành cổ phiế u mới. Để tránh

13


tình trạng pha lỗng q mức tỉ lệ sở hữu của cổ đông hiê ̣n hữu , người ta đưa ra các
quy đinh
̣ về số lươ ̣ng cổ phiế u đươ ̣c phép phát hành

(số lươ ̣ng cổ phiế u tố i đa mà

ngân hàng đươ ̣c phép phát hành ). Thực tế nhiề u ngân hàng không phát hành hế t số

cổ phiế u đươ ̣c phép phát hà nh.
Về quyề n lơ ̣i , người nắ m giữ cổ phiế u ph

ổ thông đươ ̣c tham gia ho ̣p

ĐHĐCĐ và đươ ̣c bỏ phiế u biể u quyế t những vấ n đề quan tro ̣ng của ngân hàng

,

đươ ̣c quyề n bầ u cử , ứng cử vào HĐQT . Nhà đầu tư được hưởng cổ tức nhất định
tùy thuô ̣c vào hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , chính sách của ngân hàng và do HĐQT quyết
đinh.
̣ Vì vậy thu nhập mà cổ phiếu phổ thơng mang lại là thu nhập khơng cố định
Ngồi ra , khi ngân hàng phát hành cổ phiế u mới về tăng vố n

.

, cổ đông h iê ̣n hữu

đươ ̣c mua trước cổ phiế u mới, trước khi đơ ̣t phát hành đươ ̣c chào bán ra công chúng
trong mô ̣t khoảng thời gian nhấ t đinh
̣ . Khi ngân hàng bi ̣phá sản cổ đông vẫn có thể
nhâ ̣n đươ ̣c khoản tài sản nhấ t đinh
̣ tương ứng với t ỉ lệ phần vốn sau khi ngân hàng
đã thực hiê ̣n hế t các nghiã vu ̣ tài chính theo thứ tự ưu tiên.
_ Cổ phiế u ưu đaĩ :
Cổ phiế u ưu đaĩ là cổ phiế u dành cho cổ đông nhiề u ưu đaĩ hơn cổ phiế u
thường hay go ̣i là da ̣ng cổ phiế u “đă ̣c quyề n”. So với cổ phiế u thường , cổ phiế u ưu
đaĩ có mức lơ ̣i tức xác đinh
̣ như trái phiế u và cổ đông có quyề n ưu tiên chia cổ tức

trước cổ phiế u thường . Trong trường hơ ̣p công ty không đủ lơ ̣i nhuâ ̣n để trả theo tỉ
lê ̣ đó thì sẽ ưu tiên trả theo khả năng có thể . Quyề n ưu tiên chia này cũng đươ ̣c áp
dụng trong trường hợp công ty bị phá sản hoặc giải thể . Do vâ ̣y nhìn chung mức rủi
ro của cổ phiế u ưu đaĩ thấ p hơn so với cở phiế u phở thơng.
Hiê ̣n nay có khá nhiều cách phân loại cổ phiếu ưu đãi . Nế u nhin
̀ nhâ ̣n từ giác
đô ̣ khả năng đem la ̣i lơ ̣i tức, cổ phiế u có thể phân thành các loa ̣i sau:
+ Cổ phiế u “thươ ̣ng ha ̣ng” : là cổ phiếu do công ty có thành tích lâu dài và
liên tu c̣ về lơ ̣i nhuâ ̣n và chi trả cổ tức phát hành . Thường các công ty phát hành cổ
phiế u là cơng ty lớn, có tên tuổi và tiềm lực kinh tế trên thị trường. Đặc điểm cơ bản
của loại cổ phiếu này là tính ổn định cao , ít khi bị mấ t giá và cổ tức đươ ̣c chi trả ổ n

14


đinh
̣ tăng đề u đă ̣n . Cổ phiế u của Viettinbank cũng đươ ̣c đánh giá là cổ phiế u
Bluechip trên TTCK Viê ̣t Nam.
+ Cổ phiế u tăng trưởng: là cổ phiếu của cơng ty có doanh số , thu nhâ ̣p và thi ̣
phầ n tăng trưởng với tố c đô ̣ nhanh hơn tố c đô ̣ của nề n kinh tế nói chung và nhanh
hơn mức đô ̣ trung biǹ h của ngành. Do quan tâm tới liñ h vực nghiên cứu phát triể n và
mở rô ̣ng quy mô sản xuấ t nên phầ n lớn lơ ̣i nhuâ ̣n của công ty đươ ̣c giữ lại tái đầu tư
phát triển, thường trả cổ tức với tỉ lê ̣ thấ p hoă ̣c không trả . Tuy nhiên khả năng tăng
giá của loại cổ phiếu này là rất cao , nhà đầu tư có thể kiếm tìm lợi nhuận thơng qua
chủ n nhươ ̣ng cổ phiế u trên thi trươ
̣ ̀ ng.
+ Cổ phiế u phòng vê :̣ là cổ phiếu do những công ty có sức chống đỡ với suy
thối phát hành. Đó thường là các công ty kinh doanh sản phẩ m thiế t yế u như nước
giải khát, bánh kẹo, thực phẩ m… Loa ̣i cổ phiế u này có mứ c chi trả cổ tức ổ n đinh
̣

ngay cả trong thời kì kinh tế suy thoái . Tuy nhiên khả năng tăng giá của cổ phiế u
này không cao nên chỉ thu hút nhà đầu tư cá nhân kiếm tìm mức cổ tức ổn định với
tâm lý an toàn .
+ Cổ phiế u thu nhâ ̣p: là cổ phiếu của cơng ty có mức trả cổ tức cao hơn bình
thường, loại cổ phiếu này thường có sức hấp dẫn cao đối với người mua cổ phiếu để
có thu nhập thường xun nhưng khơng có tiềm năng tăng giá . Đây là loại cổ phiếu
thường do các công ty thuộc lĩnh vực cơng ích phát hành và thường phát hành cho
những người già và người về hưu.
+ Cổ phiế u thời vu ̣ : là cổ phiếu của công ty mà thu nhập có khuynh hướng
biế n đơ ̣ng theo thời vu ̣, tiêu biể u là các công ty bá n lẻ , do vâ ̣y cổ phiế u cũng chỉ có
sức hấ p dẫn theo thời điể m nhấ t đinh.
̣
+ Cổ phiếu chu kỳ: là cổ phiếu của những cơng ty có lợi nhuận khơng ổn
định mà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường. Khi điều
kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu
thường của công ty tăng. Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh,
lợi nhuận giảm và do đó giá cổ phiếu cũng giảm. Điển hình lĩnh vực kinh doanh của
các công ty này là sắt thép, xi măng, máy công cụ...

15


Điều 30 Nghị định 59/2009/NĐ – CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại đưa ra các quy định về cổ phiếu ưu đãi biểu quyết dựa trên Luật Doanh
nghiệp 2006:Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn
so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết
do điều lệ công ty quy định. Với việc sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ đơng có
được các đặc lợi như:i) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
với số phiếu biểu quyết ưu đãi theo quy định của điều lệ ngân hàng, ii) Các quyền
khác như cổ đông phổ thông tuy nhiên cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

khơng được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
Khoản 4 Điều 30 Nghị định 59/2009/NĐ – CP quy định Cổ phiếu ưu đãi cổ
tức: được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông
hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ
tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng
và chỉ được trả khi ngân hàng có lãi. Trường hợp ngân hàng kinh doanh thua lỗ thì
cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo.
Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do ĐHĐCĐ
quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Tổng giá trị mệnh
giá của cổ phiếu ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Thành
viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý,
điều hành khác của ngân hàng không được mua cổ phiếu ưu đãi cổ tức của chính
ngân hàng phát hành. Người được mua cổ phiếu ưu đãi cổ tức do Điều lệ ngân hàng
quy định hoặc do ĐHĐCĐ quyết định.
Có thể nhận thấy cổ phiếu là một loại chứng khốn đặc biệt , là chứng khốn
vớ n mang l ại cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng chứa đựng khơng ít
rủi ro. So với các loa ̣i chứng khoán khác thì bên ca ̣nh trái phiế u , cở phiế u là chứng
khốn khá gần gũi trong “tâm lý người Viê ̣t ”. Do vâ ̣y các quy đinh
̣ phá p lý về viê ̣c
đưa cổ phiế u vào giao dich
̣ trên thi trươ
̣
̀ ng cầ n đầ y đủ , chă ̣t chẽ và hiê ̣u quả . Đó là
mô ̣t trong những biê ̣n pháp quan tro ̣ng để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i cho nhà đầ u tư và thúc
đẩ y sự phát triể n khách quan của thi ̣trường chứng khoán.

16


1.1.3 Khái niệm , đăc̣ điểm chào bán cổ phiế u ra công chúng của ngân hàng

thương ma ̣i cổ phầ n.
 Khái niệm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại
cổ phần.
TTCK là kênh huy đô ̣ng vố n quan tro ̣ng đ ối với nền kinh tế , nơi luân chuyể n
nguồ n vố n từ người thừa vốn sang người thiế u vốn. Để TTCK phát huy được vai trị
của mình thì hoạt động chào bán chứng khốn phải giữ vai trị then chốt nhằm cung
cấ p ng̀ n hàng hoá , kích ứng cho sự phát triển đồng bộ của toàn thị trường.
Hoạt động chào bán chứng khốn ra cơng chúng thực chất là việc chuyển
nhươ ̣ng quyề n sở hữu vố n , là hình thức phân phối chứng khốn từ tổ chức phát
hành sang nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định . Thuâ ̣t ngữ “chào
bán chứng khốn ra cơng chúng”

trong L ̣t Chứng khoán

niê ̣m“phát hành chứng khoán ra công chúng”

2006 thay thế khái

của Nghị định 48/1998/NĐ – CP

ngày 11/07/1998 về phát hành cổ phiế u và trái phiế u ra công chúng và Nghi ̣đinh
̣
144/2003/NĐ – CP ngày 28/01/2003 về chứng khoán và TTCK là hoàn toàn phù
hơ ̣p, cho phép điề u chỉnh hành vi chào mời, bán hay phát hành chứng khốn ra cơng
chúng. Nế u như phát hành riêng lẻ chỉ dừng lại ở việc chào bán chứng khoán trong
phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với điều kiện hạn chế và không tiến hành hành
rô ̣ng raĩ ra công chúng thì chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi phả
bán cho số lượng lớn công chúng đầu tư

i chào


, trong đó mô ̣t tỉ lê ̣ nhấ t đinh
̣ phải đươ ̣c

phân phố i cho nhà đầ u tư nhỏ . Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm

“công

chúng” trên thế giới . Theo pháp luâ ̣t Malayxia , công chúng ở đây là tấ t các các cá
nhân và tổ chức trong xã hô ̣i ngoa ̣i trừ nhà điề u hành và những người liên quan đế n
quản lý công ty, cổ đơng lớn và cá nhân liên quan . Cịn theo pháp luật Trung Quốc ,
phát hành chứng khốn ra cơng chún g là phát hành cho số lươ ̣ng nhà đầ u tư trên
800 người. Pháp luật Việt Nam cũng quy định ba phương thức chào b
khốn ra cơng chúng

án chứng

: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả

Internet;Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, khơng kể nhà
đầu tư chứng khốn chun nghiệp và Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư khơng
xác định (Khoản 12 Điều 6 Luật Chứng khốn 2006). Tuy xét về số lượng và mức

17


đô ̣ đươ ̣c quy đinh
̣ trong văn bản pháp luâ ̣t của các quố c gi a là khác nhau nhưng có
thể hiể u chào bán chứng khoán ra công chúng là thực hiê ̣n bán chứng khoán ra công
chúng với số lượng nhà đầu tư lớn, công khai, chính thức nhằm huy động lượng vốn

lớn trên thi ̣trường.
Chào bán chứng khốn ra cơng chúng phải bỏ ra một khoản chi phí phát
hành cao hơn so với việc phát hành riêng lẻ. Chẳng hạn trên thị trường sơ cấp Hoa
Kỳ, chi phí cho một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng chiếm đến 6,17% tổng số
vốn huy động. Bên cạnh đó, các cơng ty phát hành chứng khốn ra công chúng phải
thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.
Phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khốn ra cơng chúng
thường dựa vào một số tiêu thức nhất định do luật pháp mỗi nước quy định. Chẳng
hạn Mỹ, Luật Chứng khoán năm 1933 phân biệt phát hành riêng lẻ và chào bán
chứng khốn ra cơng chúng dựa vào hai tiêu thức là tổng giá trị đợt phát hành và số
lượng người mua chứng khoán của đợt phát hành. Việc phân biệt hai phương thức
chào bán này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, phục vụ cho cơng tác quản lý
phát hành chứng khốn. Đồng thời sự phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán
ra công chúng nhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khốn. Chỉ có
các chứng khốn được phát hành rộng rãi ra công chúng mới được giao dịch trên thị
trường chứng khoán thứ cấp tập trung và những chứng khốn này mới có tính thanh
khoản cao. Các cơng ty chào bán chứng khốn rộng rãi ra công chúng được gọi là
công ty đại chúng.
Các công ty chào bán chứng khốn rộng rãi ra cơng chúng và được niêm yết
trên thị trường chứng khốn tập trung có lợi thế trong việc quảng bá tên tuổi của
công ty. Để chào bán chứng khốn ra cơng chúng, các doanh nghiệp phát hành phải
có đủ những điều kiện nhất định và đó là những cơng ty có tiềm lực tài chính phát
triển ổn định. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty trong q trình tìm kiếm
bạn hàng và kí kết các hợp đồng kinh doanh. Đồng thời, chào bán chứng khốn ra
cơng chúng cịn giúp cơng ty có thể thu hút, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, làm tăng
chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty do các bản báo cáo phải
được lập theo những quy định của cơ quan quản lý.

18



×