Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HIỀN DUNG

PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
TRONG NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ HIỀN DUNG

PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
TRONG NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG PHƯỚC HIỆP

Hà nội – 2011




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................ 6
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trợ cấp trên thế giới .............................................. 6
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 7
3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài.................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................... 7
3.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 8
5. Điểm mới của luận văn ............................................................................................ 8
6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn .................................................................................... 8
6.1. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................... 8
6.2. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 10
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG
NGHIỆP....................................................................................................................... 10
1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và chống trợ cấp
trong nông nghiệp ...................................................................................................... 10
1.1.1. Thương mại nông sản trong WTO ................................................................ 10
1.1.2. Tính khả thi của Điều 9.4 của Hiệp định nơng nghiệp về trợ cấp xuất khẩu đối
với các nước đang phát triển .................................................................................. 12
1.1.3. Quy định của WTO đối với các thành viên đang phát triển trong Hiệp định trợ
cấp và các biện pháp đối kháng .............................................................................. 14
1.1.4. Quan niệm của WTO về trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp ...................... 17
1.2. Phân loại sản phẩm nông nghiệp theo WTO ........................................................ 19
1.3. Các loại hình trợ cấp ........................................................................................... 23

1.3.1. Trợ cấp không thể đối kháng ........................................................................ 23
1.3.2. Trợ cấp có thể đối kháng .............................................................................. 26

1


1.3.3. Trợ cấp bị cấm ............................................................................................. 28
1.3.4. Trợ cấp xuất khẩu ........................................................................................ 30
1.4. Quy trình chống trợ cấp ...................................................................................... 33
1.4.1. Chế tài đối với trợ cấp bị cấm ....................................................................... 34
1.4.2. Chế tài đối với trợ cấp có thể bị đối kháng.................................................... 35
1.4.3. Tham vấn và chế tài được phép trong trợ cấp không thể đối kháng ............... 37
1.5. Biện pháp chống trợ cấp ..................................................................................... 38
1.5.1. Khái niệm .................................................................................................... 38
1.5.2. Các biện pháp chống trợ cấp ........................................................................ 40
1.6. Quan hệ tương thích giữa pháp luật của WTO với pháp luật quốc gia về chống trợ
cấp trong nơng nghiệp ............................................................................................... 46
1.6.1. Chính sách trợ cấp của Việt Nam ................................................................. 46
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................. 52
NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
TRONG NÔNG NGHIỆP ........................................................................................... 52
2.1. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong
nông nghiệp ............................................................................................................... 52
2.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Hoa Kỳ ............................................................ 52
2.1.2. Quan niệm về trợ cấp theo pháp luật Mỹ ...................................................... 53
2.1.3. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp ...... 55
2.2. Thực tiễn của EU áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông
nghiệp ....................................................................................................................... 60
2.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp EU ................................................................... 60
2.2.2. Chính sách nơng nghiệp chung (CAP) .......................................................... 61

2.2.3. Tình hình trợ cấp cho nơng nghiệp của EU ................................................... 66
2.3. Thực tiễn của Nhật áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông
nghiệp ....................................................................................................................... 67
2.3.1. Tổng quan nền nơng nghiệp Nhật Bản .......................................................... 67
2.3.2. Tình hình hỗ trợ nơng nghiệp của Nhật Bản ................................................. 69
2.3.3. Trợ cấp trong nước ....................................................................................... 70

2


2.4. Thực tiễn của một số nước Châu Á khác áp dụng các quy định của WTO về chống
trợ cấp trong nông nghiệp .......................................................................................... 72
2.4.1. Trung Quốc .................................................................................................. 72
2.4.2. Thái Lan ...................................................................................................... 75
2.5. Thực tiễn của Việt Nam áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong
nông nghiệp ............................................................................................................... 78
2.5.1. Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam ......................................................... 78
2.5.2. Đánh giá tính tuân thủ với quy định về trợ cấp nông nghiệp WTO của Việt
Nam....................................................................................................................... 79
2.5.3. Trợ cấp trong nước theo khuôn khổ WTO trong giai trước ngày 11/01/2007 83
2.5.4. Trợ cấp trong nước theo khuôn khổ WTO giai đoạn sau 11/01/2007 ............ 87
2.5.5. Trợ cấp xuất khẩu ........................................................................................ 94
2.6. Vụ tranh chấp giữa Brazil và Hoa Kỳ trong vụ kiện về trợ cấp bông – Việc áp
dụng Hiệp định trợ cấp đối với lĩnh vực nông nghiệp ................................................. 99
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................... 102
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CÓ
HIỆU QUẢ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
TRONG NÔNG NGHIỆP ......................................................................................... 102
3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của cơng tác hồn thiện pháp luật về chống trợ cấp102
3.1.1. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ............ 102

3.1.2. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
và q trình hội nhập với thế giới ......................................................................... 103
3.1.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông
nghiệp .................................................................................................................. 103
3.2. Những đề xuất để sử dụng có hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép .......... 106
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….115

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới ngày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển
mới cho nền kinh tế trong nước. Trong 04 năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố
gắng để nhận thức và thực thi các quy định pháp luật của WTO đặc biệt trong lĩnh
vực chống trợ cấp trong nông nghiệp trên đất nước mình theo đúng tinh thần Pacta
sunt servanda.
Khi đã là thành viên của WTO Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi các
chính sách pháp luật của WTO và hệ thống pháp luật trong nước cũng phải có sự
điều chỉnh để phù hợp với pháp luật của WTO và luật pháp quốc tế. Hơn nữa,
những nội dung mới và sự nghiên cứu chưa sâu sắc nên rất có thể sẽ bị thiếu căn
cứ pháp lý khi xảy ra một vụ kiện thực tế. Do vậy, những cam kết WTO đặt ra
nhiều vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng có lợi nhất cho Việt Nam trong những
phạm vi cho phép
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam, trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng đã xác định rõ “cần tạo
điều kiện hơn để giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên

tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi cho người dân. Mặt khác, tăng cường đầu tư
ngân sách Nhà nước để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nơng thơn…”[54, tr.194].
Ngồi ra, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X cũng
đã nhấn đề cấp đến vấn đề:“tăng mạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước…. Giải
quyết vấn đề nông nghiệp” [54, tr.12]. Vấn đề về trợ cấp, hỗ trợ trong nông nghiệp
cũng đã được đề cập đến trong các Văn kiện nhưng đó chỉ là những định hướng và

4


những yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu các biện pháp xử lý và phân
tích làm rõ qua pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Khoa học pháp lý và hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về lĩnh
vực chống trợ cấp trong nơng nghiệp cịn có những hạn chế như: Cịn thiếu các
cơng trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở pháp lý để xây dựng một hệ thống quy
phạm pháp luật hoàn chỉnh về chống trợ cấp trong nông nghiệp; Các văn bản trong
lĩnh vực này cịn chưa có vị trí pháp lý tương xứng chưa có Luật riêng để điều
chỉnh mà chỉ được điều chỉnh trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư; Số lượng văn
bản khơng nhiều lại tản mạn nên rất khó trong việc thực hiện các quy định chống
trợ cấp trong nông nghiệp.
Ở các nước phát triển đặc biệt là các nước trong nhóm OECD, vấn đề
chống trợ cấp trong nơng nghiệp được nghiên cứu rất nghiêm túc và cụ thể. Các
nước phát triển đã đưa ra các chính sách về nơng nghiệp nói chung và chính sách
về trợ cấp nơng nghiệp nói riêng, điển hình là Chính sách nơng nghiệp chung Châu
Âu (CAP), rất nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các trang web như:
www.farmsubsidy.org, ipsnews… Nghiên cứu về trợ cấp và phân tích những chính
sách trợ cấp nơng nghiệp của Mỹ của Agence France Presse [9]. Những nghiên
cứu của Christopher Conte và Albert R. Karr về trợ cấp nông nghiệp và lịch sử quá
trình hình thành và phát triển các quy định về trợ cấp nông nghiệp Mỹ [9]… Thực
tiễn các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển đã và

đang nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn các quy định về chống trợ cấp trong
nơng nghiệp để sử dụng có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu các
chính sách về chống trợ cấp trong nơng nghiệp vẫn cịn ít, kinh nghiệm thực tế
trong việc áp dụng chưa nhiều. Do vậy, cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các
quốc gia khác để tìm ra giải pháp về sử dụng các hình thức trợ cấp có hiệu quả,
cách thức sử dụng các biện pháp chống trợ cấp trong nông nghiệp theo đúng tinh
thần quy định pháp luật của WTO.
Trước tình hình đó, việc chọn đề tài “Pháp luật của WTO về chống trợ cấp
trong nông nghiệp” để nghiên cứu thật sự là yêu cầu bức thiết hiện nay.
5


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chống trợ cấp trong nơng nghiệp và tình hình thực thi các quy định về
chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng.
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở trong nước vấn đề trợ cấp nông nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu đã
có những cuộc hội thảo, nhiều bài viết và một số cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực
này như: Hội thảo của Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á về Trợ cấp và
gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính sách đối
với Việt Nam, 2005. Sổ tay về trợ cấp nông nghiệp và một số sách chuyên khảo có
đề cập đến trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp như Cam kết thuế quan và phi
thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO của Dương Ngọc Thí,
2007. WTO và ngành nơng nghiệp Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và CEG/ AusAID, 2005. Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết
của Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), 2009. Thành viên thứ
150 bài học từ các nước đi trước, Nguyễn Văn Thanh, 2007. Tác động của hội
nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Từ
(chủ biên), 2008. Báo cáo phát triển thế giới 2008 Tăng cường nông nghiệp cho
phát triển. Một số bài viết trên trang Web của Bộ nông nghiệp và phát triển nông

thôn, VCCI, Bộ cơng thương. Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các
trường đào tạo Luật ở nước ta những năm qua như giáo trình Tư pháp quốc tế.
Giáo trình luật thương mại quốc tế….
2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trợ cấp trên thế giới
Trên thế giới vấn đề trợ cấp đặc biệt là trợ cấp nông nghiệp đã được nghiên
cứu từ những thập niên của thế kỷ XX. Các nước trong nhóm OECD đặc biệt là
Mỹ và EU đã ban hành những chính sách pháp luật về vấn đề trợ cấp trong nông
nghiệp như Luật nông trại 2002 của Mỹ, Chính sách nơng nghiệp chung của EU
(CAP). CAP được hình thành và phát triển từ những năm 1950 và đầu những năm
1960 khi các thành viên sáng lập của EC nêu ra tình trạng thiếu lương thực trầm
trọng sau Thế chiến lần thứ hai. Tại Nhật Bản chính sách trợ cấp trong nơng
6


nghiệp được nghiên cứu, hình thành và áp dụng từ những năm 1971, một số bài
viết trên WTO. Org. UN.Org. Khi nào hịa bình kết thúc: Tính dễ tổn thương của
các chính sách trợ cấp nơng nghiệp của EC và Hoa Kỳ trước các quy định của
WTO, Steinberg,Richard H. and Josling, Timothy, 2003. Nông nghiệp và đàm
phán thương mại, Dominique Bureau, 2001.
Một số ít cơng trình đã quan tâm là rõ vấn đề về quy định của pháp luật và
thực tiễn thực thi vấn đề về chống trợ cấp. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu
hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp tại Việt Nam, địi hỏi
phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và tồn diện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về các luật lệ của WTO về chống trợ cấp cũng như
pháp luật của một số nước có quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Trên
cơ sở lý luận để nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong
quá trình thực thi các cam kết và đưa ra những phương hướng, các giải pháp nhằm
tìm ra hướng giải quyết các vấn đề và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời

sống.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý trong q trình thực
thi các cam kết của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Hiệp định về nông
nghiệp, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
Tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống nội dung cơ bản các cam kết của
Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp và nghiên cứu, đánh giá những quy
định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của
các chính sách pháp luật đến nền kinh tế đặc biệt là trong nông nghiệp.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
“Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp” là một đề tài
nghiên cứu về tổng quan các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp, về
7


những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý khi thực hiện các Hiệp định của WTO
cũng như các cam kết gia nhập WTO, những ảnh hưởng tích cực và hạn chế bước
đầu đến sự phát triển kinh tế quốc gia thành viên đặc biệt là Việt Nam. Trong đề
tài này, với khuôn khổ Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào
nghiên cứu những quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp; thực
tiễn giải quyết một số tranh chấp trong lĩnh vực này; nêu các đề xuất để sử dụng có
hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép và phương hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Duy
vật Lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp để nghiên cứu, làm rõ các nội dung, đạt được mục đích của luận văn.
5. Điểm mới của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách tồn diện,

đầy đủ và có hệ thống các quy định của WTO về chống trợ cấp, nghiên cứu, đánh
giá những điểm hợp lý và bất hợp lý của quy định về chống trợ cấp trong nông
nghiệp của Hoa kỳ, EU, Việt Nam…. Nghiên cứu để tìm ra những phương hướng
và giải pháp góp phần xây dựng các tiêu chí và địn bẩy kinh tế, hồn thiện hệ
thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp trong nước phù hợp
với các cam kết khi đã là thành viên của WTO.
6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
6.1. Ý nghĩa của luận văn
Hoàn thành luận văn này, tôi hy vọng những kiến thức khoa học trong luận
văn sẽ là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở
đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên ngành Tư pháp quốc tế.
Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết cho mọi cá
nhân khi tìm hiểu vấn đề về pháp luật của WTO về chống trợ cấp, nghiên cứu
những vấn đề pháp lý và thực tiễn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình thực thi các
cam kết.
8


Chúng tôi mong rằng, những kiến nghị trong luận văn sẽ được sử dụng
trong cơng cuộc pháp điển hóa pháp luật, sẽ là đóng góp có ý nghĩa thiết thực cho
tất cả những ai mong muốn tìm hiểu các quy định của WTO về chống trợ cấp
trong nông nghiệp cũng như cơ chế thực thi các cam kết và giải quyết các tranh
chấp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật và các chính sách của Nhà nước trong lĩnh
vực chống trợ cấp trong nông nghiệp.
6.2. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu như sau: Phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận
và tài liệu tham khảo.
Ba chương có nội dung chính là:
Chương 1: Tổng quan pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông
nghiệp.

Chương 2: Những vấn đề thực tiễn pháp luật của WTO về chống trợ cấp
trong nơng nghiệp.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam để
thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO về chống trợ cấp trong
nông nghiệp.

9


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và chống trợ
cấp trong nông nghiệp
1.1.1. Thƣơng mại nông sản trong WTO
Thương mại nông sản đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước và tiếp tục giữ vai trò này trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và thu
nhập cho người nơng dân. Hệ thống thương mại cũng đóng vai trị thiết yếu trong
việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Mặc dù nông nghiệp luôn nằm trong phạm vi quy định của Hiệp định chung
về Thương mại và Thuế quan (GATT) trước khi hình thành WTO, vẫn cịn nhiều
điểm khác biệt lớn về nguyên tắc áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp thô so
với sản phẩm công nghiệp. Hiệp định GATT 1947 cho phép các nước sử dụng trợ
cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp thô trong khi cấm trợ cấp xuất khẩu
đối với sản phẩm công nghiệp. Điều kiện duy nhất cấm sử dụng trợ cấp trong xuất
khẩu nơng sản là khi mức trợ cấp đó lớn hơn thị phần của sản phẩm đó trên thị
trường xuất khẩu thế giới (Điều XVI.3 – Hiệp định GATT). Hiệp định GATT
cũng cho phép các nước sử dụng hạn chế nhập khẩu (như hạn ngạch nhập khẩu)
trong một số điều kiện nhất định như khi những hạn chế này là cần thiết để tăng

cường hạn chế một cách hiệu quả sản xuất trong nước (Điều XI.2.c – Hiệp định
GATT). Ngoại trừ này cũng là điều kiện để duy trì mức nhập khẩu tối thiểu so với
sản xuất trong nước.
Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều biện pháp phi thuế được áp dụng đối với
sản phẩm nhập khẩu không trên cơ sở hạn chế đối kháng mức sản xuất trong nước
và khơng duy trì mức tiếp cận thị trường tối thiểu cho hàng nhập khẩu. Kết quả là,
hàng loạt các hạn chế thương mại nông sản được áp dụng như cấm nhập khẩu, hạn
10


ngạch quy định mức độ nhập khẩu tối đa, các loại thuế và phí nhập khẩu, giá nhập
khẩu tối thiểu và các biện pháp phi thuế khác của doanh nghiệp Nhà nước. Một số
nơng sản chính như ngũ cốc, thịt, sản phẩm sữa, đường, rau, quả phải đối mặt với
một loạt rào cản bất hợp lý [43, tr.11].
Bên cạnh đó, nhiều Chính phủ đặt trọng tâm với việc tăng cường sản xuất
nông nghiệp trong nước để đáp ứng của yêu cầu của dân số đang tăng nhanh. Với
lý do này cộng với chính sách cân bằng tăng trưởng thu nhập giữa khu vực nông
thôn và thành thị, nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển sử dụng cơ chế hỗ trợ
giá thị trường, các rào cản đối với hàng nhập khẩu được sử dụng để đảm bảo sản
xuất trong nước có thể bán được ra thị trường. Hưởng ứng lại những biện pháp
này, sản lượng sản xuất lại tăng quá cả nhu cầu tự cung trong nước. Ở nhiều nước,
sản xuất trong nước không đủ để thay thế nhập khẩu mà còn dư thừa quá mức. Trợ
cấp nhập khẩu được sử dụng ngày càng tăng để bán phá giá nông sản dư thừa ra
thị trường thế giới.
Nguyên nhân làm xáo trộn ngành nông nghiệp thế giới được xác định đã
vượt quá các vấn đề về mở cửa thị trường nhập khẩu. Các nguyên tắc chi phối tất
cả các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại nơng sản như chính sách nông nghiệp
trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản được coi là quan trọng.
Để giải quyết những vấn đề trên, WTO đã hoàn chỉnh cơ sở pháp lý làm
căn cứ, chuẩn mực chung cho các nước sử dụng các biện pháp trợ cấp trong phạm

vi cho phép không làm ảnh hưởng tới nền sản xuất của các nước khác đó là Hiệp
định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) và Hiệp định nông nghiệp
(AoA).
Hiệp định nông nghiệp được thông qua tại thời điểm kết thúc vịng đàm
phán Urugoay vào tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01/01/1995. Mục tiêu
của Hiệp định nông nghiệp là nhằm cải cách thương mại nông sản và làm cho các
chính sách nơng nghiệp có định hướng thị trường hơn. Về dài hạn, Hiệp định
nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh cho các quốc gia nhập khẩu cũng như
xuất khẩu. Hiệp định nông nghiệp đề cập đến hai vấn đề chính là:
11


(i) Mở cửa thị trường nông nghiệp – thuế quan hóa các biện pháp phi thuế
quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản.
(ii) Quy định về các khoản trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với
hàng xuất khẩu.
Hiệp định có quy định cụ thể đối với ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực
mở cửa thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Những lĩnh vực được
coi là 03 trụ cột chính của Hiệp định. Theo nghĩa rộng, các trụ cột này được định
nghĩa như sau:
(i) Mở cửa thị trường - các hạn chế thương mại ảnh hưởng tới nhập khẩu.
(ii) Hỗ trợ trong nước – trợ cấp trong nước và các chương trình khác, bao
gồm các biện pháp nhằm nâng hoặc đảm bảo giá sản xuất và thu nhập của nông
dân.
(iii) Trợ cấp xuất khẩu – các khoản trợ cấp được sử dụng để tạo khả năng
cạnh tranh trong xuất khẩu.
1.1.2. Tính khả thi của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất
khẩu đối với các nƣớc đang phát triển
Trợ cấp xuất khẩu nông sản mà phù hợp hồn tồn với Hiệp định nơng
nghiệp không bị cấm trong Hiệp định trợ cấp SCM nhưng sẽ bị điều chỉnh theo

Hiệp định nông nghiệp. Điều này là đúng luật nếu chúng phù hợp với Hiệp định
nông nghiệp, đặc biệt là đáp ứng cam kết của các thành viên về cắt giảm trợ cấp
trong nông nghiệp (trong đó bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu). Các nước khơng được
phép duy trì ở mức cao hơn mức đã cam kết về trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm
cụ thể. Do vậy, trợ cấp xuất khẩu nông sản bị cấm trừ khi các thành viên được ghi
vào biểu cam kết dưới dạng cam kết cắt giảm. Trợ cấp xuất khẩu nơng sản vì vậy
nhìn chung là bị cấm.
Hiệp định nông nghiệp quy định rằng “trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị
xuất khẩu của sản phẩm nơng nghiệp (không phải hỗ trợ rộng rãi và dịch vụ tư
vấn) bao gồm chi phí đóng gói, nâng cấp và chi phí xử lý khác và chi phí vận tải
quốc tế và cước vận chuyển” (Điều 9.1 (d)) và chi phí vận tải nội địa và cước phí
12


gửi hàng xuất khẩu với điều kiện do Chính phủ cung cấp mà có ưu đãi hơn trong
việc gửi hàng trong nước (Điều 9.1 (e)) đều là trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cam
kết cắt giảm.
Tuy nhiên, Điều 9.4 quy định rằng “trong giai đoạn thực hiện, các nước
đang phát triển sẽ không phải thực hiện cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu theo
liệt kê tại các mục (d) và (e) với điều kiện chúng không được áp dụng nhằm tránh
phải cam kết” [27, tr.45].
Tuy nhiên, dù điều 9.4 có vẻ như khơng cịn hiệu lực vì giai đoạn thực hiện
(quy định là 10 năm cho các nước đang phát triển - đến 2005) đã hết, quyết định
của Đại hội đồng sau Hội nghị tại Cancun đã làm cho khung về mơ hình áp dụng
khơng có tính chắc chắn có khả năng gia hạn điều 9.4. Quyết định này quy định
rằng “các nước đang phát triển sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt
theo quy định của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp trong một thời gian hợp lý,
sẽ được đàm phán, sau khi giai đoạn chuyển đổi của tất cả các trợ cấp xuất khẩu
hết hạn và thực hiện tất cả các luật lệ được đưa ra”. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay
của việc gia hạn này vẫn chưa được rõ ràng do nằm ngồi phạm vi của Đại hội

đồng, điều này có nghĩa là việc gia hạn cũng khơng có ý nghĩa pháp lý trừ khi
được đưa vào gói cam kết Doha và Điều 9.4 hiện nay về nguyên tắc không được
áp dụng. Tuy nhiên theo quyết định này, có nhiều khả năng các nước thành viên
WTO sẽ không cho các nước đang phát triển đang áp dụng trợ cấp này tiếp tục duy
trì nữa.
Do đó, có vẻ như là mặc dù tác động pháp lý hiện nay của Điều 9.4 là mơ
hồ, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sử dụng trên thực tế theo
“Gói cam kết tháng 7” (“July package”) [77]. Tuy nhiên, có khả năng diện áp dụng
được hiểu là rất hẹp, những biện pháp xuất khẩu chung đó sẽ khơng được đưa vào.
Để được áp dụng, trợ cấp cần hướng tới riêng cho việc giảm chi phí tiếp thị và vận
tải hàng nơng sản.
Trong khi các nước đang phát triển được hưởng lợi từ Điều 9.4 để duy trì
trợ cấp xuất khẩu được phép, các nước thành viên WTO trong quá trình đàm phán
13


thường không cho các nước đang phát triển đang xin gia nhập quyền này, thậm chí
các nước này cịn ép các nước đang phát triển ngay cả trong quá trình thực hiện.
Trợ cấp xuất khẩu nông sản dù phù hợp với Hiệp định nơng nghiệp vẫn có
thể bị áp dụng biện pháp đối kháng căn cứ quy định của Hiệp định trợ cấp SCM do
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại tới nhà sản xuất trong nước của thị trường nhập
khẩu. Ngoài ra, hành động đối kháng này không bị hạn chế theo điều khoản miễn
trừ “Điều khoản hịa bình” nữa mà quan trọng hơn, sau khi điều khoản này hết
hạn, các trợ cấp xuất khẩu nông sản dù phù hợp với Hiệp định nơng nghiệp thậm
chí tn thủ các cam kết cắt giảm của các nước thành viên sẽ khơng cịn được coi
là khơng thể bị kiện theo quy định của Hiệp định trợ cấp SCM, giờ đây dường như
là loại trợ cấp này có thể bị kiện nếu gây tác động tiêu cực cho đối tác thương mại.
Loại trợ cấp này có thể dễ gây ra kiện nhất là trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng, tỏ
ra ít bị kiện hơn trợ cấp gây thiệt hại, hoặc giảm doanh số hoặc không bán được
hàng trong nước của nước nhập khẩu, mặc dù loại trợ cấp gây thiệt hại nghiêm

trọng cũng phải được chứng minh thông qua mối quan hệ nhân quả của hàng nhập
khẩu và tình hình trong nước.
Bất kỳ quyết định nào cũng sẽ buộc nước tiến hành trợ cấp phải thực hiện
những biện pháp để xóa bỏ tác động tiêu cực và bỏ trợ cấp.
1.1.3. Quy định của WTO đối với các thành viên đang phát triển trong Hiệp
định trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Các thành viên thuộc các nước chậm phát triển theo định nghĩa của Liên
Hợp Quốc là thành viên WTO và các nước đang phát triển là thành viên WTO
khác sẽ không phải áp dụng những quy định cấm về khối lượng trợ cấp, theo luật
hay trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện
khác [70, tr.366]. Tiêu chuẩn này được đáp ứng khi thực tế cho thấy rằng việc cấp
trợ cấp dù không được áp dụng theo luật dựa trên kết quả xuất khẩu, nhưng lại gắn
với tình hình xuất khẩu hiện tại hoặc trong tương lai hay những thu nhập về xuất
khẩu. Thực tế là việc trợ cấp được cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu khơng vì
thế mà có thể bị coi là trợ cấp xuất khẩu.
14


Các nước chậm phát triển sẽ không áp dụng trong thời hạn tám năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các quy định khối lượng trợ cấp, dù là
một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng
nội địa hơn hàng ngoại [70, tr. 366].
Các thành viên đang phát triển khác sẽ không áp dụng quy định khối lượng
trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay những điều kiện kèm theo những điều
kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại, trong thời gian năm năm
kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực và sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu trong
vòng tám năm và tốt nhất nên làm từng bước. Tuy nhiên, một thành viên đang phát
triển sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình (đối với một thành viên đang
phát triển hoặc khơng có trợ cấp xuất khẩu vào thời điểm Hiệp định của WTO có
hiệu lực, khoản này sẽ áp dụng trên cơ sở mức áp dụng trợ cấp vào năm 1986) và

sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn hơn thời hạn tám năm nếu việc sử dụng
trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Nếu một thành
viên đang phát triển thấy cần phải áp dụng trong thời hạn vượt q thời hạn tám
năm thì khơng chậm hơn một năm trước khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy
định, thì thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban, sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh
tế, tài chính và phát triển liên quan của thành viên đó, Uỷ ban sẽ xác định việc gia
hạn có đủ cơ sở không. Nếu Uỷ ban xác định rằng việc gia hạn là có cơ sở, thì
thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Uỷ ban để xác định tính cần
thiết phải duy trì trợ cấp đó. Nếu Ủy ban khơng xác định được tính cần thiết thì
thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong vòng hai năm, kể
từ ngày hết thời hạn cho phép.
Một thành viên đang phát triển đã đạt được trình độ cạnh tranh xuất khẩu
với bất kỳ sản phẩm xuất khẩu nào sẽ xóa bỏ dần trợ cấp xuất khẩu đối với sản
phẩm đó trong thời hạn hai năm. Tuy nhiên, với một thành viên đang phát triển và
đã đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu một hoặc nhiều sản phẩm, trợ cấp xuất
khẩu với sản phẩm đó sẽ được xóa bỏ trong vịng tám năm [70, tr. 418].

15


Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ khơng bị suy
đốn là gây ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện sau:
(a) Tổng giá trị trợ cấp cho một sản phẩm vượt quá 5%,
(b) Trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của
một ngành sản xuất;
(c) Trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh
nghiệp, trừ khi nó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh
nghiệp đó và được cấp chỉ thuần túy để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải
pháp lâu dài và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt;
(d) Trực tiếp xóa nợ như xóa một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để

thanh tốn nợ. [70, tr.370].
Đối với những trợ cấp có thể đối kháng được một thành viên là nước đang
phát triển áp dụng hay duy trì nhưng khơng thuộc 04 điều kiện trên thì hành động
đối kháng không được phép hay thực hiện theo các chế tài nếu khơng chứng minh
được khoản trợ cấp đó được một thành viên khác áp dụng hay duy trì, dẫn đến
thiệt hại, làm vơ hiệu hóa, suy giảm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho một ngành
sản xuất của mình trừ khi xác định được là do có trợ cấp thuộc loại đó mà làm mất
hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng về thuế quan hoặc những nghĩa vụ khác
mà theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay ngăn cản việc nhập khẩu một
sản phẩm tương tự của một thành viên khác vào thị trường Thành viên đang phát
triển đang trợ cấp trừ khi gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên thị
trường của thành viên đang nhập khẩu.
Đối với các thành viên đang phát triển đã xóa bỏ trợ cấp trước khi hết thời
hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, đối với các thành viên đang
phát triển tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt q 3% giá trị của nó tính
theo giá trị trên cơ sở đơn vị sản phẩm. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày
việc xóa bỏ trợ cấp được thơng báo cho Ủy ban, và cịn được áp dụng chừng nào
thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy

16


định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu
lực.
Theo quy định, trợ cấp có thể đối kháng sẽ khơng áp dụng đối với việc xóa
nợ trực tiếp, trợ cấp nhằm bù đắp chi phí xã hội, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả
việc miễn thu những khoản phải nộp cho Chính phủ và chuyển giao trách nhiệm
khi các khoản trợ cấp đó được cấp trong khn khổ và gắn liền với một chương
trình tư nhân hóa của thành viên đang phát triển với điều kiện các chương trình đó
và những trợ cấp liên quan được áp dụng trong một thời gian hạn chế và được

thông báo cho Ủy ban và chương trình đó cuối cùng đưa ra kết quả tư nhân hóa xí
nghiệp liên quan.
Khi một thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Ủy ban sẽ xem xét
lại thực tế về một trợ cấp xuất khẩu riêng tại một thành viên đang phát triển để xác
định về việc trợ cấp đó có phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành viên đó hay
khơng.
1.1.4. Quan niệm của WTO về trợ cấp và trợ cấp trong nông nghiệp
Khái niệm “Trợ cấp” xuất hiện khi Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp
đối kháng (Agrement Subsidies and Countervailing Measures) của WTO có hiệu
lực.
Trong Điều 1 Hiệp định SCM có tiêu đề “Định nghĩa trợ cấp” đã nêu ra các
điều kiện mà ở đó một trợ cấp được tồn tại. Điều kiện đầu tiên, phải có đóng góp
tài chính của Chính phủ hay của bất kỳ một tổ chức công nào trên lãnh thổ của
một thành viên. Tại mục 1.1 (a) (1) của Hiệp định SCM, các dạng chuyển giao tài
chính khác nhau nêu ở trên được kiệt kê một danh mục rõ ràng:
(i) Chính phủ chuyển giao ngân quỹ trực tiếp bao gồm cả các chuyển giao
trực tiếp các khoản vốn (cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển
hoặc nhận nợ trực tiếp (bảo lãnh tiền vay);
(ii) Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay khơng thu
(các ưu đãi tài chính hay miễn thuế)

17


(iii) Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở
chung hoặc mua hàng.
(iv) Trợ cấp cũng được xem là tồn tại nếu Chính phủ thực hiện chi trả theo
một cơ chế tài trợ, hoặc giao phó hoặc trực tiếp cho một tổ chức tư nhân để thực
thi một hoặc hơn các chức năng trên của Chính phủ.
Thêm vào đó, những đóng góp tài chính cuả Chính phủ dưới bất kỳ một

dạng thu nhập hoặc trợ giá nào trong phạm vi điều khoản XVI của GATT 1994, ví
dụ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để tăng xuất khẩu của bất kỳ một loại hàng hóa
nào của nước mình, hoặc để giảm nhập khẩu hàng hóa vào nước mình [70, tr.
362].
Khoản mục 1.1 (b) của Hiệp định SCM quy định rằng bất kỳ một khoản
đóng góp tài chính, thu nhập hoặc trợ giá nào tương ứng với khoản mục 1.1 (a)
được coi là trợ cấp khi nó mang lại lợi ích cho khách hàng.
Các loại hình trợ cấp trên đây phải là trợ cấp riêng biệt được quy định trong
Hiệp định SCM.
Trợ cấp nông nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định nông nghiệp
(AoA) nhưng mối quan hệ giữa AoA và Hiệp định SCM khá phức tạp bởi vì Hiệp
định SCM là Hiệp định quy định chung về vấn đề trợ cấp bao gồm cả lĩnh vực
công nghiệp và nông nghiệp. Mối quan hệ này được xem xét tại một điều khoản
gọi là Điều khoản hịa bình (Điều 13 AoA) quy định trợ cấp trong nông nghiệp
phù hợp với Hiệp định nông nghiệp không bị điều chỉnh bởi Hiệp định SCM do
đưa ra một số trợ cấp không bị kiện theo các điều này và cũng viện dẫn giới hạn
được phép trong các vụ tiến hành các biện pháp chống trợ cấp hết hạn vào cuối
năm 2003. Việc hết hạn giai đoạn miễn trừ này bắt đầu từ năm 2004, mà khó có
khả năng kéo dài thêm trong vòng đàm phán Doha, sẽ có tác động tới trợ cấp hàng
nơng sản. Trong khi trợ cấp hàng nông sản (trong nước và xuất khẩu) được quy
định trong Hiệp định nơng nghiệp thì trong WTO lại khơng cho phép và rơi vào
trợ cấp có thể bị kiện của WTO. Hiệp định SCM quy định các vấn đề về trợ cấp
nói chung. Ngồi ra, Hiệp định nông nghiệp điều chỉnh riêng trợ cấp nông nghiệp
18


và những trợ cấp này không được vượt mức cam kết cắt giảm của các nước thành
viên). Tuy nhiên, trợ cấp nơng nghiệp được phép có thể bị kiện theo SCM do gây
ra tác động tiêu cực. Do đó, các thành viên có thể bị yêu cầu xóa bỏ hoặc sửa đổi
những trợ cấp nông nghiệp này để không gây ra tác động tiêu cực cho các đối tác

thương mại.
1.2. Phân loại sản phẩm nông nghiệp theo WTO
Trong WTO, hàng hóa được chia làm hai (02) nhóm chính: Nơng sản và phi
nông sản [70, tr. 102]. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất
cả các sản phẩm liệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm từ
cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống mã HS (hệ thống
hài hịa về mã số và mơ tả hàng hóa). Hơn nữa, căn cứ vào phụ lục 1, các diện sản
phẩm của Hiệp định nông nghiệp sản phẩm nông sản được phân loại như sau:
(1) Động vật sống; các sản phẩm từ động vật.
- Động vật sống như: Ngựa, dê, lừa, gà và một số động vật được quy định
số cân nặng. Ví dụ: Lợn trọng lượng dưới 50 kg và trọng lượng trên 50 kg…
- Thịt và phụ phẩm dạng thịt như thịt đơng lạnh bị, gà, heo, các lồi bị sát,
cá voi, cá nục heo và cá heo (những động vật có vú thuộc bộ Cetacea…).
- Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm, mật ong tự
nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật. như sữa kem, pho mát…
- Các sản phẩm gốc động vật như: ngà, mai, sừng động vật…
(2) Các sản phẩm thực vật
- Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ, và các loại tương tự; cành hoa
rời và các loại cành lá trang trí như: Cây và rễ rau diếp xoăn, phong lan, rêu, địa
y…
- Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được như: Khoai tây, cà chua, hành,
tỏi, nấm, các loại đậu…
- Qủa và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam, quýt và các loại dưa như:
Dừa khô, táo, mơ, vải, nhãn…

19


- Cà phê, chè, các loại gia vị như: Cà phê chưa rang, cà phê đã rang, chè
nguyên cánh, hạt tiêu, ớt, quế và hoa quế…

- Ngũ cốc như: Lúa mỳ, lúa đại mạch, yến mạch, gạo…
- Các sản phẩm xay xát, tinh bột như: Bột mỳ, bột ngũ cốc, bột ngơ…
- Qủa và hạt có dầu, các loại ngũ cốc, hạt và quả khác, cây công nghiệp
hoặc cây dược liệu, rơm, rạ và cây làm thức ăn gia súc như: Đậu tương, lạc nhân
đã hoặc chưa vỡ mảnh, cùi dừa khô, hạt cải dầu, rong biển, gỗ đàn hương…
- Nhựa cánh kiến đỏ; Gôm, nhựa cây, các chất nhựa và các chất chiết xuất
từ thực vật khác như: Cách kiến đỏ, nhựa cam thảo, cao, thạch, chất nhầy thu được
từ các loại cây.
- Nguyên liệu thực vật dùng để tết bện và các sản phẩm chưa được chi tiết
như: Tre, song mây, lá trầu, lá cau, bông gạo…
(3) Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; mỡ
ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật như: Mỡ trâu, bị, cừu,
dê, dầu đậu tương, dầu ơliu, dầu cọ…
(4) Thực phẩm chế biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các
nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến.
- Các chế phẩm từ cá, thịt hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc
động vật thủy sinh khơng xương sống khác như: Xúc xích lợn, bị, thịt hộp nước
ép của các loại trên…
- Đường và các loại kẹo đường như: Đường mía hoặc đường củ cải và
đường xucroza tinh khiết như: Mật mía, mật ong nhân tạo…
- Ca cao và chế phẩm từ ca cao như: Hạt ca cao đã vỡ hoặc chưa vỡ mảnh,
đã rang hoặc chưa rang, bột và bơ ca cao, sôcôla…
- Chế phẩm từ tinh bột, ngũ cốc, bột hoặc sữa, các loại bánh như: Các sản
phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em, các sản phẩm dinh dưỡng y tế, các sản phẩm
bột nhào, thức ăn chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc, từ các sản phẩm ngũ
cốc, ngũ cốc ở dạng hạt, mảnh hoặc hạt đã làm thành dạng khác (trừ bột, tấm và
bột thơ), đã làm chín sơ hoặc chế biến cách khác…
20



- Chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây như: Dưa
chuột, hành, tỏi, cà chua, nấm đã chế biến hoặc bảo quản, khoai tây, măng tây, các
loại quả và nước ép từ quả đóng hộp…
- Các chế phẩm ăn được khác như: Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô
đặc từ cà phê, chè, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các sản phẩm này, rễ
rau diếp xoăn rang và các chất khác thay thế cà phê rang, các chất chiết xuất, tinh
chất hoặc các chất cơ đặc này có thành phần cơ bản là cà phê như: Nước sốt, tương
ớt, kem lạnh, chế phẩm từ sâm, chế phẩm có chứa cồn, các chế phẩm hỗ hợp các
vitamin và khoáng chất để tăng cường dinh dưỡng.
- Đồ uống, rượu và dấm, nước kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và
nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác hay hương liệu, nước đá và
tuyết như: Sữa tươi tiệt trùng có hương liệu, sữa đậu nành, bia đen và bia nâu,
rượu vang và rượu vang có ga, hèm nho…
- Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc đã
chế biến như: Bột mịn, bột thô và bột viên, từ thịt hoặc phụ phẩm từ thịt sau giết
mổ, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh
khơng xương sống khác, khơng thích hợp để làm thức ăn cho người, tóp mỡ, khơ
dầu, bã phế thải từ quá trình ủ hoặc chưng cất, nguyên liệu thực vật và phế thải
thực vật, phế liệu thực vật và sản phẩm phụ từ thực vật ở dạng bột viên hoặc
không ở dạng bột viên, loại dùng trong chăn nuôi động vật.
- Thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến như: Lá thuốc lá
chưa chế biến; phế liệu thuốc lá, lá thuốc lá chưa tước cọng hoặc đã sấy, xì gà,
thuốc lá điếu thuốc lá tinh chất hoặc đã được phối trộn dưới hình thức dùng để hút,
để nhai hoặc để ngậm.
- Các loại tinh dầu kể cả tinh dầu sáp và tinh dầu nguyên chất, chất tựa
nhựa, nhựa chứa dầu đã chiết, tinh dầu đậm đặc trong mỡ, các loại dầu không bay
hơi, trong các loại sáp hay các chất tương tự, thu được bằng phương pháp tách
hương liệu của hoa hoặc phương pháp dầm, ngâm; các loại tinh dầu, nước cất tinh

21



dầu và dung dịch nước của các loại tinh dầu như của quýt, cam, hoa nhài, oải
hương…
- Da sống của trâu, bị hoặc ngựa (tươi hoặc muối, khơ ngâm vơi axit hóa
hoặc được bảo quản cách khác nhưng chưa thuộc, chưa làm thành da trống hoặc
gia công thêm), đã hoặc chưa khử lông hoặc lạng xẻ.
- Kén tằm, tơ sống (chưa xe), phế liệu tơ chưa được chải thô hoặc chải kỹ,
lông cừu xén…
Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng
hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: Lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động
vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi….
Các sản phẩm phái sinh như: Bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt….
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: Bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bơng xơ, da động vật thơ….
Tất cả các sản phẩm cịn lại trong hệ thống mã HS gọi là sản phẩm phi nơng
nghiệp (cịn gọi là sản phẩm cơng nghiệp).
Việc xác định các sản phẩm nơng sản có ý nghĩa rất quan trọng bởi nhóm
nơng sản này sẽ được hay phải áp dụng những quy chế pháp lý đặc thù, không
giống với quy chế áp dụng chung cho các loại hàng hóa phi nơng nghiệp.
Vào những năm sau khi GATT được thành lập, những sản phẩm này phải
chịu cả thuế quan lẫn thuế nội địa rất cao tại thị trường các nước phát triển. Do
những sản phẩm này là hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển,
những vòng đàm phán cuối cùng của GATT đã đặt ưu tiên cho việc xóa bỏ những
hạn chế, cản trở việc nhập khẩu những sản phẩm này. Chính vì vậy, thậm chí ngay
trước vòng đàm phán Urugoay, một phần lớn những sản phẩm này, dưới dạng
nguyên liệu thô hoặc chế biến, đã thâm nhập vào thị trường các nước phát triển và
được miễn thuế theo tỷ lệ thấp của các Điều khoản tối huệ quốc hoặc theo những
Hiệp định ưu đãi song phương.


22


1.3. Các loại hình trợ cấp
Trợ cấp nơng nghiệp trong nước phù hợp với Hiệp định nông nghiệp, đáp
ứng các cam kết cắt giảm của các thành viên là hợp pháp. Các trợ cấp rơi vào trợ
cấp bị cấm không thuộc diện này trong khi trợ cấp không bị đối kháng và trợ cấp
có thể bị đối kháng khơng thuộc diện phải cam kết cắt giảm. Theo điều khoản hịa
bình, tất cả các biện pháp hỗ trợ (trợ cấp không bị đối kháng, trợ cấp có thể bị đối
kháng và trợ cấp bị cấm) đều thuộc diện không bị kiện (với điều kiện là biện pháp
trợ cấp có thể bị đối kháng và trợ cấp bị cấm không vượt quá mức trợ cấp năm
1992. Trợ cấp thể bị đối kháng là trợ cấp có thể bị kiện và trợ cấp bị cấm là những
trợ cấp bị kiện . Các trợ cấp thuộc hai loại này phải thỏa mãn điều kiện “hạn chế
có thời hạn” của các đối tác thương mại. Kể từ khi điều khoản hịa bình hết hạn
vào năm 2004, “hạn chế có thời hạn” này khơng cịn hiệu lực đối với trợ cấp có
thể bị đối kháng và trợ cấp bị cấm nữa nhưng biện pháp thuộc trợ cấp khơng bị đối
kháng về ngun tắc có thể bị đối kháng. Trên thực tế thì khó duy trì như vậy. Lý
do, vì những trợ cấp khơng bị đối kháng là ít bóp méo thương mại nhất và nhiều
biện pháp thuộc loại này khơng thể bị kiện do nó mang tính áp dụng chung hoặc
được quy định thành luật nên luật đối kháng của quốc gia không thể tiến hành đối
kháng. Ngồi ra, trong thời kỳ điều khoản hịa bình vẫ cịn hiệu lực thì các trợ cấp
loại này khơng thể bị kiện nhưng bây giờ mặc dù phù hợp với Hiệp định Nơng
nghiệp thì vẫn có thể bị kiện theo Hiệp định SCM trong lĩnh vực trợ cấp xuất
khẩu.
1.3.1. Trợ cấp không thể đối kháng
* Khái niệm
Trợ cấp không thể đối kháng là loại trợ cấp khơng có sự giúp đỡ giá cả đối
với người sản xuất, khơng có trợ giá hoặc chỉ trợ giá một ít đối với thương mại
hàng nơng sản.

Các chính sách thuộc trợ cấp khơng thể bị đối kháng được loại trừ hoàn
toàn khỏi cam kết cắt giảm. Đó là các biện pháp hỗ trợ nhưng khơng làm bóp méo
giá trị thương mại.
23


×