đại học quốc gia hà nội
khoa luật
nguyễn thị thu hằng
trách nhiệm của ng-ời vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa ph-ơng thức
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2008
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
nguyễn thị thu hằng
trách nhiệm của ng-ời vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa ph-ơng thức
Chuyên ngành : Luật kinh tế
MÃ số
: 60 38 50
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dũng
Hà nội - 2008
MôC LôC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1:
1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
6
NGƯỜI VẬN CHUYỂN TRONG HỢP ĐỒNG VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC
1.1.
Hợp đồng vận tải đa phương thức
6
1.1.1.
Khái quát về vận tải đa phương thức
6
1.1.2.
Hợp đồng vận tải đa phương thức
12
1.2.
Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức
16
1.2.1.
Người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức
16
1.2.1.1. Người vận chuyển theo hợp đồng
17
1.2.1.2. Người vận chuyển thực tế
20
1.2.2.
Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức
21
1.2.2.1. Chế độ trách nhiệm
21
1.2.2.2. Cơ sở trách nhiệm (Basic of liability)
27
1.2.2.3. Thời hạn trách nhiệm (Period of liability)
28
1.2.2.4. Giới hạn trách nhiệm (Limit of liability)
29
1.2.2.5. Khiếu nại và kiện tụng
32
1.2.3.
Mối quan hệ giữa trách nhiệm của người vận chuyển trong
hợp đồng vận tải đa phương thức với các quy định pháp luật
về vận tải đơn thức
33
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
38
Chương 2:
NGƯỜI VẬN CHUYỂN TRONG HỢP ĐỒNG VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM
2.1.
Pháp luật về vận tải đa phương thức
39
2.2.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người
vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức
40
2.2.1.
Thực trạng xây dựng pháp luật về trách nhiệm của người
vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức
40
2.2.2.
Thực trạng về tính hệ thống trong pháp luật về vận tải đa
phương thức
44
2.2.3.1. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
theo Nghị định số 125/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
quốc tế
49
2.2.3.2. Quy định về vận tải đa phương thức trong Bộ luật Hàng hải
Việt Nam năm 2005
60
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
72
VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN TRONG
HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
3.1.
Yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức
72
3.2.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức
76
3.2.1.
Một số định hướng cơ bản
76
3.2.1.1. Bảo đảm sự phù hợp giữa các quy phạm pháp luật trong
nước và các quy định, tập quán vận chuyển quốc tế nói
chung và vận tải đa phương thức nói riêng
76
3.2.1.2. Cần sớm ban hành văn bản pháp luật về vận tải đa phương
thức thay thế Nghị định 125/2003/NĐ-CP
77
3.2.1.3. Bảo đảm tính thống nhất pháp luật về chế độ trách nhiệm
của người vận chuyển trong vận tải đa phương thức với chế
độ trách nhiệm của người vận chuyển trong toàn bộ hệ
thống pháp luật
78
Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật về trách nhiệm của người vận chuyển
79
3.2.2.1. Cần sớm ban hành các quy định pháp luật về vận tải đa
phương thức nội địa
79
3.2.2.2. Thực hiện thống nhất chế độ trách nhiệm đối với vận tải đa
phương thức
80
3.2.2.3. Cần sửa đổi một số quy định về trách nhiệm của người kinh
doanh vận tải đa phương thức theo Nghị định 125/2003/NĐ-CP
83
3.2.2.4. Bổ sung các quy định về miễn trách nhiệm, giới hạn trách
nhiệm trong các luật chuyên ngành về vận tải
88
3.2.2.
KẾT LUẬN
90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận tải đa phương thức đã nhanh
chóng trở thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của phương pháp vận tải
này đã góp phần đổi mới cách vận chuyển hàng hố, hạn chế thời gian hàng
hoá phải lưu kho, giảm bớt phiền hà về thủ tục, chất lượng và an toàn của hoạt
động vận chuyển hàng hoá được nâng cao, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh
nhất với giá thành thấp nhất... Vì vậy, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá
bằng vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu
giao lưu thương mại trên thế giới.
Ở Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hố bằng vận tải đa phương thức
bắt đầu được cơng ty Vietfrach ttiến hành từ năm 1982, đây là hoạt động vận
chuyển bằng vận tải đa phương thức đầu tiên do công ty giao nhận của Việt
Nam tự đứng ra tổ chức [24, tr.336], tuy nhiên hoạt động này diễn ra có tính
chất đơn lẻ khơng mang tính phổ biến. Trong những năm gần đây, với sự phát
triển hết sức nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, các điều kiện về cơ sở vật
chất, kỹ thuật của ngành giao thông vận tải được cải thiện ngày một rõ rệt đã
tạo ra những tiền đề thuận lợi cho phương thức vận tải này phát triển ngày càng
nhanh chóng tại Việt Nam.
Mặc dù vận tải đa phương thức thuộc loại hình dịch vụ vận chuyển,
nhưng mỗi loại hình vận chuyển lại có những nét đặc thù. Mặt khác so với các
hình thức vận chuyển khác, đây là hoạt động mang tính kết hợp từ nhiều
phương thức vận chuyển truyền thống do đó đặt ra nhiều yêu cầu riêng cho
việc điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy pháp luật đối với vấn đề trách
nhiệm của người vận chuyển trong vận tải đa phương thức cũng cần có những
1
quy định phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp
đồng. Có thể nhận thấy ở Việt Nam, pháp luật còn chưa theo kịp sự phát triển
của phương pháp vận tải tiên tiến này. Vì vậy, việc tiếp tục xây dựng và hồn
thiện pháp luật về vận tải đa phương thức nói chung và pháp luật về trách nhiệm
của người vận chuyển trong vận tải đa phương thức nói riêng là thực sự cần thiết
để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của phương thức vận tải
này, đồng thời tạo ra công cụ pháp lý hữu hiệu nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể kinh doanh khi số lượng các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải đa phương thức tại Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng nhằm đáp
ứng nhu cầu giao lưu thương mại quốc tế. Đề tài: “Trách nhiệm của người vận
chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức” được xây dựng nhằm nghiên
cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách
nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển đặc thù này đáp ứng
yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vận tải đa phương thức ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, số lượng các tài liệu, cơng trình khoa học cũng
như các bài viết về vận tải đa phương thức còn rất hạn chế và chủ yếu đề cập tới
ở khía cạnh kinh tế mà chưa đề cập nhiều ở khía cạnh pháp lý. Qua tìm hiểu về
vấn đề này cho thấy mới chỉ có rất ít cơng trình nghiên cứu và bài viết có đề cập
đến một số vấn đề pháp lý liên quan như: Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu và
hiệu chỉnh các quy định pháp lý trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam” của
tác giả Ngô Xuân Lực, năm 1999; đề tài luận văn thạc sĩ “Vận tải đa phương
thức và khả năng áp dụng vận tải đa phương thức ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hồng Vân, năm 1997; một số bài viết “Phát triển dịch vụ vận tải đa
phương thức - một thách thức lớn đối với Việt Nam trước thềm hội nhập” của
Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Tiệm , “Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá
trong vận tải đa phương thức” của tác giả Nguyễn Hồng Vân, Tạp chí Cầu
đường Việt Nam số 11, 2004.
2
Chính vì vậy có thể khẳng định cho tới nay gần như chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề trách nhiệm
của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức. Trên cơ sở đó
luận văn đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về
trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức từ đó
đưa ra một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này của Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức,
đồng thời cũng tiến hành phân tích những ưu điểm và hạn chế trong những quy
định pháp luật Việt Nam hiện nay. Thơng qua đó, hướng tới việc đưa ra một số ý
kiến đóng góp về mặt lý luận cho việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật
của Việt Nam về vấn đề này.
Với mục đích đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vận tải đa phương
thức và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng vận tải đa phương thức.
-
Nghiên cứu và so sánh các quy định trong pháp luật Việt Nam với
các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về trách
nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức.
-
Rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật về vấn đề
này ở Việt Nam.
-
Đề xuất các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương
thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nước ta hiện nay.
3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thuật ngữ “trách nhiệm” trong khoa học pháp lý được hiểu theo hai
nghĩa: nghĩa thứ nhất là việc phải làm - tương đồng với nghĩa vụ; nghĩa thứ hai
là hậu quả nếu có sự vi phạm.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trách nhiệm của người vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa phương thức được hiểu theo nghĩa thứ hai. Mặc dù
trách nhiệm của người vận chuyển là một loại trách nhiệm phát sinh từ hợp
đồng, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không đi sâu nghiên
cứu tất cả các nội dung liên quan đến trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa phương thức với tính chất là những hậu quả pháp lý do
vi phạm hợp đồng trong hợp đồng vận chuyển hàng hố nói chung mà chỉ tập
trung vào những vấn đề có tính đặc thù trong trách nhiệm của người vận chuyển
trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức (chủ yếu là
vấn đề bồi thường thiệt hại) trên cơ sở các quy định pháp luật điều chỉnh trực
tiếp về vấn đề này.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Với tính chất là một đề tài thuộc khoa học xã hội, luận văn dựa trên nền
tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời để giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra đối với đề tài, luận văn cịn
sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu để làm rõ các quy định
của pháp luật Việt Nam và các quy định trong pháp luật quốc tế cũng như pháp
luật của một số quốc gia khác trên thế giới. Từ đó đánh giá về tính phù hợp trong
các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này nhằm hướng tới việc hoàn thiện
các quy định pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận
tải đa phương thức.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, những đóng góp mới của luận văn
Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của thương mại, đặc biệt là
thương mại quốc tế việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày một nhiều
4
hơn vào vận tải đa phương thức với cả tư cách người kinh doanh vận tải đa
phương thức, người gửi hàng và người nhận hàng là một xu thế đã được khẳng
định. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật
thống nhất về vận tải đa phương thức phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời là
cơ sở cho việc xác định trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển trong hợp
đồng vận tải đa phương thức trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến
loại hợp đồng đặc biệt này. Luận văn có một số đóng góp mới về lý luận và thực
tiễn như sau:
Thứ nhất: Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận
về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức, từ
đó nêu lên những thiếu sót và bất cập trong những quy định pháp luật về vấn đề
này trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Thứ hai: Luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp trong việc hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa
phương thức nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động này trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm của người vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa phương thức
Chương II: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa phương thức ở Việt Nam
Chương III: Hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức
5
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI
VẬN CHUYỂN TRONG HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
1.1. Hợp đồng vận tải đa phƣơng thức
1.1.1.
Khái quát về vận tải đa phƣơng thức
Vận chuyển hàng hoá là một loại hình dịch vụ ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển của dịch vụ vận
chuyển, khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng như được thu ngắn
lại giúp hàng hoá được lưu thông rộng rãi trên khắp thế giới. Trước đây hàng
hoá được chuyển dịch từ nước người bán đến nước người mua thường dưới
hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận chuyển và nhiều phương thức
vận tải khác nhau. Trong hoạt động vận chuyển hàng hoá, sự kết hợp giữa các
phương thức vận tải khác nhau làm phát sinh những vấn đề liên quan đến việc
chuyển tải hàng hoá tại các điểm đầu mối khi hàng hoá được chuyển từ phương
thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Xác suất rủi ro mất mát đối với
hàng hoá do vậy rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận chuyển
riêng biệt với từng người vận chuyển thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận
chuyển theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ do người đó đảm
nhiệm mà thơi. Ngày nay, để tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hố, kể cả việc
giảm tối đa các chi phí đầu mối giao dịch, các nhà sản xuất, các thương gia,
khách hàng thường uỷ thác cho một người thu xếp việc vận chuyển từ nơi sản
xuất đến thị thường tiêu thụ (thường được gọi là từ cửa tới cửa - “door to
door”). Trong tập quán thương mại, trong các điều kiện giao hàng hiện nay
người mua cũng yêu cầu chỉ dùng một chứng từ vận tải. Vì vậy, từ việc kết hợp
các phương thức vận tải hàng hố đơn thuần (đường ơ tơ, đường sắt, đường
biển,…) với nhiều người vận chuyển và nhiều chứng từ vận tải đã phải chuyển
sang vận tải đa phương thức.
6
Vận tải đa phương thức ra đời trên cơ sở kết hợp các phương thức vận tải
khác nhau trong cùng một hoạt động vận chuyển với một hợp đồng và vận đơn
duy nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất các đầu mối trong quá
trình vận chuyển vào một đầu mối duy nhất. Người chủ hàng, vì vậy, không phải
trực tiếp giao dịch với từng người thực hiện các phương thức vận tải khác nhau
nên đỡ tốn kém thời gian, cơng sức và chi phí rẻ hơn, đồng thời khắc phục được
những nhược điểm khi hàng hoá bị hư hỏng hay mất mát trong quá trình vận
chuyển thì chủ hàng khó lịng được bồi thường thoả đáng do khơng xác định
được chính xác tổn thất đối với hàng hoá đã xảy ra ở chặng nào và thuộc người
vận chuyển theo phương tiện gì. Có thể nói đây là cách thức vận chuyển hàng
hoá thuận lợi nhất cho cả người gửi và người nhận hàng. Thành quả của nó là
khắc phục được tất cả những tồn tại trước đây về mặt pháp lý giữa những chứng
từ vận tải từ những phương thức vận tải liên quan bằng việc đưa ra một vận đơn
duy nhất có cơ sở pháp lý mà tất cả các bên tham gia đều chấp nhận. Tất cả
những mất mát, hư hỏng hoặc chậm chễ đối với hàng hố do có tranh chấp hoặc
khơng kiểm soát được trách nhiệm của các bên đã từng gây khó khăn cho người
gửi và người nhận hàng thì bây giờ có thể được giải quyết đơn giản, thống nhất
trên cơ sở những quy định pháp luật về vận tải đa phương thức.
Việc đưa ra một định nghĩa thống nhất về vận tải đa phương thức là hết
sức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu về vấn đề này nói chung cũng
như xây dựng và hồn thiện pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển
trong hợp đồng vận tải đa phương thức nói riêng. Tuy nhiên về vận tải đa
phương thức hiện nay ở Việt Nam đang được đề cập đến với rất nhiều tên gọi
khác nhau và được sử dụng ít nhiều có những sự khác biệt như vận tải đa
phương thức, vận tải liên hợp, vận tải suốt... Trong một số giáo trình của các
trường đại học cả ở chuyên ngành luật và khối kinh tế có thể thấy riêng khái
niệm vận tải đa phương thức cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau đã được các
nhà nghiên cứu đưa ra.
7
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bá Diến, vận tải đa phương thức
(Multimodal Transport) “là phương pháp vận chuyển hàng hố bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức
từ một điểm ở nước này đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng”
[19, tr.427].
Giáo trình Luật thương mại quốc tế của trường Đại học Luật Hà Nội
định nghĩa: “Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hố mà theo đó hàng hố
được vận tải bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một
chứng từ vận tải và với một chế độ trách nhiệm dành cho một người vận tải đối
với hàng hố trong q trình vận tải qua nhiều nước khác nhau” [23, tr.133]
Giáo trình Luật thương mại quốc tế Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra
định nghĩa như sau: “Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải trong
đó hàng hố được vận chuyển bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau,
trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu
trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình vận chuyển từ một địa điểm nhận
hàng để chở ở nước này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác” [22, tr.212].
Nhìn chung khi đưa ra các định nghĩa nói trên, các nhà nghiên cứu của
Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng của các Điều ước quốc tế về vận tải đa
phương thức, vì vậy các định nghĩa về vận tải đa phương thức thường đồng nhất
vận tải đa phương thức với vận tải đa phương thức quốc tế và khơng đề cập tới
khía cạnh vận tải đa phương thức nội địa. Điều này một mặt do vận tải đa
phương thức nội địa của Việt Nam hầu như không phát triển, mặt khác cũng tồn
tại quan điểm tách riêng vận tải đa phương thức nội địa thành hình thức vận tải
liên hợp hay liên vận (Combined transport). Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt
Nam mà hầu hết các quốc gia khác khi đưa ra định nghĩa về vận tải đa phương
thức đều dựa trên định nghĩa của Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển
hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế năm 1980 (sau đây gọi là Công
ước năm 1980). Theo Điều 1 Công ước này: “Vận tải đa phương thức là vận
chuyển hàng hố ít nhất bằng hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một
8
hợp đồng vận tải đa phương thức, từ một địa điểm ở một nước nơi người kinh
doanh vận tải đa phương thức nhận hàng hoá đến một địa điểm được chỉ định
giao hàng ở một nước khác” [13]. Mặc dù Công ước năm 1980 được thông qua
tại Hội nghị của Liên hiệp quốc từ ngày 24 tháng 5 năm 1980 với sự tham gia
của 84 nước thành viên nhưng cho đến nay Cơng ước này vẫn chưa có hiệu lực
do chưa có đủ số nước cần thiết phê chuẩn, gia nhập [29, tr.7]. Tuy nhiên hiện
nay định nghĩa này vẫn được coi là định nghĩa chính thức nhất về vận tải đa
phương thức [28, tr.5].
Trong pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên Nghị định số 125/2003/ NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế
(sau đây gọi là Nghị định 125/NĐ-CP) đã đưa ra định nghĩa về vận tải đa
phương thức quốc tế là: “việc vận chuyển hàng hố bằng ít nhất hai phương
thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi
người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến
một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở một nước khác” (Khoản 1, Điều 2)
[1].
Như vậy mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng theo một cách
chung nhất vận tải đa phương thức thường được hiểu là việc vận chuyển hàng
hố bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ
vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với tồn bộ hàng hố.
So với các phương thức vận tải hàng hoá truyền thống, vận tải đa
phương thức có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Trong vận tải đa phương thức có ít nhất hai phương thức vận tải khác
nhau tham gia vào vận chuyển hàng hoá như đường sắt - đường bộ, đường biển đường hàng không hoặc đường biển - đường sắt - đường thuỷ nội địa... Đây là
điểm khác biệt cơ bản của vận tải đa phương thức và vận tải đơn thức - vận tải
hàng hoá bằng một phương tiện vận tải duy nhất (Unimodal Transport). Mặt
khác cần lưu ý vận tải đa phương thức không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của hai
9
hay nhiều phương thức vận tải mà việc kết hợp đó phải trở thành một hệ thống
trong đó các phương thức vận tải tham gia, những người tham gia hoạt động vận
tải phải hoạt động một cách nhịp nhàng để hàng hố có thể được vận chuyển từ
nơi nhận hàng đến nơi giao hàng nhanh nhất và đảm bảo an tồn, hiệu quả.
- Trong hành trình vận tải đa phương thức chỉ dựa trên một hợp đồng
đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ vận tải đơn nhất (Multimodal
Transport Document) hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal
Transport Bill of Lading). Các chứng từ, tài liệu đi kèm với vận tải đa phương
thức khá phong phú như: các chứng từ xác định người mua, người bán, người
chuyên chở. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên cũng như trách nhiệm pháp lý của từng bên khi xảy ra tổn thất.
Trong chứng từ thể hiện hợp đồng vận chuyển thường có một điều khoản bao
trùm, điều khoản này bảo đảm rằng các trách nhiệm và nghĩa vụ vận tải sẽ phụ
thuộc vào các điều kiện và điều khoản của bản thân chứng từ đó cùng các cơng
ước được ghi trong điều khoản đó. Trong vận tải đa phương thức, do có sự kết
hợp của nhiều phương thức vận tải khác nhau nên có thể sử dụng chứng từ vận
tải suốt (through transport document), chứng từ vận tải kết hợp (Combind
transport document) hoặc vận đơn kết hợp (Combind bill of lading). Chứng từ
vận tải suốt có nội dung ghi nhận rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của những người
khác nhau vì vậy thơng thường loại chứng từ này liên quan nhiều hơn tới người
vận chuyển hàng hoá. Cần lưu ý là trong q trình vận chuyển hàng hố, nếu có
sự tham gia của hai hay nhiều phương thức vận tải nhưng lại sử dụng nhiều
chứng từ vận tải cho từng phương thức vận tải tương ứng thì được gọi là vận tải
đứt đoạn (Segmented Transport).
- Trong vận tải đa phương thức chỉ có một người chịu trách nhiệm về
hàng hố trước người gửi hàng đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể là người thực hiện việc vận
chuyển hàng hố, cũng có thể chỉ tham gia vào một khâu trong q trình vận
chuyển hàng hố hoặc thậm chí chỉ là người đứng ra tổ chức hoạt động vận
10
chuyển với sự tham gia của những người vận chuyển thực sự. Tuy nhiên, chỉ
người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá
trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để vận chuyển cho tới khi hàng
hoá được giao tới tay người nhận ở nơi đến. Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các
bên trong hợp đồng vận tải đa phương thức, chế độ trách nhiệm của người kinh
doanh vận tải đa phương thức có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform
Liability Systerm) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability
Systerm).
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức hành động như một người
chủ uỷ thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người
vận chuyển tham gia vào vận tải đa phương thức. Với tư cách của người uỷ thác
vận chuyển, người kinh doanh vận tải đa phương thức là một người ký hợp đồng
độc lập đảm nhiệm trách nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện các dịch vụ
do khách hàng yêu cầu. Điều này có nghĩa là trong hoạt động vận tải đa phương
thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức là người nhân danh mình để thực
hiện hoạt động vận chuyển hàng hố. Trong trường hợp có sự tham gia của
những người vận chuyển thực tế khác thì người kinh doanh vận tải đa phương
thức đóng vai trò là người sử dụng dịch vụ do những người vận chuyển này cung
cấp để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức mà mình đã ký kết. Quan hệ
giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và những người vận chuyển thực
tế sẽ được xác lập thông qua các hợp đồng phụ (“subcontract”) trong đó người
kinh doanh vận tải đa phương thức đóng vai trị người th vận chuyển.
- Người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh vận tải đa phương thức
tiền cước phí chở suốt cho tất cả các phương thức vận tải mà hàng hoá đi qua
theo một giá đơn nhất được các bên thoả thuận. Do là người uỷ thác, người kinh
doanh vận tải đa phương thức thương lượng giá dịch vụ do mình cung cấp đối
với việc vận chuyển hàng hố thơng qua tất cả các phương thức vận chuyển mà
không phải nhận hoa hồng như đối với các đại lý vận chuyển.
11
- Đặc biệt, trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng hoá để
chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hoá thường được
vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, pallet, trailer...
1.1.2.
Hợp đồng vận tải đa phƣơng thức
Hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng để xác lập quan hệ giữa các chủ
thể trong giao lưu kinh tế nói riêng cũng như dân sự nói chung. Trong vận
chuyển hàng hoá, hợp đồng vận chuyển được hiểu là sự thoả thuận giữa giữa các
bên mà theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hố đến địa điểm đã
định theo thoả thuận và giao hàng hố cho người có quyền nhận, cịn bên th
vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Hợp đồng vận tải đa phương
thức, trên cơ sở đó, là một hợp đồng vận chuyển hàng hố theo đó một người
kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận việc thực hiện hoặc tổ chức việc
thực hiện vận chuyển hàng hố bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau
và được thanh toán tiền cước. Theo pháp luật Việt Nam, Nghị định
125/2003/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng vận tải đa phương thức là văn bản theo
đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc
thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển”
(Khoản 3 Điều 2) [1].
Hợp đồng vận tải đa phương thức là một loại hợp đồng vận chuyển, vì
vậy trước hết hợp đồng này mang những đặc trưng của hợp đồng vận chuyển,
bên cạnh đó do vận tải đa phương thức có những đặc trưng riêng nên hợp đồng
vận tải đa phương thức cũng mang những nét đặc thù thể hiện ở một số điểm cơ
bản sau đây.
- Giống như các loại hợp đồng vận chuyển khác, hợp đồng vận tải đa
phương thức có đối tượng là việc chuyển dịch hàng hố từ nơi này đến nơi khác.
Đây là cơng việc chính của người vận chuyển. Đối với hợp đồng vận chuyển nói
chung, người vận chuyển nhận hàng hố từ người gửi hàng, vận chuyển tới nơi
đã định trước và giao hàng. Cần phân biệt vận chuyển hàng hoá với tính chất là
12
một hoạt động độc lập khác với giao nhận hàng hoá. Trong giao nhận hàng hoá,
phạm vi hoạt động của người giao nhận khơng chỉ là vận chuyển hàng hố mà
được mở rộng tới các hoạt động liên quan đến vận chuyển như đóng gói, lưu
kho, bốc xếp hay phân phối...
- Hợp đồng vận tải đa phương thức có thể được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Trong phần lớn các điều ước quốc tế, hình thức hợp đồng
vận tải đa phương thức không phải là yếu tố bắt buộc. Công ước năm 1980, Hiệp
định khung ASEAN về vận tải đa phương thức đều đưa ra quy định: “Hợp đồng
vận tải đa phương thức là một hợp đồng theo đó người kinh doanh vận tải đa
phương thức cam kết, trên cơ sở được thanh toán tiền cước, thực hiện hoặc lo
liệu việc thực hiện vận tải đa phương thức quốc tế” [13,25]. Nhiều quốc gia
hiện nay cũng dựa vào định nghĩa này của Công ước năm 1980 khi đưa ra định
nghĩa về hợp đồng vận tải đa phương thức trong pháp luật nước mình. Như vậy,
nhìn chung các bên khi giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức có thể tự do
lựa chọn một hình thức hợp đồng phù hợp. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho các
bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và làm cơ sở cho việc giải quyết tranh
chấp, pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng này bắt buộc phải thể hiện dưới
hình thức văn bản [1].
- Về mặt chủ thể, trong hợp đồng vận tải đa phương thức các bên tham
gia bao gồm người thuê vận chuyển và người kinh doanh vận tải đa phương
thức. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tổ chức quá trình vận
tải đa phương thức, người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hố trong tồn bộ
hành trình với tư cách của một người vận chuyển. Do vận tải đa phương thức
hiện nay có sự tham gia chủ yếu của vận tải đường biển nên việc phân loại đối
với loại người kinh doanh vận tải đa phương thức được chia thành người kinh
doanh vận tải đa phương thức có tàu và người kinh doanh vận tải đa phương
thức khơng có tàu. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu bao gồm các
chủ tàu biển, người kinh doanh khai thác tàu biển kết hợp kinh doanh dịch vụ
vận tải đa phương thức. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không có tàu
13
gồm nhhiều chủ thể khác như chủ sở hữu của các phương tiện vận tải khác,
những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng,
những người chun chở cơng cộng khơng có tàu, người giao nhận [18, tr.223].
Nhìn chung, trong vận chuyển hàng hố, người vận chuyển đều phải có
tính chun nghiệp, đặc biệt đối với vận tải đa phương thức tính chuyên nghiệp
của người kinh doanh vận tải đa phương thức là một yêu cầu bắt buộc. Vì vậy,
pháp luật các nước đều đặt ra những điều kiện mà người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải bảo đảm. Nghị định 125/2003/NĐ-CP quy định kể từ ngày
01/01/2004, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cần có
đủ ba điều kiện: Với tổ chức, cá nhân Việt nam là doanh nghiệp có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức; có bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh
doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá,
giao hàng chậm và những rủi ro khác; có tài sản tối thiểu tương đương 80.000
SDR (Special Drawing Right - quyền rút vốn đặc biệt - được xác định theo tỷ giá
quy đổi do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Ví dụ: Tại thời điểm ngày
01/8/2008, tỷ lệ quy đổi SDR/USD theo công bố của tổ chức tiền tệ thế giới IMF
là 1SDR = 1,619660 USD [33], theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố 1USD = 16.496 VND như vậy tương đương 1SDR = 26.717,911 VND)
hoặc bảo lãnh tương đương. Với tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư tại Việt
nam: có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật về đầu tư nước ngồi tại Việt
nam; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo
lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn
thất về mất mát, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm và những rủi ro khác; có tài
sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc bảo lãnh tương đương.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức hoàn toàn chủ động trong
quan hệ với người thuê vận chuyển và với những người vận chuyển thực tế khác
tham gia vào q trình vận chuyển. Với vai trị người vận chuyển theo hợp đồng,
người kinh doanh vận tải đa phương thức hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức
14
hoạt động vận chuyển với các phương thức vận chuyển phù hợp. Ngoài việc sử
dụng các phương tiện vận chuyển của mình, người kinh doanh vận tải đa phương
thức cịn có thể phải dựa vào những người vận chuyển khác tham gia vào hoạt
động vận chuyển hàng hoá. Trong quan hệ với những người vận chuyển khác
cùng tham gia vào q trình vận chuyển hàng hố, người kinh doanh vận tải đa
phương thức đóng vai trị là người tổ chức thực hiện tồn bộ q trình vận
chuyển và sử dụng dịch vụ do những người có phương tiện vận chuyển khác
cung cấp.
Ngồi ra, với vai trị của người vận chuyển thực tế, người kinh doanh
vận tải đa phương thức hoàn toàn chủ động trong việc cung ứng dịch vụ vận
chuyển, đặc biệt là trong việc xác định lộ trình, lịch trình vận chuyển. Thơng
thường, người vận chuyển tự mình vạch ra các lộ trình mình muốn khai thác và
cơng bố cho mọi người biết thơng qua các hình thức quảng cáo. Cũng có trường
hợp đối tác chủ động đề nghị với người có phương tiện vận chuyển về việc thực
hiện một lộ trình đặc biệt theo một lịch trình đặc biệt mà người sau này chưa dự
kiến: nếu chấp nhận đề nghị này của đối tác, người vận chuyển cũng vẫn hoàn
toàn chủ động trong việc điều khiển phương tiện để thực hiện lộ trình đã thoả
thuận theo lịch trình đã thoả thuận.
- Trong vận tải đa phương thức có sự kết hợp của nhiều phương thức
vận chuyển khác nhau do đó trong q trình vận chuyển có sự tham gia của
nhiều loại phương tiện vận chuyển. Việc vận chuyển hàng hoá trong vận tải đa
phương thức gắn với nhiều phương tiện vận chuyển di chuyển bằng đường bộ,
đường biển, đường sắt, đường hàng không... do vậy đây là hoạt động vận chuyển
hàng hố có độ phức tạp cao. Ví dụ vận tải đa phương thức theo mơ hình vận tải
đường biển - vận tải hàng khơng (Sea/Air) sẽ có sự tham gia của hai loại phương
tiện là tầu biển và máy bay; nếu vận tải đa phương thức theo mơ hình vận tải
đường sắt - đường ơ tơ - đường nội thuỷ - đường biển (Rail/Road/Insland
Waterway/Sea) sẽ có tới bốn loại phương tiện vận chuyển tham gia quá trình vận
chuyển bao gồm: tầu hoả, ô tô, tầu sông, tầu biển với những quy tắc vận chuyển
15
đặc thù. Vì vậy, nội dung hợp đồng vận tải đa phương thức cũng có những quy
định riêng biệt về quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển.
1.2. Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa
phƣơng thức
1.2.1.
Ngƣời vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phƣơng
thức
Trong vận chuyển hàng hoá, người vận chuyển là các tổ chức, cá nhân có
đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ vận chuyển. Theo quy định của pháp
luật, dịch vụ vận chuyển là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và chỉ những chủ thể
hội đủ các điều kiện do pháp luật quy định mới được đăng ký kinh doanh để thực
hiện hoạt động vận chuyển. Mỗi loại hình vận chuyển lại có những đặc thù riêng
địi hỏi pháp luật phải có những quy định về các điều kiện cụ thể cho những đối
tượng kinh doanh dịch vụ này.
Người vận chuyển được hiểu không chỉ là người ký kết hợp đồng vận
chuyển hay thực hiện toàn bộ q trình vận chuyển hàng hố mà cịn bao gồm cả
những người chỉ thực hiện một phần hoạt động vận chuyển hàng hoá trên một
chặng đường nhất định. Căn cứ vào việc người vận chuyển có phải là người ký
kết hợp đồng vận chuyển hay không người ta chia những người vận chuyển
thành hai loại là người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế.
1.2.1.1 Người vận chuyển theo hợp đồng
Người vận chuyển theo hợp đồng là người trực tiếp ký hợp đồng vận
chuyển hàng hoá với người gửi hàng. Trong pháp luật Việt Nam người vận
chuyển theo hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau
dưới tên gọi cụ thể là “người vận chuyển theo hợp đồng” (Luật hàng không dân
dụngViệt Nam năm 2006) hoặc có thể chỉ gọi chung là “người vận chuyển” (Bộ
luật hàng hải Việt Nam năm 2005)
Khoản 1 Điều 151 Luật hàng không dân dụngViệt Nam năm 2006 quy
định: “Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp đồng vận chuyển
16
bằng đường hàng không với hành khách, người gửi hàng hoặc đại diện của hành
khách, người gửi hàng” [11].
Khoản 1 Điều 72 Bộ luật hàng hải năm 2005 ghi nhận: “Người vận
chuyển là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển với người thuê vận chuyển”. [8]
Mặc dù được gọi bằng những tên gọi khác nhau nhưng các văn bản pháp
luật đều thừa nhận trong hợp đồng vận chuyển khi người ký kết hợp đồng và
cam kết chịu trách nhiệm của một người chun chở thì đó sẽ là người vận
chuyển theo hợp đồng. Việc xác nhận tư cách người vận chuyển theo hợp đồng
có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề xem xét trách nhiệm của người vận chuyển
đối với hàng hoá. Bởi lẽ người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm
đối với hàng hoá trong tồn bộ q trình vận chuyển mặc dù tồn bộ hoặc một
phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện.
Trong pháp luật về vận tải đa phương thức, Công ước năm 1980 quy
định: “Người kinh doanh vận tải đa phương thức là bất kỳ người nào tự mình
hay thơng qua người khác ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và chịu
trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức” [13].
Bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC (sau
đây gọi là Bản quy tắc của UNCTAD/ICC) định nghĩa: “Người vận chuyển là
người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc vận chuyển hoặc một phần
việc vận chuyển, dù người này có phải là người kinh doanh vận tải đa phương
thức hay không” [12].
Như vậy, trong vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức, người
vận chuyển có thể bao gồm cả người vận chuyển theo hợp đồng và người vận
chuyển thực tế.
Đồng thời cũng theo Công ước năm 1980, người kinh doanh vận tải đa
phương thức:
17
Là bất kỳ người nào tự mình hoặc thơng qua người khác thay mặt
cho mình ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như
một người chủ uỷ thác chứ không phải là một đại lý hoặc người thay mặt
người gửi hàng hay những người vận chuyển tham gia công việc vận tải
đa pphương thức, và đảm nhiệm trách nhiệm thực hiện hợp đồng” [13].
Bản quy tắc của UNCTAD/ICC đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn về
người kinh doanh vận tải đa phương thức, đó là: “Người kinh doanh vận tải đa
phương thức là bất kỳ người nào ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và
nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người vận chuyển” [12].
Theo pháp luật Việt Nam, Nghị định 125/2003/NĐ-CP quy định: “Người
kinh doanh vận tải đa phương thức là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa
phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà khơng phải là đại lý
hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các
hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức” [1].
Như vậy, người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tham gia
giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức đồng thời là người duy nhất chịu trách
nhiệm về hàng hố trong suốt q trình vận chuyển. Điều đó cho thấy trong vận
tải đa phương thức, người vận chuyển theo hợp đồng chính là người kinh doanh
vận tải đa phương thức. Trong đa số trường hợp, người kinh doanh vận tải đa
phương thức là người vận tải khơng có phương tiện vận tải hoặc phải đi th ít
nhất một phương thức trong dây chuyền vận chuyển hàng hố. Ngồi vai trị là
người uỷ thác như một người vận chuyển thực sự có trách nhiệm đối với hàng
hố trước khách hàng của mình, người kinh doanh vận tải đa phương thức còn là
người sử dụng các dịch vụ vận tải của người thứ ba, là những người vận chuyển
thực tế, để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức mà mình đã ký kết.
Chính vì vậy, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
có tính hai mặt. Trước tiên, chỉ người kinh doanh vận tải đa phương thức phải
chịu trách nhiệm đối với hàng hố trong suốt q trình vận chuyển từ khi nhận
18
hàng để vận chuyển cho tới khi hàng hoá được giao tới tay người nhận ở nơi đến.
Ngoài trách nhiệm đối với khách hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức,
người kinh doanh vận tải đa phương thức trong trường hợp này cịn có trách
nhiệm với bên thứ ba (những người thầu phụ) trong việc thực hiện các hợp đồng
đó.
Để thực hiện việc vận chuyển hàng hố theo hợp đồng, người kinh doanh
vận tải đa phương thức phải tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Những
mặt hoạt động chủ yếu của người kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm:
-
Ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với chủ hàng với danh
nghĩa là người vận chuyển theo hợp đồng.
-
Ký hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển thực tế khác trên
danh nghĩa là người thuê phương tiện vận tải.
-
Phụ trách hàng hoá từ nơi nhận đến nơi giao hàng.
-
Thực hiện mọi thủ tục hải quan hay các quy định theo pháp luật của
các quốc gia mà hàng hoá đi qua.
-
Ký phát vận đơn vận tải đa phương thức cho người gửi hàng.
-
Tự thu xếp bảo hiểm trách nhiệm dân sự với công ty bảo hiểm.
-
Thường xun thơng báo tình hình vận chuyển cho chủ hàng biết.
1.2.1.2 Người vận chuyển thực tế
Người vận chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc
vận chuyển hàng hoá. Trong pháp luật về vận chuyển đơn thức, khái niệm người
vận chuyển thực tế cũng thường được luật ghi nhận, trong một số trường hợp
người vận chuyển thực tế cần được phân biệt với người vận chuyển kế tiếp. Ví
dụ Luật hàng khơng dân dụngnăm 2006 định nghĩa: “Người vận chuyển thực tế
là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển theo sự uỷ quyền của
người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người vận chuyển kế tiếp
theo quy định tại Điều 118 của Luật này.” (Theo Đ118: Trong trường hợp vận
19
chuyển hàng không do những người vận chuyển khác nhau kế tiếp thực hiện thì
mỗi người vận chuyển kế tiếp được coi là một trong các bên của hợp đồng vận
chuyển) [11]. Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định: “Người vận chuyển thực tế
là người được người vận chuyển uỷ thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc
vận chuyển hàng hố bằng đường biển.” [8].
Ngồi vai trị người vận chuyển theo hợp đồng, khi người kinh doanh
vận tải đa phương thức thực hiện một hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình vận
tải đa phương thức thì bản thân họ cũng đóng vai trị của một người vận chuyển
thực tế. Tuy nhiên, cho dù có tự mình thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hố
hay khơng, người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn phải chịu chế độ trách
nhiệm riêng theo quy định của pháp luật về vận tải đa phương thức - chế độ trách
nhiệm đối với người vận chuyển theo hợp đồng.
Đối với những người vận chuyển thực tế khác, trong trường hợp xảy ra
hư hỏng, tổn thất đối với hàng hố thì trách nhiệm của họ là trách nhiệm đối với
người kinh doanh vận tải đa phương thức và thuộc phạm vi điều chỉnh của các
quy phạm pháp luật liên quan đến từng phương thức vận tải mà họ đảm nhận
trong các công đoạn của quá trình vận tải đa phương thức. Chẳng hạn như những
quy định pháp luật quốc tế hay quốc gia về đường biển hoặc đường hàng
không... mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về vận tải đa phương
thức.
1.2.2.
Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển trong hợp đồng vận
tải đa phƣơng thức
Vận chuyển hàng hoá là một hoạt động kinh doanh mang nhiều đặc thù
nên trách nhiệm tài sản áp dụng cho hành vi vi phạm trong quan hệ vận chuyển
cũng có những điểm riêng biệt. Các điểm riêng đó được thể hiện qua nhiều
phương diện khác nhau như: căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách
nhiệm, giới hạn trách nhiệm, các quy định về miễn trách nhiệm... Về mặt hình
thức, trách nhiệm thường được áp dụng và có nhiều đặc thù là bồi thường thiệt
20