Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN TẠI HUYỆN CÁT HẢI,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Cự

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN TẠI HUYỆN CÁT HẢI,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Cự

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Văn Cự, không sao chép các
cơng trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và sự giúp
đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hồn
thành bài luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS.Phạm Văn Cự đã trực tiếp
hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo Khoa
các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tơi xin chân thành cảm ơn phịng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Cát Hải, Ủy

ban nhân dân xã Phù Long, Ủy ban nhân dân xã Xuân Đám đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................... 5
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu ..................................................................................................................... 5
1.2. Tổng quan về đánh giá khả năng thích ứng và đánh giá tổn thƣơng do
biến đổi khí hậu của cộng đồng cƣ dân ven biển ............................................ 10
1.2.1. Sinh kế vùng ven biển và thích ứng với biến đổi khí hậu ............................... 10
1.2.2. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với biến đổi
khí hậu ....................................................................................................................... 14

CHƢƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Cát Hải. ................... 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 16
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội .................................................................................. 17

2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Cát Hải ................ 20
2.2.1. Diễn biến các yếu tố khí hậu ........................................................................... 20
2.2.2. Dự báo theo kịch bản biến đổi khí hậu huyện Cát Hải ................................... 24

2.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến huyện Cát Hải ...... 33
2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực .............................................. 33
2.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của ngƣời dân ............................. 40

2.4. Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào bộ chỉ số .... 42
2.5. Phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng tổn thƣơng và thích

iii


ứng với biến đổi khí hậu huyện Cát Hải ......................................................... 45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 53

3.1. Kết quả đánh giá khả năng tổn thƣơng và thích ứng với biến đổi khí hậu
tại các xã ven biển huyện Cát Hải ................................................................... 53
3.1.1. Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm ................................................................ 53
3.1.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng .............................................................. 56
3.1.3. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế .............................................. 60

3.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các xã Phù

Long, Xuân Đám từ điều tra định tính ............................................................ 62
3.2.1. Tại xã Phù Long .............................................................................................. 62
3.2.2. Tại xã Xuân Đám ............................................................................................ 70
3.2.3. Nhận xét và khuyến nghị chính sách .............................................................. 77

3.3. Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển huyện Cát Hải ..... 79
3.3.1. Nguồn lực tự nhiên .......................................................................................... 80
3.2.2. Nguồn lực tài chính ......................................................................................... 81
3.3.3. Nguồn lực xã hội ............................................................................................. 83
3.3.4. Nguồn lực con ngƣời ....................................................................................... 85
3.3.5. Nguồn lực vật chất, cơ sở hạ tầng ................................................................... 86
3.3.6. Các hoạt động tự thích ứng ............................................................................. 88
3.3.7. Phân tích các chính sách thích ứng ................................................................. 88

3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng – giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. ......90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 95

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

Chỉ số khả năng thích ứng

BĐKH

Biến đổi khí hậu


CVCA

Phƣơng pháp luận phân tích năng lực và khả năng bị tổn thƣơng

E

Chỉ số mức độ phơi nhiễm

GSO

Tổng cục thống kê Việt Nam

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

LVI

Chỉ số mức độ tổn thƣơng sinh kế

PCLB

Phịng chống lụt bão

S

Chỉ số mức độ nhạy cảm

TDBTT


Tính dễ bị tổn thƣơng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các ngành và đối tƣợng chịu tác động của biến đổi khí hậu tại vùng
ven biển và hải đảo Việt Nam [5] ....................................................................... 6
Bảng 1. 2. Khả năng bị tổn thƣơng của sinh kế ven biển trƣớc tác động của biến
đổi khí hậu [4] .................................................................................................. 13
Bảng 2. 1. Tổng hợp đặc trƣng nhiệt độ trung bình nhiều năm giai đoạn 19612015 ................................................................................................................. 22
Bảng 2. 2. Xu thế đặc trƣng mƣa và so sánh giữa thời kỳ 2006-2015 với 19612004 tại các trạm đo mƣa ở huyện Cát Hải và lân cận....................................... 23
Bảng 2. 3. Số lần xuất hiện mực nƣớc dâng do bão gây ra ................................ 24
Bảng 2. 4. Tần suất xuất hiện mực nƣớc dâng do bão gây ra ............................. 24
Bảng 2. 5. Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 Cát
Hải ................................................................................................................... 25
Bảng 2. 6. Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo các
kịch bản ............................................................................................................ 25
Bảng 2. 7. Mực NBD (cm) trung bình huyện Cát Hải theo các kịch bản ........... 26
Bảng 2. 8. Thống kê số lƣợng ATNĐ và bão thời kỳ 1986 –2015 ảnh hƣởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến huyện Cát Hải ............................................................... 29
Bảng 2. 9. Đặc trƣng nắng nóng từ 1996-2015 theo số liệu quan trắc tại trạm Hòn
Dấu ................................................................................................................... 30
Bảng 2. 10. Bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng và khả năng tổn thƣơng
huyện Cát Hải ................................................................................................... 47
Bảng 3. 1. Kết quả chỉ số đánh giá mức độ nhạy cảm với BĐKH năm 2006 và
2016 huyện Cát Hải .......................................................................................... 56
Bảng 3. 2. Kết quả chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH năm 2006 và
2016 huyện Cát Hải .......................................................................................... 57
Bảng 3. 3. Kết quả chỉ số đánh giá mức độ tổn thƣơng sinh kế năm 2006 và 2016 ...... 60

Bảng 3. 4. Tác động của thời tiết đối với nuôi trồng thủy sản tại xã Phù Long.. 63
Bảng 3. 5. Hoạt động trồng rau tại xã Xuân Đám ............................................. 70

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Khung đánh giá tính tổn thƣơng với BĐKH của IPCC [1]............................ 8
Hình 1. 2. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển .......................................................... 11
Hình 2. 1. Xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm và so sánh 2006-2015 với 19612005 tại trạm KT Hòn Dấu ................................................................................................ 21
Hình 2. 3. Xu thế mực nƣớc trung bình và so sánh mực nƣớc trung bình đo tại trạm
Hòn Dấu qua các năm từ 1961 – 2015 .............................................................................. 23
Hình 2. 4. Kịch bản BĐKH về nhiệt độ trung bình năm tại Cát Hải .............................. 25
Hình 2. 5. Kịch bản BĐKH về mức tăng lƣợng mƣa năm ở Cát Hải ............................ 26
Hình 2. 6. Bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản phát B2 năm 2030 ứng với NBD trung
bình và cao tại huyện Cát Hải ............................................................................................ 27
Hình 2. 7. Biểu đồ diện tích ngập ứng với các kịch bản NBD (B2) ............................... 28
Hình 2. 8. Biểu đồ thống kê các đặc trƣng nắng nóng từ 1996-2015 xảy ra ở Cát Hải . 31
Hình 2. 9. Khung xây dựng chỉ số thích ứng với Biến đổi khí hậu [24] ......................... 43
Hình 2. 10. Khung xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng tổn thƣơng........................... 46
và thích ứng ở các xã ven biển huyện Cát Hải ................................................................. 46
Hình 3. 1. Mức độ nhạy cảm sinh kế với BĐKH tính cho 2006 của các xã trong huyện 53
Hình 3. 2. Mức độ nhạy cảm sinh kế với BĐKH tính cho 2016 của các xã trong huyện54
Hình 3. 3. Bản đồ mức độ nhạy cảm với Biến đổi khí hậu huyện Cát Hải năm 2006 và
2016 ..................................................................................................................................... 54
Hình 3. 4. Khả năng thích ứng với BĐKH tính cho 2006 của các xã trong huyện ........ 58
Hình 3. 5. Khả năng thích ứng với BĐKH tính cho năm 2016 của các xã trong huyện 58
Hình 3. 6. Bản đồ khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu huyện Cát Hải năm 2006 và
2016 ..................................................................................................................................... 59
Hình 3. 7. Các chỉ số nhạy cảm và thích ứng xã Phù Long năm 2006 và 2016 ............. 61

Hình 3. 8. Các chỉ số nhạy cảm và thích ứng xã Xuân Đám năm 2006 và 2016 ........... 62
Hình 3. 9. Bản đồ vị trí xã Phù Long và Xuân Đám ........................................................ 65
Hình 3. 10. Kết quả phỏng vấn 42 hộ dân xã Xuân Đám ................................................ 74

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng là thành phố cảng biển, là đầu mối giao thông quan trọng giao lƣu
kinh tế trong nƣớc và quốc tế, có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong việc phát triển
kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nƣớc. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là
1.523 km2, diện tích mặt nƣớc biển là 4.000 km2, đƣờng bờ biển dài trên 125 km
với khoảng 360 hòn đảo lớn nhỏ. Địa hình của Hải Phịng rất đa dạng, hệ thống
sơng ngịi chiếm 20,1% diện tích tồn thành phố với 5 cửa sơng chính đổ ra biển.
Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, hiện nay thành phố
cũng đang phải đối mặt với những thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, suy
thối môi trƣờng.
Huyện Cát Hải là một trong những đơn vị hành chính ven biển của thành phố
Hải Phịng, một địa bàn chiến lƣợc có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh,
quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc Bộ nƣớc ta. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế
của thành phố, Cát Hải nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, có cảnh quan thiên
nhiên hấp dẫn đầu tƣ phát triển dịch vụ, du lịch. Những năm gần đây do ảnh hƣởng
của nƣớc biển dâng đã làm tăng xói lở đƣờng bờ biển, bão lụt, nhiễm mặn gây ra
thiệt hại và rủi ro đến đời sống kinh tế xã hội và nguồn lợi ven biển.
Xói lở làm ảnh hƣởng 16,1 km trên tổng số 125 km bờ biển tại Hải Phịng và
xói sạt diễn biến phức tạp tại khu vực đảo Cát Bà và một số xã thuộc huyện Cát
Hải, ảnh hƣởng trực tiếp đến cộng đồng dân cƣ do ngƣời dân sống chủ yếu nhờ vào
nguồn tài nguyên tại chỗ. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (mƣa kéo dài và bão...)
tái biến thiên nhiên thƣờng xuyên xảy ra phức tạp đã ảnh hƣởng tới các hoạt động

sản xuất và sinh kế của cộng đồng dân cƣ ven biển [33]. Vấn đề mà các cơ quan
chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cƣ quan tâm là khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ tại đây có đủ để giảm nhẹ tính dễ bị tổn
thƣơng do biến đổi khí hậu gây ra không? Một cách cụ thể hơn, vấn đề đƣợc đặt ra
là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các xã, sự khác biệt này có
ảnh hƣởng đến khả năng thích ứng của các xã hay không?
Với các nhận thức nhƣ vậy, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài: Đánh giá khả
1


năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển tại một số xã
huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng cho luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ ven
biển tại huyên Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các tác động của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của cộng đồng dân
cƣ ven biển.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi 02 xã ven biển thuộc huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng, xác định mức độ ảnh hƣởng và đề xuất giải pháp
ứng phó, thích ứng và giảm nhẹ để nâng cao tính chống chịu và tận dụng những ảnh
hƣởng tích cực của biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Dự kiến tiến hành luận văn từ tháng 3/2018 đến hết tháng
9/2018, số liệu đƣợc hồi cứu trong các thập kỷ đã qua.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận
Tiếp cận liên ngành: Luận văn sử dụng một số khung lý thuyết và dữ liệu, số
liệu thuộc các chuyên ngành khác nhau. Cụ thể là các lĩnh vực khí tƣợng, khí hậu,
sử dụng đất đai, sinh kế cộng đồng, kinh tế - xã hội…

Tiếp cận hệ thống: Luận văn nghiên cứu quan hệ mang tính hệ thống giữa tác
động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng của cộng
đồng dân cƣ các xã huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng.
Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Tổng quan tài liệu: Học viên tiến hành thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
nhằm đƣa ra đƣợc một cái nhìn tổng quan về Biến đổi khí hậu, về sinh kế bền
vững và các phƣơng pháp đánh giá khả năng bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng
của cộng đồng dân cƣ vùng ven biển trên thế giới và Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp
phân tích thống kê để phân tích các thơng số kỹ thuật về khí tƣợng thủy văn để đánh
2


giá sự thay đổi của khí hậu trong vịng 30 năm và phân tích các số liệu về điều tra
Nơng nghiệp nông thôn cấp nông hộ ở huyện Cát Hải trong vòng 10 năm để đánh
giá sự thay đổi các loại hình sinh kế và tính tốn các chỉ số đƣa vào đánh giá khả
năng thích ứng của cộng đồng dân cƣ.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn cũng sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu định tính gồm các công cụ nhƣ quan sát tham dự, phỏng vấn sâu
trực tiếp các cá nhân trong ban lãnh đạo xã, đại diện các hộ gia đình để thấy đƣợc
cảm nhận các tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu tới ngƣời dân và cách thức ứng
phó của ngƣời dân với biến đổi khí hậu.
+ Tham quan thực địa: Đã tiến hành khảo sát việc trồng rau của ngƣời dân xã
Xuân Đám và đầm nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn của ngƣời dân xã
Phù Long. Thông qua việc lấy ý kiến của ngƣời dân đã thu thập đƣợc các tƣ liệu
phục vụ cho việc phân tích các mơ hình, thu thập đƣợc hình ảnh, lời dẫn của ngƣời
dân, các ƣu nhƣợc điểm và đƣa ra đƣợc các khuyến nghị.
+ Họp nhóm cộng đồng: Có sự tham gia của cán bộ xã và đại diện các nhóm
sinh kế
+ Phỏng vấn sâu cán bộ xã: Tại mỗi xã, Chủ tịch Hội phụ nữ, hội nơng dân,

cán bộ địa chính đƣợc phỏng vấn sâu với các câu hỏi liên quan
+ Phỏng vấn ngƣời dân: Các thông tin đánh giá về năng lực thích ứng với
BĐKH của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc thực hiện tại 02 xã (20 mẫu cho xã Xuân
Đám và 20 mẫu cho xã Phù Long); Lựa chọn một số hộ điển hình tham gia mơ hình
trồng rau tại xã Xuân Đám và nuôi trồng thủy sản tại xã Phù Long (9 hộ gia đình
đang tiến hành sinh kế trồng rau tại xã Xuân Đám; 10 hộ gia đình ni trồng thủy
sản tại xã Phù Long).
Phương pháp đánh giá khả năng bị tổn thương và khả năng thích ứng đối
với biến đổi khí hậu: Dựa trên việc tổng quan các phƣơng pháp đánh giá khả năng
bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu đang đƣợc áp dụng
trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu lựa chọn một phƣơng pháp đánh giá phù hợp
với khu vực huyện đảo.

3


6. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá diễn biến của thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây tại
huyện Cát Hải và tại 02 xã nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc những tác động của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân
cƣ ven biển tại địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng đƣợc bộ chỉ đánh giá khả năng tổn thƣơng và khả năng thích ứng
với biến đổi khí hậu của cộng đồng 10 xã nông thôn huyện Cát Hải
- Đánh giá chuyên sâu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng
đồng dân cƣ ven biển của 02 xã (tìm hiểu các biện pháp thích ứng mà ngƣời dân
đang áp dụng).
- Cung cấp các cơ sở thực tiễn phục vụ khuyến nghị và đề xuất các giải pháp
thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.
7. Những đóng góp của đề tài
- Đánh giá hiện trạng của biến đổi khí hậu đang diễn ra tại địa phƣơng và

cộng đồng dân cƣ ven biển, qua đó đề xuất những giải pháp ứng phó để thích ứng
phù hợp với thực tế nhƣ:
- Đề xuất bổ sung, sửa đổi những chính sách gắn liền với thích ứng về biến
đổi khí hậu.
- Xây dựng năng lực thích ứng cho cộng đồng dân cƣ gắn với bối cảnh thực
tế về biến đổi khí hậu, nhƣ: thích ứng trong hoạt động sản xuất của hộ dân, kiến
thức, kỹ năng trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ
ven biển.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc cấu trúc gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3
chƣơng với nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan và cơ sở lý luận.
Chƣơng 2. Khu vực nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Một số khái niệm:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc định nghĩa bởi Ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC) là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự
biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong
một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể
do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng
xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu
tạo của khí quyền [2]. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu là: Nhiệt độ trung bình
năm tăng; sự biến đổi và độ khác thƣờng của thời tiết và khí hậu tăng; Nƣớc biển

dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao; Các hiện tƣợng cực đoan
của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với tần
suất cao hơn, cƣờng độ và độ khác thƣờng lớn hơn [3].
Các khu vực dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu là các
đảo nhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn, dải ven biển và vùng núi. Cộng
đồng dễ bị tổn thƣơng nhất bao gồm: nông dân, ngƣ dân, các dân tộc thiểu số ở
miền núi, ngƣời già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở đô thị là những đối
tƣợng ít có cơ hội lựa chọn [2]. Những tác động trên cho thấy biến đổi khí hậu là vấn
đề phát triển quan trọng hiện nay. Biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển
kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia và mọi nỗ lực phát triển của con ngƣời đều đang
có nguy cơ bị hủy hoại bởi biến đổi khí hậu. Do phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên nhạy cảm với biến đổi khí hậu, nơng nghiệp sẽ là ngành dễ bị tổn
thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nhiệt độ và các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan sẽ làm cho các khu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp bị thu
hẹp, độ dài của mùa sinh trƣởng bị rút ngắn, từ đó năng suất nơng nghiệp có thể bị
giảm sút trên tồn thế giới, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi có những thay
đổi trong tập quán canh tác.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các khu vực dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác
động của biến đổi khí hậu là các đảo nhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn,
5


dải ven biển và vùng núi, trong đó vùng ven biển là khu vực sẽ bị tổn thƣơng nhiều
nhất. Các vùng duyên hải ngày càng có nhiều nguy cơ bị ảnh hƣởng bởi bão, ngập
lụt, xâm thực bờ biển và những ảnh hƣởng này đều có nguy cơ gây ra những tác
động mang tính thảm họa và khơng thể đảo ngƣợc [4].
Bảng 1.1. Các ngành và đối tƣợng chịu tác động của biến đổi khí hậu tại vùng
ven biển và hải đảo Việt Nam [5]
Các tác động của biến


Ngành chịu tác động của biến

Đối tƣợng dễ bị tổn

đổi khí hậu

đổi khí hậu

thƣơng

- Mực nƣớc biển dâng;

- Nơng nghiệp và an ninh

- Nông dân và ngƣ

- Gia tăng bão và áp thấp
nhiệt đới;
- Gia tăng lũ lụt và sạt lở
đất (Trung Bộ)

lƣơng thực

dân nghèo ven biển

- Thủy sản

- Ngƣời già, trẻ em,

- Giao thông vận tải


phụ nữ

- Xây dựng, hạ tầng, phát triển
đô thị/nông thôn
- Môi trƣờng/tài nguyên
nƣớc/đa dạng sinh học
- Y tế, sức khỏe cộng đồng/các
vấn đề xã hội khác
- Kinh doanh dịch vụ, thƣơng
mại và du lịch

Tính dễ bị tổn thƣơng đối với biến đổi khí hậu: Khái niệm về tính dễ bị
tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đã đƣợc đƣa ra từ nhiều nghiên cứu, nhƣng đƣợc
xem xét một cách đầy đủ nhất, bao trùm nhất là định nghĩa của Ủy ban Liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2001): tính tổn thƣơng là “mức độ một hệ thống tự
nhiên hay xã hội bị thay đổi trạng thái ban đầu theo hƣớng xấu đi dƣới tác động bất
lợi của BĐKH dẫn đến khơng thể ứng phó với các tác động bất lợi do BĐKH (bao
gồm các hình thái thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu”. Để định lƣợng tính tổn
thƣơng do BĐKH, IPCC đã chỉ rõ tính tổn thƣơng (V) là một hàm số của 3 yếu tố
sau: (i) mức độ phơi nhiễm của hệ thống trƣớc các tác động bất lợi của
BĐKH (Exposure - E); (ii) mức độ nhạy cảm của hệ thống trƣớc những thay
6


đổi của khí hậu (Sensitivity - S); (iii) năng lực thích ứng với BĐKH (Adaptive
Capacity - AC).
Đến Báo cáo Thứ 4 (FAR), định nghĩa tính tổn thƣơng đƣợc phát triển và nêu
cụ thể hơn so với Báo cáo Thứ 3. IPCC nhấn mạnh chỉ số tính tổn thƣơng là một chỉ
số tổng hợp của nhiều yếu tố thành phần. Tính tổn thƣơng phụ thuộc vào hai yếu tố

là (1) yếu tố tự nhiên: các tác động liên quan đến thay đổi khí hậu và thời tiết; (2)
yếu tố con ngƣời: các tác động do con ngƣời tạo ra. Chỉ số tổn thƣơng tổng hợp
phải phản ánh đƣợc tính tổn thƣơng về kinh tế (economic vulnerability), tổn thƣơng
về môi trƣờng (environmental vulerability) và tổn thƣơng về xã hội (social
vulnerability) [6]. Trong đó các yếu tố liên quan đến tính tổn thƣơng về xã hội nhƣ
giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế, bảo vệ tài sản cộng đồng và tăng cƣờng các hoạt
động đa dạng hóa sinh kế, bảo vệ tài sản cộng đồng và tăng cƣờng các hoạt động
của tập thể ngày càng quan trọng vì chúng liên quan trực tiếp đến năng lực ứng phó
với BĐKH. IPCC cũng nêu rõ tính tổn thƣơng do BDKH phụ thuộc vào nhiều địa
điểm khảo sát và quy mô đánh giá.
Đến năm 2010, tác giả Armitage và Plummer cũng đƣa đánh giá khả năng bị
tổn thƣơng của con ngƣời trƣớc tác động của biến đổi khí hậu phụ thuộc vào 4 yếu
tố sau [7] : (i) Bản chất và độ lớn của biến đổi khí hậu, (ii) Mức độ phụ thuộc của
con ngƣời vào các nguồn lực nhạy cảm với biến đổi khí hậu (bao gồm nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con ngƣời, nguồn lực xã
hội), (iii) Mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trƣớc tác động của biến đổi khí
hậu, và (iv) Năng lực thích ứng của con ngƣời trƣớc những thay đổi của các nguồn
lực nhạy cảm với biến đổi khí hậu.
Nhƣ vậy áp dụng quan điểm lý thuyết của IPCC và đƣợc nhiều nhà khoa học
áp dụng trong đánh giá, mối quan hệ của chỉ số tính tổn thƣơng với các chỉ số thành
phần có thể viết ngắn gọn lại theo mối quan hệ toán học là:
VI = f(E,S,AC).

7


Mức độ nhạy cảm (S) đƣợc xác định là mức độ mà hệ thống phản ứng lại một
sự thay đổi của khí hậu (bao gồm cả sự thay đổi bất lợi hoặc có lợi của khí hậu).

Năng lực thích ứng (AC) đƣợc xác định là mức độ mà các điều chỉnh của

hệ thống có thể làm giảm nhẹ khả năng gây tổn thƣơng do BĐKH hoặc bù
đắp các thiệt hại do BĐKH gây ra hoặc tận dụng các cơ hội do tác động tích
cực của BĐKH đem lại.
TÁC
ĐỘNG
TIỀM
NĂNG PI
= f (S,E)

TÍNH
NHẠY
CẢM (S)
BIẾN
ĐỔI KHÍ
HẬU
MỨC ĐỘ
PHƠI
NHIỄM
(E)

NĂNG
LỰC
THÍCH
ỨNG
(AC)

TÍNH DỄ
BỊ TỔN
THƢƠNG


(V=PI,A
C)

Hình 1.1. Khung đánh giá tính tổn thƣơng với BĐKH của IPCC [1]
Thích ứng với biến đổi khí hậu: Thích ứng với BĐKH là “sự điều chỉnh hệ
thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hồn cảnh hoặc mơi trƣờng thay đổi nhằm mục
đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động hoặc biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc
tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [2]. Thích ứng với biến đổi khí hậu từ
trƣớc đến nay vẫn đƣợc coi là mối quan tâm thứ yếu của các chƣơng trình quốc tế về
xóa đói giảm nghèo, bởi vì giảm nhẹ biến đổi khí hậu mới đƣợc coi là yêu cầu bắt buộc
và cấp bách vì nó quyết định triển vọng tránh đƣợc các hiểm họa của biến đổi khí hậu
trong tƣơng lai để hƣớng tới một xã hội ít các bon. Tuy nhiên, đối với các cộng đồng dễ
bị tổn thƣơng trƣớc biến đổi khí hậu thì thích ứng lại là một nhiệm vụ cấp thiết [8].
Mục tiêu của thích ứng là nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn
thƣơng do tác động biến đổi khi hậu, góp phần duy tài các hoạt động kinh tế xã hội của
địa phƣơng tiến đến phát triển bền vững [5]. Ngƣời nghèo và những ngƣời dễ bị tổn
8


thƣơng trƣớc tác động của biến đổi khí hậu cần đƣợc hỗ trợ để tăng cƣờng năng lực
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhƣ vậy, thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong các hệ thống tự
nhiên và con ngƣời để đối phó với những tác động có thể có của biến đổi khí hậu, làm
giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội có lợi từ biến đổi khí hậu. Các hoạt
động thích ứng đƣợc thực hiện nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thƣơng, là hợp phần
trong đánh giá tổn thƣơng. Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu là cơ sở
khoa học quan trọng để xây dựng các chiến lƣợc thích ứng BĐKH hiệu quả.
- Thích ứng dựa vào cộng đồng đƣợc tổ chức CARE (2009) đƣa ra trong
cẩm nang phân tích năng lực và thích ứng với biến đổi khí hậu [9], đó là một q
trình do cộng đồng xây dựng và làm chủ dựa vào các ƣu tiên, nhu cầu, kiến thức và

khả năng của cộng đồng. Mục đích của q trình này là nâng cao khả năng của cộng
đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp ứng phó với tác động của
BĐKH. Thơng qua phƣơng pháp tiếp cận có sự tham gia, kinh nghiệm của cộng
đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hƣớng có hiệu quả. Các mơ
hình thích ứng thân thiện với mơi trƣờng sẽ đƣợc khuyến khích phát triển bởi vì họ
là ngƣời hiểu rõ nhất đặc điểm của địa phƣơng mình. Bên cạnh đó phƣơng pháp này
cịn giúp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách theo cả hai chiểu từ trên xuống và từ
dƣới lên cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng của cán bộ địa phƣơng về kỹ năng và ý
thức phục vụ ngƣời dâncho công việc thực tiễn của họ. Từ đó bảo đảm tính bền
vững của các chính sách cả về kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng để hƣớng tới cộng đồng, dựa vào
những ƣu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng nhằm trao quyền cho
họ trong việc lập kế hoạch để ứng phó với những tác động của BĐKH. Đồng thời
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cố gắng tính đến tác động tiềm tàng của
BBĐKH lên sinh kế và giảm tình trạng đễ bị tổn thƣơng với thiên tai bằng cách sử
dụng tri thức bản địa và kiến thức khoa học về BĐKH và tác động có thể của nó.
Hiện nay phƣơng pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng kế thừa và phát
triển dựa trên các phƣơng pháp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát
triển cộng đồng có sự tham gia hay các phƣơng pháp cho từng ngành cụ thể nhƣ
9


phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham gia của ngƣời dân. Các phƣơng pháp mới cũng
đƣa vào áp dụng nhằm cùng cộng đồng phân tích nguyên nhân và hậu quả của
BĐKH, đồng thời kết hợp các số liệu khoa học và kiến thức bản địa về khí hậu để
đƣa ra các giải pháp ứng phó.
1.2. Tổng quan về đánh giá khả năng thích ứng và đánh giá tổn thƣơng do biến
đổi khí hậu của cộng đồng cƣ dân ven biển
1.2.1. Sinh kế vùng ven biển và thích ứng với biến đổi khí hậu
Khái niệm về sinh kế thƣờng đƣợc sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu

sau này đều dựa trên ý tƣởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó,
sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất, là phƣơng tiện để kiếm sống. Một định nghĩa
đầy đủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: “sinh kế bao gồm khả năng,
nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phƣơng tiện sống của con ngƣời”. Một
sinh kế là bền vững “khi nó có thể giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ
những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cƣờng khả năng và nguồn lực; tạo
ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tƣơng lai và mang lại lợi ích rịng cho các
sinh kế khác ở cả cấp địa phƣơng và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” [10].
Sinh kế có thể đƣợc nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau nhƣ cá nhân, hộ gia đình,
thơn, vùng… nhƣng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình. Theo quan điểm của
Chambers và Conway, sinh kế bền vững là một khái niệm lồng ghép của 3 yếu tố cơ
bản là: khả năng, công bằng và bền vững. Sau này, Scoones (1998) [11], Ashley, C.
và Carney, D. (1999) [12], DFID (2001) [13] và Solesbury (2003) [14] đã phát triển
tính bền vững của sinh kế trên cả phƣơng diện kinh tế và thể chế và đi đến thống
nhất đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi
trƣờng và thể chế.
Khung sinh kế bền vững đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để phân tích các
nguồn lực sinh kế đƣợc sử dụng, các chiến lƣợc sinh kế đƣợc thực hiện từ việc sử
dụng các nguồn lực sinh kế đó và các kết quả sinh kế đạt đƣợc từ việc thực hiện các
chiến lƣợc sinh kế, từ đó đề xuất các sinh kế bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trƣờng ở cấp hộ gia đình và cộng đồng. Trong báo cáo của MARD năm 2008 [15],
IMM đã sửa đổi tổng hợp các khung sinh kế bền vững đƣợc đƣa ra của Scooner và
10


DFID để áp dụng cho các cộng đồng ven biển. Trong khung phân tích này, sinh kế
của các hộ gia đ.nh ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các yếu tố thuộc
nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử
dụng để thực hiện các chiến lƣợc sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu tố về đặc
điểm cá nhân (nhƣ tuổi tác, giới tính, tơn giáo...) và các yếu tố xã hội (nhƣ cơ cấu

chính trị, chính sách, luật pháp…) bao quanh cộng đồng ven biển và có ảnh hƣởng
trực tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng gián
tiếp nhƣ tính mùa vụ, thiên tai, xu hƣớng bên ngoài… Sự lựa chọn về chiến lƣợc
sinh kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả
của sự tƣơng tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này

Hình 1. 2. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển

11


Khi xem xét các tác động hiện tại và tƣơng lai của biến đổi khí hậu, có thể
nhận thấy rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị
tổn thƣơng của sinh kế. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (ví dụ nhƣ mực nƣớc
biển dâng và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn lực tự nhiên (nhƣ
đất, nƣớc, thủy sản) và các nguồn lực vật chất (nhƣ đƣờng sá, hệ thống thủy lợi,
mạng lƣới điện) là rất đáng kể. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên
phức tạp cả ở hiện tại và tƣơng lai, các sinh kế đƣợc đánh giá không chỉ dựa vào
việc các sinh kế này có bền vững trên 3 phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng
hay không mà cịn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu
hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu hay khơng [2, 16].
Sinh kế ven biển cũng đƣợc rất nhiều nghiên cứu đề cập đánh giá trong bối
cảnh Biến đổi khí hậu [4, 15, 17]. Sự lựa chọn các chiến lƣợc sinh kế của hộ gia
đình thƣờng phụ thuộc vào những nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ và các
yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ yếu tố mùa vụ, thời tiết, chính sách và thể chế tại
địa phƣơng. Tại hầu hết các cộng đồng ven biển, với nguồn lợi hải sản phong phú,
đánh bắt là một sinh kế chính. Ngồi ra, các sinh kế khác cũng phụ thuộc vào đánh
bắt nhƣ dịch vụ nghề cá, chế biến thủy hải sản và thƣơng mại nghề cá. Do đó,
nguồn lợi thủy sản là một nguồn lực sinh kế quan trọng đối với cộng đồng ven biển.
Bên cạnh đó ni trồng thủy sản đang dần dần trở thành một sinh kế thay thế mặc

dù hoạt động ni trồng thủy sản thiếu kiểm sốt thƣờng gây ra các tác động môi
trƣờng và không khả thi đối với các hộ nghèo. Nơng nghiệp cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo việc làm và đảm bảo an ninh lƣơng thực ở nông thôn, nhƣng
trong một số trƣờng hợp, ngƣời dân khơng có khả năng tiếp cận với việc sử dụng
đất, đặc biệt đối với các đảo nhỏ vùng ven biển. Một số ngành dịch vụ nhƣ bn
bán nhỏ, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, ... cũng từng bƣớc đƣợc hình thành và
phát triển ở các cộng đồng ven biển. Tất cả những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
lên sinh kế ven biển đƣợc tổng hợp theo bảng dƣới đây:

12


Bảng 1. 2. Khả năng bị tổn thƣơng của sinh kế ven biển
trƣớc tác động của biến đổi khí hậu [4]
Các tác động
của biến đổi khí
hậu

Nƣớc biển dâng

Hạn hán

Lũ lụt

Bão, triều cƣờng

Nguồn lực sinh kế Chiến lƣợc sinh kế
bị ảnh hƣởng
bị ảnh hƣởng
Không thể thực hiện

Mất đất canh tác
đƣợc hoạt động trồng
do ngập lụt
trọt trên vùng đất bị
ngập lụt
Không thể thực hiện
Đất nông nghiệp bị các hoạt động trồng
nhiễm mặn
trọt trên đất bị nhiễm
mặn
Độ mặn của nƣớc
thay đổi, ảnh
Hoạt động đánh bắt
hƣởng đến sinh
và nuôi trồng bị ảnh
trƣởng của các lồi hƣởng
thủy sản
Cơ sở hạ tầng hiện
Các hoạt động nơng
tại (đê điều, hệ
nghiệp, thủy sản, du
thống thủy lợi, cầu
lịch bị ảnh hƣởng
đƣờng)
Hoạt động trồng trọt
Đất canh tác bị
bị ảnh hƣởng do thiếu
khô hạn
nƣớc tƣới
Tăng độ mặn của

Hoạt động đánh bắt
nguồn nƣớc và
và nuôi trồng bị ảnh
nhiệt độ
hƣởng
Đất bị ngập úng

Hoạt động trồng trọt
bị ảnh hƣởng

Sự di chuyển các
loài thủy sản

Hoạt động nuôi trồng
bị ảnh hƣởng

Phá vỡ cơ sở hạ
tầng hiện tại (đê
điều, thủy lợi,
đƣờng xá)
Phá vỡ hệ thống
đê của các đầm
ni trồng thủy
sản
Sự di chuyển các
lồi thủy sản

Hoạt động nơng
nghiệp, thủy sản, du
lịch bị ảnh hƣởng


Kết quả sinh kế bị ảnh
hƣởng
Sản lƣợng thu hoạch giảm
Thu nhập giảm
Sản lƣợng thu hoạch giảm
Thu nhập giảm
Năng suất/sản lƣợng nông
nghiệp, thuỷ sản giảm;
doanh thu từ du lịch giảm
Thu nhập giảm
Năng suất/sản lƣợng nông
nghiệp, thuỷ sản giảm;
doanh thu từ du lịch giảm
Thu nhập giảm
Năng suất cây trồng giảm
Thu nhập giảm
Năng suất giảm
Thu nhập giảm
Năng suất/sản lƣợng trồng
trọt giảm
Thu nhập giảm
Năng suất/sản lƣợng nuôi
trồng giảm
Thu nhập giảm
Năng suất/sản lƣợng nông
nghiệp, thuỷ sản giảm;
doanh thu từ du lịch giảm
Thu nhập giảm


Hoạt động nuôi trồng
bị ảnh hƣởng

Năng suất/sản lƣợng giảm
Thu nhập giảm

Hoạt động đánh bắt
bị ảnh hƣởng

Năng suất/sản lƣợng giảm
Thu nhập giảm

13


1.2.2. Tổng quan về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí
hậu
Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu là đánh giá mức độ dễ bị
ảnh hƣởng của một (các) đối tƣợng (các cộng đồng, khu vực, nhóm ngƣời hoặc hoạt
động kinh tế - xã hội/ngành) dƣới tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị tổn
thƣơng của một đối tƣợng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà
cịn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối tƣợng đó. Kết quả đánh giá tổn thƣơng
có thể đƣợc thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thƣơng chỉ ra các vùng/khu vực
và nhóm dân cƣ có khả năng dễ bị tổn thƣơng cao do biến đổi khí hậu.
Theo IPCC [18], các phƣơng pháp đánh giá tính DBTT nhìn chung đƣợc chia
thành 02 nhóm chính (i) Tuyệt đối hố và (ii) Tƣơng đối hoá mức độ tổn thƣơng
đánh giá mức độ tổn thƣơng tuyệt đối hoá, tất cả các mối ràng buộc đều đƣợc mơ
hình hố và kết quả đạt đƣợc là mức độ tổn thƣơng đƣợc thể hiện bằng tiền. Cách
tiếp cận này mang tính minh bạch cao bởi định lƣợng đƣợc mức độ tổn thƣơng bằng
tiền, tuy nhiên tồn tại nhiều nguy cơ sai số vì rất khó xây dựng đƣợc tất cả các mơ

hình sát với thực tế. Hơn nữa, khối lƣợng công việc sẽ rất lớn khi mức độ tổn
thƣơng tổng quát do nhiều hiện tƣợng cùng gây ra. Theo cách tƣơng đối hóa, mức
độ tổn thƣơng đƣợc đánh giá bằng cách liệt kê các yếu tố gây tổn thƣơng (xây dựng
bộ chỉ thị); cho điểm theo một thang định sẵn; tổng hợp lại bằng cách sử dụng trọng
số cho từng chỉ thị. Kết quả đạt đƣợc là một giá trị định tính (điểm trung bình) chứ
khơng đƣợc qui đổi ra thành tiền. Khó khăn lớn nhất trong phƣơng pháp này là xây
dựng thang điểm và xác định các trọng số cho từng chỉ thị; kết quả tính tốn thƣờng
gây tranh cãi về tính thuyết phục. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn đƣợc sử dụng
rộng rãi bởi cung cấp bức tranh tổng quát mang tính so sánh tƣơng đối giữa các
vùng [19].
Song song với hai nhóm phƣơng pháp trên là hai cách tiếp cận đánh giá tính
dễ bị tổn thƣơng: tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dƣới lên. Tiếp cận từ trên
xuống tập trung đánh giá các rủi ro khí hậu trong dài dạn nhƣ vài thập kỷ và thƣờng
đến 2100 và thƣờng dựa trên các kịch bản BĐKH. Tiếp cận từ dƣới lên dựa trên dựa
trên các chiến lƣợc đối phó của địa phƣơng, công nghệ và kiến thức bản địa, năng
14


lực và khả năng đối phó của cộng đồng và chính quyền trƣớc các dao động khí hậu
hiện tại. Đối với cách tiếp cận này, nhiều nghiên cứu sử dụng định nghĩa về mức độ
BĐKH, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng để định lƣợng TTDBTT. Hầu hết các
khung và phƣơng pháp đánh giá tính DBTT đƣợc sử dụng tại Việt Nam đều theo
cách tiếp cận từ dƣới lên [19].

15


CHƢƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Cát Hải.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cát Hải nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, phía Bắc giáp huyện Yên
Hƣng (Quảng Ninh); phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đơng và Nam là vịnh Bắc
Bộ. Huyện gồm quần đảo Cát Bà (hơn 300 km2) và đảo Cát Hải (khoảng 40 km2)
hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 345 km2 trong đó rừng núi chiếm 2/3.
Huyện có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các
xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân
Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào.
Địa hình Cát Bà chủ yếu là núi đá vơi và một số đồi đất thấp xen kẽ nhiều
thung lũng lớn nhỏ, rừng núi chiếm 2/3 diện tích.
2.1.1.2. Tài ngun, mơi trường
Địa hình
Địa hình chủ yếu tại quần đảo Cát Bà là địa hình Karst nhiệt đới bị ngập chìm
do biển tiến. Điều này đã tạo nên cảnh quan độc đáo, nhiều dạng địa hình đặc biệt
nhƣ đảo đá, hang động, đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái, các loại động
thực vật phong phú. Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, chỗ cao nhất 331m, là
đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía Nam vịnh Hạ Long và vùng ven
bờ Tây biển Đông. Trên đảo có các thung lũng Karst và nhiều hang động nổi tiếng
nhƣ: Hoa Cƣơng, Trung Trang, Quân Y, Áng Mả, Phù Long, Quả Vàng, v.v
Thổ nhưỡng
Đất của huyện đảo Cát Hải gồm: 1) Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vơi
với diện tích 4.482,2 ha, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải; 2) Đất
Feralit nâu đỏ với diện tích: 900,2 ha, phân bố hầu hết các xã trong quần đảo, đất
thích hợp trồng cây ăn quả nhƣ Cam, Quýt, Nhãn Vải; 3) Đất Feralit nâu vàng phát
triển từ các sản phẩm phong hóa đá vơi dốc tụ hỗn hợp, diện tích: 1.001,5 ha; 4) Đất
dốc tụ thung lũng, khoảng 342,5 ha, đã đƣợc khai phá trồng lúa và hoa màu; 5) Đất
mặn Sú vẹt, diện tích: 826,7 ha, tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải
16



×