Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông cử nhân sư phạm do trường đại học an giang đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 174 trang )

LÊ THỊ LINH GIANG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ THỊ LINH GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CỬ NHÂN SƯ
PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CH4 (2008 – 2011)

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ THỊ LINH GIANG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CỬ NHÂN SƯ
PHẠM DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐÀO TẠO
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC NGỌC

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


2

3. Phương pháp nghiên cứu

2

4. Cấu trúc của luận văn

4

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

5

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về chất lượng giáo viên

5

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GV

9

1.1.3. Tiểu kết

19


1.2. Cơ sở lý luận

19

1.2.1. Chất lượng giáo dục

19

1.2.2. Chất lượng giáo viên

22


Nội dung

Trang

1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

26

1.2.4. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

29

1.3. Kết luận Chương 1

31

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu


32

2.1. Mẫu nghiên cứu

32

2.1.1. Quy trình chọn mẫu

32

2.1.2. Số lượng mẫu

32

2.2. Nội dung và tiến trình nghiên cứu

33

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

33

2.2.2. Tiến trình nghiên cứu

33

2.3. Phương pháp nghiên cứu

35


2.4. Phương pháp thu thập thông tin

36

2.5. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường

37

2.5.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm

37

2.5.2. Giai đoạn điều tra chính thức

40

Chương 3: Thực trạng về mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do trường ĐHAG đào tạo

47

3.1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu

47

3.1.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực

47


3.1.2. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới

47

3.1.3. Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác

48


Nội dung

Trang

3.1.4. Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành

48

3.1.5. Phân bố khách thể nghiên cứu theo KQXL tốt nghiệp

48

3.2. Bức tranh chung về mức độ đáp ứng với Chuẩn mực nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo

49

3.2.1. Kết quả xếp loại NLNN của GV theo chuẩn mực nghề nghiệp GVTH

49


3.2.2. Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá

51

3.2.3. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của nhóm BGH, TCM và tự đánh
giá của GV dựa theo chuẩn mực nghề nghiệp GVTH khi xét đến các yếu tố

61

3.2.4. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp
GVTH giữa các nhóm đối tượng

69

3.3. Mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo từng ngành của Cử nhân
sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo

70

3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH của
Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo

74

3.4.1. Các kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm

74

3.4.2. Các tiêu chí GV cho là quan trọng nhằm đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy
tại các trường phổ thông


76

3.4.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu của GVTHPT do Trường ĐHAG đào tạo

77

3.5. Kết luận Chương 3

84

Kết luận và đề xuất

86

1. Mức độ đáp ứng của GV THPT do Trường ĐHAG đào tạo với chuẩn nghề
nghiệp

86

2. Những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng CTĐT Cử nhân Sư phạm của Trường
ĐHAG

87


Nội dung

Trang


3. Một số nhận xét về Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo Thông tư 30/2009/TT-BGD

89

Tài liệu tham khảo

93

Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu GV tự đánh giá

99

Phụ lục 2: Phiếu đánh giá GV của Tổ chuyên môn

101

Phụ lục 3: Phiếu đánh giá GV của Ban Giám hiệu

102

Phụ lục 4: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra thử
nghiệm

103

Phụ lục 5: Thống kê số lượng phiếu khảo sát

105


Phụ lục 6: Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra
chính thức

109

Phụ lục 7: Tổng hợp chỉ số độ phân biệt dựa trên kết quả của 3 nhóm đối tượng
trong giai đoạn điều tra chính thức

111

Phụ lục 8: Mức độ đáp ứng của GV ở các tiêu chí đánh giá

112

Phụ lục 9: Kết quả phân tích kiểm định thống kê giữa hai biến độc lập

114

Phụ lục 10: So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá GV dựa theo chuẩn nghề
nghiệp GVTH giữa các nhóm đối tượng

122

Phụ lục 11: Kết quả phân tích mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH theo
từng ngành của Cử nhân Sư phạm do ĐHAG đào tạo

123

Phụ lục 12: Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường dựa trên

mô hình Rasch bằng phần mềm Quest

154

Phụ lục 13: Bảng số liệu tổng hợp nguồn minh chứng sử dụng trong đánh giá GV

161

Phụ lục 14: Biểu đồ phân bố điểm trung bình trên 3 nhóm đối tượng

165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban Giám hiệu

BGH

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

Chất lượng giáo dục

CLGD


Chất lượng giáo viên

CLGV

Đảm bảo chất lượng

ĐBCL

Đại học An Giang

ĐHAG

Giáo viên

GV

Giáo viên tự đánh giá

GVTĐG

Học sinh

HS

Kiểm định chất lượng

KĐCL

Kết quả tốt nghiệp


KQTN

Kết quả xếp loại

KQXL

Năng lực

NL

Năng lực nghề nghiệp

NLNN

Sinh viên

SV

Trung bình

TB

Trung cấp chuyên nghiệp

TCCN

Tổ chuyên môn

TCM


Trung học

TH

Trung học cơ sở

THCS

Trung học phổ thông

THPT

Xuất sắc

XS


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên

Nội dung bảng

bảng
1.1

Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành theo Thông tư số
30/2009

Trang


28

1.2

Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn ở từng tiêu chí

31

2.1

Cơ cấu khách thể nghiên cứu

32

2.2

Thống kê số lượng giáo viên được điều tra thử nghiệm

37

2.3

Thống kê số lượng giáo viên được điều tra chính thức

3.1

Phân bố khách thể nghiên cứu theo khu vực

47


3.2

Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới

47

3.3

Phân bố khách thể nghiên cứu theo thâm niên công tác

48

3.4

Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành

48

3.5

Phân bố khách thể nghiên cứu theo kết quả xếp loại tốt nghiệp

49

3.6

Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét theo đặc điểm khối ngành

3.7


Tổng hợp KQXL GV theo Chuẩn xét theo KQXLTN

3.8

Tổng hợp KQ kiểm định giả thuyết thống kê giữa hai biến độc
lập khi xét trong tổng thể mẫu

41 – 42

64 – 65
67
68

3.9

Tổng hợp KQ mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành ở từng tiêu chí

70 – 72

3.10

Tổng hợp các tiêu chí đáp ứng nhu cầu công tác của GV

76 – 77

3.11

Những điểm mạnh của GVTHPT


3.12

Những điểm yếu của GVTHPT

3.13

Hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của
GVTHPT

78
78 – 79
83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Tên

Nội dung

hình

Trang

1.1

Quan niệm về người giáo viên

22


1.2

Vai trò của giáo viên

25

3.1

Sơ đồ phân bố KQXL NLNN do GV, TCM, BGH đánh giá

50

3.2

Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí do GVTĐG

54

3.3

3.4

Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của giáo viên do
TCM đánh giá
Sơ đồ phân bố mức độ đạt được ở các tiêu chí của giáo viên do
BGH đánh giá

56

59


3.5

Sự phân bố KQXL GV theo Chuẩn xét yếu tố khu vực

61

3.6

Sự phân bố mức độ đáp ứng Chuẩn theo ngành

73


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chất lượng giáo dục (CLGD) nói chung và CLGD phổ thông nói riêng là

vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Bước vào thời kì đổi mới giáo dục phổ thông,
vấn đề CLGD và nâng cao CLGD càng trở nên cấp thiết, trở thành vấn đề nóng của
xã hội. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng GV chính là một trong các yếu tố có
tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nghiên cứu tại Tennessee và
Dallas ở Mĩ đã kết luận: “Chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích học tập của HS
nhiều hơn mọi yếu tố khác” [17]. Bác Hồ đã nói: “Không có thầy giáo thì không có
giáo dục” [17] và được cụ thể hoá ở Điều 15 của Luật Giáo dục 2005: “Nhà giáo
giữ vai trò quyết định trong việc ĐBCL giáo dục” [46]. Vì thế, người GV có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển giáo dục, là người quyết định biến mục
đích giáo dục thành hiện thực, đảm bảo hiệu quả và CLGD. Nói cách khác, nâng

cao chất lượng đội ngũ GV là nhân tố quyết định sự nghiệp và CLGD.
Nhằm nâng cao CLGD phổ thông và tiến đến chuẩn hoá đội ngũ GV phổ
thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT
theo Thông tư số 30 [15]. Chuẩn nghề nghiệp được xem như là thước đo NLNN của
GV trong suốt quá trình dạy học, là yêu cầu, tiêu chí có tính nguyên tắc, công khai,
mang tính nghề nghiệp để làm căn cứ đánh giá trình độ đạt được về chất lượng.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm giáo dục với
chuẩn nghề nghiệp được xem là vấn đề cấp thiết. Việc đánh giá sự đáp ứng của SV
tốt nghiệp đối với chuẩn nghề nghiệp chính là kênh thông tin giúp nhà trường điều
chỉnh Chuẩn đầu ra và xem xét vấn đề đào tạo đáp ứng Chuẩn nghề đến mức độ
nào, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm
hướng tới “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu đề ra”.
Đối với Trường ĐHAG, việc đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm đào
tạo – SV tốt nghiệp từ các CTĐT GVTH với Chuẩn nghề nghiệp được xem là “bài
toán chất lượng” mà nhà trường cần tìm lời giải chứ không phải là kết quả sẵn có từ
nơi khác. Vì thế, việc nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp

-1-


GVTH của Cử nhân Sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo, là cơ sở để phân tích tiêu
chí đánh giá CTĐT của Khoa Sư phạm có đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề
nghiệp GVTH, là cơ sở để điều chỉnh cấu trúc Chuẩn đầu ra và hoạt động đào tạo
các ngành Cử nhân Sư phạm của Trường ĐHAG.
Chính từ những lý lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá mức
độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân
Sư phạm do Trường Đại học An Giang đào tạo” để nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đo lường mức độ đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn

nghề nghiệp GVTH;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Sư
phạm của Trường ĐHAG.
3.

Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.

Câu hỏi nghiên cứu
- GV do Trường ĐHAG đào tạo đáp ứng ở mức độ nào với Chuẩn nghề

nghiệp GVTH?
- Có sự khác biệt như thế nào về kết quả đánh giá của cán bộ quản lý
(BGH, TCM) và tự đánh giá của GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH khi xét
đến các yếu tố như: khu vực, thâm niên công tác, đặc điểm khối ngành, giới, KQXL
tốt nghiệp? Nếu có sự khác biệt, vì sao có sự khác nhau giữa kết quả đánh giá của
cán bộ quản lý và tự đánh giá của GV?
3.2.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu:
 Đồng nghiệp (BGH và TCM);
 GVTĐG (GV chính là SV đã tốt nghiệp từ khoá I đến khoá VI, hiện

đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang, đúng với ngành
nghề đào tạo).
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính
là sự đáp ứng của GV do Trường ĐHAG đào tạo với Chuẩn nghề nghiệp GVTH.


-2-


3.3.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu các tài liệu liên quan đến đề tài:
- Nghiên cứu Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm
trình độ đại học theo Quyết định 28/2006/QĐ-BGDĐT;
- Nghiên cứu Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục quốc
dân, ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá CLGV TH dựa trên: (1) điều 70 (Nhà
giáo), điều 72 (Nhiệm vụ của Nhà giáo), điều 77 (Trình độ chuẩn được đào tạo của
Nhà giáo), điều 78 (Trường Sư phạm) được quy định trong chuẩn mực nhà giáo _
Luật Giáo dục; (2) Chuẩn nghề nghiệp GVTH _ Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT;
(3) nội dung xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV ở một số nước trên thế giới như Mỹ,
Anh, Úc, Thái Lan;
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến CLGV
TH như: Luật Giáo dục, Chuẩn nghề nghiệp của GVTH, …
- Nghiên cứu các Báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT An Giang;
- Nghiên cứu các số liệu về cán bộ quản lý, GV, HS liên quan đến CLGV,
HS và nhà trường THPT ở tỉnh An Giang.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ kết hợp
các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp khảo sát điều tra.
3.3.3. Công cụ được sử dụng để nghiên cứu
- Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu;

-3-


- Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu.
4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn 159 trang, trong đó:
Mở đầu (4 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (27 trang)
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu (15 trang)
Chương 3: Thực trạng về mức độ đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp GVTH
của Cử nhân sư phạm do Trường ĐHAG đào tạo (39 trang)
Kết luận và đề xuất (7 trang)
Phụ lục (67 trang)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

-4-


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về chất lƣợng giáo viên
Bất cứ một nghề nào mà không có NLNN thì người hành nghề cũng không thể

hoàn thành tốt công việc của mình. Theo đó, NL sư phạm là yêu cầu quan trọng đối
với sự tồn tại, phát triển của nghề dạy học. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu vấn đề này: tác giả Trần Bá Hoành (2001) trong bài “Chất lượng giáo
viên” [29] đưa ra các cách tiếp cận chất lượng GV dựa trên nhiều góc độ khác nhau
như đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng người GV trước yêu
cầu đổi mới GD, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và chất lượng đội ngũ
GV; đồng thời tác giả cũng giới thiệu các thành tố tạo nên CLGV bao gồm phẩm
chất và NL người GV; và các nhân tố ảnh hưởng tới CLGV.
Các tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền và Trần Việt Cường (2009) trong bài
“NL sư phạm của người GV” [35]– đã hệ thống các NL sư phạm cơ bản của người
GV thành 08 nhóm NL chính (tri thức về môn học và khoa học giáo dục, NL chẩn
đoán, NL lập kế hoạch, NL triển khai kế hoạch giáo dục và dạy học, NL kiểm tra,
đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, NL giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn dạy học, NL tự bồi dưỡng phát triển nâng cao trình độ chuyên môn –
nghiệp vụ, NL hợp tác).
Trong các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) với bài
“Nghề và nghiệp của người GV” [44]–, Nguyễn Hữu Châu (2008) trong bài “Chất
lượng giáo dục – những vấn đề lí luận và thực tiễn” [16], hay Trần Đình Tuấn
(2006) với bài “Chất lượng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định CLGD đại học”
[57], Trịnh Hồng Hà (2004) với nghiên cứu “CLGD và đội ngũ GV” [23], Nguyễn
Thị Mùi (2010) trong bài “Một số vấn đề về NL sư phạm của GV THPT” [47],
Phạm Hồng Quang (2009) trong bài “Giải pháp đào tạo GV theo định hướng NL”
[53] đã đưa ra vai trò người GV hiện nay đã có những sự thay đổi để phù hợp với

-5-


các chức năng của người GV rộng hơn, đồng thời chứng minh được NL GV chính
là yếu tố cơ bản quyết định CLGD, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đào tạo bồi
dưỡng GV thông qua đổi mới chương trình đào tạo GV, tăng cường yếu tố cạnh

tranh chất lượng GV, đào tạo GV là trách nhiệm của Nhà nước và phải bằng chính
sách đầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước, tổ chức các hội nghị giữa các trường sư
phạm với các địa phương.
Tác giả Nguyễn Thanh Hoàn (2003) trong bài “Vài nét về mô hình người GV”
[26] tác giả đưa ra khái niệm người GV, những đặc điểm chính để phân biệt phẩm
chất người GV, đồng thời tác giả đưa ra một số đề nghị để cải thiện công tác và hiệu
quả công tác của người GV. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009) với bài “GV chất lượng
cao trong thời đại hiện nay” [45] cho rằng GV chất lượng cao là những GV có trình
độ học thuật vững vàng, đủ sâu sắc và có tính phát triển thuộc chuyên ngành khoa
học – kỹ thuật – công nghệ được đào tạo, có kiến thức và nghiệp vụ sư phạm vững
vàng, có NL sáng tạo trong hoạt động thực tiễn khoa học và giáo dục, có khả năng
hành nghề sư phạm đạt kết quả hay có tính hiệu nghiệm cao, có thể đảm đương
được các vai trò mới trong một môi trường sư phạm đang biến đổi.
Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung có
thể rút ra là: bức tranh tổng thể về cấu trúc NL sư phạm của người GV và những
yêu cầu đối với người GV.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác cũng có nội dung xoay quanh
vấn đề CLGV nhưng nhìn từ nhiều góc độ khác nhau như: tác giả Trần Quốc Thành
(2009) trong bài “Đánh giá lao động sư phạm của GV phổ thông hiện nay” [55] đưa
ra các nhận định và minh chứng nhằm chứng minh lao động thực thụ của GV phổ
thông dựa trên đặc điểm lao động người GV đồng thời đưa ra đánh giá lao động sư
phạm của GV phổ thông là lao động nặng. Cùng với cách định hướng và đánh giá
về công việc của GV có nghiên cứu Phan Thanh Long (2009) về “Định lượng và
đánh giá lao động GV phổ thông” [42] tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên tắc định
lượng công việc của GV, thực trạng lao động của GV phổ thông. Phạm Minh Hạc
(2004) với bài “Phương pháp tiếp cận nhân văn: Nhân cách người dạy – nhân cách

-6-



người học đối với vấn đề CLGV” [24], Lê Khánh Tuấn (2009) trong nghiên cứu
“Tiếp cận đổi mới phương pháp đào tạo GV THPT từ phía người sử dụng” [58] –,
Lê Thị Thanh Hoàng (2008) trong bài “Vai trò thông tin ngược trong quản lí quá
trình đào tạo GV” ––[27] các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhận định các thông
tin phản hồi từ phía người được đào tạo và nhà tuyển dụng cũng là cơ sở xây dựng
chương trình đào tạo phù hợp. Hay Đặng Quốc Hòa trong bài “Góp ý về GV sư
phạm” [25] đây là bài tham luận của một phụ huynh học sinh đóng góp về các
chuẩn mực của các GV trong các trường phổ thông vốn là sản phẩm của các trường
sư phạm. Bài viết nhấn mạnh các mong muốn của xã hội và gia đình về các chuẩn
mực mà GV cần có như kiến thức chuyên môn, đạo đức mẫu mực, lòng khoan dung
và phương pháp giảng dạy,... Đây là một trong các chủ đề được các nhà nghiên cứu
giáo dục đưa ra, với mục tiêu đề cập đến khâu then chốt: nhân cách người GV và
chất lượng đội ngũ GV trong bối cảnh hội nhập.
Đồng thời còn có nghiên cứu của Sái Công Hồng (2008) với đề tài “Xây dựng
các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS áp dụng thí điểm tại thị xã
Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc” [30]. Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV THCS và tiến hành đánh giá
thử nghiệm để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV, đồng thời
tạo cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy GV THPT.
Riêng ở tỉnh An Giang tính đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu có 02 đề tài
cấp Tỉnh đề cập đến vấn đề này:
Thứ nhất, Vũ Thị Phương Anh (2007) với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT tỉnh An Giang” [1]. Nội
dung chính của đề tài là thu thập thông tin về thực trạng toàn cảnh dạy và học bậc
THPT để xây dựng và thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao NL đội ngũ
GV THPT tỉnh An Giang, đồng thời theo dõi, lấy ý kiến chuyên gia và đánh giá
mức độ hiệu quả của biện pháp thử nghiệm và đề xuất các giải pháp.
Thứ hai, La Hồng Huy (2007) với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ GV tiểu học tỉnh An Giang” [33]. Mục tiêu nghiên cứu chính


-7-


của đề tài là đánh giá, xác định thực trạng NL sư phạm của GV tiểu học tỉnh An
Giang, tìm ra những yếu kém tồn tại, ảnh hưởng đến CLGV tiểu học, đồng thời xây
dựng hệ thống các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ GV tiểu học. Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu của đề tài là NL sư phạm của GV tiểu học.
Các đề tài cùng đưa ra những hình ảnh chung nhất về NL sư phạm của người
GV (đối tượng là GV tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh An Giang), đồng thời
cũng xây dựng hệ thống các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ GV và tiến hành các giải
pháp, đề ra mô hình bồi dưỡng phù hợp, khả năng nâng cao trình độ GV trong toàn
tỉnh. Với quy trình khảo sát NL  xây dựng hệ thống giải pháp  thử nghiệm mô
hình đào tạo nâng cao NL GV.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của thế giới cũng đề cập đến
chất lượng và đánh giá NL GV. Cùng với sự thay đổi quan niệm về mục tiêu của
giáo dục và vai trò GV đối với việc học tập của HS, quan niệm về những NL cần
thiết của một GV cũng thay đổi. Theo các tác giả Lauer và Dean (2001) [1], vào đầu
thế kỷ XX, với quan niệm giáo dục trước hết là giáo dục đạo đức, CLGV đồng
nghĩa với đạo đức của GV; thông qua phẩm chất đạo đức của chính mình trong các
hoạt động hằng ngày, GV sẽ chuyển tải những giá trị đạo đức cho HS. Vào những
thập niên 40-50 của thế kỷ XX, định nghĩa về CLGV nhấn mạnh những tố chất cá
nhân như tính ham học hỏi và sự nhiệt tình. Sang thập niên 60 của thế kỉ XX, định
nghĩa này nhấn mạnh đòi hỏi của GV phải có những kĩ năng nghiệp vụ và hành vi
sư phạm phù hợp để chuyển tải chương trình giảng dạy đến HS. Ngày nay, định
nghĩa về CLGV đã được mở rộng để bao hàm hầu hết các yếu tố NL và phẩm chất
đã nêu ở trên. CLGV hiện nay được định nghĩa là một phức hợp các yếu tố cho
phép nhà giáo thu hút HS vào những hoạt động có ý nghĩa để thúc đẩy việc học của
HS, bao gồm cả kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm và phẩm chất cá nhân của
nhà giáo mà chúng tôi sẽ tóm lược các định nghĩa ở phần cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.

Thế nào là một GV giỏi? Một GV giỏi có những đặc điểm nổi bật gì so với
những GV khác?

-8-


Cũng theo Lauer và Dean (2004) [1], các nghiên cứu về đặc điểm của GV giỏi
ở Hoa Kỳ nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra tiêu chí để tuyển dụng và đánh giá GV
đã cho thấy các GV giỏi có chung đặc điểm sau đây:
(1) Có kiến thức chuyên môn đầy đủ về lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy,
điều này rất quan trọng đối với các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt, GV Toán ở
THPT được đào tạo đúng chuyên ngành Toán chứ không phải chuyển từ ngành học
khác sang dạy Toán;
(2) Có kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu 5 năm; nắm vững nội dung chương
trình và các kiến thức chuyên ngành có liên quan đến chương trình;
(3) Có kỹ năng sư phạm tổng quát và kỹ năng giảng dạy cụ thể cho môn
học mà mình đảm nhiệm; có NL tư duy và diễn đạt ngôn ngữ tốt; có khả năng lãnh
đạo, tạo được sự say mê và kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS;
(4) Có hiểu biết về sự phát triển tâm lý của HS và thái độ của các em đối
với môn học; hiểu biết về hoàn cảnh sống và giá trị văn hóa của các em;
(5) Có hiểu biết về thói quen và kỹ năng học tập của HS; có khả năng phát
triển tư duy bậc cao ở HS; có nhiều chiến lược sư phạm để áp dụng trong các tình
huống khác nhau đối với các đối tượng HS khác nhau.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp GV
Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đã có
nhiều công trình nghiên cứu như: Thông tư số 43 [10], hay các báo cáo của Bộ
GD&ĐT về chuẩn nghề nghiệp như “Chuẩn nghề nghiệp GVTH (THCS và THPT)”
[14], “Báo cáo tổng hợp ý kiến của học viên các lớp tập huấn thí điểm chuẩn nghề
nghiệp GV tại Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc, Hà Nội” [11], “Báo cáo tổng
quát kết quả việc triển khai kế hoạch thí điểm chuẩn nghề nghiệp GVTHPT tại 5

tỉnh: Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc, TP Hà Nội” [12], “Báo cáo phân tích số
liệu đánh giá NLNN của GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH” [13], “Kết quả trưng
cầu ý kiến về Chuẩn nghề nghiệp GVTHPT theo đề xuất dự thảo lần thứ 6” [19],
hay nghiên cứu của tác giả Trần Bá Hoành (2010) trong bài “Những yêu cầu mới về
nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp GVTH 2009” –[28].

-9-


Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp GV như:
các tác giả Trần Kiều và Lê Đức Phúc (2001) trong bài “Cơ sở khoa học để xác
định chuẩn cho trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ đạo” [41] –đã đưa ra
được những vấn đề cơ bản như xác định khái niệm, thống nhất hệ thống chuẩn mực
trong chỉ đạo thực hiện trên cơ sở mục tiêu giáo dục, chuẩn và “vùng phát triển gần
nhất của trẻ mầm non”, mối quan hệ giữa chuẩn và điều kiện giáo dục, quan điểm
hành động trong chỉ đạo. Tác giả Hồ Lam Hồng (2008) trong bài “Chuẩn nghề
nghiệp GV mầm non và quy trình xây dựng chuẩn nghề nghiệp” –[32] đã đưa ra
quan niệm về chuẩn nghề nghiệp GV mầm non và cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV mầm non. Các tác giả Phan Sắc Long (2005) trong
bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học với việc đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá GV”
–[43], Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007) trong bài “Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học
và việc thể chế hóa việc đánh giá NLNN GV theo Chuẩn” –[54], Trần Ngọc Giao
(2007) trong bài phỏng vấn “Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn”
[22] đã nghiên cứu, bàn bạc xoay quanh các vấn đề về mục đích của chuẩn, nội
dung của chuẩn, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đang hành nghề để đáp ứng tốt yêu cầu
chuẩn đưa ra đồng thời đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.
Đồng thời có các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới đưa ra
chuẩn đánh giá NL GV như:
a) Chuẩn của Thái Lan [52]
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phổ thông ở Thái Lan gồm 18 tiêu

chuẩn trên 03 lĩnh vực: (1) tiêu chuẩn đối với chất lượng HS; (2) tiêu chuẩn đối với
giảng dạy; (3) tiêu chuẩn đối với lãnh đạo và quản lý giáo dục. Trong đó có đề cập
đến những tiêu chuẩn mà GV cần phải đạt được:


Tiêu chuẩn 9: GV cần có phẩm chất đạo đức, trình độ/kiến thức và

NL phù hợp với trách nhiệm; luôn phấn đấu tự phát triển; và hòa nhập với cộng
đồng.
Những tiêu chí:

- 10 -


(1) Có phẩm chất và đạo đức, và được phân công phù hợp với mã
nghề đào tạo theo quy định;
(2) Có mối quan hệ tốt với HS, phụ huynh, và cộng đồng;
(3) Có lòng quyết tâm và nhiệt tình giảng dạy và phát triển HS;
(4) Luôn đặt yêu cầu đối với kiến thức và phương pháp giảng dạy
mới; lắng nghe các ý kiến, luôn sẵn sàng tiếp thu và chấp nhận sự thay đổi;
(5) Có bằng đại học sư phạm hoặc tương đương;
(6) Giảng dạy môn học liên quan tới chuyên ngành hoặc năng khiếu
được đào tạo;
(7) Trường học cần có đủ số lượng GV (đội ngũ GV và phục vụ).
 Tiêu chuẩn 10: GV cần có NL quản lý hiệu quả hoạt động dạy – học,
đặc biệt dạy học lấy HS làm trung tâm.
Những tiêu chí:
(1) Có kiến thức và hiểu rõ những mục tiêu của giáo dục và chương
trình giáo dục phổ thông;
(2) Phân tích khả năng HS và hiểu rõ từng cá nhân HS;

(3) Có khả năng quản lý lấy HS làm trung tâm;
(4) Có khả năng sử dụng công nghệ để phát triển bản thân và hoạt
động học tập của HS;
(5) Đánh giá kết quả dạy và học cùng với điều kiện học tập phục vụ
HS và liên quan tới sự phát triển của HS;
(6) Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc giảng dạy nhằm
phát triển hết khả năng HS;
(7) Hướng dẫn, nghiên cứu, cải tiến việc học của HS và sử dụng kết
quả đó để giúp đỡ HS.
b) Chuẩn của Mỹ [30]
 Vụ Quốc gia chuẩn nghề nghiệp GV NBPTS (National Board for
Professional Teaching Standards) với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Vụ

- 11 -


này bắt đầu cấp chứng chỉ cho GV vào năm 1995. Vụ đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cơ bản
nhằm đánh giá CLGV:
(1) GV phải có trách nhiệm với việc học của HS;
(2) GV phải hiểu biết về vấn đề mình dạy, biết cách truyền đạt
những hiểu biết đó cho HS;
(3) GV có trách nhiệm trong quản lý, theo dõi việc học tập của HS;
(4) GV cần biết suy nghĩ một cách hệ thống việc thực hành nghề
nghiệp và học tập từ kinh nghiệm;
(5) GV cần là thành viên trong một tổ chức giáo dục đào tạo.
 Đánh giá NL GV được INTASC (Interstate New Teacher
Assessment and Support Consortium) đề xuất năm 1987. INTASC đã đưa ra hệ
thống các yêu cầu dành cho GV mới vào nghề. GV phải có một năm giảng dạy
trước khi lấy chứng chỉ. Những tiêu chí để đánh giá GV mới tương tự như tiêu chí
của NBPTS. Có 8 tiêu chí như sau:

(1) Có hiểu biết về môn học và có khả năng tạo ra môi trường sư
phạm để truyền đạt những hiểu biết của GV cho HS;
(2) Có hiểu biết về khả năng nhận thức của SV để xây dựng phương
pháp giáo dục đối với từng đối tượng HS;
(3) Có kiến thức về sự đa dạng của HS để xây dựng phương pháp
giáo dục đối với từng đối tượng HS;
(4) Có khả năng giao tiếp và tổ chức nhằm tạo ra môi trường học
tập lành mạnh;
(5) Phải xây dựng chương trình học đi đôi với hành;
(6) Biết cách nhận xét đánh giá chính thống và không chính thống;
(7) Phải có trách nhiệm trong việc luôn luôn nâng cao trình độ nghề
nghiệp;
(8) Có khả năng tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh,
xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.

- 12 -


 Hội Đại học và GV đại học Mỹ, AACTE (American Association of
Colleges for Teacher Education _ Reynolds 1989) đã đưa ra một tổng kết về những
tiêu chuẩn gồm 5 lĩnh vực sau:
(1) Hiểu biết về HS và việc học;
(2) Hiểu biết về chuyên môn và việc dạy;
(3) Hiểu biết về nền tảng xã hội của giáo dục;
(4) Hiểu biết về môn học;
(5) Hiểu biết về nghệ thuật.
 Tiêu chuẩn CLGV (tổng cộng 10 tiêu chuẩn) của tiểu bang
Wisconsin năm 2007:
(1) Hiểu rõ các khái niệm cơ bản, công cụ tư duy, và cấu trúc của
môn học mà mình giảng dạy, và có khả năng tạo ra các kinh nghiệm học tập có ý

nghĩa cho HS của mình;
(2) Hiểu rõ quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng của các đối
tượng HS có NL khác nhau, và có khả năng giúp các em phát triển trí tuệ, xã hội và
cá nhân;
(3) Hiểu rõ những khác biệt trong phong cách và phương pháp học
tập của từng em, cũng như những trở ngại trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng
của các em, và có khả năng điều chỉnh phong cách giảng dạy của mình cho phù hợp
với những nhu cầu đa dạng của HS, kể cả những HS khuyết tật hoặc có hoàn cảnh
đặc biệt;
(4) Hiểu rõ và biết cách sử dụng nhiều chiến lược giảng dạy khác
nhau, trong đó bao gồm cả việc sử dụng công nghệ để khuyến khích người học phát
triển các kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và NL thực hành;
(5) Sử dụng hiểu biết của mình về động cơ của HS để tạo ra được
một môi trường học tập khuyến khích tính tương tác xã hội và tham gia tích cực của
mọi HS;

- 13 -


(6) Giao tiếp bằng lời và bằng cử chỉ có hiệu quả; có khả năng sử
dụng công nghệ truyền thông trong giảng dạy nhằm khuyến khích HS tự tìm tòi
khám phá, hợp tác và tương tác trong lớp học;
(7) Tổ chức và lập kế hoạch giảng dạy một cách có hệ thống dựa
trên kiến thức về môn học, người học, cộng đồng, và mục tiêu của chương trình
học;
(8) Hiểu rõ và có khả năng sử dụng các chiến lược kiểm tra chính
thức và không chính thức để đánh giá HS và đảm bảo sự phát triển thường xuyên
trên các mặt trí tuệ, xã hội và thể chất;
(9) Luôn tư duy và tự đánh giá tác động các hoạt động giảng dạy
của mình đối với HS, phụ huynh HS, đồng nghiệp và những người khác, đồng thời

luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình;
(10) Quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh HS và cộng đồng để
hỗ trợ việc học của HS, đồng thời luôn hành xử một cách trung thực, công bằng, và
có đạo đức.
c) Chuẩn của Anh [30]
 Tại Anh, tổ chức đánh giá NL GV được thực hiện bởi Chính phủ và
các tổ chức của Chính phủ, Bộ Giáo dục đã xuất bản văn bản hướng dẫn “Những
khoá học đã được chấp nhận” (1989). Sau đó, vào năm 1992 Vụ Cao học đã xuất
bản một văn bản hướng dẫn đánh giá NL GV gồm 5 lĩnh vực cơ bản và 27 yêu cầu
cụ thể.
5 lĩnh vực cơ bản gồm:
(1) Hiểu biết môn học;
(2) Thực hành môn học;
(3) Quản lý lớp;
(4) Đánh giá và theo dõi sự phát triển của HS;
(5) Nâng cao trình độ nghiệp vụ.
 Năm 1993 Vụ Giáo dục Scotland xuất bản bộ tiêu chí cơ bản cho GV
mới. Những tiêu chí này nhằm hướng dẫn những việc cần làm cho GV, bao gồm:

- 14 -


(1) NL liên quan đến môn học và nội dung giảng dạy;
(2) NL liên quan đến kỹ năng, phương pháp quản lý, đánh giá trong
lớp học;
(3) NL liên quan đến trường học;
(4) NL liên quan đến nghề nghiệp;
(5) Thái độ và trách nhiệm với nghề nghiệp.
 Hội Huấn luyện GV (TTA _ Teaching Training Agency) năm 1996
đưa ra tiêu chuẩn cho GVTH và THCS tại Anh và xứ Wales, bao gồm 3 lĩnh vực.

(1) Hiểu biết về môn học;
(2) Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy và quản lý;
(3) Kỹ năng theo dõi đánh giá, báo cáo nhận xét.
 Trung tâm đào tạo và phát triển trường học (TDA _ Training and
Development Agency for schools) là một tổ chức xã hội thuộc Vụ giáo dục và Đào
tạo của Anh. Mục tiêu của Vụ này là nâng cao khả năng học tập tốt được phân bố
trong 3 lĩnh vực chính:
(1) Thực hành nghề nghiệp;
(2) Kiến thức;
(3) Giảng dạy.
d) Chuẩn của Úc [30]
 Năm 1993 Chính phủ Úc thành lập Hội đồng GV Úc. Năm 1996 Hội
đồng GV Úc đã đề xuất một hướng dẫn cấp Quốc gia nhằm đánh giá NL GV mới
với mục đích xây dựng tiêu chuẩn cho GV. Việc đưa ra tiêu chuẩn quốc gia này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá GV thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Có 5 lĩnh vực cơ bản:
(1) Sử dụng và phát triển sự hiểu biết và giá trị nghề nghiệp;
(2) Kỹ năng giao tiếp và làm việc với HS và đồng nghiệp;
(3) Lập kế hoạch và quản lý quá trình dạy và học;
(4) Theo dõi và đánh giá việc học tập của HS và kết quả học tập;

- 15 -


(5) Phản ánh, đánh giá việc lập kế hoạch cho việc phát triển nghề
nghiệp.
 Chuẩn nghề nghiệp của GV tại bang Queesland (2005) bao gồm 12
tiêu chí sau đây:
(1) Linh hoạt và sáng tạo;
(2) Ngôn ngữ, văn chương, toán học;

(3) Thách thức về tri thức;
(4) Có mối giao tiếp bên ngoài trường học;
(5) Hoà hợp với môi trường;
(6) Hiểu biết về tin học và truyền thông;
(7) Có kỹ năng thẩm định, đánh giá, kiểm tra;
(8) Tham gia hoạt động xã hội;
(9) Có ý thức bảo vệ môi trường;
(10) Có quan hệ với cộng đồng rộng lớn;
(11) Làm việc theo nhóm;
(12) Thực hành nghề nghiệp.
e) OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) [30]
Trung tâm nghiên cứu giáo dục thuộc Trung tâm quan hệ và phát triển kinh
tế đã tổ chức một cuộc điều tra trên bình diện quốc tế về CLGV (OECD – 1994).
Chất lượng của GV được đánh giá từ những khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ
nhất: trình độ hiểu biết của GV về lĩnh vực họ tham gia giảng dạy. Khía cạnh thứ
hai: về kỹ năng sư phạm của người GV trong đó bao gồm khả năng tập hợp và sử
dụng tri thức trong giảng dạy. Khía cạnh thứ ba: về khả năng tự nhận xét và phê
bình của từng GV. Khía cạnh thứ tư: về việc biết thông cảm và nhận biết chân giá
trị của người khác. Khía cạnh cuối cùng: khả năng quản lý của người GV ở trong và
ngoài lớp học. Những tính chất của một nhà giáo ưu tú qua cuộc khảo sát này bao
gồm:
(1)

Trách nhiệm với công việc;

(2)

Có hiểu biết về lĩnh vực mình giảng dạy;

- 16 -



×