Giải Oscar được tổ chức như thế nào?
Nếu Liên hoan phim (LHP) Cannes (Pháp) tổ chức tháng 5 hằng năm, ở
Anh tháng 4, giải Cầu vàng tháng 1, LHP Venise tháng 9, Úc tháng 11, ở
Sundance (Phim độc lập, Mỹ) tháng 1, Berlin tháng 2 thì giải Oscar tổ chức vào hạ
tuần tháng 3 hằng năm. Đây không phải là một LHP tổ chức dài ngày như các nơi
khác, mà Oscar chỉ tổ chức đêm trao giải duy nhất. Nhưng để có được một đêm
như thế, Viện Hàn lâm nghệ thuật và khoa học điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) phải
làm việc quanh năm với nhân sự thường trực lên tới 100 người, mà cao điểm là
vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Trong ba tháng này gần như chẳng ai ngủ
được...
Trước hết, để có cơ sở đánh giá các bộ phim, AMPAS đã định ra khuôn khổ
thời gian là chỉ xét duyệt phim nào trình chiếu ở bất kỳ rạp chiếu bóng nào trên đất
Mỹ từ 1-1 đến 31-12 hằng năm. Năm 1994 phim The last seduction (Sự quyến rũ
cuối cùng), một trong những phim khá hay của đạo diễn John Dahl, đã lỡ chiếu ra
mắt trên truyền hình cáp của HBO, và thế là bị loại luôn khỏi cuộc đua tranh giải
Oscar mà theo nhận xét của đạo diễn Quentin Tarantino thì nữ diễn viên Linda
Fiorentino trong phim này chắc chắn sẽ đoạt giải Oscar. Chính vì giới hạn khắt
khe đó mà nhiều bộ phim phải vội hoàn tất để chiếu ra mắt trước hạn chót 31-12 ở
một vài rạp (để giữ chỗ xét duyệt trong Oscar) để rồi sau đó đem về hoàn chỉnh
thêm và ra mắt lại sau đó. Phim "12 con khỉ" là một trong những thí dụ thế này.
Riêng với phim nước ngoài, muốn tham dự giải Oscar dành cho phim nước
ngoài (tức ngôn ngữ sử dụng trong phim không phải tiếng Anh) thì phải nộp đơn
xin tham dự ,hạn chót là cuối tháng 10 hằng năm. Phim của các nước ngoài Mỹ
như Anh, Úc, Canada nói tiếng Anh đều được tham dự vào các giải chính như
phim Mỹ. Ngày 8-1 hằng năm, nhân viên AMPAS đúc kết danh sách những phim
trong năm được xét duyệt, và 12-1 gửi đến cho trên 6.000 hội viên AMPAS ở
khắp nơi trên đất Mỹ. Vào thượng tuần tháng 2, AMPAS sẽ công bố danh sách đề
cử Oscar (nomination) bao gồm 25 giải tất cả. Danh sách đề cử này do các thành
viên sáng lập của AMPAS bầu chọn trong sáu tiểu ban nhề.
Năm 1997, có 87% thành viên AMPAS bề phiếu bầu chọn sau cùng. Kết
quả kiểm phiếu sẽ được hãng kiểm toán có uy tín (đã đặt trụ sở tại Việt Nam) là
Price Waterhouse phụ trách, và kết quả sau cùng được giữ bí mật tối đa. Chỉ có hai
nhân viên kiểm toán chính của hãng này mới biết được kết quả sau cùng, và trước
giề khai mạc Oscar, mỗi người sẽ lên xe riêng với chiếc cặp đựng phong bì mật đi
hai ngả khác nhau hòng tránh bất trắc, và cùng đến nơi tổ chức Oscar một lúc.
Ai sẽ có vinh dự xé phong bì đề tên người đoạt giải trong từng bộ môn?
Chính presenter. Presenter là những diễn viên điện ảnh nổi tiếng - ưu tiên cho
những khuôn mặt mới lên - được AMPAS chọn lựa kỹ càng với nhiệm vụ lên giới
thiệu các ứng viên được đề cử từng giải, và sau đó xé phong bì đề tên người thắng
cuộc. Jim Carrey và Keanu Reeves chỉ mới được mời làm presenter sau khi phim
The mask (Mặt nạ) và Speed (Tốc độ) của họ nổi tiếng.
Chính những presenter là những người làm AMPAS đau đầu nhiều nhất. Vì
mỗi lần tổ chức đều có tới mấy chục presenter với đủ xu hướng chính trị khác
nhau rất khó kiểm soát, và hơn nữa vì trách nhiệm của các diễn viên này không
nhiều nên họ dễ bị lung lạc bởi các yếu tố chính trị. Năm 1972, Marlon Brando từ
chối nhận Oscar tặng cho ông nhờ vai diễn trong phim Bố già bằng cách nhờ tù
trưởng da đỏ Littlefeather lên thay ông đọc lời kêu gọi chống chính phủ Mỹ đàn áp
người da đỏ tại Wounded Knee. Rồi đến 1977, cô đào Ănglê Vanessa Redgrave
làm đứng tim ban tổ chức Oscar khi lên micro đả kích Do Thái (năm đó, cô nhận
Oscar vai nữ diễn viên phụ xuất sắc). Nặng nề nhất là năm 1993. Presenter
Richard Gere lên kêu gọi chính phủ Trung Quốc tôn trọng quyền tự trị của nhân
dân Tây Tạng. Presenter Tim Robbins và vợ (không kết hôn) là Susan Sarandon
lên micro phản đối chính phủ Clinton phân biệt đối xử với "thuyền nhân" Haiti bị
nhiễm HIV.
Tất nhiên, sau đó các tay "nổi loạn" này bị cấm cửa tới Oscar, và Gil Cates
- ông bầu Oscar - từ đó đặt ra thông lệ buộc các presenter phải nộp trước lời giới
thiệu của họ và hoàn toàn không được phát biểu linh tinh. Trước hôm khai mạc lễ
Oscar, họ buộc phải đến để diễn tập và "ráp đường dây". Cũng ở lần diễn tập sau
cùng - một ngày trước lễ khai mạc Oscar - các presenter đều ký vào một tờ poster
lớn theo đúng truyền thống.
Vai trò người dẫn chương trình chính (host) mới là "cái đinh", điểm quan
trọng nhất của lễ trao giải Oscar. Nhiệm vụ nặng nề nhất của người này là làm sao
tạo ấn tượng ngay trong những phút đầu khai mạc. Trong số những host từ trước
đến nay, Billy Crystal (từng đóng Khi Harry gặp Sally) có lẽ là người dẫn chương
trình duyên dáng nhất vì anh đã được mời làm host tám năm. Năm 1994, chương
trình Oscar được khai mạc bằng màn giới thiệu độc đáo. Trực thăng bay trong hậu
trường tiến ra với một cô gái mặc robe đang đu người bên dưới, cô gái từ từ đáp
xuống sân khấu và tiến tới micro đọc lời khai mạc. Đó là Jamie Lee Curtis, cô đào
đã đóng màn vừa rồi trong phim True lies (Lời nói dối chân thật). Ở giải năm 1997,
Billy Crystal một mình đóng đủ năm vai trong năm cảnh phim trích từ những phim
được đề cử Oscar để rồi ở màn chót, anh từ trong màn ảnh chạy ra như thật.
Địa điểm tổ chức Oscar thường được chọn một trong hai địa điểm ngay tại
Los Angeles: Shrine Auditorium với sức chứa 6.000 người, và Dorothy Chandler
Pavillon với sức chứa nhiều hơn. Tại đây, thảm đề được trải từ ngoài vào trong với
hình tượng Oscar in trên thảm. Có khoảng 300 người được phép đứng chờ bên
trong sân đằng sau hàng rào chắn để được nhìn thấy minh tinh tài tử dập dìu. Còn
bên trong, khoảng 1.000 ghế được sắp xếp cho các ứng viên được đề cử Oscar và
các presenter để họ có thể tiến lên sân khấu dễ dàng. Vị trí của họ được in bảng tên
phía lưng ghế và hệ thống máy quay do computer điều khiển phải nắm chắc vị trí
từng người.
Đây chính là điều quan trọng không kém việc trao giải. Thứ nhất, hệ thống
truyền hình ABC độc quyền thu và phát hình đã trả cho AMPAS số tiền rất lớn
dùng cho việc tổ chức (năm 1997 hề chi 19 triệu USD, cộng thêm một triệu USD
mua quà tặng các thành viên AMPAS). Và khi đã được quyền thu hình, họ buộc
phải dàn tất cả hệ thống máy móc làm sao để đảm bảo truyền đi được những hình
ảnh đầy đủ nhất đến một tỷ khán giả truyền hình năm châu. Khi truyền hình ra đời,
nó đã bị Hollywood xem như kẻ thù ẩn mặt. Thế nhưng, từ 1952, Hollywood phải
nén mình bắt tay với ngành truyền hình. Và nhiều chương trình này được trực tiếp
phát hình đi khắp thế giới nên giải Oscar mới càng trở nên quan trọng, và là dịp
quảng cáo tốt cho nhiều sản phẩm, nhất là thời trang.
Mỗi spot quảng cáo xen giữa chương trình Oscar trên truyền hình dài 30
giây (như các spot ở VN), bạn phải trả cho đài truyền hình một cái giá khủng
khiếp không bao giờ ngừng tăng. Năm 1996, mỗi spot phải trả 650.000 USD thì
năm 1997 đã tăng đến 835.000 USD/spot 30 giây.
Lễ trao giải Oscar thường được tổ chức vào ngày thứ hai hạ tuần tháng 3, từ
6 giờ chiều đến 9 giờ rưỡi tối. Sau buổi lễ trao giải, khoảng hơn 1/3 số quan khách
tham dự sẽ được mời đến dùng bữa dạ tiệc Governors' Ball với những món ăn
tuyệt vời của đầu bếp Wolfgang Puck - một diễn viên.
Sau bữa tiệc chính thức này còn vô số dạ tiệc khác biến đêm Oscar thành
một đêm trắng. Nổi tiếng nhất là dạ tiệc của ca sĩ Anh Elton John tại nhà hàng
Maple Drive. Tại đây các minh tinh màn bạc được mời đóng góp vào quỹ cứu trợ
bệnh nhân AIDS mà thông thường thu được khoảng gần nửa triệu USD. Cùng lúc
nửa đêm này còn một số tiệc khác như của hãng phim Paramount tại nhà hàng nổi
tiếng Chasen, tiệc của Paramount tại nhà hàng Drai, và với hãng phim nào đoạt
được Oscar lớn nhất thì khỏi cần nói, các bạn cũng hiểu là họ ăn mừng tới cỡ nào...