Đề 1
Họ và tên HS: ……………………………………………….Lớp………………………
Điểm bài kiểm tra:
Bằng chữ: …………………… ………Họ tên người coi:……………………………….
Bằng số: ………………………………Họ tên người chấm:……………………………..
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Cơ thể chúng ta được hình thành từ:
A. Trứng của người mẹ . B. Tinh trùng của người bố.
C. Sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
2. Bệnh nào có thể lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét. C. Viêm não D.AIDS.
3.Chúng ta không nên có thái độ đối với người nhiễm HIV:
A. Thông cảm B. Xa lánh và đối xử phân biệt
C. Giúp người nhiễm HIV sống lạc quan
4. Để bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?.
A.Thép B.Nhôm . C. Đồng . D. Gang
5.Quan sát một sợi dây đồng, theo bạn, đồng có màu gì?
A. Màu nâu. B. Màu đỏ nâu C. Màu đỏ D. Màu nâu đỏ.
6. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng nguyên vật liệu nào?
A. Đồng. B.Sắt . C. Đá vôi. D.Nhôm.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi
công dân cần phải làm gì?
TRƯỜNG TIỂU HỌC
THANH LUÔNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn : Khoa học Lớp 5
Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề
Câu 2: Các chất gây nghiện có hại gì?
Câu 3: Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng để làm gì?
Câu 4: Xi măng có tính chất gì? Nêu cách bảo quản xi măng?
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM KIỂM TRA KHOA
LỚP 5 ( đề 1)
Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10, điểm của bài kiểm tra được làm tròn là
số nguyên ( Ví dụ 9,25 làm tròn là 9; 9,5 làm tròn là 10)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Trả lời
C D C A b C
II. Phần tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng
như mỗi công dân cần phải làm gì?
- Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật giao thông đường bộ.(0,5đ)
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ: Đi đúng phần đường qui định,
đội mũ bảo hiểm...(0,5đ).
- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo giao
thông 0,5đ)
Câu 2: ( 1.5điểm) Các chất gây nghiện có hại gì?
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe của người sử dụng và những người
xung quanh ( 0,5đ); làm tiêu hao tiền của bản thân và gia đình (0,5đ); làm mất trật tự an
toàn xã hội (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm) Nhôm và hợp kim của nhôm thường được sử dụng để làm gì?
- Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất (0,5đ): Chế tạo các
dụng cụ nhà bếp (0,5đ); làm vở của nhiều loại hộp( 0,5đ) ; làm khung của và một số bộ
phận của các phương tiện giao thông như tàu hỏa, ô tô, máy bày, tàu thủy...(0,5đ)
Câu 3:(2 điểm) Xi măng có tính chất gì? Nêu cách bảo quản xi măng?
- Xi măng có màu xanh xám, hoặc nâu đất, trắng. (0,5đ)
- Khi trộn với nước xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng khô, kết thành tảng
cứng như đá. (1đ)
- Cần phải bảo quản xi măng ở những nơi khô, thoáng khí.(0,5đ)
TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011
THANH LUÔNG
Môn : Khoa học Lớp 5
Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề
Đề 2
Họ và tên HS: ……………………………………………….Lớp……………………….
Điểm bài kiểm tra:
Bằng chữ: …………………… ………Họ tên người coi:……………………………….
Bằng số: ………………………………Họ tên người chấm:……………………………..
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Chất dẻo không có tính chất nào?
A.Dẫn điện, dẫn nhiệt. B. Nhẹ. C. Rất bền, khó vỡ.
2. HIV không lây qua đường nào?
A. Đường máu B. Đường tình dục C. Tiếp xúc thông thường
D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi mới sinh.
3. Để bảo quản một số đồ dùng trong gia đình được làm từ tre, mây, song người ta
thường sử dụng loại sơn nào dưới đây?
A. Sơn tường. B. Sơn dầu. C. Sơn cửa. D. Sơn chống gỉ.
4. Lứa tuổi thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất:
A. Từ 3- 5 tuổi . B. Từ 3 - 10 tuổi. C. Từ 5- 13 tuổi. D. Từ 3- 15 tuổi.
5. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của xi măng?
A. Hòa tan trong nước. B.Không tan trong nước.
C. Dẻo . D. Chóng khô kết thành tảng, cứng như đá.
6.Các đồ vật làm bằng đất sét nung được gọi là gì?
A. Đồ sành. B. Đồ sứ. C. Đồ gốm.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Các chất gây nghiện có hại gì?
Câu 2: Các hợp kim của sắt được dùng để làm gì? Nêu cách bảo quản một số đồ dùng
như dao, kéo, cuốc, xẻng....
Câu 3: Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại
Câu 4: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi
công dân cần phải làm gì?