Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực canh tác lúa tỉnh quảng ngãi chương trình đào tạo thí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.38 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VÕ NGỌC DŨNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH
VỰC CANH TÁC LÚA TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VÕ NGỌC DŨNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH
VỰC CANH TÁC LÚA TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương
2. GS. TS. Trần Thục

Hà Nội – 2013




LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh
vực canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi” đã được hoàn thành. Để hồn thành khóa luận
này, ngồi sự nỗ lực của bản nhân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ
quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô PGS. TS. Huỳnh
Thị Lan Hương và thầy GS.TS. Trần Thục đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi
khí hậu thuộc Viện khoa học Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường đã hỗ trợ
chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc
Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hồn
thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Và cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
những người ln động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
q báu của các thầy cơ và các đồng nghiêp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Võ Ngọc Dũng

i


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt .................................................................................. iv

Danh mục các bảng .................................................................................................... v
Danh mục các hình vẽ .............................................................................................. vii
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN
NGÀNH NƠNG NGHIỆP ......................................................................................... 1

1.1.1. Một số thiệt hại trong lĩnh vực canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi liên
quan đến BĐKH ................................................................................................. 1
1.1.2. Một số nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông
nghiệp ................................................................................................................ 2
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................. 3

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................. 3
1.2.2. Thực trạng và định hướng phát triển của lĩnh vực sản xuất lúa tỉnh
Quảng Ngãi ...................................................................................................... 13
1.2.3. Hệ thống thủy lợi của khu vực ........................................................ 19
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................... 22

1.3.1. Biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây ... 22
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ngãi.............................. 26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU.............................. 29
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29

2.1.1. Mơ hình Cropwat ............................................................................ 29
2.1.2. Mơ hình Mike-Nam: ....................................................................... 32
2.1.3. Mơ hình Mike 11: ........................................................................... 32
2.1.4. Mơ hình Mike 11 GIS: .................................................................... 32
2.2. NGUỒN SỐ LIỆU ........................................................................................ 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NHU CẦU TƯỚI CỦA
CÂY LÚA ................................................................................................................. 35

3.1.1. Kết quả tính tốn - Kịch bản nền .................................................... 35
3.1.2. Kết quả tính tốn – Cho các kịch bản biến đổi khí hậu.................... 40
3.1.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến như cầu tưới ............... 43
ii


3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DIỆN TÍCH
CANH TÁC LÚA..................................................................................................... 48

3.2.1. Phương pháp và mơ hình tốn sử dụng để đánh giá ........................ 48
3.2.2. Kết quả tính tốn ngập lụt ............................................................... 56
3.2.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến diện tích canh tác lúa .. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 65

iii


Danh mục các ký hiệu viết tắt
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BĐNL

Bản đồ ngập lụt

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

MIKE

Bộ mơ hình thuỷ lực và thuỷ văn của Viện Thuỷ lực Đan Mạch

MIKE - NAM

Mơ đun tính tốn dịng chảy từ mưa trong bộ mơ hình MIKE

MIKE 11 -GIS

Mơ hình tính tốn ngập lụt

NBD


Nước biển dâng

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Đặc trưng thủy văn các sơng chính tỉnh Quảng Ngãi .................................... 7
Bảng 1.2. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực triếp đến Quảng Ngãi ........................ 8
Bảng 1.3. Danh sách các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi ........................................................................................................................... 13
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tồn tỉnh giai đoạn 2001-2010 ............. 14
Bảng 1.5. Cơ cấu đất lúa toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 ............................................ 17
Bảng 1.6. Các hạng mục thuộc cơng trình thuỷ lợi Thạch Nham ................................ 20
Bảng 1.7. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) nhiệt độ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................. 22
Bảng 1.8. Nhiệt độ trung bình của tháng I, VII, Năm các nửa thập kỷ ........................ 23
Bảng 1.9. Xu thế biến đổi nhiệt độ tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi ....... 24
Bảng 1.10. Xu thế biến đổi nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi
.................................................................................................................................. 24
Bảng 1.11. Chênh lệch nhiệt độ (0C) giữa thời kỳ (2000-2010) và thời kỳ (1980-1999)
.................................................................................................................................. 24
Bảng 1.13. Lượng mưa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mưa, mưa năm ..... 25
Bảng 1.14. Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa mùa tại một số trạm điển hình ........ 26
Bảng 1.15. Chênh lệch lượng mưa trung bình (mm) giữa thời kỳ gần đây .................. 26
Bảng 1.16. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm, mùa (OC) trong các thập kỷ ............... 27

Bảng 1.17. Mức thay đổi lượng mưa năm, mùa (%) trong các thập kỷ ....................... 28
Bảng 1.18. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 ................................ 28
Bảng 3.1. Cao độ và tọa độ các trạm khí tượng .......................................................... 35
Bảng 3.2. Các yếu tố khí tượng được tính theo trung bình tháng ................................ 36
Bảng 3.3. Danh sách trạm mưa và trạm khí tượng dùng cho các vùng tưới ................ 37
Bảng 3.4. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc đối với lúa ............................... 39
Bảng 3.5. Bốc hơi tiềm năng tại trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi theo kịch bản nền
(mm/ngày) ................................................................................................................. 40
Bảng 3.6. Nhu cầu sử dụng nước của các vùng theo kịch bản nền (1980-1999) ......... 40
Bảng 3.7. Bốc hơi tiềm năng các kịch bản tại trạm Ba Tơ (mm/ngày) ........................ 41
Bảng 3.8. Bốc hơi tiềm năng các kịch bản tại trạm Quảng Ngãi (mm/ngày) ............... 41
v


Bảng 3.9. Nhu cầu tưới của các vùng theo kịch bản B1.............................................. 42
Bảng 3.10. Nhu cầu tưới của các vùng theo kịch bản B2 ............................................ 42
Bảng 3.11. Nhu cầu tưới của các vùng theo kịch bản A2 ........................................... 42
Bảng 3.12. Biến đổi bốc hơi tiềm năng so với kịch bản nền tại trạm Ba Tơ (mm/ngày)
.................................................................................................................................. 43
Bảng 3.13. Biến đổi bốc hơi tiềm năng so với kịch bản nền tại trạm Ba Tơ (%) ......... 43
Bảng 3.14. Biến đổi bốc hơi tiềm năng so với kịch bản nền tại trạm Quảng Ngãi
(mm/ngày) ................................................................................................................. 43
Bảng 3.15. Biến đổi bốc hơi tiềm năng so với kịch bản nền tại trạm Quảng Ngãi (%) 44
Bảng 3.16 .Các trạm mưa được sử dụng để tính tốn chuyển mưa thành dịng chảy
bằng mơ hình NAM ................................................................................................... 48
Bảng 3.17. Kết quảhiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình mưa - dịng chảyMIKE NAM
.................................................................................................................................. 49
Bảng 3.18. Sự khác nhau về đỉnh lũ trong hiệu chỉnh trạm Trà Khúc ........................ 53
Bảng 3.19. Sự khác nhau về đỉnh lũ trong kiểm định trạm Trà Khúc......................... 54
Bảng 3.20. Diện tích ngập lớn nhất trận lũ tháng 12 năm 1999 .................................. 56

Bảng 3.21. Diện tích đất lúa bị ngập lớn nhất theo kịch bản B1 ................................. 57
Bảng 3.22. Diện tích đất lúa bị ngập lớn nhất theo kịch bản B2 ................................. 57
Bảng 3.23. Diện tích đất lúa bị ngập lớn nhất theo kịch bản A2 ................................. 58
Bảng 3.24. Tổng hợp diện tích đất canh tác lúa bị ngập lớn nhất theo các kịch bản .... 58
Bảng 3.25. Diện tích ngập thay đổi so với kịch bản nền ............................................. 60
Bảng 3.26. Phần trăm diện tích ngập thay đổi so với kịch bản nền ............................. 61

vi


Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................ 3
Hình 2.1. Sơ đồ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực canh tác lúa ..... 29
Hình 2.3. Sơ đồ đánh giá mức độ thay đổi diện tích ngập lụt cho các vùng canh tác lúa
.................................................................................................................................. 33
Hình 3.1. Bản đồ bố trí các trạm khí tượng và trạm mưa ............................................ 36
Hình 3.2. Bản đồ phân chia các vùng tưới .................................................................. 38
Hình 3.3. Sơ đồ mạng thủy lực các Sơng chính của tỉnh Quảng Ngãi ......................... 51
Hình 3.4. Mơ hình số độ cao khu vực tỉnh Quảng Ngãi .............................................. 55
Hình 3.5. Ngập lụt lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ nền .......................................... 55
Hình 3.6. Bản đồ diện tích đất canh tác lúa của tỉnh Quảng Ngãi ............................... 56

vii


Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2000 – 2010 ................................... 11
Biểu đồ 3.1. Bốc hơi tiềm năng các kịch bản trạm Ba Tơ ........................................... 44
Biểu đồ 3.2. Sự biến đổi bốc hơi tiềm năng so với kịch bản nền tại trạm Ba Tơ ......... 45
Biểu đồ 3.3. Bốc hơi tiềm năng các kịch bản trạm Quảng Ngãi .................................. 45

Biểu đồ 3.5. Xu thế biến đổi của nhu cầu tưới của các vùng....................................... 47
Biểu đồ 3.6. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm An Chỉ ................................... 49
Biểu đồ 3.7. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm Sơn Giang ............................. 50
Biểu đồ 3.8. Đường quá trình mực nước giờ thực đo và tính tốn trạm Trà Khúc trên
sơng Trà Khúc ngày năm 1999 .................................................................................. 53
Biểu đồ 3.10. Diện tích đất canh tác lúa bị ngập thay đổi so với kịch bản nền ............ 60
Biểu đồ 3.11. Diện tích đất canh tác lúa bị ngập sâu của các kịch bản thay đổi so với
kịch bản nền .............................................................................................................. 61
Biểu đồ 3.12. Phần trăm diện tích đất lúa bị ngập thay đổi so với kịch bản nền .......... 62
Biểu đồ 3.13.Tỉ lệ diện tích đất canh tác lúa bị ngập sâu của các kịch bản thay đổi so
với kịch bản nền ........................................................................................................ 62

viii


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều
tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế
giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do
những tác động của BĐKH (IPCC, 2007). Lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của
BĐKH là nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp và an ninh lương
thực.
Nông nghiệp là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu
nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo báo cáo của Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nhiệt độ Trái đất tăng do biến đổi khí
hậu sẽ khiến các vụ gieo trồng ở các vùng ôn đới bị kéo dài, nhưng lại làm cho các vụ
gieo trồng ở những khu vực khác bị rút ngắn. Cùng với quá trình bốc hơi nước bị đẩy

nhanh do nhiệt độ tăng, sự biến đổi mùa vụ này sẽ làm giảm sản lượng lương thực
cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng. Ngoài ra, mực nước biển dâng gây ngập
lụt, nhiễm mặn nguồn nước làm thu hẹp diện tích đất canh tác, ảnh hưởng đến nông
nghiệp.
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nằm trọn trong khu vực hứng chịu nhiều
thiên tai nhất của Việt Nam, nơi được nhận định là 01 trong 05 ổ bão lớn của khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương. Hàng năm, Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của nhiều cơn
bão và đối mặt với nhiều loại hình thiên tai và những diễn biến bất thường khác của
thời tiết.
Trong những năm gần đây, lũ lụt, hạn hán xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
với tần suất và cường độ ngày càng cao. Từ năm 1999 đến năm 2010, bão và áp thấp
nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trên biển Đông đến Quảng Ngãi
rất nhiều. Qua thống kế có 88 cơn bão và 60 cơn áp thấp nhiệt đới; trong đó năm ít
nhất là năm 2004 có 5 cơn bão và 4 cơn ATNĐ, năm nhiều nhất là năm 2009 có 11
cơn bão và 4 cơn ATNĐ đã ảnh hưởng và gây nên những thiệt hại nặng nề cho ngành
nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2010).
ix


Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết như hiện nay, các địa phương
trong đó có Quảng Ngãi rất cần các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực canh tác lúa. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng
và thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch và giải pháp ứng phó với BĐKH
phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh
chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc “Đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đến lĩnh vực canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc
triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra.
Trong nghiên cứu này, để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực
canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi tác giả chỉ tính tốn sự thay đổi về nhu cầu tưới và diện
tích đất cho các vùng canh tác lúa trên cơ sở các Kịch bản biến đổi khí hậu và Nước

biển dâng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự thay đổi nhu cầu tưới của các
vùng canh tác lúa ứng với kịch bản phát thải thấp (B1), phát thải trung bình (B2), phát
thải cao (A2) và so sánh với thời kỳ nền (1980-1999).
- Đánh giá ảnh hưởng ngập lụt đến diện tích đất canh tác lúa do tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng ứng với kịch bản phát thải thấp (B1), phát thải trung
bình (B2), phát thải cao (A2) và so sánh với thời kỳ nền là trận lũ lịch sử năm 1999.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự thay đổi nhu cầu tưới và diện tích đất canh tác của
các vùng trồng lúa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: tỉnh Quảng Ngãi.
+ Nội dung nghiên cứu: đánh giá sự thay đổi về nhu cầu tưới và diện tích đất
canh tác của các vùng trồng lúa trên cơ sở các Kịch bản biến đổi khí hậu và Nước biển
dâng.
4. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục trong 3
x


chương:
 Chương 1: Tổng quan.
 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu.
 Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

xi


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN
NGÀNH NƠNG NGHIỆP
1.1.1. Một số thiệt hại trong lĩnh vực canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến
BĐKH
Hàng năm tỉnh Quảng Ngãi luôn bị ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt làm mất đất
sản xuất nơng nghiệp. Theo số liệu thống kê thì trong giai đoạn 2001-2010 tổng diện
tích đất lúa bị mất đi trong toàn tỉnh do bị sạt lỡ, sa bồi, xâm nhập mặn khoảng 200 ha,
bình quân mỗi năm mất khoảng 20 ha. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới thì trong
những năm đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm cho lũ lụt, hạn hán ngày càng
gia tăng. Như vậy giai đoạn 2011-2020 khả năng mất đất lúa do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu sẽ nhiều hơn giai đoạn trước và có tác động đến vấn đề sản xuất lương
thực của tỉnh.
Năm 2010, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt độ trung bình cao
hơn 1-20C so với năm trước, tình trạng khơ hạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn ra
gay gắt, đặc biệt là các huyện miền núi. Trên địa bàn huyện Mộ Đức, mực nước tại
các hồ chứa: Ông Tới, Lỗ Thùng, Hóc Sằm, Đá Bàn chỉ cịn khoảng 28 - 40%, hồ chứa
nước Hóc Mít, Mạch Điểu lượng nước trong hồ chỉ đạt khoảng 20 - 26% so với thiết
kế. Hầu hết các hồ chứa nước có dung tích nhỏ hơn 1 triệu mét khối trên địa bàn tỉnh
chỉ còn dưới 20% so với dung tích thiết kế và đã có một số hồ chứa xuống dưới mực
nước chết. Điển hình như các hồ: Phổ Tinh, Nam Bình, An Phong, Đá Bạc, Phước
Tích, Hố Lở (Bình Sơn); hồ Hn Phong (Đức Phổ)... Riêng hệ thống cơng trình
Thạch Nham lưu lượng nước đến chỉ đạt khoảng 31 m3/giây.
Tình hình khơ hạn đã ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, đặc biệt trong vụ hè thu
năm 2010, toàn tỉnh gieo sạ 31.731ha lúa cần phải tưới tiêu, trong khi các hồ lại không
đáp ứng được. Theo thông tin từ Công ty khai thác cơng trình thủy lợi thì cơng trình
đập dâng Thạch Nham, cơng trình thuỷ lợi lớn nhất tỉnh, có nhiệm vụ cung cấp nước
cho 16.000ha lúa chỉ ở cao trình 18,6m, thấp hơn tràn 0,9m nên lượng nước xả hết
công suất chỉ đạt 23m3/s, trong khi nhu cầu nước tưới phải đạt 55m3/s, tức là giảm trên
60%. Trong năm 2010, diện tích bị hạn khoảng 15.400 ha trong đó 10.000ha là diện
tích trồng lúa.


1


Như vậy dưới tác động của BĐKH, Quảng Ngãi đang ngày càng phải hứng chịu
nhiều hơn các tác động từ các thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ qt, sạt lở đất,
hạn hán, cháy rừng… Chính vì vậy, nếu khơng có các biện pháp ứng phó hữu hiệu
(bao gồm cả giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu), sẽ gây ra những tác động
có hại khơn lường cho cuộc sống người dân trong tỉnh nói chung và hoạt động sản xuất
nơng nghiệp nói riêng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực canh tác lúa như: sản lượng, năng
suất, chất lượng bị giảm; diện tích thu hẹp, phạm vi ngập mặn, nước lợ gia tăng.
1.1.2. Một số nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp
1.1.2.1. Trên thế giới
BĐKH sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái.
Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu từ các thành phần khí hậu và chủ yếu xuất phát từ sự ấm
lên của trái đất (IPCC, 2007, Stern, 2005). Các nghiên cứu này thể hiện ở các khía
cạnh sau:
 Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây
trồng, vật nuôi làm cho thay đổi về năng suất và sản lượng;
 Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng khơng có
nước và khơng thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm;
 Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập
mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất;
 Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất
cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây
trồng và phát sinh dịch bệnh;
 Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn,
mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại,..
Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKH
đến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí hậu. Việc

giảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc thích ứng và lựa chọn, cải
tiến các cơng nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Cũng giống như các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến
2


hành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp bao gồm:
(i) Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng
(Đ.X. Học, 2009); (ii) thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiều
vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng (H.L.Thuần, 2008); (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh
thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học; (iv) hiện tượng thời tiết cực đoan
khó dự báo; và (v) rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,...
(MONRE, 2009, Trần Thục, 2008).
Sản xuất nông nghiệp chịu chi phối và nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện thời
tiết khí hậu (MARD, 2009, N.H. Sơn, 2009). Do vậy thay đổi về điều kiện thời tiết khí
hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp và vì
thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu
tư (T.V. Thể, 2009). Hơn thế nữa, nước biển dâng, mưa bất thường sẽ gây nên tình
trạng ngập lụt cụ bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân gây mất tới 2 triệu ha trong tổng
số 4 triệu ha đất trồng lúa, an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Đ. X.
Học, 2009). BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài thiên địch do vậy sẽ
làm gia tăng dịch bệnh như vàng lùn, rầy nâu, lùn xoắn lá,… gây thiệt hại lớn cho
năng suất và chi phí sản xuất (MARD, 2008, T.V. Thể, 2009).
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có tọa độ địa lý 14032’04”
15025’00”


đến



độ

Bắc



từ

108014’25” đến 109009’00” độ kinh
Đơng.
- Phía Đơng: Giáp biển Đơng.
- Phía Tây: Giáp tỉnh Kon Tum và
tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam: Giáp tỉnh Bình Định.
Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Nam.

Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 515.295,46 ha (theo thống kê đất đai tỉnh Quảng
3


Ngãi ngày 01 tháng 01 năm 2011) chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước.
Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 6
huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo, với 184 xã, phường, thị trấn.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thống

giao thơng thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến
Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum, Tây nguyên, Lào và Đông Bắc Thái
Lan, cùng các tuyến giao thơng quan trọng khác đã giúp lưu thơng hàng hóa, phát triển
kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.
Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớn như Sa Kỳ, Cửa
Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp của hai dịng hải lưu
nóng và lạnh nên có lượng phù du phong phú, với diện tích ngư trường tương đối lớn,
nguồn hải sản đa dạng. Do có sự lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá cứng nhô ra biển,
chia cắt bờ thành những vũng, vịnh, đặc biệt có cảng nước sâu Dung Quất. Cách bờ
biển 25 km là đảo Lý Sơn với chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,5 km,
diện tích trên đảo khoảng 10km2 là nơi tập trung nhiều người dân làm nghề biển. Lý
Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí hết sức quan trọng đối với quốc phịng.
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khai
thác những thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, tiềm năng về biển, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút vốn đầu
tư, giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và Quốc tế, hoà nhập chung vào xu
thế phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.1.2. Đặc điểm sơng ngịi
Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sơng Trà Câu. Ngồi ra, cịn có nhiều
nhánh sơng nhỏ là phụ lưu và chi lưu của các con sông chính. Sơng ngịi ở Quảng
Ngãi đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây và chảy ra biển Đơng. Đặc điểm
chung của các con sơng là dịng chảy ngắn, độ dốc cao, lịng sơng cạn và hẹp, dịng
chảy mạnh, nên về mùa mưa thường gây ra lũ lớn. Về mùa khơ thì nước sơng rút
nhanh, lịng sơng cạn, giao thơng thuỷ khó khăn. Tuy nhiên sơng ngịi cũng mang lại
cho tỉnh một lượng phù sa và nguồn thuỷ năng đáng kể.

4



a. Sơng Trà Bồng: Nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của
huyện Trà Bồng, chảy qua huyện Bình Sơn ra biển tại cửa Sa Cần. Sông dài khoảng
45km, hướng chảy cơ bản từ Tây sang Đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng NamBắc. Phần lớn sơng chảy qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200-1.300m, phần còn
lại chảy trong vùng đồng bằng xen đồi trọc và bãi cát. Phía thượng nguồn của sơng Trà
Bồng có nhiều phụ lưu gồm nhiều sơng suối, đáng kể như suối Nun, suối Cà Đú, sơng
Trà Bói ở các xã Trà Thủy, Trà Giang. Về tới hạ lưu Đơng huyện Bình Sơn có thế đất
khá cao, nên sơng Trà Bồng khơng cịn chảy xiết như đoạn trên. Nước chảy lờ đờ, như
vậy mà khác với sông Vệ và sông Trà Khúc, xưa kia người ta không thể đặt xe nước
trên sơng Trà Bồng. Đoạn gần cửa sơng có những vùng có độ cao 10-40m. Sơng Trà
Bồng có 5 nhánh cấp I. Ở vùng hạ lưu cịn có các nhánh sơng suối nhỏ chảy ngược,
hợp nước vào sơng chính trước khi đổ ra biển.
Lưu vực sông Trà Bồng bao gồm hầu hết huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn.
Diện tích lưu vực khoảng 697km2.
b. Sơng Trà Khúc: Nằm ở giữa tỉnh, sơng Trà Khúc là sơng lớn có lượng nước
dồi dào nhất so với các sơng khác trong tồn tỉnh. Ở thượng nguồn sơng có 03 nguồn
chính: sơng Re, sơng Rinh (Đắk Ring), sơng Xà Lị (Đắk Sêlơ) hợp nước ở các xã Sơn
Trung, Sơn Hải, phía Đơng Nam huyện lỵ Sơn Hà và đoạn sông này người ta thường
gọi là sông Hải Giá. Từ Hải Giá sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc đến
Thạch Nham (giáp với 03 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thốt khỏi núi non,
một đoạn nữa đến thôn Hưng Nhượng xã Tịnh Đơng về sau thì hướng chảy cơ bản là
Tây- Đơng, tuy nhiên vẫn có nhiều đoạn sơng quanh gấp khúc (do vậy được gọi là
sông Trà Khúc).
Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng nguồn sơng đào lịng nước dữ dội qua các
thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy rất xiết cho đến khi đổ nước ra cửa Đại Cổ Lũy.
Sơng Trà Khúc có độ dài khoảng 135km, trong đó có khoảng 1/3 chiều dài sơng chảy
qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao 200- 1.000m, phần cịn lại chảy qua vùng đồng
bằng. Sơng Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3.240 km2, bao gồm phần đất của
các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng
và Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Trên bề mặt lưu
vực sơng có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, cịn lại là rừng thưa kiểu

cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu là đất canh tác và đồng bằng trồng lúa chiếm
5


diện tích khá lớn.
c. Sơng Vệ: Bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ. Sơng chảy theo
hướng Tây Nam- Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra
biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi. Sông dài khoảng 90 km, trong đó 2/3 chiều
dài chảy trong vùng núi có độ cao 100 - 1.000m. Sơng có 05 phụ lưu cấp I, 02 phụ lưu
cấp II. Sơng Vệ có diện tích lưu vực 1.260km2, bao gồm địa hạt các huyện Ba Tơ,
Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa. Độ
cao trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông 0,79 km/km2. Thực vật che
phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là rừng già, bụi rậm, vùng hạ lưu chủ
yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp.
d. Sông Trà Câu: Bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với độ cao
400m. Dịng sơng chính chủ yếu chảy theo hướng Tây- Đông, đoạn trên thường gọi là
sông Vực Liêm. Ở cuối nguồn, sông Trà Câu nhập lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã
Phổ Minh, huyện Đức Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ Á cách đó khoảng 2,5km. Sơng Trà Câu
có diện tích lưu vực 442km2, chiều dài sơng khoảng 32km; chiều dài lưu vực 19km và
chiều rộng bình quân lưu vực 14km. Đây là con sông nhỏ nhất trong các sông kể trên,
nước thường cạn kiệt về mùa khô. Lưu vực sơng Trà Câu bao gồm một phần phía
Đơng và phía Đơng Nam huyện Ba Tơ, các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Nhơn
huyện Đức Phổ. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng thưa và đồi trọc.
Ngoài 4 con sơng chính trên, Quảng Ngãi cịn có các sơng nhỏ như Trà Ích (Trà
Bồng), sơng Cái (Tư Nghĩa), sơng Phước Giang (Nghĩa Hành), sơng La Vân (Đức
Phổ),…
Sơng ngịi Quảng Ngãi đều xuất phát từ Đông Trường Sơn và chảy ra biển Đơng.
Dịng sơng ngắn, độ dốc cao (từ 10,5o đến 33 o), lịng sơng cạn và hẹp nên vào mùa
mưa (với lượng mưa lớn) dòng chảy cường độ mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn, gây
thiệt hại cho sản xuất và đời sống, mặt khác cũng mang về cho đồng bằng một lượng

phù sa đáng kể. Với mạng lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà
Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc
lớn với lượng nước dồi dào là những nguồn thuỷ năng có giá trị.

6


Bảng 1.1. Đặc trưng thủy văn các sơng chính tỉnh Quảng Ngãi
Chiều dài sơng
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích
Sơng
(km)
lưu vực (km)
lưu vực (km) lưu vực (km2)
Trà Bồng
45
56
12,4
697
Trà Khúc
135
123
26,3
3.240
Sông Vệ
90
70
18,0

1.260
Trà Câu
32
19
14,0
442
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít
biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là những nhân tố
ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh. Nhiệt độ trung bỉnh năm 25,80C.
Lượng mưa trung bình năm trên 2.290mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng Giêng năm
sau (chiếm 65-70% lượng mưa cả năm). Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây
lũ lụt và phân bố lượng mưa không đều trong năm. Vùng mưa lớn nhất trong tỉnh
thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây và Tây Trà với tổng
lượng mưa trên 3.200 mm/năm. Vùng có lượng mưa ít nhất trong tỉnh là khu vực đồng
bằng thuộc các huyện Đức Phổ và Mộ Đức với tổng lượng mưa khoảng 1.400 mm.
Vùng có lượng mưa trung bình thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, thành phố
Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và Bình Sơn với tổng lượng mưa từ 1.800 - 2.300 mm.
Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính (gió
mùa Đơng và gió mùa Hè). Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển khoảng
1,3m/s, tại vùng núi khoảng 1,2m/s, tại ven biển và Lý Sơn là 4,5m/s. Quảng Ngãi
cũng như các tỉnh ven biển miền Trung hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn
bão ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.
Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 140 - 150 kcal/cm2/năm, lượng búc
xạ tổng cộng phân bố không đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều
trong các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) chiếm đến
70-75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25-30%. Lượng bức xạ tổng
cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, vụ Hè Thu chiếm 59%.
Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất thấp nhưng

tăng nhanh về mùa mưa, những tháng có độ ẩm lớn bắt đầu từ tháng 9 và duy trì đến
tháng 2 năm sau. Độ ẩm tương đối bình quân năm khoảng 84,0 %, độ ẩm tuyệt đối
7


cao nhất là 100,0 %, độ ẩm tuyệt đối thấp nhất là 37,0 %.
Lượng bốc hơi vào mùa khô khá lớn bình quân 923 mm. Vào các tháng mùa
mưa, khả năng bốc hơi thấp chỉ chiếm 10 - 20 % lượng mưa cả tháng. Các tháng cuối
năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20 - 40 % lượng mưa trong tháng. Tổng số giờ nắng
trong năm trung bình khoảng 2.215 giờ, các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 3
đến tháng 8, trung bình từ 177 - 230 giờ/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời
kỳ ít nắng, trung bình có từ 100 - 125 giờ/tháng.
1.2.1.4. Các loại hình thiên tai thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
a. Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét
Theo số liệu thống kê (Bảng 1.2), trung bình hàng năm ở tỉnh Quảng Ngãi có
0,28 cơn bão đổ bộ trực tiếp; nếu xét về mưa và cường độ gió từ cấp 6 trở lên có 1 cơn
bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp; nếu chỉ xét đơn thuần ảnh hưởng về
mưa (gián tiếp và trực tiếp) thì trung bình hàng năm có 4 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt
đới ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Ngãi. Bão và ATNĐ thường xuất hiện trong thời gian
từ tháng V đến tháng XII; trong khoảng 5 năm gần đây, áp thấp nhiệt đới xuất hiện cả
trong tháng I, tháng II; bão cũng xuất hiện sớm hơn (trong tháng IV).
Bảng 1.2. Số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực triếp đến Quảng Ngãi
Năm
Số cơn bão trên biển
Số cơn ATNĐ trên biển
Đơng
đơng
10
5
2006

7
3
2007
10
7
2008
11
4
2009
6
4
2010
44
23
Tổng
(Ghi chú: Năm 2009 là năm có nhiều bão nhất trên biển Đơng, và là năm có bão đổ bộ
trực tiếp vào Quảng Ngãi trong vòng 10 năm trở lại đây)
Nguồn: Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Quảng Ngãi
Theo số liệu thống kê từ năm 1964 đến nay đã có 22 cơn bão đổ bộ vào Quảng
Ngãi (và Nghĩa Bình cũ), đặc biệt năm 2007: 5 cơn; năm 2008: 7 cơn; năm 2009 có 3
cơn. Cơn bão số 2 năm 1989, cơn bão số 1 (bão Chan Chu) năm 2006 và cơn bão số 9
năm 2009 là những cơn bão mạnh gây thiệt hại nặng nề nhất. Riêng cơn bão số 9 năm
2009 là cơn bão lịch sử trong vịng 80 năm qua và có nhiều diễn biến và gây tác hại
lớn trên địa bàn tỉnh.
8


Quảng Ngãi là một trong những tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của các đợt áp thấp
nhiệt đới, đặc biệt đợt áp thấp nhiệt đới vào tháng XI/2010. Áp thấp nhiệt đới thường
kéo theo hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt, nhiều nơi trong tỉnh phải đối mặt với cảnh

ngập nước, tắc đường, nứt núi và nhiều khu vực đứng trước nguy cơ bị cơ lập.
Trung bình mỗi năm, trên các sơng lớn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có 5- 7 đợt lũ lớn
trên báo động cấp II. Có những cơn lũ vượt báo động cấp III từ 1 – 2,6m; những trận
lũ kép nhiều đỉnh, kéo dài nhiều ngày gây ngập lụt nghiêm trọng cho vùng thấp trũng
ở đồng bằng và ven biển. Lũ, lụt là loại hình thiên tai nguy hiểm nhất, có mức độ ảnh
hưởng nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn nhất về dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Một số trận lũ lớn, điển hình như lũ lịch sử xảy ra vào cuối tháng XI, đầu tháng XII
năm 1999; trận lũ xảy ra vào cuối tháng X, đầu tháng XI năm 2003; trận lũ giữa tháng
XI năm 2007; trận lũ ngày 29-30/IX/2009 (do ảnh hưởng của bão số 9).
Mưa lớn thường gây ra lũ quét làm nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện đi các
xã Sơn Long, Sơn Lập, Sơn Tân, Sơn Tinh, Sơn Mùa...bị sạt lở nặng với khốilượng đất
đá lên đến hàng trăm ngàn mét khối, giao thông bị ách tắc nghiêm trọng. Lũ quét
thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp, nhưng rất khốc liệt và gây ra thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai lũ qt hiện nay chưa dự báo được,
cơng tác phịng tránh hết sức khó khăn.
b. Sạt lở, gió mùa đơng bắc, dơng, lốc, sét
 Sạt lở: Hiện nay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra khá phức tạp (60 điểm
có nguy cơ cao), tuỳ vào đặc điểm từng hệ thống sông, cấu tạo địa chất từng vùng mà
tốc độ sạt lở cũng khác nhau, tốc độ sạt lở bình qn từ 5 ÷ 10 m/năm, có những vùng
lên đến 20 m/năm với tổng chiều dài các đoạn sạt lở là: 65,25 km bờ sông; 45,3 km bờ
biển. Khu vực ảnh hưởng trên lưu vực 4 hệ thống sông lớn của Quảng Ngãi: Trà Bồng,
Trà Khúc, Trà Câu, Sông Vệ và khu vực ven biển thuộc địa bàn các huyện: Sơn Hà,
Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa
Hành, Ba Tơ.
Do tập tục của nhân dân trong vùng thường sống tập trung ở ven sông, ven biển
(càng xuôi về hạ lưu, dân cư tập trung cịn đơng, nhất là ở vùng đồng bằng) nên số hộ,
số khẩu, cơ sở hạ tầng phục vụ … chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng sạt lở bờ.
Ngoài ra, sạt lở núi cũng là một loại hình thiên tai xảy ra hầu hết trên tất cả các
9



huyện miền núi của tỉnh.Hiện nay có 75 điểm có nguy cơ sạt lở núi, trong đó có 21
điểm có nguy cơ cao ở các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long, Sơn Hà, Sơn
Tây.
 Gió mùa đơng bắc (khơng khí lạnh): Gió mùa Đơng Bắc thường ảnh hưởng
đến thời tiết tỉnh Quảng Ngãi từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau.Trung bình
hàng năm có 14 đến 15 đợt gió mùa Đơng Bắc gây ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.Những
đợt gió mùa Đơng Bắc tràn về thường kết hợp với nhiễu động nhiệt đới ở phía Nam
Biển Đông như bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới,…,gây ra mưa to, kéo dài
nhiều ngày hình thành những trận lũ lớn, gây ngập lụt nghiêm trọng. Trận lũ lịch sử
năm 1964, các trận lũ đặc biệt lớn năm 1999, 2003, 2007 là do mưa bởi các hình thế
thời tiết này. Trong thời kỳ từ tháng I đến tháng III, gió mùa Đơng Bắc có cường độ
mạnh tràn về gây ra mưa lớn, rét lạnh trong đất liền làm ngập úng, hư hỏng lúa Đơng
Xn.Gió mạnh ở ngoài khơi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế biển.
 Dông, lốc, sét: Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh thường xảy ra
nhiều giông, lốc, sét mạnh, gây thiệt hại không nhỏ đến người, tài sản và hoạt động sản
xuất của nhân dân, đặc biệt là đối với sản xuất nơng nghiệp. Ở Quảng Ngãi bình qn
hàng năm có 85 – 110 ngày có giơng, ở vùng núi là nơi xảy ra dông nhiều nhất, ngược
lại vùng hải đảo chỉ có khoảng 35 ngày. Năm 2008, có 10 trận giơng, lốc lớn, xuất
hiện cả gió xốy mạnh xảy ra vào các tháng III, V, VI, VII, X và XI. Chỉ trong 6 tháng
đầu năm 2009 cũng đã xuất hiện 3 trận lốc mạnh kèm theo mưa lớn trong tháng III và
tháng IV.
c. Hạn hán, cháy rừng
Hạn hán là hiện tượng thời tiết khơ khơng bình thường ở một khu vực do trong
một thời gian dài khơng có mưa hay mưa khơng đáng kể. Ở tỉnh Quảng Ngãi, có hai
thời kỳ hạn hán và cháy rừng xảy ra trong năm là tháng VII và tháng VIII. Hạn hán
không xảy ra thường xuyên hàng năm mà có chu kỳ lặp lại 2 đến 3 năm một lần. Do
chưa dự báo được hạn hán trên các hệ thống sông nên công tác phòng chống còn bị
động, khi hạn hán xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hạn hán kéo dài cộng với các đợt gió Tây Nam khơ nóng tạo ra nguy cơ cháy

rừng rất cao, ở cấp báo động nguy hiểm.Cháy rừng hủy hoại môi trường sinh thái trên
diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vikhí hậu khi diện tích rừng bị cháy lớn.
10


Hàng năm, từ tháng IV đến tháng VIII, các đợt gió Tây Nam khơ nóng ảnhhưởng
làm cho nhiệt độ khơng khí trên 370C và độ ẩm thấp, tình trạng khơng mưa kéo dài gây
nên những đợt hạn hán trên diện rộng ở vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du.
Gió Tây Nam khơ nóng cũng là ngun nhân của những vụ cháy rừng.
Trong những năm gần đây, do nắng nóng, sự bất cẩn của người dân và tình trạng
đốt nương làm rẫy, nhiều vụ cháy rừng đã xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi, như vụ cháy 10
ha rừng tại thôn Trà Ong, xã Trà Xuân (2010) và vụ cháy 20 ha rừng keo và bạch đàn
của xã Phổ Phong, Đức Phổ (2011).
Mặc dù cơng tác trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng tái sinh rừng đã được quan tâm
hơn, công tác thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm lâm luật và phòng cháy rừng được
tăng cường nên từng bước hạn chế tình trạng chặt phá, đốt cháy rừng. Tuy nhiên, tổng
diện tích rừng bị cháy vẫn lớn, trong 5 năm 2001 - 2005 cháy 271,9 ha, rừng bị chặt
phá 92,4 ha; 3 năm 2006 - 2008 diện tích rừng bị cháy là 117,74 ha trong đó 2006 bị
cháy 86,98 ha; rừng bị chặt phá là 85,7 ha. Số diện tích rừng bị thiệt hại trong giai
đoạn 2000 - 2010 được thể hiện trong Biểu đồ 1.1.

Biểu đồ 1.1. Diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2000 – 2010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2005 và 2010
Trong thời gian tới, BĐKH có thể sẽ làm gia tăng hơn nữa số lượng và mức độ
thiệt hại của các trận cháy rừng, làm sụt giảm giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh
Quảng Ngãi.
Cuối cùng, nhiệt độ gia tăng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của
các loài gây hại mới, hoặc làm thay đổi tần suất và mức độ thiệt hại gây ra bởi các loài
sâu bệnh đến khu rừng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động trồng rừng
và nuôi rừng tại tỉnh Quảng Ngãi.

11


d. Xâm nhập mặn, nước biển dâng
 Xâm nhập mặn: Độ mặn trong nước sông vùng ven biển Quảng Ngãi là do độ
mặn từ nước biển xâm nhập vào qua các cửa sông khi triều lên. Mức độ nhiễm mặn
trên từng con sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ mặn của nước biển ven bờ (vùng
biển Quảng Ngãi có độ mặn lớn nhất trung bình vào khoảng 32‰); Chế độ triều vùng
cửa sông (theo số liệu khảo sát, vùng ven biển có chế độ nhật triều và bán nhật triều
không đều; Biên độ triều vùng cửa sông trong mùa khơ trung bình từ 1,2 – 1,3 m, lớn
nhất khơng vượt quá 1,5m); Địa hình vùng đồng bằng ven biển và độ dốc lịng sơng;
Lưu lượng dịng chảy thượng nguồn. Khu bị ảnh hưởng là vùng đồng bằng ven biển
các cửa sơng chính như các khu vực: Đơng huyện Bình Sơn (cửa Sa Cần), Khu Đông
huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức (cửa Đại, cửa Lở), Đông Nam huyện Đức Phổ
(của Mỹ Á, Sa Huỳnh).
 Nước biển dâng: Có một số nguyên nhân chính làm NBD như: Thủy triều,
băng tan (BĐKH), chấn động địa chất … làm mất nhiều diện tích đất ở, đất sản xuất,
gia tăng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, hạn chế thoát lũ,… .Các khu vực có
nguy cơ chịu tác động mạnh nhất là vùng đồng bằng ven các cửa sơng chính trên địa
bàn tỉnh.
e. Các loại hình thiên tai khác
Nằm ở khu vực Trung Trung bộ nên Quảng Ngãi rất hiếm khi có rét đậm, rét hại,
tỉnh cũng ít khi chịu ảnh hưởng khi mưa đá xảy ra, nếu có thường xuất hiện ở các
huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.
Sương mù thường xuất hiện nhiều ở vùng núi tỉnh Quảng Ngãi, theo số liệu
thống kê trung bình nhiều năm số ngày có sương mù ở vùng núi là 49 ngày, vùng đồng
bằng 15 ngày và khu vực huyện đảo Lý Sơn chỉ có 4 ngày. Khi sương mù có cường độ
mạnh sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông trên đất liền, trên sơng và trên
biển.Sương mù có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của các loại cây
trồng.

Sóng thần tuy chưa xuất hiện ở Việt Nam song nhiều vùng bờ biển của Việt Nam
vẫn có nguy cơ chịu ảnh hưởng của song thần do động đất xảy ra ở một số nước trong
khu vực. Đây là hiểm họa tiềm ẩn đã được các nhà khoa học cảnh báo có khả năng đe
dọa trực tiếp đến các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng, ruộng đất, các vùng sinh thái ven
12


×