i
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN III
LỜI CAM ĐOAN IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT V
MỤC LỤC BẢNG VI
MỤC LỤC HÌNH VII
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 2
4. Nội dung nghiên cứu. 2
5. Cấu trúc luận văn 3
CHƢƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 5
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 5
1.1.1. Biến động khí hậu trong thời đại địa chất 6
1.1.2. Biến đổi khí hậu trong thời đại ngày nay. 7
1.1.3. Các kịch bản BĐKH và NBD trên thế giới trong thế kỷ XX. 10
1.2. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam. 14
1.2.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu 14
1.2.2. Kịch bản nước biển dâng 19
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu 19
1.3.1. Dâng cao mực nước biển 19
1.3.2. Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực 21
1.3.3. Tác động đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái 22
1.3.4. Tác động đến mực nước biển và các vùng ven biển 23
1.3.5. Tác động đến tài nguyên nước 24
1.3.6. Quản lý nước 25
1.3.7. Tác động đến thiên tai 26
1.3.8. Sức khoẻ cộng đồng 27
1.4. Một số tác động tích cực của BĐKH 27
1.5. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. 28
1.5.1. Trên thế giới: 28
1.5.2. Khu vực Đông Nam Á: 30
1.5.3. BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt
Nam 32
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 36
2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động và các giải pháp thích ứng
trên thế giới 36
2.1.1. Tại châu Âu 37
2.1.2. Tại Châu Á 38
2.1.3. Tại Châu Mỹ - La tinh 39
2.1.4. Tại Châu Phi 40
2.1.5. Tại Châu Úc 40
ii
2.2. Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng 41
2.3. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT do BĐKH trên thế
giới. 43
2.3.1. Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính: 44
2.3.2. Các kịch bản ứng dụng trong đánh giá TT DBTT 45
2.3.3. Các công cụ đánh giá các tác động và TTDBTT 45
2.3.4. Lựa chọn các chỉ số và phân tích số liệu 47
2.4. Tìm hiểu phƣơng pháp đánh giá TTDBTT điển hình trên thế giới. 47
2.4.1. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. 48
2.4.2. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển 51
2.5. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT tại Việt Nam. 51
2.5.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập Đỏ. 52
2.5.2. Phương pháp sử dụng tại Đà Nẵng và Quy Nhơn 58
2.5.3. Phương pháp sử dụng tại Nam Định 60
2.5.4. Phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sử dụng
phương pháp đánh giá MASSCOTE (FAO) 60
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH
TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI TÀI
NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 63
3.1. Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tới
biến đổi khí hậu. 63
3.2. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá TTDBTT 65
3.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập đỏ. 65
3.2.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. 67
3.2.3. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển 68
3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ. 70
3.2.5. Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường. 71
3.2.6. Phương pháp luận đánh giá TTDBTT sử dụng phương pháp
MASSCOTE. 72
3.2.7. Kết luận chung về các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
73
3.3. Đề xuất phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh
vực quản lý, sử dụng tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. 74
3.3.1. Mục tiêu của phương pháp 74
3.3.2. Cách tiếp cận của phương pháp đề xuất 74
3.3.3. Các tác động tiềm tàng và khả năng ứng phó 75
3.3.4. Sự cần thiết của các kịch bản khí hậu 76
3.3.5. Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu 76
3.3.6. Các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa
(DRR) 77
3.3.7. Nội dung và trình tự của phương pháp 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu.
IPCC: Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
TTDBTT: Tình trạng dễ bị tổn thương.
TTNBD: Tình trạng nước biển dâng.
Hà Nội, năm 2009
Tác giả
Nguyễn Bá Tuấn
vi
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dự báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu và mực nước biển 9
cuối thế kỷ 21. (Nguồn IPCC-AR4, 2007) 9
Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1) 15
Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999 15
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 15
Bảng 1.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999 16
theo kịch bản phát thải cao (A2) 16
Bảng 1.5: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 17
theo kịch bản phát thải thấp (B1) 17
Bảng 1.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 17
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 17
Bảng 1.7: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 18
theo kịch bản phát thải cao (A2) 18
Bảng 1.8: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 19
Bảng 2.1: Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong hiện tại. 59
Bảng 2.2: Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai 59
vii
MỤC LỤC HÌNH
Hình. 1.1: Hình trái: Nhiệt độ thay đổi theo từng kịch bản của SRES. Hình
phải: Dự báo nhiệt độ thay đổi vào đầu và cuối thế kỷ 21. 10
(Nguồn IPCC-AR4, 2007) 10
Hình 1.2: Diễn biến của mực nước biển trung bình toàn cầu. 11
Nguồn: IPCC/2007 11
Hình 1.3: Sơ đồ biểu thị 4 kịch bản gốc về phát thải khí nhà kính. 12
Nguồn: IPCC 12
Hình 1.4: Lượng phát thải CO2 tương đương trong thế 14
kỷ 21 của các kịch bản. Nguồn: IPCC. 14
Hình 1.5: Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dáu 21
(Nguồn Kịch bản BĐKH, nước biển dâng-Bộ TNN&MT 2009) 21
Hình 2.1: Kỹ thuật và áp dụng của đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ) 48
Hình 2.2: Sơ đồ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. 58
(Nguồn: Viện nước, tưới tiêu & môi trường) 58
Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp đánh giá TTDBTT sử dụng phương pháp đánh
giá MASSCOTE. (Nguồn: Dự án FAO về “Đánh giá hiệu quả các công trình
thủy lợi dưới tác động của BĐKH”) 62
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả
những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra.
Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi
nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ
mặt trời.
Nghiên cứu Biến đổi khí hậu là nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu và
các biện pháp giảm thiểu, thích ứng. Thích ứng là những điều chỉnh trong hệ thống
tự nhiên hoặc nhân tạo để đối phó với những biến đổi khí hậu thực tế xảy ra hoặc dự
báo sẽ xảy ra trong tương lai nhằm làm giảm thiểu tác hại và khai thác những cơ hội
do biến đổi khí hậu mang lại. Trong đó đánh giá tính dễ bị tổn thương là đánh giá
mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng mà không thể đối phó với những tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm những biến đổi chậm và những hiện tượng
cực hạn. Tính dễ bị tổn thương của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm, mức độ
và tốc độ của biến đổi/dao động khí hậu cũng như mức độ nhậy cảm và khả năng
thích ứng của hệ thống đó.
Các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề biến đổi khí hậu đến nay mới tập trung
vào công tác dự báo với các kịch bản có thế xảy ra trong tương lai. Các nghiên cứu
cũng đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và đã đưa ra
được các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng, giảm thiểu và các mối nguy hại
có thể xảy ra đối với các kịch bản này. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
bất lợi đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam, vì vậy, mỗi
lĩnh vực cần phải có những nghiên cứu riêng của mình để chủ động thích ứng, giảm
thiểu các tác động gây ra do quá trình biến đổi khí hậu.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống và hình thành được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
do tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
Mục tiêu cụ thể của đề tài
Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu nói chung, tài nguyên nước và môi
trường nói riêng.
Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường
Kiến nghị được về mặt lý thuyết phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu về khu
vực nghiên cứu, tài liệu của các đề tài, dự án có liên quan,
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của thế giới
cũng như kết quả các đề tài, dự án đã triển khai trong khu vực nghiên cứu.
Lấy ý kiến chuyên gia: áp dụng trong xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu,
trong đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, trong đánh giá kết quả và hoàn thiện
phương pháp.
4. Nội dung nghiên cứu.
4.1. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
- Tổng quan về biến đổi khí hậu
- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việtnam
4.2. Nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu
- Tác động của biến đổi khí hậu
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và môi trường .
4.3. Nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.
3
- Tìm hiểu các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng
biến đổi khí hậu ở ngoài nước.
- Tìm hiểu các phương pháp và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở trong nước.
- Phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong
quản lý sử dụng tài nguyên nước và môi trường
4.4. Nghiên cứu và kiến nghị phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do
tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và môi trường .
- Nghiên cứu thiết lập yêu cầu đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương ứng dụng trong điều kiện Việt Nam
- Đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong quản lý sử
dụng tài nguyên nước và môi trường.
5. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
- Tổng quan về biến đổi khí hậu.
- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam.
- Tác động của biến đổi khí hậu.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và môi trường.
Chƣơng 2: Nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do tác
động của BĐKH.
- Tìm hiểu các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng
biến đổi khí hậu ở ngoài nước.
- Tìm hiểu các phương pháp và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở trong nước.
- Phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu
Chƣơng 3: Nghiên cứu kiến nghị Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nƣớc và môi trƣờng
4
- Nghiên cứu thiết lập yêu cầu đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.
- Đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực quản
lý, sử dụng tài nguyên nước và môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5
CHƢƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
Hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí
hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng
nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị
thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hoá và thương mại toàn cầu
hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi. Tất cả những thay đổi đó
đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong
đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất là hội nghị quốc tế đầu tiên nhận thức được
mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu là Hội nghị năm 1979. Hội nghị này, tập
hợp đông đảo các nhà khoa học về khí tượng, khí hậu của thế giới, đã thảo luận về
biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với các hoạt động của con
người. Hội nghị đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ
nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến
đổi khí hậu của con người. Hội nghị cũng thông qua kế hoạch thành lập Chương
trình biến đổi khí hậu toàn cầu do WHO, UNEP, và ICSU (Hội đồng các hiệp hội
khoa học quốc tế) bảo trợ.
Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được
tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thu hút được rất nhiều nhà
khoa học, quan chức chính phủ và các nhà hoạt động môi trường. Cùng với các bằng
chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội nghị này đã giúp thu hút sự
quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Các hội nghị chủ
chốt bao gồm: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị
Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội
nghị Bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen
(5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990).
6
Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) do UNEP và WHO thành lập
vào năm 1988. IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh
bạch các thông tin khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro
xuất phát từ hiện tượng biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người gây ra. Tuy
IPCC không trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu hoặc quan trắc biến đổi
khí hậu nhưng IPCC đưa ra các đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu được thế giới
công nhận.
Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của khí
hậu trái đất không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề của
sự phát triển. Sự biến đổi diễn ra trên toàn cầu, trong các khu vực, bao gồm cả các
thay đổi trong thành phần hoá học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước
biển dâng, các hiện tượng khí hậu cực đoan, các thiên tai tăng lên về số lượng và
cường độ. Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ thống vật lý, hệ
sinh học và hệ thống kinh tế xã hội trên toàn bộ hành tinh và đang đe doạ sự phát
triển, đe doạ cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.
Đồng thời với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự
bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên
trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực
tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các
ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ
thống khí hậu.
1.1.1. Biến động khí hậu trong thời đại địa chất
Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trước, một
thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lượng khói
bụi dày đặc, và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh
sáng mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.
Khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà
lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh lệch
7
nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 7
0
C, riêng ở vùng cực
khoảng 10 - 15
0
C.
Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trước công nguyên,
nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750)
khoảng 2
0
C và mực nước biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m.
Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 -15 nghìn năm. Sau thời
kỳ này, trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển. Sa mạc Sahara trong
khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trước công nguyên có cây cỏ và chim muông.
Khoảng 5 - 6 nghìn năm trước công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện nay.
Đầu thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm
năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm
cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác.
Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự
nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núi lửa
và hoạt động của mặt trời.
1.1.2. Biến đổi khí hậu trong thời đại ngày nay.
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu
đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp
(khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu
từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển
ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của
khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi
băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và
gian băng (khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ
khoảng 180 - 200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền
công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên,
vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so
8
với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn
năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH
4
), ôxit nitơ (N
2
O) cũng tăng
lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb
(151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro cacbon
(CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần
khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ô zôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do
con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu
hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây
dựng v.v đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng
nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản
xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác (chôn
rác thải v.v ).
Từ năm 1840 đến năm 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu
chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh,
trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và
48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn (lấy tròn), bằng
khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải
lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên Bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn,
Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc
Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2,
chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng
phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá
nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các
nước đang phát triển cũng phải cam kết giảm phát thải như là điều kiện để họ thực
hiện các cam kết của mình theo Công ước khí hậu.
9
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 (không kể các khí nhà kính
khác). Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người
1,2 tấn một năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Xingapo 12,4 tấn, Malaixia
7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn,
Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng
khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức rất thấp so với trung bình toàn cầu và
nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của nước
ta sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm
1998.
Theo bản Báo cáo về kịch bản phát thải của IPCC, 2000 (SRES,2000) thì lượng
phát thải khí CO
2
từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên khoảng 40-110%
trong khoảng thời kỳ 2000-2030. Thêm vào đó tương ứng với kịch bản phát thải của
SRES thì trong vòng 2 thập kỷ tới nhiệt độ trái đất sẽ ấm lên khoảng 0,2
o
C giai đoạn
2090-2099 so với thời kỳ 1980-1999, nhiệt độ sẽ tăng lên tương ứng với từng kịch
bản phát thải khác nhau. Cùng với việc tăng phát thải làm nhiệt độ toàn cầu ấm dần
lên sẽ là nguyên nhân của sự gia tăng mực nước biển. Mực nước biển theo SRES
được dự báo sẽ tăng 0,1-0,2m giai đoạn 2090-2099 so với thời kỳ 1980-1999 (Xem
Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Dự báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu và mực nước biển
cuối thế kỷ 21. (Nguồn IPCC-AR4, 2007)
Kịch bản
Thay đổi nhiệt độ
(
o
C giai đoạn 2090-2099 so với
1980-1999)
Nước biển dâng
(m giai đoạn 2090-2099 so với
1980-1999
Khả năng
Trong khoảng
Dựa trên sự thay đổi động lực
dòng chảy băng tuyết.
Năm 2000
0,6
0,3-0,9
NA
Kịch bản B1
Kịch bản A1T
Kịch bản B2
1,8
2,4
2,4
1,1-2,9
1,4-3,8
1,4-3,8
0,18-0,38
0,20-0,45
0,20-0,43
10
Kịch bản A1B
Kịch bản A2
Kịch bản A1F1
2,8
3,4
4,0
1,7-4,4
2,0-5,4
2,4-6,4
0,21-0,48
0,23-0,51
0,26-0,59
Nhiệt độ bề mặt địa cầu ngày càng tăng đối với từng lục địa và cho từng kịch
bản giai đoạn 1900-2100 (Hình 1.1). Có thể thấy rằng sự ấm của bề mặt trái đất trải
dải hầu khắp các lục địa, trải dài từ vĩ độ Bắc xuống gần Nam Cực và Bắc Đại Tây
Dương. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa lớn xuất hiện
với tần suất và cường độ ngày càng tăng cho thời kỳ 2020-2029 và 2090-2099.
Hình. 1.1: Hình trái: Nhiệt độ thay đổi theo từng kịch bản của SRES. Hình phải:
Dự báo nhiệt độ thay đổi vào đầu và cuối thế kỷ 21.
(Nguồn IPCC-AR4, 2007)
1.1.3. Các kịch bản BĐKH và NBD trên thế giới trong thế kỷ XX.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC, đến cuối thế kỷ 21, hàm lượng khí
CO
2
trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo các kịch bản khác nhau về phát thải
khí nhà kính, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, và như
vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tương ứng là 2,0 - 4,5
0
C (1,1 – 6,4
o
C),
11
mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so với cuối thế kỷ
20.
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến
triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, GDP (Gross Domestic
Product – tổng sản phẩm quốc nội), phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực
nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và
dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành
động.
Tuy kịch bản mực nước biển dâng còn chưa chắc chắn, vì có nhiều điều không
biết rõ về sự đóng góp của băng Greenland và Nam cực. Nhưng thực tế, các nghiên
cứu gần đây đưa ra tốc độ tăng mực nước biển cao hơn, là từ 0,5 đến 1,4m vào cuối
thế kỷ 21.
Hình 1.2: Diễn biến của mực nước biển trung bình toàn cầu.
Nguồn: IPCC/2007
Tình hình trên đây có thể coi là bất khả kháng, ít nhất trong thế kỷ 21, cho dù
hàm lượng các khí nhà kính được giữ ổn định ở mức năm 2000, thì nhiệt độ trung
bình toàn cầu vẫn tăng và mực nước biển trung bình toàn cầu vẫn dâng cao hơn,
tương ứng 2
o
C và 0,1-0,25m/thế kỷ.
12
Biến đổi khí hậu hiện nay cũng như trong thế kỷ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức
độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế
- xã hội toàn cầu.
Con người đã phát thải quá mức khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động
khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng,… Do đó, cơ
sở để xác định các kịch bản phát thải khí nhà kính là: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy
mô toàn cầu; (2) Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và
lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công
nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất;…
Trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000, IPCC
đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả năng phát thải khí nhà kính trong
thế kỷ 21. Các kịch bản phát thải này được tổ hợp thành 4 kịch bản gốc là A1, A2,
B1 và B2 (Hình 1.3) với các đặc điểm chính sau:
Hình 1.3: Sơ đồ biểu thị 4 kịch bản gốc về phát thải khí nhà kính.
Nguồn: IPCC
- Kịch bản gốc A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân số thế giới tăng đạt
đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; truyền bá nhanh chóng và hiệu quả các
công nghệ mới; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương
13
đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu. Họ kịch
bản A1 được chia thành 3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ:
+ A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao);
+ A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung
bình);
+ A1T: Chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch
bản phát thải thấp).
- Kịch bản gốc A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập,
tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theo định
hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu
người chậm (kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI).
- Kịch bản gốc B1: Kinh tế phát triển nhanh giống như A1 nhưng có sự thay đổi
nhanh chóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm
2050 và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ
sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp
toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp tương tự
như A1T).
- Kịch bản gốc B2: Dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp hơn A2; chú
trọng đến các giải pháp địa phương thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và
môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn và
manh mún hơn so với B1 và A1 (kịch bản phát thải trung bình, được xếp cùng nhóm
với A1B).
Như vậy, IPCC khuyến cáo sử dụng các kịch bản phát thải được sắp xếp từ thấp
đến cao (Hình 8) là B1, A1T (kịch bản thấp), B2, A1B (kịch bản trung bình), A2,
A1FI (kịch bản cao). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu thực tiễn và khả năng tính
toán của từng nước, IPCC cũng khuyến cáo lựa chọn các kịch bản phát thải phù hợp
trong số đó để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.
14
Hình 1.4: Lượng phát thải CO2 tương đương trong thế
kỷ 21 của các kịch bản. Nguồn: IPCC.
1.2. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam.
1.2.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản
biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản
phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và
kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho
bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so
sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của
IPCC).
Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ
có thể được tóm tắt như sau:
a) Về nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999
15
khoảng từ 1,6 đến 1,9
o
C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ
1,1 đến 1,4
o
C (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải thấp (B1)
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm có thể tăng lên 2,6
0
C ở Tây Bắc, 2,5
o
C ở Đông Bắc, 2,4
o
C ở Đồng bằng
Bắc Bộ, 2,8
o
C ở Bắc Trung Bộ, 1,9
o
C ở Nam Trung Bộ, 1,6
o
C ở Tây Nguyên và
2,0
o
C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng
16
3,1 đến 3,6
o
C, trong đó Tây Bắc là 3,3
o
C, Đông Bắc là 3,2
o
C, Đồng bằng Bắc Bộ là
3,1
o
C và Bắc Trung Bộ là 3,6
o
C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng
khí hậu phía Nam là 2,4
o
C ở N am Trung Bộ, 2,1
o
C ở Tây N guyên và 2,6
o
C ở Nam
Bộ (Bảng 1.4).
Bảng 1.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)
b) Về lƣợng mƣa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt
là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể
tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 -
2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
(Bảng 1.5). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở các vùng
khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có
thể giảm tới 7-10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của
mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ,
còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.
17
Bảng 1.5: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có
hể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và
từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 -
1999 (Bảng 1.6). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4-7% ở
Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng
mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với
thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến
15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam
Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.
Bảng 1.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
18
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc,
10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở
Tây Nguyên, Nam Bộ (Bảng 1.7). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ
giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc
Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có
thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ 1980-1999.
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn
vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nuyên và Nam Bộ chỉ vào
khoảng 1-2%.
Bảng 1.7: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)
19
1.2.2. Kịch bản nước biển dâng
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59cm vào
năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã
đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù
hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng
là thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. N guyên nhân chính
dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích
đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng. Một số nghiên cứu gần đây cho
rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100.
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát
thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất
(A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào
giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21
mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 1.8).
Bảng 1.8: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu
1.3.1. Dâng cao mực nước biển
Tác động của biến đổi khí hậu, làm dâng cao nước biển, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến vùng ven bờ: gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng ven bờ, hàng triệu ha vùng đồng
bằng sông Cửu Long và sông Hồng có thể bị chìm ngập, hàng trăm ngàn ha rừng
ngập mặn bị mất. Đời sống, sinh hoạt và các công trình xây dựng của cư dân vùng
ven bờ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
20
Trong "Báo cáo về các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển
dâng" do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), gần đây nhất, gửi Thủ tướng
Chính phủ, cho biết, vừa qua Ngân hàng Thế giới đã công bố kết quả của nhóm
nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo đó, do sự gia tăng của phát thải khí nhà
kính và sự nóng lên toàn cầu, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng từ 1 -
3m và nếu băng ở các vùng cực tan đột biến thì mực nước biển có thể tăng đến 5m.
Tuy nhiên, theo Bộ TN&MT thì đây chỉ là một trong nhiều kịch bản về nước biển
dâng đã được công bố. Đến tháng 11/2007 sẽ có dự báo chính thức mực nước biển
dâng.
Theo một báo cáo của Anh về khí hậu biến đổi, Stern Review, nếu mức nước biển
dâng lên cao 100cm, 12% diện tích đất đai của Việt Nam, ngôi nhà của 23% dân số,
sẽ biến mất vĩnh viễn.
Theo IUCN, với bờ biển dài 3260km và có hai trong số những đồng bằng lớn
nhất thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới dễ bị ảnh hưởng
nhất bởi biến đổi khí hậu. Chỉ cần mực nước biển dâng cao 1m sẽ có khả năng ảnh
hưởng tới đời sống của 10,8% dân số Việt Nam, nhất là ở đồng bằng. Nếu mực
nước biển dâng cao 5m thì Việt Nam sẽ bị mất tới 16% diện tích đất đai; khoảng
35% dân số và 35% tổng sản phẩm quốc nội sẽ bị de doạ.
Các tác động của biến đổi khí hậu ban đầu có thể nhận thấy được thông qua
những thay đổi về khí hậu theo mùa ở các vùng miền khác nhau. Bên cạnh đó, biến
đổi khí hậu cũng gây tổn hại nhiều hơn đối với các khu vực đất ngập nước, rạn san
hô, các hệ sinh thái quan trọng khác. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại là khi mực
nước biển dâng lên, đầu tiên là sự gia tăng tình trạng ngập lụt trong mùa mưa bão do
nước biển dâng lên phá vỡ hệ thống đê biển, hồ chứa nước và nhấn chìm những
cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển
Theo bà, Julia Marton – Lefèvre, Tổng giám đốc IUCN, trong vòng 50 năm tới
mực nước biển sẽ dâng cao thêm 0, 56m và sẽ có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động