Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (decapterus spp ) ở khu vực nước trồi nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------------

HÁN TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HẢI DƯƠNG
ĐẾN PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI NHÓM CÁ NỤC
(DECAPTERUS SPP.) Ở KHU VỰC NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------------

HÁN TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HẢI DƯƠNG
ĐẾN PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI NHÓM CÁ NỤC
(DECAPTERUS SPP.) Ở KHU VỰC NƯỚC TRỒI NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Hải Dương Học
Mã số: 8440228.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

GS.TS. Đinh Văn Ưu

PGS.TS. Đoàn Văn Bộ

Hà Nội – 2019

2


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Đoàn Văn Bộ đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Lời cảm ơn vô hạn gửi đến các thầy, cô trong
Bộ môn, trong Khoa và trong Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN đã trực tiếp giảng dạy,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Khoa Khí tượng – Thủy văn
và Hải dương học, Phòng Sau đại học trường ĐHKHTN, Ban lãnh đạo Viện Nghiên
cứu Hải sản, Trung tâm Dự báo Ngư trường Khai thác Hải sản đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng chân thành cảm ơn
các chủ nhiệm Đề tài, Dự án, Nhiệm vụ đã cho phép tôi trực tiếp tham gia các chuyến
điều tra, khảo sát, giám sát thu thập số liệu, sử dụng số liệu cũng như giúp đỡ tơi

trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Anh/Chị/Em đồng nghiệp, bạn bè, người
thân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cũng như động viên tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, NGUỒN LỢI
NHÓM CÁ NỤC VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU QUAN HỆ CÁ – MÔI TRƯỜNG
BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ VÙNG BIỂN NAM TRUNG BỘ .................................... 10
1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nước trồi Nam Trung Bộ.............. 10
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 10
1.1.2. Chế độ khí hậu ........................................................................................ 10
1.1.3. Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Nam Trung Bộ ........................... 11
1.2.Tổng quan về phân bố nguồn lợi nhóm cá nục ở vùng biển Việt Nam .......... 11
1.2.1. Cá Nục sồ................................................................................................ 12
1.2.2. Cá Nục thuôn .......................................................................................... 15
1.2.3. Cá Nục đỏ đi ....................................................................................... 16
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 16
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................. 23
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU HẢI DƯƠNG HỌC, NGHỀ CÁ VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÁ – MƠI TRƯỜNG BIỂN ................................. 28
2.1. Nguồn dữ liệu hải dương và dữ liệu năng suất khai thác nhóm cá nục ......... 28
2.1.1. Dữ liệu hải dương ................................................................................... 28
2.1.2. Dữ liệu nghề cá ....................................................................................... 29

2.1.3. Đồng bộ dữ liệu hải dương, môi trường biển với CPUE nhóm cá nục .. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2.1. Lựa chọn các yếu tố hải dương, mơi trường biển cho phân tích tương
quan .................................................................................................................. 31
2.2.2. Phân tích một số yếu tố hải dương trong khu vực nghiên cứu ............... 32
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu mối tương quan giữa một số yếu tố hải dương
đến năng suất khai thác nhóm cá nục ............................................................... 34
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ HẢI
DƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CÁ – MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐỐI VỚI NHÓM CÁ
NỤC Ở VÙNG BIỂN NAM TRUNG BỘ ................................................................ 36
3.1. Phân tích, đánh giá một số yếu tố hải dương ................................................. 36
3.1.1. Nhiệt độ nước biển ................................................................................. 36
3.1.2. Độ muối .................................................................................................. 51
3.1.3. Hàm lượng chlorophyll a ........................................................................ 53

4


3.1.4. Dòng chảy tầng mặt và dị thường độ cao mực biển ............................... 56
3.2. Mối quan hệ của năng suất khai thác nhóm cá nục với một số yếu tố hải
dương .................................................................................................................... 59
3.2.1. Mối quan hệ của năng suất khai thác nhóm cá nục với một số yếu tố hải
dương trong vụ cá Bắc ...................................................................................... 60
3.2.2. Mối quan hệ của năng suất khai thác nhóm cá nục với một số yếu tố hải
dương trong vụ chuyển tiếp 1 ........................................................................... 63
3.2.3. Mối quan hệ của năng suất khai thác nhóm cá nục với một số yếu tố hải
dương trong vụ cá Nam .................................................................................... 65
3.2.4. Mối quan hệ của năng suất khai thác nhóm cá nục với một số yếu tố hải
dương trong vụ chuyển tiếp 2 ........................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1

Cơ sở dữ liệu

CSDL

2

Năng suất khai thác

CPUE

3

Mơ hình thích ứng sinh thái (Habitat Suitability Index)

4

Chỉ số phù hợp (Suitability Index)

SI

5


Nhiệt độ nước biển tầng mặt

T0

6

Nhiệt độ biên dưới của lớp đột biến nhiệt độ

T1

7

Biên trên lớp đột biến nhiệt độ nước biển

H0

8

Biên dưới lớp đột biến nhiệt độ nước biển

H1

9

Dị thường nhiệt độ nước biển tầng mặt

Ano0

10


Độ muối nước biển tầng mặt

Sal0

11

Chlorophyll a nước biển tầng mặt

Chl0

12

Gradien nhiệt độ theo phương ngang tại tầng mặt

Grad0

13

Dị thường độ cao mực nước biển

14

Tốc độ dòng chảy

HSI

SLA
Cur_spd


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê số liệu các yếu tố hải dương ở tầng mặt được sử dụng trong luận
văn ............................................................................................................................. 29
Bảng 2. Thống kê số liệu nhiệt độ nước biển theo các độ sâu .................................. 29
Bảng 3. Thống kê số liệu cá sử dụng trong luận văn ................................................ 30
Bảng 4. Định dạng đồng bộ số liệu cá môi trường ................................................... 31
Bảng 5. Các yếu tố được lựa chọn để nghiên cứu mối tương quan cá – môi trường 32
Bảng 6. Năng suất khai thác tương ứng với chỉ số SI của yếu tố môi trường .......... 35
Bảng 7. Pha hoạt động của chu kỳ Enso trong giai đoạn 2016-2018 ....................... 45
Bảng 8. Hệ số tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính trong mùa gió Đơng
Bắc và Tây Nam ........................................................................................................ 60
Bảng 9. Hệ số tương quan cặp giữa các yếu tố trong vụ cá Bắc ............................... 61
Bảng 10. Bộ chỉ số thích ứng sinh thái của nhóm cá nục trong vụ cá Bắc ............... 62
Bảng 11. Hệ số tương quan cặp giữa các yếu tố trong vụ chuyển tiếp 1 .................. 63
Bảng 12. Bộ chỉ số thích ứng sinh thái của nhóm cá nục trong vụ chuyển tiếp 1 .... 65
Bảng 13. Hệ số tương quan cặp giữa các yếu tố trong vụ cá Nam ........................... 65
Bảng 14. Bộ chỉ số thích ứng sinh thái của nhóm cá nục trong vụ cá Nam ............. 66
Bảng 15. Hệ số tương quan cặp giữa các yếu tố trong vụ chuyển tiếp 2 .................. 68
Bảng 16. Bộ chỉ số thích ứng sinh thái của nhóm cá nục trong vụ chuyển tiếp 2 .... 68

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khu vực nước trồi Nam Trung Bộ ............................................................... 10
Hình 2. Cá Nục sồ - Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1844) .............. 12
Hình 3. Cá Nục thn - Decapterus macrosoma Bleeker, 1851 ............................... 15
Hình 4. Cá nục đỏ đi - Decapterus kurroides ........................................................ 16
Hình 5. Phân bố số liệu cá (trái) và hải dương (phải) trong giai đoạn 2016 - 2018 . 28
Hình 6. Năng suất khai thác theo tháng của nhóm cá nục ........................................ 30

Hình 7. Biến trình nhiệt độ nước biển tầng mặt giai đoạn 2016-2018 ..................... 37
Hình 8. Nhiệt độ nước biển (oC) tầng mặt tháng 1 và tháng 4 .................................. 38
Hình 9. Nhiệt độ nước biển (oC) tầng mặt tháng 7 và tháng 10 ................................ 39
Hình 10. Nhiệt độ nước biển (oC) tầng 50m ............................................................. 41
Hình 11. Nhiệt độ nước biển (oC) tháng 1 tại mặt cắt 1 (trái) và mặt cắt 2 (phải) ... 42
Hình 12. Nhiệt độ nước biển (oC) tháng 7 tại mặt cắt 1 (trái) và mặt cắt 2 (phải) ... 43
Hình 13. Độ sâu biên trên (H0) và biên dưới (H1) của lớp đột biến nhiệt độ .......... 44
Hình 14. Biến trình dị thường nhiệt độ nước biển tầng mặt giai đoạn 2016-2018 ... 46
Hình 15. Dị thường nhiệt độ nước biển (oC) tầng mặt giai đoạn 2016-2018............ 48
Hình 16. Gradien nhiệt độ của các tầng chuẩn trong giai đoạn 2016 – 2018 ........... 49
Hình 17. Gradien ngang của nhiệt độ nước biển tẩng mặt (oC/10km) giai đoạn 20162018 ........................................................................................................................... 50
Hình 18. Biến trình độ muối nước biển tầng mặt giai đoạn 2016-2018 ................... 51
Hình 19. Độ muối nước biển (‰) tầng mặt trong giai đoạn 2016 – 2018 ................ 52
Hình 20. Hàm lượng chlorophyll a nước biển tầng mặt giai đoạn 2016-2018 ......... 53
Hình 21. Phân bố hàm lượng chlorophyll a (μg/l) tầng mặt giai đoạn 2016 – 2018 55
Hình 22. Dịng chảy tầng mặt và dị thường độ cao mực biển (cm) giai đoạn 20162018 ........................................................................................................................... 58
Hình 23. Tần suất xuất hiện năng suất khai thác nhóm cá nục và chỉ số SI tương ứng
với các khoảng dao động của một số yếu tố hải dương trong vụ cá Bắc .................. 62
Hình 24. Tần suất xuất hiện năng suất khai thác nhóm cá nục và chỉ số SI tương ứng
với các khoảng dao động của một số yếu tố hải dương trong vụ chuyển tiếp 1 ....... 64
Hình 25. Tần suất xuất hiện năng suất khai thác nhóm cá nục và chỉ số SI tương ứng
với các khoảng dao động của một số yếu tố hải dương trong vụ cá Nam ................ 67
Hình 26. Tần suất xuất hiện năng suất khai thác nhóm cá nục và chỉ số SI tương ứng
với các khoảng dao động của một số yếu tố hải dương trong vụ chuyển tiếp 2 ....... 69

7


MỞ ĐẦU
Biển Việt Nam có đường bờ dài hơn 3260 km với nhiều dạng địa hình khác nhau

(vịnh, thềm lục địa, cửa sông, đảo và quần đảo, rạn san hô, đầm phá...), và nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa gió Đơng Bắc và Tây Nam, đã tạo ra rất nhiều
hệ sinh thái khác nhau. Trong đó biển Nam Trung Bộ không chỉ phong phú, đa dạng
về thành phần lồi mà cịn mang nét đặc trưng riêng biệt với hiện tượng nước trồi tại
khu vực ven bờ. Theo nhiều nghiên cứu trước đây hiện tượng nước trồi xuất hiện
trong vùng biển Nam Trung Bộ khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh kết hợp với
địa hình bờ biển (tập trung mạnh nhất ở khu vực từ vịnh Phan Rang – Ninh Thuận
đến vịnh Phạn Rí – Bình Thuận [20, 21, 27, 28, 29]). Đây luôn là nguyên nhân chính
phá vỡ các trường vật lý hải dương ổn định, tạo ra những dị thường lớn, việc nghiên
cứu các khu vực nước trồi rất quan trọng đặc biệt là trong ngành khai thác hải sản.
Theo nghiên cứu nguồn lợi hải sản Việt Nam của Viện Nghiên cứu Hải sản (giai
đoạn 2011 - 2015), tổng trữ lượng hải sản hiện có khoảng 4,36 triệu tấn, trong đó
nhóm lồi cá nổi lớn chiếm 23%, cá nổi nhỏ 61%, hải sản tầng đáy 15%, giáp xác
0,9%, cá rạn san hô 0,1% qua đó cho thấy tiềm năng khai thác rất cao của cá nổi nhỏ
[22]. Cá nổi nhỏ gồm những lồi có kích thước nhỏ, vịng đời ngắn, phân bố chủ yếu
ở tầng nước mặt và có tập tính tụ đàn, khơng di cư xa như các loài cá nổi lớn, tuy
nhiên trong chu kỳ sống hoặc trong các mùa của một năm, thậm chí các thời gian
khác nhau trong một ngày, các loài cá nổi nhỏ cũng di chuyển đến các nơi sống thích
hợp. Trong đối tượng cá nổi nhỏ nhóm cá nục (Decapterus spp.) là lồi cá có giá trị
kinh tế, thường chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng khai thác của các nghề khai thác
cá nổi nhỏ.
Mỗi loài sinh vật biển nói chung và nhóm cá nục nói riêng luôn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường cùng sự biến động của chúng. Các lồi cá thường có các
giới hạn thích nghi, khoảng cực thuận riêng đối với các yếu tố môi trường và đặc biệt
là nguồn thức ăn. Các yếu tố thủy động lực (dòng chảy, độ cao mực nước biển,
sóng…) là các nhân tố tạo nên các khu vực có điều kiện thuận lợi cho sinh vật phù

8



du phát triển (vùng nước trồi, xoáy nước, front…), nơi có nguồn thức ăn dồi dào và
có đủ các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ muối, Oxy, PH…) cho sinh vật biển sinh
sống sẽ là nơi tập trung của các lồi cá nói chung và nhóm cá nục nói riêng. Mọi thay
đổi của các yếu tố môi trường đều dẫn đến sự biến động phân bố quần thể cá khai
thác trong vùng biển nghiên cứu. Nghiên cứu mối quan hệ (định tính và định lượng)
giữa ngư trường khai thác đối tượng này (sản lượng, năng suất) với các yếu tố thủy
động lực và mơi trường biển có vai trị rất quan trọng trong việc phục vụ quản lý nghề
cá biển.
Xuất phát từ vấn đề đó lựa chọn của luận văn là: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố hải dương đến phân bố và biến động nguồn lợi nhóm cá nục (Decapterus spp.) ở
khu vực nước trồi Nam Trung Bộ”. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong nghiên cứu dự
báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ nói chung và nhóm cá nục nói riêng.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
văn được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan một số điều kiện tự nhiên, nguồn lợi nhóm cá nục và
những nghiên cứu quan hệ cá-môi trường biển ở Việt Nam và vùng biển Nam Trung
Bộ
CHƯƠNG 2: Dữ liệu hải dương học, nghề cá và các phương pháp phân tích quan
hệ cá – mơi trường biển
CHƯƠNG 3: Đặc điểm phân bố, biến động một số yếu tố hải dương và mối quan
hệ cá – môi trường biển đối với nhóm cá nục ở vùng biển Nam Trung Bộ

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, NGUỒN LỢI
NHÓM CÁ NỤC VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU QUAN HỆ CÁ –
MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ VÙNG BIỂN NAM TRUNG BỘ
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nước trồi Nam Trung Bộ

1.1.1. Vị trí địa lý
Phạm vi nghiên cứu là khu vực
nước trồi Nam Trung Bộ và lân cận
(được xác định bởi phạm vi hoạt
động của hiện tượng nước trồi trong
khu vực, mục 1.1.3), được giới hạn từ
08o00’N đến 15o00’N và từ 107o00’E
đến 113o00’E (Hình 1). Khu vực này
có đ bờ biển kéo dài từ tỉnh Bình
Định đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có
các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp
do chịu sự tác động bởi các hệ thống
sơng ngịi cũng như các q trình
động lực ven biển.

Hình 1. Khu vực nước trồi Nam Trung Bộ

1.1.2. Chế độ khí hậu
Khu vực Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí
hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, ngoài ra thời kỳ tháng 5, tháng
6 thường xảy ra mưa lũ tiểu mãn của khu vực. Đặc điểm của miền khí hậu này là mùa
mưa, mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và mùa khơ của các miền khí hậu khác;
mùa hè trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời
kỳ khô nhất. Mùa mưa trùng vào thời kỳ hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới và gió
mùa Đơng Bắc nên lượng mưa tập trung chủ yếu vào thời kỳ này, chiếm từ 65 - 80%

10



tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa năm trung bình trong toàn khu vực phổ biến
từ 1150 - 1950mm, riêng tỉnh Ninh Thuận lượng mưa năm đạt từ 700 - 800mm.
1.1.3. Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Nam Trung Bộ
Nước trồi là một quá trình động lực nổi bật trong đại dương nói chung và trong
các biển nói riêng, xét theo vị trí địa lí nước trồi được chia thành hai loại: nước trồi
ngoài khơi và nước trồi ven bờ, hay nước trồi vùng bờ (coastal upwelling). Ở Việt
Nam trong thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành (tháng 6 đến tháng 8), trong các
vùng biển thềm lục địa Nam Trung Bộ, vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận được
đánh giá đã tồn tại hiện tượng nước trồi mạnh nhất. Các vùng biển khác nằm ở phía
Bắc và phía Nam vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hiện tượng nước trồi cũng tồn
tại, nhưng ở mức độ trung bình hoặc yếu: vùng biển từ Bắc Khánh Hịa đến Bình
Định, hiện tượng nước trồi tồn tại với mức độ trung bình yếu, ở vùng biển Nam Bộ
từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau, mặc dù chế độ gió mùa Tây Nam phát triển rất
mạnh so với các vùng khác, nhưng do đặc điểm của địa hình đáy tương đối nơng và
bằng phẳng, khơng thuận lợi cho việc hình thành nước trồi. Hơn nữa, ở vùng biển
này, ảnh hưởng của dòng chảy lạnh Bắc - Nam là rất yếu, nên hiện tượng nước trồi
phát triển ở vùng biển này cũng rất yếu và khó có thể nhận dạng được [29].
Theo Võ Văn Lành ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi thể hiện rõ từ tháng 5 đến
tháng 10, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9. Ở vùng nước sâu Khánh Hòa nước trồi
xuất phát từ tầng trung gian 100–125 m, cịn ở các vùng nước nơng Phan Thiết và
Đơng Nam Cơn Đảo thì từ đáy [19].
Về biến động của tâm nước trồi ở Việt Nam, có thể nhận thấy sự phân bố tâm
vùng nước trồi trong tháng 7 từ 12o00’N đến 14o00’N và giới hạn phía Đơng vào
khoảng 111o30’E, trong tháng 8 tâm nước trồi dao động trong khoảng từ 12o00’N đến
14o00’N và giới hạn phía Đơng được mở rộng ra vào khoảng 114o00’E [28].
1.2. Tổng quan về phân bố nguồn lợi nhóm cá nục ở vùng biển Việt Nam
Ở Việt Nam nhóm cá nục chiếm ưu thế ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và vùng biển
Nam Trung Bộ ở cả hai mùa gió Đơng Bắc và Tây Nam, các vùng biển Đơng và Tây
Nam Bộ có mật độ phân bố của nhóm cá nục thấp hơn. Trong mùa gió Tây Nam,


11


nhóm cá nục phân bố khá đều ở vịnh Bắc Bộ và tập trung ở một số khu khác như
vùng biển Quảng Nam, vùng biển Khánh Hòa – Ninh Thuận. Trong mùa gió Đơng
Bắc, cá nục phân bố ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ với mật độ thấp hơn, chủ yếu tập trung
ở khu vực Bạch Long Vỹ và vùng biển Nghệ An – Hà Tĩnh. Ở Trung Bộ, vùng biển
Quảng Nam có mật độ phân bố của nhóm cá nục cao hơn so với mùa gió Tây Nam,
nhưng vùng biển Khánh Hịa – Ninh Thuận thì mật độ phân bố của nhóm giảm đi so
với ở mùa gió Tây Nam. Mùa gió Đơng Bắc, vùng biển ven bờ Bà Rịa – Vũng Tàu
có sự xuất hiện của nhóm cá nục với mật độ cao hơn so với các khu vực khác ở vùng
biển Đông Nam Bộ [9].
Hiện nay trên thế giới đã xác định có 12 lồi cá nục trong đó ở Việt Nam có 3 lồi
cá nục chính là cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá nục thuôn (Decapterus
macrosoma Bleeker) và cá nục đỏ đuôi (Decapterus kurroides Bleeker).
1.2.1. Cá Nục sồ
Cá Nục sồ - Decapterus maruadsi Temminck & Schlegel, 1844 thuộc họ cá Nục
Carangidae, bộ cá Vược Perciformes (Hình 2), phân bố rộng ở biển Việt Nam, bắt
gặp ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan, chủ yếu ở độ sâu 30-60m
(Bùi Đình Chung và đồng tác giả, 1998). Sản lượng khai thác cá Nục sồ chủ yếu ở
các nghề khai thác cá nổi như lưới vây, chụp mực, lưới kéo đáy… (Bộ thủy sản,
1996). Tỷ lệ sản lượng cá nục chiếm 14,8% sản lượng đánh bắt bằng lưới kéo và
13,8% sản lượng đánh bắt bằng lưới kéo tầng giữa ở biển Việt Nam. Ở vùng biển
vịnh Bắc Bộ, cá Nục sồ chiếm 1,58-12,54% sản lượng nhóm cá nổi đánh bắt bằng tàu
lưới kéo đáy (Nguyễn Viết Nghĩa, 2007), (theo trích dẫn của Nguyễn Xuân Huấn [9]).

Hình 2. Cá Nục sồ - Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1844)

12



Cá Nục sồ là một đối tượng được quan tâm nghiên cứu nhiều cả về đặc điểm sinh
học, sinh thái học và nguồn lợi. Các nghiên cứu về sinh học đặc biệt là sinh học sinh
sản của loài cá này đã được thực hiện, trong đó có thể kể đến kết quả nghiên cứu của
Lê Tự Cường (1985), Nguyễn Phi Đính (1991), Bùi Đình Chung và đồng tác giả
(1998), Đào Mạnh Sơn và đồng tác giả (2008), Phạm Huy Sơn và đồng tác giả (2011),
Trần Văn Cường và Lê Đức Giang (2013) và Nguyễn Thành Nam và cộng sự (2015).
Đặc điểm sinh học sinh sản cơ bản cá Nục sồ ở phía Tây vịnh Bắc Bộ:
Nghiên cứu của Phạm Huy Sơn và đồng tác giả (2011) về cá Nục sồ ở khu vực
phía Tây vịnh Bắc Bộ cho thấy, chiều dài dao động trong khoảng từ 4 - 28cm, tăng
dần từ tháng 6 năm trước đến tháng 2 năm sau, cá sinh trưởng nhanh nhất ở năm đầu
tiên và chậm dần ở các năm tiếp theo; cá cái thành thục và tham gia sinh sản hai lần
trong khi cá đực chỉ thành thục và tham gia sinh sản một lần trong năm; tháng 3 là
tháng đỉnh trong mùa vụ sinh sản. Lê Tự Cường (1985) cho rằng ở vịnh Bắc Bộ, mùa
đẻ của cá Nục sồ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 và đẻ rộ nhất vào các tháng 5, 6, 7
(theo trích dẫn của Nguyễn Xuân Huấn [9]).
Theo Hoàng Ngọc Sơn mùa sinh sản của cá Nục sồ ở vịnh Bắc Bộ diễn ra từ tháng
1 đến tháng 4 hàng năm, trong đó sinh sản mạnh nhất vào tháng 3 [26].
Đặc điểm sinh học sinh sản cá Nục sồ ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa:
Trần Văn Cường (2013) đã nhận định rằng, với các nghiên cứu trước đây cá Nục
sồ khai thác có kích thước dao động 6-23,9cm ở biển Việt Nam (Bùi Đình Chung,
1998), 11-26cm ở vịnh Bắc Bộ (Lê Tự Cường, 1985), 7-27cm ở giữa vịnh Bắc Bộ
(Đào Mạnh Sơn, 2008), 5-25cm ở giữa vịnh Bắc Bộ (Phạm Huy Sơn, 2011)… có
kích thước tương tự với cá Nục sồ đánh bắt ở vùng biển Thanh Hóa (6-26cm). Xét
chung cho lồi và giới đực hệ số thành thục trung bình biến động và đạt đỉnh duy nhất
vào thời điểm tháng 3, giới cái có 2 đỉnh khá rõ, hệ số thành thục đạt cao nhất ở tháng
3 sau đó giảm dần ở tháng 4 và tăng trở lại vào tháng 5; trên cơ sở đó nhận định rằng
mùa vụ sinh sản của cá nục sồ ở vùng biển Thanh Hóa từ tháng 3 đến tháng 5, cá đẻ
rộ vào tháng 3 [1].


13


Nguyễn Phi Đính (1991) đã chỉ ra sự khác biệt về mùa vụ sinh sản của cá Nục sồ
theo các vùng biển, cụ thể như sau: từ tháng 4 đến tháng 9 ở vùng biển Nam Bộ; từ
tháng 1 đến tháng 8 và đẻ rộ vào tháng 2, tháng 4 ở vịnh Bắc Bộ; từ tháng 3 đến tháng
4 và đẻ rộ vào tháng 4 ở vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An. Đồng thời tác giả cũng đã
chỉ ra rằng, cá Nục sồ đẻ trứng nổi và có thể đẻ 2-3 đợt trong mùa sinh sản. Như vậy,
kết quả nghiên cứu về mùa đẻ cá Nục sồ ở biển Thanh Hóa phù hợp với nghiên cứu
của Nguyễn Phi Đính (1991) ở vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An và ít nhiều có liên
quan đến mùa vụ sinh sản chung của cá Nục sồ ở vịnh Bắc Bộ (theo trích dẫn của
Nguyễn Xuân Huấn [9]).
Đặc điểm sinh học sinh sản cá Nục sồ ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, tỉnh
Thừa Thiên - Huế:
Đặc điểm sinh học sinh sản cá Nục sồ ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, tỉnh
Thừa Thiên - Huế dựa trên kết quả phân tích 257 mẫu cá thu ở khu vực nghiên cứu
trong thời gian từ 21-29/7/2015.
Tuyến sinh dục của 257 cá thể cá đã được xác định giai đoạn thành thục, kết quả cho
thấy tất cả các cá thể đều chưa chín sinh dục (đều ở giai đoạn I, II, III), trong đó đa số đang
ở giai đoạn II (87,16%). Do vậy thời gian thu mẫu (tháng 7) không phải là thời gian sinh
sản của cá Nục sồ ở cửa sông Thuận An, nên chưa thể đánh giá được mùa vụ sinh sản
nhóm cá nục trong khu vực này (theo trích dẫn của Nguyễn Xuân Huấn [9]).
Một số nghiên cứu về cá Nục sồ của các tác giả khác:
Nguyễn Viết Nghĩa (2018) chỉ ra rằng, cá Nục sồ ở biển Việt Nam đẻ rải rác quanh
năm với 2 thời điểm đẻ rộ vào tháng 3, tháng 4 và tháng 7, tháng 8 [24].
Lê Tự Cường (1985) đã chỉ ra sự khác biệt về mùa vụ sinh sản của cá Nục sồ theo
các vùng biển, cụ thể như sau: Ở vùng biển phía Nam, cá Nục sồ có khả năng đẻ hai
lần trong một năm, mùa đẻ chính từ tháng 4 đến tháng 9, đẻ rộ nhất vào các tháng 6
– 7, mùa đẻ phụ từ tháng 10 đến tháng 3, đẻ rộ vào các tháng 1 – 2.
Theo Vũ Việt Hà ở vùng biển miền Trung, cá trích, cá nục và cá ngân chiếm ưu

thế trong mùa gió Tây Nam với tỉ lệ tương ứng là 23% (cá trích), 20% (cá nục) và cá

14


ngân (15%). Trong mùa gió Đơng Bắc, các nhóm cá bạc má, cá nục và cá hố chiếm
ưu thế với tỉ lệ tương ứng là 28% (cá bạc má), 26% (cá nục) và 15% (cá hố) [3].
1.2.2. Cá Nục thuôn
Cá Nục thuôn - Decapterus macrosoma thuộc họ cá Nục Carangidae, bộ cá Vược
Perciformes sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới phân bố thuộc Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, bắt gặp từ vùng biển Đông châu Phi (khơng có ở Hồng Hải),
vịnh Pecxich, tới Malaixia, Indonexia và biển Arafura, từ vịnh California tới Peru .
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, cá Nục thuôn phân bố từ vùng nước ven bờ
tới khu vực xa bờ, nhưng chủ yếu ở độ sâu 20 - 140m (Fishbase, 2004).
Cá Nục thn là nhóm cá nổi có đời sống tương đối ngắn, sinh trưởng nhanh,
thành thục sớm và có tập tính di cư theo mùa sinh sản. Ở biển Việt Nam, cá Nục
thuôn phân bố ở hầu hết các vùng biển, từ vịnh Bắc Bộ cho tới vịnh Thái Lan. Theo
nghiên cứu của Phạm Thược (2001), sản lượng cá Nục thuôn của Việt Nam từ năm
1975 đến năm 1995 đạt khoảng 17.022 tấn, đứng thứ 17 trong tổng sản lượng các
lồi cá kinh tế.

Hình 3. Cá Nục thn - Decapterus macrosoma Bleeker, 1851
Những dẫn liệu về đặc điểm sinh học cá Nục thuôn được nêu dưới đây là kết quả
phân tích 1.347 cá thể cá đánh bắt ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Thành phần chiều dài: Trong tổng số mẫu đo chiều dài và cân khối lượng 596 cá
đực, cá thể nhỏ nhất có chiều dài 16cm, khối lượng 55g, cá thể lớn nhất có chiều dài
24,1cm, khối lượng 175g. Tổng số mẫu đo chiều dài và cân khối lượng cho con cái

15



là 751 mẫu, cá thể nhỏ nhất có chiều dài 16cm, khối lượng 5g, cá thể lớn nhất có
chiều dài 24,1cm, khối lượng 185g.
Tương quan chiều dài – khối lượng: Chiều dài và khối lượng là hai đại lượng có
mối quan hệ mật thiết, trong quá trình lớn lên của cơ thể, cá có xu hướng đồng sinh
trưởng hay dị sinh trưởng, tùy thuộc vào loài, giai đoạn và điều kiện mơi trường sống.
Trên cơ sở phân tích số liệu về chiều dài và khối lượng, các hệ số a, b trong phương
trình tương quan chiều dài khối lượng W = a*FLb đã được xác định cho riêng cho
từng giới tính và tính chung cho cá Nục thn ở biển vịnh Bắc Bộ.
Đặc điểm sinh sản: mùa vụ sinh sản của cá Nục thuôn ở vịnh Bắc Bộ giống với
mùa sinh sản của cá Nục thuôn ở vịnh Thái Lan, tức là thời điểm sinh sản cao độ tập
trung từ tháng 1 đến tháng 4.
1.2.3. Cá Nục đỏ đi

Hình 4. Cá nục đỏ đuôi - Decapterus kurroides
Cá nục đỏ đuôi hay còn gọi là cá nục đỏ, cá nục giời, là một loài cá nục trong
họ Carangidae, phân bố ở khu vực xa bờ miền Trung tuy nhiên các công trình nghiên
cứu về chúng ở biển Việt Nam vẫn cịn hạn chế.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cơng tác nghiên cứu đánh giá nguồn lợi sinh vật biển nói chung và cá nổi nhỏ nói
riêng ở Việt Nam đã được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX, giai đoạn trước
năm 1960 tập trung chủ yếu vào việc điều tra khu hệ, thành phần loài, đánh giá năng
suất, sản lượng khai thác của các nghề lưới kéo đáy. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu
được cơng bố trong đó chủ yếu là các kết quả điều tra khu hệ cá và mơ tả một số lồi

16


cá ở biển Trung Bộ, Nam Bộ, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ. Hải dương học nghề cá
Việt Nam cũng đã từng bước được đầu tư nghiên cứu ngày một quy mô hơn, những

tài liệu, mẫu vật thu thập được trong giai đoạn này là những tư liệu quý giá cho các
nghiên cứu chuyên sâu về đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam.
Giai đoạn thập niên 70 đến trước những năm 2000 các nghiên cứu tập trung chủ
yếu vào đối tượng cá nổi nhỏ, kết quả đã xác định được nguồn lợi, ngư trường của
một số lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá nục, cá mối thường, cá mối vạch, cá
cơm... bổ sung những số liệu đáng tin cậy về điều kiện tự nhiên, môi trường biển, các
bãi đẻ, các đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế. Phạm vi điều tra tương đối
rộng, từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Về thiết bị, công
nghệ sử dụng để điều tra khá đồng bộ và hiện đại: thiết bị thủy âm, thiết bị hải dương
học, thủy sinh vật.
Từ những năm 2000 đến nay công tác điều tra nguồn lợi đã được chú trọng hơn
cả về chất và về lượng, gắn liền với sự phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn này.
Các nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu: i) Đánh giá trữ lượng nguồn lợi, đặc biệt
là ở vùng biển xa bờ phục vụ công tác quản lý; ii) Nghiên cứu dự báo ngư trường
khai thác phục vụ sản xuất; iii) Nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn và phát
triển nguồn lợi. Các nghiên cứu đã bước đầu có sự gắn kết đồng bộ giữa nguồn lợi mơi trường, nguồn lợi - nghề cá.
Mỗi lồi sinh vật biển nói chung và nhóm cá nục nói riêng luôn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường cùng sự biến động của chúng, nhiệt độ bề mặt biển là một
trong những nhân tố rất quan trọng. Đối với hoạt động nghề cá nhiệt độ bề mặt nước
biển được xem là chỉ số trực tiếp liên quan đến các khu tập trung của đàn cá hoặc gián
tiếp thông qua sự ảnh hưởng của chúng đến khu vực tập trung thức ăn cho cá. Nhiệt độ
bề mặt biển có thể ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của hầu hết các lồi cá, tuy nhiên
nhiều khi sự ảnh hưởng đó không trực tiếp mà thông qua một mối quan hệ khác như dị
thường nhiệt độ, gradien nhiệt độ theo phương ngang, thẳng đứng... Ở vùng biển Đông
Nam Việt Nam điều kiện động lực phức tạp gây nên độ bất đồng nhất khá lớn về độ

17


dày lớp tựa đồng nhất và lớp nhảy vọt nhiệt độ. Về mùa hè, lớp nhảy vọt nhiệt độ

nằm gần mặt biển nhất ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết và Đông Nam Côn Đảo,
chứng tỏ rằng ở những vùng biển này xảy ra hiện tượng nước trồi với cường độ mạnh.
Về mùa đơng ở dải ven bờ Bình Định, Phú Yên hiện tượng nước chìm làm cho lớp
nhảy vọt nhiệt độ lún sâu xuống dưới. Ở các vùng nước trồi độ dày lớp nhảy vọt nhiệt
độ thường bị mở rộng trong các mùa chuyển tiếp [19].
Trần Anh Tú nghiên cứu biến động khu vực nước lạnh ven bờ Tây Biển Đơng và
đưa ra kết luận, các yếu tố khí tượng thủy văn Biển Đơng có liên quan đến hiện tượng
nước trồi và nước lạnh, hầu hết các tháng 1 trong 17 năm (1993 – 2009) đều có lưỡi
nước lạnh với ngưỡng nhiệt độ nước tầng mặt 25,5oC [28]. Theo Lê Phước Trình
trong mùa gió Tây Nam khi hiện tượng nước trồi trong vùng biển Nam Trung Bộ xuất
hiện có một số nơi trên diện tích bề mặt của biển, nhiệt độ nước giảm và độ muối tăng
cao so với các nơi khác; nhiệt độ nước ở các trạm ngoài khơi Nha Trang giảm xuống
dưới 27oC, ngoài Phan Thiết dưới 26oC, độ muối tăng lên trên 34‰, trị số đặc trưng
trung bình lớp đồng nhất tầng mặt về nhiệt độ là trên 29 oC, còn về độ muối ở vùng
ven bờ chịu ảnh hưởng bởi lượng nước ngọt có giá trị dưới 33,8‰ [27]. Nguyễn Văn
Hướng (2017) đã chỉ ra cấu trúc nhiệt độ ở vùng biển Đông Nam Bộ có nhiều nét đặc
trưng theo mùa, mùa đơng có khối nước lạnh ép sát bờ từ phía Bắc đi xuống tạo nên
dải nước lạnh ven bờ Ninh Thuận đến Cà Mau, mùa hè nhiệt độ trung bình nước tầng
mặt ít thay đổi theo không gian và xuất hiện những khu vực nước trồi, nước chìm là
nơi có điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển [15].
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Hoàn và nnk tại vùng biển Phú Yên – Bến Tre
nhiệt độ, độ muối nước biển có sự biến động mùa khá lớn, đặc biệt nhiệt độ nước
biển. Vào mùa đông nhiệt độ khá thấp, giảm nhẹ theo độ sâu dần tới đáy, độ muối
khá nhỏ, tăng dần tới độ sâu khoảng 5m, sau đó gần như khơng đổi tới đáy. Nhiệt độ
trung bình 25,44 - 25,63oC, độ muối trung bình 32,87- 32,98‰ trại trạm đo Vân
Phong. Nhiệt độ trung bình 25,76 – 25,79oC, độ muối trung bình 33.31‰ tại trạm đo
Phú Quý. Vào mùa hè, nhiệt độ khá cao, giảm dần tới đáy, độ muối cao, giảm dần tới
độ sâu khoảng 5m rồi gần như không đổi tới đáy. Nhiệt độ trung bình 27,56 – 28,96oC,

18



độ muối trung bình 33,78 – 33,83‰ tại trạm đo Vân Phong. Nhiệt độ trung bình 30,53
– 30,62oC, độ muối trung bình 33,55‰ tại trạm đo Phú Quý [4].
Nguyễn Hữu Huân đánh giá rằng hàm lượng chlorophyll a ở ven bờ tỉnh Bình
Định trong mùa khơ thấp hơn nhiều so với mùa mưa, hàm lượng chlorophyll a thay
đổi đáng kể theo thời gian, không gian, cao hơn vịnh Bắc Bộ và vùng nước trồi mạnh
Nam Trung Bộ [6].
Bùi Hồng Long đánh giá theo phương ngang, hàm lượng chlorophyll a biến thiên
trên tồn vùng nghiên cứu trong đó hình thành các tâm chlorophyll a rõ rệt ở các khu
vực: cửa sông Mê Kơng, Nam Bình Thuận và Bắc Khánh Hịa. Đặc biệt, các lớp nước
trên cùng (trong khoảng 0 – 60m), sự biến thiên khá mạnh và các tâm chlorophyll a
cao khá rõ. Trong mùa gió Tây Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hoạt động mạnh của
nước trồi, hàm lượng chlorophyll a trong vùng thềm lục địa Nam Việt Nam cao hơn
đáng kể so với thời kỳ khơng có hoạt động của nước trồi - thời kỳ chuyển tiếp giữa
mùa gió Đơng Bắc sang mùa gió Tây Nam (0,485 – 0,647 mg/m3 trong mùa gió Tây
Nam so với 0,174 – 0,334 mg/m3 trong thời kỳ chuyển tiếp). Ngoài ra, trong mùa gió
Tây Nam, có sự hình thành các tâm chlorophyll a cao ở các tầng nước, nhất là trong
lớp nước ưu quang (0 – 60m), chúng vận động và di chuyển khá phức tạp trong cột
nước. Trong khi trong mùa chuyển tiếp, sự hình thành các tâm chlorophyll a cao
khơng rõ ràng, các vùng chlorophyll a cao và thấp xen kẽ nhau dạng “da báo” [21].
Nguyễn Văn Hướng (2017) đã chỉ ra các đặc trưng của cấu trúc thẳng đứng, ngang
của trường nhiệt biển và nguồn thức ăn có vai trị quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp
đến tập tính của các đối tượng cá khai thác, mối quan hệ cá – mơi trường được cụ thể
hóa bằng mối quan hệ giữa CPUE với các đặc trưng cấu trúc nhiệt biển và năng suất
sinh học bậc thấp [16]. Bùi Thanh Hùng đã đánh giá vai trò quan trọng của các cấu
trúc hải dương như hoạt động nước trồi, front, cấu trúc nhiệt muối, hàm lượng
chlorophyll a... đối với phân bố nguồn lợi cá biển, trong đó đánh giá vùng nước trồi
tại khu vực Nam Trung Bộ xuất hiện trong thời kỳ tháng 6 đến tháng 8 năm 2012 và
suy yếu hẳn trong thời kỳ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012 [11].


19


Theo Nguyễn Kim Vinh trong mùa gió Tây Nam dịng chảy có hướng chủ đạo là
Tây Nam - Đơng Bắc, rất thuận lợi cho quá trình hình thành nước trồi vùng bờ, trong
lớp nước tầng mặt, từ bề mặt biển xuống độ sâu khoảng 50m tồn tại dịng chảy có
hướng Bắc, giá trị của thành phần kinh tuyến có thể đạt trên 35cm/s. Trong mùa gió
mùa Đơng Bắc, dịng chảy hướng Nam dưới lớp nước tầng mặt vẫn tồn tại, tốc độ lớn
nhất đo được cũng vượt trên 100cm/s, hệ dòng chảy này tạo nên điều kiện động lực
thuận lợi cho quá trình hình thành nước chìm (sinking), tuy nhiên giá trị tốc độ ở đây
đạt trên 100cm/s, quá cao đối với một dịng chảy dưới tầng mặt, cần có những đo đạc
tiếp theo để kiểm tra [29]. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hải dương đến sự
phân bố của cá nục và cá bạc má ở vùng biển vịnh Bắc Bộ của Nguyễn Viết Nghĩa
đã chỉ ra sự phân bố của cá nục có sự liên hệ khá chặt chẽ với độ cao mực biển và các
yếu tố hải dương như: nhiệt độ, chlorophyll a, độ sâu [24].
Phạm Sỹ Hoàn với kết quả khá lý thú và được xem là mới đó là phát hiện ra có
một bộ phận dòng tách bờ chảy ra biển theo sườn lục địa, thấy rõ nhất ở ngoài vịnh
Nha Trang ở độ sâu trên 50m trong mùa gió Tây Nam năm 2010; tuy nhiên chưa giải
thích được bản chất cũng như quy luật của nó, cần có những điều tra, nghiên cứu sâu
hơn nữa để hiểu thêm về hệ dòng chảy này [5]. Cũng với nghiên cứu của ông và nnk
cho vùng biển Phú Yên – Bến Tre, tốc độ dòng chảy mùa hè nhỏ hơn mùa đông.
Trong mùa hè, khu vực phía Bắc nhỏ hơn phía Nam và ngược lại trong mùa đơng,
sóng trong mùa đơng lớn và ổn định hơn mùa hè, khu vực phía Bắc lớn hơn phía
Nam, trong mùa đơng có thể đạt 2- 3,4m, mùa hè đạt 1,2m- 1,7m [4].
Phạm Xuân Dương nghiên cứu về dòng hải lưu Tây Bắc Thái Bình Dương bằng
mơ hình số (ROMS) với kết luận: tồn tại dịng xiết phía Tây Bắc Thái Bình Dương
chảy liên tục từ phía Bắc xuống phía Nam, đi dọc từ vùng biển phía Đơng bờ Đài
Loan – Trung Quốc xuống dọc bờ biển Việt Nam, xuất hiện và tồn tại nhiều vực xoáy
ở các vùng khác nhau ở vùng phía Tây Bắc Thái Bình Dương với đường kính có thể

lên tới hàng trăm kilơmet, vực xốy có điểm chung là phần phía Tây vực xốy thường
là dịng hải lưu mạnh phía Tây tạo nên [2].

20


Như vậy, có thể thấy cơng tác điều tra nghiên cứu, đánh giá biến động của các
trường hải dương ở biển Việt Nam nói chung và vùng biển Nam Trung Bộ nói riêng
đã được thực hiện rất sớm, đã cung cấp số lượng số liệu lớn về các yếu tố hải dương
môi trường biển, đưa ra bức tranh tổng thể theo các mùa gió về đặc điểm cấu trúc của
một số yếu tố như nhiệt độ, độ muối, dòng chảy biển, chlorophyll a… xác định được
các khu vực nước trồi, nước chìm ở Biển Đơng.
Bên cạnh đó nghiên cứu tác động tổng hợp môi trường – sinh vật – con người đã
trở thành hướng nghiên cứu dễ dàng hơn cho việc dự báo biến động nguồn lợi cá
trong vài chục năm gần đây. Theo hướng này trong việc đánh giá biến động nguồn
lợi đàn cá khai thác thì các điều kiện hải dương và sinh học được coi là quan trọng
như nhau. Cho đến nay, hầu hết các cơng trình nghiên cứu dự báo biến động nguồn
lợi cá trên thế giới đều dựa trên việc phân tích các mối tương tác khí tượng hải dương
– sinh vật.
Lê Đức Tố và nnk (1995) đã xây dựng các luận cứ khoa học liên quan đến các bài
toán dự báo trong lĩnh vực hải dương học nghề cá ở vùng biển Việt Nam. Cơng trình
đã chỉ rõ vai trị quan trọng của sự biến động các trường khí tượng, hải dương tới biến
động phân bố và sản lượng cá khai thác, chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu chúng
một cách cơ bản, khoa học phục vụ công tác dự báo cá. Các cấu trúc hải dương được
quan tâm như: hoạt động nước trồi, các front… tuy nhiên sự thiếu hụt và tính không
đồng bộ của nguồn dữ liệu thống kê làm cho việc xây dựng mơ hình dự báo cịn nhiều
hạn chế (theo trích dẫn của Nguyễn Văn Hướng [18]).
Đinh Văn Ưu và nnk (2004) đã xây dựng mơ hình dự báo khai thác cá ngừ đại
dương, dựa trên phân tích mối quan hệ giữa năng suất khai thác cá ngừ đại dương và
các cấu trúc hải dương có liên quan, phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam.

Kết quả của cơng trình này đã dự báo được các trường hải dương và ngư trường trên
quy mô lớn, đã đánh dấu bước khởi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng mơ
hình dự báo cá khai thác tại vùng biển xa bờ, trên cơ sở gắn kết ngư trường với các

21


cấu trúc hải dương đặc trưng. Tuy nhiên do nguồn dữ liệu hải dương và cơ sở dữ liệu
cá còn tồn tại độc lập và ít có sự chia sẻ, tương tác lẫn nhau.
Đoàn Bộ và nnk đã gắn kết một cách logic và có cơ sở khoa học các mối quan hệ
giữa ngư trường khai thác (cá ngừ) và các cấu trúc vừa và nhỏ các yếu tố môi trường
biển cơ bản (26 đặc trưng cấu trúc nhiệt biển và năng suất sinh học), đã phản ánh
được mối quan hệ “ngư trường – sinh học – môi trường”. Tuy nhiên đối tượng chủ
yếu nhằm vào hải sản xa bờ (cá nổi lớn), chưa áp dụng cho các loài cá nổi nhỏ. Đoàn
Bộ và nnk từ năm 2013 – 2015 đã nghiên cứu triển khai qui trình cơng nghệ dự báo
ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam,
đã có được mơ hình và quy trình cơng nghệ dự báo ngư trường hạn ngắn khá hoàn
thiện, được phát triển theo hướng tiếp cận mối quan hệ “cá – môi trường” dựa trên
phương trình hồi quy đồng pha giữa CPUE nghề cá (Catch Per Unit Effort) - đối
tượng nghiên cứu dành cho nhóm các loài cá ngừ đại dương và các yếu tố hải dương
– mơi trường biển.
Cơng trình nghiên cứu của Bùi Thanh Hùng về mối tương quan giữa cá nổi nhỏ
và cấu trúc các trường hải dương ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, cho thấy mối
tương quan cá – môi trường biểu hiện tốt nhất trong tháng 12 (R=0,7) và yếu nhất ở
tháng 4 (R=0,45). Tồn tại mối tương quan giữa cá nổi nhỏ với cấu trúc các trường
thủy động lực học và môi trường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, và sự thay đổi của cấu
trúc các trường thủy động lực, môi trường đã ảnh hưởng đến phân bố cá nổi nhỏ trong
vùng biển nghiên cứu [13]. Bên cạnh đó cũng trong chính luận án của mình về nghiên
cứu cấu trúc các trường thủy động lực và môi trường vùng biển phía Tây vịnh Bắc
Bộ phục vụ dự báo ngư trường, tác giả chỉ ra rằng hướng tiếp cận mối quan hệ “cá môi trường” là giải pháp đúng trong nghiên cứu sự phân bố, biến động và khả năng

tập trung hay phân tán của các đàn cá biển; đồng thời cũng là cơ sở phương pháp luận
xây dựng dự báo ngư trường hạn ngắn. Hướng tiếp cận này đã được nhiều nước trên
thế giới quan tâm nghiên cứu và đang từng bước triển khai nghiên cứu ứng dụng trong
dự báo ngư trường ở Việt Nam; đồng thời đưa ra mối quan hệ giữa mật độ cá nổi nhỏ
với một số đặc trưng cơ bản của cấu trúc thủy động lực và mơi trường vùng biển phía

22


Tây vịnh Bắc Bộ như: nhiệt độ, dị thường nhiệt mặt, gradient ngang nhiệt mặt, độ
muối, gradient ngang độ muối và tốc độ dòng chảy [14].
Tác giả Nguyễn Văn Hướng đã nghiên cứu xác định bộ chỉ số thích ứng sinh thái
của cá chỉ vàng ở vùng biển Đông Nam Bộ với nhận xét năng suất khai thác có mối
quan hệ cao với các yếu tố hải dương, môi trường biển, mùa gió Đơng Bắc có 5 yếu
tố mơi trường chính, trong khi đó mùa gió Tây Nam có 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự biến đổi của năng suất khai thác cá chỉ vàng ở vùng biển Đông Nam Bộ [17]. Luận
án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hướng về nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc hải dương
và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Đông Nam Bộ đã sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhiều biến và phương pháp xác định bộ chỉ
số thích ứng sinh thái để nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất khai thác cá ngừ
vằn, cá ngừ chấm, cá chỉ vàng và các yếu tố hải dương - môi trường biển, tác giả đã
đưa ra bộ chỉ số thích ứng sinh thái cho từng đối tượng cụ thể [18].
Hiện nay (giai đoạn 2018 – 2020) đề tài đã và đang triển khai: “Nghiên cứu dự
báo ngư trường khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam” mã số KC.09.19/2620 do Bùi Thanh Hùng làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Hải sản làm chủ trì. Với các
nội dung chính là: i) Xây dựng, phát triển, hoàn thiện và cập nhật hệ thống thông tin
các cơ sở dữ liệu phục vụ dự báo ngư trường khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển
Việt Nam; ii) Nghiên cứu các cơ sở khỏa học xây dựng và phát triển quy trình cơng
nghệ dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ hạn mùa và tháng ở biển Việt Nam; iii)
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống công cụ dự báo cấu trúc các trường hải dương và dự
báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam; iv) Nghiên cứu triển khai các

mơ hình và quy trình dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ (hạn mùa, hạn tháng,
giai đoạn 2019 – 2020), kiểm chứng và đánh giá hiệu quả các bản dự báo ngư trường.
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu phân bố và biến động nguồn lợi hải sản nói chung
và ngư trường nói riêng là một hướng ưu tiên phát triển của sinh học biển và hải
dương học nghề cá, nhất là ở các quốc gia có các đội tàu đánh bắt xa bờ và đại dương
mạnh như Mỹ, Nhật, Nga, Nauy, Hàn Quốc, Đài Loan v.v… Đã có nhiều cơng trình

23


nghiên cứu thành công mối quan hệ giữa các yếu tố hải dương (nhiệt độ, độ muối,
dịng chảy, ơ xy hòa tan...) với năng suất sinh học sơ cấp trong chuỗi thức ăn (thực
vật phù du, động vật phù du, chlorophyll a...) đối với nhiều loài cá khác nhau, dự báo
chúng cho ngư dân khai thác. Đối với mỗi loài cá ở các vùng biển khác nhau người
ta dùng các yếu tố mơi trường khác nhau trong mơ hình dự báo, do vậy việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa cá với các yếu tố môi trường và lựa chọn các yếu tố mơi trường
để dự báo cho từng lồi cụ thể là rất quan trọng. Sau đây luận văn sẽ nêu lên một số
cơng trình nghiên cứu trên thế giới trong thời gian gần đây.
Viga Ananda Wicaksono và nnk (2019) trích xuất hình ảnh vệ tinh Aqua-MODIS
từ năm 2013 đến 2017 thấy sự thay đổi nồng độ chlorophyll a xung quanh nước biển
Pekalongan, trung tâm biển Java, Indonesia. Sự thay đổi nồng độ chlorophyll a được
sử dụng như là một chỉ số để đánh giá khu vực đánh cá tiềm năng của loài cá Nục sồ
(Shortfin Scad). Nghiên cứu của Viga Ananda Wicaksono cho thấy rằng nồng độ
trung bình của hàm lượng chlorophyll a từ năm 2013 - 2017 trong nước biển dao
động trong khoảng 0,16 - 1,55mg/m3. Kết quả của thử nghiệm hồi quy tuyến tính
cho thấy chlorophyll a là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng cá
Nục sồ 23%, các yếu tố khác ảnh hưởng 77% [35].
Theo Avrionesti và M R Putri (2018) nhóm cá nục ở biển Java và Tây Kalimantan
chủ yếu đánh bắt ở độ sâu khoảng 40 - 70m, chúng sống ở vùng nước ấm (hơn 26°C)

với độ mặn lớn hơn 30‰, pH hơn 7,75 và nồng độ oxy hòa tan (DO) lớn hơn 4,2ml/l.
Phân tích dữ liệu được lấy từ World Ocean Atlas 2013, NCEP và kết quả của mơ
hình số, Avrionesti đưa ra đánh giá sự thay đổi của các điều kiện hải dương học theo
mùa có tác động đến ngư trường tiềm năng của nhóm cá nục, khu vực dự báo đánh
bắt ở độ sâu 20m, mùa chuyển tiếp thứ hai ở độ sâu 40m, thời gian đánh bắt nên được
thực hiện trong mùa mưa theo ngư trường tiềm năng [30].
Jogi Arleston, Endang Yuli, Aida Sartimbul nghiên cứu mối liên kết của cá Nục
sồ với sự thay đổi nhiệt độ nước biển tầng mặt do hiện tượng Enso ở eo biển Bali,
kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nhiệt độ ở eo biển Bali đã tăng lên trong các
năm 2005, 2009, 2010, 2013 và 2014, trong khi năm 2004, 2006, 2007, 2008, 2011,

24


2012 và 2015 nhiệt độ có xu hướng giảm. Khi xảy ra hiện tượng El Nino, nhiệt độ
nước biển tầng mặt ở eo biển Bali đã giảm trong khoảng 25,11oC – 25,55oC, khi LaNina xảy ra, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở eo biển Bali đã tăng trong khoảng 20,51oC
– 31,70oC. So sánh giữa nhiệt độ bề mặt với sản lượng đánh bắt của cá Nục sồ ở eo
biển Bali cho thấy mối tương quan cao và sản lượng đánh bắt cá tốt. Tuy nhiên, khơng
thích hợp để bắt cá Nục sồ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 [32].
X. Chen, G. Li, B. Feng và S.Tian (2009), đã dùng chỉ số thích nghi sinh thái HSI
(Habitat suitability index) để dự báo các khu vực khai thác tiềm năng của cá Thu nhật
(Scomber japonicus) ở biển Hoa Đông. Kết hợp số liệu năng suất đánh bắt và dữ liệu
hải dương từ viễn thám thu thập trong nhiều năm, các tác giả đã chỉ ra rằng hơn 90%
tổng sản lượng cá Thu nhật đánh bắt được xuất hiện ở các khu vực có dải nhiệt độ bề
mặt biển từ 28,0°C đến 29,4°C, độ muối bề mặt biển từ 33,6-34,2‰, hàm lượng
chlorophyll a trong khoảng 0,15-0,50mg/m3 và dị thường chiều cao của bề mặt biển
từ -0,1 đến 1,1m. Trong bốn mơ hình HSI thơng thường, mơ hình trung bình số học
(AMM) được đánh giá phù hợp nhất theo phân tích tiêu chí thơng tin Akaike [36].
Dabin Lee và nnk (2018) đã chỉ ra khoảng thích ứng sinh thái (HSI) của cá thu
nhật (Scomber japonicus) ở Biển Đông Nhật Bản và Biển Nam của Hàn Quốc, kết

quả cho thấy hơn 80% tổng sản lượng đánh bắt được ở khu vực có nhiệt độ nước biển
bề mặt từ 14,72 - 25,72oC, hàm lượng chlorophyll a từ 0,30 - 0,92 mg.m-3, và năng
suất sơ cấp từ 523,7 - 806,46mgC.m−2.d−1. Dựa trên những kết quả này HSI hàng
tháng về khí hậu ước tính từ năm 2002 đến năm 2016 cho thấy rõ rằng vùng đất trú
đơng của cá thu nhật thường hình thành ở Biển Nam của Hàn Quốc, trùng với phân
bố đánh bắt trong cùng thời kỳ. Kết quả này cho thấy rằng theo ước tính HSI có thể
đưa ra một dự báo đáng tin cậy về ngư trường cho cá Thu nhật ở Biển Đông Nhật
Bản và Biển Nam của Hàn Quốc [31].
Suhartono Nurdin và nnk (2015) đã xác định các vùng đánh bắt tiềm năng của cá
bạc má (Rastrelliger kanagurta) dựa trên phân tích mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt
biển (SST) và chlorophyll a. Kết quả chỉ ra rằng có sự tương quan dương giữa SST

25


×