Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, thủy điện đến tình hình lũ lụt sông thạch hãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

NGUYỄN DUY HOÀN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN ĐẾN
TÌNH HÌNH LŨ LỤT SÔNG THẠCH HÃN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

NGUYỄN DUY HOÀN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN ĐẾN
TÌNH HÌNH LŨ LỤT SÔNG THẠCH HÃN

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60 44 02 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN TIỀN GIANG

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn cao học “nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của các cơng trình
thủy lợi. thủy điện đến tình hình lũ lụt sơng Thạch Hãn” đƣợc thực hiện tại khoa
Khí tƣợng Thủy văn và Hải dƣơng học thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên.
Đại học Quốc gia Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS.Nguyễn Tiền
Giang. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Tiền Giang ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo khoa Khí tƣợng Thủy văn và
Hải dƣơng học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng nhƣ trau dồi kiến thức để
hoàn thiện khóa luận này. Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ. động viên em rất nhiều trong học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và kinh nghiệm hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cơ và các bạn để khóa
luận đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Tác giả


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN .........................1
1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................1
1.2 Địa hình. địa mạo................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3 Địa chất. thổ nhƣỡng .............................................................................................3
1.4 Thảm thực vật ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 Khí hậu ............................................................... Error! Bookmark not defined.

1.6 Thủy văn ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.7 Hệ thống hồ chứa trên lƣu vực sông Bến Hải-Thạch Hãn ..................................15
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................18
2.1. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của hồ tới dòng chảy lũ ...............20
2.1.1 Phƣơng pháp thống kê. xử lý số liệu ................................................................20
2.1.2. Phƣơng pháp mơ hình hóa ..............................................................................21
2.1.3. Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của hồ tới dịng chảy lũ ............21
2.2 Cơ sở lý thuyết mơ hình MIKE-NAM và HEC-RESSIM ..................................22
2.2.1 Mơ hình mƣa rào-dịng chảy MIKE-NAM ......................................................22
2.2.2 Mơ hình HEC-RESSIM ...................................................................................29
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI ĐẶC TRƢNG DỊNG CHẢY LŨ VỰC
SƠNG THẠCH HÃN TRƢỚC VÀ SAU KHI CÓ HỐ CHỨA ...............................42
3.1. Hệ thống hồ chứa trên sông Thạch Hãn .............................................................42
3.2. Đánh giá sơ bộ ảnh hƣởng của các cơng trình hồ chứa đến dịng chảy lũ .........42
3.3 Lựa chọn hồ chứa Rào Quán vận hành giảm lũ cho hạ du .................................43
3.3.1 Tiêu chí lựa chọn ..............................................................................................43
3.3.2 Hồ chứa đƣợc lựa chọn ....................................................................................44
3.4 Ứng dụng mơ hình thủy văn MIKE-NAM để tính tốn q trình lũ đến hồ chứa
Rào Quán. các khu giữa và hoàn nguyên lũ ở hạ du .................................................51
3.4.1 Số liệu sử dụng .................................................................................................51
3.4.2 Nghiên cứu phân chia lƣu vực sông suối. thiết lập mơ hình tính ....................51
3.4.3 Hiệu chỉnh và kiểm định cho trạm Gia Vịng trên sơng Bến Hải ....................54


3.4.4 Thiết lập mơ hình .............................................................................................56
3.4.5 Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mơ hình MIKE-NAM ......................................59
3.4.6. Kết quả tính lƣu lƣợng đến hồ Rào Quán .......................................................62
3.4.7 Kết quả hoàn nguyên lũ tại Thạch Hãn ............................................................63
3.5 Vận hành hồ chứa bằng mơ hình HEC-RESSIM ................................................67
3.6 Đánh giá sự ảnh hƣởng của hồ chứa tới dòng chãy lũ ........................................71

3.7 Kết quả điều tiết hồ chứa Rào Quán ...................................................................72
3.8 Đánh giá tác động của hồ chứa đến dòng chảy lũ ở hạ du tại Rào Quán ............74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76
1. Các kết quả đạt đƣợc ..........................................................................................76
2. Hạn chế của luận văn ..........................................................................................77
3. Kiến nghị ............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả phân mùa mƣa – mùa khô ở tỉnh Quảng Trị .................................8
Bảng 1.2. Phân phối mƣa năm theo các tháng tại các trạm đo mƣa trên lƣu vực sông
Thạch Hãn ...................................................................................................................9
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng tại một số trạm (oC) ........................................10
Bảng 1.4. Độ ẩm tƣơng đối tại trạm Đông Hà (%) ...................................................10
Bảng 1.5. Bốc hơi bình qn tháng trạm Đơng Hà (mm) .........................................10
Bảng 1.6. Số giờ nắng trạm Đông Hà (giờ) ..............................................................10
Bảng 1.7. Đặc trƣng hình thái 2 lƣu vực sơng Bến Hải và Thạch Hãn.....................12
Bảng 1.8: Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sông Thạch Hãn ............5
Bảng 1.9. Một số đặc trƣng dòng chảy năm các lƣu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị ...... 13
Bảng 1.10. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) của các trạm đại
biểu trên vùng nghiên cứu .........................................................................................13
Bảng 1.11. Phân loại hồ chứa theo dung tích hồ.......................................................15
Bảng 1.12. Một số hồ chứa trên lƣu vực sông Bến Hải-Thạch Hãn .........................17
Bảng 3.1. Thủy điện bậc thang trên dịng chính sơng Đăkrơng ................................19
Bảng 3.2. Thủy điện tạo cƣờng suất lũ cao ở hạ du tại trạm Đăkrông .....................43
Bảng 3.3. Danh mục một số cơng trình hồ chứa trên lƣu vực sơng Thạch Hãn .......45
Bảng 3.4. Thông số kỹ thuật hồ chứa Rào Quán ......................................................47
Bảng 3.5. Nguyên tắc vận hành hồ chứa Rào Quán..................................................50
Bảng 3.6. Danh sách các lƣu vực bộ phận hệ thống sông Bến Hải ..........................52

Bảng 3.7. Danh sách các lƣu vực bộ phận hệ thống sông Thạch Hãn ......................52
Bảng 3.8. Trọng số mƣa và diện tích các tiểu lƣu vực trong lƣu vực sông Bến HảiThạch Hãn .................................................................................................................54
Bảng 3.9. Thông số của mơ hình MIKE-NAM.........................................................56
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả hiệu chỉnh bộ thơng số mơ hình .................................60
Bảng 3.11. Kiểm định bộ thông số đại biểu cho trận lũ năm 2005 ...........................61
Bảng 3.12. Bộ thơng số mơ hình MIKE-NAM .........................................................61
Bảng 3.13. Hiệu quả cắt giảm lũ ở hạ du tại trạm Thạch Hãn ..................................75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ lƣu vực sơngThạch Hãn ....................................................................1
Hình 1.2. Sơ đồ mạng lƣới sơng và lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sơng
Thạch Hãn ...................................................................................................................6
Hình 1.3. Vị trí một số hồ chứa tiêu biểu trên lƣu vực sơng Bến Hải-Thạch Hãn ...16
Hình 2.1. Cấu trúc của mơ hình MIKE-NAM ..........................................................23
Hình 2.2. Mơ hình nhận thức của mơ hình MIKE-NAM .........................................25
Hình 2.3. Mơ hình tính tốn của mơ hình MIKE-NAM ...........................................26
Hình 2.4. Sơ đồ tổng qt các mơđun của mơ hình HEC-RESSIM .........................30
Hình 2.5. Mođun thiết lập lƣu vực ............................................................................31
Hình 2.6. Mođun tạo mạng lƣới hồ ...........................................................................32
Hình 2.7. Mơdun mơ phỏng ......................................................................................32
Hình 3.1. Sơ đồ bậc thang hồ chứa Thủy điện trên sơng Đarkong ...........................19
Hình 3.2. Biểu đồ hệ thống hồ chứa đƣợc lựa chọn trên lƣu vực sơng Thạch Hãn ..46
Hình 3.3. Bản đồ hệ thống hồ chứa đƣợc lựa chọn trên lƣu vực sông Thạch Hãn ...46
Hình 3.4. Phân chia các lƣu vực bộ phận trên hệ thống sơng ...................................53
Hình 3.5. Thiết lập mơ hình mƣa dịng chảy MIKE-NAM.......................................57
Hình 3.6. Nhập số liệu mƣa. bốc hơi. số liệu Q thực để hiểu chỉnh. kiểm định tại Gia
Vịng

...........................................................................................................58


Hình 3.7. Thiết lập bộ thơng số mơ hình ban đầu .....................................................59
Hình 3.8. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình trận lũ tháng 11 năm 2004 tại trạm Gia Vịng..... 60
Hình 3.9. Kết quả kiểm định mơ hình bằng trận lũ tháng 10 năm 2005 ...................60
Hình 3.10. Quá trình lũ đến hồ Rào Quán trận lũ tháng 9/2009 ...............................62
Hình 3.11. Quá trình lũ đến hồ Rào Quán trận lũ tháng 10/2013 .............................62
Hình 3.12. Sơ đồ mạng thủy lực các hệ thống sơng Thạch Hãn ...............................64
Hình3.13. Q trình mực nƣớc lũ tại Thạch Hãn trận lũ từ 15-24/IX/2005 .............65
Hình 3.14. Quá trình mực nƣớc lũ tại Thạch Hãn trận lũ từ 29/IX-06/X/2006 ........66
Hình 3.15. Q trình hồn ngun lũ tại Thạch Hãn trận lũ tháng 9/2009 ...............66
Hình 3.16. Quá trình hoàn nguyên lũ tại Thạch Hãn trận lũ tháng 10/2013 .............67
Hình 3.17. Thiết lập hệ thống sơng. hồ chứa tính tốn lƣu vực sơng Thạch Hãn ....68
Hình 3.18. Thơng số của hồ Ái Tử............................................................................69


Hình 3.19. Thơng số của hồ Rào Qn .....................................................................69
Hình 3.20. Sơ đồ tóm tắt các bƣớc ứng dụng mơ hình .............................................70
Hình 3.21. Kết quả tính tốn sau hồ Ái Tử trận lũ tháng 10 năm 2011 ....................70
Hình 3.22. Kết quả sau hồ Rào Quán trận lũ tháng 10 năm 2011Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.23. Kết quả sau hồ Ái Tử trận lũ tháng 10 năm 2005 ...................................71
Hình 3.24. Kết quả sau hồ Rào Quán trận lũ tháng 10 năm 2005Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.25. Quá trình điều tiết hồ Rào Quán trận lũ 26/9-4/10/2009 ........................73
Hình 3.26. Quá trình điều tiết hồ Rào Quán trận lũ 12/10-17/10/2013 ....................73
Hình 3.27. Hiệu quả giảm lũ tháng 9/2009 tại trạm Thạch Hãn ...............................74
Hình 3.28. Hiệu quả giảm lũ tháng 10/2013 tại trạm Thạch Hãn .............................74


MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Các hồ chứa có vai trị quan trọng trong việc phòng chống và cắt lũ ở vùng
hạ du. Hiện nay khu vực miền Trung đã có và đang xây dựng thêm rất nhiều hồ
chứa thủy điện, thủy lợi nhăm mục đích phát điện và phịng chống lũ. Vì vậy việc
đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa đến lũ lụt hạ du trong điều kiện biến đổi khí
hậu là hết sức cần thiết.
Với vấn đề nêu trên luận văn này đƣợc thực hiện với mục đính đánh giá tác
động ảnh hƣởng của hồ chứa đến dòng chảy lũ bằng các phƣơng pháp thống kê và
mơ hình hóa. Lƣu vực đƣợc lựa chọn là lƣu vực sơng Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng
Trị.
1. Mục đích của đề tài
-

Đánh giá ảnh hƣởng của hồ chứa tới dòng chảy lũ lƣu vực sơng Thạch Hãn

-

Nghiên cứu mơ phỏng dịng chảy lũ trên lƣu vực sơng Thạch Hãn bằng mơ

hình HEC-RESSIM
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Dòng chảy lũ trên lƣu vực sông Thạch Hãn
Phạm vi nghiên cứu: Lƣu vực sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị
3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phân tích tổng hợp tài liệu, số liệu

-


Nghiên cứu mơ hình tốn thủy văn: Mơ hình MIKE-NAM mơ hình thủy
lực MIKE 11 và mơ hình mơ phỏng điều tiết hồ chứa HEC-RESSIM

4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về lƣu vực sông Thạch Hãn
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3. Đánh giá biến đổi đặc trƣng dòng chảy lũ lƣu vực sơng Thạch
Hãn trƣớc và sau khi có hồ chứa


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN
1.1 Vị trí địa lý
Lƣu vực sơng Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16º18’ đến 16º54’ vĩ độ Bắc và
từ 106º36’ đến 107º18’ kinh độ Đông. Lƣu vực sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị
với diện tích lƣu vực 2500 km2. Phía Đơng giáp Biển Đơng phía Tây giáp lƣu vực
sơng Sê Pơn phía Nam giáp lƣu vực sơng Ơ Lâu và tỉnh Thừa Thiên Huế phía Bắc giáp
lƣu vực sơng Bến Hải (Hình 1.1).

Hình 1.1. Sơ đồ lƣu vực sôngThạch Hãn
Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn có chiều dài 169 km. Dịng
chính Thạch Hãn đoạn thƣợng nguồn (sông Đăkrông) chảy quanh núi Da Ban khi về
tới Ba Lịng sơng chuyển hƣớng Đơng Bắc và đổ ra biển tại Cửa Việt.

1


1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.2.1 Điều kiện địa hình, địa mạo
Lƣu vực sơng Bến Hải-Thạch Hãn có thế dốc chung từ dãy Trƣờng Sơn đổ ra

biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức
tạp. Theo chiều Bắc - Nam phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp thung lũng sông
- đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông địa hình ở đây có dạng núi cao, đồi thấp nhiều nơi
theo dạng bình nguyên - đồi đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở
đây theo các dạng đặc trƣng sau:
- Vùng cát ven biển: dải cát này chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ
theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc về
2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +4

+6 m. Vùng cát có

lớp phủ thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng
nƣớc mƣa cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mƣa đào bới và gió
chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên
dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây cạn nếu nhƣ có nƣớc để cải
tạo.
- Vùng đồng bằng: dạng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải
đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trƣờng Sơn có nguồn
gốc mài mịn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn nhƣ:
+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải cao độ biến đổi từ +1.0 2.5 m; địa hình bằng
phẳng đã đƣợc khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nƣớc. Xi theo chiều dài dịng chảy
của sơng Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha.
+ Đồng bằng dọc sơng Cánh Hịm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu
Hiền Lƣơng tới bờ Bắc sông Thạch Hãn. thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía
Tây và Đơng dồn vào sơng Cánh Hịm. Cao độ bình qn dạng địa hình này từ +0.5
1.5m. Dạng địa hình này cũng đã cải tạo để gieo trồng lúa nƣớc.
+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phƣớc và đồng bằng Cam Lộ: dạng địa hình
bằng phẳng tập trung ở Triệu Ái. Triệu Thƣợng (Vĩnh Phƣớc). Cao độ bình quân dạng
địa hình này từ +3.0


1.0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thành phố

2


Đơng Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2.0

4.0m dải đồng bằng này

hẹp chạy theo hƣớng Tây – Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp.
+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sơng nằm kẹp giữa vùng gị đồi phía
Tây và vùng cát ven biển các cánh đồng nhỏ hẹp có độ cao khơng đều là thành tạo của
các q trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ đƣợc khai phá
từ lâu phân bố dọc theo quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng.
+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập
diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã đƣợc khai thác để trồng lúa nƣớc.
- Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục có
những khu nhỏ dạng bình ngun nhƣ khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam
Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15

180. Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát

triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả, cao độ của dạng địa hình này là 200
– 1000 m có nhiều thung lũng lớn.
- Vùng núi cao: Do chiều ngang tỉnh Quảng Trị hẹp. từ dải Trƣờng Sơn ra đến
biển khoảng 100km núi cao nên địa hình này dốc, hiểm trở, các triền núi cao có xen kẽ
các cụm đá vơi đƣợc hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vào đầu đại Mêzơzơi tạo
nên dãy Trƣờng Sơn. Dạng này phân bố phía Tây giáp theo biên giới Việt – Lào theo
hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam với bậc địa hình từ 1000 – 1700 m với bề mặt bị xâm
thực và chia cắt mạnh.

1.2.2 Điều kiện thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật
Điều kiện thổ nhưỡng
Lƣu vực sơng Thạch Hãn có thể phân chia thành các vùng thổ nhƣỡng: vùng
đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, và vùng đồi núi dãy Trƣờng Sơn.
Vùng đồng bằng ven biển phân bố dọc bờ biển địa hình đụn cát có dạng lƣợn
song, độ dốc nghiêng ra biển. Dạng trầm tích biển đƣợc hình thành từ kỷ Đệ Tứ.
Cát trắng chiếm ƣu thế tầng dƣới cùng bƣớc đầu có tích tụ sắt chuyển sang màu
nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hóa khá dày thành phần cơ giới trên 97% là cát.
Vùng gị đồi: hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sơng
thuộc địa phận huyện Gio Linh Cam Lộ trên vỏ phong hóa Mazma. Nhiều nơi hình
thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai
3


ở những nơi khơng có cây bị rửa trơi khá mạnh. Đá xuất lộ lên bề mặt tạo nên dòng
chảy mạnh gây ra xói lở.
Vùng đồi núi dãy Trƣờng Sơn bị chia cắt mạnh thực vật nghèo.
Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh. Hƣớng Phùng thuộc các xã Tân Hợp. Tân Độ,
Tân Liên, nơng trƣờng Khe Sanh. Hƣớng Phùng có dạng địa hình lƣợn sóng chia
cắt yếu đất đai phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.
Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo: nằm trong vùng đứt
gãy dọc đƣờng 9 giáp khu vực Lao Bảo.
Điều kiện thảm phủ thực vật
Trong thời kì chiến tranh. tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chiến tranh hủy diệt
khốc liệt lớp phủ thực vật thuộc loại bị tàn phá. Ngay khi đất nƣớc thống nhất kế hoạch
khôi phục lớp phủ thực vật với ý nghĩa phục hồi các hệ sinh thái tối ƣu trở thành kế
hoạch hành động cụ thể và tích cực. Đến năm 1990 nhiều diện tích rừng trồng và rừng
tự nhiên tái sinh do khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo chƣơng trình hỗ
trợ của PAM (Chƣơng trình An tồn lƣơng thực Thế giới) dọc theo các quốc lộ và tỉnh
lộ phát triển nhanh. Từ các chƣơng trình quốc gia 327.264 và kế hoạch trồng rừng,

trồng cây của nhân dân cấp tỉnh. phát động và đầu tƣ đã nâng cao tỉ lệ che phủ rừng
khá nhanh.
1.3 Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn
1.3.1 Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn
Trên lƣu vực sơng Thạch Hãn hiện nay có 3 trạm thủy văn cơ bản: Thạch Hãn,
Đông Hà, Cửa Việt và trạm hai thủy văn dùng riêng là Đăkrông và Đầu Mầu. Trạm
thuỷ văn Ðông Hà, Thạch Hãn và Cửa Việt quan trắc các yếu tố lƣợng mƣa, mực
nƣớc và nhiệt độ nƣớc trên 2 nhánh sông Hiếu (Cam Lộ) và Thạch Hãn của hệ
thống sơng Thạch Hãn. Ba trạm này có số liệu quan trắc từ năm 1977 đến nay.
Trên lƣu vực sông Thạch Hãn có 2 trạm khí tƣợng và 2 trạm đo mƣa. Trong
đó có một trạm khí tƣợng cấp I là trạm Đơng Hà một trạm khí tƣợng cấp II là trạm
Khe Sanh, hai trạm đo mƣa là trạm Ba Lịng, Tà Rụt, Thạch Hãn, Đơng Hà và Cửa

4


Việt là hai trạm thủy văn cấp III. Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn đƣợc thể hiện
trong bảng 1.8 và hình 1.2.

Bảng 1.8: Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sông Thạch Hãn
Vĩ độ

Kinh độ Yếu tố đo đạc

Đông Hà

16051’

107005’


X. T. V. Z. U

1977 - nay

Trạm khí tƣợng

2
Khe Sanh

16038’

106044’

X. T. V. Z. U

1977 - nay

Trạm khí tƣợng

3
Ba Lòng

16039'

107001'

X

1979 - 1990


Trạm đo mƣa

4
Tà Rụt

16025'

107000'

X

TT
1

Thờigian

T
Tên trạm

quan trắc

Ghi chú

2

3
1983 – 1986

4


Trạm đo mƣa

1988 - 1990
5
Rào Quán 16042'

106042'

X. H. Q

1983 - 1985

Trạm dùng riêng

6
Đầu Mầu

16048'

106054'

X. H

2000 - nay

Trạm dùng riêng

7
Đăkrông


16039'

106048'

X. H

1992 - nay

Trạm dùng riêng

8
Đông Hà

16050'

107006'

X. H

1977 - nay

Trạm thủy văn

9
Cửa Việt

16053'

107010'


X. H

1977 - nay

Trạm triều

16045'

107014'

X. H

1977 - nay

Trạm thủy văn

5

6

7

8

9
Thạch
1
10

Hãn


5


Hình 1.2. Sơ đồ mạng lƣới sơng và lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sơng
Thạch Hãn
Hiện trên lƣu vực sơng Thạch Hãn khơng có trạm quan trắc lƣu lƣợng
thƣờng xuyên duy nhất chỉ có trạm Rào Quán đo đạc từ năm 1983 – 1985 nhằm
mục đích phục vụ việc thiết kế và thi cơng cơng trình thủy điện Rào Quán. Điều này
đã gây nhiều khó khăn cho cơng tác tính tốn lƣợng nƣớc đến trên lƣu vực cũng nhƣ
dự báo lũ kiệt. Hầu hết các tính tốn và đánh giá tài nguyên nƣớc trên lƣu vực đều
phải sử dụng các biện pháp khơi phục số liệu dịng chảy từ mƣa.
Do đặc điểm lƣu vực Thạch Hãn bị chia cắt mạnh bởi địa hình nên với mạng
lƣới trạm KTTV nhƣ hiện nay cũng chƣa đáp ứng đầy đủ cho cơng tác nghiên cứu
và phịng chống lũ lụt. Trên lƣu vực sơng có một số nhánh lớn chƣa có trạm đo mƣa
cũng nhƣ mực nƣớc, vì vậy một số trận lũ có lƣợng mƣa phân bố khơng đều theo
khơng gian, số liệu tại những trạm hiện có khơng thể hiện hết đƣợc các đặc điểm
mƣa – lũ trên lƣu vực.
6


1.3.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mang đầy đủ sắc
thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt mùa khô và
mùa mƣa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII năm sau, mùa mƣa từ tháng IX tới
tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khơ và nóng.
Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hƣởng của gió Đơng Bắc đi liền với mƣa
phùn và rét đậm.
Các lƣu vực sông thuộc Quảng Trị nói chung và sơng Thạch Hãn nói riêng chịu chế

độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai chế độ gió mùa chính: gió mùa Tây
Nam và gió mùa Tây Bắc. Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng
IV đến tháng XI. Tốc độ gió bình qn 2.0 ÷ 2.2 m/s mang độ ẩm và gây mƣa cho
vùng. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ
gió bình qn từ 1.7 ÷ 1.9 m/s.
Thời gian chuyển tiếp các hƣớng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao
thời và gió Tây khơ nóng hoạt động từ tháng IV, tháng V (nhân dân địa phƣơng gọi
là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong năm ở tỉnh Quảng Trị.
Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hè hoạt
động rất mạnh mẽ và thất thƣờng. Từ tháng V đến tháng VIII vùng ven Thái Bình
Dƣơng khơng khí bị nung nóng bốc lê cao tạo thành những vùng xốy thuận rộng
hàng trăm km2 tích lũy dần và di chuyển theo hƣớng Tây Nam đổ bộ vào đảo Hải
Nam. Trung Quốc.
Mưa
Về mƣa. Quảng Trị nói chung và lƣu vực sơng Thạch Hãn nói riêng nằm
trong vùng mƣa tƣơng đối lớn của nƣớc ta. Lƣợng mƣa hàng năm tính trung bình
trên phạm vi tồn lƣu vực đạt trên 2400 mm lƣợng mƣa phân bố không đều theo
không gian, phụ thuộc vào hƣớng sƣờn dốc và phù hợp với xu thế tăng dần của
mƣa theo độ cao địa hình. Do địa hình có xu thế tăng dần từ Đơng sang Tây và từ
Bắc xuống Nam. Nơi ít mƣa nhất là những thung lũng ít gió nhƣ Khe Sanh với
7


chuẩn mƣa năm 2070.3 mm. Tà Rụt là 1936.7 mm. Nơi nhiều mƣa là khu vực núi
cao thƣợng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ.
Lƣợng mƣa trên lƣu vực sông Thạch Hãn cũng phân phối không đều trong
năm. Một năm hình thành 2 mùa là mùa mƣa và mùa khơ. Tổng lƣợng mƣa của 3
đến 4 tháng mùa mƣa chiếm tới 68 – 70% lƣợng mƣa năm. Tổng lƣợng mƣa của 8
– 9 tháng mùa khô chỉ chiếm khoảng 30% tổng lƣợng mƣa năm. Kết quả phân mùa
mƣa – mùa khô của một số trạm trên lƣu vực đƣợc thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Kết quả phân mùa mƣa – mùa khô ở tỉnh Quảng Trị [11]
Mùa mƣa
TT Trạm

Thời gian

Mùa khô

% so với Xnăm

Thời gian

% so với Xnăm

1

Đông Hà

IX ÷ XI

63,97

XII ÷ X

36,03

2

Thạch Hãn


IX ÷ XII

72,70

XII ÷ X

27,30

3

Cửa Việt

IX ÷ XII

72,83

XII ÷ X

27,17

4

Tà Rụt

IX ÷ XI

59,24

XII ÷ X


40,76

5

Khe Sanh

VI ÷ XI

81,15

XI ÷ V

18,85

Sự phân hóa mƣa năm theo tháng cũng khá sâu sắc. Lƣợng mƣa của tháng
mƣa nhều nhất (tháng X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lƣợng mƣa năm. Lƣợng
mƣa của tháng mƣa ít nhất (I, II, III hoặc tháng IV) rất không đáng kể, chỉ chiếm
từ 0.5% đến 2.1% tổng lƣợng mƣa năm. Ba tháng mƣa nhiều nhất là các tháng IX,
X, XI. Ba tháng mƣa ít nhất là các tháng I, II,III hoặc II, III, IV (Bảng 1.2).
Mặt khác lƣợng nƣớc chênh lệch giữa hai mùa là q lớn do đó cần phải
tính tốn điều tiết để sử dụng nguồn nƣớc một cách hợp lí tạo ra hiệu quả cao cho
sản xuất, chăn nuôi cũng nhƣ là dùng cho sinh hoạt.

8


Bảng 1.2. Phân phối mƣa năm theo các tháng tại các trạm đo mƣa trên lƣu vực sông
Thạch Hãn [11]
Đặc
TT Trạm Trƣng


1

Đông


Tháng
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Năm

Xth
(mm) 46,1 36,8 35,0 60,5 128,5 87,4 67,2

167,3 394,3 609,7 438,4 183,4 2254,7

%
2,05 1,63 1,55 2,68

5,70 3,88 2,98

7,42

17,49 27,04 19,44

8,14

100

Xth
2

Thạch
Hãn

(mm) 78,0 55,7 52,5 63,9 152,3 84,4 62,9
%
3,08 2,20 2,07 2,52


3

Cửa
Việt

141,5 400,7 694,7 490,8 253,8 2531,1

6,02 3,34 2,48

5,59

15,83 27,45 19,39 10,03

100

Xth
(mm) 64,8 49,0 37,4 59,7 118,7 64,6 59,2

158,1 374,3 575,9 454,9 234,5 2251,1

%
2,88 2,18 1,66 2,65

4


Rụt

5,27 2,87 2,63


7,02

16,63 25,58 20,21 10,42

100

Xth
(mm) 28,0 11,6 31,6 94,7 168,9 193,6 113,4 164,9 353,6 626,1 294,0

92,8

2149,9

4,32

100

%
1,30 0,54 1,47 4,41

7,85 9,01 5,27

7,67

16,45 29,12 13,67

Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ khơng khí trong vùng thấp nhất vào mùa đông (tháng XI tới tháng
III) và cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều năm

khoảng 24,3ºC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 đến 10ºC. Nhiệt độ bình quân
tháng tại các trạm trong vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 1.3. Độ ẩm tƣơng
đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 đến 89% (Bảng 1.4).

9


Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng tại một số trạm (oC) [11]
Năm
Trạm

I

Đông Hà

IIITháng
IV

II

V

VI VII VII

IX

X

XI


XII

I
19,2 19,3 22,5 25,6 28,2 29,3 29,6 28,8
27,1 25,1 22,5 19,9 24,76

Quảng Trị 19,4 20,4 22,6 25,6 28,1 29,4 29,5 29,0 27,1 25,1 23,2 20,8 25,02
Khe Sanh 17,6 18,4 21,8 24,4 25,6 25,6 25,3 24,6 24,0 22,8 20,4 18,2 22,39
Bảng 1.4. Độ ẩm tƣơng đối tại trạm Đông Hà (%) [11]
Tháng
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII VII

IX

X


XI

XII

Năm

Đông Hà

92

91

91

93

91

79

81 I79

84

85

88

89


86.9

Bốc hơi và Nắng
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200 – 1300 mm. Ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lƣợng bốc hơi bình
qn tháng lớn nhất tại Đơng Hà là 219 mm vào tháng VII (bảng 1.5). Bình
quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà. số giờ nắng trong
tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII (bảng 1.6).
Bảng 1.5. Bốc hơi bình qn tháng trạm Đơng Hà (mm) [11]
Tháng
Trạm

I

Đơng Hà 53,5

II

III

IV

X

XI

XII

Năm


49

54

71,5 126 195 219 I189 100 90

71

61

1279

X

XI XII

Năm

145

84 106

1840

V

VI

VII VII


IX

Bảng 1.6. Số giờ nắng trạm Đông Hà (giờ) [11]
Tháng
Trạm

I

Đông Hà 95

II

III

IV

V

VI

VII VII

IX

92 106 169 223 235 242 I192 151

10


Bão

Tính chất của bão và áp thất nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng rất khác nhau
theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão. Có năm khơng có bão và áp thấp nhiệt
đới nhƣ 1963, 1965, 1969, 1986, 1991, 1994. Cũng có năm liên tiếp 3 cơn bão nhƣ
năm 1964, 1996 hoặc 1 năm có 2 cơn bão nhƣ năm 1999. Bình qn một năm có
1,2 – 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp
nhiệt đới thƣờng gặp nhau tới 78% do vậy khi có bão thƣờng gặp mƣa lớn sinh lũ
trên các triền sông. Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió cấp 10 đến 12, khi gió giật
trên cấp 12. Thời gian bão duy trì từ 8 – 10 giờ nhƣng mƣa theo bão thƣờng xảy ra
3 ngày liên tục. Thiệt hại về ngƣời và tài sản do bão gây ra thƣờng rất lớn. Đây cũng
là một yếu tố cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị nói chung
và lƣu vực sơng Thạch Hãn nói riêng.
1.3.3 Đặc điểm thủy văn, sơng ngịi
Mạng lưới sơng ngịi
Sơng Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn. có chiều dài 169km. Dịng
chính Thạch Hãn đoạn thƣợng nguồn (sông Đăkrông) chảy quanh dãy núi Da Ban.
khi về tới Ba Lịng sơng chuyển hƣớng Đơng Bắc và đổ ra biển tại cửa Việt với
diện tích lƣu vực 2500km2. Sơng Thạch Hãn có các nhánh chính Rào Quán. Vĩnh
Phƣớc. và sông Hiếu (Cam Lộ).
- Sông Hiếu (Cam Lộ) có diện tích lƣu vực 535 km2
- Sơng Vĩnh Phƣớc có diện tích lƣu vực 285 km2
- Rào Qn có diện tích lƣu vực 244 km2
Đặc điểm các sơng của Quảng Trị là: lịng sơng dốc chiều rộng sơng hẹp, đáy
sơng cắt sâu vào địa hình phần đồng bằng hạ du lịng sơng mở rộng đáy sâu và chịu
ảnh hƣởng của thuỷ triều. Nối giữa sông Bến Hải và Thạch Hãn có sơng Cánh Hịm,
trƣớc đây là một sơng phục vụ giao thơng thuỷ. Trên sơng Cánh Hịm có các nhánh
suối ở sƣờn Tây nhƣ Tân Bích, Hà Thƣợng, Trúc Kinh. Dạng sơng ngang này là
một hình thái sông đặc biệt của miền Trung. Các sông ở đây đóng vai trị quan trọng

11



trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tnh Qung Tr. Đặc điểm hình thái
sông đ-ợc thể hiện ë b¶ng 1.7
Bảng 1.7 Đặc trƣng hình thái 2 lƣu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn [11]
Tên

Diện

sông

Cửa

độ Độ

Độ

Mật

độ Tỉ lệ diện

dốc

lƣới sơng tích đồng

Chiều

Cao

tích lƣu sơng


dài

bình

vực

dịng

qn lƣu bq lƣu bq lƣu (km/km2) bằng

(km2)

chính

vực (m)

(km)

rộng

vực

vực

(m)

(%0)

(%)


Bến Hải

813

Tùng

51,5

115

15,7

8,6

1,15

10,0

Thạch

2500

Việt

150

301

38,6


20,1

0,91

17,3

Hãn

Dịng chảy năm
Nằm trong vùng mƣa tƣơng đối lớn của nƣớc ta nên dòng chảy năm của các
sông suối trong lƣu vực sông Thạch Hãn cũng khá dồi dào. Mơ đun dịng chảy năm
bình qn đạt 44,81 l/skm2 ứng với lớp dòng chảy năm đạt 1442,8 mm. Trong phạm
vi sơng Thạch Hãn chuẩn dịng chảy năm phân phối không đều theo không gian,
biến đổi phù hợp với sự biến đổi của lƣợng mƣa năm, nghĩa là cũng theo xu thế tăng
dần theo độ cao địa hình với phạm vi biến đổi từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2. Hằng
năm trên tồn bộ sơng suối trên lƣu vực sơng Thạch Hãn có tổng lƣợng dịng chảy
trên lƣu vực khoảng 3,92 km. Một số đặc trƣng dòng chảy năm và phân phối dòng
chảy của các tháng theo năm trêncác lƣu vực sông và các trạm đại biểu thuộc tỉnh
Quảng Trị đƣợc thể hiện ở bảng 1.9 và bảng 1.10.

12


Bảng 1.9. Một số đặc trƣng dòng chảy năm các lƣu vực sơng thuộc tỉnh Quảng Trị
[11]
Các đặc trƣng dịng chảy lƣu vực
STT

Tên sơng


Tên trạm

Q0(m3/s)

M0(l/s.km2)

Y0(mm)

1

Bến Hải

Gia Vịng

14,4

53,9

1698

0,61

2

Thạch Hãn

Thạch Hãn

70,0


68,5

2158

0,77

Bảng 1.10. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) của các trạm đại
biểu trên vùng nghiên cứu [11]
Tên lƣu vực

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI


XII

Bến Hải

5,10 2,70 1,90 1,50 3,10 2,40 1,40 2,90 14,2 30,9 23,9 10,0

Quảng Trị

6,41 5,47 4,75 3,60 5,02 4,79 5,00 5,36 10,3 17,6 18,9 12,8

Qua bảng 1.9 và bảng 1.10 ta thấy mơđun dịng chảy và chuẩn dịng chảy
năm của hai hệ thống sơng chính Bến Hải và Quảng Trị thuộc loại cao của cả nƣớc.
Hệ số dòng chảy đều > 0,6 đã chứng tỏ đƣợc khả năng sinh dòng và điều kiện lớp
phủ thực vật trên lƣu vực là tốt. Các tháng nhiều nƣớc là các tháng IX, X, XI, XII
và các tháng còn lại là các tháng ít nƣớc. Các tháng nhiều nƣớc chiếm khoảng 70 75% tổng lƣợng nƣớc cả năm cịn các tháng ít nƣớc là 25 - 30%.
Mùa kiệt
Mùa kiệt trong vùng thƣờng chậm hơn so với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.
Lƣợng nƣớc mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 30% tổng lƣợng dòng chảy trong năm. Sự
phân phối không đều này đã gây ảnh hƣởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình
trạng đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng gió Tây Nam (gió Lào)
hoạt động mạnh. Tuy nhiên, các tháng V – VI trong vùng thƣờng có mƣa tiểu mãn
bổ sung lƣợng nƣớc cho mùa kiệt.
Mùa lũ
Lũ trên lƣu vực sơng Thạch Hãn có thể xảy ra trong 3 thời kì trong năm:
- Lũ tiểu mãn thƣờng xảy ra vào tháng V. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung
13


nhanh xảy ra trong thời gian ngắn đỉnh lũ nhọn, lên và xuống nhanh thƣờng xảy
ra trong 2 ngày nên ít ảnh hƣởng đến đời sống dân cƣ chủ yếu ảnh hƣởng đến

sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Lũ sớm xảy ra vào đầu tháng IX hàng năm. Lũ này khơng có tính chất
thƣờng xun nhƣng có tổng lƣợng lớn hơn lũ tiểu mãn, thời gian tập trung lũ
nhanh. Thời kì xảy ra lũ sớm thƣờng vào thời kì triều cao bắt đầu. Do vậy mực
nƣớc lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này cũng ít ảnh hƣởng tới dân sinh mà chủ yếu
ảnh hƣởng tới sản xuất nơng nghiệp và thủy sản.
Lũ chính vụ thƣờng xảy ra từ trung tuần tháng X đến cuối tháng XII. Đây
chính là thời kỳ mƣa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét sƣờn dốc
gây đất đá lở và lũ ngập tràn ở hạ du. Lũ này thƣờng đi liền với bão gây thiệt hại lớn
cho kinh tế xã hội gây chết ngƣời và hƣ hỏng các cơng trình, cơ sở hạ tầng. Tính
chất lũ kéo dài từ 5 – 7 ngày đỉnh lũ cao, tổng lƣợng lớn. Với tình hình phát triển
kinh tế hiện tại lũ này chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây
ra.
Phân lũ
Mực nƣớc lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5 – 1,7 m; ít khi
mực nƣớc lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7 m. Hƣớng chuyển của lũ ở
trong vùng hạ du cũng rất phức tạp:
- Khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hƣớng lũ chuyển theo 2 phía một hƣớng
theo sông Vĩnh Định chuyển về sông Bến Hải và một hƣớng theo sơng An Tiêm
chuyển về Cửa Lác cịn dịng chủ lƣu theo dịng chính chuyển ra cửa Việt.
- Khi sông Thạch Hãn lũ nhỏ sông Bến Hải lũ lớn dịng lũ của sơng Bến Hải
một phần chuyển về hạ du Thạch Hãn theo kênh Vĩnh Định. một phần lớn chuyển
ra Cửa Tùng hiện tƣợng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên.
Nguồn nƣớc ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nƣớc khe nứt nƣớc lỗ hổng và
nƣớc cồn cát. Nguồn nƣớc này tƣơng đối dồi dào và chất lƣợng tốt có thể đáp ứng
cho nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ và bổ sung nƣớc tƣới cho các loại hình sản xuất
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nƣớc ngầm bị nhiễm mặn còn ở

14



vùng đồi núi nƣớc ngầm phân bố sâu khó khai thác. Vì vậy cần có kế hoạch cân đối
và sử dụng nƣớc hợp lý.
1.4 Hệ thống hồ chứa trên lƣu vực sơng Thạch Hãn
1.4.1 Hệ thống hồ chứa Trên tồn tỉnh Quản Trị
Tồn tỉnh Quảng Trị có khoảng 119 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ tự nhiên và nhân
tạo. Trong đó có 45 hồ với dung tích từ 1 đến hơn 10 triệu m3, 18 hồ có dung tích
trên 1 triệu m3. 5 cơng trình hồ chứa lớn với tổng dung tích là 130,6 triệu m3 và 2
đập dâng.
Các hệ thống cơng trình ngăn mặn giữ ngọt thốt lũ trên lƣu vực sau khi kết
thúc tƣới vụ hè thu mở cửa để chủ động thoát lũ. Đối với các hồ chứa đập dâng, sau
khi kết thúc tƣới vụ hè thu công ty tiến hành đóng cống áp lực (bao gồm cửa điều
tiết và cửa sự cố) để đảm bảo an toàn cho cơng trình khi có mƣa lũ lớn. Các đầu mối
cơng trình trạm bơm sau khi kết thúc tƣới vụ hè thu phải kéo động cơ lên sàn chống
lũ, cắt hệ thống điện vào nhà máy phân công công nhân trạm bơm trực bảo vệ cơng
trình. Đối với hệ thống kênh mƣơng sau khi kết thúc tƣới vụ hè thu mở 1/2 các cống
lấy nƣớc trên kênh và mở các cống xả lũ. Đối với các tràn xả lũ có cửa van sẽ tổ
chức vận hành theo quy trình đã đƣợc lập. Các hồ chứa điều tiết để giữ mực nƣớc
hồ ở ngƣỡng an tồn.
Phân loại. vị trí và đặc trƣng các hồ chứa đƣợc thể hiện ở bảng 1.11. bảng 1.12
và hình 1.3.
Bảng 1.11. Phân loại hồ chứa theo dung tích hồ [11]
Phân loại hồ theo thể tích

Số lƣợng

Hồ chứa trên 10 triệu khối

6


Hồ chứa từ 5 - 10 triệu khối

5

Hồ chứa từ 1 - 5 triệu khối

17

Hồ chứa 100.000 khối đến 1 triệu khối

65

15


Hình 1.3. Vị trí một số hồ chứa tiêu biểu trên lƣu vực sông Bến Hải-Thạch Hãn
Hầu hết các hồ thủy lợi trên lƣu vực sông Bến Hải-Thạch Hãn đều khơng
nằm trên dịng chính của sơng nên khả năng cắt lũ cũng rất hạn chế. Trong mùa lũ
để tránh ngập lụt nặng hơn cho hạ lƣu các hồ thủy lợi này có nhiệm vụ tích và giữ
nƣớc và lƣợng nƣớc xả ra toàn bộ đều là xả tràn.

16


×