Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV cao phong, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thanh An

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH QUẢN LÝ
TÀI NGUN CỦA CƠNG TY TNHH MTV CAO PHONG,
TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thanh An

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH QUẢN LÝ
TÀI NGUN CỦA CƠNG TY TNHH MTV CAO PHONG,
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:

Khoa học Mơi trường

Mã số: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Phương
Loan - giảng viên ở Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi Trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn tận tình và có
những định hướng chun mơn q báu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các cán bộ trong Công ty TNHH Một thành
viên Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
tiến hành các nghiên cứu tại nông trường và đề tài QG.16.19 Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã hỗ trợ trong các chuyến khảo sát thực địa và viết bài báo.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trong Bộ môn Sinh thái Môi trường,
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giảng dạy và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình tơi, người thân và bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng

năm 2019

Học viên

Đặng Thanh An



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3
1.1. Tổng quan về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Cao Phong ...........3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới và ở Việt Nam .................5
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới ...................................5
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở Việt Nam ......................................6
1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất cam của tỉnh Hịa Bình............................9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cam ....................................13
1.3.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................13
1.3.2. Nhóm yếu tố về hoạt động sản xuất ......................................................14
1.3.3. Nhóm yếu tố thị trường .........................................................................15
1.3.4. Nhóm yếu tố về chính sách ...................................................................15
1.4. Các mơ hình quản lý tài ngun ..................................................................16
1.4.1. Mơ hình quản lý của nhà nước .............................................................16
1.4.2. Mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng ....................................................16
1.4.3. Mơ hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý .........................17
1.4.4. Mơ hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nơng dân và một tổ chức có liên
quan đến nhà nước .............................................................................................17
1.4.5. Mơ hình tổ chức nơng dân tự quản lý ...................................................18
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................20
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin ..............................................20
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .............................................20

2.2.3. Điều tra phỏng vấn ...............................................................................20
2.2.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ....................................................21
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
3.1. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả quản lý chung của Công ty TNHH MTV
Cao Phong ..............................................................................................................23
3.2. Hiện trạng quản lý và sản xuất của công ty TNHH MTV Cao Phong ........28
3.2.1. Hiện trạng và hiệu quả quản lý kinh tế.................................................28
3.2.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên đất ........................................................42
3.2.3. Quản lý cây trồng và kỹ thuật trồng .....................................................45


3.2.4. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ..............................................................46
3.2.5. Hiện trạng quản lý nguồn nước tưới ....................................................52
3.3. Đề xuất một số giải pháp duy trì và phát triển nghề trồng cam ở công ty
TNHH MTV Cao Phong ........................................................................................55
3.3.1. Bảo vệ và cải thiện chất lượng đất .......................................................55
3.3.2. Quản lý nguồn nước tưới hiệu quả .......................................................56
3.3.3. Tiếp tục chuyển đổi, nhân rộng các kỹ thuật và mơ hình sản xuất cam
bền vững .............................................................................................................56
3.3.4. Hồn thiện các chính sách hỗ trợ và quản lý .......................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices
(Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau quả tươi của Việt Nam)

KTCB

Kiến thiết cơ bản

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi ở một số quốc gia (2017).......5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi ở Đơng Nam Á (2017) .......6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cam của Việt Nam....................................7
Bảng 1.4. Diện tích cho sản phẩm cam, chanh, quýt của Việt Nam ...........................8
Bảng 1.5. Sản lượng cam, chanh, quýt ở Việt Nam ....................................................8

Bảng 1.6. Cơ cấu và thời vụ thu hoạch các giống cam qt ở Hịa Bình ...................9
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2012, 2013 và 2014 .....................28
Bảng 3.2. Mức tỷ lệ thu sản phân bổ trong chu kỳ cam 15 năm...............................30
Bảng 3.3. Kết quả tính chi vốn cố định trồng cam....................................................34
Bảng 3.4. Kết quả tính chi mua thuốc BVTV vườn VietGAP ..................................35
Bảng 3.5. Kết quả tính các khoản chi vốn lưu động vườn VietGAP năm 2017 .......38
Bảng 3.6. Kết quả tính chi mua phân bón vườn truyền thống ..................................39
Bảng 3.7. Kết quả tính chi vốn lưu động vườn truyền thống....................................40
Bảng 3.8. Sản lượng và doanh thu vườn VietGAP 01 giai đoạn 2007 - 2017 ..........40
Bảng 3.9. Sản lượng và doanh thu vườn truyền thống giai đoạn 2014 - 2017 .........41
Bảng 3.10. Kết quả tính chi phí - lợi ích của q trình canh tác cam ......................42
Bảng 3.11. Diện tích đất trồng cam giao khốn cho các đội năm 2016....................44
Bảng 3.12. Một số loại bệnh và thuốc phòng trừ sâu bệnh .......................................46
Bảng 3.13. Danh mục một số thuốc BVTV thường dùng trên cây cam trong giai
đoạn tháng 9/ 2016...................................................................................47
Bảng 3.14. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác cam ..................50
Bảng 3.15. Dung tích của 5 hồ chứa năm 2016 ........................................................53

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Cao Phong……………………………….. .......3
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơng ty TNHH MTV Cao Phong .......................23
Hình 3.2. Năng suất cam trung bình của nơng hộ tại thị trấn Cao Phong.................29
Hình 3.4. Tỷ lệ % các hộ tham gia VietGAP và khơng tham gia VietGAP .............49
Hình 3.5. Tỷ lệ % các nhóm HCBVTV được sử dụng trong các vườn cam ............50
Hình 3.6. Cơ cấu sử dụng HCBVTV theo nhóm đối tượng cần phòng trừ ..............52

iii



MỞ ĐẦU
Cao Phong là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hịa Bình, cao khoảng 300m so
với mực nước biển, khí hậu ơn hịa, nhiệt độ thấp hơn các nơi khác từ 3 - 4 độ C, do
được bao quanh bởi những dãy núi đá vơi và có tầng đất canh tác dày, thống khí,
hàm lượng dinh dưỡng cao, nên rất phù hợp với cây có múi, nhất là cam, quýt…
Từ những năm 1960 Nông trường Cao Phong (nay là Công ty TNHH MTV
Cao Phong) đã được thành lập để phát triển vùng cam, với các giống cam chủ yếu là
Xã Đồi, Sơng Con, Naven, Valenxia và qt Ơn Châu… Đến năm 1976, Cao
Phong đã có 900ha cam, với sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm. Sản phẩm cam giai
đoạn này chủ yếu dành xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu, chỉ có một
phần cung cấp cho thị trường nội địa. Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, hợp đồng
xuất khẩu cam đi Liên Xô và các nước Đông Âu bị cắt, việc tiêu thụ trong nước
chậm, khiến diện tích cam liên tục giảm. Thời gian này cây cam Cao Phong chủ yếu
vẫn được canh tác theo lối quảng canh, chất lượng chưa ổn định.
Từ khoảng năm 1995 đến đầu những năm 2000, xác định cam là cây có hiệu
quả kinh tế cao, tạo đà phát triển nhanh, huyện Cao Phong đã có nghị quyết chuyên
đề về phát triển vùng cây ăn quả, cây cơng nghiệp, trong đó chú trọng phát triển
vùng chuyên cam, quýt. Từ đó cây cam đã trở thành cây chủ lực của huyện Cao
Phong trong sản xuất hàng hóa, là cây làm giàu của hàng trăm hộ dân.
Bên cạnh cây cam, nông trường vẫn không ngừng nâng cao chất lượng các
nơng sản khác như cây mía, ngô, bưởi, sắn... Tuy vậy, so sánh năng suất, hiệu quả
trồng trọt, sức tiêu thụ sản phẩm mọi cây trồng khác đều không hiệu quả bằng cây
cam, nên hầu hết các cơng nhân nơng trường và các hộ gia đình giờ đây đều chuyển
sang chuyên canh cây cam.
Tháng 11/2014 cam Cao Phong đã được cấp ”Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa
lý”, đây là một bước ngoặt quan trọng giúp nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng
thị trường cam Cao Phong.


1


So với các nông trường Sông Bôi, Thanh Hà, đất của Cao Phong chỉ bằng một
nửa (836,57 ha). Tuy nhiên, trên diện tích đất này mỗi năm đã cho nơng trường thu
nhập hàng chục tỷ đồng nhờ trồng các loại cam chất lượng cao, được nhiều người
kinh doanh và tiêu dùng trong cả nước tìm đến.
Trong khi có rất nhiều các nông, lâm trường đang loay hoay với việc chuyển
đổi quản lý và sử dụng đất đai, Công ty THHH MTV Cao Phong là một ví dụ điển
hình thành cơng trong công tác đổi mới sản xuất.
Đề tài ”Nghiên cứu đánh giá mơ hình quản lý tài ngun của cơng ty
TNHH MTV Cao Phong, tỉnh Hịa Bình” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả
của việc quản lý sử dụng tài ngun theo hình thức mơ hình cơng ty.

Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu mơ hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV Cao Phong
(gọi tắt là công ty Cao Phong)
- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên đất, nước, cây trồng và
môi trường của công ty.

2


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Tổng quan về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Cao Phong
Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hịa Bình, được tách từ huyện Kỳ


Sơn năm 2012, có tọa độ địa lý từ 185031’ đến 185038’ Kinh độ Đông, từ 22084’
đến 22098’ Vĩ độ Bắc, diện tích đất tự nhiên là 25.437 ha. Ranh giới hành chính của
huyện ở phía Bắc giáp thị xã Hịa Bình và huyện Đà Bắc, phía Đơng giáp huyện
Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Tam Lạc, phía Nam giáp huyện Lạc Sơn. Cao Phong
nằm trên trục đường quốc lộ 6, tuyến đường chính chạy lên Tây Bắc, cách Hà Nội
92km về phía Tây, cách thành phố Hịa Bình 16 km. Cao Phong nằm ở vị trí địa lý
thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Cao Phong
Cao Phong có độ cao trên 300 m so với mặt nước biển. Địa hình có cấu trúc
thoải, độ dốc trung bình khoảng 10 - 150, bao gồm nhiều dạng đồi bát úp thấp dần
từ Đông Nam xuống Tây Bắc. Địa hình Cao Phong chia làm 3 vùng chính: vùng
núi cao (gồm 2 xã là Yên Thượng Yên Lập), vùng giữa (gồm thị trấn Cao Phong

3


và 8 xã là Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Xuân Phong, Đông
Phong, Bắc Phong, Thu Phong), vùng hồ sơng Đà (gồm 2 xã là Thung Nai, Bình
Phong). Với địa hình như vậy, Cao Phong có điều kiện thuận lợi về sản xuất nơng
lâm nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, đặc biệt là một số loại cây ăn quả, cây
công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và ni trồng thủy sản.
Khí hậu Cao Phong mang đặc điểm chung của thời tiết, khí hậu miền Bắc Việt
Nam là nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đơng
lạnh và khơ. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, đặc điểm đại hình phức tạp nên điều kiện
khí hậu thời tiết của huyện Cao Phong cũng có những nét đặc thù riêng, đó là có
mùa đơng lạnh hơn các huyện khác trong tỉnh từ 2 - 30C. Nhiệt độ trung bình năm
của Cao Phong là 23,90C, nhiệt độ thấp nhất là 13,60C, cao nhất là 29,50C. Số giờ
nắng trung bình năm vào khoảng 1.500 - 1.900 giờ/ năm, nắng nhiều vào mùa hè từ
tháng 6 đến tháng 9, và nắng ít vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3. Độ ẩm khơng

khí của Cao Phong vào khoảng 81 – 84%. Cao Phong chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc, nhưng không lớn, tháng 4, tháng 5 chịu ảnh hưởng nhẹ của gió lào.
Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, từ 1.700 - 2.000 mm, nhưng phân bố
không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
từ 80% đến 90% lượng mưa cả năm; mùa đơng mưa ít nên thường xảy ra hiện
tượng thiếu nước. Nhìn chung, huyện Cao Phong có khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao,
thích hợp cho sự phát triển của cây cam.
Theo số liệu thống kê năm 2017, tồn huyện Cao Phong có diện tích đất tự
nhiên là 459.100 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 88.600 ha, chiếm tỷ lệ 19,30%,
đất lâm nghiệp là 296.400 ha, chiếm 64.56%, đất chuyên dùng là 30.900 ha, chỉ
chiếm 6,73%, đất ở là 14.000 ha, chiếm 3,05%. Qua đó có thể thấy, tiềm năng đất
đai của Cao Phong đã được huy động gần như tối đa cho sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp.
Đất ở Cao Phong chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, phát triển trên các loại đá vôi
và đá phiến thạch. Nhìn chung, độ phì của các loại đất tương đối khá, tầng đất mặt
tương đối dày. Theo tài liệu Nơng hóa Thổ nhưỡng của Sở Nơng nghiệp và Phát

4


triển nơng thơn tỉnh Hịa Bình, thì huyện Cao Phong có 20 loại đất khác nhau, gồm
9 loại đất chủ yếu: đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất
nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá bazan và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi (đất vùng
đồi núi); đất phù sa không được bồi, đất phù sa được bồi, đất phù sa glay, đất phù sa
feralit biến chất do không được cải tạo, đất dốc tụ (vùng đất ruộng). Nhìn chung
Cao Phong có địa hình đa dạng với nhiều loại đất có độ phì cao, có thể bố trí nhiều
loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn
nuôi, trồng rừng đa tác dụng với tất cả các hệ sinh thái tưới và khơng tưới.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới và ở Việt Nam


1.2.
1.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới

Cây cam nói riêng và cây có múi nói chung hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế
giới. Cây có múi phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu ơn hịa thuộc vùng á nhiệt đới
hoặc vùng khí hậu ơn đới ven biển. Càng ngày, nhu cầu tiêu thụ cam quýt càng cao,
ngành sản xuất cam quýt đã không ngừng phát triển cả số lượng và chất lượng.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi ở một số quốc gia (2017)
[24]
STT

Châu lục/Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất

Sản lượng

(tấn/ ha)

(tấn)

1

Hoa Kỳ

4.688.973


15.09

70.766.938

2

Mexico

582.514

14.20

8.273.673

3

Trung Quốc

2.623.815

138.712

6.662.345

4

Ai Cập

181.069


242.794

4.396.242

5

Nam Phi

73.527

32.93

2.421.515

6

EU

513.602

20.72

10.643.991

7

Châu Á

4.688.973


15.09

70.766.938

Thế giới

9.275.925

15.8

146.599.168

5


Theo thống kê của FAO, năm 2017, diện tích trồng cam của thế giới là
3.862.449 ha, chiếm 41,64% diện tích trồng cây có múi. Các nước ở vùng khí hậu
cận nhiệt có diện tích trồng cam lớn trên thế giới, như Trung Quốc, Brazil, Hoa Kỳ,
Mexico. Tổng sản lượng cam trên thế giới năm 2017 là 73.313.089 tấn, chiếm
51,96% tổng sản lượng cây có múi. Những nước có sản lượng cam lớn là Hoa Kỳ
(4.615.760 tấn, năm 2017), Trung Quốc (8.685.812 tấn, năm 2017), Mexico
(4.629.758 tấn, năm 2017).
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi ở Đơng Nam Á (2017)
[24]
TT

Châu lục/Quốc gia

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

1

Indonexia

58.505

39.23

2

Việt Nam

103.529

12.91

3

Thai Lan


74.017

13.26

981.530

4

Campuchia

12.098

5.87

71.068

5

Lào

12.405

8.22

101.934

6

Malaysia


4.522

8.82

39.868

1.2.2.

2.295.325
1.336.670

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, rất thích hợp trồng cây ăn quả,
đặc biệt là các cây có múi. Năm 2017, diện tích cam cả nước đạt 768.319 ha, chiếm
57,48% tổng diện tích cây có múi. Trong khu vực Đơng Nam Á, Việt Nam là quốc
gia có diện tích và sản lượng cam thuộc nhóm đầu, chỉ sau Indonexia.
Diện tích trồng cam của Việt Nam tăng mạnh vào những năm 2000, cao nhất
là 72.800 ha năm 2002 và giảm mạnh xuống còn 50.700 ha năm 2003 rồi lại có xu
hướng tăng đều đến năm 2010 trước khi giảm xuống con số thấp nhất là 42.764 ha
vào năm 2012. Những năm gần đây diện tích trồng cam đã tăng trở lại. Diện tích
cây cam nói riêng và cây ăn quả nói chung giảm dần do nhiều nguyên nhân như
diện tích đất trống khơng cịn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích các cây

6


hàng năm có hiệu quả kinh tế kém sang cây ăn quả khơng cịn nhiều do sự canh
tranh lợi nhuận từ nhiều loại cây trồng khác hiện đang có giá cả thuận lợi trên thị

trường trong nước (lúa, sắn, ngô,.. và nhiều loại cây công nghiệp như cà phê, cao
su, tiêu). Bên cạnh đó, một số vườn cây ăn quả đã bị nhiễm dịch hại nặng (vàng lá
trên cây có múi) trong nhiều năm và khơng cịn khả năng phịng trị; một số cây ăn
quả có hiệu quả kinh tế thấp hoặc nông dân không dủ nguồn vốn và kỹ thuật để đầu
tư. Tuy diện tích giảm, nhưng năng suất cây cam nói chung và cây có múi vẫn tăng
đều hàng năm do được áp dụng nhiều biện pháp thâm canh. Năng suất cam trung
bình cả nước ta năm 2017 đạt 13,54 tấn/ha, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
(sau Indonexia và Thái Lan), tăng 14,17% so với năm 2010.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cam của Việt Nam [24]
STT

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ ha)

Sản lượng (tấn)

1

2010

61.500

11,86

729.400

2


2011

43.701

12,16

531.334

3

2012

42.764

12,18

520.846

4

2013

43.383

12,26

531.958

5


2014

46.214

12,76

589.530

6

2015

45.410

12,47

566.115

7

2016

50.881

12,52

636.919

8


2017

56.738

13,54

768.319

Diện tích trồng chanh, cam, quýt trải dài trên cả nước, trong đó nơi có diện tích
trồng chanh, cam, qt lớn là Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 29,6 nghìn ha,
chiếm 52,57% diện tích trồng của cả nước. Ngun nhân do vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long có nhiều điều kiện về khí hậu thích hợp trồng cây cam. Cây cam được trồng
nhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long với các giống cam Sành, cam Mật. Ở Miền
Bắc, cây cam được trồng nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà
Tĩnh với các vùng trồng cam nổi tiếng như: cam Sành ở Bắc Quang – Hà Giang, Hàm
Yên – Tuyên Quang, Vinh – Nghệ An, cam Bù ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.

7


Bảng 1.4. Diện tích cho sản phẩm cam, chanh, quýt của Việt Nam
Đơn vị: 1000 ha
TT

1
2
3
4
5

6
7

Vùng

2011
56,3
19,0
5,4
9,1
4,5
37,2
1,8
0,5
5,3
29,6

Cả nước
Miền Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc trung bộ
Miền Nam
Duyên hải Nam trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long

Năm
2012

55,6
19,4
5,3
9,5
4,6
36,2
1,4
0,5
4,6
29,7

2013
57,0
19,0
5,2
9,7
4,1
38,0
1,3
0,7
4,5
31,5

Bảng 1.5. Sản lượng cam, chanh, quýt ở Việt Nam
Đơn vị: x 1000 tấn
TT

1
2
3

4
5
6
7

Vùng
2011
702,1
158,6
63,8
52,4
42,4
481,4
8,4
2,6
69,1
463,5

Cả nước
Miền Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc trung bộ
Miền Nam
Duyên hải Nam trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long

8


Năm
2012
704,1
176,5
62,9
68,4
45,2
527,6
7,0
3,4
58,7
458,5

2013
709,4
170,6
60,8
69,6
40,2
637,0
6,9
4,0
56,0
472,0


1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất cam của tỉnh Hịa Bình
Với lợi thế về điều kiện tiểu khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, thời gian gần đây,
diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ngày càng tăng, bước đầu hình

thành những vùng sản xuất mang tính hàng hóa, tạo thu nhập cao, ổn định cho
người dân. Diện tích sản xuất cây ăn quả có múi tồn tỉnh khoảng 4.695 ha (diện
tích kinh doanh 1.849 ha), năng suất bình qn 218 tạ/ha, sản lượng 40.488 tấn,
trong đó huyện Cao Phong có 1.495,6 ha cam (sản lượng 19.738 tấn).
Cơ cấu giống và thời vụ thu hoạch các giống cam qt ở Hịa Bình như sau:
Bảng 1.6. Cơ cấu và thời vụ thu hoạch các giống cam quýt ở Hịa Bình [2]
Tên giống
Chín sớm: Cam CS1, Qt Ơn
châu, Cam BH
Chính vụ: Cam xã đồi, cam Vân
Du, qt Hà Giang
Chín muộn: Cam canh, cam V2

Tỷ lệ (%)

Thời vụ thu hoạch chính

25 %

Tháng 9 – tháng 11

45 %

Tháng 10 – tháng 12

30 %

Tháng 11 – tháng 3 năm sau

Diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Hịa Bình đang có xu hướng

tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo thống kê Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hịa Bình, diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 5.145 ha
(trong đó diện tích kinh doanh trên 2000 ha), năm 2017 khoảng 6.300 ha, trong đó,
diện tích cam là 3.600 ha, bưởi 2.700 ha. Sự tăng lên rõ rệt về diện tích sản xuất cây
có múi của tỉnh Hịa Bình cho thấy cơng tác quy hoạch, thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất cây ăn quả của tỉnh bước đầu có hiệu quả. Các chính sách của
tỉnh nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, tạo sản phẩm mang tính hàng
hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, Hịa Bình đã có những chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất tập trung, phê duyệt các quy hoạch, đề án phát triển sản phẩm
trồng trọt trong đó chú trọng các loại cây ăn quả có thế mạnh. Điển hình là Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững tỉnh Hịa Bình đến năm 2020 tại Quyết định số 1604/QĐ-UBND phê duyệt

9


ngày 31/8/2015; trong đó phát triển cây ăn quả có múi là dự án ưu tiên. Theo sau đó
là các đề án và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất tập trung, hỗ trợ tiêu thụ
nông sản hàng hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp; phê duyệt
các quy hoạch, đề án phát triển sản phẩm trồng trọt trong đó chú trọng vào sản xuất
tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả như:[1]
- Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hịa Bình đến năm 2020, với mục tiêu
hàng năm cải tạo khoảng 1.200 ha vườn tạp thành vườn có hiệu quả kinh tế cao, ưu
tiên phát triển cây ăn quả (Quyết định 1493/QĐ-UBND ngày 09/6/2016 của UBND
tỉnh Hịa Bình);
- Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình về việc ban hành Tiêu chí quy mơ diện tích tối thiểu về cánh đồng lớn
trong sản xuất trồng trọt tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình ban hành Quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa

trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình trong đó
hỗ trợ phát triển diện tích trồng cây có múi;
- Quyết định 33/2015/QĐ-UBND, ngày 04/11/2015 ban hành Quy định về cơ
chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, giai đoạn 2015 2020;
- Quyết định 04/2016/QĐ-UBND, ngày 29/01/2016 ban hành Quy định thực
hiện chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, giai đoạn 2016 – 2020;
Tại Cao Phong, năm 2017 diện tích cây có múi tồn huyện khoảng 2.835,6 ha,
trong đó cây cam 1.652,84 ha, cây quýt là 814,86 ha, cây bưởi là, trên 309 ha, chanh
trồng bờ rào là 58,5 ha. Bình quân mỗi héc-ta cho thu hoạch khoảng 25 đến 30 tấn
quả, với giá bán từ 22 nghìn đến 25 nghìn đồng/kg. Giá trị thu nhập đối với cây có
múi của Cao Phong thuộc nhóm cao của tỉnh (đạt trên 550 triệu đồng/ha). Ngày
16/11/2014, cam Cao Phong được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp cơng bố và cấp giấy
chứng nhận “Thương hiệu chỉ dẫn địa lý” cho cam Cao Phong. Toàn huyện đã quy

10


hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất cam an toàn đến 2020, quy mô 5.084 ha (chiếm
trên 83% tổng diện tích cây ăn quả có múi tồn tỉnh).
Diện tích và sản lượng cam tại Cao Phong ngày càng tăng. Năm 2004, tổng
diện tích cam của Cao Phong là 178 ha, diện tích cho sản phẩm là 74,3 ha, sản
lượng 1895 tấn, năng suất bình quân 225,5 tạ/ha. Năm 2006 tổng diện tích tăng lên
295,7 ha; diện tích cho sản phẩm 93,5 ha; sản lượng 2009,3 tấn và năng suất bình
quân là 214,9 tạ/ ha. Trong các cây ăn quả có múi hiện nay, cam Xã Đoài là giống
chủ lực với tổng diện tích là 251,7 ha, diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha. Cam canh
có diện tích trồng là 14,5 ha;diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha. Cam Valencia (V2)
có diện tích là 30 ha, diện tích cho sản phẩm là 17 ha. Năm 2010, diện tích trồng
cam của huyện là 557 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn. Năm 2013, diện tích trồng cam là
920 ha, sản lượng đạt 16.000 tấn. Năm 2014, tồn huyện Cao Phong có khoảng

1.774 ha đất trồng cam, tăng gấp 10 lần so với năm 2004, gấp 6 lần so với năm
2006 và tăng gấp 3.17 lần so với năm 2010, sản lượng ước tích đạt 16.500 tấn.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng các tiến bộ kĩ
thuật và chú trọng đầu tư thâm canh đã mang lại hiệu quả cao cho người trồng cam
ở Cao Phong, Hịa Bình. Ngày 16/11/2014, Cam Cao Phong được đón nhận chỉ dẫn
địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho 4 giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài
cao và cam sành. Đây là một bước tiến lớn, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cam ở Cao
Phong.
Một số giống cam được trồng chủ yếu ở Cao Phong:
- Giống cam Lịng Vàng chín sớm CS1 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển cây có múi tuyển chọn. Cam có hình cầu đều, vỏ nhẵn, túi tinh dầu lộ rõ, khi
chín trái vàng đậm, bổ ra có màu vàng, tép nhỏ, giịn, ăn ngọt và có vị thơm mát,
khơng đỏ màu đường như cam sành, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc tính
nổi trội của cam là thời gian chín sớm hơn các giống phổ biến tại Miền Bắc hiện
nay khoảng 1 tháng (thời gian thu hoạch sớm vào đầu tháng 10 đến trung tuần tháng
10 âm hàng năm), mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là giống có ý nghĩa trong việc

11


rải vụ thu hoạch, giúp tháo gỡ khó khăn trong cơ cấu giống cam hiện nay. Năm
2017, cam xuất tại vườn cho thương lái mua buôn với giá khoảng 28.000 đồng/kg.
- Giống cam Xã Đồi Cao Phong gồm 2 dịng là Xã Đồi Cao (quả hình cầu đều
hơi lồi về cuối) và Xã Đồi Lùn (quả hình cầu đều). Cam khi chín vỏ có màu vàng
cam, vỏ nhẵn, rõ túi tinh dầu, mọng nước, thơm, tép màu vàng nhạt, vị ngọt. Cam
chín muộn hơn cam Lịng Vàng khoảng một tháng (vào trung tuần tháng 11 đến
cuối tháng 12 âm hàng năm). Năm 2017, cam xuất tại vườn cho thương lái mua
buôn với giá khoảng 18.000 đồng/kg.
- Giống cam Canh được trồng lâu đời ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức , Hà
Nội. Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, vị ngọt đậm, thơm.

Trọng lượng trung bình 80 - 120g/quả. Cam cho năng suất cao, nếu trồng mật độ
dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40 - 50 tấn/ha. Thời điểm thu
hoạch cam vào tháng 11 - 12 âm hàng năm. Năm 2017, cam xuất tại vườn cho
thương lái mua buôn với giá bán 30.000 đồng/kg.
- Giống cam Chín muộn V2 được Viện Di truyền Nơng nghiệp tuyển chọn. Quả
có thể bảo quản lâu trên cây và sau thu hoạch, dễ dàng trong bảo quản và vận
chuyển. Cam cho năng suất, chất lượng quả cao, ít hạt và chín muộn (đây là giống
chín muộn nhất trong các giống cam hiện nay của Việt Nam). Năm 2017, cam xuất
tại vườn cho thương lái mua buôn với giá bán 28.000 đồng/kg.
Hoạt động sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong ngày càng được nhiều sự quan
tâm từ phía chính quyền địa phương và người dân. Do đó, diện tích, năng suất cam
trong nhưng năm qua tại đây đã tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa
phương và cải thiện đời sồng người dân. Năng suất cam tại thị trấn Cao Phong trong
những năm qua đã tăng lên đáng kể nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh. Năm
2016, lợi nhuận mang lại cho các hộ sản xuất cam đạt trung bình trên 550 triệu
đồng/ha/năm. Hoạt động sản xuất cam tại Cao Phong đang được chú trọng theo
hướng bền vững hơn bằng biện pháp áp dụng các mơ hình sản xuất theo VietGAP
và công nghệ cao nhằm giảm việc sử dụng hóa chất, duy trì năng suất ổn định, giảm
các chi phí đầu tư và tăng chu kỳ khai thác kinh doanh của cây.

12


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cam
Có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cam bền vững, gồm: Điều kiện tự
nhiên, Hoạt động sản xuất, Thị trường, Chính sách quản lý.
1.3.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên
Cam là cây ăn quả lâu năm, đòi hỏi những điều kiện tự nhiên phù hợp mới có
thể sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Điều kiện tự nhiên không phù
hợp với đặc tính sinh lý và yêu cầu sinh thái của cây sẽ gây ra những tổn thất rất lớn

và kéo dài về mặt kinh tế. Ba nhân tố về đất đai, nguồn nước và khí hậu là những
yếu tố tự nhiên có sức ảnh hưởng lớn nhất đến hệ thống sản xuất nơng nghiệp trong
đó gồm sản xuất cam.
Đất đai là yếu tố không thể thiếu trong một hệ thống sản xuất nơng nghiệp.
Trong hệ sinh thái nơng nghiệp, đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất dinh
dưỡng cho cây trồng. Đất ở các địa hình, địa điểm khác nhau thì có thành phần cơ
giới, tính chất vật lí, hóa học khác nhau, do đó sẽ phù hợp với các loại cây trồng
khác nhau. Chất lượng đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng và ổn định năng
suất, tuổi thọ, chất lượng cam và vườn cây. Việt Nam có 13 nhóm đất chính, trong
đó đất đỏ là nhóm đất có chất lượng thuận lợi cho phát triển cây cam, nhóm đất này
chiếm 54% được phân bố chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, trong đó bao gồm
địa bàn huyện Cao Phong.
Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của
cây và việc tăng năng suất, chất lượng cam. Sự thiếu hụt nước tưới cho cây cam,
đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa, thụ phấn sau đó sẽ làm giảm sút năng suất và
chất lượng cam do quả bị dày vỏ, khô múi, màu vỏ không đẹp. Như vậy, nguồn
nước cũng là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn và quy hoạch vùng trồng cam.
Khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng cam. Khí hậu
thời tiết thuận lợi cây trồng sẽ phát triển tốt, ngược lại thời tiết không phù hợp cây
trồng kém phát triển và không phát triển được. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt
đới gió mùa, điều kiện khí hậu phù hợp cho việc trồng và phát triển nhiều loại hoa
quả nhiệt đới trong đó có cây cam. Cây cam phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ

13


từ 23,9 - 270C, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux. Các hiện tượng
thời tiết cực đoan có ảnh hưởng rất lớn đến q trình sinh trưởng, phát triển của cây,
một số hiện thượng thời tiết cực đoan như: sương mù vào tháng 11 gây ra các bệnh
thán thư, cháy lá, cháy vở ở cây cam; hiện thượng sương mù sau tết nguyên đán làm

hư thối, rụng hoa, cây không đậu được quả gây ra mất mùa, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất và chất lượng vườn cây. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện
nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan càng ngày càng diễn biến phức tạp hơn, ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân.
Như vậy, các yếu tố về đất đai, nguồn nước và khí hậu là những tiêu chuẩn
đầu tiên cần dể xem xét khi lựa chọn và quy hoạch vùng trồng cam, là những yếu tố
tác dộng lâu dài nhất đến hệ thống sản xuất cam, đòi hỏi chính quyền và các nhà
quy hoạch cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng khi tiến hành quy hoạch phát triển.
1.3.2. Nhóm yếu tố về hoạt động sản xuất
Nguồn nhân lực là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối
với một hệ thống sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Nguồn nhân lực
bao gồm lao động quản lý, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp sản
xuất sản phẩm. Khu vực nông thôn luôn là khu vực có dồi dào nguồn lao động và
cần thêm việc làm, tuy nhiên trình độ lao động tại khu vực nơng thôn thường không
đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động sản xuất. Do đó, cơng việc đào tạo nguồn lao
động, kiến thức về các kỹ thuật quản lý, chọn giống, canh tác, thu hái cho người dân
là rất cần thiết. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề
tăng năng suất vườn cây và thúc đấy quy hoạch phát triển vùng trồng cam.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất
cam, là yếu tố quyết định khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư của sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn hạn chế. Hiện nay, Việt
Nam nhập khẩu nhiều dây chuyền sản xuất của các nước trên thế giới, nhưng những
dây chuyền này còn nhiều lạc hậu dẫn đến sản lượng và chất lượng các sản phẩm từ
cam chưa cao, khả năng canh tranh còn hạn chế. Vì vậy, muốn mở rộng sản xuất thì
thì người dân cần đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản

14


phẩm, hạ giá thành để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh và đầu tư cho hoạt động

chế biến.
Trình độ kỹ thuật canh tác: Cam được trồng ở vùng có điều kiện sinh thái
thích hợp nhưng nếu kỹ thuật khơng tốt thì hiệu quả và chất lượng cam sẽ không
đảm bảo. Chu kỳ sinh trưởng của cây cam gồm 2 thời kỳ là thời kỹ kiến thiết cơ bản
khoảng 3 năm và thời kỳ kinh doanh sau đó.
1.3.3. Nhóm yếu tố thị trường
Biến động giá cả là yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của sản
xuất. Sự ổn định của giá cả phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và sức cạnh tranh của
sản phẩm. Sự cạnh tranh từ chính các sản phẩm trong nước với nhau và với cam
Trung Quốc dẫn đến giá cam ngày một thấp và bấp bênh.
Quan hệ cung cầu là yếu tố quyết định đến giá cả của cam và việc mở rộng
sản xuất cam. Nếu cầu về cam tăng thì giá cam sẽ tăng, hiệu quả kinh tế cao, ổn
định, thích hợp mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, nếu cung về cam tăng hơn cầu, dẫn
đến giá cam giảm, sẽ tác động xấu đến người sản xuất cam. Ở Việt Nam, thị trường
tiêu thụ cam cịn rất hạn chế vì chưa có thị trường xuất khẩu. Do đó, muốn phát
triển sản xuất cam bền vững cần đi đôi với việc cân bằng quan hệ cung cầu.
1.3.4. Nhóm yếu tố về chính sách
Cơ chế chính sách của nhà nước, của tỉnh là nhân tố ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình sản xuất cam. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trong việc thúc
đẩy sản xuất cam, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy mô vùng, nhằm thúc đẩy
sản xuất cam theo hướng hàng hóa. Bên cạnh đó là các chính sách khuyến nơng,
chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học - cơng nghệ,
các chính sách về cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ vùng
nghèo, vùng núi phủ xanh đất trống đồi trọc... Những chính sách này tạo rất nhiều
cơ hội cho hoạt động mở rộng sản xuất cam và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm, hỗ trợ rất tích cực cho sự phát triển của ngành nơng nghiệp bền vững nói
chung và sản xuất cam bền vững nói riêng.

15



1.4. Các mơ hình quản lý tài ngun
1.4.1. Mơ hình quản lý của nhà nước
Quản lý nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường trước đây chủ
yếu dựa vào cơ chế quản lý mệnh lệnh và kiểm sốt bằng các cơng cụ luật pháp và
chính sách. Nhưng khi nền kinh tế thị trường phát triển thì cơ chế quản lý nhà nước
đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng thay đổi, vận hành theo quy luật
cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc
điều tiết các hoạt động vận hành theo đúng hướng, ổn định và phát triển.
1.4.2. Mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng
Một trong những hình thức quản lý tài nguyên thu được hiệu quả cao là quản
lý tài nguyên dựa vào cộng đồng. Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở
nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của
phương pháp này là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên.
Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý tài nguyên, họ trực tiếp
tham gia trong nhiều cơng đoạn của q trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới
việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động. Đây là hình thức quản lý đi từ
dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, như cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng
đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trị như một cơng cụ hỗ trợ thúc
đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một
khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự
tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất, nước,
rừng. Mô hình là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào q
trình ra quyết định. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự
của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính cơng khai từ đó
tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương.
Theo Madeleen (1998), quản lý tài ngun dựa vào cộng đồng có 3 khía cạnh
chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm sốt.
Có rất nhiều các mơ hình quản lý tài ngun dựa vào cộng đồng vì sự tham
gia của cộng đồng rất đa dạng về cả hình thức và mức độ. Rất khó để nói mơ hình


16


nào là tốt nhất vì mỗi mơ hình thích ứng cho một cộng đồng cụ thể với những đặc
trưng riêng về dân cư, địa lý, thể chế và văn hóa. Để xem xét mức độ thành cơng
của một mơ hình quản lý tài ngun cần phải có các tiêu chí và chỉ số đánh giá cụ
thể. Về lý thuyết, những tiêu chí cơ bản để đánh giá 1 mơ hình có thể gồm: việc
thực hiện, tính bến vững và lợi ích thu được. Mỗi tiêu chí lại có các chỉ số cụ thể.
1.4.3. Mơ hình tổ chức nơng dân và nhà nước cùng quản lý
Mơ hình này tồn tại ở các xã ở Nghệ An. Ở các xã này, các tổ chức nông dân
như hợp tác xã sử dụng nước hay hợp tác xã nông nghiệp đã được thành lập để phối
hợp với công ty Thủy nông – là công ty dịch vụ của nhà nước, để cung cấp dịch vụ
thủy lợi cho các hộ gia đình.
Việc quản lý và phân phối nước trong địa bàn được giao cho tận cơ sở theo
hướng quản lý phi tập trung. Công ty thủy lợi có trách nhiệm quản lý các trạm bơm
đầu mối, các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để cung cấp nước tưới cánh đồng rộng trên
500 ha, gồm cả việc duy tu định kỳ và bảo vệ các công trình khỏi sự xâm phạm và
phá hoại. Cơng ty có trách nhiệm cấp nước từ trạm đầu mối đến các kênh cấp 3 và
chuyển giao cho các hợp tác xã sử dụng nước để phân phối và dẫn nước vào đồng
ruộng. Hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo vệ và dẫn nước từ kênh cấp 3
vào hệ thống nội đồng do họ kiểm sốt. Thơng qua hợp đồng với cơng ty thủy nơng,
mỗi hộ gia đình có ruộng được tưới sẽ phải trả phí thủy lợi dưới sự giám sát của hợp
tác xã.
1.4.4. Mơ hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên
quan đến nhà nước
Mơ hình này đã được thực hiện ở xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỈnh
Tuyên Quang (Bộ NN-PTNT, 2004). Tại xã này các đội thuỷ lợi và tổ chức cộng
đồng phối hợp với Hợp tác xã nông-lâm nghiệp của xã để cung cấp các dịch vụ thủy
lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu dùng nước. Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản

lý các cơng trình thuỷ lợi địa phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm
nước trong xã và cung cấp các dịch vụ thuỷ lợi. Hợp tác xã này hoạt động tự do và
độc lập với công ty thủy nơng thơng qua cơ chế tự chủ tài chính (tự thu chi).

17


×