Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu phân lập và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số hợp chất steroidal alkaloid từ cây lu lu đực (solanum nigrum linn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.51 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRẦN THỊ NGÀ

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘCTẾ
BÀO UNG THƢ CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT STEROIDAL ALKALOID
TỪ CÂY LU LU ĐỰC (SOLANUM NIGRUM LINN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

TRẦN THỊ NGÀ

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC
TẾ BÀO UNG THƢ CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT STEROIDAL
ALKALOID TỪ CÂY LU LU ĐỰC (SOLANUM NIGRUM LINN)

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 60440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. BÙI HỮU TÀI


2. TS. TRẦN MẠNH TRÍ

Hà Nội – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài nghiên cứu cơ bản định hướng
ứng dụng: “Nghiên cứu phân lập steroidal sapoin từ cây lu lu đực (Solanum nigrum
linn) và đánh giá tác dụng kháng tế bào ung thư”. Mã số VAST.DLT.07/1718.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hữu Tài - Viện
Hoá sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
TS. Trần Mạnh Trí giảng viên Trường Đại Khoa học Tự nhiên là hai người thầy đã
ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức trong suốt
q trình nghiên cứu. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp thuộc phòng
Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hoá sinh biển đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Hố học và Phịng Sau
đại học, Trường Đại Khoa học Tự nhiên đã đào tạo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ
tôi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, 2018

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, 2018

Trần Thị Ngà

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 2
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... 3
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 7
DANH MỤC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 8
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 11
1.1. Tổng quan về chi Cà ........................................................................................ 11
1.1.1 . Đặc điểm thực vật và phân loại. ................................................................. 11
1.1.2. Các tác dụng chữa bệnh trong dân gian ...................................................... 15
1.1.3. Giới thiệu về cây lu lu đực .......................................................................... 16
1.1.4. Một số tác dụng dược lý có lu lu đực .......................................................... 19
1.1.5. Một số đơn thuốc dân gian có lu lu đực: ..................................................... 19
1.1.6. Một số nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học lồi lu lu đực ............ 21
1.2. Tổng quan về ung thƣ ...................................................................................... 28
1.2.1. Ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh ............................................ 28

1.2.2. Một số loại thuốc điển hình dùng để điều trị ung thư có nguồn gốc từ thực
vật .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 34
2.1. Đối tƣợng .......................................................................................................... 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 34
2.2.1. Phương pháp phân tích, phân tách và phân lâ ̣p các hơ ̣p chấ t ..................... 34
2.2.2. Phương pháp xác đinh
̣ cấ u trúc hoá ho ̣c các hơ ̣p chấ t ................................ 34
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................. 37
3.1. Xử lý mẫu nghiên cứu...................................................................................... 37
3.2. Phân lập các hợp chất ...................................................................................... 37
3.3. Các thông số vật lí của các hợp chất đã phân lập ......................................... 38
3.3.1. Hợp chất SN1: Solamargine ........................................................................ 38
3.3.2. Hợp chất SN2: Solasonine .......................................................................... 39
3.3.3. Hợp chất SN3: Khasianine .......................................................................... 39
4


3.3.4. Hợp chất SN4: Solanigroside Q (hợp chất mới) ......................................... 39
3.4. Đánh giá khả năng diệt tế bào ung thƣ .......................................................... 39
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 41
4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ................................................. 41
4.1.1. Hợp chất SN1: Solamargine ........................................................................ 42
4.1.2. Hợp chất SN2: Solasonine .......................................................................... 48
4.1.3. Hợp chất SN3: Khasianine .......................................................................... 54
4.1.4. Hợp chất SN4: Solanigroside Q (hợp chất mới) ......................................... 59
4.2. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất đã phân lập ............................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 72

1.

Cơng trình đã cơng bố ..................................................................................... 97

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Danh sách một số loài thuộc chi Solanum ở Việt Nam .................................. 12
Bảng 2. Một số loài trong chi Solanum được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. .............. 15
Bảng 3. Một số hợp chất chống ung thư có nguồn gốc thực vậtError! Bookmark not
defined.
Bảng 4. Số liệu phổ NMR của hợp chất SN1 và hợp chất tham khảo đo trong pyridined5 ................................................................................................................................... 43
Bảng 5. Số liệu phổ NMR của hợp chất SN2 và hợp chất tham khảo đo trong pyridined5 ................................................................................................................................... 49
Bảng 6. Số liệu phổ NMR của hợp chất SN3 và hợp chất tham khảo ......................... 55
Bảng 7. Số liệu phổ NMR của hợp chất SN4 và SN4a ................................................ 60
Bảng 8. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất SN1, SN2, SN3,
SN4 ............................................................................................................................... 65
Bảng 9. Giá trị IC50 các mẫu GSN................................................................................ 66

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đổ phân bố chi Solanum L. trên thế giới .................................................. 11
Hình 2: Hình ảnh một số lồi thuộc chi Solanum ......................................................... 14
Hình 3: Một số hình ảnh cây Lu lu đực. ....................................................................... 18
Hình 4: Hình thái tổ chức của mơ từ dạng bình thường đến khi phát triển thành khối u
...................................................................................................................................... 29
Hình 5. Sơ đồ hình thành và phát triển của bệnh ung thư ............................................ 30

Hình 6. Mẫu cây Lu lu đực (S. nigrum L) thu thập tại Thái Bình ................................ 37
Hình 7. Sơ đồ phân lập các hợp chất SN1‒SN4 từ cặn nước của cây lu lu đực .......... 38
Hình 8. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ cặn nước lồi lu lu đực.41
Hình 9. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SN1 ................................................................ 45
Hình 10. Phổ 1H-NMR của hợp chất SN1 .................................................................... 45
Hình 11. Phổ 13C-NMR của hợp chất SN1 ................................................................... 46
Hình 12. Phổ DEPT của hợp chất SN1 ........................................................................ 46
Hình 13. Phổ HSQC của hợp chất SN1 ........................................................................ 47
Hình 14. Phổ HMBC của hợp chất SN1 ....................................................................... 47
Hình 15. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất SN2 ............ 48
Hình 16. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SN2 .............................................................. 51
Hình 17. Phổ 1H-NMR của hợp chất SN2 .................................................................... 51
Hình 18. Phổ 13C-NMR của hợp chất SN2 ................................................................... 52
Hình 19. Phổ DEPT của hợp chất SN2 ........................................................................ 52
Hình 20. Phổ HSQC của hợp chất SN2 ........................................................................ 53
Hình 21. Phổ HMBC của hợp chất SN2 ....................................................................... 53
Hình 22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất SN3 ............ 54
Hình 23. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SN2 .............................................................. 56
Hình 24. Phổ 1H-NMR của hợp chất SN3 .................................................................... 56
Hình 25. Phổ 13C-NMR của hợp chất SN3 ................................................................... 57
Hình 26. Phổ DEPT của hợp chất SN3 ........................................................................ 57
Hình 27. Phổ HSQC của hợp chất SN3 ........................................................................ 58
Hình 28. Phổ HMBC của hợp chất SN3 ....................................................................... 58
Hình 29. Cấu trúc hóa học của SN4 và hợp chất tham khảo SN4a .............................. 59
Hình 30. Các tương tác HMBC chính của hợp chất SN4 ............................................. 60
Hình 31. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất SN4 .............................................................. 62
Hình 32. Phổ 1H-NMR của hợp chất SN4 .................................................................... 62
Hình 33. Phổ 13C-NMR của hợp chất SN4 ................................................................... 63
Hình 34. Phổ DEPT của hợp chất SN4 ........................................................................ 63
Hình 35. Phổ HSQC của hợp chất SN4 ........................................................................ 64

Hình 36. Phổ HMBC của hợp chất SN4 ....................................................................... 64

7


Kí hiệu
13
C-NMR
1

H-NMR

A-549
CC
DEPT
DMEM

DANH MỤC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Diễn giải
Cacbon-13 nuclear magnetic
resonance spectroscopy
Proton
Nuclear
Magnetic
Resonance
human lung adenocarcinoma
cell
Column chromatography


Phổ cô ̣ng hưởng từ ha ̣t nhân
cacbon 13
Cô ̣ng hưởng từ ha ̣t nhân
proton
Tế bào ung thư phổi ở người
Sắc kí cột

Distortionless enhancement Phở DEPT
by polarisation transfer
Dulbecco‟s Modified Eagle Dulbecco‟s
Medium
Medium

Modified

Eagle

DMSO

Dimethylsulfoxide

HeLa

HeLa cell

HepG2

Human
carcinoma cell


HL-60 và U-937

Human
promyelocytic Tế bào ung thư máu cấp
leukemia cell
Heteronuclear mutiple Bond Tương tác di ̣ha ̣t nhân qua
Connectivity
nhiề u liên kế t

HMBC
HSQC

Tế bào ung thư cổ tử cung ở
người
hepatocellular Tế bào ung thư gan ở người

Heteronuclear single-quantum
coherence

IC50

Inhibitory concentration
50%
HT-29 và HCT- Colon cancer cell
15
K562
Humans blood cancer cell
LNCaP và PC-3

(CH3)2SO


Prostate cancer cells

MGC-803
Human gastric cancer cell
MCF-7, MDA– Breast cancer cell
MB-321 và T47D
RP-18
SW-480

Reserve phase C-18
Colon cancer cell

SRB

Sulforhodamine B

at

Phổ tương tác di ̣ha ̣t nhân qua
1 liên kế t
Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử nghiệm
Tế bào ung thư ruột kết ở
người
Tế bào ung thư máu ở người
Tế bào ung thư tuyết tiền liệt ở
người
Tế bào ung thư da dày ở người
Tế bào ung thư vú ở người


Chất hấp phụ pha đảo C-18
Tế bào ung thư đại tràng ở
người
Sulforhodamine B
8


TMS
U-937
WHO

Tetramethylsilane

Tetramethylsilane

Human hematopoietic cell
World Health Organization

Tế bào ung thư bạch cầu người
Tổ chức Y tế Thế giới

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự sinh sơi
nảy nở của cây cỏ. Vì vậy đã tạo nên hệ sinh thái thực vật rất đa dạng và phong phú.
Theo giáo sư tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam là đất nước có một thực vật phong
phú hàng đầu thế giới với khoảng 12.000 lồi thực vật, khơng kể rong, rêu và nấm.

Trong đó, có khoảng 4.700 lồi được sử dụng làm dược liệu, thuốc [1]. Hiện nay,
những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng rộng rãi trong rất
nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa
bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và
mỹ phẩm v.v. Mặc dù công nghệ tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ,
tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh, song nhu
cầu sử dụng các biệt dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ cây cỏ để làm thuốc vẫn là xu
hướng được quan tâm nhiều.
Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này phục vụ công
tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng được các cơ quan chuyên môn và
các nhà khoa học đặc biệt quan tâm bởi các ưu điểm nổi bật như độc tính thấp, dễ hấp
thụ và chuyển hóa trong cơ thể hơn các loại dược phẩm tổng hợp. Trong đó, họ Cà
(Solanaceae) có khoảng 70 loài ở Việt Nam gồm các cây thân thảo hoặc cây nhỏ. Một
số loài được trồng làm thực phẩm ( cà tím, cà pháo, cà chua, khoai tây), gia vị (ớt),
cây công nghiệp (thuốc lá). Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học cho thấy chi Solanum chứa nhiều hợp chất đáng quan tâm như solanine,
solasodine, solamargine... Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học cũng
chỉ ra lồi này có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống ung thư, chống động kinh,
chống viêm loét...
Tuy nhiên, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về hóa hoc cây Lu lu đực.
Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu phân lập thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của một số hợp chất từ cây Lu lu đực ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong
việc sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu phân lập và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của
một số hợp chất steroidal alkaloid từ cây Lu lu đực (Solanum nigrum Linn)”.
Mục tiêu của đề tài là thực hiện các nội dung sau
1. Phân lập các hợp chất từ cây Lu lu đực (S. nigrum L);
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ cây Lu lu đực
(S. nigrum L);
3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên một số

dòng tế bào ung thư ở người.

10


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Cà
Chi Cà (Solanum L) là một chi lớn trong họ Cà (Solanaceae). Các lồi thuộc
chi Solanum phân bố trong các mơi trường tự nhiên khác nhau, chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm.
1.1.1 . Đặc điểm thực vật và phân loại.
Trên thế giới chi Solanum bao gồm hơn 1200 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Sự phân bố nhiều nhất của chi Solanum là vùng
nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, sau đó đến châu úc, châu Phi và châu á nhiệt đới, trong
đó có Việt Nam. Có rất nhiều lồi phổ biến như cà tím (S. melongena), khoai tây (S.
tuberosum)...cũng có nhiều lồi là cây cỏ mọc hoang dại, có nhiều lồi phân bố ở
những vùng núi cao, bán sa mạc, bờ biển và ven sông [31-36]. Sự phân bố các loài
thuộc chi Solanum L. được mơ tả ở Hình 1

Hình 1: Bản đổ phân bố chi Solanum L. trên thế giới
Theo GS. Phạm Hoàng Hộ chi Solanum ở Việt nam có 31 lồi [5], phân bố trải
khắp từ Bắc vào Nam, nhiều loài trong chi có giá trị sử dụng làm rau ăn cũng có giá trị
kinh tế khơng nhỏ, trong đó phải kể đến lồi khoai tây (S. tuberosum) đem lại lợi ích
rất to lớn cho con người. Ngồi ra, có một số lồi có tác dụng làm thuốc như cà dại
hoa tím, cà dại quả đỏ, cà gai leo... thì khơng ít lồi có chứa alkaloid, nên việc sử dụng
đến hoạt chất này. Bời vì alkaloid trong họ Cà nói chung và chi Solanum nói riêng là
những hợp chất vừa có tác dụng làm thuốc đồng thời lại vừa có độc tính.

11



Bảng 1. Danh sách một số loài thuộc chi Solanum ở Việt Nam
TT

Tên khoa học

Tên tiếng
Việt

Nơi sống và phân bố

1

S. capsicoides

Cà dạng ớt

Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Lâm Đồng. Cịn có
ở các nước nhiệt đới khác.

2

S. cyanocarphium

Cà trái-lam

Đồng Xồi.

3


S. diphyllum

Cà hai lá

Sài Gịn, Đồng Tháp.

4

S. dulacamara

Cà đờn

Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình.
Cịn có ở một số nước nhiệt đới
Châu Á, Châu Phi.

5

S. erianthum

La rừng

Lạng Sơn, Hà Nội, Buôn Mê
Thuột, Đồng Nai.

6

S. ferox


Cà dử

Hà Nội, Nghệ An, Kon Tum,
Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tp
Hồ Chí Minh, An Giang. Cịn có
ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia,
Inđơnêxia, Philippin.

7

S. incanum

Cà gai

Hà Nam, Nghệ An, Thanh Hóa,
Đồng Nai, Inđơnêxia.

8

S. involucratum

Cà tổng bao

Chợ Gành.

9

S. laciniatum

Cà xẻ


Đà Lạt. Cịn có ở Châu Phi,
Australia.

10

S. lasiocarpum

Cà trái lơng

Hà Nội, Đồng Nai, Sài Gịn,
Châu Đốc.

11

S. mammosum

Cà vú

Từ Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn,
Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Tháp
và nhiều nơi khác.

12

S. mauritianum

Cà đảo

Vùng núi cao.


13

S. melongena

Cà tím

Trồng phổ biến.

14

S. nigrum

Lu lu đực

Vùng nhiệt đới.

15

S. pittosporifolium

Cà lá

Vùng núi cao: Sapa

Cà bò

Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà
Nội, Hải Phịng, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghê An, Quảng

Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh

16

S. procumbens

12


TT

Tên khoa học

Tên tiếng
Việt

Nơi sống và phân bố
Hòa, Gia Lai.Còn có ở Trung
Quốc (Hải Nam, Quảng Tây).
Trồng ở Lâm Đồng (Đà Lạt) và
nhiều nơi khác.

`17

S. pseudo-capsicum

Cà sơ ri

18


S. robinsonii

Cà Robinson Nha Trang.

19

S. seaforthianum

Cà kiềng

Huế, Đà Nẵng.

20

S. spirale

Cà xoắn

Phú Khánh, Hà Sơn Bình.

21

S. thorelii Bonati

Cà thorel

Tây Ninh.

22


S. torvum

Cà pháo

Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang, Hà
Nội vào Thừa Thiên Huế, Kon
Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và
Nam Bộ. Còn phổ biến ở các
nước nhiệt đới.

23

S. trilobatum

Cà ba-thùy

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tp
Hồ Chí Minh, Tiền Giang.

24

S. tuberosum

Khoai tây

Trồng phổ biến.

25

S. undatum


Cà pháo

Trồng phổ biến.

Cà ấn

Từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng
Sơn... Nam Định, Ninh Bình vào
Lâm Đồng. Cịn có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Lào, Malaixia.

Cà trái vàng

Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội,
Hịa Bình, Ninh Bình, Nghê An,
Quảng Nam, Kon Tum, Lâm
Đồng. Cịn có ở nhiều nước
nhiệt đới Châu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ.

26

27

S. violaceum

S. virginianum

13



1. Cà tím
(S. melongena)

2. Cà pháo
(S. undatum)

3. Cà vú dê
(S. mammosum)

4. Khoai tây
(S. tuberosum)

5. Cà dại quả đỏ
6. Cà sơ-ri, Cà ớt
(S. capsicoides Allioni)
(S. pseudo-capsicum )
Hình 2: Hình ảnh một số loài thuộc chi Solanum

14


1.1.2. Các tác dụng chữa bệnh trong dân gian
Trong số 31 lồi thuộc chi Solanum đã biết có một số loài đã được sử dụng trong
dân gian ở Việt Nam để làm thuốc chữa bệnh (Bảng 2) [5].
Bảng 2. Một số loài trong chi Solanum đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
TT

1


2

3

Tên khoa học

Tên tiếng
Việt

Bô ̣ phâ ̣n
sử dụng

Tác dụng chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian

S. capsicoides

Cà dạng ớt
(Cà dại quả Tồn cây
đỏ)

S. dulacamara

Dây có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, khư phong trừ thấp. Ở Âu
Châu, dây được xem có tác dụng
Cà đờn (Cà
Quả và dây làm long đờm và lợi tiểu. Ở Ấn
đắng)

Độ, quả gây chuyển hóa, lợi tiểu,
làm tốt mồ hơi; cành cũng lợi
tiểu, gâu ngủ, kích thích xuất tiết.

S. ferox

Cà dử
(Cà trời)

Quả,
rễ

hạt,

Vị đắng, cay, tính hơi ấm, có độc;
có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu
thũng, chống đau, gây tê.

Rễ có độc; tác dụng thơng mạch,
ngăn được đau nhức, tán ứ tiêu
thũng.

4

S. incanum

Cà gai

Vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có
Rễ, lá và tác dụng tán phong thấp, tiêu độc,

quả
tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm
máu.

5

S. laciniatum

Cà xẻ

Làm thuốc ngừa thai.

Cà vú
(Cà vú dê)

Quả

Cây có độc. Với liều rất thấp, nó
có tác dụng như một chất gây mê.
Quả tiêu viêm chỉ thống, tán ứ
tiêu thũng.

6

S. mammosum

7

S. melongena


Cà tím (Cà)

Vị ngọt,tính mát có tác dụng
thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ
Quả
và khái, nhuyến kiên,tan kết, hoạt
toàn cây. huyết tiêu thũng. Cịn có tác dụng
rễ và hạt
nhunaja tràng, lợi tiểu, kích thích
gan tụy làm dịu, xuất huyết, sưng
tấy..

8

S. nigrum

Lu lu đực

Tồn cây

9

S. procumbens

Cà bị

Rễ và cành Vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có

Trị ho, sưng gan, lợi tiểu, chống
viêm.

15


TT

Tên khoa học

Tên tiếng
Việt
(Cà gai leo)

10

S.pseudocapsicum

11 S. torvum

12 S. tuberosum

Bô ̣ phâ ̣n
sử dụng


Tác dụng chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian
tác dụng tán phong thấp. Tiêu
độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau,
cầm máu.

Rễ có vị mặn, hơi đắng, tính ấm,

có tác dụng chỉ thống. Thân và lá
Cà sơ-ri (Cà Rễ, thân và
vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, có độc,
ớt)

có tác dụng chỉ thống.
Rễ, lá, hoa Có vị nhạt, tính hơi mát; có ít độc.
Cà pháo (Cà và
quả Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống,
dại hoa trắng) cũng được tán ứ tiêu thũng.
dùng
Khoai tây

Củ

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ
trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu
viêm.

13 S. trilobatum

Cà ba thùy

Toàn thân

Rễ và lá có vị đắng, quả có vị
đắng, tính mát, có tác dụng làm
long đờm, chống sốt, lợi tiếu.

14 S. undatum


Cà pháo

Quả

Vị ngọt, tính lạnh, có ít độc, có tác
dụng tán huyết ứ, tiêu sưng viêm.

15 S. violaceum

Cà ấn
Vị hơi đắng, tính mát, có ít độc,
Rễ và tồn
có tác dụng tán ứ tiêu thũng, tiêu
(Cà dại hoa
thân
viêm giảm đau.
tím)

16 S. virginianum

Cà trái vàng

Toàn cây

Vị đắng, lợi tiểu, gây trung tiện.
Rễ có tác dụng làm long đờm; lá
làm giảm đau.

1.1.3. Giới thiệu về cây lu lu đực

Lu lu đực có tên khoa học là Solanum nigrum và tên đồng nghĩa
S. ameracanum, thuộc họ Cà (Solanaceae) [2]. Lồi cây này cịn có tên khác là nụ áo,
thù lù đực, cà đen. Tên nước ngoài: Black nightshade, petty morel, gaden huckleberry
(Anh), tue – chien (Pháp) [21]. Trong các sách dược thảo của Trung Hoa, có tên là
long quỳ, khổ thái, khổ quỳ, lão nha toan tương thảo, gia cầu, thiên già tử, thiên già
miêu nhi...[22].

16


Đặc điểm thực vật: Thân cỏ hàng năm, cao 30-100 cm, nhẵn hoặc có lơng tơ.
Lá đơn mọc cách, mỏng như giấy, hình trứng, cỡ 3-11 x 1,5-6,5 cm, chóp nhọn, gốc
hình nêm thót dần tới cuống, mép ngun hoặc có răng thưa, nhẵn hoặc có lơng tơ;
cuống lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa gần như dạng tán, mọc ở ngoài nách lá; cuống chung
dài 1-2,5 cm; cuống hoa dài 5-10 mm. Đài hình chén, dài 1,5-2 mm, xẻ tới gần nửa;
thuỳ hình trứng, có lơng tơ ở mặt ngồi. Tràng mầu trắng, hiếm khi tím, dài 3-5 mm,
xẻ thuỳ tới một nửa hoặc hơn; thuỳ tràng hình trứng thn, ở mặt ngồi có lơng tơ.
Chỉ nhị dài 0,5-0,7 mm, có lơng tơ; bao phấn dài 1-2 mm. Bầu nhẵn; vịi nhuỵ dài 1,52,2 mm, có lơng tơ ở phía gốc. Quả mọng đen, hình cầu, đường kính 5-8 mm; cuống
quả thẳng hoặc rủ. Hạt dẹt, hình thận, đường kính 1 mm [2].
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 11. Mọc rải rác trên các
bãi hoang, ruộng hoang, ven đường, từ vùng thấp đến vùng cao 2500 m [2].
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu), Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây (Ba Vì), Hà Nội, Hồ Bình (Mai Châu, Lương
Sơn), Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam (Kim Bảng), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ
An (Con Cng: Pù Mát), Quảng Bình (Đồng Hới), Thừa Thiên Huế (đèo Hải Vân, A
Lưới, Phú Lộc), Kon Tum (Ngọc Linh, Kon Plông), Đắk Lắk (Đắk Mil: Nam Đà),
Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng), Khánh Hồ (Nha Trang), Nam Bộ. Cịn có ở ấn Độ,
Trung Quốc (Vân Nam), Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia,
Philiphin và nhiều nước vùng nhiệt đới và ôn đới khác [2].
Người ta dùng toàn cây hoặc chỉ hái lá làm thuốc, có thể dùng tươi hay sấy

khơ. Theo nghiên cứu, lá lu lu đực có chứa solamargine, solasonine, riboflavin, acid
nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5.9% protein, 1.0% chất béo, 2.1% chất khoáng,
8.9% các hợp chất carbohydrat. Trong quả có chứa glucoalcaloid steroid như
solasodine, solamargine, solasonine, và solanigrine [2, 5].
Dược điển Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng
gây ngủ, làm dịu thần kinh. Tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000 mg dược liệu
khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1.0 kg chuột cho thấy thuốc dung nạp tốt và không thấy
biểu hiện độc. Ở châu Âu, lu lu đực được dùng làm thuốc giảm đau nhức, làm dịu,
chống co thắt, dễ ngủ, an thần, chữa chóng mặt, kiết lỵ, tiêu chảy, hay dùng ngoài da
trị ngứa ở các vết thương [1].
Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải
độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng nhưng có độc ở liều lượng cao. Y học
cổ truyền phương đông dùng lu lu đực làm thuốc chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm
khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tuyền liệt,
tiểu tiện khó khăn, vảy nến, lở lt ngồi da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé, áp xe. Mặc
dù tồn cây có chứa chất độc nhưng ở nhiều nơi ngọn non vẫn được dùng làm rau ăn
[1, 5].

17


1. Lá

2. Hoa

3. Quả xanh

4. Quả chín

5. Cành có hoa và quả (đen trắng)


6. Cành có hoa và quả (màu)

Hình 3: Một số hình ảnh cây Lu lu đực.

18


1.1.4. Một số tác dụng dƣợc lý có lu lu đực
Dược điển Pháp năm 1965 lu lu đực được xếp là loại thuốc độc bảng C với tác
dụng gây ngủ, làm dịu thân kinh. Tuy vậy, thử nghiệm độc tích với liều 1000mg dược
liêu khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu
hiện độc [2].
+ Tác dụng hạ sốt: Thử trên chuột nh2.16±0.63

52.63±1.11

100

45.75±2.77

45.14±1.77

66.09±0.95

45.73±1.43

30

59.27±2.00


70.80±0.88

62.44±2.15

55.92±0.43

100

48.62±2.19

62.46±2.64

58.34±2.73

52.94±1.16

0.3

60.11±1.29

63.79±1.07

65.16±1.31

66.91±1.13

30

19.71±3.17


26.52±0.86

26.04±2.19

19.92±2.92

*Camptothecin: được sử dụng làm chất chuẩn
Ở nồng độ 30 và 100 µM, hợp chất SN3, SN4 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào
thấp trên cả 4 dòng tế bào ung thư MDA-MB-321, A549, Hep3B, PC3.
Các hợp chất SN1, SN2 có biểu hiện hoạt tính (CS ≤ 50% ± σ) được chọn ra để
xác định giá trị IC50.

65


Bảng 9. Giá trị IC50 các mẫu SN1, SN2
Giá trị IC50 (µM)
Tên mẫu

MDA-MB321

A549

Hep3B

PC3

SN1


1.86 ± 0.45

2.24± 0.15

0.78± 0.11

5.13± 1.34

SN2

57.54±1.89

33.11±1.12

18.20±1.43

33.11±1.56

Camptothecin

1,22±0,10

0.52±0.15

2,26 ± 0.86

10,36±1,19

Kết quả cho thấy các hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tê bào ung thư ở các
mức độ khác nhau.

Hợp chất SN1 có hoạt tính gây độc tế bào mạnh nhất tương đương với chất đối
chứng dương Camptothecin với giá trị IC50 trong khoảng 0,78 † 5,13 µM.
Cịn với hợp chất SN2 có hoạt tính gây độc tế bào với giá trị IC50 trong khoảng
18,20 † 57,54 µM.

66


KẾT LUẬN
1. Kết hợp các phương pháp sắc ký và các phương pháp phổ hiện đại đã phân lập
và xác định cấu trúc của 4 hợp chất kí hiệu SN1, SN2, SN3, SN4 từ cây lu lu đực
S.nugrum L. Trong đó:
 Một hợp chất mới: Solanigroside Q (SN4)
 Ba hợp chất đã biết: Solamargine (SN1)
Solasonine (SN2)
Khasianine (SN3).
2. Đã tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào trên 4 dịng tế bào ung thư (MDAMB, A549, Hep3B, PC3) của 4 hợp chất phân lập được.
Kết quả cho thấy: Hai hợp chất SN1, SN2 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt
nhất trên các dòng tế bào ung thư. Trong đó hợp chất SN1 thể hiện hoạt tính khá mạnh
với giá trị IC50 0,78 - 5,13 µM. Hợp chất SN2 có hoạt tính gây độc tế bào với giá trị
IC50 trong khoảng 18,20 - 57,54 µM.
Hợp chất SN3 và SN4 có hoạt tính gây độc tế bào thấp.

67


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chung, Đỗ Trung Đàm, Phạm Vắn
HIển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn

Tập, Trần Toàn(2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 2,
NXB Khoa Học Kỹ Thuật, trang 179 – 181.
2.

Lu lu đực. />962.htm.
3. Lu Lu Đực. />/thuoc-vuon-nha
4. Vũ Văn Hợp (2006), Nghiên cứu phân loại họ Cà (Solanaceae Juss.) ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ sinh học, tr. 44-86
5. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam - Tập 1, 2, NXB Trẻ.
Tiếng Anh
6. Akiyama, T. Ueoka, R. van Soest, R. W, and Matsunaga, (2009). "Ceratodictyols,
1-glyceryl ethers from the red alga-sponge association Ceratodictyon
spongiosum/Haliclona cymaeformis". Journal of Natural Products, 72, 15521554.
7. Aknin, M. Viracaoundin, I. Faure, R. Gaydou (1998). "5α,8α-Epidioxycholest-6-en3-β-ol from three cone snails of the Indian ocean". Journal of the American Oil
Chemists' Society, 75, 1679-1681.
8. Aoki, S. Setiawan, A. Yoshioka, Y. Higuchi, K. Fudetani, R. Chen, Z.-S.,
Sumizawa, T. Akiyama, S.-i, and Kobayashi, M, (1999). "Reversal of multidrug
resistance in human carcinoma cell line by agosterols, marine spongean sterols".
Tetrahedron, 55, 13965-13972.
9. Aratake, S, Trianto, A., Hanif, N, de Voogd, N. J., and Tanaka, J, (2009). "A new
polyunsaturated brominated fatty acid from a Haliclona sponge". Mar Drugs, 7,
523-527.
10. A.W. Wanyonyi, S.C. Chhabra, G. Mkoji, U. Eilert, W.M. Njue (2002),
''Bioactive steroidal alkaloid glycosides from Solanum aculeastrump''.
Phytochemistry, 59, 79-84.
11. Bergmann, W. and Burke, D. C., (1955). "Contributions to the study of marine
products.. XXXIX. TThe nucleosides of sponges. IV. Spongothymidine and
spongouridine". Journal of Organic Chemistry, 20, 1501-1507.
12. Boone, C. W., Kelloff, G. J., and Malone, W. E., (1990). "Identification of
candidate cancer chemopreventive agents and their evaluation in animal models

and human clinical trials: a review". Cancer Research, 50, 2-9.

68


13. Cassady, J. M, Baird, W. M, and Chang, C. J, (1990). "Natural products as a
source of potential cancer chemotherapeutic and chemopreventive agents".
Journal of Natural Products, 53, 23-41.
14. E.A. Eltayeb, A.S. Al-Ansari, J.G. Roddick (1997), ''Changes in the steroidal
alkaloid solasodine during development of Solanum nigrum and Solanum
incanum''. Phytochemistry, 46, 489-494.
15. Gusman, J, Malonne, H., and Atassi, G, (2001). "A reappraisal of the potential
chemopreventive
and
chemotherapeutic
properties
of
resveratrol".
Carcinogenesis, 22, 1111-1117.
16. Hanahan, D. and Weinberg, R. A., (2000) The hallmarks of cancer. Cell, 100, 5770.
17. H.M. Lin, H.C. Tseng, C.J. Wang, C.C. Chyau, K.K. Liao, P.L. Peng, F.P. Chou
(2007), ''Induction of autophagy and apoptosis by the extract of Solanum nigrum
Linn in HepG2 cells''. J. Agric. Food Chem, 55, 3620-3628.
18. H.M. Lin, H.C. Tseng, C.J. Wang, J.J. Lin, C.W. Lo, F.P. Chou, ''Hepatoprotective
effects of Solanum nigrum Linn extract against CCl(4)-induced oxidative
damage in rats''. Chem. Biol. Interact, 171, 283-293 (2008).
19. K. Hu, H. Kobayashi, A. Dong, Y. Jing, S. Iwasaki, X. Yao (1999),
''Antineoplastic agents. III: Steroidal glycosides from Solanum nigrum''. Planta
Med, 65, 35-38.
20. K.T. Lim (2005), ''Glycoprotein isolated from Solanum nigrum L. kills HT-29

cells through apoptosis''. J. Med. Food, 8, 215-226.
21. K. Yoshida, S. Yahara, R. Saijo, K. Murakami, T. Tomimatsu, T. Nohara (1987),
''Changes caused by included enzymes in the constituents of Solanum nigrum
berries''. Chem. Pharm. Bull, 35, 1645-1648.
22. Limin Xiang, Yihai Wang, Xiaomin Yi, Xiangjiu He (2018). "Anti-inflammatory
steroidal glycosides from the berries of Solanum nigrum L". (European black
nightshade)”, Phytochemistry,148, 87-96.
23. Mayer, A. M. S. and Gustafson, K. R., Marine pharmacology in 2003–2004:
"Anti-tumour and cytotoxic compounds". European Journal of Cancer, 42, 22412270.
24. McHardy, L. M., Sinotte, R., Troussard, A., Sheldon, C., Church, J., Williams, D.
E., Andersen, R. J., Dedhar, S., Roberge, M., and Roskelley, C. D., (2004) The
tumor invasion inhibitor dihydromotuporamine C activates RHO, remodels stress
fibers and focal adhesions, and stimulates sodium-proton exchange. Cancer
Research, 64, 1468-1474.
25. Mizuho Ohno, Kotaro Murakami, Mona El-Aasr, Jian-Rong Zhou, Kazumi
Yokomizo, Masateru Ono, Toshihiro Nohara (2012), “New spirostanol glycosides
from Solanum nigrum and S. jasminoides”. J Nat Med, 66, 658–663.
69


26. M.R. Cooper A.W. Johnson (1984), "Poisonous Plants in Britain and other effects
on Animals and Man". Great Britain Ministry of Agriculture, Fisheries and Food.
Vol. 161. H.M.S.O.
27. M. Yoshikawa, S. Nakamura, K. Ozaki, A. Kumahara, T. Morikawa, H. Matsuda
(2007), ''Structures of steroidal alkaloid oligoglycosides, robeneosides A and B,
and antidiabetogenic constituents from the Brazilian medicinal plant Solanum
lycocarpum''. J. Nat. Prod, 70, 210-214.
28. Nagle, D. G., Zhou, Y.-D., Mora, F. D., A, K., Mohammed, and Kim, Y.-P.,
(2004) "Mechanism targeted discovery of antitumor marine natural products".
Current Medicinal Chemistry, 11, 1725 - 1756.

29.
Potawale
S.E,
Sinha
S.D,
Shroff
K.K,
Dhalawat
H.J,
Boraste S.S, Gandhi S.P, Tondare A.D (2008), "Solanum Nigrum Linn: A
Phytopharmacological Review", Pharmacologyonline 3, 140-163.
30. Rowinsky, E. K. and Donehower, R. C., (1991). "The clinical pharmacology and
use of antimicrotubule agents in cancer chemotherapeutics". Pharmacology &
Therapeutics, 52, 35-84.
31. S.B. Mahato, N.P. Sahu, A.N. Ganguly, R. Kasai, O. Tanaka (1980), ''Steroidal
alkaloids from Solanum khasianum: Application of 13C NMR spectroscopy to
their structural elucidation''. Phytochemistry, 19, 2017-2020.
32. S. Nakamura, M. Hongo, S. Sugimoto, H. Matsuda, M. Yoshikawa (2008),
''Steroidal saponins and pseudoalkaloid oligoglycoside from Brazilian natural
medicine, “fruta do lobo” (fruit of Solanum lycocarpum)''. Phytochemistry, 69,
1565-1572.
33. Steele, V. E., (2003) Current mechanistic approaches to the chemoprevention of
cancer. Journal of Biochemistry and Molecular Biology, 36, 78-81.
34. T. Ikeda, H. Tsumagari, T. Nohara (2000), ''Steroidal oligoglycosides from
Solanum nigrum''. Chem. Pharm. Bul., 48, 1062-1064.
35. T.S. Mohamed Saleem, C. Madhusudhana Chetty, S. Ramkanth, M.
Alagusundaram, K. Gnanaprakash2, V.S. Thiruvengada Rajan, S.
Angalaparameswari (2009), "Solanum nigrum Linn", A Review. Phcog Rev Vol,
3, Issue 6, 342-345.
36. Temine Sabudak1, Mehmet Ozturk, Enes Alpay (2017). "New Bioflavonoids

from Solanum nigrum L. by Anticholinesterase and Anti-tyrosinase Activitiesguided Fractionation", Rec. Nat. Prod. 11:2, 130-140.
37. T. Yamashita, N. Fujimura, S. Yahara, T. Nohara, S. Kawanobu, K. Fujieda
(1990), ''Structures of three new steroidal alkaloid glycosides, solaverines I, II
and III from Solanum toxicarium and S. Verbascifolium''. Chem. Pharm. Bull,
38, 827-829.
70


×