Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân lập và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tụy in vitro của một số hợp chất từ nụ vối ( Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr.et Perry thu hái ở Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HUỲNH NHƯ TUẤN

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY
ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ TUYẾN TỤY IN VITRO
CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ NỤ VỐI
[Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry]
THU HÁI Ở QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HUỲNH NHƯ TUẤN

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY
ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ TUYẾN TỤY IN VITRO
CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ NỤ VỐI
[Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry]


THU HÁI Ở QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Mạnh Hùng

2. TS. Hà Vân Oanh

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của các thầy cô, các nhà
khoa học, các cán bộ của Viện, Trường cùng gia đình và bạn bè.
Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS. Trần Mạnh Hùng và TS. Hà Vân Oanh, là những người thầy, người cô đã
tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, tập thể Phòng thí nghiệm Hóa Dược, Khoa
Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn thầy ThS. Nghiêm Đức Trọng, các anh chị
kỹ thuật viên bộ môn Thực vật Dược, Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược
Hà Nội và TS. Hoàng Lê Sơn, Khoa bào chế và chế biến, Viện Dược liệu đã hỗ
trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ,
cổ vũ tôi để có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2019

Học viên

Huỳnh Như Tuấn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cây Vối ................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố.................................................................. 3
1.1.1.1. Tên gọi và vị trí phân loại ................................................................. 3
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................. 3
1.1.1.3. Phân bố ............................................................................................. 4
1.1.1.4. Bộ phận dùng .................................................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học ................................................................................. 4
1.1.2.1. Flavonoid .......................................................................................... 4
1.1.2.2. Tinh dầu ............................................................................................ 8
1.1.2.3. Triterpenoid ...................................................................................... 8
1.1.2.4. Các hợp chất khác .......................................................................... 10
1.1.3. Tác dụng dược lý ................................................................................... 11
1.1.3.1. Độc tính tế bào ................................................................................ 11
1.1.3.2. Tác dụng chống tăng đường huyết .................................................. 12
1.1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ................................................ 13
1.1.3.4. Tác dụng kháng virus ...................................................................... 13
1.1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa ................................................................. 13
1.1.3.6. Tác dụng chống viêm ...................................................................... 14
1.1.4. Độc tính.................................................................................................. 14

1.1.5. Công dụng, bài thuốc ............................................................................. 14
1.1.5.1. Công dụng ....................................................................................... 14
1.1.5.2. Bài thuốc ......................................................................................... 14
1.2. Tổng quan về ung thư tuyến tụy ................................................................ 15


1.2.1. Giới thiệu về ung thư tuyến tụy ............................................................. 15
1.2.1.1. Tuỵ và ung thư tuyến tuỵ ................................................................. 15
1.2.1.2. Phân loại ung thư tuyến tụy ............................................................ 16
1.2.1.3. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy .................................. 16
1.2.1.4. Một số dòng tế bào ung thư tuyến tụy ............................................. 17
1.2.2. Một số hợp chất phân lập từ tự nhiên có khả năng kháng ung thư tuyến
tụy trên dòng tế bào PANC-1 và MIA PACA-2 .............................................. 17
1.2.2.1. Một số hợp chất phân lập từ các cây thuốc Việt Nam .................... 17
1.2.2.2. Một số hợp chất phân lập từ các cây thuốc khác trên thế giới ....... 19
1.2.2.3. Một số hợp chất phân lập từ keo ong.............................................. 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21
2.2. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................. 21
2.2.1. Hóa chất ................................................................................................. 21
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ .................................................................................... 21
2.2.3. Tế bào ung thư và nuôi cấy tế bào ......................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23
2.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học............................................................. 23
2.3.1.1. Phương pháp chiết xuất cao toàn phần và phân đoạn ................... 23
2.3.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất .............................................. 23
2.3.1.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất ................................ 24
2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào .................................... 24
2.3.2.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống tăng sinh tế bào ............... 24
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng kích hoạt caspase-3 ................... 26

2.3.2.3. Phương pháp phân tích quá trình tự chết tế bào (apoptosis) ......... 26
2.3.2.4. Phương pháp phân tích chu kỳ tế bào (cell cycle arrest) ............... 27
2.3.3. Xử lý số liệu ........................................................................................... 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29


3.1. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ nụ Vối
.............................................................................................................................. 29
3.1.1. Điều chế cao chiết tổng và các cao chiết phân đoạn .............................. 29
3.1.2. Phân lập các hợp chất từ nụ Vối ............................................................ 30
3.2. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tuỵ in vitro trên
2 dòng tế bào PANC-1 và MIA PACA-2 của các hợp chất phân lập được .. 40
3.2.1. Thử nghiệm hoạt tính chống tăng sinh tế bào ........................................ 40
3.2.2. Thử nghiệm kích hoạt caspase-3............................................................ 41
3.2.3. Thử nghiệm phân tích quá trình tự chết tế bào (apoptosis) ................... 43
3.2.4. Thử nghiệm phân tích chu kỳ tế bào ...................................................... 44
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 46
4.1. Về chiết xuất, phân lập một số hợp chất ................................................... 46
4.2. Về đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tuỵ in vitro của các
hợp chất phân lập được ..................................................................................... 47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
δ

CC


Độ dịch chuyển hoá học
Cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic
Resonance)
Cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 (Carbon-13 Nuclear Magnetic
Resonance)
Sắc ký cột (Column Chromatography)

cs.

Cộng sự

CTPT

Công thức phân tử

DCM

Dichloromethan

DMC

2',4'-dihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon

DMSO

Dimethylsulfoxid

DMEM

Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium


EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

GF254

Gypsum fluorescent 254 nm

FBS

Huyết thanh thai bò (Fetal Bovine Serum)

IC50

Nồng độ ức chế 50% (Half maximal Inhibitory Concentration)

J

Hằng số tương tác

MeOH

Methanol

OD


Mật độ quang (Optical Density)

ROS

Các gốc tự do có oxy (Reactive Oxygen Species)

PBS

pp. (tr.)

Dung dịch muối đệm phosphat (Phosphate Buffered Saline)
Nồng độ ức chế 50% tế bào trong môi trường nuôi cấy không dinh
dưỡng
Trang

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

1

H-NMR

13

C-NMR

PC50



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Các hợp chất chalcon được phân lập từ cây Vối.

5

Bảng 1.2.

Các hợp chất flavanon được phân lập từ cây Vối.

6

Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.

Các hợp chất flavon, flavonol, dihydroflavonol
được phân lập từ cây Vối.
Các hợp chất terpenoid được phân lập từ cây Vối.
Một số hợp chất kháng tế bào PANC-1 được phân
lập từ các cây thuốc Việt Nam.


7
9
18

Một số hợp chất kháng tế bào PANC-1 và MIA
Bảng 1.6.

PACA-2 được phân lập từ các cây thuốc khác trên

19

thế giới.
Bảng 1.7.

Một số hợp chất kháng tế bào PANC-1 được phân
lập từ keo ong.

20

Bảng 3.1.

Số liệu phổ NMR của CO1

33

Bảng 3.2.

Số liệu phổ NMR của CO2

34


Bảng 3.3.

Số liệu phổ NMR của CO3

35

Bảng 3.4.

Số liệu phổ NMR của CO4

37

Bảng 3.5.

Số liệu phổ NMR của CO5

38

Kết quả đánh giá hoạt tính chống tăng sinh tế bào
Bảng 3.6.

ung thư tụy của các hợp chất phân lập được từ nụ

40

Vối
Bảng 3.7.

Kết quả thử nghiệm kích hoạt caspase-3 trên tế bào

PANC-1 của DMC

42

Kết quả phân tích quá trình tự chết (apoptosis) của
Bảng 3.8.

tế bào PANC-1 khi có mặt DMC 3 µM, 10 µM và
30 µM

44


Tỉ lệ (%) tế bào PANC-1 trong pha G0/G1, S,
Bảng 3.9.

G2/M và apoptosis (sub-G1) sau khi xử lí với hợp
chất DMC (CO1) ở nồng độ 3, 10 và 30 µM

45


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình 1.1.

Tên hình
Công thức cấu tạo của 7-hydroxy-5-methoxy-6,8dimethylisoflavon

Trang

4

Hình 1.2.

Các hợp chất chalcon được phân lập từ cây Vối.

5

Hình 1.3.

Các hợp chất flavanon được phân lập từ cây Vối.

6

Hình 1.4.

Các hợp chất flavon, flavonol, dihydroflavonol được
phân lập từ cây Vối.

7

Công thức cấu tạo của triterpenoid khung ursan (A),
Hình 1.5.

olean (B), lupan (C), taraxastan (D) và multiflorane

8

(E)
Hình 1.6.


Các hợp chất khác được phân lập từ lá Vối.

10

Hình 1.7.

Vị trí và cấu tạo của tuyến tụy.

15

Hình 1.8.

Công thức cấu tạo của Arctigenin.

19

Hình 1.9.

Phản ứng làm đổi màu trong phép thử chống tăng
sinh tế bào với bộ kít Dojindo.

25

Hình 3.1.

Sơ đồ điều chế các cao chiết từ nụ Vối.

29


Hình 3.2.

Sơ đồ phân lập hợp chất CO1 và CO2.

30

Hình 3.3.

Sơ đồ phân lập hợp chất CO3 và CO4.

31

Hình 3.4.

Sơ đồ phân lập hợp chất CO5.

32

Hình 3.5.

Cấu trúc hoá học của hợp chất CO1.

34

Hình 3.6.

Cấu trúc hoá học của hợp chất CO2.

35


Hình 3.7.

Cấu trúc hoá học của hợp chất CO3.

36

Hình 3.8.

Cấu trúc hoá học của hợp chất CO4.

37

Hình 3.9.

Cấu trúc hoá học của hợp chất CO5.

39

Hình thái tế bào PANC-1 dưới kính hiển vi quang học
Hình 3.10.

sau khi được xử lý với DMC ở các nồng độ khác nhau
trong 24 giờ.

41


Khả năng kích hoạt caspase-3 trong tế bào PANC-1
Hình 3.11.


của DMC ở các nồng độ khác nhau sau khi ủ 12 giờ,

42

24 giờ và 48 giờ.
Tác động của hợp chất DMC (CO1) lên quá trình tự
Hình 3.12.

chết (apoptosis) của tế bào PANC-1 ở nồng độ 3 µM,

43

10 µM và 30 µM.
Kết quả phân tích hàm lượng DNA của quần thể tế
Hình 3.13.

bào PANC-1 khi xử lý với DMC 3 µM, 10 µM và 30
µM

45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tụy là một loại khối u ác tính thường gặp có tần suất xuất hiện
ngày càng tăng trên thế giới. Do tỷ lệ xâm lấn hủy hoại cao và phát triển âm thầm
với rất ít biểu hiện hay triệu chứng, ung thư tuyến tụy được đánh giá là một trong
những bệnh ung thư nguy hiểm. Các phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân
ung thư tuyến tụy như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị có nhiều nhược điểm lớn như tác
động xấu lên các cơ quan, tấn công, làm hư hại các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ
thể cùng hàng loạt tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sức

đề kháng giảm mạnh, vùng da chiếu xạ bị bạc màu,... Điều này gây ảnh hưởng nặng
nề đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong thực trạng đó, việc tìm kiếm phương
pháp điều trị bổ sung hay thay thế là cần thiết và quan trọng. Hàng loạt các nghiên
cứu về liệu pháp gen, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị tại đích hay các hoạt
chất chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên (Phytosubstances) đã ra đời và được thử
nghiệm làm thuốc điều trị. Trong số đó, thuốc thảo dược trở nên phổ biến với những
bệnh nhân ung thư trong giai đoạn tiến triển, bởi sự hiệu quả và độc tính thấp [50].
Có hai hướng chính trong việc tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính sinh học đó
là từ con đường sàng lọc tự nhiên và từ kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người
dân địa phương. Trong quá trình sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư của một số
cây thuốc thu hái ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng mà nhóm nghiên cứu Trần Mạnh
Hùng và các cs. đã khảo sát, 27 mẫu thuộc 19 loài thực vật đã được đưa vào sàng lọc
hoạt tính gây độc tế bào in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy nụ cây Vối
[Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry] là một trong những mẫu thể hiện
hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy mạnh nhất với giá trị IC50
thấp [8]. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu về hoạt tính kháng tế
bào ung thư tuyến tuỵ của loài cây này cũng như thành phần hóa học có liên quan.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân lập và đánh giá hoạt tính
gây độc tế bào ung thư tuyến tụy in vitro của một số hợp chất từ nụ Vối
[Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry] thu hái ở Quảng Nam” với các
mục tiêu sau:

1


1. Phân lập 3-4 hợp chất từ nụ Vối và nhận dạng chất phân lập được dựa trên các dữ
liệu phổ.
2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tụy in vitro của các hợp chất phân
lập được từ nụ Vối.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây Vối
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
1.1.1.1. Tên gọi và vị trí phân loại
• Tên khoa học: Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry [20]
• Tên đồng nghĩa: Syzygium nervosum DC. [19], Eugenia operculata Roxb.
[30]
• Tên Việt Nam: Vối nhà, Trâm nấp, Mạy xả (Tày)
Theo công bố của tạp chí thực vật Blumea năm 2006, chi Cleistocalyx chính
thức được sát nhập vào chi Syzygium dựa trên các dữ liệu hình thái và phân tử [19].
Vị trí của chi Syzygium trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Sim (Myrtales)
Họ Sim (Myrtaceae)
Phân họ Sim (Myrtoideae)
Tông Trâm (Syzygieae)
Chi Syzygium R.Br. ex Gaertn. [16]
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây Vối là loại cây gỗ nhỡ, cao 5-6 m, có khi lên đến 15 m, vỏ thân nứt nẻ,
màu nâu đen. Cành, nhánh có nhiều vẩy. Lá đơn mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá
hình trứng rộng, hai mặt có những đốm màu nâu. Hoa nhỏ màu lục trắng nhạt, gần
như không cuống, hợp thành cụm hoa dạng chùy rộng, mọc ở kẽ những lá đã rụng.
Nụ hoa hình bầu dục, lá bắc dễ rụng. Đài dính vào bầu. Hoa đều, lưỡng tính, 4 cánh
hình tròn hay hình bầu dục, nhiều tuyến mờ dính lại ở đỉnh thành mũ hình chóp. Nhị
nhiều, rời nhau. Bầu nằm sâu trong ống đài, bị nhị che kín. Quả hình cầu hay hơi

hình trứng, xù xì, khi chín có màu tím, thể chất nạc, vị ngọt. Toàn lá, cành non và nụ
vò có mùi thơm dễ chịu đặc trưng [2], [4], [10], [71].

3


1.1.1.3. Phân bố
Cây Vối phân bố từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam đến Malaysia,
Indonesia và Úc [4]. Ở nước ta, cây mọc tự nhiên dọc theo các bờ suối hay bờ các ao
hồ ở vùng núi thấp và trung thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội, Hòa Bình. Cây Vối còn được trồng rải rác
trong nhân dân các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây được trồng ở bờ ao vừa
để chống sạt lở đất, vừa tận dụng khoảng không gian [2].
1.1.1.4. Bộ phận dùng
Hái lá tươi, phơi khô, nhưng có người ủ rồi mới phơi khô, cách làm như sau:
thái nhỏ, rửa sạch, cho vào thùng hay thúng ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch,
phơi khô. Lá Vối ủ uống thơm ngon hơn. Để làm thuốc thường dùng lá tươi phơi khô
[2], [3], [10]. Nụ được hái, phơi khô dùng để pha nước và làm thuốc [2], [3], [10].
Vỏ cây thu hái vào mùa hạ, thu, phơi khô [2].
1.1.2. Thành phần hóa học
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho biết thành
phần hóa học chính của lá, nụ Vối là tinh dầu, triterpenoid và các flavonoid.
1.1.2.1. Flavonoid
Từ lá và nụ Vối đã có 26 hợp chất flavonoid dạng tự do và glycosid được phân
lập và công bố. Những hợp chất thuộc nhóm này sở hữu một số tác dụng sinh học
đáng quan tâm như: chống oxy hóa, kháng nấm, gây độc tế bào. Dựa vào công thức
cấu tạo, hầu hết những hợp chất này đều thuộc nhóm euflavonoid và nằm trong 3
phân nhóm gồm: chalcon, flavanon và flavonol. Chỉ duy nhất có hợp chất 7-hydroxy5-methoxy-6,8-dimethylisoflavon (1) (tìm thấy trong nụ và lá Vối) nằm trong nhóm
isoflavonoid với cấu tạo isoflavon (hình 1.1) [22], [27].


Hình 1.1. Công thức cấu tạo của 7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylisoflavon

4


• Các hợp chất chalcon được phân lập chủ yếu từ nụ Vối, với đặc điểm là nhóm
thế gắn vào 2 vòng thơm có cấu tạo đa dạng, tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là 2 nhóm –
OH và –CH3 (bảng 1.1 và hình 1.2). Trong đó, hợp chất (3), tên viết tắt là DMC, có
nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý. Hợp chất (8) có cấu tạo glycosid với phần đường
gắn ở vị trí C4’ của phần aglycon qua liên kết O-glycosid.
Bảng 1.1. Các hợp chất chalcon được phân lập từ cây Vối.
Ký hiệu
2
3
4
5
6
7
8

Tên hợp chất
(E)-4,2′,4′-trihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcon
2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcon
2′,4′-dihydroxy-3′-methyl-6′-methoxychalcon
2,2′,4′-trihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcon
3′-formyl-4′,6′-dihydroxy-2′-methoxy-5′methylchalcon
3′-formyl-4′,6′,4-trihydroxy-2′-methoxy-5′methylchalcon
3′-formyl-6′,4-dihydroxy-2′-methoxy-5′methylchalcon 4-O-β-D-glucopyranosid

Bộ phận


TLTK

Nụ

[22]

Nụ

[5],[22]
[27],[78]
[22]

Nụ

[22]

Nụ

[75]

Nụ

[49]

Nụ

[49]

Lá, nụ


Hình 1.2. Các hợp chất chalcon được phân lập từ cây Vối.
• Những nghiên cứu của Zhang F. và cs. (1990), Ye C. và cs. (2004), Byung S.
M. và cs. (2008), Đào Trọng Tuấn và cs. (2010), Hà Thị Kim Quy và cs. (2016) đã
phân lập được 11 hợp chất flavanon từ nụ và lá Vối (bảng 1.2 và hình 1.3). Các nhóm
thế chủ yếu gắn trên nhân thơm cạnh vòng dihydropyron, trong đó –OH và –OCH3

5


thường ở vị trí 5 và 7. Duy nhất hợp chất (19) là dạng glycosid với phần đường gắn
ở vị trí C7 của phần aglycon qua liên kết O-glycosid.
Bảng 1.2. Các hợp chất flavanon được phân lập từ cây Vối.
Ký hiệu

Tên hợp chất

Bộ phận

TLTK

9
10

(2S)-8-methylpinocembrin
(2S)-5,7-dihydroxy-6,8-dimethylflavanon
(2S)-5-hydroxy-7-methoxy-6,8dimethylflavanon
(2S)-6-formyl-8-methyl-7-O-methylpinocembrin
(2S)-7-hydroxy-5-methoxy-8-methylflavanon
(2S)-8-formyl-5-hydroxy-7-methoxy-6methylflavanon

(2S)-7,2′-dihydroxy-5-methoxy-6,8dimethylflavanon
(2S)-2,7-dihydroxy-5-methoxy-6,8dimethylflavanon
(2S)-8-formyl-5-hydroxy-7-methoxy-6methylflavanon
(2S)-8-formyl-6-methylnaringenin
(2S)-8-formyl-6-methylnaringenin 7-O-β-Dglucopyranosid

Nụ
Nụ

[22]
[22],[78]

Nụ

[22]

Nụ
Nụ

[22]
[22]

Nụ

[22],[75]



[27]


Nụ

[22]

Nụ

[22],[75]

Nụ

[49]

Nụ

[49]

11
12
13
14
15
16
17
18
19

Hình 1.3. Các hợp chất flavanon được phân lập từ cây Vối.

6



• Một số hợp chất nằm trong nhóm flavon và flavonol cũng được tìm thấy ở nụ
và lá Vối. Trong số 5 hợp chất flavonol phân lập được, (24) và (25) có cấu tạo
glycosid với phần đường gắn với vị trí C3 của phần aglycon qua liên kết O-glycosid.
Riêng hợp chất (26) có khung dihydroflavonol. Nhóm thế gắn vào 2 vòng thơm của
những hợp chất thuộc 2 nhóm flavanon và flavon thường là hai nhóm –OH hoặc –
OCH3 (bảng 1.3 và hình 1.4).
Bảng 1.3. Các hợp chất flavon, flavonol, dihydroflavonol được phân lập
từ cây Vối.
Ký hiệu
20
21
22
23
24
25
26

Tên hợp chất
7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylflavon
quercetin
kaempferol
tamarixetin
myricetin-3'-methylether 3-O-β-Dgalactopyranosid
myricetin-3',5'-dimethylether 3-O- β-Dgalactopyranosid
(2S,3S)-2,3-trans-5,7-dihydroxy-6,8dimethyldihydroflavonol

Bộ phận

TLTK


Nụ
Nụ, lá
Nụ, lá
Nụ

[22]
[22],[48]
[22],[48]
[48]

Nụ, lá

[27],[48]

Nụ, lá

[27],[48]

Nụ, lá

[22]

Hình 1.4. Các hợp chất flavon, flavonol, dihydroflavonol được phân lập
từ cây Vối.

7


1.1.2.2. Tinh dầu

Năm 1994, Nguyễn Xuân Dũng và cs. đã xác định được 30 thành phần có
trong tinh dầu lá bằng phương pháp sắc ký khí và sắc ký khí kết hợp khối phổ, trong
đó thành phần chính là cis-β-ocimen (32,1%), myrcen (24,6%), β-caryophylen
(14,5%) và trans-β-ocimen (9,4%), α-pinen (3,7%), caryophyllen oxid (2,9%), αhumulen (2,7%) [59].
Năm 2008, bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS), Nguyễn
Thị Dung và cs. đã xác định được 55 thành phần khác nhau có trong tinh dầu nụ Vối,
chiếm 93,71% tổng lượng tinh dầu. Trong đó chủ yếu là các monoterpen (46,71%)
và sesquiterpen (36,34%) [58].
1.1.2.3. Triterpenoid
Đến nay đã có 29 hợp chất triterpenoid có cấu trúc khung ursan, olean, lupan,
taraxastan và multifloran được phân lập từ cây Vối, chủ yếu ở lá, một số ít được tìm
thấy trong nụ và vỏ cây (thể hiện ở hình 1.5 và bảng 1.4).

(A)

(C)

(B)

(D)

(E)

Hình 1.5. Công thức cấu tạo của triterpenoid khung ursan (A), olean (B),
lupan (C), taraxastan (D) và multiflorane (E)

8


Bảng 1.4. Các hợp chất terpenoid được phân lập từ cây Vối.


hiệu
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Tên hợp chất
Khung ursan
Acid ursolic
Acid corosolic
Acid asiatic
Acid actinidic
Acid 2α-hydroxymicromeric
Acid 2α,3β,11α,23-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic
Acid 2α,3β-dihydroxy-24-nor-urs-4(23),12-dien28-oic
Acid 2α,3β,11α,23-tetrahydroxyurs-12,20(30)dien-28-oic
Acid 2α,3β,23-trihydroxy-11α-methoxyurs12,20(30)-dien-28-oic
Acid 2α,3β,23-trihydroxy-11-oxours-12,20(30)dien-28-oic
3β,22β-dihydroxyurs-20-ene-27,28-dioic acid 28methyl este
Khung olean

38


Acid oleanolic

39

Acid maslinic

40

Acid arjunolic

41
42
43
44
45
46

Bộ phận

TLTK

Lá, nụ






[70],[78]

[70]
[70]
[70]
[70]
[70]



[70]



[70]



[70]



[70]



[70]

Lá, nụ
và hoa
Lá, nụ
và hoa


[5],[12],
[70]
[5],[12],
[70]
[2],[5],
[53],[70]

Lá, vỏ

2α,3β,23-trihydroxy-11α,12α-epoxyolean-28,13βolid
2α,3β,12α,23-tetrahydroxyolean-28,13β-olid
Acid 2α,3β,11α,23-tetrahydroxyolean-12-en-28-oic
Acid 2α,3β,23-trihydroxy-11α-methoxyolean-12en-28-oic
Acid 2α,3β,23-trihydroxy-11-oxoolean-12-en-28oic
3β-hydroxyolean-13(18)-ene-27,28-dioic acid 28methyl este

9



[70]




[70]
[70]




[70]



[70]



[70]


47
48
49
50
51
52
53
54
55

Khung lupan
Betulin
Acid betulinic
Acid alphitolic
Khung taraxastan
Acid 3β-hydroxytaraxast-20-en-28-oic
3β,21α-Dihydroxytar-axast-28,20β-olid
Acid 3β-hydroxytaraxast-20-en-27-al-28-oic

3β-hydroxytaraxast-20-ene-27,28-dioic acid 28methyl este
3β-hydroxy-20-oxo-21(20→19)-abeo-taraxast28,21β-olid
Khung multiflorane
Acid 2α,3β-dihydroxymultiflor-7-en-28-oic








[5]
[5], [70]
[70]
[70]
[70]
[70]
[70]



[70]



[70]




[70]

1.1.2.4. Các hợp chất khác
Các nghiên cứu của Trương Thị Tố Chinh và cs. [5], Hà Thị Kim Quy và cs.
[27] đã phân lập được thêm một số hợp chất khác từ lá Vối, như 1-tetratriacontanol
(56); (2S)-2,6-dihydroxy-4-methoxy-5,7-dimethylcoumaran-3-on (57); 2,4¢,6¢trihydroxy-2¢-methoxy-3¢,5¢-dimethylacetophenon (58) và 3-O-methylellagic acid4¢-O-α-L-rhamnopyranosid (59).

(56)

(57)

(58)

(59)

Hình 1.6. Các hợp chất khác được phân lập từ lá Vối.

10


Thành phần của nụ Vối còn có ethyl gallat, acid gallic, β-sitosterol và acid
cinamic [2], [78].
1.1.3. Tác dụng dược lý
Nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá tác dụng sinh học của cây Vối dựa trên
những mô hình dược lý hiện đại dưới sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Mục đích của
những nghiên cứu này nhằm chứng minh tác dụng chữa bệnh của dược liệu theo kinh
nghiệm dân gian hoặc là một giai đoạn của quá trình nghiên cứu phát triển thuốc mới.
Vì thế ngày càng có nhiều tác dụng sinh học của cây Vối được công bố. Một số tác
dụng sinh học đáng quan tâm của các loài thuộc loài này được trình bày dưới đây.
1.1.3.1. Độc tính tế bào

Kết quả thăm dò khả năng gây độc tế bào của 4 mẫu thử chiết từ lá Vối của
Đào Thị Thanh Hiền và cs. (2003) bước đầu cho thấy cả tinh dầu và cao khô toàn
phần đều ức chế sự phát triển tế bào ung thư gan HepG2, ung thư màng tim RD và
ung thư tử cung FL, mở ra hướng nghiên cứu mới đối với dược liệu lá Vối [7].
Hoạt tính chống khối u in vitro trên 6 dòng tế bào ung thư ở người của DMC
(3) phân lập từ nụ Vối được chứng minh lần đầu tiên trong nghiên cứu của Ye Chun
Lin và cs. (2004). Trong số các dòng tế bào được thử nghiệm thì SMMC-7721 là tế
bào nhạy cảm nhất, với giá trị IC50 là 32,3 ± 1,13 µM [72]. Nhóm tác giả trên tiếp
tục công bố tác dụng chống ung thư in vivo của DMC, sử dụng khối u cấy ghép trên
mô hình chuột với dòng tế bào ung thư gan người SMMC-7721. Trọng lượng khối u
trung bình trong nhóm chứng và ở chuột tiêm 150 mg/kg DMC lần lượt là 1,42 ±
0,11 g và 0,59 ± 0,12 g [73]. DMC còn tăng cường độc tính tế bào của doxorubicin
lên tế bào KB-A1 kháng thuốc [60] và đảo ngược sự đa kháng thuốc trong mô hình
u cấy ghép tế bào gan người dòng tế bào BEL-7402 đã kháng 5-fluorouracil [34].
Trong một nghiên cứu khác của Ye Chun Lin và cs., hai hợp chất (6) và (17)
thể hiện hoạt tính chống ung thư trên 5 dòng tế bào ung thư ở người (SMMC-7721,
8898, K562, HeLa và 95-D) với IC50 lần lượt từ 79,8 ± 2,6 µM đến 165,7 ± 6,1 µM
và 55,3 ± 2,2 µM đến 178,1 ± 6,2 µM [74].

11


Năm 2012, Đào Trọng Tuấn và cs. đã đánh giá tác dụng của 11 hợp chất
flavonoid phân lập được từ nụ Vối trên một số dòng tế bào ung thư in vitro. Kết quả
cho thấy tất cả flavonoid đều có độc tính đối với các dòng tế bào ung thư vú (MCF7),
ung thư phổi (A549) và ung thư cổ tử cung (Hela) với giá trị IC50 nằm trong khoảng
1,3 - 27,7 µg/mL, trong đó hợp chất 5-hydroxy-7-methoxy-6,8-dimethylflavanon
(11) cho tác dụng ức chế mạnh nhất sự phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung
Hela với giá trị IC50 là 1,3 µg/mL [11].
Từ lá Vối, hợp chất 3β-hydroxytaraxast-20-ene-27,28-dioic acid 28-methyl

este (53) thể hiện độc tính đối với các dòng tế bào ung thư HepG2, NCIN87, MCF7
với giá trị IC50 dao động từ 3,2 đến 6,5 µM và 3β-hydroxyolean-13(18)-ene-27,28dioicacid 28-methyl este (46) kháng lại các tế bào HepG2 và NCIN87 với giá trị IC50
khoảng 5,0 µM [70].
Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu Trần Mạnh Hùng và cs. đã xác định khả năng
ức chế tế bào ung thư tuyến tuỵ của dịch chiết ethanol 70% từ nụ Vối trên 2 dòng tế
bào PANC-1 và MIA PACA-2 với giá trị IC50 lần lượt là 28,4 ± 4,5 µM và 38,5 ±
3,7 µM; trong khi dịch chiết ethanol 70% từ lá Vối thể hiện khả năng ức chế yếu hơn
trên 2 dòng tế bào này với giá trị IC50 lần lượt là 98,5 ± 6,5 µM và 30,5 ± 2,1 µM [8].
1.1.3.2. Tác dụng chống tăng đường huyết
Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra rằng, dịch chiết nước từ nụ Vối
có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase và có khả năng điều trị tiểu đường qua thử
nghiệm in vitro và in vivo [46], [47].
Nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ tác dụng chống tăng đường huyết của hợp
chất DMC (3) phân lập từ nụ Vối. Theo công bố của Yingdi Luo và Yanhua Lu
(2012), DMC có khả năng bảo vệ tế bào MIN6 chống lại sự tự chết tế bào (apoptosis)
thông qua việc tăng cường chức năng của ty thể và là một thuốc tiềm năng cho việc
chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 [45]. DMC còn cho thấy hoạt tính ức chế
mạnh α-amylase ở tụy nhưng không hiệu quả đối với α-glucosidase ở ruột, bảo vệ sự
tiết insulin bị suy giảm gây ra bởi tình trạng “ngộ độc đường” trong tế bào β tuyến
tụy [31], [32]. Một số nghiên cứu khác cho thấy DMC làm tăng sự hấp thu glucose

12


và sự oxy hóa acid béo trong các bó cơ, ức chế sự biệt hóa tế bào mỡ ở tế bào 3T3L1 [33], [21].
1.1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng kháng khuẩn của lá và nụ Vối trên một số
chủng vi khuẩn Gram dương (Bacillus diphtheriace, B. subtilis, Staphylococcus
aureus) và Gram âm (Escherichia coli, Streptococcus hemolyticus) [2], [7].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung và cs. (2008), nồng độ ức chế

tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn/nấm tối thiểu (MBC/MFC) của tinh dầu nụ
Vối đối với các vi sinh vật được thử nghiệm bao gồm Gram dương, Gram âm và
Candida albicans trong khoảng từ 1-20 µL/mL. Trong khi đó, dịch chiết ethanol thể
hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh, chống lại toàn bộ vi khuẩn Gram dương được thử
nghiệm và vi khuẩn Gram âm P. aeruginosa gây hư hỏng thực phẩm. Các giá trị MIC
và MBC của cao chiết ethanol đối với vi khuẩn thử nghiệm trong khoảng 0,25-32
mg/mL [58].
1.1.3.4. Tác dụng kháng virus
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đào Trọng Tuấn và cs. cho thấy các hợp
chất có khung chalcon (2), (3), (4) và (5) ức chế mạnh neuraminidase của hai chủng
virus cúm H1N1 và H9N2 [22].
Trong một nghiên cứu khác, hợp chất DMC (3) và myricetin-3',5'dimethylether 3-O- β -D-galactopyranosid (25) phân lập từ lá Vối thể hiện hoạt tính
ức chế mạnh nhất đối với các neuraminidase từ các loại virus cúm khác nhau, bao
gồm H1N1, H9N2, H1N1 mới có kiểu gen bình thường và dòng H1N1đã kháng
oseltamivir mới (đột biến H274Y) biểu hiện ở tế bào HEK293 (giá trị IC50 từ 5,07 ±
0,94 µM đến 9,34 ± 2,52 µM) [27].
1.1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa
Khả năng dọn gốc DPPH của cao chiết ethanol từ nụ Vối với giá trị IC50 là
39,27 ± 2,40 (µg/mL) [58].
Một nhóm tác giả Trung Quốc đã chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào PC12
kháng lại độc tính gây ra bởi hydrogen peroxid của hợp chất DMC (3) [65]. DMC

13


còn cho thấy tác dụng bảo vệ gan, chống lại tổn thương gan do H2O2 gây ra bằng
cách làm giảm stress oxy hóa và sự tự chết trong tế bào gan người L02 [44].
1.1.3.6. Tác dụng chống viêm
Tinh dầu nụ Vối ức chế đáng kể sự tiết các cytokine gây viêm, bao gồm cả
yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) và interleukin-1b (IL-1β) trên đại thực bào chuột RAW

264,7 được kích thích bởi lipopolysaccharide (LPS) [25].
Năm 2015, Wanguo Yu và cs. đã chứng minh DMC (3) có tác dụng kháng
viêm bằng cách làm giảm TNF-α, IL-1β, và IL-6 và HMGB thông qua việc can thiệp
đường truyền tín hiệu PI3K-PDK1-PKCα [77].
1.1.4. Độc tính
Bên cạnh những nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học của nụ và lá Vối,
nghiên cứu đánh giá tính an toàn của loài cây này cũng đã được thực hiện. Năm 1968,
Nguyễn Đức Minh thuộc phòng Đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu Đông y đã
xác định giá trị LD50 là 7830 mg/kg khi thử trên chuột nhắt trắng bằng đường uống
và đi đến kết luận rằng lá và nụ Vối hoàn toàn không có độc đối với cơ thể [10].
1.1.5. Công dụng, bài thuốc
1.1.5.1. Công dụng
Từ xưa, nụ và lá vối đã được nhân dân Việt Nam nấu nước uống vừa thơm
vừa có tác dụng tiêu cơm, nhuận tràng. Liều dùng hàng ngày: 10 - 20g. Lá vối tươi
hay khô sắc đặc là thuốc sát trùng dùng rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ [2], [3], [10]. Lá,
vỏ thân, hoa còn chữa đầy bụng, ỉa chảy, viêm đại tràng mạn, lị trực trùng [3].
1.1.5.2. Bài thuốc
• Bài thuốc chữa tiêu chảy [2]:
- Lá Vối 3g, vỏ rộp cây Ổi 8g, núm quả Chuối tiêu l0g, thái nhỏ phơi khô, sắc với
400 ml nước còn l00 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Vỏ Vối 100g, vỏ Sung 100g, lá Ổi 100g, lá Phèn đen 100g, vỏ cây Đại 50g, hạt Vải
50g, Quế 30g. Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn, luyện với hồ làm thành viên to
bằng hạt đậu xanh. Người lớn ngày uống 12g, chia làm 2 lần. Trẻ em tùy theo tuổi
giảm liều.

14


×