Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các khu đô thị mới tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 103 trang )

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

MC LC
Trang
M U .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Cấu trúc Luận văn .................................................................................................... 2

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Tổng quan Đô thị Sinh thái ................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về Đô thị, Khu đô thị ...................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm Đô thị Sinh thái .............................................................................. 4
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng Đô thị Sinh thái ............................................................. 6
1.1.4. Một số Đô thị Sinh thái trên thế giới ............................................................... 7
1.2. Tổng quan về phương pháp đánh giá Đô thị Sinh thái ........................................ 10
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................... 10
1.2.1.1. Sự chủ đạo về thiết kế năng lượng và môi trường-LEED (Leadership in
Energy and Environmental Design) ......................................................................... 10
1.2.1.2. Phương pháp Đánh giá Môi trường của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựngBREEAM (Building Research Establishment-Environmental Assessment Method)15
1.2.1.3. Tiêu chuẩn Quốc tế về Đô thị Sinh thái-IES (International Ecocity
Standard) .................................................................................................................. 16
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 17
1.2.2.1. Bộ tiêu chí đánh giá Đơ thị Sinh thái do các nhà khoa học Việt Nam đề
xuất........................................................................................................................... 17
1.2.2.2. Thông tư số 15/2008/TT-BXD hướng dẫn đánh giá , công nhâ ̣n khu đô thị
mới kiểu mẫu ........................................................................................................... 20
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................... 21
1.3.1. Khu đô thị Linh Đàm ..................................................................................... 21


1.3.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ....................................................................................... 21
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................ 24
1.3.2. Khu đô thi ̣Văn Quán ..................................................................................... 25
1.3.2.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ....................................................................................... 25
1.3.2.2. Điề u kiê ̣n kinh tế -xã hội.............................................................................. 28

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 29
Bïi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

92

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.
2.2. Phng phỏp nghiờn cứu ..................................................................................... 29
2.2.1. Phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi ................................................................. 29
2.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh mơi trường có sự tham gia của cộng đồng ..... 30
Phương pháp phỏng vấn bán chính thức –Semistructural interview (SSI): ............. 30
2.2.3. Phương pháp phân tích đa tiêu chí ................................................................. 31
2.3. Các bước thực hiện luận văn ............................................................................... 32

Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
3.1. Xây dựng Bô ̣ Chỉ thi ̣Khu đô thi ̣Sinh thái .......................................................... 34
3.1.1. Cơ sở xác đinh
34

̣ Bô ̣ chỉ thi...............................................................................
̣
3.1.2. Đề xuấ t Bô ̣ Chỉ thi ̣Khu đô thi ̣Sinh thái ........................................................ 35
3.1.3. Xác định tiêu chuẩn, cơ cấu và thang điểm đánh giá..................................... 36
3.1.4. Miêu tả các chỉ thi ..........................................................................................
42
̣
3.2. Thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội ................ 46
3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................... 46
3.2.2. Đánh giá cho các Khu đô mới thị trên địa bàn Hà Nội .................................. 47
3.2.2.1. Khu đô thị Linh Đàm .................................................................................. 47
3.2.2.1.1. Vị trí bền vững của KĐT .................................................................. 47
3.2.2.1.2. Dân số ............................................................................................... 48
3.2.2.1.3. Kinh tế Khu đô thị............................................................................. 48
3.2.2.1.4. Giao thơng ......................................................................................... 49
3.2.2.1.5. Cấp thốt nước đơ thị ........................................................................ 51
3.2.2.1.6. Năng lượng ....................................................................................... 53
3.2.2.1.7. Vệ sinh môi trường ........................................................................... 54
3.2.2.1.8. Thơng tin liên lạc .............................................................................. 56
3.2.2.1.9. Diện tích nhà ở bình quân đầu người ................................................ 56
3.2.2.1.10. Dịch vụ cơ bản cho cộng đồng........................................................ 57
3.2.2.1.11. Chất lượng môi trường .................................................................... 58
3.2.2.1.12. Quản lý quy hoạch .......................................................................... 61
3.2.2.1.13. Quản lý hành chính ......................................................................... 61
3.2.2.14. Mức đơ ̣ hài lòng của người dân ......................................................... 63
3.2.2.2. Khu đô thị Văn Quán .................................................................................. 63
3.2.2.2.1. Vị trí bền vững của KĐT .................................................................. 63
3.2.2.2.2. Dân số ............................................................................................... 64
3.2.2.2.3. Kinh tế khu đô thi .............................................................................
64

̣
3.2.2.2.4. Giao thông ......................................................................................... 65
3.2.2.2.5. Cấp thốt nước đơ thị ........................................................................ 67
Bïi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

93

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.
3.2.2.2.6. Nng lng ....................................................................................... 70
3.2.2.2.7. Vệ sinh môi trường ........................................................................... 71
3.2.2.2.8. Thông tin liên lạc .............................................................................. 72
3.2.2.2.9. Diện tích nhà ở bình qn đầu người ................................................ 72
3.2.2.2.10. Dịch vụ cơ bản cho cộng đồng........................................................ 73
3.2.2.2.11. Chất lượng môi trường .................................................................... 74
3.2.2.2.12. Quản lý quy hoạch .......................................................................... 77
3.2.2.2.13. Quản lý hành chính ......................................................................... 79
3.2.2.2.14. Mức đô ̣ hài lòng của người dân ...................................................... 80
3.2.3. Kết quả đánh giá ............................................................................................ 81
3.3. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý đô thị theo hướng sinh thái
bền vững ..................................................................................................................... 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 87
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 87
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 88


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01: Phiếu điều tra xã hội học.
Phụ lục số 02: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của đề tài.
Phụ lục số 03: Tổng hợp kết quả đánh giá của các hộ gia đình trong KT.

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

94

Tr-ờng Đại học Khoa häc tù nhiªn


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World health Organization)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

ĐTST

Đô thị sinh thái

KĐT


Khu đô thị

GTCC

Giao thông công cộng

CSHT

Cơ sở hạ tầng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1
Bảng 2

Thống kê sử dụng đất khu Bắc Linh Đàm
Thống kê quy hoạch sử dụng đất khu dịch vụ tổng hợp và nhà
ở hồ Linh Đàm

22

23

Bảng 3

Dân số khu đô thị Linh Đàm

25

Bảng 4

Mốc tọa độ các điểm giới hạn-Khu đô thị Văn Quán

26

Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7

Thống kê diện tích theo phân khu chức năng- Khu đô thị Văn
Quán
Kết quả kiểm tra chất lượng nước bể chứa ngầm Nơ 2 KĐT
Linh Đàm
Chỉ tiêu cây xanh, mặt nước khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở
Linh Đàm

26
51
55

Bảng 8


Kết quả phân tích chất lượng khơng khí ở Bán đảo Linh Đàm

58

Bảng 9

Chất lượng nước mă ̣t hồ Linh Đàm

59

Bảng 10 Các di tích trong khu vực Linh Đàm
Bảng 11
Bảng12

Kết quả phân tích chất lượng nước bể chứa ngầm CT 3A-B
Khu đơ thị Văn Qn
Kết quả phân tích nước thải của khu đô thị Văn Quán

Bảng 13 Các chỉ tiêu đơn vị ở-Khu đô thi ̣Văn Quán
Bảng 14
Bảng 15

Kết quả quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí bên
trong Khu đô thị Văn Quán

62
68
69
73

75

Kết quả phân tić h chấ t lươ ̣ng nước mă ̣t hồ Văn Quán

76

̀ h trong khu đô thi ̣Văn Quán
Bảng 16 Hiê ̣n tra ̣ng các cơng trin

77

Bảng 17 Kết quả tính tốn từ bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái

81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 01

Cơ cấ u lao đô ̣ng - KĐT Linh Đàm

49

Biểu đồ 02

Diện tích cây xanh/người ở một số khu vực

55


Biểu đồ 03

Cơ cấ u lao đơ ̣ng - KĐT Văn Quán

65

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 01

Sơ đồ tổng thể Khu đơ thị Linh Đàm

21

Hình 02

Sơ đồ tổng thể Khu đơ thị Văn Qn

25

Hình 03

Các bước thực hiện luận văn

33


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.


M U
1. Tớnh cp thiết
Đơ thị hóa là xu thế chung của tồn thế giới, là con đường văn minh của
loài người, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự phát triển tất yếu ấy, trên cả nước
hiện có 673 đơ thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố
trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và hơn 500 thị trấn. Q trình đơ thị hóa bước đầu tạo nên
các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia và khu vực góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng
của các ngành kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân đó là
mặt tích cực. Ngược lại q trình đơ thị hóa cũng gây áp lực đối với môi trường và
tài nguyên, làm mất sự cân bằng sinh thái, làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, gây
sức ép về nhà ở, giao thông, vệ sinh môi trường...Do vậy con đường để giảm thiểu
những tác động tiêu cực của đơ thị hóa đó là tạo ra các đơ thị bền vững hay đô thị
sinh thái.
Trong thời gian gần đây khái niệm "đô thị sinh thái" được nhắc đến nhiều ở
Việt Nam. Khái niệm này đề cập đến vấn đề chất lượng mơi trường của đơ thị với
các tiêu chí rất cụ thể nhằm hướng tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống
cho các cư dân một đô thị. Khơi nguồn cho trào lưu này là hội thảo quốc tế của Liên
Hiệp Quốc về "Thành phố và sự phát triển bền vững" diễn ra ở Rio de Janeiro,
Brazil năm 1992. Lý thuyết về đô thị sinh thái nhằm phục vụ cho sự phát triển đơ
thị hài hịa với thiên nhiên, duy trì và làm cân bằng điều kiện sinh thái, thỏa mãn tốt
hơn các nhu cầu của con người theo hướng bền vững.
Như vậy lý thuyết về đô thị sinh thái cho thấy đây là loại hình đơ thị lý
tưởng trong tương lai. Vậy các tiêu chí, tham số được sử dụng để kiểm nghiệm,
đánh giá về những điều kiện và chất lượng của một đô thị theo hướng sinh thái như
thế nào?. Điều này đồng nghĩa với việc cần xây dựng bộ chỉ thị cho đô thị sinh thái.
Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, nơi có tốc độ đơ thị hóa
diễn ra rất nhanh, một thập niên trở lại đây hàng loạt dự án khu đô thị mới được đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng đồng bộ với các cơng trình kiến trúc và hạ tầng kỹ
thuật nhằm tạo lập các khu ở mới hoàn chỉnh, tạo điều kiện sng thun li v nõng
Bùi Quang Bình


Luận văn tốt nghiệp

1

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

cao cht lng mụi trường cho người dân khu vực đô thị. Tuy nhiên điề u kiện , chất
lượng môi trường sinh thái tại các khu đơ thi ̣này ra sao , cịn là một câu hỏi cần tìm
lời giải đáp rõ ràng hơn dưới góc độ quản lý đơ thị, hơn nữa việc ứng dụng hệ thống
chỉ thi ̣đơn giản , khách quan và có độ tin cậy cao vào đánh giá cho các khu đơ thị
mới cịn hạn chế, chưa có đánh giá so sánh giữa các khu đô thị với nhau.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các khu đô
thị mới tại Thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung vào 2 nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng bộ chỉ thị khu đơ thị sinh thái và thử nghiê ̣m đánh giá cho các
khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý các khu đô thị theo hướng sinh thái
bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong số các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội, đề tài tập trung nghiên cứu,
đánh giá mức sinh thái của hai khu đơ thị có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế và xã hội đó là khu đơ thị Linh Đàm và khu đơ thị Văn Quán.
4. Cấu trúc Luận văn

Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n-kiến nghị và tài liệu than khảo, Luâ ̣n văn đươ ̣c
chia làm 3 phầ n chính.
Chương 1: Tổ ng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kế t quả nghiên cứu và thảo luâ ̣n
Nội dung cơ bản của từng chng nh sau:

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

2

Tr-ờng Đại học Khoa häc tù nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Chng 1 - TNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan Đô thị Sinh thái
1.1.1. Khái niệm về Đô thị, Khu đô thị
Các khái niệm về đơ thị đều có tính tương đối xuất phát từ sự khác nhau về
trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm văn hóa, hệ thống dân cư. Mỗi nước trên
thế giới có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Nếu xem
xét trên một phương diện chung nhất thì đơ thị là một không gian cư trú của cộng
đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông
nghiệp. [15]
Trên quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong
một phạm vi khơng gian cụ thể và là một hình thức cư trú của con người. “Sự tồn tại

của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc
lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của
những bộ phận cấu thành. Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó”. [4]
Dưới góc độ quản lý kinh tế-xã hội, đơ thị là điểm dân cư tập trung, có vai
trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đơ
thị thích hợp và có quy mơ dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền
núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô
thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đơ
thị. [1]
Có thể thấy khái niệm về đô thị nhằm nhấn mạnh hai mặt là phát triển xã hội
và phát triển kinh tế đô thị. Về mặt xã hội, đơ thị là một hình thức cư trú, ở đó có
mật độ dân cư cao, mức sống cao, tiện nghi đầy đủ hơn cùng với những thể chế luật
lệ tiến bộ. Không gian đô thị bao gồm không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, cảnh
quan môi trường,...Về mặt kinh tế, hoạt động sản xuất ở đô thị chủ yếu là cơng
nghiệp và dịch vụ. Để có sự phát triển kinh tế-xã hội, đơ thị phải có một cơ sở hạ
tầng kỹ thuật tiên tiến, nhờ có sự phát triển kinh tế-xã hội mà đơ thị có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vựng hoc liờn vựng lónh th.

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

3

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.


Khu ụ th (KT) là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô
thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường
chính đơ thị. KĐT bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu
đơ thị đó; có thể có các cơng trình dịch vụ chung của tồn đô thị hoặc cấp vùng. [1]
Khái niệm khu đô thị mới bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ những năm 1994
gắn liền với sự ra đời của một số khu đơ thị điển hình như Định Cơng, Trung n,
Bắc Linh Đàm…Hiện nay thuật ngữ “Khu đô thị mới” thường được hiểu là một khu
nhà ở mới được xây dựng tập trung theo quy hoạch được duyệt, có đồng bộ hạ tầng
kỹ thuật, bao gồm hệ thống nhà ở và các cơng trình cơng cộng khác để sử dụng vào
mục đích kinh doanh hoặc khơng kinh doanh. [26]
1.1.2. Khái niệm Đô thi Sinh
thái
̣
Từ cuố i những năm 80 của thế kỷ XX , hiê ̣p hô ̣i Đô thi ̣ Sinh thái Q́ c tế
chính thức được thành lập , để cải thiện môi trường cư trú của con người ở đô thị

,

xây dựng đô thi ̣hài hòa giữa con người và tự nhiên , năm 1990 ở Berkeley Mỹ đã
họp Đại hội Đô thị Sinh thái Quốc tế lần t hứ nhấ t , sau đó năm 1992 ở Adelaide Australia, năm 1996 ở Dakar - Xênêgan, năm 2000 ở Curitiba - Brazil, năm 2002 ở
Thâm Quyế n - Trung Quố c đã liên tiế p cử hành các đa ̣i hô ̣i đô thi ̣sinh thái quố c tế
lầ n thứ 2, 3, 4, 5. Các học giả trên thế giới đã triể n khai rấ t nhiề u nghiên cứu , làm
cho khái niê ̣m đô thi ̣sinh thái ngày càng đươ ̣c bổ sung và hoàn thiê ̣n .
Năm 1984 học giả sinh thái Liên Xô N .Yanitsky cho rằ ng : Đô thi ̣ Sinh thái
(ĐTST) là một mơ hình đơ thị lý tưởng, là nơi kỹ thuật và tự nhiên hài hòa đầy đủ ,
sức sáng ta ̣o của con người đươ ̣c phát huy cao nhấ t , thể xác và tinh thầ n của người
dân lành ma ̣nh và chấ t lươ ̣ng môi trường đươ ̣c bảo vê ̣ đế n mức cao nhấ t

, vâ ̣t chấ t ,


năng lươ ̣ng, thông tin sử du ̣ng với hiê ̣u quả cao , sinh thái tuầ n hoàn lành ma ̣nh . [18]
Học giả sinh thái Trung Quốc Vương Như Tùng cho rằng ĐTST là nơi tụ cư
của con người , ở đó xã hội , kinh tế , tự nhiên phát triể n hài hòa , vâ ̣t chấ t , năng
lươ ̣ng, thông tin sử du ̣ng có hiê ̣u quả cao , sinh thái tuầ n hoàn lành ma ̣nh . Chữ “sinh
thái” của thành phố sinh thái có hai hàm ý : Quan hê ̣ hài hòa giữa con người và môi
trường tự nhiên và quan hê hai hoa gia con
Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

4

ngi va mụi trng xa hụ i . Ch
Tr-ờng Đại học Khoa häc tù nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

thnh trong thnh phố Sinh thái” là chỉ mô ̣t hê ̣ thố ng cô ̣ng sinh tự tổ chức

, tự

điề u tiế t. [18]
Quan điểm của ho ̣c giả sinh thái Mỹ , Richard Register về các thành phố sinh
thái, thì đó là việc chuyển đổi các đô thị mật độ thấp, dàn trải thành mạng lưới các
khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mơ giới hạn, được phân cách
bởi các khoảng không gian xanh, hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong
phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO “Một đô thị sinh thái là đơ thị mà trong q

trình tồn tại và phát triển của nó khơng làm cạn kiệt nguồn tài ngun thiên nhiên,
khơng làm suy thối mơi trường, khơng gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng
và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị”.
Qua nghiên cứu khái niê ̣m về đô thị sinh thái

cùng với Tuyên bố San

Francisco - Hội nghị thế giới về thành phố sinh thái lần thứ 7 năm 2008 cho thấy
một đô thị sinh thái cần có: [11]
- An ninh sinh thái: khơng khí trong lành, thức ăn và nguồn nước sạch, an
toàn, nơi làm việc và nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn cho sức khỏe, có các dịch vụ bảo vệ
người dân chống lại các thảm họa.
- Hệ thống xử lý chất thải sinh thái: xử lý, tái chế chất thải hiệu quả, chi phí
thấp, bằng công nghệ hiện đại.
- Công nghiệp sinh thái: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhấn
mạnh vào tái chế, tái sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo, chất thải của ngành này
là đầu vào cho ngành kia.
- Tính ngun vẹn của khơng gian sinh thái: Sắp xếp các kiến trúc không
gian như công viên, quảng trường, sự kết nối như đường phố, cầu, và các khu vực
có hệ sinh thái tự nhiên, tăng đa dạng sinh học, khiến cho tất cả người dân đều có
nhận thức về việc bảo tồn tài nguyên và năng lượng, giảm nhẹ các rủi ro như tai nạn
giao thông, ô nhiễm, hiệu ứng tăng nhiệt độ khu vực đơ thị, nóng lên toàn cầu.
- Nhận thức sinh thái: Giúp mọi người hiểu biết về tự nhiên, về văn hóa, có
trách nhiệm với mơi trường trong khu vực họ sống, từ đó giỳp thay i thúi quen
Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

5


Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

tiờu dựng v khuyn khích sự đóng góp của người dân vào việc duy trì chất lượng
mơi trường đơ thị.
Như vâ ̣y ĐTST là mô ̣t tấ t yế u khách quan của

sự phát triển bền vững , viê ̣c

xây dựng các đô thị theo hướng đô thị sinh thái cầ n phải định hướng và tuân theo
những nguyên tắ c đươ ̣c xác lâ ̣p.
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng Đô thị Sinh thái
Hội nghị của tổ chức Y tế thế giới họp tại thành phố cảng Livepool (Anh)
năm 1998 đã đề ra nguyên tắc chính để xây dựng đơ thị sinh thái như sau: [9]
1. Quy mô dân số và phát triển kinh tế-xã hội của đô thị được giữ ở mức phù
hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Hệ sinh thái đô thị luôn giữ được thế cân bằng, ổn định.
3. Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm cho các dòng vật chất,
nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. Dịng vật chất và năng
lượng đi vào và đi ra, lưu chuyển trong đơ thị hài hịa.
4. Hoạt động của đô thị và con người trong đô thị thải ra ít chất thải nhất, các
chất thải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý hồn tồn
đúng kỹ thuật vệ sinh.
5. Có hạ tầng cơ sở tốt nhất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường
như mạng lưới giao thơng, hệ thống cấp nước, hệ thống thốt nước, điện, thông tin,
hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, mạng lưới dịch vụ y tế, giữ gìn vệ sinh công
cộng, môi trường đô thị trong sạch. Quy hoạch sử dụng đất và phân bố hợp lý. Bố

trí quy hoạch khu ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí
hợp lý để con người có thể giảm bớt đi lại bằng xe cơ giới, tạo điều kiện cho hoạt
động đi bộ và đi xe đạp được diễn ra thuận lợi.
6. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong đô thị, đặc biệt là hệ sinh
thái thực vật, vườn hoa cây cảnh thiên nhiên.
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá có 4 ngun tắc chính để tạo dựng một thành
phố sinh thái là: [22]
1. Xâm phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên.
Bïi Quang B×nh

Ln văn tốt nghiệp

6

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

2. a dng húa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt
động khác của con người.
3. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đơ thị được khép kín và tự
cân bằng.
4. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được
cân bằng một cách tối ưu.
Các nguyên tắc của một đô thị sinh thái đã được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam đề cập đến tuy cách thức tiếp cận vẫn còn những khác biệt
nhất định nhưng tựu chung lại về cơ bản nội dung là giống nhau.
1.1.4. Một số Đô thị Sinh thái trên thế giới

Nhiề u nước trên thế giới đã sớm nhâ ̣n thức đươ ̣c vấ n đề sinh thái hóa đô thi ̣
là nhiệm vụ cấp bách để tránh t ình trạng khủng hoảng đơ thị . Vì vậy các nước đã
tích cực nghiên cứu và thiết kế nhằm tạ o ra các điể m dân cư , các đô thị được coi là
mẫu hình tiêu biểu cho một Đơ thị Sinh thái.
a. Tiểu khu sinh thái Christie Walk - Adelaide – Australia [29]
Tiểu khu sinh thái Christie Walk được khởi xướng xây dựng bởi tổ chức
“Urban Ecology Autralia” vào những năm 90 và hoàn thành vào năm 2006. Christie
Walk nằm trong trung tâm thành phố Adeilaide của Australia có diện tích 2.000 m2,
giành cho 27 hô ̣ gia đình với tổ ng số dân sinh sống khoảng 40 người.
Christie Walk là một điển hình tiêu biểu về thiết kế đơ thị bền vững với các
yếu tố chính đặc trưng cho khu vực như:
- Bảo tồn nước và năng lượng.
- Tái sử dụng và tái sinh vật liệu.
- Tạo ra các không gian cơng cộng thân thiện, có lợi cho sức khỏe.
- Có khơng gian cho người đi bộ.
- Có vườn chung, vườn mái.
- Sản xuất lương thực tại chỗ.
- Quản lý và sử dụng nước mưa hiệu quả.
- Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, việc làm mát bằng gió, ánh sáng mt tri v thc vt.
Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

7

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.


- Gim thiu s phụ thuộc vào ôtô con do bố i cảnh nô ̣i thành.
- Dùng nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời từ các tấm pin được đặt trên
mái, nước mặt được tái sinh giúp giảm nhu cầu sử dụng nước cấp của thành phố.
- Sử dụng các vật liệu tái sinh, không độc hại, các vật liệu cách ly cao và tiêu
thụ ít năng lượng, ngồi ra các thiết bị điều hòa nhân tạo cũng bị loại bỏ.
Tiểu khu sinh thái Christie Walk đã nhận được giải thưởng “The World
Habitat Awards” như một sự cơng nhận về tính sinh thái của tiểu khu này.
b. Thành phố Đông Tân -Trung Quốc [30] [33] [34]

Thành phố Đông Tân nằm trên đảo Chongming, Trung Quốc cách Thượng
Hải 15 km về phía bắc, nằm ở khu vực cửa sông Dương Tử. Đông Tân được phát
triển xây dựng trên vùng đất trước kia là đất ngập nước với diện tích 630 ha. Theo
dự kiến dân số của Thành phố tới năm 2020 là 80.000 người và khi hoàn thiện vào
năm 2040, dân số sẽ là 500.000 người.
Những lợi ích của Thành phố Đơng Tân mang lại:
- Tiết kiệm tiêu thụ năng lượng mỗi năm 66%.
- Tái chế chất thải rắn lên tới 80%.
- Cung cấp năng lượng tái tạo 100%.
Thiết kế chung Thành phố Đông Tân
Các cơng trình sẽ được xây dựng tập trung nhưng mật độ khơng q cao. Có
sự kết hợp giữa các khu văn phịng, khu dân cư và cơng nghiệp nhẹ. Các khu vực
được kết nối bằng các không gian xanh, có khu vực dành cho người đi bộ và các
phương tiện giao thơng cơng cộng.
Các tồ nhà và các tuyến phố được định hướng và được thiết kế để có thể tận
dụng triệt để năng lượng mặt trời và có bóng mát trong những tháng nắng nóng.
Năng lượng cung cấp cho thành phố là năng lượng tái tạo, năng lượng mặt
trời, gió, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và khơng phát thải CO2.
Thành phố được thiết kế để xã hội phát triển, kinh tế và mơi trường ít tác
động về nhau, tạo ra một mơi trường an tồn và bền vững về mặt sinh thái cho

người dân sống trong khu vc.
Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

8

Tr-ờng Đại học Khoa học tù nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Hiu qu trong s dụng năng lƣợng
Hệ thống năng lượng chính của Đơng Tân sẽ là các tấm pin mặt trời, các
turbine gió và năng lượng từ sinh khối đảm bảo cung cấp 100% năng lượng cho
tồn thành phố. Thành phố có một trung tâm năng lượng riêng quản lý việc sản xuất
và phân phối điện.
Mục tiêu của Đông Tân là giảm tới 66% năng lượng tiêu thụ so với các tòa
nhà tiêu chuẩn của Thượng Hải.
Giao thông
Hệ thống giao thông sẽ bao gồm các tuyến phố dành cho người đi xe đạp, đi
bộ các phương tiện thân thiện với môi trường và không phát thải CO2 như xe bus,
taxi sử dụng năng lượng mặt trời và nhiên liệu hiđro.
Thiết kế của thành phố sẽ đảm bảo cho người dân sự thuận tiện trong giao
thơng, giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển.
Các phương tiện giao thông công cộng chất lượng cao sẽ giúp giảm tiếng ồn,
các kênh và hồ trong khu vực cũng được sử dụng cho giao thông.
Quản lý rác thải
Trên 80% chất thải rắn phát sinh trong thành phố được tái chế, rác thải hữu

cơ được sử dụng làm phân compost phục vụ cho nông nghiệp. Việc tái chế và tái sử
dụng rác thải nhằm hướng tới mục tiêu đưa Đông Tân trở thành một thành phố
không rác thải.
Không gian xanh
Tất cả các khu vực trong thành phố đều đảm bảo gần các vùng đất ngập
nước, có khơng gian xanh tạo môi trường sống mát mẻ và trong lành cho người dân
sống trong thành phố.
Quản lý nƣớc
Nước thải sinh hoạt được thu lại, xử lý và quay vòng trong thành phố trước
khi dùng để tưới cho nông nghiệp. Do vậy tiêu thụ nước giảm 43%, nước thải giảm
88% so với một thành phố thơng thường.
Kinh tế địa phƣơng
Bïi Quang B×nh

Ln văn tốt nghiệp

9

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

ụng Tõn cam kt một thành phố xã hội, mơi trường và tài chính bền vững.
Thành phố sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở, trường học, bệnh viện, các khu nông nghiệp
xung quanh để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Thượng Hải. Các ngành công nghiệp
sinh thái, quản lý chất thải, công nghệ về năng lượng mặt trời và gió sẽ là những
thành phần quan trọng của nền kinh tế Đông Tân nhằm tạo ra cơ hội việc làm và
đảm bảo an ninh kinh tế. Thành phố sẽ có những chính sách sử dụng lao động và hỗ

trợ các sản phẩm mang tính địa phương.
Như vậy thành phố Đông Tân cho thấy cách thức tiếp cận đô thị sinh thái
trên quy mô lớn với những nguyên tắc bền vững cơ bản mà thành phố hướng tới
trên các phương diện môi trường, kinh tế, xã hội được thể hiện qua việc thiết kế,
xây dựng thành phố, nhằm đạt được mục tiêu là biến Đông Tân thành một điển hình
cho mơ hình đơ thị bền vững trên thế giới.
1.2. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá Đô thị Sinh thái
1.2.1. Trên thế giới
Đô thị sinh thái là “tấ m gương” tiêu biể u về mă ̣t mơi trường , có vai trị quan
trọng, tích cực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người. Do vậy q trình
xác lập các yếu tố, tiêu chí đánh giá và chứng thực về những điều kiện cần đạt được
của đô thị sinh thái là cần thiết. Để cu ̣ thể các tiêu chí về điều kiện và chất lượng
môi trường các nhà nhà quản lý, quy hoa ̣ch, thiế t kế đã thể hiê ̣n quan điể m đó trong
viê ̣c thiế t kế , xây dựng đô thi ̣và các công trin
̀ h đươ ̣c chứng nhâ ̣n công trình xanh là
bằ ng chứng quan tro ̣ng minh chứng cho công cuô ̣c xây dựng đô thi ̣sinh thái

, trên

thế giới hiê ̣n có mô ̣t số phương pháp đánh giá đô thi ̣sinh thái , tiêu biể u phải kể đế n
như:
1.2.1.1. Sự chủ đạo về thiết kế năng lƣợng và môi trƣờng-LEED (Leadership in
Energy and Environmental Design) [31] [32]
LEED là một bộ tiêu chuẩn được Hội đồng cơng trình xanh Mỹ (The United

States Green Building Council- USGBC) xây dựng lần đầu năm 1995 và sử dụng để
thực hiện đánh giá, xếp hạng các công trình xanh, cho tới nay LEED đã có 12 phiên

Bïi Quang Bình


Luận văn tốt nghiệp

10

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

bn cho cỏc loi cơng trình khác nhau. LEED được coi là bộ tiêu chuẩn có uy tín và
ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Phiên bản LEED-2009 đánh giá và xếp hạng các cơng trình mới và dự án cải
tạo lớn từ khía cạnh thiết kế, xây dựng cho tới khi cơng trình đi vào hoạt động trên 7
yếu tố theo thang điểm cơ bản.
Các yếu tố

Điểm

Vị trí bền vững (Sustainable Sites)

26

Sự dụng nước hiệu quả (Water Efficiency)

14

Năng lượng và khơng khí (Energy & Atmosphere)

35


Vật liệu và tài nguyên (Materials & Resources)

10

Chất lượng môi trường trong nhà (Indoor Environment Quality)

15

Sự sáng tạo trong quá trình thiết kế (Innovation in Design)

6

Khu vực ưu tiên (regional priority)

4

Từ 7 yếu tố đánh giá nêu trên lại chia ra các hạng mục nhỏ hơn với điểm số cụ thể
Vị trí bền vững

26 điểm

- Yếu tố tiên quyết 1: Hành động phịng chống ơ nhiễm

u cầu

- yếu tố 1

Lựa chọn vị trí


1

- yếu tố 2

Mật độ phát triển và kết nối cộng đồng

5

- yếu tố 3

Phục hồi các khu vực bị ô nhiễm

1

- yếu tố 4.1

Các phương tiện giao thông thay thế - Sử dụng các

6

phương tiện công cộng
- yếu tố 4.2
Các phương tiện giao thơng thay thế - Có biện pháp
khuyến khích sử dụng xe đạp

1

- yếu tố 4.3

3


Các phương tiện giao thông thay thế - Các phương

tiện xả thải ít và sử dụng nhiên liệu hiệu quả
- yếu tố 4.4
các khu vực đỗ xe

Bïi Quang B×nh

Các phương tiện giao thụng thay th - Kh nng ca

Luận văn tốt nghiệp

11

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên

2


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

- yu t 5.1
thỏi

Phỏt triển khu vực - Phục hồi và bảo vệ các hệ sinh

1


- yếu tố 5.2
gian mở

Phát triển khu vực - Tối đa hố các khoảng khơng

1

- yếu tố 6.1

Thiết kể sử dụng nước mưa - Quản lý về số lượng

1

- yếu tố 6.2

Thiết kế sử dụng nước mưa - Quản lý về chất lượng

1

- yếu tố 7.1

Giảm hiệu ứng đảo nhiệt - Không mái

1

- yếu tố 7.2

Giảm hiệu ứng đảo nhiệt - Có mái

1


- yếu tố 8

Giảm ơ nhiễm ánh sáng

1

Sử dụng nƣớc hiệu quả

10 điểm

-Yếu tố tiên quyết 1: Giảm lượng nước sử dụng

Yêu cầu

- yếu tố 1

Giảm lượng nước sinh hoạt dùng cho tưới tiêu

- yếu tố 2

Ứng dụng công nghệ xử lý nước hiệu quả

- yếu tố 3

Giảm lượng nước sử dụng

2-4
2
2-4


Năng lƣợng và khơng khí

35 điểm

- Yếu tố tiên quyết 1: Có ủy ban năng lượng riêng

Yêu cầu

- Yếu tố tiên quyết 2: Tối thiếu hóa năng lượng sử dụng

Yêu cầu

- Yếu tố tiên quyết 3: Quản lý việc làm lạnh

Yêu cầu

- yếu tố 1

Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng

- yếu tố 2

Tái sử dụng năng lượng ngay trong khu vực

- yếu tố 3
lượng

Có các biện pháp tăng cường vai trị của ủy ban năng


2

- yếu tố 4

Tăng cường quản lý việc sử dụng chất làm lạnh

2

- yếu tố 5

Kiểm soát việc sử dụng năng lượng

3

- yếu tố 6

Sử dụng năng lượng xanh

2

Vật liu v ti nguyờn

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

1-19
1-7

14 im


12

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

- Yu t tiờn quyết 1: Thu gom và bảo quản các vật liệu có thể tái chế
- yếu tố 1.1

Yêu cầu

Tái sử dụng các cơng trình - Giữ lại tường bảo vệ,

1-3

nền nhà và mái
- yếu tố 1.2

Tái sử dụng các cơng trình - Duy trì các yếu tố

1

khơng xây dựng bên trong
- yếu tố 2

Quản lý chất thải xây dựng


1-2

- yếu tố 3

Tái sử dụng vật liệu

1-2

- yếu tố 4

Sử dụng các sản phẩm tái chế bên trong cơng trình

1-2

- yếu tố 5

Sử dụng vật liệu của địa phương

1-2

- yếu tố 6

Sử dụng các vật liệu có khả năng tái tạo nhanh

1

- yếu tố 7

Bảo vệ rừng


1

Chất lƣợng môi trƣờng trong nhà

15 điểm

- Yếu tố tiên quyết 1: Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí trong nhà

u cầu

- Yếu tố tiên quyết 2: Kiểm soát việc hút thuốc lá

Yêu cầu

- yếu tố 1

Quan trắc chất lượng khơng khí

1

- yếu tố 2

Tăng sự thơng thống

1

- yếu tố 3.1
Quy hoạch quản lý chất lượng mơi trường khơng khí
trong nhà - trong q trình xây dựng


1

- yếu tố 3.2
Quy hoạch quản lý chất lượng môi trường khơng khí
trong nhà - Trước khi đưa vào sử dụng

1

- yếu tố 4.1
dính

Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Các chất hàn,

1

- yếu tố 4.2

Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Sơn

1

- yếu tố 4.3

Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Hệ thống sàn

1

- yếu tố 4.4
Sử dụng những vật liệu ít phát thải - Các sản phẩm
từ gỗ và sợi tổng hợp


Bïi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

13

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên

1


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

- yu t 5

Kim sốt nguồn chất gây ơ nhiễm trong nhà

1

- yếu tố 6.1

Kiếm soát hệ thống - Ánh sáng

1

- yếu tố 6.2

Kiểm soát hệ thống - Nhiệt


1

- yếu tố 7.1

Kiểm soát nhiệt độ - Thiết kế

1

- yếu tố 7.2

Kiểm soát nhiệt độ - Sự thơng thống

1

- yếu tố 8.1

Ánh sáng mặt trời và tầm nhìn - Ánh sáng mặt trời

1

- yếu tố 8.2

Ánh sáng mặt trời và tầm nhìn - Tầm nhìn

1

Sự đổi mới trong thiết kế

6 điểm


- yếu tố 1

Thiết kế mang tính đổi mới

- yếu tố 2

Điểm được cơng nhận

1-5
1

Khu vực ƣu tiên
- yếu tố 1

4 điểm
Khu vực ưu tiên

1-4

Thang điểm chung của cơng trình theo các mức.
Được chứng nhận

: 40 - 49 điểm

Mức bạc

: 50 - 59 điểm

Mức vàng


: 60 - 79 điểm

Mức bạch kim

: ≥ 80 điểm

Tương tự như bộ tiêu chuẩn đánh giá cơng trình xanh của Mỹ, LEED được
sử dụng ở Canada cũng đánh giá các hạng mục cơng trình xanh thơng qua 7 yếu tố
chính vừa nêu, tuy nhiên thì điểm số cho từng yếu tố có thay đổi để phù hợp trong
cách đánh giá với tổng điểm 70 và thang điểm phân loại vẫn chia thành 4 mức.
Hệ thống phân loại của LEED khá toàn diện, kiểm nghiệm và đánh giá thực
tiễn xây dựng đơ thị trên các khía cạnh: vị trí bền vững, sự dụng nước hiệu quả,
năng lượng và khơng khí, vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà,
sự sáng tạo trong quá trình thiết kế và khu vực ưu tiên. Trong mỗi yếu tố chính đều
đưa ra các tiền đề được xem là hoạt động bắt buộc cần có để hướng dẫn và đưa ra
các hoạt động kỹ thuật tiếp theo, như trong yếu tố “Sử dụng nước hiu qu thỡ yờu

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

14

Tr-ờng Đại häc Khoa häc tù nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.


cu c bn v mang tính chất quyết định là giảm lượng nước sử dụng, để thực hiện
được u cầu này thì cần có các biện pháp kỹ thuật liên quan như giảm lượng nước
sinh hoạt dùng cho tưới tiêu hay ứng dụng công nghệ xử lý nước hiệu quả nhằm
mục đích tránh thất thoát nguồn nước sạch, tận thu và sử dụng tuần hồn nước.
Chính sự nhận dạng và phân chia thành các hạng mục nhỏ chi tiết và cụ thể hóa này
giúp tiến trình lượng hóa được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, đây được xem là
ưu điểm vượt trội của bộ tiêu chuẩn LEED.
1.2.1.2. Phƣơng pháp Đánh giá Môi trƣờng của Tổ chức Nghiên cứu Xây
dựng-BREEAM (Building Research Establishment-Environmental
Assessment Method) [15]
BREEAM do Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh đưa ra lần đầu năm 1990
mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng xanh một cách có hiệu lực và giảm thiểu
ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với mơi trường khu vực và tồn cầu. Các hạng
mục đánh giá bao gồm:
1. Quản lý: Chính sách và quy trình
2. Lành mạnh và dễ chịu: Mơi trường trong và ngồi phịng
3. Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2
4. Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải
5. Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ
6. Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường
7. Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất
8. Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm
9. Ô nhiễm: Ơ nhiễm khơng khí và nước
Mỗi hạng mục chia ra nhiều mục nhỏ, thành các nhánh riêng với những tiêu
chuẩn cụ thể và điểm số đi kèm nhằm lượng hóa, bình xét những tiêu chí về điều
kiện và chất lượng môi trường sống trong khu vực. Sau khi đánh giá tổng hợp điểm
số, căn cứ vào thang chia điểm theo phân loại của BREEAM các cơng trình được
chứng thực, phõn loi theo thang im.

Bùi Quang Bình


Luận văn tốt nghiệp

15

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Cng cỏc im ca các tính năng kiến trúc lại để được điểm của tính năng
kiến trúc (BPS), cộng các tổng điểm của hai mặt thiết kế và xây dựng, quản lý và
vận hành, căn cứ khoảng thời gian khác nhau của hạng mục kiến trúc tính ra điểm
của BPS + thiết kế và xây dựng hoặc BPS + quản lý và vận hành để được tổng điểm
đẳng cấp BREEAM. Ngoài ra, từ giá trị BPS căn cứ bản chuyển hoán chuyển ra chỉ
số tính năng mơi trường (EPI). Cuối cùng, tính năng mơi trường của kiến trúc thì
lấy số điểm lượng hố trực quan để tính ra. Căn cứ số điểm, BREEAM quy định 4
đẳng cấp đánh giá là: Đạt, tốt, rất tốt và xuất sắc.
1.2.1.3. Tiêu chuẩn Quốc tế về Đô thị Sinh thái-IES (International Ecocity
Standard) [8]
Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái được tập hợp từ nhóm các nhà xây
dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders), tập hợp các thành viên của các tổ chức từ
khắp nơi trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển mới của các
đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. IES đánh giá mức độ đạt
được trên các quy mô khác nhau từ các khu vực nhỏ đến toàn bộ vùng, dựa trên
nguyên tắc của các hệ thống và các thiết kế sức khỏe sinh thái.
Các tiêu chí đánh giá đơ thị sinh thái, theo IES bao gồm các nhóm:
- Giao thơng đơ thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận
(elevators, escalators), giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện ngầm, giao

thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con.
- Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị.
- Năng lượng: sử dụng năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió, năng
lượng mặt trời…,hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp
bảo tồn năng lượng.
- Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ ở, sinh
hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…
- Nông nghiệp.
- Quy hoạch các khu vực đặc thù và các cơng cụ quản lý.
- Chính sách v th ch qun lý.
Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

16

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

- Kinh t
Cỏc nghiờn cứu trên cho thấy phương pháp chứng thực, đánh giá về đô thị
sinh thái của các nước trên thế giới đều được thiết lập và tiến hành trên quan điểm
sự phát triển bền vững, nhằm đạt được mục tiêu chung đó là cung cấp cho xã hội
một bộ tiêu chuẩn phổ biến, dễ sử dụng, chỉ đạo, định hướng cho việc lựa chọn
những đô thị đạt được các tiêu chuẩn về môi trường.
Các hạng mục sử dụng để đánh giá đơ thị sinh thái có sự phân loại và tổ
chức cơ bản rõ ràng, có một số lượng nhất định các vấn đề mấu chốt cả định tính và

định lượng có thể cung cấp cho q trình phân tích, tổng hợp nhanh và chính xác
giúp tiến trình đánh giá càng rõ ràng hơn.
Tuy nhiên các phương pháp đánh giá công trình xanh của Anh, Mỹ, Canada
hay IES chưa được sử dụng hay có thể áp dụng phổ biến ở Việt Nam do khó khăn
về cơng nghệ, sự cách biệt về điều kiện, chất lượng sống của người dân. Ngồi ra,
cịn do sự hạn chế về cơ sở dữ liệu chuyên nghành, cũng như sự thiếu đồng bộ trong
công tác quản lý và vấn đề tài chính cịn hạn chế.
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Bộ tiêu chí đánh giá Đơ thị Sinh thái do các nhà khoa học Việt Nam đề xuất
Đề câ ̣p tới vấ n đề đô thi ̣sinh thái , các nhà khoa học đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu tổ ng hơ ̣p và đề xuấ t bô ̣ tiêu chí cơ bản của mô ̣t đô thi ̣xanh , đô thi ̣sinh
thái. Theo PGS.TS. Lê Hồ ng Kế (1991), các tham số chất lượng môi trường đô t hị
để đánh giá, xây dựng tiêu chí cho mô ̣t đô thi ̣sinh thái bao gồ m :
- Điề u kiê ̣n số ng.
- Nhu cầ u giao tiế p xã hô ̣i.
- Nghề nghiê ̣p, giải quyết công ăn việc làm.
- Chấ t lươ ̣ng nhà ở.
- Vê ̣ sinh mơi trường nơi ở: hình thức thốt nước bẩn và xử lý phân rác.
- Khơng gian xanh…
Cịn theo GS .TS. Phạm Ngọc Đăng các tiêu chí mơi trường trong phát triển
đô thi ̣sinh thái bao gồ m [13]
Bïi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

17

Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiªn



Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

1. Tiờu chi ap lực môi trường phát triể n đô thi ̣ đố i với môi trường:
- Quy mô phát triể n đô thi ̣phải hơ ̣p lý .
- Quy hoa ̣ch sử du ̣ng đấ t đô thi ̣phải phù hơ ̣p với yêu cầ u bảo vê ̣ môi trường .
- Tiế t kiê ̣m sử du ̣ng và khai thác hơ ̣p lý tài nguyên thiên nhiên .
- Giảm thiểu nguồn thải các chất gây ô nhiễm môi trường

phát sinh từ sản

xuấ t, đă ̣c biê ̣t là sản xuấ t công nghiê ̣p, giao thông vâ ̣n tải và sinh hoa ̣t đô thi ̣.
- Bảo đảm tổ ng lươ ̣ng thải dưới mức khả năng chiụ đựng của môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, di tić h lich
̣ sử văn hóa…
2. Tiêu chí về đáp ứng phát triể n đô thi ̣ đố i với môi trường:
- Cơ sở ha ̣ tầ ng kỹ thuâ ̣t đô thi ̣đa ̣t trin
̀ h đô ̣ hiê ̣n đa ̣i và đáp ứng hoàn toàn
nhu cầ u phát triể n đô thi .̣
- Tấ t cả các ng̀ n nước thải, khí thải, rác thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ
sinh…. và ngân sách đầu tư cho bảo vệ mơi trường thích đáng
.
3. Tiêu chí về trạng thái (chấ t lượng) môi trường:
- Trữ lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng môi trường nước mă ̣t.
- Chấ t lươ ̣ng môi trường khơng khí xung quanh.
- Chấ t thải rắ n, tiêu chí ô nhiễm môi trường đấ t .
- Tiêu chí về mức ồ n giao thông và các tiêu chí về sức khỏe cô ̣ng đồ ng liên
quan đế n ô nhiễm môi trường.
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị
Việt Nam, các tiêu chí quy hoạch, xây dựng đơ thị sinh thái ở Việt Nam được khái

quát trên các phương diện sau: Kiến trúc cơng trình, sự đa dạng sinh học, giao
thông, công nghiệp và kinh tế đô thị. [8]
- Về kiến trúc, các cơng trình trong đơ thị sinh thái phải đảm bảo khai thác
tối đa các nguồn năng lượng mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và
đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành
mặt đất cho khụng gian xanh.

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

18

Tr-ờng Đại học Khoa häc tù nhiªn


Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm
đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

- a dng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự
nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên cho
người dân để nghỉ ngơi giải trí.
- Giao thơng và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng
hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô
thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu
cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các
trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa
phương cho phép mọi người chỉ sử dụng ô tô khi cần thiết.
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có
thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình cơng nghiệp phải bao gồm

việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế đơ thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập
trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường
xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Nhận xét: các tiêu chí do các nhà khoa học Việt Nam đề xuất đã phác họa
một bức tranh chung, phân tích nhiều khía cạnh về một đơ thị sinh thái, các tiêu chí
có sự kế thừa, tiếp thu, bổ sung và phát triển các điều kiện môi trường của các đô
thị sinh thái trên thế giới để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước
ta. Tuy nhiên khả năng lượng hóa để các tiêu chí trở thành những chỉ thị tin cậy
cung cấp thơng tin có giá trị thì cịn gặp nhiều phức tạp và khó khăn.
Mặc dù có sự thống nhất trong vấn đề nhìn nhận bản chất của một đô thị sinh
thái nhưng cách thức tổ chức, chứng thực và đánh giá về các điều kiện của một đơ
thị sinh thái cịn mang tính chủ quan, chưa có tính pháp lý, chưa có định hướng và
tổ chức thống nhất do vậy một yêu cầu đặt ra đó là cần tổ chức, sắp xếp và đơn giản
hóa để các tiêu chí về đơ thị sinh thái được hệ thống và lượng hóa trở thành một bộ
chỉ thị tin cậy cho những quyết định của cộng đồng và cỏc nh qun lý.

Bùi Quang Bình

Luận văn tốt nghiệp

19

Tr-ờng Đại häc Khoa häc tù nhiªn


×