Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.7 KB, 8 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 76-83
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0185

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐIỀU CHỈNH TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG Ở MƠN NGỮ VĂN

Đồn Thị Thanh Huyền
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kĩ năng tự điều chỉnh là một kĩ năng quan trọng giúp bạn đọc phát triển năng lực
đọc hiểu, có khả năng đọc độc lập và hiệu quả các văn bản. Bài viết chỉ ra vai trò của kĩ năng
tự điều chỉnh thơng qua việc phân tích mối quan hệ của nó với các thành tố trong cấu trúc bề
sâu của năng lực đọc hiểu văn bản. Trên cơ sở đó, một số biện pháp được đề xuất để rèn luyện
kĩ năng này cho học sinh như giúp họ tự nhận thức về các hành động đọc, dạy họ các chiến
thuật đọc và sử dụng loại phản hồi về khả năng tự giám sát, điều chỉnh việc đọc của bản thân.
Từ khóa: Tự điều chỉnh, đọc hiểu, Ngữ văn.

1.

Mở đầu

Một trong những đích đến của các chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực
là năng lực tự chủ, tự học của người học, hướng tới việc học tập suốt đời ngay cả khi đã rời khỏi
nhà trường phổ thông để bước ra thế giới đời sống. Với dạy học đọc hiểu, mục tiêu cuối cùng cần
đạt tới cũng là khả năng đọc độc lập, hiệu quả của bạn đọc trước vô vàn những văn bản phong phú
ngoài thực tiễn. Thành tố quan trọng của năng lực tự chủ, tự học chính là kĩ năng tự điều chỉnh
bản thân. Trong đọc hiểu, nó cũng được xem xét như một chìa khóa giúp bạn đọc học sinh vượt
qua những khó khăn, giới hạn tạm thời của cá nhân, phát triển tối đa năng lực của mình. Do vậy,
để đạt được những mục tiêu chiến lược trong dạy học nói chung, dạy học đọc hiểu nói riêng, cần


quan tâm rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh cho người học.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục nói chung và chương trình mơn
học Ngữ văn nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vận dụng các thành tựu lí thuyết đọc
hiểu của thế giới nhằm phát triển năng lực cho người học thông qua các mơ hình dạy đọc, các
hình thức dạy học, các hoạt động đọc hiểu, các chiến lược, chiến thuật đọc hiểu [1-4]… Trong đó,
tự điều chỉnh ít nhiều đều được thể hiện qua các hành động đọc của người học, song chưa được
bàn tới như một kĩ năng trong mối quan hệ với các thành tố của năng lực đọc hiểu và chưa được
quan tâm rèn luyện với tư cách là một kĩ năng độc lập và quan trọng trong q trình dạy học, địi
hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu để góp phần vào việc đào tạo những bạn đọc học sinh có khả
năng tự đọc và khơng ngừng tự trưởng thành trên hành trình đọc suốt đời.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tự điều chỉnh bản thân trong đọc hiểu

Theo các nhà nghiên cứu [5], tự điều chỉnh bản thân là một yếu tố thiết yếu để quyết định sự
thành cơng của người học. Nó được biểu hiện qua cả một q trình mang tính tích cực và kiến tạo,
Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018.
Tác giả liên hệ: Đoàn Thị Thanh Huyền. Địa chỉ e-mail:

76


Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn

bao gồm các hành động: thiết lập mục tiêu học tập, nỗ lực làm chủ, điều chỉnh nhận thức, động cơ
và thái độ của bản thân, biết bám sát định hướng của các mục tiêu đã đặt ra cũng như căn cứ vào
đặc điểm của bối cảnh trong mơi trường học tập để có hành động phù hợp.

Trong đọc hiểu, có thể xem xét kĩ năng này qua việc phân tích các thành tố tạo nên cấu trúc
bề sâu của năng lực đọc hiểu văn bản.
Từ các thành tựu nghiên cứu về đọc hiểu và lí thuyết về năng lực theo hướng tiếp cận chức
năng, chúng tôi quan niệm mơ hình cấu trúc của năng lực đọc hiểu ở hai phương diện bề nổi và bề
sâu như trong Hình 1.
Nhận biết các thơng tin và đặc điểm của văn bản
Phân tích, kết nối thơng tin để kiến tạo ý nghĩa của văn bản
CẤU
TRÚC
BỀ
NỔI

Phản hồi, đánh giá ý nghĩa và giá trị văn bản
Vận dụng hiểu biết về văn bản vào thực tiễn

CẤU
TRÚC
NĂNG
LỰC
ĐỌC
HIỂU

Hệ thống tri thức nền liên quan đến văn bản

Hệ thống các chiến thuật đọc hiểu
CẤU
TRÚC
BỀ
SÂU


Các quan điểm, cảm xúc liên quan
Sự sẵn sàng huy động các tri thức nền và sử dụng
linh hoạt các chiến thuật đọc hiểu
Khả năng thúc đẩy, giám sát quá trình đọc hiểu của bản thân

Hình 1. Cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản
Phân tích các thành tố trong cấu trúc bề sâu của năng lực đọc hiểu văn bản, có thể nhận thấy:
Hệ thống tri thức nền liên quan đến văn bản bao gồm các hiểu biết đời sống, các kiến thức
văn hóa, văn học hay các kiến thức chuyên ngành đặc biệt…Hệ thống các chiến thuật đọc hiểu
bao gồm các chiến thuật vô cùng phong phú, cả các chiến thuật nhận thức và siêu nhận thức, trong
đó nhiều chiến thuật sẽ trở thành cơng cụ hữu ích giúp người đọc huy động tri thức nền và giám
sát, thúc đẩy quá trình đọc hiểu của bản thân. Cùng với các tri thức nền và hệ thống chiến thuật,
các quan điểm và cảm xúc liên quan của người đọc trước các vấn đề của văn bản cũng rất quan
trọng, đặc biệt với các văn bản văn học. Những yếu tố này có sự chi phối quyết định đến việc
người đọc có hiểu văn bản hay không như các nhà nghiên cứu đã khẳng định.
77


Đoàn Thị Thanh Huyền

Tuy vậy, sở hữu được những nguồn vốn trên mới là các điều kiện cần nhưng chưa đủ. Người
đọc cần phải sẵn sàng và biết cách huy động những nguồn vốn tiềm tàng của mình một cách hiệu
quả; cùng với đó là khả năng biết giám sát, thúc đẩy q trình đọc hiểu của bản thân. Có thể
khẳng định, đây cũng chính là thành tố có liên quan trực tiếp đến kĩ năng tự điều chỉnh của người
đọc. Biểu hiện cụ thể của nó bao gồm các hành động như: biết xác định và bám sát mục tiêu đọc,
có thể duy trì động cơ đọc để nhập thân, tương tác tích cực, bền bỉ với văn bản trong suốt quá
trình đọc hiểu. Trong nhiều trường hợp, những hành động này có tác dụng quyết định đến khả
năng hiểu của người đọc. Bởi khi đã xác định được mục tiêu đọc, có động cơ đọc mạnh mẽ, người
đọc sẽ không bỏ cuộc khi gặp những thử thách trong q trình đọc. Họ có thể tự đi tìm những tri
thức nền liên quan đến văn bản mà mình cịn thiếu hoặc tự tìm hiểu những chiến thuật cần thiết để

tiếp tục hành trình khám phá văn bản. Trong khi đó, với rất nhiều văn bản vừa sức với khả năng
đọc, nhưng người đọc khơng có mục tiêu rõ ràng, khơng có động cơ và sự nhập thân cần thiết, họ
vẫn cảm thấy khó hiểu và chấp nhận “đầu hàng”.
Như vậy, có thể thấy, trong đọc hiểu, kĩ năng tự điều chỉnh của người đọc liên quan trực tiếp
đến ý thức của người đọc về vai đọc của bản thân, về các hành động đọc của mình và về những
giải pháp, những con đường để hành động hiệu quả cũng như cách thức để có thể kiếm tìm sự hỗ
trợ nhằm giải quyết những khó khăn trong q trình đọc.

2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu cho học sinh
2.2.1. Giúp người học nhận diện bức chân dung “người đọc tích cực”, hiểu những khó khăn
khi đọc và tin vào khả năng tự giải quyết các khó khăn đó
Học sinh cần biết được hình mẫu người đọc lí tưởng để có thể hướng tới, nói cách khác họ
phải nhận diện được bức chân dung “người đọc tích cực” tiềm ẩn trong chính mình. Các nhà
nghiên cứu đọc hiểu đã phác họa thành công bức “chân dung” của bạn đọc tích cực với các hành
động đọc ngày càng rõ nét, cụ thể. Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương [6], các hành động này bao
gồm: 1. Huy động tích cực những tri thức, trải nghiệm đọc hiểu; 2. Xác định mục tiêu đọc; 3. Giải
mã văn bản; 4. Tạo kết nối trong và sau q trình đọc văn bản; 5. Dự đốn; 6. Hình dung tưởng
tượng; 7. Suy luận, cắt nghĩa; 8. Đặt câu hỏi; 9. Tổng hợp, đánh giá và vận dụng; 10. Giám sát
việc hiểu của bản thân. Với những hiểu biết về chân dung này, học sinh cũng cần ý thức được
mình hồn tồn có thể trở thành những bạn đọc tích cực như vậy, mình phải làm gì trong tư cách
đó, đồng nghĩa với việc tin rằng mình có đủ sức mạnh tự thân để giải quyết những vấn đề khó
khăn khi đọc.
Ví dụ, quan sát cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 của bang California – Mĩ (Holt
Literature Language Arts) [7], chúng tôi nhận thấy hệ thống bài học đọc hiểu văn bản văn học có
mục Kĩ năng đọc hướng tới chủ đề “Giám sát việc đọc của bạn” (Monitoring Your Reading).
Nhóm bài này gồm sáu bài, với ba bài hướng tới hành động đặt câu hỏi trong quá trình đọc, hai
bài hướng tới hành động đọc lại và đọc kĩ các chi tiết, một bài hướng tới hành động dừng lại và
nghĩ về những điều mình vừa đọc. Với các bài hướng tới hành động đặt câu hỏi trong quá trình
đọc và hành động dừng lại và nghĩ về những điều mình vừa đọc, phần dẫn văn bản đều được lồng
vào các câu hỏi làm mẫu và định hướng trong suốt q trình đọc. Đây có thể coi như một ví dụ

tiêu biểu cho việc sách giáo khoa đã giúp bạn đọc học sinh có được những hình dung về các hành
động đọc cụ thể của mình, từ đó thực hành kĩ năng đọc một cách tự giác.
Bên cạnh đó, cũng trong cuốn sách, các tác giả có biên soạn nội dung giúp người học tự nhìn
nhận, đánh giá các vấn đề liên quan tới kĩ năng đọc của mình (Reading Matters), gồm hai chủ đề:
Nâng cao khả năng hiểu văn bản và cải thiện tốc độ đọc, cụ thể:
- Nâng cao khả năng hiểu văn bản: Giúp người học nhận diện các dấu hiệu “đáng báo
động” như: khơng nhớ những gì mình đã đọc; khơng “thấy” (hình dung) được những gì mình
78


Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông ở mơn Ngữ văn

đang đọc; liên tục có câu trả lời “tôi không biết” với những câu hỏi ở cuối mỗi bài đọc. Trên cơ
sở này, sách chỉ dẫn cho người học một số chiến thuật để khắc phục, như:
+ Để khắc phục việc khơng nhớ những gì mình đã đọc, có thể áp dụng các kĩ thuật để tăng độ
tập trung khi đọc: 1. Đừng đọc liên tục từ đầu đến cuối văn bản mà không dừng lại, hãy biết dừng
lại và tự mình đặt các câu hỏi như: Điều gì đang xảy ra? Điều gì tơi khơng hiểu? 2. Hãy luôn sẵn
sàng bút và giấy để ghi lại những điều mình băn khoăn hay cảm thấy thích thú hoặc ngạc nhiên.
+ Để khắc phục việc khơng “thấy” (hình dung) được những gì mình đang đọc, có thể sử
dụng các chiến thuật: 1. Đọc một số câu, sau đó dừng lại, và mơ tả những gì đang xảy ra trên trang
giấy; 2. Sử dụng giấy hoặc giấy ghi chú, dùng các biểu tượng đồ họa để mô tả lại những gì đang
xảy ra qua những điều mình đang đọc; 3. Thảo luận với bạn cùng đọc về cảnh hoặc nội dung trong
phần mình đang đọc; 4. Đọc to thành lời để dễ hình dung.
+ Để khắc phục việc liên tục có câu trả lời “tơi khơng biết” với những câu hỏi ở cuối mỗi
bài đọc, có thể sử dụng các chiến thuật: 1. Sử dụng “cuốn phim trí óc” – nói to lên những điều
mình suy nghĩ khi đọc: những dự đốn, những kết nối, những câu hỏi, những hình dung …; 2. Kể
lại văn bản sau khi đọc – có thể nhờ một người bạn lắng nghe để phản hồi giúp hoặc tự ghi âm lại
lời kể của mình và tự phân tích, phản hồi việc kể của mình; 3. Đọc lại và diễn đạt lại câu văn theo
cách của mình; 4. Tóm tắt lại văn bản tự sự; 5. Sử dụng các từ khóa để lưu các thơng tin ấn tượng
từ văn bản.

- Cải thiện tốc độ đọc: Giúp người đọc tự tính tốc độ đọc trung bình của bản thân và chỉ dẫn
một số chiến thuật nhằm cải thiện tốc độ đọc như:
+ Đọc ngắt theo cụm từ chứ không phải từng từ rời rạc.
+ Không phát âm từng từ.
+ Đọc thầm hồn tồn, khơng mấp máy mơi hay phát âm nhẹ.
+ Khơng dùng ngón tay chỉ vào các từ khi đọc.
+ Nhớ rằng cách duy nhất và tốt nhất để cải thiện tốc độ đọc, đơn giản là đọc nhiều!
Từ ví dụ trên, có thể thấy, để đạt được kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu, người học cần
phải có những trợ giúp có tính định hướng rõ ràng, cụ thể. Những lí thuyết về đọc hiểu là rất cần
thiết, hữu ích và hồn tồn có thể được biên soạn thành các tri thức cơng cụ gần gũi, dễ hiểu, có
tính ứng dụng cao.
2.2.2. Cung cấp và hướng dẫn người học chủ động sử dụng các chiến thuật
Vai trò quan trọng của các chiến thuật trong quá trình đọc hiểu đã được các nghiên cứu
chứng minh rõ ràng. “Chiến thuật là “bước đệm” quan trọng, là cây cầu nối không thể thiếu để
bạn đọc học sinh từng bước trở thành một người đọc độc lập, thuần thục, có kĩ năng và sáng
tạo”[6]. Sở hữu được nguồn chiến thuật phong phú và có khả năng huy động chiến thuật đúng lúc,
đúng chỗ để vượt qua những trở ngại trong khi đọc là một trong những biểu hiện của kĩ năng tự
điều chỉnh. Vì vậy, cần thường xuyên cung cấp, bổ sung, làm giàu nguồn chiến thuật cho học sinh
cũng như tổ chức cho họ thực hành các chiến thuật khi trải nghiệm hoạt động đọc.
Hệ thống chiến thuật đọc hiểu là một ngân hàng mở, rất phong phú, mỗi chiến thuật có cách
thức sử dụng và hiệu quả riêng. Tùy thuộc bối cảnh đọc, tùy thuộc đối tượng học sinh và các văn
bản cụ thể, giáo viên có thể thường xuyên cung cấp, bổ sung thêm các chiến thuật đọc mới trong
quá trình dạy học, giúp học sinh sở hữu một vốn chiến thuật đa dạng. Việc cung cấp các chiến
thuật đọc hiểu cho học sinh phụ thuộc rất lớn vào vai trò chủ động của giáo viên. Như tác giả
Phạm Thị Thu Hương đã tổng kết, có hai thời điểm chính để cung cấp chiến thuật cho học sinh,
thứ nhất là “cung cấp cho người học những chiến thuật ban đầu”; thứ hai là “khi bắt gặp những
khó khăn nảy sinh cụ thể trong quá trình chiếm lĩnh các văn bản” [6]; trong đó thời điểm thứ hai
chiếm tỉ lệ lớn bởi nó trải dài cùng các bài đọc hiểu trong chương trình do sự đa dạng của các văn
79



Đoàn Thị Thanh Huyền

bản cũng như sự khác biệt giữa các chủ thể học sinh. Bên cạnh đó, bài học đọc hiểu trong sách
giáo khoa Ngữ văn nếu được thiết kế theo hướng chú trọng các kĩ năng như cách thiết kế bài học
trong cuốn sách đã mô tả ở trên thì đây sẽ là nguồn cung cấp các chiến thuật hữu ích cho học sinh.
Mục đích quan trọng của việc cung cấp và hướng dẫn học sinh sử dụng các chiến thuật là
người học có thể chủ động sử dụng hệ thống chiến thuật này để tự điều chỉnh khi đọc độc lập. Để
đạt được mục đích đó, giáo viên có thể sử dụng mơ hình chuyển giao dần vai trò, trách nhiệm cho
người học gồm năm bước do Duke và Pearson đề xuất [8].
Ví dụ, để bổ sung cho học sinh chiến thuật Câu hỏi kết nối tổng hợp, giáo viên có thể tiến
hành như sau:
Bước 1 – Giáo viên giới thiệu về chiến thuật. Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu chiến thuật: Một
trong những biểu hiện rõ nét của chân dung bạn đọc tích cực và có kĩ năng là khả năng biết đặt ra
những câu hỏi khi đọc văn bản. Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau. Một trong những loại câu hỏi
giúp người đọc kết hợp được các mối quan hệ đa chiều của văn bản để cắt nghĩa sâu sắc, thấu hiểu
thông điệp được gửi gắm trong văn bản là Câu hỏi kết nối tổng hợp. Biết cách đặt ra câu hỏi này
để rồi tự kiếm tìm câu trả lời chính là một chiến thuật đọc hiểu hữu ích. Như vậy, để sử dụng
chiến thuật Câu hỏi kết nối tổng hợp, cần nắm vững về chiến thuật này với các nội dung cơ bản
sau (cung cấp và giải thích bảng giới thiệu về chiến thuật như bảng 1).
Bảng 1. Bảng mô tả tóm tắt về chiến thuật câu hỏi kết nối tổng hợp
CHIẾN THUẬT CÂU HỎI KẾT NỐI TỔNG HỢP
1.a. Biết cách đặt câu hỏi và trả lời về văn bản
1. Mục tiêu

1.b. Xây dựng mối liên hệ giữa thông tin mới với các thơng tin và
trải nghiệm đã có bằng cách tạo kết nối theo nhiều hướng
1.c. Cắt nghĩa và tổng hợp thông điệp của văn bản

2. Thời điểm sử dụng


2.a. Trong khi đọc
2.b. Sau khi đọc
3.a. Đặt câu hỏi về văn bản

3. Cách tiến hành

3.b. Tạo kết nối từ câu hỏi theo
ba hướng

Văn bản – trải nghiệm đã có
Văn bản – hiện thực đời sống
Văn bản – các văn bản khác

3.c. Chuyển tải các kết nối vào câu hỏi tổng hợp
Bước 2 – Giáo viên làm mẫu sử dụng chiến thuật. Giáo viên có thể làm mẫu việc xây dựng
câu hỏi kết nối tổng hợp cho văn bản truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa
trên tiến trình sử dụng chiến thuật như giới thiệu. Các câu hỏi gốc, câu hỏi kết nối và kết nối tổng
hợp được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Câu hỏi kết nối tổng hợp về yếu tố kì ảo trong truyền thuyết
“An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Loại câu hỏi
1. Văn bản
2. Văn bản –
Văn bản
80

Miêu tả

Câu hỏi


Thông tin được phát
hiện trong văn bản.

Các yếu tố kì ảo về các nhân vật chính trong
truyện là gì?

Kết nối thơng tin giữa
văn bản đang đọc với các
văn bản khác cùng thể

Hãy kể thêm một số chi tiết kì ảo về nhân vật trong
một số truyền thuyết khác mà bạn biết? Thể loại tự
sự dân gian nào khác cũng xuất hiện các yếu tố kì


Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông ở mơn Ngữ văn

loại.

ảo? Mục đích sử dụng các yếu tố kì ảo này có những
điểm tương đồng và khác biệt ra sao?

3. Văn bản –
hiện thực
đời sống

Kết nối thông tin giữa
văn bản đang đọc và vấn
đề lịch sử.


Những hiểu biết của bạn về cốt lõi “sự thật lịch
sử” trong cuộc đời của các nhân vật qua các tài
liệu và sự phân tích của các nhà nghiên cứu là gì?

4. Câu hỏi
kết nối,
tổng hợp

Kết nối thông tin của tất
cả các mặt trên vào một
câu hỏi tổng hợp.

Quan niệm và thái độ của nhân dân khi “nhuốm
màu huyền thoại” lên “cốt lõi sự thật lịch sử”
trong văn bản là gì? Điều đó quyết định đặc điểm
và giá trị của thể loại truyền thuyết như thế nào?

Bước 3 – Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng chiến thuật vào đọc hiểu một vấn đề/ một
văn bản khác. Giáo viên và học sinh cùng tham gia đặt các câu hỏi.
Bước 4 – Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn một vấn đề/ một văn bản khác để vận dụng
chiến thuật, sau đó quan sát và phản hồi học sinh.
Bước 5 – Học sinh tự vận dụng chiến thuật, tự đặt ra các câu hỏi kết nối tổng hợp cho cá nhân khi
đọc hiểu văn bản hoặc đưa ra làm chủ đề thảo luận nhóm khi được giáo viên yêu cầu.
2.2.3. Tăng cường sử dụng loại phản hồi về khả năng giám sát, điều chỉnh việc đọc và hiểu
Phản hồi là một trong những hình thức của đánh giá quá trình – một loại đánh giá có khả
năng phát triển năng lực người học, đem lại hiệu quả dạy học tích cực. Xét về nội dung của phản
hồi, vận dụng cách phân loại của Hattie và Timperley [9], có thể xây dựng và sử dụng bốn loại
phản hồi khi dạy học đọc hiểu: 1. Phản hồi về kết quả đọc (ứng với phản hồi về nhiệm vụ học tập feedback about the task); 2. Phản hồi về quá trình đọc (ứng với phản hồi về quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập - feedback about the processing of the task); 3. Phản hồi về khả năng giám sát,

điều chỉnh việc đọc và hiểu (ứng với phản hồi về khả năng kiểm soát, tự điều chỉnh bản thân feedback about self-regulation); 4. Phản hồi về người đọc (ứng với phản hồi về cá nhân người
học - feedback about the self as a person).
Các loại phản hồi này cần được phối hợp linh hoạt và nếu được sử dụng phù hợp, đúng với
bản chất của phản hồi, sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong dạy học đọc hiểu [10]. Trong đó, nhằm
đạt tới kĩ năng tự điều chỉnh, chắc chắn các loại phản hồi về quá trình đọc và về khả năng giám sát,
điều chỉnh việc đọc và hiểu sẽ vô cùng quan trọng. Khơng chỉ giáo viên, mà dần dần, chính người
học cần trở thành chủ thể phản hồi cho chính bản thân mình với loại phản hồi này. Khi đó, họ đã
thực hành kĩ năng tự điều chỉnh với các câu hỏi như:
+ Mục tiêu đọc của tơi là gì? Tơi đã có những hiểu biết gì về văn bản, những tri thức nền liên
quan nào để đạt được mục tiêu đó? Tôi cần đọc tiếp như thế nào, với những chiến thuật gì để hồn
thành mục tiêu?
+ Mục tiêu đọc của tơi là gì? Trở ngại tơi vấp phải tại thời điểm đọc này là gì? Các chiến thuật
tơi đang sử dụng đã phù hợp và hiệu quả chưa? Tôi cần thay đổi hoặc sử dụng thêm những chiến
thuật nào khác để vượt qua, đọc tiếp và hoàn thành mục tiêu?
+ Mục tiêu đọc của tơi là gì? Sau khi đọc xong tơi đã hồn thành mục tiêu chưa? Hồn thành
ở mức độ nào? Tôi cần đọc lại và tập trung vào những chi tiết/ đoạn văn bản… nào, cần huy động
thêm những tri thức nền, chiến thuật đọc hiểu nào để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu?
Muốn vậy, giáo viên cần tạo ra các nhiệm vụ học tập đọc hiểu mà sản phẩm của học sinh
không phải chỉ là những kết quả đọc mà phải là cả hành trình đọc nhằm đạt tới những kết quả đó.
Yêu cầu học sinh xây dựng các “hồ sơ đọc” là một cách thức hướng tới mục đích này. Ví dụ, bảng
3 là sự gợi ý cho học sinh xây dựng hồ sơ đọc với mỗi hành trình đọc văn bản của mình.

81


Đoàn Thị Thanh Huyền

Bảng 3. Những gợi ý tạo lập hồ sơ đọc hiểu
HÀNH TRÌNH ĐỌC VĂN BẢN: ………………………………………………..
1. Tơi và văn bản (Đọc để chuẩn bị bài trước khi đến lớp)

* Tơi đã làm gì trước khi đọc văn bản?
Gợi ý:
+ Xác định mục tiêu đọc văn bản (Việc đọc này có gắn với nhiệm vụ đọc nào được giao hay là
sự chủ động của tôi?).
+ Nếu là lần đầu tiên đọc văn bản, thử dự đoán nội dung văn bản dựa vào tiêu đề.
+ Nếu đã biết đến/ đã đọc văn bản từ trước, thử nhớ lại nội dung văn bản và những cảm nhận
trước đây về văn bản; xác định mục tiêu lần đọc này có khác gì so với những lần trước.
+ Có thể sử dụng chiến thuật Tổng quan về văn bản, cố gắng huy động tối đa những điều mình
đã biết và trải nghiệm có liên quan đến những cảm nhận ban đầu về văn bản.
* Tôi đã đọc văn bản như thế nào?
Gợi ý:
+ Ghi lại “cuốn phim trí óc” khi lần đầu đọc văn bản.
+ Thực hiện đánh dấu và ghi chú về văn bản.
+ Ghi lại những khoảng dừng trong quá trình đọc và những dự đốn, những câu hỏi được đặt ra.
+ Nhận diện các chiến thuật đọc hiểu đã sử dụng khi đọc văn bản.
+ Có thể dựa vào bài tập đọc hiểu cụ thể được giao hoặc hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
để đọc kĩ, đọc sâu văn bản.
Nếu tự đọc, cần ghi ngắn gọn kết quả đọc: Văn bản viết về nội dung gì? Cấu trúc của văn bản
như thế nào? Những chi tiết/ hình tượng…nào đóng vai trị quan trọng trong văn bản? Những
điều cịn băn khoăn, chưa hiểu về văn bản là gì? Những kết luận “tạm thời” về văn bản (ý nghĩa
của văn bản, đánh giá về văn bản), những thay đổi (về quan niệm, kinh nghiệm, hành động) hay
sự trưởng thành trong kĩ năng đọc của bản thân…
2. Tôi – Văn bản và “cộng đồng lí giải” trên lớp học (Đọc trong giờ học)
- Tôi đã tham gia “đọc lại” văn bản trên lớp qua các nhiệm vụ đọc như thế nào?
- Nhận diện sự tương đồng và khác biệt giữa cách đọc, cách hiểu của mình với cách đọc, cách
hiểu của các chủ thể khác khi đọc tương tác trên lớp, khi được giáo viên phản hồi, từ đó dẫn đến
sự thay đổi và điều chỉnh cách đọc, cách hiểu của bản thân như thế nào?
3. Tôi và văn bản sau giờ học (Đọc sau giờ học)
- Tôi đã thực hiện những nhiệm vụ đọc văn bản sau giờ học như thế nào?
- Tơi cịn quay trở lại văn bản trong những tình huống nào nữa?


3.

Kết luận

Tóm lại, kĩ năng tự điều chỉnh là một kĩ năng quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của
người đọc. Muốn phát triển kĩ năng này, người học phải hiểu được tư cách và vai trị “bạn đọc tích
cực” của mình; sở hữu được nguồn chiến thuật đa dạng và có khả năng chủ động sử dụng chiến
thuật một cách linh hoạt trong từng bối cảnh đọc cụ thể; thường xuyên được phản hồi về quá trình
đọc cũng như về khả năng giám sát việc đọc và hiểu của bản thân. Đạt được điều đó cần một mơi
trường dạy học phù hợp mà các nhân tố có tính quyết định bao gồm chương trình dạy học, sách
giáo khoa và các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.

82


Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh trong đọc hiểu văn bản cho học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu, 2016. Các mơ hình dạy đọc theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 6, Số 6, tr. 3-10.
[2] ] Phạm Thị Thu Hương, 2018. Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Đoàn Thị Thanh Huyền, 2016. Hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động trước khi đọc trong
dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 385 (Kì 1
– tháng 7/2016), tr. 40 -42.
[4] Lê Hồng Mai, 2015. Xây dựng chiến lược đọc hiểu – con đường hình thành và rèn luyện kĩ năng
đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà
Nội, Số 2.
[5] Zimmerman, B., 2002. Becoming a self-regulated learner: an overview. Theory into Practice, 41,

2, pp. 64-70.
[6] Phạm Thị Thu Hương, 2012. Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ
thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[7] Beers and Odell, 2003. Holt Literature and Language Arts (Mastering the California Standards),
Fourth Course. Holt, Rinehart and Winston, U.S.A.
[8] Duke, N.K, Pearson, P. D, Strachan, S. L, & Billman, A. K., 2011. “Essential elements of
fostering and teaching reading comprehension”, What research has to say about reading
instruction, A. Farstrup & J. Sameuls (Eds.), 4th ed, Newark, DE: International Reading
Association, pp. 291-309.
[9] Hattie J., Timperley H., 2007. The Power of Feedback. Review of Educational Research, 77(1),
pp.81-112.
[10] Đoàn Thị Thanh Huyền, 2016. Sử dụng phản hồi hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, số 378 (kì 2 – 3/2016), tr. 30 - 32, 43.
ABSTRACT
Measures to develop self-regulated skill in reading comprehension
for students in Vietnam Language Arts

Doan Thi Thanh Huyen
Faculty of Philology, Hanoi National University of Education
Self-regulated skill is recognized as an important factor in developing reading competence
and helping readers to read the text independently and effectively. The article points out the role
of self-regulated skill through analyzing the relationship between this skill and elements of the
inner structure of reading competence. To develop this skill for students, some measures are
proposed: helping students to understand their reading actions, teaching students reading
strategies and feedback about self-regulation.
Keywords: Self-regulated, reading comprehension, Language Arts.

83




×