Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Digital Marketing Cho Dịch Vụ Y Tế Tại Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Thái Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG

DIGITAL MARKETING CHO DỊCH VỤ Y TẾ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THÁI THỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG

DIGITAL MARKETING CHO DỊCH VỤ Y TẾ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THÁI THỊNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Minh Hiền


Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Thị Tuyết Nhung
Học lớp: QTKD1 - K27
Viện Quản Trị Kinh Doanh – Trường ĐHKT – ĐHQG Hà Nội
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Digital Marketing cho dịch
vụ y tế tại Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh” là cơng trình của cá nhân tơi.
Tất cả những số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Luận văn có tham khảo và sử dụng thơng tin thuộc một số cơng trình nghiên
cứu, khái niệm, đánh giá… của các nhà nghiên cứu, tác giả, tổ chức và được ghi rõ
trong nội dung cũng như ở phần tài liệu tham khảo của luận văn.

Hà Nội, tháng 08 năm 2020
Tác giả luận văn

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tơi đã hồn thành luận văn thạc sỹ với đề tài:
“Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh”.
Qua luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Minh
Hiền, người trực tiếp hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ tận lực và đưa ra những ý kiến
đóng góp vơ cùng q giá trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Qua
đây, tôi cũng xin phép được bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ giảng viên Viện
Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế đã giảng dạy, cung cấp và trang bị cho

tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại đây.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã có sự động viên,
hỗ trợ để tơi có thể hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Dù đã rất cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế
có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những lời chỉ
dẫn, góp ý của các Thầy Cơ và bạn đọc để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Ngày …. tháng 8 năm 2020
Học viên

LÊ THỊ TUYẾT NHUNG


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ DIGITAL MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP ....................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................... 4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................................... 6
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................ 8
1.2. Cơ sở lý luận về Digital Marketing ........................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm về Digital Marketing .............................................................................. 8
1.2.2 Các đặc điểm của Digital Marketing ..................................................................... 11
1.2.3 Phân loại Digital Marketing ................................................................................... 12
1.2.4 Vai trò của Digital Marketing đối với tổ chức ..................................................... 14

1.3. Các công cụ và tiêu chí đo lường Digital Marketing............................................. 14
1.3.1 Website...................................................................................................................... 14
1.3.2 Cơng cụ tìm kiếm - Search Enginee ..................................................................... 15
1.3.3 Thư điện tử quảng cáo - Email Marketing............................................................ 17
1.3.4 Truyền thông mạng xã hội - Social Media ........................................................... 18
1.3.5 Quảng cáo trên điện thoại di động - Mobile Marketing...................................... 20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Digital Marketing ...................................... 21
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài .............................................................................................. 21
1.4.2 Các yếu tố bên trong................................................................................................ 22
1.5 Kinh nghiệm áp dụng Digiatal Marketing dịch vụ y tế tại Việt Nam và bài học
cho Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh .................................................................. 24

Commented [a1]: Sửa lại toàn bộ mục lục


1.5.1 Kinh nghiệm áp dụng Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại Việt Nam.......... 24
1.5.2 Bài học cho Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh .......................................... 25
TÓM TẮT CHƯƠNG I.................................................................................................. 27
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
2.1 Thiết kế và quy trình nghiên cứu .............................................................................. 28
2.1.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 28
2.1.2 Quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 29
2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 29
2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................................................................... 30
2.3 Thông tin về mẫu khảo sát ......................................................................................... 30
2.3.1 Cách lấy mẫu khảo sát............................................................................................. 30
2.3.2 Kết cấu của bảng hỏi: .............................................................................................. 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DIGITAL MARKETING CHO DỊCH VỤ Y TẾ

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THÁI THỊNH ....................................... 35
3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh ........................................... 35
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................. 35
3.1.2 Quy mô hoạt động và Cơ cấu tổ chức ................................................................... 36
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2016-2019 ................. 39
3.2. Thực trạng triển khai Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần
Bệnh viện Thái Thịnh ....................................................................................................... 41
3.2.1 Website...................................................................................................................... 41
3.2.2 Cơng cụ tìm kiếm - Search Enginee ..................................................................... 43
3.2.3 Thư điện tử quảng cáo - Email Marketing............................................................ 44
3.2.4 Truyền thông mạng xã hội - Social Media .......................................................... 46
3.2.5 Quảng cáo trên điện thoại di động - Mobile Marketing...................................... 49
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai Digital Marketing cho dịch
vụ y tế tại Công ty cổ phần bệnh viện Thái Thịnh ........................................................ 50


3.3.1 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................................... 50
3.3.2 Các yếu tố bên trong................................................................................................ 53
3.4. Đánh giá chung........................................................................................................... 54
3.4.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................... 54
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 56
CHƯƠNG 4: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO
DỊCH VỤ Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THÁI THỊNH ........ 57
4.1. Định hướng mục tiêu hoạt động Công ty và mục tiêu chiến lược của hoạt động
Digital Marketing năm 2020 ............................................................................................ 57
4.1.1 Định hướng mục tiêu hoạt động Công ty năm 2020 ........................................... 57
4.1.2 Mục tiêu chiến lược của hoạt động Digital Marketing năm 2020 ..................... 57
4.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Digital Marketing cho dịch vụ Y tế tại Công ty
cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh ......................................................................................... 58

4.2.1. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng Website ............................................. 59
4.2.2 Kết hợp đa kênh các cơng cụ tìm kiếm ................................................................. 62
4.2.3 Xây dựng mục tiêu và các bước thực hiện Email- Marketing ........................... 63
4.2.4 Tăng tính tương tác trên Fanpage .......................................................................... 66
4.2.5 Phát triển Mobile Marketing bằng SMS và Apps................................................ 69
4.2.6 Các giải pháp hỗ trợ................................................................................................ 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 76
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2


4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

Nội dung
Tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát
Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ giai
đoạn 2016– 2019
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016– 2019
Thống kê số bài viết đăng tải tại Website của Công
ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh
Báo cáo kết quả cụm từ tìm kiếm trên cơng cụ
Google Adwords (số liệu tháng 12 năm 2019)
Ngân sách phương tiện truyền thông trả tiền giai
đoạn 2016-2019

i

Trang
31
39

40
42

43

47


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

STT

Hình

1

Hình 1.1

Mơ hình Paid, Owned và Earned

12

2

Hình 1.2

Cơng cụ đánh giá Website tồn diện của SimilarWeb

15


3

Hình 1.3

Thống kê mẫu một cơng cụ tìm kiếm Google

16

4

Hình 1.4

Các cơng cụ các nhà Marketing thích sử dụng nhất

17

5

Hình 1.5

Thống kê người dùng Mobile và Social Media trên
thế giới trong năm 2019

6

Hình 1.6

Thống kê sử dụng internet và ứng dụng trên thiết bị
di động trên thế giới năm 2019


Trang

19
21

7

Hình 3.1

Logo Phịng khám đa khoa 125 Thái Thịnh

35

8

Hình 3.2

Bộ phận Tiếp đón, tư vấn dịch vụ

37

9

Hình 3.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơng ty

38


10

Hình 3.4

Website của Phịng khám đa khoa 125 Thái Thịnh

41

11

Hình 3.5

Bài viết trên Website Bệnh viện Thu Cúc

41

12

Hình 3.6

Hình ảnh Email Marketing của Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Thu Cúc

13

Hình 3.7

Hình ảnh Fanpage của Phịng Khám đa khoa 125
Thái Thịnh


45
47

14

Hình 3.8

Fanpage của Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

48

15

Hình 3.9

Apps Bệnh viện đa khoa di động - Sản phẩm của

49

Bệnh viện đa khoa Medlatec

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu Đồ


Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ giới tính đối tượng khảo sát

32

2

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ độ tuổi đối tượng khảo sát

32

Lịch sử sử dụng dịch vụ của khách hàng được khảo
3

Biểu đồ 2.3 sát

33

Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ giai
4

Biểu đồ 3.1 đoạn 2016– 2019

39


Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016–
5

Biểu đồ 3.2 2019

40

Thống kê số bài viết đăng tải tại Website của Công
6

Biểu đồ 3.3 ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh

42

7

Biểu đồ 3.4 Khảo sát khách hàng về website

43

Thống kê số lượt hiển thị từ tìm kiếm Google
8

Biểu đồ 3.5 Adwords tháng 12/2019

44

Thống kê số chương trình Marketing được thực
9


Biểu đồ 3.6 hiện trên Email năm 2019

44

10

Biểu đồ 3.7 Khảo sát số khách hàng có sử dụng Email

45

Khảo sát mong muốn khách hàng nhận thông
11

Biểu đồ 3.8 tin trên Email

46

Khảo sát khách hàng về số lần truy cập vào
12

Biểu đồ 3.9 trang Fanpage

48

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT


Sơ Đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 2.1

Quy trình nghiên cứu

28

2

Sơ đồ 2.2

Quy trình thực hiện SEO

63

iv

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự xuất hiện của Internet và những phương tiện kỹ thuật số không chỉ làm
thay đổi thói quen giao tiếp và chia sẻ thơng tin của giới trẻ, mà nhanh chóng trở

thành cơng cụ tiếp cận khách hàn, vô cùng hiệu quả và kinh tế của doanh nghiệp.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã khiến việc sử dụng Internet trong
truyền thông trở thành một phần không thể thiếu được trong mỗi chương trình
Marketing nói chung và tiếp thị số (Digital Marketing) nói riêng.
Trong những xu hướng chính của Digital Marketing ngành y tế là gia tăng
nhận thức và sự tham gia của bệnh nhân. Thực tế là các bệnh nhân ngày nay trước
khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để có thể nghiên cứu và theo dõi các thơng tin trên
các phương tiện Internet. Điều này đã tạo cơ hội cho các tổ chức chăm sóc sức khỏe
tập trung nỗ lực vào các chiến dịch Digital Marketing của họ. Nhiều doanh nghiệp
Y tế đã tập trung hơn vào việc tạo ra nội dung hấp dẫn, tăng cường tối ưu hóa cơng
cụ tìm kiếm và gia tăng sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội như
Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Medlatec.
Tuy nhiên, khơng ít các cơ sở y tế cho rằng dịch vụ khám và chữa bệnh hiện
nay vẫn phổ biến tình trạng quá tải, vậy nên các nhà quản lý bệnh viện rất chủ quan khi
thấy rằng cơ sở của mình đơng khách hàng, do đó vấn đề Digital Marketing vẫn chưa
thực sự được chú trọng đặc biệt. Một thực tế cho thấy với những bệnh viện tư nhân lớn
kinh doanh uy tín và có chú trọng marketing thì lượng bệnh nhân cịn ổn định hơn rất
nhiều viện công. Một số bệnh viện tư lớn đã có phịng marketing riêng và hoạt động
khá bài bản, đây là tín hiệu tốt giúp cho ngành y tế tăng chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có những chương trình
Digital Marketing hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh, Công ty
cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh đang ở trong một giai đoạn mới, giai đoạn mà các cơ
sở y tế tư nhân gia tăng không ngừng, các đối thủ cạnh tranh như Bệnh viện Thu
Cúc, Bệnh viện Medlatec ngày càng có nhiều sự đổi mới mạnh mẽ. Một trong số
1


những vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết là việc đẩy mạnh các giải pháp triển
khai chương trình Digital Marketing để xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu
trên cộng đồng Internet.

Nhận thấy tầm quan trọng của Digital Marketing ảnh hưởng trực tiếp đến
thương hiệu của Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh, những vấn đề còn tồn tại
trong việc đẩy mạnh Digital Marketing cho dịch vụ y tế, tác giả chọn “Digital
Marketing cho dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần bệnh viện Thái Thịnh” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là gì? Có vai trị như thế
nào trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay?
Câu hỏi 2: Thực trạng Digital Marketing tại Công ty cổ phần bệnh viện Thái
Thịnh có những điểm yếu gì? Ngun nhân của các điểm yếu trong hoạt động
Digital Marketing tại Công ty cổ phần bệnh viện Thái Thịnh là gì?
Câu hỏi 3: Giải pháp để đẩy mạnh Digital Marketing cho dịch vụ y tế của
Công ty cổ phần bệnh viện Thái Thịnh?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về Digital
Marketing và phân tích đánh giá thực trạng tại Công ty cổ phần Bệnh viện Thái
Thịnh, đề tài đề xuất các giải pháp đẩy mạnh Digital marketing cho các dịch vụ y tế
tại Công ty Cổ phần bệnh viện Thái Thịnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Digital Marketing;
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng Digital Marketing hiện nay tại Công ty cổ
phần Bệnh viện Thái Thịnh.
+ Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại
Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Dig ital
Marketing tập trung vào các công cụ online (gồm: truyền thông mạng xã hội, thư
2



điện tử quảng cáo, quảng cáo trên điện thoại, công cụ tìm kiếm, Website) và khơng
viết về các cơng cụ offline tại Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng triển khai Digital marketing đối
với dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2019.
5. Đánh giá đóng góp của Luận văn
- Đóng góp về mặt lý luận: Tổng quan cơ sở lý luận về Digital Marketing đối
với các doanh nghiệp.
- Đóng góp mới về thực tiễn: từ việc làm rõ hiện trạng, những tồn tại, điểm
yếu và phân tích các công cụ Digital Marketing tại doanh nghiệp, tác giả Luận văn
đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh Digital Marketing tại Công ty cổ phần Bệnh viện
Thái Thịnh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời cam kết, Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
bảng biểu, Kết luận, nội dung chính của Luận văn có 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Digital
Marketing trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần
Bệnh viện Thái Thịnh.
Chương 4: Đẩy mạnh Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại Công ty cổ phần
Bệnh viện Thái Thịnh.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ DIGITAL MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Dave Chaffey, PR Smith (2013), “E-Marketing Excellence – Planning and
optimizing your digital marketing”. Các tác giả đã phân tích các mơ hình thương
mại điện tử và phân tích 7P của marketing mix trong thương mại điện tử. Đặc biệt
các tác giả đã đưa ra được mơ hình kế hoạch và triển khai Digital marketing của
mình, đó là mơ hình SOSTAC. Mơ hình SOSTAC gồm 6 bước bao gồm: phân tích
tình huống (Stuation), phân tích mục tiêu (Objectives), đề ra chiến lược (Stratery),
các chiến thuật (Tactics), triển khai (Action) và kiểm soát đo lường (control). Các
tác giả đã phân tích vai trị, nhiệm vụ chính từng bước trong mơ và các nội dung
chính cần phân tích, triển khai trong mỗi bước. Tuy nhiên các bước triển khai được
mơ tả chung chung và khơng có phân tích thực tế triển khai cho một doanh nghiệp
cụ thể.
Loredana

PATRUTIU

BALTES (2015),

“Content

marketing

- the

fundamental tool of digital marketing”, Bulletin of the Transilvania University of
Brasov.
Trong nghiên cứu đã chỉ ra, kỷ nguyên số hóa, tầm quan trọng của tiếp thị kỹ
thuật số đã tăng lên từ năm này sang năm khác như một phần của chiến lược tiếp thị
được thực hiện bởi các doanh nghiệp với bất kỳ loại hình và quy mơ nào. Nghiên cứu
đã cho rằng tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi sự tồn tại của tiếp thị nội dung, thành công hay

thất bại của giao tiếp trực tuyến của công ty phụ thuộc rất lớn mức độ về chất lượng
tiếp thị nội dung của nó. Trong bối cảnh này, bên cạnh việc thúc đẩy cao chất lượng
của tiếp thị nội dung, các nhà tiếp thị kỹ thuật số phải thực hiện một phân tích về mục
tiêu để điều chỉnh nội dung của họ và chọn cách quảng bá phù hợp.
Afrina Yasmin, Sadia Tasneem, Kaniz FHRa (2015), “Effectiveness of Digital
Marketing in the Challenging Age: An Empirical Study”, International Journal of
4


Management Science and Business Adminnistration. Các nhà tiếp thị phải đối mặt
với những thách thức và cơ hội mới trong thời đại kỹ thuật số này. Tiếp thị kỹ thuật
số là việc sử dụng các phương tiện điện tử của các nhà tiếp thị để quảng bá các sản
phẩm hoặc dịch vụ vào thị trường. Nghiên cứu này tập trung vào tầm quan trọng
của tiếp thị kỹ thuật số cho cả các nhà tiếp thị và người tiêu dùng. Nghiên cứu kiểm
tra ảnh hưởng của tiếp thị kỹ thuật số đến doanh số của các cơng ty. Ngồi ra sự
khác biệt giữa tiếp thị truyền thống và tiếp thị kỹ thuật số, nghiên cứu đã mơ tả các
hình thức tiếp thị kỹ thuật số khác nhau, hiệu quả của nó và tác động của nó đến
doanh số của cơng ty.
Yusuf Kamal (2016), “Study of Trend in Digital Marketing and Evolution of
Digital Marketing Strategies ”, Techno Institute of Management Sciences,
Lucknow, Uttar Pradesh, India.Tác giả trong nghiên cứu xem xét các khía cạnh của
Tiếp thị kỹ thuật số và định lượng giá trị, phân tích xu hướng mà Tiếp thị kỹ thuật
số đang chiếm lĩnh thị trường. Tác giả dựa vào phân tích chi phí liên quan đến tiếp
thị truyền thống và tiếp thị kỹ thuật số, chi phí hoạt động, để kết luận rằng sử dụng
và triển khai Tiếp thị kỹ thuật số cho công ty tạo ra một lợi thế khơng nhỏ so với chi
phí cho tiếp thị truyền thống. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu còn hạn hẹp, chủ yếu
là các ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chi tiêu giảm do giảm chi phí giao dịch
khi ngân hàng sử dụng các kênh điện tử, khách hàng biết tới dịch vụ ngân hàng
thông qua Internet ngày càng nhiều. Từ đó, tác giả đưa ra 2 chiến lược tiếp thị hữu
ích: chiến lược khách hàng và chiến lược hệ thống, trong đó các yếu tố hỗ trợ q

trình tiếp thị cũng sẽ được coi là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp hoạt
động, hệ thống ở đây có nghĩa là các trung gian, quy trình, cơ s ở hạ tầng, kênh, cập
nhật, cơng nghệ.
Từ các nghiên cứu ngồi nước, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới Digital
Marketing từ nhiều khía cạnh khác nhau: xây dựng mơ hình kế hoạch và triển khai
Digital Marketing, phân tích vai trị của nội dung trong Digital Marketing, phân tích
và so sánh chi phí ngân sách giữa Digital Marketing và Marketing truyền
thống…Như vậy, từ lý thuyết tới “thực thi” lại là sự lúng túng cho bất cứ doanh
5


nghiệp nào đã và đang quan tâm tới những giá trị và hiệu quả mà Digital Marketing
mang lại. Nói cách khác, các nghiên cứu này chưa làm rõ các công cụ liên quan,
cách thức vận dụng thực tế trong doanh nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Hùng Cường (2013), “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng
trong Marketing trực tuyến loại hình C2C tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu s ự hài lòng của khách hàng
là kết quả tích cực của hành vi trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Nghiên cứu sự hài lòng trong hành vi người tiêu dùng là một vấn đề khơng cịn mới
nhưng khơng ngừng phát triển trong cả môi trường kinh doanh truyền thống kinh
doanh điện tử (trực tuyến). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây về sự hài
lịng trên thế giới trong mơi trường kinh doanh điện tử tiếp cận sự hài lòng như là
kết quả của một quá trình tác động của các yếu tố thuộc về hệ thống thông tin, công
nghệ hoặc quản lý mà chưa xem xét sự hài lòng như một cấu trúc dưới góc độ tâm
lý và hành vi khách hàng trong Marketing. Báo cáo ở Việt Nam được thực hiện
thường niên và cho thấy rất sát quá trình phát triển thương mại điện tử ở các góc độ:
mơi trường pháp lý, sự sẵn sàng của doanh nghiệp và người sử dụng. Kết quả cho
thấy, thương mại điện tử tại Việt Nam rất có tiềm năng và xu hướng phát triển
mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế lớn từ môi trường như

vấn đề an ninh, an tồn thơng tin cá nhân, thực thi pháp luật; từ phía doanh nghiệp
là những vấn đề về đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch và tạo ra sự hài lịng của
khách hàng; về phía người tiêu dùng là vấn đề về nhận thức và niềm tin.
Mai Xuân Hoàng (2015), “Quản trị quan hệ khách hàng tại Bệnh viện đa
khoa Gia đình”, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh, Trường Đại học Đà Nẵng,
Đà Nẵng.Tác giả nghiên cứu mối quan hệ Bệnh viện và Khách hàng, và cho rằng
cơng tác chăm sóc bệnh nhân – khách hàng là công việc cần thiết mà các bệnh viện
phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách
hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ
các bệnh nhân - khách hàng mình đang có. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với các
6


bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân trên cùng địa bàn cũng khá gay gắt. Để giải
quyết vấn đề này, bệnh viện cần phải có một hệ thống quản trị quan hệ khách hàng
hoàn thiện và phù hợp với đặc điểm riêng của mình, từ đó có thể thiết lập, duy trì,
mở rộng mối quan hệ với khách hàng của mình, tạo đà cho sự mở rộng và phát triển
một cách bền vững. Một trong những giải pháp được đề cập tới là đẩy mạnh hoạt
động Marketing – PR của Bệnh viện, hoạt động giá trị và cần thiết nhằm cung cấp
các thơng tin chính thống nhất tới khách hàng.
Hồng Thị Bảo Thoa (2013): “Sử dụng các cơng cụ quảng cáo hiện đại ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29,
Số 3 (2013) 61-67. Bài viết tập trung phân tích thực trạng các hoạt động marketing
của doanh nghiệp Việt Nam và đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế của các
cơng cụ quảng cáo truyền thống, từ đó đề xuất một số công cụ quảng cáo hiện đại
mà doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng để đạt được hiệu quả quảng cáo như ý
muốn, khi vấn đề ngân quỹ dành cho marketing nói chung và quảng cáo nói riêng
hạn hẹp. Bài viết đề cập quảng cáo trực tuyến được coi là hình thức quảng cáo đơn
giản và hiệu quả, nhất là khi doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho các đối tượng thật
sự quan tâm. Qua phân tích ưu điểm cũng như hạn chế của một số hình thức quảng

cáo online hiện tại, bài viết đã tổng kết một số kênh quảng cáo online hiệu quả để
doanh nghiệp lựa chọn sử dụng như mạng xã hội, quảng cáo trên điện thoại và các
thiết bị di động, quảng cáo…Tuy nhiên, bài viết khơng phân tích trên một hay một
nhóm doanh nghiệp cụ thể ngành nghề, sản phẩm nào nên những kết quả nghiên
cứu chỉ mang tính tổng quan, để áp dụng vào doanh nghiệp lại cần có các cơng cụ
phân tích theo đặc tính khách hàng và sản phẩm dịch vụ riêng biệt.
Thu nhận từ các nghiên cứu trong nước, tác giả nhận thấy quảng cáo Digital
Marketing còn rất mới mẻ, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập tới Digital
Marketing trong ngành Y tế. Các nghiên cứu nhận định tầm quan trọng của
Marketing trực tuyến trong bối cảnh hiện đại, nhưng phần lớn phân tích từ khía
cạnh quan hệ khách hàng.
7


1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
So với các kết quả đã đạt được của các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước trước đây, vẫn cịn một số khoảng trống mà các tác giả trước chưa thực sự làm
rõ, nghiên cứu và luận văn sẽ thực hiện nghiên cứu và làm rõ hơn. Khác biệt trong
nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ sở lý luận về Digital Marketing trong các nghiên cứu trước còn
nhiều hạn chế, cần tiếp tục hoàn thiện các nội dung Digital Marketing cho dịch vụ y tế.
Thứ hai, đối tượng nghiên cứu đánh giá Digital Marketing là khách hàng sử
dụng dịch vụ y tế của Công ty Cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh.
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp về hoạt
động của Công ty Cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh từ năm 2016 đến năm 2019. Dữ
liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát trong tháng 06/2020.
Luận văn tiếp cận và làm rõ hơn đối với các khoảng trống nêu trên trong
nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi
nhằm đánh giá được thực trạng hoạt động Digital Marketing cho dịch vụ y tế , từ đó
đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Digital Marketing cho dịch vụ y tế tại

Công ty Cổ phần Bệnh viện Thái Thịnh.
1.2. Cơ sở lý luận về Digital Marketing
1.2.1. Khái niệm về Digital Marketing
1.2.1.1. Quan niệm về Marketing
Có nhiều quan niệm về Marketing khác nhau:
Theo Phillip Kotler (1994): “Marketing là những hoạt động của con người
hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thơng
qua q trình trao đổi”. Khái niệm này bao gồm cả quá trình trao đổi như là một bộ
phận của marketing. Marketing được thực hiện trong mọi lĩnh vực nhằm hướng tới
thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bẳng các hoạt động cụ thể.
Theo Viện Marketing Anh quốc (UK Chartered Institute of Marketing):
“Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc
phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt
8


hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm
đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa”. Khái niệm này liên quan
đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thoả mãn các nhu cầu một cách tốt nhất
nhằm thu hút lợi nhận cho doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association -1985):
“Marketing là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm,
giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch
vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá
nhân”. Khái niệm này mang tính thực tế khi thực hiện hoạt động marketing trong
thực tiễn kinh doanh. Các hoạt động marketing nhằm mục đích mang đến cho thị
trường những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và vượt trội hơn so
với đối thủ cạnh tranh.
Trương Đình Chiến (2010) đưa ra định nghĩa: “Marketing là tập hợp các hoạt
động của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua

quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận”.
Theo quan điểm marketing hiện đại, các tổ chức muốn đạt được mục tiêu kinh
doanh thì trước hết phải xác định được những nhu cầu và mong muốn của thị
trường mục tiêu - tập hợp khách hàng mục tiêu và đảm bảo thoả mãn nhu cầu và
mong muốn đó bằng những phương thức hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh
tranh. Như vậy, hoạt động marketing thực chất chính là tồn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhìn từ phía khách hàng trong điều kiện các nguồn lực của
tổ chức và bối cảnh thị trường, đây cũng chính là hướng tiếp cận của luận văn.
1.2.1.2. Khái niệm về Digital Marketing
Thuật ngữ “digital” có nghĩa gốc là kỹ thuật số, là nền tảng kết hợp tất cả các
phương tiện trực tuyến cho phép người dùng tự trải nghiệm, đồng thời giúp doanh
nghiệp có thể kết nối và tương tác với khách hàng, từ đó lặp lại các thơng điệp và
hình thành mối quan hệ khách hàng (Caddell, 2013).
Trên thế giới tồn tại hai hướng quan điểm chính về digital marketing: một
hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, còn quan điểm thứ hai lấy doanh nghiệp làm
9


trọng tâm. Theo quan điểm thứ nhất, hai nhà kinh tế học người Mỹ - Philip Kotler
(2002) và Kotler & Keller (2012, 2016) cho rằng: “Digital marketing là quá trình
lập kế hoạch sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để
đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và
Internet”.
Cũng theo quan điểm này, tác giả Francesca Brosan (2012) cho rằng: “Digital
Marketing đã thay đổi từ các phương thức quảng cáo lấy người dùng là mục tiêu
sang một hình thức trải nghiệm với sự tương tác mạnh mẽ của người tiêu dùng.
Tiếp cận từ quan điểm lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, digital marketing là lĩnh
vực hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng, trên cơ sở ứng dụng CNTT và Internet”.
Phạm Thu Hương và Nguyễn Văn Thoan (2009) nhận định “E-marketing là

hành động marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet, là quá trình phát
triển và quảng bá doanh nghiệp bằng việc sử dụng các phương tiện trực tuyến”.
Lamberton và Stephen (2016) đã đưa ra khái niệm digital marketing là tổng
thể các chiến lược mà doanh nghiệp triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin
trực tuyến nhằm tiếp cận người tiêu dùng và các bên liên quan, có tính tương tác
cao, tập trung và có khả năng đo lường được.
Có thể nói theo thời gian, thuật ngữ “Digital Marketing” đã thay đổi từ khái
niệm phương thức marketing trên nền tảng trực tuyến, sang tồn bộ q trình ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trực tuyến để thu hút, hình thành thị hiếu và giữ chân
khách hàng, quảng bá thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.
Luận văn sử dụng khái niệm của Phạm Thu Hương và Nguyễn Văn Thoan
(2009) với góc nhìn bao quát hơn, kế thừa các trường phái trên (lấy khách hàng và
tổ chức làm trọng tâm), theo đó Digital marketing là một quá trình phối hợp giữa
doanh nghiệp, khách hàng và các đối tác, được tích hợp nền tảng trực tuyến, có khả
năng đo lường và có tính linh hoạt cao, nhằm hình thành, trao đổi, truyền tải và duy
trì giá trị cho tất cả các bên liên quan.

10


1.2.2. Các đặc điểm của Digital Marketing
Digital marketing là một bộ phận của marketing nên mang đầy đủ đặc điểm
của marketing truyền thống, bên cạnh đó cũng cịn nhiều đặc trưng khác biệt.
Hiệu quả về mặt chi phí: Internet đã rút ngắn khoảng cách, giúp con người có
thể tương tác với nhau mà khơng quan tâm đến vị trí địa lý và đỡ tốn kém. Điều này
đồng nghĩa với việc các cơ sở y tế sẽ tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu
và đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Digital marketing mang lại lợi
thế về sự hiện diện của đại diện bán hàng với chi phí thấp và bao trùm thị trường
rộng lớn hơn. Đây là điều mà các phương tiện marketing truyền thống khác hầu như
khơng thể có.

Cập nhật: Digital marketing có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm,
khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày
trong một năm, hoàn tồn khơng có khái niệm thời gian chết. Vì thế, các cơ sở y tế
có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến hay nghiên cứu thị trường mọi
lúc, mọi nơi.
Tính tương tác: Một trong những đặc điểm nổi bật của digital marketing là
tính tương tác. Thuộc tính này cho phép khách hàng trực tiếp bộc lộ nhu cầu và
mong muốn của mình trước những hoạt động marketing của cơ sở y tế. Ngồi ra,
digital marketing cịn cho phép các khách hàng tương tác với nhau, tạo ra một cộng
đồng tương tác giữa những người dùng, nơi tập hợp những người có cùng tư duy,
mục đích, trao đổi thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ và quay trở lại đều đặn,
thường xuyên.
Khả năng phân tích dữ liệu: Theo Trương Đình Chiến (2015), khả năng truy
cập cơ sở dữ liệu về từng khách hàng và quá trình mua sắm trong quá khứ của họ
giúp nhân viên marketing khai thác và tối ưu hoá những dữ liệu này để tiến hành
các hoạt động marketing, tiếp cận và thu hút khách hàng trên thời gian thực tế. Nói
cách khác, cơ sở dữ liệu giúp nhận diện được một người đang truy cập website, xác
định hồ sơ và lịch sử mua sắm của khách hàng đó, phân tích q trình mua hàng
trực tuyến và hành vi mua của họ và đề xuất những sản phẩm mới. Chính khả năng
11


phân tích dữ liệu và lưu trữ thơng tin của digital marketing đã làm tăng khả năng cá
nhân hoá, nâng cao giá trị chào hàng. Nhìn chung, các tổ chức thành công trên thị
trường nhờ hiểu rõ các đặc trưng của digital marketing và tối ưu hoá để đạt mục tiêu
kinh doanh..
1.2.3. Phân loại Digital Marketing
Digital Marketing được phân loại theo các phương tiện truyền thơng bằng Mơ
hình Paid, Owned và Earned, là một kiểu kết hợp truyền thông của ba kênh truyền
thơng: trả phí, sở hữu và lan truyền. Cách kết hợp này nhằm tạo ra hiệu quả tối đa

trong các chiến dịch marketing.

Hình 1.1: Mơ hình Paid, Owned và Earned
(Nguồn: With inspiration from MEC, Starbucks and Forrester)
1.2.3.1. Phương tiện truyền thông trả tiền – Paid Media
Paid Media là phương tiện truyền thơng trả tiền, là loại hình truyền thông mà
doanh nghiệp lựa chọn trả tiền để được hiển thị tới nhóm đối tượng khách hàng
mục tiêu. Hình thức của loại hình này khá đa dạng: từ các banner trên website đến
các bài viết dài, video, hiển thị trên ứng dụng di dộng, đăng ký tham gia các danh
sách sản phẩm niêm yết trực tuyến, tham gia vào các hệ thống đặt hàng, mua
chung, rao vặt…
12


Phí doanh nghiệp phải trả được tính trên số lần hiển thị quảng cáo, số lượt
click vào quảng cáo hoặc theo tỉ lệ chuyển đổi (điền form hoặc để lại thông tin cá
nhân). Các hệ thống lớn như Google Adwords và Facebook Ads còn quy định
phương thức đấu giá quảng cáo (trả tiền nhiều hơn sẽ được hiển thị trước) hoặc
giảm giá cho các nội dung nhận được nhiều tương tác tự nhiên từ đối tượng khách
hàng mục tiêu.
Ưu thế của quảng cáo trả tiền trên các kênh Digital là: số liệu thống kê đầy đủ;
có khả năng lựa chọn được đối tượng hiển thị; doanh nghiệp toàn quyền quyết định
hình thức, nội dung địa điểm, tần suất quảng cáo.
1.2.3.2. Phương tiện truyền thông sở hữu – Owned Media
Doanh nghiệp có tồn quyền quảng bá sản phẩm trên các kênh do mình sở hữu
trên website, Landing page, Email, Blog, Kênh video, ứng dụng, khảo sát trên các
trang riêng hoặc tài khoản riêng khi tham gia các diễn đàn hoặc mạng xã hội phổ
biến như Facebook, Linkedin, Google+…Thông tin trên các kênh thuộc sở hữu của
doanh nghiệp có độ tin cậy cao, đảm bảo sự tương tác nhanh chóng giữa doanh
nghiệp và khách hàng.

Nội dung đăng trên các kênh này thường mất phí. Doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra chi
phí để sản xuất nội dung truyền thông. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương tiện này là
khó tiếp cận khách hàng mới, do đó cần phải sử dụng kết hợp với các phương tiện khác
và phải chú trọng đến tính hữu ích của thơng tin để nội dung có thể tự lan truyền.
1.2.3.3. Phương tiện truyền thông Phát sinh – Earned Media
Đây là sự chú ý của công chúng tới sản phẩm hoặc các doanh nghiệp mà
không thuộc phạm vi kiểm sốt trực tiếp của doanh nghiệp đó, ví dụ như các chủ đề
lan truyền trên mạng xã hội, các bài báo khách quan, thông tin truyền miệng từ
khách hàng, các video bình luận, đánh giá, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hình ảnh
hoặc phát biểu của các cá nhân có ảnh hưởng …Phương tiện truyền thơng phát sinh
có thể bắt nguồn từ hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên
cần lưu ý rằng thông tin lan truyền có thể đi theo các chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực mà doanh nghiệp khó có khả năng kiểm sốt được toàn bộ.
13


1.2.4. Vai trò của Digital Marketing đối với tổ chức
- Tính tương tác cao: khác với những phương tiện quảng cáo truyền thống,
Digital Marketing với sự hỗ trợ của Internet có thể giúp cho Doanh nghiệp có cơ
hội tương tác trực tiếp với khách hàng. Ngược lại khách hàng có thể thoải mái lựa
chọn và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp. Người tiêu
dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những
người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ khơng phải là những khán giả hay những
mục tiêu thụ động.
- Hành vi giao tiếp với sản phẩm dịch vụ khách hàng đã thay đổi: Internet ra
đời làm thay đổi toàn bộ hành vi của khách hàng cũng như cách tiếp cận khách hàng
của các Doanh nghiệp. Nếu như trước đây đây người làm Marketing quen với quy
trình AIDA, thì nay mơ hình mới cho Digital Marketing là AISAS. Doanh nghiệp
triển Digital marketing sẽ giao tiếp với khách hàng tốt hơn các hình thức marketing
truyền thống.

- Đúng đối tượng: với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, Digital Marketing có
thể giúp cho Doanh nghiệp đưa những mẫu quảng cáo đến đúng đối tượng khách
hàng tiềm năng một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất.
- Chi phí hợp lý: Với những cách tính phí linh động như CPC hay CPA (CostPer-Action hay Cost-Per-Acquisition), quảng cáo trực tuyến tiết kiệm được chi phí
mà dung lượng quảng cáo lại không giới hạn. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho
những khách hàng tiềm năng nhất, những người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp.
- Dễ dàng kiểm soát và thay đổi: đo lường hiệu quả Marketing luôn là một thử
thách cho hầu hết các Doanh nghiệp khi làm Marketing. Tuy nhiên với Digital
Marketing, việc đo lường hiệu quả là điều rất dễ dàng, điều này có thể giúp các
Doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh chiến lược Digital Marketing
hiệu quả.
1.3. Các công cụ và tiêu chí đo lường Digital Marketing
1.3.1. Website
1.3.1.1 Đặc điểm công cụ Website
14


×