Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.86 KB, 17 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THI GVG MÔN LỊCH SỬ
BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm
chú ý của tồn xã hội. Mơn lịch sử là một trong những bộ mơn có vai trị hết sức quan
trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức, văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm
chất đạo đức và phong cách lối sống. Đặc biệt hơn, thế hệ trẻ khi hiểu về lịch sử sẽ
ni dưỡng trong các em tình yêu thương và sự biết ơn đối với gia đình, xã hội, với
những gì các em có được ngày hơm nay.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy và học mơn lịch sử vẫn cịn nhiều bất cập,
chưa đạt được kết quả cao. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương
pháp truyền thống “thầy cô đọc - trị chép”, chưa phát huy được tính tích cực, chưa
gây hứng thú cho học sinh. Thế nên kết quả học tập chưa cao. Qua nhiều kì khảo sát
việc học sinh cịn bị điểm 0 rất nhiều. Điều đó phảm ánh một phần thực tế là các em
không yêu môn Lịch sử, khơng thích học mơn Lịch sử nên kết quả học tập mới thấp
như vậy. Đây là chăn trở lớn nhất của người giáo viên dạy Lịch sử làm thế nào các
em yêu môn lịch sử để học tập có kết quả. Xuất phát từ thực ttiễn đó, việc đề ra
những biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc dạy học Lịch sử là vơ cùng quan trọng.
Chính vì thế chúng tôi đề ra một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Lịch sử để
nâng cao chất lượng. Đó là thay đổi phương pháp dạy học, khơi gợi sự tìm tịi, học
hỏi, sáng tạo trong học tập nói cách khác là khơi nguồn cảm hứng cho các em khi học
sử.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng công tác dạy và học môn Lịch sử
a) Ưu điểm
- Về phía học sinh cịn nhiều em u thích mơn lịch sử thường xun thích tìm tịi
khám phá về nguồn gốc lịch sử, có những hiểu biết về lịch sử qua việc hiểu những
ngày lễ quan trọng khi được nghỉ gắn bó với sự kiện gì, tên đường tên phố, tên trường
mang tên những anh hùng thời nào. Các sự kiện thế giới cũng được các em biết đến
qua truyện, đài báo, truyền hình. Các em thuộc những bài thơ ca ngợi những tấm


gương anh hùng trong lịch sử…Tất cả điều đó chứng tỏ các em rất u thích Lịch sử.
- Về phía giáo viên: Hầu hết các giáo viên nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, say mê
bộ mơn Lịch sử và luôn áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để phát huy
năng lực của học sinh. Trong mỗi bài giảng ln tìm cách tạo hứng thú, khơi nguồn
1


cảm hứng để các em tiếp thu bài học như lồng ghép các đoạn video, hình ảnh, nhạc
và thơ. Bên cạnh đó, cịn thường tạo ra các trị chơi dựa trên nội dung bài học, để bài
giảng luôn sinh động, lớp học luôn vui vẻ và học sinh thấy thoải mái nhất khi học
mơn lịch sử. Sử dụng có hiệu quả tranh ảnh, tài liệu, phim ảnh… trong mỗi tiết học
để các bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, kết hợp với nhà trường
thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa
phương; kết hợp fanpage với tổ chức tìm hiểu các sự kiện lịch sử quan trọng của đất
nước;
Ngoài ra, các kỳ thi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, tổ chức các chuyến tham quan
các di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài… được tổ chứcđã nuôi dưỡng lịng u thích
mơn lịch sử trong mỗi học sinh.
b)Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
- Học sinh: Khi học môn Lịch sử học sinh cho rằng đây là một mơn học khơ
khan, khó và dài nên khơng u thích, say mê, hứng thú với môn học. Nên các em chỉ
học theo sự hướng dẫn của giáo viên, ghi chép về học thuộc không cần hiểu bản chất
nên dễ quên kiến thức. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, một bộ phận
do các thầy cô không thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học mà vẫn theo cách
truyền thống "cơ giảng, trị ghi”, học sinh phải học thuộc lòng những trang sử dài,
nhiều số liệu về thời gian dễ gây nhàm chán, các em thường không hiểu sâu sắc và
cách nhớ kiểu học thuộc lòng như vậy không quá hiệu quả đối với học sinh.
- Giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử chưa thực sự hiệu
quả, lối dạy truyền thống, thầy dạy trò chép vẫn xuất hiện trong giờ học lịch sử. Một
số giáo viên sử dụng tranh ảnh ở mức độ chưa nhiều, có sử dụng thì chỉ dừng lại

tranh ảnh trong sách giáo khoa và chỉ giới thiệu sơ qua, cịn để học sinh tự tìm hiểu.
Ngun nhân là bản thân một số giáo viên mặc định rằng đây là mơn học ít tiết ít
được thi cử nên dậy đủ kiến thức, khơng tìm tịi đào sâu nghiên cứu giảng dạy nâng
cao chất lượng. Chính vì vậy làm mất niềm cảm hứng bộ môn.
- Về xã hộị: Hiện nay coi trọng các môn khoa học tự nhiên, điều này phần nào
khiến môn lịch sử bị coi nhẹ. Thực tế, nhiều học sinh cho biết rất thích nghe về
những câu chuyện lịch sử nhưng lại khơng chọn làm mơn thi vì đại đa số phụ huynh
cho rằng các em theo đuổi mơn lịch sử, tương lai sẽ bấp bênh khó tìm việc làm hơn
các môn khoa học tự nhiên.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử
Đối với học sinh thì lịch sử là một mơn học nhàm chán và khơng có cảm hứng
để học. Vậy phải làm sao để khơi gợi nguồn cảm hứng học sử cho học sinh? Mà
nguồn cảm hứng được tạo ra là học sinh tự giác, chủ động theo dõi, ghi chép bài
2


giảng và theo dõi chăm chú các vấn đề lịch. Để là được điều đó, giáo viên phải phát
huy khả năng kiến thức cũng như khả năng trình bày bằng lời nói, hướng dẫn để tạo
cảm hứng cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
Sẽ là mơt thiếu sót lớn nữa khi tạo hứng thú học tập cho học sinh mà người
giáo viên khơng chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh. Vì các em chỉ cảm thụ
lịch sử theo quá trình từ trực quan cụ thể đến tư duy trìu tượng. Ở sách giáo khoa lịch
sử đã chú ý vấn đề này nên đã đồng thời cung cấp cả kênh chữ và kênh hình, tuy rằng
nhiều hình minh họa bài giảng khơng rõ nét.Chính vì vậy, người giáo viên lịch sử nếu
biết khai thác kênh hình và sử dụng các đồ dùng dạy học khác, chắc chắn sẽ tạo nên
sự thích thú, say mê tìm hiểu những thông tin lịch sử, những kiến thức về khoa học
lịch sử thơng …
Ngồi ra, để một giờ dạy lịch sử thật sinh động, có hiệu quả cao thì người giáo
viên cần phải biết chú ý vừa khai thác sách giáo khoa, vừa sử dụng các đồ dùng dạy
học khác như tranh ảnh, bản đồ kết hợp với các thủ pháp dạy học trong từng hoạt

động. Như vậy học sinh có thể tiến hành đồng thời cả các hoạt động nghe nhìn, suy
nghĩ để chủ động tiếp thu kiến thức và như vậy học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức có hiệu
quả cao chứ khơng đơn thuần việc ghi chép máy móc. Vậy, để giúp các em u thích
và học tốt Lịch sử thì thầy cơ phải xây dựng cho mình lối dạy dễ hiểu, ứng dụng cơng
nghệ trong giảng dạy có như vậy mới nâng cao chất lượng giảng dạy. Chẳng hạn
trong giờ học thầy cơ có thể giảng bài thơng qua màn hình máy chiếu được xây dựng
các trang powpoint đẹp mắt, sinh động, nội dung kiến thức trình bày logic. Có như
vậy, việc học Lịch sử với học sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, các em cảm thấy hóa ra
đây cũng là mơn học thú vị. Rồi qua đó sẽ giúp các em có thể dễ dàng nhớ các sự
kiện lịch sử quan trọng với mốc thời gian, nhân vật, diễn biến mà không cần phải ôm
quyển sách giáo khoa học thuộc lòng một cách máy móc. Việc tạo hứng thú người
dạy kết hợp cùng nhà trường, phụ học sinh thường xuyên tổ chức cho học sinh tham
quan những di tích lịch sử nổi tiếng, bảo tàng lịch sử…cũng là hình thức các em có
hứng thú với môn học Lịch sử.
Qua đây, để khơi gợi cảm hứng học sử để nâng cao chất lượng môn học này
giáo viên ngoài việc kết hợp tốt các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Chúng tôi cũng
sử dụng những biện pháp thích hợp cho từng dạng bài cụ thể khi dạy . Đây cũng là
một biện pháp tốt nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, khi dạy chúng tơi chia ra làm
ba dạng bài lịch sử chính để có những biện pháp thích hợp nhất. Cụ thể, ba dạng bài:
Dạng bài hình thái kinh tế, xã hội; dạng bài kháng chiến và dạng bài ơn tập. Từ đó,
chúng tơi có biện pháp nâng cao chất lương cụ thể đối từng dạng bài như sau:
a, Đối với dạng bài hình thái kinh tế xã hội thường đề cập đến nhân vật lịch sử và các
quốc gia thì từng hoạt động có những biện pháp phù hợp.
3


* Phần khởi động để gây hứng thú và tạo tâm thế cho học sinh vào bài học
chúng tôi đưa hình ảnh nhân vật, một đoạn video, một bài thơ hay một hình ảnh nào
đó để học sinh nhận diện rồi dẫn học sinh vào bài học.
Ví dụ 1. Bài 8. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Gi viên

đưa hình ảnh lá cờ Mĩ, Nhà Trắng, Nữ thần Tự Do, vị tổng thống đương nhiệm rồi
hỏi:
- Qua những hình ảnh này giúp em liên hệ tới quốc gia nào?
Sau sự nhận diện của học sinh đây là các hình ảnh của nước Mĩ, giáo viên dẫn vào
bài học.
Ví dụ 2. Bài 11. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Giáo viên
đưa ra 3 đồ vật: Chiếc đài bán dẫn, điện thoại để bàn, chiếc đèn chiếu bằng tia lade
rồi hỏi:
- Đây là thành tựu của khoa học kĩ thuật giai đoạn nào?
Học sinh sẽ trả lời được của thành tựu khoa học đầu thế kỉ XX. Từ đó giáo viên dẫn
dắt vào nội dung bài học.
*Phần hình thành kiến thức mới
+ Sử dụng triệt để tranh ảnh trong sách giáo khoa vì tranh ảnh là tư liệu trực quan mà
học sinh dễ nhận thấy và tiếp thu nhanh và sẽ giúp học sinh khôi phục lại bức tranh
quá khứ một cách chính xác nhất, chân thực nhất, đúng như nó từng xảy ra. Nói cách
khác tranh ảnh là tư liệu lịch sử, là nguồn tri thức cung cấp cho học sinh trong quá
trình học giúp học sinh nâng cao hiệu quả bài học. Vì vậy, để nâng chất lượng biện
pháp sử dụng triệt để tranh ảnh vừa tránh nhàm chán khi chỉ tiếp xúc với kênh chữ
vừa tạo hứng thú khi học bài.
Ví dụ lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân và những biến
chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam
Ở phần II mục 1 "Các vùng nông thôn"
Ảnh: Nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc
- Phương pháp: Gv cho học sinh quan sát ảnh, gợi ý một số câu hỏi:
+ Quan sát ảnh em thấy người nông dân Việt Nam đang cầy ruộng như thế nào?
+ Tại sao họ phải kéo cày thay trâu?
+ Vì sao người nơng dân phải lao động vất vả nhưng vẫn bị đói?
+ Em có suy nghĩ gì về đời sống người nơng dân Việt Nam thời thuộc Pháp?
- Trên cơ sở ý kiến trao đổi của học sinh, gv chốt lại nội dung trên và khẳng định
dưới ách thống trị của thực dân Pháp đời sống người nơng dân vơ cùng cực khổ, vì

vậy họ ln đi đầu trong cuộc đấu tranh địi đọc lập. Từ đó các em sẽ lí giải được tại
4


sao nơng dân lại là lực lượn đơng đảo, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Giáo dục cho học sinh có thái độ thơng cảm, xót thương đối với người
lao động và căm ghét thực dân Pháp. Phát triển khả năng quan sát đánh giá các sự
kiện lịch sử của học sinh.
+ Tổ chức các trị chơi vì học sinh THCS ở độ tuổi thiếu niên (khoản từ 11 đến 15
tuổi), các em rất hiếu động, thích thú khi được vui chơi. Nếu giáo viên biết cách tổ
chức các trị chơi thì có thể biến một số nội dung kiến thức thành “học mà chơi, chơi
mà học” tưd đó sẽ tạo hứng thú học tập hơn, có một số cách tổ chức trị chơi trong
dạy học lịch sử như sau:
– Đóng vai các nhân vật lịch sử: Có rất nhiều câu chuyện lịch sử viết về các nhân vật
lịch sử liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn liên quan đến nội dung bài học. Để giúp
giờ học sinh động hơn, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm, chuẩn bị trước để khi
thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Khi dạy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (Bài 30, sử 8), giáo
viên có thể phân cơng cho một nhóm học sinh đóng vai câu chuyện “Hai bàn tay”:
một bạn đóng vai Nguyễn Tất Thành, một bạn đóng vai anh Lê, một bạn dẫn chuyện.
Với những nhân vật, những lời thoại sôi nổi, lời dẫn chuyện truyền cảm, sâu lắng
giúp học sinh dể dàng hình dung ra được Người thanh niên yêu nước ấy dù khó khăn,
gian khổ vẫn quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước…
Ví dụ. Khi dạy bài nước Mĩ cho học sinh đóng vai tổng thống Pru-dơ-ven kể về việc
làm của mình ngay sau khi nhận chức thơng qua “Chính sách mới”. Với cách kể
truyền cảm, phân tích được những việc cần thiết khi phải đề ra chính sách mới. Từ đó
học sinh nắm được tác dụng cũng như ý nghĩa của chính sách mới của tổng thống
trong việc giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Trị chơi “ Tơi cần gì” . Đây là là trò chơi thú vị mà giáo viên không cần phải
hướng dẫn học sinh nhiều, ở đối tượng học sinh nào cũng có thể tham gia, bản thân

giáo viên không bị động nếu trong trường hợp phải dạy học sinh lạ. Mục đích của trị
chơi này nhằm củng cố hoặc hệ thống lại kiến thức vừa học. Trò chơi này rất đơn
giản, giáo viên chuẩn bị trưức những bảng kiến thức phát cho học sinh tham gia chơi.
Sau đó giáo viên lần lượt nêu gợi ý, học sinh lần lượt có tín hiệu xin trả lời thơng qua
từ chìa khóa, mỗi câu tar lời đúng sẽ được tính bằng điểm. Sau thời gian nhất định
học sinh nào có kết quả đúng nhiều nhất sẽ có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc . Với
trò chơi này sẽ thu hút được đông đảo học sinh tham gia, gây được hứng thú học tập
cho các em đồng thời hệ thống lại được các kiến thức đã học…
* Phần thực hành
-Sử dụng phiếu học tập: việc sử dụng phiếu học tập là hình thức học sinh ghi
lại được những kiến thức thơng qua bài học của mình.
5


- Sử dụng trò chơi như trò “Tinh mắt nhanh tay” . Thông qua việc quan sát
tranh ảnh học sinh hiểu và tìm ra kiến thức phù hợp nhất với bức tranh. Cách chơi
này học sinh hứng thú khi mình vừa phải quan sát nhìn nhanh các bức ảnh vừa phải
chọn kiến thức đúng nhất cho bức hình. Tính khẩn trương và hồi hộp được thể hiện
ngay cả người chơi và các học sinh ngồi theo dõi. Đây cũng là một trong những cách
giúp học sinh củng cố kiến thức tốt.
Ví dụ. Lịch sử 8. Bài 8. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
Trò chơi: “Tinh mắt, nhanh tay”: Học sinh quan sát 6 bức ảnh và sau đó ghi lại nội
dung các bức ảnh theo đúng thứ tự. Để thực hiện yêu cầu này các bạn có 30s để quan
sát ảnh. Sau 30s mình sẽ gọi 2 bạn lên bảng ghi lại nội dung các bức ảnh. Bạn nào ghi
được nhiều thơng tin đúng thì thắng cuộc chơi.
- Hs lên bảng ghi lại.
1. Bãi ô tô ở Niu c năm 1928
2. Cơng nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ
3. Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20
4. Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Oóc

5. Tổng thống Rudơven
6. Bức tranh đương thời mơ tả Chính sách mới.
Đây là các bức ảnh mà học sinh đã được tìm hiểu ở phần hình thành kiến thức mới,
từ nội dung các bức tranh này học sinh trình bày khái quát lại nội dung bài học là nền
kinh tế Mĩ rất phát triển ở thập nên 20 của thế kỉ XX. Tuy nhiên người lao động Mĩ
không được hưởng những thành quả lao động của họ một cách xứng đáng, họ sống rất
khổ cực. Và đấy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng ở
Mĩ trong những năm 1929-1933 gây ra hậu quả nặng nề cho nước Mĩ. Tổng thống
Rudoven là người đã đề ra chính sách mới, với vai trị to lớn của nhà nước đã giúp
nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tiếp tục vươn lên phát triển.
* Hoạt động vận dụng: để học sinh có tính sáng tạo và liên hệ thực tế hoặc vấn
đề có liên quan, giáo viên có nhiều cách:
- Đưa hình ảnh để học sinh so sánh rồi rút ra mối liên hệ. Cho học sinh nhập vai để
giải quyết một vấn đề lịch sử nào đó.
Ví dụ lớp 9 bài 11 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Cho học
sinh đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật gây ra. Đưa ra giả thiết nếu sau này em là nhà khoa học em sẽ
làm những gì..
Ví dụ: Bài 8. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Đưa hình ảnh
Tổng thống Mĩ Obama sang thăm Việt Nam năm 2016, Từ đó cho học sinh nói về
6


mối quan hệ Việt Nam và Mĩ từ mối quan hệ đối đầu sang đối thoại. Chú ý câu nói
của Tổng thông vào ngày 23.5. 2016 Tổng thống Mĩ Obama sang thăm Việt Nam. Và
ơng đã từng nói: 4 thập kỉ sau những xung đột giữa chúng ta. Việt Nam và Mĩ đang
xây dựng mối quan hệ đối tác mới cho thế giới thấy rằng hịa bình tốt hơn chiến
tranh.
*Hoạt động tìm tịi. Phần này để phát huy sự tìm tòi sáng tạo của học sinh giáo
viên hướng dẫn các em trải nghiệm để vận dụng kiến thức đã học để thâm nhập thực

tế.
Ví dụ lớp 9 bài 11. “Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay” giáo
viên hướng dẫn học sinh thực hiện thông qua 2 bài tập.
Bài tập 1
Nhóm 1: Học làm phóng viên với nhiệm vụ: Tìm hiểu những tác động tích cực của
cuộc CMKHKT trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương em.
Nhóm 2: Học làm phóng viên với nhiệm vụ: Tìm hiểu những tác động tích cực của
cuộc CMKHKT trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương em.
Với cách gợi mở này giáo viên có gợi ý cụ thể:
Nhóm 1: Học làm phóng viên với nhiệm vụ
- Các em tìm hiểu những tác động tích cực khi sử dụng hệ thống lò đốt rác thải,
máy cắt cỏ, máy phun thuốc muỗi trong các trường học hay máy phun thuốc diệt
khuẩn Cloramin B trong phịng dịch Covid-19.
Nhóm 2: Học làm phóng viên với nhiệm vụ
- Các em tìm hiểu những tác động tích cực khi sử dụng hệ thốngmáy cấy, máy
gặt hoặc trồng rau theo phương pháp thủy canh…
-Hình thức: Các bức ảnh, đoạn video, những bài phỏng vấn nhỏ về việc áp
dụng KHKT trong các hoạt động trên.
* Các nhóm viết báo cáo theo mẫu. Bài tổng hợp của nhóm: Làm thành
powerpoint trình chiếu kèm lời thuyết minh.
- Liên hệ với các nguồn tư liệu.
- Lập phiếu đánh giá nhóm và các thành viên trong nhóm.
* Phiếu đánh giá nhóm:
Thành phần

Nhiệm vụ

Nhóm trưởng
Các thành viên
7


Đánh giá


- Thời gian thực hiện: Các nhóm trình bày bài báo cáo tổng hợp của nhóm trước lớp
vào tiết Lịch sử địa phương .
Bài tập 2. Các nhóm hoặc cá nhân nghiên cứu, tìm ý tưởng để thực hiện một dự án
KHKT hoặc KHXH hành vi hoặc một sản phẩm STEM để có thể triển khai, thực hiện
và tham dự cuộc thi KHKT và Ngày hội STEM cấp huyện vào cuối tháng 10 năm học
2020-2021. Ý tưởng của các em sẽ trình bày trước lớp vào tuần sau.
b, Đối với dạng bài kháng chiến để tạo cảm hứng học bài và nghi nhớ kiến thức thì
trong từng phần bài học cũng cần có biện pháp thích. Cụ thể:

Phần khởi động luôn là phần quan trọng để tạo tâm thế tốt cho các em vào bài
học mới. Đối với kiểu bài này cũng luôn gắn liền với nhân vật lịch sử, các triều đại
hoặc các quốc gia nên phần khởi động cho học sinh nắm được sự kiện hoặc nhân vật
có liên quan đến bài học rồi vào bài.
Ví dụ lịch sử 7 bài kháng chiến chống tống cho học sinh nghe bài thơ “ Nam quốc
sơn hà” rồi để học sinh nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Đây cũng là hình thức tích
hợp liên mơn với bộ mơn văn từ đó học sinh đã có những ấn tượng ban đầu về cuộc
kháng chiến oanh liệt này. Sau đó giáo viên dẫn vào bài học.
Ví dụ lịch sử 8. Bài 25 Cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc. Giáo viên đưa hình
ảnh Tơn Thất Thuyết và gợi mở người giữ vai trò quan trọng trong Phong trào Cần
Vương.

Phần hình thành kiến thức mới. Phần này sử dụng đồ dùng trực quan như lược
đồ, bản đồ, la bàn, tranh ảnh, phim nhựa, …Cụ thể:

– Đồ dùng trực quan tạo hình: tranh ảnh, phim nhựa, đĩa CD, video, … giúp học sinh
phát triển khả năng quan sát, óc tưởng tượng, có xúc cảm mạnh mẽ đối với nội dung

đang học.
Ví dụ: Khi dạy về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 (Bài 27, sử 9), giáo
viên cho học sinh xem phim tư liệu, hoặc quan sát một số tranh ảnh học sinh sẽ thấy
được sự tài trí của người chỉ huy Võ Nguyên Giáp, sự đoàn kết đồng lòng của quân
và dân ta trong kháng chiến, tinh thần dũng cảm chiến đấu, sự gian khổ, mất mát, hy
sinh cao cả của các thế hệ cha anh chúng ta mới đem lại chiến thắng vẻ vang, lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Các em có thể tự hào về quá khứ của dân tộc, càng
yêu hơn giang sơn gấm vóc của mình, căm ghét chiến tranh, u hịa bình và có ý
thức giữ gìn hịa bình, an ninh đất nước…
– Đồ dùng trực quan quy ước: lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu. Trong đó, lược đồ
giúp học sinh xác định địa điểm các sự kiện trong thời gian không gian nhất định,
giúp các em hiểu rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Niên biểu hệ thống lại các sự
8


kiện quan trọng theo trình tự thời gian; Sơ đồ, đồ thị hệ thống lại kiến thức cơ bản,
nêu mối quan hệ giữa các sự kiện…
Ví dụ: Khi dạy về Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 (bài 14, sử 7):
Giáo viên trình bày: Biết giặc sẽ rút về nước theo 2 đường thủy, bộ: quân bộ theo
đường Lạng Sơn, quân thủy theo đường Sông Bạch Đằng. Vậy Trần Hưng Đạo có kế
hoạch gì?
Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời: Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên,
giải phóng đất nước đã tới vua Trần và Trần Quốc Tuấn đã quyết định mở cuộc phản
cơng và bố trí trận địa mai phục ở sơng Bạch Đằng.
Giáo viên hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đã chọn và mai phục ở sơng Bạch Đằng?
Học sinh trả lời: Sơng Bạch Đằng có địa thế hiểm trở; Mực nước lên xuống cao rõ
rệt; Tại đây, Ngô Quyền đã lãnh đạo quân dân ta chiến thắng quân Nam Hán năm
938.
Giáo viên dựa vào lược đồ giới thiệu về sông Bạch Đằng, địa điểm bố trí trận địa
phục kích, vị trí bãi cọc, trên bãi cọc có phủ cỏ để ngụy trang… và tường thuật diễn

biến trận đánh trên sông Bạch Đằng hoặc yêu cầu học sinh khá- giỏi (có chuẩn bị
trước) dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Bạch Đằng tháng 4. 1288.
Học sinh nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng? (Kết quả: cuộc kháng
chiến lần thứ ba chống quân Nguyên kết thúc thắng lợi vẻ vang; Ý nghĩa: chiến thắng
Bạch Đằng là dấu son tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược
lần thứ ba, tơ thêm truyền thống đấu tranh mưu trí dũng cảm trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc ta.)
Như vậy, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan hiện có trong sách giáo
khoa, trong thư viện của nhà trường hoặc các loại đồ dùng do giáo viên và học sinh tự
làm, tự sưu tầm được, kết hợp với lời giảng sinh động của giáo viên để giờ học hấp
dẫn hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn đồng thời rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo
cho học sinh, giúp học sinh nâng cao trình độ tư duy, khả năng thực hành, tránh “dạy
chay”, “học vẹt”, biết sự kiện mà không hiểu lịch sử.
– Tư liệu về các nhân vật lịch sử:
Việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông hiện nay, học sinh dùng sách giáo
khoa là phương tiện chủ yếu để học tập, tuy nhiên sách giáo khoa lịch sử hiện nay rất
ít đề cập đến các nhân vật lịch sử có liên quan đến các sự kiện hoặc đơi lúc có đề cập
đến nhưng rất sơ sài do đó đa số học sinh ít biết đến các anh hùng dân tộc hoặc nhầm
lẫn nhân vật này với sự kiện khác vì thế giáo viên cần yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm
hiểu về các nhân vật lịch sử hoặc giáo viên cung cấp thêm thông tin để các em hiểu
được các nhân vật đó xuất thân như thế nào? Có tài năng gì? Có những cống hiến gì
cho đất nước… điều đó sẽ khắc sâu trong tâm trí các em sự ngưỡng mộ, lịng kính
9


phục, biết ơn các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Qua đó giáo dục tình cảm, đạo đức cho
các em, làm cho giờ học sống động hơn, gây được cảm xúc cho học sinh, học sinh
hứng thú học tập hơn, tự hào được là con cháu của một dân tộc anh hùng và cố gắng
kế thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của đất nước.
Ví dụ: Khi dạy bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên

(thế kỉ XIII), giáo viên cho học sinh tìm hiểu về Trần Hưng Đạo:
Trần Hưng Đạo (1231? – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn. Hiệu là Hưng Đạo
Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc ta thời Trần. Quê quán: làng Tức
Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Ơng có dung
mạo khơi ngơ, tài trí cả văn lẫn võ, lại là tơn thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân
Nguyên- Mơng tấn cơng Đại Việt, Ơng đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc
biệt ở kháng chiến chống Nguyên- Mông lần thứ hai và ba, ông được vua Trần Nhân
Tông phong làm Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Dưới tài lãnh đạo
của ông, quân dân Đại Việt đã lập nên nhiều chiến công vang dội ở Chương Dương,
Hàm Tử, Bạch Đằng, Vạn Kiếp đuổi quân Nguyên- Mông ra khỏi đất nước.
Trần Hưng Đạo là nhà văn hóa lớn, Ơng có cống hiến trên nhiều lĩnh vực: Ông là
nhà chiến lược, nhà chỉ huy xuất sắc, Ơng có cơng khai sinh ra nền khoa học quân sự
nước ta, là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí
truyền thư. Ơng cịn là tác giả của Hịch tướng sĩ…
Một số câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo:”Bệ hạ muốn hàng xin trước hãy
chém đầu thần đi đã”. “ Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng
sách giữ nước”
Trần Hưng Đạo mất ngày 20 tháng 8 năm Canh tý (1300). Sau khi Ông mất, triều
đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Vương. Nhân
dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã lập đền thờ Ông trên nền Vương
phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Ơng là Đức thánh
Trần…
– Tư liệu về các địa danh lịch sử:
Trong các bài giảng lịch sử, khi nói đến một sự kiện lịch sử nào đó thì khơng thể
khơng gắn với địa điểm – nơi xảy ra các sự kiện lịch sử trước đây – Di tích lịch sử.
Tuy nhiên do nhiều sự kiện đã diễn ra lâu lắm rồi nên di tích khơng cịn ngun vẹn
nữa hoặc do các di tích ở xa địa phương học sinh ở, các em khó có thể hình dung
được nên giáo viên cần giới thiệu, mô tả lại cho học sinh hiểu quan cảnh nơi diễn ra
các sự kiện lịch sử để các em đang học mà như đang chứng kiến sự kiện lịch sử đã
diễn ra, cảnh tượng hào hùng, bi tráng được hiện về trong kí ức các em, giúp giờ học

có hồn, học sinh hứng thú theo dõi bài học, từ đó giáo dục học sinh lịng u nước,
10


yêu Chủ nghĩa xã hội, cố gắng học tập để sau này góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc…
Ví dụ: Khi dạy về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (Bài 27, sử 6), giáo viên kết
hợp mô tả vị trí diễn ra trận đánh: Sơng Bạch Đằng có tên Nơm là sơng Rừng vì hai
bên bờ sơng tồn là rừng rậm nên rất thuận lợi cho việc dấu quân mai phục. Sơng có
hải lưu thấp, độ đốc khơng cao do đó thủy triều lên – xuống chênh lệch nhau lớn. Khi
thủy triều lên lịng sơng rộng mênh mơng đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
Dựa vào địa thế hiểm yếu của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã xây dựng trận địa cọc
ngầm, bố trí hai đạo quân bộ mai phục hai bên bờ. Từ cửa sông ngược lên phía trên
có đạo thủy qn mạnh mai phục do Ngơ Quyền trực tiếp chỉ huy. Khi nước triều từ
từ dâng lên cũng là lúc quân Nam Hán kéo vào vùng biển nước ta, Ngô Quyền cho
một đội binh thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào trận địa phục kích có bãi
cọc, sau đó vờ thua, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. Khi nước
triều bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân ta từ ba phía đổ ra đánh. Quân Nam
Hán rối loạn tháo chạy ra biển, thuyền giặc to, cồng kềnh, nặng nề phải chèn nhau xít
lại theo luồng nước chảy xiết, các hàng cọc như những mũi chông khổng lồ ngăn cản
chúng, nhiều chiếc lao vào cọc vỡ tan tành. Đạo quân thủy của Ngô Quyền gồm
những chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng luồn lách xơng ra tấn cơng vào đội hình giặc ở
giữa sông, tất cả các đạo quân thủy bộ của ta xông ra tiêu diệt địch. Quân Nam Hán
không cịn lối thốt, phía trước bị chặn bởi hàng cọc, phía sau bị qn ta tấn cơng
mạnh. Chỉ trong một thời gian giao chiến ngắn cả đoàn thuyền giặc vỡ tan tành. Quân
địch phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo cũng bị
thiệt mạng trong đám loạn quân… Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
4. Hoạt động thực hành. Đối với phần này chúng tôi mạnh dạn sử dụng các phương
pháp phong phú để giúp học sinh có cách khắc sâu kiến thức dễ nhất như vận dụng:


- Phương pháp tích hợp các kiến thức liên môn với môn Ngữ văn trong dạy học lịch
sử vì văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước đây người ta cho
rằng “Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa trở thành
những môn khoa học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học
độc lập nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho
Sử học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học. Nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn
học trong dạy học Lịch sử thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên.
Ví dụ lớp 9 bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953- 1954).
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ từ lúc mở đầu ngày 13/3/1954 đến khi kết thúc
ngày 7/5/1954 giáo viên cho học sinh sưu tầm những bài thơ nối về chiến dịch Điện
Biên Phủ như
11


“ Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan khơng núng, chí khơng sờn…”
Hoặc:
“ Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta dân tộc anh hùng”
Hay:
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng…”
(Trích: Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)
Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến dịch Điện

Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 1946 đến 1954) và
làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn
động địa cầu.
Phần vận dụng cho học sinh vẽ bản đồ tư duy nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng
một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…
bằng cách kết hợp nét vẽ, màu sắc, hình ảnh, chữ viết. Bản đồ tư duy là “sơ đồ mở”
nên mỗi người có thể vẽ một kiểu khác nhau, có thể sử dụng hình ảnh, màu sắc, từ
ngữ khác nhau, có thể thêm hoặc bớt các nhánh theo cách riêng của mỗi người nên
việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học.
C, Đối với dạng bài ơn tập. Đây là bài Mang tính hệ thống kiến thức chương, phần

nên kiến thức nhiều đòi hỏi học sinh củng cố lại được kiến thức mà không quá nặng
nề. Chính vì vậy, trong phần này chúng tơi mạnh dạn đưa ra một số cách ôn tập giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức chủ động và hứng thú. Hệ thống kiến thức bằng trị chơi

-

“ Tơi cần gì”: là một trị chơi thể hiện tính chủ động của học sinh rất cao, đối
tượng học sinh nào cũng có thể tham gia và bắt nhịp được nhanh. Người chủ trò chỉ
cần đưa ra yêu cầu cái mình cần là những học sinh tham gia có thể đáp ứng bằng
phần hiểu biết kiến thức của mình. Đối trị chơi này, bạn chủ trò được giáo viên yêu
cầu cần theo cách định hướng hệ thống kiến thức là học sinh làm được.
12


Trị chơi “Tiếp sức”: Đây là trị chơi mang tính tập thể cao, thu hút học sinh
tham gia tích cực, rèn luyện sự nhanh nhẹn của các em… cách chơi như sau: giáo
viên chia lớp ra thành các tổ (hoặc các nhóm), chia bảng ra thành các phần, mỗi phần
ghi tên mỗi tổ (nhóm), sau đó đưa ra một yêu cầu về một khối lượng kiến thức. Mỗi

tổ (nhóm) lần lượt cử một thành viên lên bảng ghi ra một ý liên quan đến yêu cầu
trên, người này về chỗ, người tiếp theo mới được lên ghi ý tiếp theo, cứ liên tục như
vậy trong một thời gian quy định, tổ (nhóm) nào có nhiều ý đúng nhất thì sẽ thắng
cuộc. Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, tuyên dương, khen thưởng động viên các
em để lần sau các em tham gia tích cực hơn.
- Trị chơi “Bắt sâu cho lá”: Giáo viên chuẩn bị một cây có nhiều nhánh, rồi
gắn lên các cành cây một số mẫu giấy ghi nội dung kiến thức có liên quan đến một
chủ đề của giáo viên đưa ra “lá xanh” và một số mẫu giấy ghi nội dung khơng liên
quan gì đến chủ đề trên “lá sâu”, sau đó yêu cầu học sinh lên tìm những “lá sâu” loại
khỏi cây để có được một cây xanh phát triển khỏe mạnh (có thể thiết kế trò chơi này
trên powerpoint). Với trò chơi này giáo viên có thể tiến hành như một bài tập trắc
nghiệm nhanh nhưng hình thức phong phú hơn, có thể cùng lúc mỗi tổ cử một em
lên thực hiện, tổ nào bắt được nhiều “lá sâu” hơn sẽ chiến thắng, tổ nào hái nhầm “lá
xanh” sẽ bị thua…
Ví dụ: Lịch sử 6. Bài 7. Ôn tập
3. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện
Tiết 14. Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
* Phần hoạt động khởi động
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh vào bài học.
- Nội dung: theo dõi video để nắm được nhà Lí và Lí Cơng Uẩn.
Đối với phần khởi động để tạo hứng thú học tập bài mới giáo viên cho học sinh xem
1 video có nội dung nói về các bạn học sinh tham quan về di tích lịch sử thời nhà
Lý, Sau đoạn video ngắn hỏi:
- Trong câu đoạn video giới thiệu về triều đại nào?
Sau khi học sinh trả lời Triều đại nhà Lí, sau đógiáo viên dẫn dắt vào bài học.
 Phần hình thành kiến thức mới
Mục 1. Sự hình thành nhà Lý
- Mục tiêu: nắm được bối cảnh Lí Cơng Uẩn lên ngôi vua, việc dời đô và xây
dựng bộ máy của nhà nước.

- Nội dụng: Tình hình nhà Lê, thân thế Lý Cơng Uẩn, vị thế thành Đại La vai trị
của vua Lý trong việc xây dựng bộ máy Nhà nước.
13


Đối với phần này để học hứng thú học sinh tiếp thu kiến thức ngoài việc sử dụng các
phương pháp dạy học, giáo viên tập trung sử dụng một số biện pháp có tính khơi gợi
học sinh chủ động tích cực tiếp thu kiến thức như:

– Đồ dùng trực quan tạo hình:
+ Tranh về hình ảnh tước mía trên đầu: để rút ra sự suy yếu của Nhà Lê để làm nổi
bật hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
+ Tranh ảnh về Lý Công Uẩn rồi kết hợp sách giáo khoa từ quan sát tranh và trình
bày hiểu biết về ông.

+

Đĩa CD ghi lại giọng một nghệ sỹ đọc Chiếu dời đô. Sau khi nghe đọc học sinh
chỉ ra được vì sao Lý Cơng Uẩn chọn Đại La và vì sao bài Chiếu thuyết phục được
quần thần cũng như dân chúng dời đô về Đại La.
+ Tranh về thành Đại La cũ: Quan sát tranh và kết hợp với phần chữ nhỏ sách giáo
khoa học sinh miêu tả được thành Thăng Long. Sau đó khảng định lại một lần nữa về
việc chọn Đại La làm kinh đơ là hồn tồn đúng đắn và sáng suốt.
Ví dụ: Vi deo đọc chiếu dời đơ. Khi dạy về Lí Cơng Uẩn cho học sinh đóng vai Lí
Cơng Uẩn đọc chiếu dời đơ. Với lời nói trang nghiêm, thấu tình đạt lí sẽ giúp học
sinh biết được vai trị to lớn của Lí Cơng Uẩn trong việc xây dựng nhà Lý vững
mạnh.
Việc dùng đồ dùng trực quan tạo hình giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, óc
tưởng tượng, có xúc cảm mạnh mẽ đối với nội dung đang học.
– Đồ dùng trực quan quy ước: giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền

nhà Lý sau đó cho học sinh so sánh với bộ máy nhà nước thời Lê từ đó giúp học sinh
thấy được sự tiến bộ của nhà Lý …
Mục 2. Luật pháp và quân đội
-

Mục tiêu: Học sinh nắm được tác dụng của bộ luận Hình thư, quân đội thời Lý

Nội dụng: Những điều trong bộ luật Hình thư, cách xây dựng quân đội từ trung
ương đến địa phương.
Ở mục này giáo viên sử dụng thảo luận nhóm và khai thác đồ dùng trực quan tạo
hình. Cụ thể thảo luận nhóm 2 vấn đề:
1. Nội dung và tác dụng bộ luật Hình thư
2. Nhận xét về cách tổ chức quân đội nhà Lý và chủ chương của nhà Lý đối với
các tù trưởng miền núi và các nước láng giềng?
Sau khi học sinh thảo luận trình bày, nhận xét và rút ra được kiến thức cần nắm được
giáo viên đưa đồ dùng trực quan tạo hình là ảnh về những người lính trong quân đội
14


nhà lí rồi rút ra 2 vấn đề về trang bị và việc sử dụng quân đội của nhà Lý với tính ưu
việt so với nhà Lê.
 Mục luyện tập và vận dụng
-

Mục tiêu: Củng cố lại toàn bộ kiến thức bài học

Nội dụng: bài tập củng cố bằng trò chơi và vận dụng sáng tạo qua vẽ bản đồ tư
duy.
Đối với phần này giáo viên cho học sinh học mà chơi, chơi mà học thơng qua trị chơi
“Tơi cần gì” vừa sơi nổi tránh áp lực kiến thức mà vẫn hệ thống lại toàn bộ kiến thức

quan trọng của bài học. Ở trò chơi này giáo viên phải chuẩn bị trước câu hỏi và
những đáp án in sẵn để cho học sinh chọn. Cách chơi có thể chia lớp làm 2 đội chơi.
Một người làm chủ trò cuộc chơi chỉ cần hỏi gợi ý để học sinh 2 đội chơi chọn đúng
đáp án đã cho sẵn. Sau một thời gian đội nào chọn được nhiều đáp án nhất sẽ chiến
thắng.
Sau khi chơi trò chơi xong bài tập tiếp theo cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy.
 Hoạt động tìm tịi.
- Mục tiêu: Từ phần kiến thức đã học, học sinh tìm tịi mở rộng để giáo dục lịng tự
hào về truyền thống lịch sử dân tộc và phát huy những truyền thống đó.
- Nội dụng: Học sinh tham quan, tìm hiểu thực tế.
Phần này học sinh liên hệ mở rộng thông qua việc giáo viên hướng dẫn trải nghiệm
sáng tạo bằng những bài tập cụ thể.
Bài 1. Tham quan bảo tàng
Bài 2. Tìm hiểu về 1000 năm Thăng Long Đơng Đơ Hà Nội
Bài 3. Làm phóng viên tìm hiểu về việc xây dựng quân đội ở địa phương em.
b) Kết quả đạt được
Trước khi thực nghiệm: Chúng tôi thấy học sinh khơng thích học mơn Lịch sử, kết
quả học tập không cao. Giáo viên thường phải ép học sinh mới học.
Sau khi thực nghiệm: Chúng tôi thấy học sinh thích học mơn Lịch sử hơn, các em
hứng thú trong q trình lĩnh hội kiến thức và thích khám phá qua phần trải nghiệm
sáng tạo. Chính vì vậy, kết quả giảng dạy được nâng cao. Kết quả qua các kì khảo sát
bộ mơn sử do tơi đảm nhiệm ln đạt bình quân và trên bình quân của huyện.
4. Kết luận
Trên đây là một số biện pháp mà chúng tôi đưa ra vừa làm cho bộ môn đỡ khô
khan, đỡ nhàm chán vừa gây cho học sinh sự thích thú tìm tịi, khai thác kiến thức
Lịch sử và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc nhờ đó mà nâng cao chất lượng
môn học không ngừng được nâng lên.
15



.IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
5. Kiến nghị, đề xuất
c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Khơng
a) Đối với tổ/nhóm chun mơn:
b) Đối với Lãnh đạo nhà trường: Quan tâm hơn nữa đối với môn học vì đây là mơn
học ít được học sinh u thích.
c)Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Để nâng cao chất lượng ngoài việc tạo hứng thú
học tập chúng tơi cũng mạnh dạn đề nghị qua các kì khảo sát cũng cần có đề phù hợp.
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
(Liệt kê và đính kèm các văn bản, báo cáo, số liệu…về sự tiến bộ của học sinh).
…………………
PHẦN IV: CAM KẾT
Tôi cam kết sáng kiến là mới không sao chép đã được thực hiện trong dạy học sinh và
đem lại hứng thú cho người học sinh.

, ngày tháng 10 năm 2020
GIÁO VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)

Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chun mơn
…………………………

16


TỔ/NHĨM TRƯỞNG CHUN MƠN
(ký và ghi rõ họ tên)

Đánh giá, nhận xét của đơn vị

……………………
HIỆU TRƯỞNG
(ký và đóng dấu)

17



×