Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Thế Giới Sông Nước Trong Ca Dao Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 226 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sú A Muối

THẾ GIỚI SƠNG NƯỚC TRONG CA DAO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sú A Muối

THẾ GIỚI SƠNG NƯỚC TRONG CA DAO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin và số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu luận văn là trung thực. Các luận
điểm, dữ liệu khi mượn đều được trích dẫn của tác giả đầy đủ, còn lại là kết
quả của riêng tôi nghiên cứu.
Tác giả

Sú A Muối


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã rất tận tâm, nhiệt tình chỉ dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của :
- Q thầy cơ giáo
- Phòng sau Đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Các cơ sở cung cấp dữ liệu (thư viện- trang web- các bài báo- các cá
nhân có tài liệu hỗ trợ)
- Gia đình, người thân
- Bạn bè gần xa, đồng nghiệp …

Tác giả

Sú A Muối



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CA DAO ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................ 12
1.1. Khái quát về vùng đất Đồng bằng sơng Cửu Long ............................... 12
1.1.1. Địa lí ................................................................................................ 12
1.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................... 12
1.1.3. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14
1.1.4. Con người ........................................................................................ 16
1.2. Khái quát về ca dao vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................... 19
1.2.1. Vài nét về ca dao ............................................................................. 19
1.2.2. Giới thiệu về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................ 23
1.2.3 Vài nét về thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sơng
Cửu Long ......................................................................................... 25
1.2.4. Tình hình nguồn tư liệu khảo sát..................................................... 27
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 30
Chương 2. PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC
TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG......... 31
2.1. Các số liệu thống kê .............................................................................. 31
2.1.1. Bảng số liệu ..................................................................................... 31
2.1.2. Nhận xét chung................................................................................ 31
2.2. Miêu tả ................................................................................................... 32



2.2.1. Nhóm hiện tượng tự nhiên liên quan trực tiếp đến thế giới sông
nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ............................... 32
2.2.2. Nhóm thực vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 42
2.2.3. Nhóm động vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 50
2.2.4. Nhóm đồ vật liên quan đến thế giới sông nước trong ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................. 61
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 71
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

VÀ GIÁ TRỊ CỦA

THẾ GIỚI SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ...................................................... 72
3.1. Nghệ thuật thể hiện thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long ...................................................................................... 72
3.1.1. Nghệ thuật tu từ ............................................................................... 72
3.1.2. Nghệ thuật biểu trưng ...................................................................... 86
3.1.3. Công thức ngôn từ truyền thống ..................................................... 90
3.2. Giá trị của thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sơng
Cửu Long ............................................................................................... 93
3.2.1. Góp phần tạo nên hình ảnh phong phú cho ca dao ......................... 93
3.2.2. Góp phần lưu giữ thế giới sơng nước từ đời thực vào trong
ca dao ............................................................................................... 96
3.2.3. Góp phần khắc họa văn hóa sơng nước của người Việt trong
ca dao ............................................................................................... 99
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 106
KẾT LUẬN................................................................................................... 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
- Nxb

: Nhà xuất bản

- TGSN

: thế giới sông nước

- VHDG

: văn học dân gian


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tần suất xuất hiện các nhóm hình ảnh thuộc TGSN
trong ca dao ĐBSCL .................................................................... 31
Bảng 2.2. Thống kê tần suất xuất hiện các hiện tượng tự nhiên liên quan
trực tiếp đến TGSN trong ca dao ĐBSCL ................................... 32
Bảng 2.3. Thống kê tần suất xuất hiện của nhóm thực vật liên quan đến
TGSN trong ca dao ĐBSCL ......................................................... 43
Bảng 2.4. Thống kê tần suất xuất hiện các hình ảnh thuộc nhóm động
vật liên quan đến TGSN trong ca dao ĐBSCL ............................ 51
Bảng 2.5. Thống kê tần suất xuất hiện các loại cá trong ca dao ĐBSCL ..... 52
Bảng 2.6. Thống kê tần suất xuất hiện các hình ảnh thuộc nhóm đồ vật

thuộc TGSN trong ca dao ĐBSCL ............................................... 62
Bảng 3.1. Thống kê so sánh trong một số bài ca dao ĐBSCL ..................... 73
Bảng 3.2. Thống kê ẩn dụ trong một số bài ca dao ĐBSCL ........................ 79
Bảng 3.3. Thống kê nhân hóa trong một số bài ca dao ĐBSCL ................... 84


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng đất dài, rộng, nằm tận cùng cực
Nam tổ quốc. Đây là một vùng đất được khai hoang, mở đất từ khá lâu đời,
cách đây khoảng 400 năm. Trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động, khó
khăn, cho đến nay ĐBSCL dần khẳng định được vị trí của mình trên tấm bản
đồ Việt Nam cũng như trong lòng mỗi con người Việt. Nhắc đến ĐBSCL
người ta dễ dàng liên tưởng đến cả một vùng quê sông nước. Nơi đây hội tụ
những con sông lớn, nhỏ mang đầy phù sa đã tạo điều kiện cho cả một TGSN
trù phú hình thành và phát triển.
Trong kho tàng VHDG Việt Nam, ca dao là một trong những thể loại
giữ vị trí vơ cùng quan trọng. Bởi ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm
tư, tình cảm, đời sống xã hội, là nơi lưu giữ những giá trị vật chất lẫn tinh
thần của nhân dân lao động. Vì vậy, rất nhiều cơng trình đã đi sâu khai thác,
nghiên cứu ca dao trên nhiều bình diện khác nhau. Trong đó, thế giới các sự
vật, hiện tượng ln là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn trong nghiên cứu.
Đặc biệt, để nghiên cứu bộ phận ca dao của một vùng đất, thế giới sự vật, hiện
tượng trở thành tiêu chí tạo lập cách nhìn khái qt, tồn diện hơn về sự hình
thành, phát triển của vùng đất ấy. Cùng nguồn mạch đó, ca dao ĐBSCL chứa
đựng một TGSN với các sự vật, hiện tượng đa dạng và phong phú; phản ánh
quá trình làm ăn, sinh sống của con người lao động nơi miền q sơng nước.
Là người có tình u sâu sắc với những câu ca dao đằm thắm, trữ tình, êm

dịu, chúng tơi quyết định chọn đề tài Thế giới sông nước trong ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long để tiếp nhận và nghiên cứu. Từ đề tài này giúp chúng
tôi hiểu thêm về ca dao, cắt nghĩa được giá trị lâu đời của những câu ca dao
đặc biệt là ca dao vùng ĐBSCL. Hơn hết trong quá trình nghiên cứu đề tài
bản thân người viết có cơ hội tiếp cận gần hơn với vùng đất, con người và
những nét riêng về văn hóa vùng đất ĐBSCL.


2
Hiện nay, ca dao được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc
Đại học và Trung học với số lượng tác phẩm đáng kể. Được sự đánh giá cao,
ca dao càng ngày càng chứng minh giá trị của mình trong một thời đại đầy
biến đởi. Hiện là một giáo viên dạy văn, bản thân tơi nhìn thấy nghiên cứu đề
tài này là một việc rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp tôi học tập và giảng dạy tốt
hơn các tác phẩm ca dao trong nhà trường.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố làm nên thế giới sông
nước trong ca dao ĐBSCL.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu của đề tài luận văn là kho tàng ca dao
ĐBSCL từ truyền thống đến hiện đại, nghiên cứu ca dao của dân tộc Việt.
Nguồn tư liệu tác phẩm được sưu tầm từ:
- Văn học dân gian Bến Tre của tác giả Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Thị
Bạch Liên, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1988.
- Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long của Khoa ngữ văn Đại
học Cần Thơ, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997.
- Văn học dân gian Sóc Trăng của tác giả Chu Xuân Diên, Nxb TP. Hồ
Chí Minh, 2002.

- Văn học dân gian Bạc Liêu của tác giả Chu Xuân Diên, Nxb TP. Hồ Chí
Minh, 2003.
- Văn hóa dân gian Cần Thơ của tác giả Trần Phỏng Diều, Nxb Mỹ Thuật
Hà Nội, 2016.
- Văn học dân gian Tiền Giang của tác giả La Mai Thi Gia (chủ biên),
Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy, Nxb Tởng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019.


3
- Ca dao Đồng Tháp Mười của tác giả Đỗ Văn Tân, Sở văn hóa thơng tin
Đồng Tháp, 1984.
- Ca dao hò vè trên đất Kiên Giang của tác giả Trương Thanh Hùng, Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội, 2016.
- Văn học dân gian An Giang của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (chủ
biên), Phan Xuân Viện, Nguyễn Hữu Ái, La Mai Thi Gia, Lê Thị Thanh Vy,
Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2016.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình khảo sát tư liệu nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu chúng tơi
thống kê được một số cơng trình, đề tài có thể giúp ích cho việc nghiên cứu
của mình như sau:
- Các cơng trình sưu tập ca dao ĐBSCL.
- Các cơng trình nghiên cứu, bài viết về yếu tố sông nước trong ca dao
ĐBSCL.
- Một số luận văn cao học thực hiện đề tài về ca dao ĐBSCL hoặc trong
phạm vi các tỉnh thuộc ĐBSCL.
- Các bài báo văn nghệ, tạp chí nghiên cứu văn học… được đăng trên các
website.
Từ những tư liệu thu thập được, chúng tôi quyết định chia thành hai nhóm
tài liệu chính trong lịch sử vấn đề như sau:
3.1. Nhóm thứ nhất bao gồm những cơng trình nghiên cứu về ca dao

ĐBSCL nói chung
Cơng trình Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long (1997) của
Khoa ngữ văn Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo dục đã công bố những tư liệu sưu
tầm được từ vùng ĐBSCL bao gồm: các thể loại văn xuôi dân gian và các thể
loại văn vần dân gian. Ở thể loại ca dao - dân ca, nhóm tác giả đã sưu tầm
được 1825 bài ca dao- dân ca thuộc vùng đất ĐBSCL. Trong mục Các thể
loại văn vần dân gian, tác giả đã đưa ra nhận xét về nội dung ca dao - dân ca


4
ở ĐBSCL như sau: “Ca dao - dân ca ở đây ghi lại một khung cảnh thiên
nhiên hoang sơ nhưng giàu có sản vật, ln ưu đãi con người. Điều đáng lưu
ý là thiên nhiên có mợt lực hút cực mạnh đối với tất cả các thể loại văn học
dân gian ĐBSCL và đặc biệt là đối với ca dao – dân ca. Thiên nhiên vừa là
đối tượng phản ánh, vừa là phương tiện nghệ thuật của ca dao - dân ca”
(Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, 1997).
Bùi Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ
trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long (1998) đã nghiên cứu sự phong phú và
đa dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong
ngôn ngữ ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một
số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình
khơng đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao nhưng
đã tạo điều kiện để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của vùng đất, ca dao
ĐBSCL. Từ đó góp phần làm phong phú, đa dạng hơn giá trị của ca dao dân tộc
cũng như vẻ đẹp đời sống tinh thần của nhân dân lao động vùng ĐBSCL.
Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre
(2009), Đặng Thị Thuỳ Dương cho rằng ca dao- dân ca Bến Tre phản ánh
sinh động cảnh quan thiên nhiên như: địa hình, cây cối, lồi vật và những đặc
sản trên vùng đất. Ca dao- dân ca Bến Tre còn phản ánh đậm nét chân dung
con người Bến Tre trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong đời sống

tình cảm hàng ngày. Về nghệ thuật, tác giả đi vào khảo sát một số phương
diện: thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu, từ đó làm nởi bật lên đặc điểm của ca daodân ca Bến Tre.
Tại luận văn Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua
một số thể loại tiêu biểu (2012), tác giả Huỳnh Văn Sang đã khái quát vùng
đất và con người Bến Tre, khái quát về diện mạo ca dao Bến Tre, nghiên cứu
những đặc trưng cơ bản của VHDG Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu
như: truyền thuyết, cở tích, truyện cười, ca dao. Trong số đó, ở mục một số


5
đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao, tác giả đưa ra nhận xét của mình về
hình thức diễn xướng, đề tài và kết cấu của ca dao Bến Tre. Từ đó, tác giả đưa
ra kết luận:“Ca dao- dân ca Bến tre phát triển mạnh mẽ. Một đặc điểm có thể
nhìn thấy ở ca dao- dân ca vùng đất này chính là sự tồn tại gắn liền với quá
trình diễn xướng mạnh mẽ, phong phú của nó với đa hình thức: hò, lí, hát
ru… Đề tài của ca dao- dân ca Bến Tre rất phong phú và nổi bật: cảnh quan
thiên nhiên, tình yêu nam nữ. Trong mỗi đề tài này, ca dao- dân ca Bến Tre
đều thể hện được những nét riêng của mình.” (Huỳnh Văn Sang, 2012).
Tại cơng trình Văn hóa dân gian Cần thơ (2016), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, tác
giả Trần Phỏng Diều đã giới thiệu bao quát các thể loại VHDG tại Cần Thơ: ca
dao, hò, vè… Đồng thời trong cơng trình này, tác giả công bố những tác phẩm
sưu tầm ứng với từng thể loại nói trên. Ở mục ca dao tác giả giới thiệu về những
thuật ngữ về ca dao, bên cạnh đó đã sưu tầm được 75 bài ca dao. Tuy số lượng
khơng nhiều nhưng cũng đóng góp một phần vào tư liệu khảo sát trong cơng trình
của chúng tơi.
Trong cơng trình Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười ở mục ca dao,
hò, vè, thơ rơi… Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đưa ra nhận định của mình về
thiên nhiên trong ca dao Đồng Tháp Mười: “Qua thiên nhiên ca dao chúng ta
thấy cả một khung cảnh tự nhiên hoang dã của Đồng Tháp Mười mấy trăm
năm trước, nhưng dồi dào phong phú, đa dạng nguồn lợi, trên đó con người

đở mồ hơi khó nhọc khai thác, chiến đấu bảo vệ giữ gìn. Tình cảm đới với
thiên nhiên và con người là đề tài chính. Tuy nhiên với cảnh quan sơng nước,
hiền hịa đồng ṛng sơng dài, ca dao, dân ca Đồng Tháp Mười khơng có
những giai điệu dồn dập, mạnh mẽ, mà đằm thắm dịu dàng…” (Nguyễn Hữu
Hiếu, 2019).
Cơng trình Văn học dân gian Tiền Giang (2019) của nhóm tác giả La Mai
Thi Gia (chủ biên), Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy bao gồm 2 tập là
những thể loại VHDG tại Tiền Giang. Tập 1 bao gồm các thể loại câu đố, tục


6
ngữ, truyện kể dân gian, tập 2 gồm ca dao dân ca và vè. Ở mục ca dao dân ca,
nhóm tác giả đưa ra nhận xét về ca dao dân ca Tiền Giang như sau:“Ca dao
dân ca Tiền Giang là lời ca hát của người dân nơi đây về tình yêu xứ sở, là
niềm trân quý tự hào về vùng đất, sản vật và con người ở nơi chôn nhau cắt
rốn của mình. Đồng thời nội dung của các câu ca cũng thể hiện da dạng
những đặc trưng về thiên nhiên, phong cảnh của vùng đất Nam Bộ cũng như
tính cách và lới sớng của con người Nam Bợ nói chung” (La Mai Thi Gia,…,
2019).
3.2. Nhóm thứ hai bao gồm các công trình nghiên cứu đề cập đến thế
giới sông nước trong ca dao ĐBSCL
Cơng trình Ca dao- dân ca Nam Bợ (1984) của nhóm tác giả Bảo Định
Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tuấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb TP. Hồ Chí
Minh đã đề ra những vấn đề chung về ca dao Nam bộ. Trong đó tác giả đã đề
cập đến những khía cạnh thế giới tự nhiên hình thành ca dao- dân ca Nam
Bộ, giúp ca dao Nam Bộ không bị hòa lẫn với với các miền khác của đất
nước: “Thiên nhiên Nam Bộ mang nhiều sắc thái độc đáo rất dễ phân biệt với
các vùng miền khác của đất nước. Đây là xứ sở của đồng lúa, vườn cây và
sông ngòi… Sông ngòi chằng chịt cho đất phù sa, cho người tôm cá, nước
uống, khơi gợi ý thơ.” (Bảo Định Giang,…, 1984).

Với đề tài Hình ảnh sơng nước Nam Bộ qua ca dao dân ca (1992), tác giả
Lê Ngọc Trinh cho rằng sông - nước như một “hằng số” lặp đi lặp lại trong thơ ca
dân gian Nam Bộ làm nên một nét văn hóa đặc thù, làm nên một diện mạo riêng
biệt không lẫn vào đâu được.
Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Thiên nhiên trong ca dao - dân ca trữ tình
Nam Bợ (1997), Trần Thị Diễm Thúy đã nghiên cứu tính chất phong phú, đa
dạng của những hình tượng thiên nhiên liên quan đến: sông nước, miệt vườn,
ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết đề cập rất
cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên nhiên và


7
các nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên nhiên thay
đởi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”. Đề tài đã
góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ.
Trong bài viết Câu- cá trong ca dao Nam Bộ được đăng trên báo Cần Thơ
online ngày 19/01/2008, tác giả Trần Văn Nam đã khảo sát hình ảnh “cá, câucá” chủ yếu trên phương diện phương tiện nghệ thuật của ca dao. Với tư cách
phương tiện nghệ thuật, trong quá trình biểu trưng hóa (q trình chuyển
nghĩa để những hình ảnh trở thành những ẩn dụ, những biểu trưng nghệ thuật)
hình ảnh cá, câu- cá với những nét nghĩa biểu trưng của nó, đã để lại dấu ấn
văn hóa của cư dân nơng nghiệp vùng sông nước Nam bộ rõ rệt.
Bài viết Hình ảnh cây bần trong ca dao của tác giả Duy Khôi đăng trên
báo Cần thơ online (2009), tác giả Duy Khôi đã làm nổi bật ý nghĩa của cây
bần và khẳng định giá trị của loài cây thận thuộc, gần gũi với hình ảnh con
người ĐBSCL:
“Ca dao Nam bợ là mợt bợ phận có ý nghĩa quan trọng trong ca dao người
Việt nói riêng và Văn học dân gian nói chung. Ca dao thấm nhuần trong tâm
hồn con người bằng cái tình quê dung dị, hiền hòa. Với ngôn ngữ dân gian
của xứ sở “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh”, người dân Nam
bợ đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những

hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng sông nước Cửu Long.
Nổi bật ở vùng đồng bằng châu thở Cửu Long là sự có mặt của hình ảnh cây
bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam bộ. Cây bần là loại cây đặc thù
ở vùng đất bồi lắng phù sa này” (Duy Khôi, 2009).
Ở đề tài tốt nghiệp Đại học Hình tượng sông nước trong trong ca dao
dân ca trữ tình Nam Bộ (2011), khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ, tác
giả Huỳnh Bé Tâm đã khảo sát, thống kê các hình tượng thuộc TGSN trong ca
dao- dân ca trữ tình Nam Bộ như: hình tượng tự nhiên, hình tượng liên quan
sơng nước là động vật, thực vật… Từ đó trình bày những biểu hiện của hình


8
tượng thiên nhiên liên quan đến sông nước theo chủ đề thể hiện đặc trưng văn
hóa sơng nước Nam Bộ. Tóm lại, qua đề tài tác giả khẳng định hình tượng
sơng nước trong ca dao trữ tình Nam bộ rất phong phú và đa dạng. Dường
như các hình tượng đã thể hiện đầy đủ tất cả những tâm tư, tình cảm của con
người nơi đây.
Trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Yếu tố sông nước trong văn học dân
gian Nam Bộ (2015), Trường Đại học Trà Vinh, tác giả Đồn Thị Thùy
Hương đã trình bày khái qt về lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, đặc
điểm cư dân, đặc trưng văn hóa và văn học dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó,
tác giả còn đi vào phân tích các biểu biểu hiện của yếu tố sông nước trong ca
dao Nam Bộ thông qua các từ ngữ liên quan như: tơm, cá, ghe, xuồng… Từ
việc thống kê, phân tích các yếu tố sông nước, tác giả đưa ra nhận xét: “Sông
nước là một đặc trưng không thể thiếu của vùng Nam Bộ”. “Ca dao Nam Bộ
thường mượn sông nước để phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần
và đời sống tình cảm của dân cư Nam Bộ”. Về nghệ thuật của yếu tố sông
nước trong ca dao Nam Bộ, tác giả cho thấy yếu tố sông nước có vai trò quan
trọng trong việc phản ánh văn hóa trong ca dao. Mặt khác “sông nước còn là
biểu tượng nghệ tḥt tiềm tàng”, “sơng nước có những khả năng biểu trưng

hóa nghệ tḥt khác nhau” (Đồn Thị Thùy Hương, 2015).
Qua cơng trình Sơng nước trong đời sống văn hóa Nam Bộ (2017), Nxb
Mỹ Thuật, Hà Nội, tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đi sâu phân tích hình ảnh ý
nghĩa của sơng nước trong đời sống văn hóa của con người Nam Bộ. Trong
đó ở mục hình ảnh sơng nước qua ca dao, tác giả đã đưa ra nhận định “trong
những mối quan hệ nhất định với một yếu tố thiên nhiên khác, sông nước biểu
đạt những ý niệm về các mối quan hệ tương quan nhiều mặt” (Nguyễn Hữu
Hiếu, 2017). Rõ ràng sông nước gắn liền với những yếu tố tự nhiên liên quan
đến nó và biểu đạt những mối quan hệ như: tình cảm, gia đình, vợ chồng…


9
Tác giả Trần Minh Thương với bài viết Văn hóa sông nước miền Tây
Nam Bộ (2017) đã khắc họa nổi bật hai khía cạnh của Văn hóa sơng nước
miền Tây Nam Bộ: đời sống văn hóa vật thể và đời sống văn hóa phi vật thể.
Từ đó đời sống sơng nước của những người dân nơi đây được hiện lên một
cách rõ nét, sống động và mang nhiều giá trị văn hóa. Cũng trong cơng trình
này tác giả đã đề cập đến một phần nhỏ dấu ấn sông nước qua ca dao dân ca
Tây Nam Bộ, sông nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và văn hóa của
con người vùng đất này.
Nhìn chung, các cơng trình trên đây đã nghiên cứu ca dao vùng đất này
trên những bình diện khác nhau. Có thể khẳng định các cơng trình này có
những phát hiện, khám phá mới. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những nghiên cứu ở
khía cạnh nào đó về ca dao ĐBSCL, nghĩa là vẫn chưa có cơng trình nào khảo
sát, miêu tả, phân tích một cách đầy đủ, hệ thống tồn bộ TGSN trong ca dao
ĐBSCL. Vì thế, trên cơ sở kế thừa ý kiến của những nhà nghiên cứu, chúng
tôi chọn đề tài Thế giới sông nước trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
làm đề tài nghiên cứu. Đề tài này sẽ gúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện về
những đóng góp của TGSN vào ca dao ĐBSCL nói riêng và kho tàng ca dao
Việt Nam nói chung.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê: Trong quá trình thực hiện luận văn,
chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những tài liệu chứa đựng những câu ca dao
thuộc vùng ĐBSCL, từ đó sẽ thống kê những biểu hiện của thế giới sông
nước thông qua các từ ngữ liên quaN nhằm làm rõ đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích hình ảnh, ngơn từ trong ca
dao để có cái nhìn chi tiết hơn về giá trị của các yếu tố sơng nước trong ca
dao. Từ đó, khái qt những vấn đề trọng tâm, khai thác luận điểm chính, tìm


10
luận cứ bổ sung chi tiết cho luận điểm ấy nhằm tởng hợp lại để có cái nhìn
tởng quan hơn.
- Phương pháp so sánh- đối chiếu: Cùng với phương pháp thống kê,
chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu các hình ảnh thuộc các nhóm trong
TGSN ca dao ĐBSCL. Sử dụng phương pháp này, chúng tơi có cái nhìn khái
qt hơn về TGSN trong ca dao ĐBSCL.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bên cạnh việc sử dụng vốn lí
thuyết về văn học dân gian, chúng tơi cịn vận dụng những kiến thức về Văn
hóa học, Địa lý học, Lịch sử học, Xã hội học,… nhằm tìm tịi và khám phá
những giá trị nởi bật của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Miêu tả, khắc họa thế giới sông nước trong ca dao ĐBSCL.
- Làm rõ đặc điểm, chức năng của thế giới sơng nước trong ca dao
ĐBSCL nói riêng và ca dao nói chung. Qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về đời
sống văn hóa tinh thần con người ĐBSCL.
- Góp phần bảo tồn bộ phận VHDG ở ĐBSCL nói riêng và VHDG cả
nước nói chung.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát vùng đất và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong chương này, chúng giới thiệu khái quát về vùng đất, lịch sử, con
người vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, chúng tơi giới thiệu một cách chung nhất
về khái niệm, giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao; vài nét về TGSN
trong ca dao ĐBSCL cùng thống kê số lượng tác phẩm ca dao sẽ nghiên cứu .
Chương 2: Phân loại và miêu tả thế giới sông nước trong ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long.
Tiến hành phân loại TGSN thành 4 nhóm chính: nhóm hiện tượng tự nhiên
liên quan đến TGSN, nhóm thực vật, nhóm động vật, nhóm đồ vật. Tiến hành


11
miêu tả các nhóm dựa trên đặc điểm, tính chất của từng sự vật, hiện tượng
trong mỗi nhóm.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện và giá trị của thế giới sông nước trong ca
dao Đồng bằng sông Cửu Long
Chúng tôi đi sâu, khám phá, đề cập đến một số nghệ thuật được sử dụng
trong TGSN ca dao ĐBSCL: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, biểu trưng, cơng thức
ngơn từ truyền thống; giá trị của TGSN vào việc lưu trữ giá trị văn hóa trong
VHDG Việt Nam.
Phụ lục
- Phụ lục: Thống kê tổng số những bài ca dao liên quan đến TGSN
ĐBSCL.


12

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CA DAO

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Khái quát về vùng đất Đồng bằng sơng Cửu Long
1.1.1. Địa lí
ĐBSCL được biết đến là một vùng đất đẹp và có thiên nhiên trù phú
của nước ta. Vùng đất này nằm ở cực nam của dải đất hình chữ S, nơi đây
mang nhiều giá trị cả về mặt vật chất và tinh thần biết bao đời nay.
ĐBSCL là một bộ phận của lưu vực sông Mê Kơng có diện tích khoảng
40.000 km2, bao gồm một tỉnh trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và
12 tỉnh:

Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu

Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Phần đất liền có hai mặt giáp biển: phía Tây giáp vịnh Thái Lan, Đơng Nam
là biển Đơng.
Đây là vùng có địa lí rất tốt cho sự phát triển cả về mặt kinh tế, xã hội,
với số lượng tỉnh thành lớn, vị trí tiếp giáp sơng nước nhiều làm thêm sự đa
dạng về mọi mặt. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thở phì nhiêu ở
Đông Nam Á và thế giới còn là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng đánh bắt
thủy hải sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Qua tìm hiểu cơng trình Diễn trình văn hóa Đồng bằng sơng Cửu Long
(2010) của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu, chúng tơi nhận thấy q trình hình hành
của vùng đất ĐBSCL qua nhiều thời kì lịch sử.
Lịch sử hình thành vùng ĐBSCL nói riêng hay Nam Bộ nói chung
trước kia là vùng lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp và có chung q
trình hình thành qua nhiều thời kì khác nhau. Căn cứ vào một số thư tịch cổ
Trung Quốc, như Dị vật chí (thời Đôn Hán 25 – 220), Ngô Thư (thời Tam
quốc: 22 – 280, Lương thư, Phù Nam thổ tục, muộn hơn như Tần thư, Tùy
thư… và kết quả khảo cổ học hơn 100 năm qua thì vào khoảng đầu Cơng



13
nguyên phía nam nước Lâm Ấp xuất hiện một nước tên Phù Nam, vương
quốc này rất rộng bao gồm cả Nam Lào, Nam Thái Lan, toàn bộ Campuchia,
Nam Bộ, Nam Trung bộ của Việt Nam ngày nay.
Về sau, vương quốc này phát triển thành đế chế, lãnh thổ ngày cảng mở
rộng và hưng thịnh hơn. Sau khi tồn tại dưới 1 thế kỷ, trải qua 14 triều đại đến
năm 550 thì bị Chân Lạp xâm chiếm. Từ đó, Chân Lạp bắt đầu được hình
thành. Người Chân Lạp hầu hết là tộc người Khmer, nói tiếng Nam Á. Chính
vì vậy trước khi người Việt đến vùng đất ĐBSCL này lập nghiệp, chúng ta đã
thấy có tộc người Khmer sinh sống tại đây.
Trong quá trình sinh sống, người Chân Lạp chỉ chú tâm vào phát triển
vùng trung tâm truyền thống trước đây của mình là Lục Chân Lạp nên phần
nhiều nơi đây vẫn còn hoang vu rừng rậm, hầu như khơng có người ở và được
khai phá. Mãi sau này nhờ đến chúa Nguyễn mà người Việt chúng ta được đặt
chân lên đất Thuỷ Chân Lạp và bắt đầu công cuộc khai hoang mở cõi. Lúc
bấy giờ ngồi người Khmer đã có mặt từ trước thì có thêm người Việt, người
Hoa và người Chăm cùng sinh sống.
Vào thời Triều Nguyễn (vua Gia Long) thành lập vào năm 1802, ông
tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn, đã hoàn thiện hệ thống hành chính và
thống nhất quản lí trên quy mơ cả nước. Vua Minh Mạng vào năm 1832 đã
đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên được gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay còn
được gọi là Lục tỉnh.
Trong số 6 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ thì đã có 4 tỉnh thuộc khu vực
miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm: Định Tường, Vĩnh
Long, An Giang và Hà Tiên. Ngồi ra còn có một phần đất đai của tỉnh Gia
Định lúc bấy giờ cũng nằm trong khu vực miền Tây Nam Bộ, tương đương
với một phần các tỉnh Long An và Tiền Giang (vùng đất Gị Cơng) ngày nay.



14
Đến thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào tháng 12/1845 ba nước
An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Campuchia) đã ký một hiệp
ước, thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Việt Nam.
Đến năm 1858, Pháp tấn công Nam Bộ rồi lần lượt chiếm 6 tỉnh Nam
Kì, triều Nguyễn điều động quân đội tiến hành kháng chiến chống Pháp. Khi
kháng chiến thất bại triều đình nhà Nguyễn đã ký các hiệp định nhượng cho
Pháp 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây. Mãi đến ngày 4/6/1949, trước
thắng lợi liên tiếp của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tởng
thống Pháp V.Ơ- ri- ơn đã ký Bộ luật số 49- 733 trả lại Nam Kì cho chính
quyền Bảo Đại.
Như vậy đến năm 1949 vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn
“nhượng” cho thực dân Pháp đã được trả lại cho Việt Nam bằng một văn bản
có giá trị pháp lý, Chính phủ Pháp đã khẳng định những cơ sở lịch sử và luật
pháp của văn bản này với Vương quốc Campuchia.
Từ đó về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ được các hiệp
định có giá trị pháp lý quốc tế thừa nhận. Cũng chính từ đó vùng đất ĐBSCL
được hồi sinh, người dân cần cù lao động để có được một vùng đất như
ngày nay.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên
1.1.3.1. Địa hình
ĐBSCL là vùng đất có địa hình bằng phẳng. Nền đất ĐBSCL thuộc
dạng đất yếu (bùn sét, bùn sét pha, bùn cát pha), có diện phân bố rộng rãi từ
phía nam sơng Vàm Cỏ Đông đến tận mũi cà mau (ngoại trừ các đồng bằng
cao ở phía bắc Đồng Tháp Mười và các núi còn sót ở phía tây An Giang, Kiên
Giang). Bề dày của đất yếu có khuynh hướng tăng dần từ bắc xuống nam, từ
tây bắc xuống đông nam và về phía sơng lớn. Bề dày nhỏ nhất được ghi nhận
ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang một phần tứ giác Long Xuyên, phần lớn ở



15
Đồng Tháp Mười. Ở phía nam Cà Mau, phần lớn khu vực giữa sông Tiền và
sông Hậu, vùng duyên hải, bề dày của đất lớn hơn 20m.
1.1.3.2. Khí hậu
Do vị trí địa lí khá đặc biệt nên ĐBSCL có nền khí hậu nhiệt đới ẩm
với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm từ 2427°C. Nhiệt và nắng là một trong những lợi thế ở ĐBSCL để phát triển một
nền nông nghiệp nhiệt đới và nhiều loại cây trồng, tạo nên sự đa dạng sản
xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Ở ĐBSCL lượng mưa được phân bố theo mùa. Mùa mưa tập trung từ
tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn, chiếm tới 99% tởng lượng mưa cả
năm. Trong khi đó mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa tại đây phân bố theo mùa một phần đem đến cho vùng những thuận lợi
trong công tác canh nông hay phát triển các nghành thủy hải sản nhưng ngược
lại cũng đem đến nhiều trở ngại cho vùng đất này. Mùa mưa thường đi kèm
với ngập lũ do khoảng 50% diện tích tồn đồng bằng, thuận lợi cho việc đánh
bắt thủy, hải sản, phục vụ đời sống của người dân. Mùa khô thường thiếu
nước tưới cây cối, gây khó khăn cho sản xuất, nhất là trong khu vực bị mặn,
phèn. Chính những điều đó làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu cấp
nước cũng khó khăn và khơng đều ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sản
xuất của người dân.
1.1.3.3. Nguồn nước
Với ba mặt giáp biển, cùng hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt
mang nguồn nước dường như dàn trải khắp vùng đồng bằng, mà lớn nhất phải
kể đến hai hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Vàm Cỏ.
Hai hệ thống sông này được cung cấp nước chủ yếu bởi sông Mê Kông,
nước từ sông Mê Kông phần lớn do lượng mưa cung cấp. Lượng mưa tại
ĐBSCL cũng biến đổi theo mùa nên lượng nước cũng biến đổi theo. Vào mùa



16
mưa lượng nước được cung cấp khá lớn nhưng gặp trở ngại vì gây thành
bão lũ.
Bên cạnh lượng nước được cung cấp trực tiếp từ sông ngòi kênh rạch
trên bề mặt đất còn có những mạch nước ngầm được đánh giá có trữ lượng
lớn, trên 84 triệu m3/ngày. Hiện nay tởng lượng nước đang khai thác sử dụng
là 854 nghìn m3/1 ngày trong đó lượng nước ngầm mới chiếm hơn 12%.
Khơng những thế, tại vùng ĐBSCL còn có nguồn nước khá lớn, với
nguồn nước này ảnh hưởng vừa tích cực và tiêu cực đến việc phát triển hệ
sinh thái cũng như phát triển kinh tế vùng.
ĐBSCL và vùng đất thường xuyên có nhiều bão lũ nhưng mỗi đợt bão
lũ đi qua có thể cải tạo được nguồn nước, cung cấp thêm phù sa cho đất, vệ
sinh đồng ruộng. Nguồn nước ngọt quan trọng này có thể cung cấp cho cuộc
sống sinh hoạt, phục vụ cho công tác sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản và tạo
nên một vùng sinh thái nước ngọt rộng lớn cho vùng đồng bằng.
Nhìn chung những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên đã góp phần hình
hình một mơi trường phát triển cho TGSN, để từ đó các sự vật hiện tượng
thuộc TGSN đi vào ca dao với số lượng phong phú và đem đến những giá trị
cho ca dao.
1.1.4. Con người
Dân cư ở vùng ĐBSCL đa số là người Kinh, tuy nhiên khu vực này
trước đây từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập
trung người Khmer nhiều nhất bên ngồi nước Campuchia.
Theo sử sách, khoảng thế kỷ XII, người Khmer tiến vào khai thác vùng
đất Nam Bộ. Từ thế kỷ XVI, người Chăm từ vùng Trung Bộ vào sinh sống,
sau đó là người Việt rồi đến người Hoa dần dần chuyển cư đến đây. Như vậy,
có thể nói vùng đất Nam Bộ là nơi cộng cư lâu đời của các tộc người thiểu số:
Khmer, Chăm, Hoa và người Việt. Chính quá trình xen dân cư này đã tạo nên



17
sự giao thoa, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc cũng như đa dạng trong tính
cách con người nơi đây.
Trong bài viết Tìm hiểu đặc điểm dân cư và tâm lý người dân ĐBSCL
tác giả Phan Văn Búa đã nhận định: “Kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc và
phát huy trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch họa, người dân Đồng
bằng sông Cửu Long đúc kết được nhiều đức tính quý báu như: chịu thương,
chịu khó, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất,…”
(Phan Văn Búa, 2010).
Hay trong bài viết của Minh Khánh – Hạnh Nguyên trong bài viết giới
thiệu sách trên đài truyền hình thành phố Cần Thơ đăng ngày 22/01/2016,
cuốn sách mang tên Người Phương Nam, trong đó có một nhận định “Người
Nam Bộ nghĩa tình, khẳng khái, bộc trực, hài hước. giàu tinh thần yêu quê
hương đất nước nồng nàn, nhất là khi đứng trước hoạ ngoại xâm; Năng đợng
sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cần cù, chịu khó trong lao đợng để thích nghi
với c̣c sớng khắc nghiệt trên vùng đất mới; Hào hiệp và phóng khống,
trọng nghĩa khinh tài, bình đẳng và ít bảo thủ…”. Phải nói rằng từ những
nhận định của các nhà nghiên cứu ta có thể đúc kết ra được những phẩm chất
nởi bật của con người Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng như sau:
Nói đến con người ĐBSCL chúng ta cần nói đến yếu tố chịu thương
chịu khó, cần cù sáng tạo. Tại sao có thể nhận định như vậy? Bởi đây là một
vùng đất được khai hoang từ khá sớm, nơi đây trước kia là rừng rậm khắc
nghiệt để có thể khai hoang thành vùng đồng bằng rộng lớn con người cần
phải cần cù lao động, chịu thương, chịu khó và sáng tạo khơng ngừng mới có
thể đạt được những thành tựu như ngày hơm nay. Họ hòa mình với từng bụi
cây, đám đất, sông nước với tâm thế không ngừng cố gắng, yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn từng giai đoạn.
Khi sống hết mình với thiên nhiên họ nhận lại được những ưu đãi từ
chúng, chính đất đai, xứ sở đã tạo ra tính cách hào phóng cho con người nơi



×