Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thử nghiệm khả năng loại thải bốn kim loại nặng (As, Cd, Hg và Pb) trong sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) qua quá trình nuôi lưu tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.32 KB, 10 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG LOẠI THẢI BỐN KIM LOẠI NẶNG (As, Cd,
Hg, Pb) TRONG SỊ HUYẾT (Anadara granosa LINNAEUS, 1758)
QUA Q TRÌNH NI LƯU TUẦN HOÀN
Hồ Ngọc Linh1, Phạm Gia Điệp1, Nguyễn Ngọc Hà2, Nguyễn Văn Đơng3,
Nguyễn Như Trí1, Nguyễn Phúc Cẩm Tú 1*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thử nghiệm khả năng loại thải một số kim loại nặng (As, Cd,
Hg và Pb) trong sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) qua q trình ni lưu trong điều kiện
phịng thí nghiệm. Sị huyết được ni trong 5 tuần với hai nghiệm thức: có hoặc khơng bổ sung tảo.
Nồng độ của các kim loại tích tụ và thành phần dinh dưỡng trong sò đã được xác định ở các thời
điểm 0, 1, 2, 3, 5, 7, 14, 21, 28 và 35 ngày sau khi thả nuôi. Trong khoảng thời gian sau nuôi lưu
từ 3 – 5 ngày, một số kim loại có xu hướng giảm rõ so với trước thời điểm nuôi lưu, đặc biệt là Cd.
Sau 35 ngày ni có sự giảm nhẹ hàm lượng các kim loại nặng ra khỏi cơ thịt sị huyết, tuy nhiên sự
loại thải khơng đáng kể. Hằng số tốc độ đào thải Cd là kd = 0,0049/ngày và thời gian bán đào thải
là 61 ngày. Trong khi đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cơ thịt sị huyết sau q trình ni
lưu có xu hướng giảm, trừ tro là thành phần duy nhất có xu hướng tăng.
Từ khóa: sị huyết, Anadara granosa, kim loại nặng, nuôi lưu.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là một nguồn thực
phẩm phổ biến và bổ dưỡng trên toàn thế giới
với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Tuy nhiên,
do tập tính ăn lọc nên chúng tích lũy cao các
chất gây ô nhiễm. Chiến lược đơn giản nhất để
quản lý rủi ro là nuôi lưu các đối tượng nhuyễn
thể đó trong bể nước biển sạch đã được khử
trùng nhằm tạo điều kiện cho chúng tự loại bỏ
bớt vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại
(El-Shenawy, 2004). Phương pháp trên giúp


nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự loại thải, lọc sạch
(depuration) các chất ô nhiễm khác nhau từ
mang và đường ruột trong một khoảng thời gian
và ngăn ngừa tái nhiễm (El-Gamal, 2011).
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã cơng bố
sị huyết (Anadara granosa) ni ở các tỉnh
Nam bộ tích lũy một số kim loại nặng (KLN)
vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn Việt Nam
1. Khoa Thủy

(QCVN) và quốc tế. Nguyễn Phúc Cẩm Tú và
ctv., (2011) báo cáo rằng hàm lượng các KLN
trong sò huyết Anadara spp. thu mẫu tại miền
Nam khá cao, đặc biệt là sự tích lũy cadmium
(Cd) trong sị huyết ở các tỉnh Đồng bằng sơng
Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, có hơn 30% số
mẫu sị huyết phân tích có hàm lượng Cd vượt
q tiêu chuẩn châu Âu (1 µg/g trọng lượng
tươi), nhất là các mẫu thu tại Bến Tre, Trà Vinh
và Sóc Trăng (Nguyễn Phúc Cẩm Tú và ctv.,
2011). Các kết quả giám sát vùng nuôi gần đây
của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản (NAFIQAD) cũng đã phát hiện sự tích
lũy cao của KLN (thủy ngân (Hg), asen (As), chì
(Pb)…), đặc biệt là Cd trong sò huyết ở khu vực
Nam Bộ (NAFIQAD, 2013).
NAFIQAD đã đề xuất chế độ nuôi lưu
(relaying) sau khi thu hoạch để sò huyết tự đào
thải vi sinh vật và KLN, tuy nhiên việc nuôi lưu


sản, Đại học Nông Lâm TpHCM

2. Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Đại học Nơng Lâm TpHCM
3. Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TpHCM

* Email:

66

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
này chủ yếu để giảm lượng vi sinh trong sị.
Bên cạnh đó NAFIQAD chưa thể đưa ra một
qui trình ni lưu cụ thể. Như vậy, việc tìm ra
thời gian và phương pháp ni lưu hiệu quả
để giúp nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và
sị huyết nói riêng loại thải được hàm lượng
KLN một cách tối ưu mà vẫn đảm bảo được
giá trị dinh dưỡng là nột vấn đề rất cần thiết.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
đánh giá khả năng loại thải bốn KLN Pb, Cd,
Hg và As của sị huyết qua chế độ ni lưu và
biến động giá trị dinh dưỡng của sị trong q
trình này.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực
nghiệm của Khoa Thủy sản, Đại học Nơng Lâm

TP. Hồ Chí Minh trong vịng 5 tuần. Thí nghiệm
được thực hiện gồm 2 nghiệm thức (NT): không
cho ăn và cho ăn tảo, các NT được bố trí theo
kiểu hồn tồn ngẫu nhiên. Mỗi NT gồm có 3 lơ
(tương ứng 3 lần lặp lại).
Sị huyết có kích cỡ 100 - 120 con/kg được
thu vào ngày 16/3/2014 từ Bình Đại, Bến Tre đã
biết trước hàm lượng KLN trong sò tương đối
cao thơng qua việc xác định hàm lượng KLN
trước đó. Sò (8 -10 kg) được rửa sạch bùn đất,
được thả ni trong các bể xi măng hình chữ
nhật với thể tích 1m3, dùng nước biển sạch với
độ mặn 22 – 27‰. Hệ thống ni được thiết kế
tuần hồn, sục khí liên tục và tạo dòng chảy.
Tảo Nannochloropsis oculata được sử dụng
cho NT cho ăn tảo. Cho ăn ngày 2 lần vào lúc
7h30 và 16h, cho ăn ở mức tối đa. Tảo (có mật
độ 250 triệu tế bào/ml) dùng làm thức ăn trong
thí nghiệm ni lưu được ni tại Trung tâm
Quốc gia giống Hải sản Nam Bộ.
Nguồn nước đầu vào và tảo sử dụng làm
thức ăn trong thí nghiệm ni lưu được phân
tích hàm lượng các KLN. Kết quả phân tích

cho thấy khơng có sự xuất hiện các KLN trong
nguồn nước và tảo được sử dụng.
2.2. Xác định hàm lượng 4 KLN trong sị
ni lưu
Sị huyết được lấy mẫu 8 lần tại các thời
điểm 0 (trước khi thả), 1, 2, 3, 5, 7, 14, 21, 28

và 35 ngày sau khi thả nuôi. Tại mỗi thời điểm,
mỗi lô thu khoảng 20 - 25 cá thể sị, chỉ lấy
phần mơ mềm và gộp lại thành một mẫu gộp.
Mẫu mơ sị được xay nhuyễn và trữ đông trong
khoảng -18 ± 2oC và vô cơ hố với HNO3 trước
khi phân tích.
Mẫu sị được cơng phá bằng HNO3 và
H2O2. Hàm lượng Cd, Pb, Hg và As trong các
mẫu được xác định bằng phương pháp khối phổ
ghép cặp cảm ứng cao tần (ICP - MS), quang
phổ hấp thu ngun tử - kỹ thuật hóa hơi lạnh
tích góp trên bẫy vàng (CV - Amalgam - AAS)
và quang phổ hấp thu nguyên tử - kỹ thuật tạo
hơi hydride (HG - AAS). Độ chính xác của
phương pháp phân tích được đánh giá bằng
mẫu vật tham chiếu chuẩn (certified reference
material) của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia
Canada: mẫu trầm tích biển MESS-3 và mẫu
protein cá DORM-4, mỗi mẫu được phân tích
lặp lại ba lần. Hiệu suất thu hồi của các KLN
nằm trong khoảng 94 – 111% giá trị chuẩn đã
được công nhận. Kết quả hàm lượng KLN được
biểu diễn bằng µg/g trọng lượng tươi.
2.3. Xác định biến động giá trị dinh
dưỡng của sị
Mẫu mơ sị được sấy khơ và nghiền mịn.
Sau đó được phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng
chính như tro, protein và béo. Hàm lượng tro,
hàm lượng protein và hàm lượng béo lần lượt
xác định bằng phương pháp nung ở 550oC trong

4 giờ, phương pháp Kjeldahl và phương pháp
của Folch và ctv., (1956).
2.4. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để vẽ

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

67


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
đồ thị. Tất cả các phân tích thống kê được thực
hiện bằng phần mềm IBM SPSS Statistics for
Windows, Version 19.0.
Tính tốn động học của q trình đào
thải các kim loại trong sị huyết
Các tính tốn mơ hình đào thải KLN dựa
theo cơng thức của Wang và Wang (2014) như
sau:
Log y = a + bx
Trong đó, x là thời gian ni lưu (đào thải)
tính bằng ngày, y là hàm lượng kim loại trong sò
huyết, a là hệ số chắn của đường hồi qui và b là
độ dốc hoặc hằng số tốc độ đào thải (kd).
Thời gian bán đào thải của các kim loại
(depuration half-life) là thời gian cần thiết để
thải bỏ 50% hàm lượng các kim loại trong sò
huyết so với hàm lượng ban đầu. Do đó, thời
gian bán đào thải được tính là:


III. KẾT QUẢ
3.1. Hàm lượng các kim loại nặng trong
sò huyết sau q trình ni lưu
Các thay đổi về hàm lượng các KLN trong
cơ thịt sị huyết trong q trình ni lưu của hai
NT được thể hiện trong Bảng 1.
Hàm lượng Cd trong cơ thịt sị huyết lúc
bắt đầu thí nghiệm nuôi lưu rất cao (8,465 ±
2,200 μg/g) (Bảng 1 và Hình 1). Trong 5 tuần
ni lưu, hàm lượng Cd trong sò huyết ở cả hai
NT biến động rất lớn. Ở NT bổ sung tảo, hàm
lượng Cd trong cơ thịt giảm xuống thấp nhất ở
ngày thứ ba (giảm hơn 30%, hàm lượng 5,751
± 2,206 μg/g), sau đó tăng lên và ở ngày thứ 35
hàm lượng Cd trong sò là 7,255 ± 2,705 μg/g
(giảm khoảng 15% so với ban đầu). Trong khi
đó, ở NT không cho ăn tảo, trừ ngày thứ nhất,
hàm lượng Cd trong sị có khuynh hướng giảm
theo thời gian nuôi lưu và đạt thấp nhất ở ngày
thứ 28 (5,905 ± 2,569 μg/g, giảm khoảng 30%
so với ban đầu).
68

Sự thay đổi hàm lượng Pb trong cơ thịt sò
huyết sau quá trình ni lưu được thể hiện trong
Bảng 1. Hàm lượng Pb cao nhất ở mẫu sò huyết
thu được vào ngày đầu tiên của q trình ni
lưu, đạt giá trị 0,708 ± 0,906 μg/g, sau đó hàm
lượng Pb bắt đầu giảm dần và đạt giá trị thấp
nhất ở ngày nuôi thứ 5 của cả 2 NT cho ăn và

không cho ăn tảo tươi, đạt giá trị 0,010 μg/g. Sự
thay đổi hàm lượng Pb trong q trình ni lưu
sị huyết là có ý nghĩa, trong suốt q trình ni
lưu, mặc dù hàm lượng Pb có sự thay đổi giữa
các lần thu mẫu nhưng tất cả đều thấp hơn có ý
nghĩa (p< 0,05) so với hàm lượng Pb trong cơ
thịt sò huyết trước khi ni lưu. Hàm lượng Pb
trong cơ thịt sị huyết giảm dần nhưng đó khơng
phải là xu hướng xun suốt q trình ni lưu.
Tương tự như hàm lượng Cd, sau ngày thứ 5 của
q trình ni lưu, hàm lượng Pb bắt đầu có xu
hướng tăng lên trong cơ thịt sị huyết.
Hàm lượng Hg trong cơ thịt sị huyết qua
q trình nuôi lưu được thể hiện trong Bảng 1.
Hàm lượng Hg có sự thay đổi khơng theo quy
luật và khơng thể hiện xu hướng giảm hay tăng
rõ ràng. Hàm lượng Hg là 0,021 ± 0,004 μg/g
trước khi tiến hành nuôi lưu nhưng đã cao hơn
ngay sau 1 ngày nuôi lưu ở NT không cho ăn tảo
tươi, đạt 0,023 ± 0,001 μg/g. Đối với NT cho ăn
tảo tươi, hàm lượng Hg trong cơ thịt sò huyết
cao bất thường vào ngày thứ 28 của q trình
ni lưu, đạt 0,029 ± 0,003 μg/g. Tuy nhiên, sự
thay đổi này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê
(p> 0,05). Trong q trình ni lưu, hàm lượng
Hg trong cơ thịt sò huyết thấp nhất đạt 0,010 ±
0,002 μg/g ở ngày thứ 3 của NT cho ăn tảo tươi
và đạt 0,004 ± 0,001 μg/g ở ngày thứ 7 của NT
không cho ăn tảo tươi. Như vậy, mặc dù hàm
lượng Hg trong cơ thịt sị huyết có sự thay đổi

khơng mang ý nghĩa thống kê trong suốt q
trình ni lưu, nhưng chúng tôi nhận thấy trong
khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7
của q trình ni lưu, hàm lượng Hg có giảm

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
hơn so với thời gian còn lại ở cả 2 NT cho ăn và
không cho ăn tảo tươi.
Hàm lượng As trong cơ thịt sị huyết ngay
sau ngày đầu ni lưu đã giảm từ 0,516 ± 0,101
μg/g trước khi nuôi lưu xuống 0,310 ± 0,193
μg/g sau ngày thứ nhất ở NT không cho ăn tảo
tươi. Tuy nhiên, hàm lượng As ở NT cho ăn tảo
tươi cũng giảm thấy rõ so với trước khi nuôi lưu.
Hàm lượng As ở NT cho ăn tảo tươi giảm xuống
0,410 ± 0,013 μg/g ở ngày đầu tiên nhưng lại
giảm thấp nhất ở ngày thứ 3 với hàm lượng dao

động trong khoảng 0,326 ± 0,077 μg/g và ngày
thứ 21 với hàm lượng dao động 0,304 ± 0,052
μg/g. Chúng tôi nhận thấy rằng, hàm lượng As
trong cơ thịt sị huyết có xu hướng giảm dần
sau 3 – 7 ngày nuôi nhưng sau đó lại tăng lên
ở những ngày tiếp theo. Sự tích lũy này cũng
tương tự như sự tích lũy Cd, có thể trong q
trình ni lưu, do nước khơng được thay mà
hoàn toàn nằm trong hệ thống lọc tuần hoàn

khép kín nên sị huyết đã có sự hấp thu ngược
As từ môi trường vào cơ thịt.

Bảng 1: Hàm lượng các kim loại nặng trong cơ thịt sò huyết sau thời gian ni lưu (µg/gtrọng
lượng tươi) và so sánh với các tiêu chuẩn
Cd
Ngày
nuôi

Cho ăn

Không cho ăn

Pb
Cho ăn

Không cho ăn

Hg
Cho ăn

As

Không cho ăn

Cho ăn

Không cho ăn

0


8,465 ± 2,200† 8,465 ± 2,200 0,708 ± 0,906 0,708 ± 0,906

0,021 ± 0,004 0,021 ± 0,004 0,516 ± 0,101 0,516 ± 0,101

1

7,011 ± 0,786 9,978 ± 4,041 0,010 ± 0,000 0,192 ± 0,316

0,018 ± 0,003 0,023 ± 0,001 0,410 ± 0,013 0,310 ± 0,193

2

6,243 ± 0,628 6,857 ± 3,307 0,331 ± 0,556 0,295 ± 0,405

0,019 ± 0,003 0,020 ± 0,002 0,345 ± 0,038 0,480 ± 0,117

3

5,751 ± 2,206 7,395 ± 4,372 0,038 ± 0,049 0,231 ± 0,057

0,010 ± 0,002 0,022 ± 0,003 0,326 ± 0,077 0,410 ± 0,127

5

7,634 ± 1,430 6,725 ± 1,313 0,010 ± 0,000 0,010 ± 0,000

0,017 ± 0,009 0,019 ± 0,001 0,380 ± 0,099 0,335 ± 0,092

7


7,458 ± 0,681 6,844 ± 1,332 0,039 ± 0,052 0,190 ± 0,199

0,019 ± 0,001 0,004 ± 0,001 0,364 ± 0,039 0,356 ± 0,098

14

6,316 ± 4,045 6,837 ± 0,765 0,283 ± 0,473 0,266 ± 0,241

0,020 ± 0,008 0,019 ± 0,001 0,468 ± 0,102 0,429 ± 0,067

21

7,789 ± 2,536 6,398 ± 1,235 0,080 ± 0,121 0,484 ± 0,459

0,025 ± 0,007 0,021 ± 0,002 0,304 ± 0,052 0,312 ± 0,197

28

5,974 ± 0,597 5,905 ± 2,569 0,053 ± 0,075 0,561 ± 0,550

0,029 ± 0,003 0,018 ± 0,002 0,428 ± 0,036 0,432 ± 0,075

35

7,255 ± 2,705

0,188 ± 0,225

0,012 ± 0,004


Tiêu
chuẩn
EC

1,0

1,5

0,5

QCVN
8-2:
2011/
BYT

2,0

1,5

0,5

0,502 ± 0,113

†trung bình ± độ lệch chuẩn

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

69



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2. Biến động thành phần các chất dinh dưỡng trong cơ thịt sò huyết sau ni lưu
Trọng lượng tồn thân của sị huyết trong q trình ni lưu tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian,
được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Sự thay đổi trọng lượng sị huyết sau ni lưu
NTcho ăn tảo tươi
Ngày
ni

Trọng lượng sị

Trọng lượng

(ngun con) (g)

NT khơng cho ăn tảo tươi
Tỷ lệ cơ
thịt/TLT

Trọng lượng sò

Trọng lượng

cơ thịt (g)

Tỷ lệ cơ thịt/
TLT (%)

(nguyên con) (g)


cơ thịt (g)

0

8,068 ± 1,923



2,491 ± 0,693

30,88

8,068 ± 1,923

2,491 ± 0,693

30,88

1

8,835 ± 2,525

2,895 ± 0,847

32,77

9,430 ± 1,724

2,855 ± 0,876


30,28

2

8,938 ± 1,552

2,944 ± 0,744

32,94

9,120 ± 2,115

2,822 ± 0,943

30,94

5

8,876 ± 1,793

3,077 ± 0,625

34,67

8,581 ± 1,560

2,673 ± 0,626

31,15


7

8,967 ± 2,190

3,084 ± 0,839

34,39

8,045 ± 1,755

2,519 ± 0,679

31,31

14

8,731 ± 1,859

3,028 ± 0,676

34,68

8,757 ± 1,321

2,756 ± 0,608

31,47

21


8,192 ± 2,003

2,875 ± 0,751

35,10

8,775 ± 1,732

2,756 ± 0,957

31,41

28

8,462 ± 1,831

3,161 ± 1,020

34,79

7,849 ± 1,918

2,391 ± 0,733

30,46

35

7,852 ± 1,571


2,514 ± 0,621

32,02

(%)

† trung bình ± độ lệch chuẩn
Theo đó, trọng lượng cơ thịt sị huyết trước
khi ni lưu dao động trong khoảng 2,491 ±
0,693g và tỷ lệ cơ thịt trên tổng trọng lượng
thân là 30,88%. Ở NT ni lưu có bổ sung thức
ăn là tảo tươi, trọng lượng cơ thịt sò huyết cao
nhất đạt 3,084 ± 0,839 g, lúc này tỷ lệ cơ thịt
trên trọng lượng thân đạt giá trị 34,67%. Đối
với NT không cho ăn tảo tươi, trọng lượng cơ
thịt sò huyết cao nhất đạt giá trị 2,866 ± 0,840
g ở ngày nuôi thứ 3 và lúc này tỷ lệ cơ thịt trên
trọng lượng thân là 31,36%. Ở NT ni lưu có
bổ sung thức ăn là tảo tươi, chúng tôi nhận thấy
tỷ lệ cơ thịt trên trọng lượng thân có xu hướng
tăng dần theo thời gian, từ 30,88% trong ngày
đầu tiên đến cao nhất là 35,10% ở ngày thứ 21.
Tuy nhiên, sau ngày 21 tỷ lệ cơ thịt trên trọng
lượng thân lại có xu hướng giảm.
Thành phần dinh dưỡng sị huyết sau thời
gian ni lưu được thể hiện ở Bảng 3. Hàm
lượng tro trong cơ thịt sị huyết sau q trình
ni lưu có xu hướng tăng nhẹ từ trước khi nuôi
lưu ở giá trị 2,17 ± 0,03 g trong 100g cơ thịt sò

70

huyết đến 3,28 ± 0,59g ở ngày thứ 35 của NT
cho ăn tảo tươi và 2,99 ± 0,21g ở ngày thứ 28
của NT không cho ăn tảo tươi. Trong khi đó,
hàm lượng protein trong 100g cơ thịt sị huyết
sau q trình ni lưu có xu hướng giảm so với
mẫu sị trước khi ni lưu. Hàm lượng protein
giảm từ 9,59 ± 0,56g trước khi nuôi lưu đến
9,05 ± 1,53g ở ngày thứ 5 của quá trình ni lưu
và giảm mạnh chỉ cịn 6,56 ± 0,92g ở NT cho ăn
tảo tươi. Đối với NT không cho ăn tảo tươi, hàm
lượng protein trong 100g cơ thịt sò huyết giảm
xuống chỉ còn 6,36 ± 0,27g ở ngày thứ 28 của
q trình ni lưu. Hàm lượng protein giảm tỷ
lệ thuận với sự tăng lên của hàm lượng tro trong
cơ thịt sị huyết sau q trình ni lưu. Ngược
lại với hàm lượng tro và protein, hàm lượng lipit
trong cơ thịt sị huyết trong suốt q trình ni
lưu hầu như khơng có sự thay đổi đáng kể. Tuy
nhiên, hàm lượng lipit có xu hướng giảm nhẹ ở
cả 2 NT cho ăn và không cho ăn tảo tươi theo
thời gian nuôi lưu.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng sị huyết sau thời gian ni lưu (g/100g trọng lượng tươi)
Ngày


Tro
Cho ăn

Protein

Lipid

Không cho ăn

Cho ăn

Không cho ăn

Cho ăn

Không cho ăn

0



2,17 ± 0,03

2,17 ± 0,03

9,59 ± 0,56

9,59 ± 0,56


2,06 ± 0,06

2,06 ± 0,06

1

2,25 ± 0,05

2,39 ± 0,14

7,56 ± 0,36

9,77 ± 0,51

1,74 ± 0,03

1,93 ± 0,14

2

2,24 ± 0,05

2,43 ± 0,15

8,66 ± 0,73

9,72 ± 1,55

1,83 ± 0,15


2,01 ± 0,34

3

2,41 ± 0,28

2,53 ± 0,08

8,70 ± 0,60

7,99 ± 0,36

1,89 ± 0,12

1,72 ± 0,03

5

2,20 ± 0,09

2,20 ± 0,40

9,05 ± 1,53

9,18 ± 1,19

1,93 ± 0,26

1,97 ± 0,14


7

2,57 ± 0,20

2,48 ± 0,23

7,26 ± 0,48

7,43 ± 0,35

1,76 ± 0,15

1,72 ± 0,10

14

2,33 ± 0,13

2,84 ± 0,21

8,19 ± 1,45

7,03 ± 0,31

1,73 ± 0,23

1,64 ± 0,01

21


2,73 ± 0,08

2,96 ± 0,25

6,51 ± 0,44

6,76 ± 0,50

1,59 ± 0,06

1,71 ± 0,07

28

3,09 ± 0,53

2,99 ± 0,21

7,66 ± 2,32

6,36 ± 0,27

1,91 ± 0,43

1,66 ± 0,04

35

3,28 ± 0,59


6,56 ± 0,92

1,82 ± 0,30

† trung bình ± độ lệch chuẩn
IV. THẢO LUẬN
Hàm lượng các KLN tích lũy trong cơ thịt
sò huyết trong nghiên cứu này được so sánh với
giới hạn ô nhiễm KLN trong thực phẩm của tiêu
chuẩn của Cộng đồng Châu Âu (EC, 2006) và
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/
BYT của Bộ Y Tế (Bảng 1). Trong các KLN
nghiên cứu, chỉ có hàm lượng Cd trong cơ thịt
sò huyết cao hơn các tiêu chuẩn so sánh. Hàm
lượng Cd trong sị huyết trước khi ni lưu cao

hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của EC (1 μg/g)
và QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y Tế (2 μg/g).
Sau 35 ngày ni lưu, hàm lượng Cd tuy có
giảm nhưng vẫn cao hơn so với mức cho phép
của Việt Nam cũng như quốc tế (Bảng 1 và Hình
1). Điều này cho thấy quy trình ni lưu được
thử nghiệm vẫn chưa đem lại hiệu quả cao và
cần có những nghiên cứu tiếp để đưa ra mơ hình
ni lưu phù hợp và có hiệu quả nhất.

Hình 1: Hàm lượng Cd (μg/g) trong cơ thịt sị huyết sau ni lưu

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


71


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Các thay đổi về hàm lượng các KLN trong
cơ thịt sò huyết (đặc biệt là Cd) trong q trình
ni lưu của hai NT một phần có thể được giải
thích do q trình ni lưu, nước được ni tuần
hồn khép kín. Những ngày đầu, sị huyết thải
loại thức ăn, sản phẩm tiêu hóa trong đường tiêu
hóa và đã loại thải cả những KLN mới hấp thu.
Tuy nhiên, lượng Cd loại thải đó được lưu lại
trong nước ni lưu và sị huyết lại tái hấp thu
Cd từ môi trường vào cơ thịt.
Do tốc độ đào thải Cd trong sò huyết diễn
ra rất chậm, nên ở thời gian đầu của thí nghiệm

hàm lượng Cd trong sị rất biến động. Trong suốt
4 tuần nuôi lưu đào thải, hàm lượng Cd trong
sị huyết giảm theo thời gian ni nhưng khơng
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05), đặc biệt
là ở NT cho ăn tảo (p= 0,729). Trong khi đó, ở
NT khơng cho ăn, xu hướng giảm hàm lượng Cd
trong sò thấy rõ hơn, mặc dù sự khác biệt này
cũng khơng có ý nghĩa thống kê (p = 0,115). Dựa
trên phương trình tương quan tuyến tính giữa log
hàm lượng Cd trong sị huyết và thời gian ni
lưu (Hình 2), hằng số tốc độ đào thải Cd là kd =
0,0049/ngày và thời gian bán đào thải là 61 ngày.


Hình 2: Hàm lượng Cd (log(Cd), μg/g) trong sò huyết trong 4 tuần nuôi lưu
ở nghiệm thức không cho ăn tảo
Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo khả
năng đào thải kim loại của các loài nhuyễn thể
hai mảnh vỏ rất giới hạn, với hằng số tốc độ
đào thải dao động trong khoảng 0,01 – 0,03/
ngày (Wang và Wang, 2014). Nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên sự đào thải
Cd của hàu môi đen Crassostrea gigas, Denton
và Burdon – Jones (1981) ghi nhận thời gian
bán đào thải của Cd ở các mô rất khác nhau,
thường lớn hơn 30 ngày, cao nhất là ở màng áo
(203 ngày ở nhiệt độ 300C và độ mặn 36‰).
Trong nghiên cứu đào thải các KLN từ mô mềm
72

của hàu C. gigas, Geffard và ctv., (2002) báo
cáo thời gian bán đào thải của Cd ở hàu C. gigas
được đưa từ vùng cửa biển Gironde bị ô nhiễm
kim loại sang nuôi ở vùng không ô nhiễm (Vịnh
Bourgneuf) là 137 ngày. Trong khi đó, Wang và
Wang (2014) ghi nhận đối với hàu C. sikamea
hằng số tốc độ đào thải Cd dao động trong
khoảng 0,0091 đến 0,0267/ngày với thời gian
bán đào thải là 26 - 77 ngày.
Chan và ctv., (2002) đã chứng minh rằng
Cd trong sò huyết A. granosa liên kết với
protein giống metallothionein (metallothionein-

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
like protein, MT). MT là những protein có trọng
lượng phân tử thấp (6 – 8 kDa) giàu cystein,
có vai trị quan trọng trong việc điều hòa các
nguyên tố cần thiết như Cu và Zn, cũng như xử
lý các nguyên tố độc như Cd, Hg, Pb,… Nhờ cơ
chế này, Cd bị bất hoạt và khơng tham gia vào
q trình trao đổi chất tế bào, do đó làm tăng
thời gian bán đào thải của Cd.
Có thể quy trình ni lưu khơng phải là một
mơi trường hồn hảo và thức ăn mà chúng tơi
bổ sung khơng cung cấp đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sị huyết sinh trưởng nên
sau một thời gian ni lưu, 21 ngày, thì quá
trình sinh trưởng bị ảnh hưởng tiêu cực và tỷ lệ
cơ thịt trên trọng lượng thân có xu hướng giảm.
Trong khi đó, tỷ lệ cơ thịt trên trọng lượng thân
ở NT khơng cho ăn tảo tươi có xu hướng giữa
cân bằng trong q trình ni lưu, khơng có
sự khác biệt đáng kể giữa các thời điểm trước,
trong và sau q trình ni lưu.
Trong q trình ni lưu, tỷ lệ cơ thịt sò
huyết trên tổng trọng lượng thân sò huyết tăng
lên theo thời gian nhưng hàm lượng protein lại
giảm xuống, hàm lượng tro lại tăng lên tương
ứng. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật

tự nhiên, trong q trình ni lưu, lượng dưỡng

chất khơng đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
của sò huyết, bắt buộc sò huyết muốn duy trì
và gia tăng tỷ lệ cơ thịt trên tổng trọng lượng
phải sử dụng một lượng đáng kể protein của cơ
thịt. Chính vì vậy, đã làm gia tăng hàm lượng tro
trong cơ thịt sò huyết.
V. KẾT LUẬN
Sau 5 tuần nuôi lưu, hàm lượng 4 kim loại
nặng trong cơ thịt sị huyết có sự giảm nhẹ trong
3 – 5 ngày đầu tiên ở cả hai nghiệm thức có và
khơng bổ sung tảo, sau đó sự biến động khơng
rõ rệt và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê
(p>0,05). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
sị ni lưu có xu hướng giảm như protein và
lipid, ngoại trừ tro có xu hướng tăng. Cần tiến
hành thêm những nghiên cứu thực nghiệm về
các phương pháp loại thải kim loại nặng ra khỏi
cơ thịt sị huyết trước khi chế biến hoặc trong
q trình chế biến thành thực phẩm.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Mã số đề tài: B2013 – 12 – 07).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

73


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
(QCVN 8-2:2011/BYT).
Tài liệu tiếng Anh
Chan, M.K., Othman R., Zubir, D., Salmijah, S., 2002.
Induction of a putative metallothionein gene
in the blood cockle, Anadara granosa, exposed
to cadmium. Comparative Biochemistry and
Physiology Part C: Toxicology & Pharmacology
131, 123-132.
Denton, G.R.W., Burdon-Jones, C., 1981. Influence of
temperature and salinity on the uptake, distribution
and depuration of mercury, cadmium and lead by
the black-lip oyster Saccostrea echinata. Marine
Biology 64, 317-326.
European Commission (EC), 2006. Setting maximum
levels for certain contaminants in foodstuffs.
Official Jounal of the European Union 1881/2006:
5 – 24.
El-Gamal, M.M., 2011. The effect of depuration
on heavy metals, petroleum hydrocarbons,
and microbial contamination levels in Paphia
undulata (Bivalvia: Veneridae). Czech J. Anim.
Sci. 56 (8): 345–354.

74

El-Shenawy, N.S., 2004. Heavy-metal and microbial

depuration of the clam Ruditapes decussatusand
its effect on bivalve behavior and physiology.
Environmental Toxicology 19: 143–153.
Folch, J., Lees, M., Stanley, G.H.S., 1957. A simple
method for the isolation and purification of total
lipiddes from animal tissues. Journal of Biological
Chemistry 226, 497-509.
Geffard, A., Amiard,
J.C., Amiard-Triquet, C.,
2002. Kinetics of metal elimination in oysters
from a contaminated estuary. Comparative
Biochemistry and Physiology Part C: Toxicology
& Pharmacology 131, 281-293.
NAFIQAD, 2013. Report Sanitation Monitoring
Program for Bivalve Mollusc Production Areas
in 2012 and Plan for Program implementation in
2013. Hà Nội, 15 pages.
Tu, N.P.C., Ha, N.N., Agusa, T., Ikemoto, T., Tuyen,
B.C., Tanabe, S., Takeuchi, I., 2011. Trace
elements in Anadara spp. (Mollusca: Bivalva)
collected along the coast of Vietnam, with
emphasis on regional differences and human
health risk assessment. Fisheries Science 77,
1033-1043.
Wang, L., Wang, W.-X., 2014. Depuration of metals
by the green-colored oyster Crassostrea sikamea.
Environmental Toxicology and Chemistry 33,
2379-2385.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

EVALUATION OF THE DEPURATION PROCESS OF HEAVY METALS
(As, Cd, Hg, Pb) IN BLOOD COCKLES
(Anadara granosa LINNAEUS, 1758)
Ho Ngoc Linh1, Pham Gia Diep1, Nguyen Ngoc Ha2, Nguyen Van Dong3,
Nguyen Nhu Tri1, Nguyen Phuc Cam Tu1*
ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the depuration of heavy metals in blood cockles Anadara
granosa (Linnaeus, 1758). The cockles were depurated under laboratory conditions with two
treatments: with or without algae supplement. The concentrations of four accumulated metals and
biochemical composition of the cockles were determined at 0, 1, 2, 3, 5, 7, 14, 21, 28 and 35 days.
In the period after rearing up from 3-5 days concentration of some heavy metals tend to decrease
clearly being lower early day, especially Cd. After 35 days of culture, a slight decrease in heavy
metals was observed in the soft tissue of the blood cockles, however the diffrence was insignificant.
For Cd, elimination rate constant was kd = 0.0049 /day and elimination half-life was 61 days. Where
as, significant reductions in proximate composition in the cockles were found for protein and lipid,
except ash content.
Keywords: Anadara granosa, heavy metals, blood cockle, depurations.

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015

1. Faculty of Fisheries, Nong Lam University, Ho Chi Minh City
2. Research Institute of Biotechnology and Environment, Nong Lam University, Ho Chi minh City
3. Faculty of Chemistry, University of Sciences, Vietnam National University, Ho Chi minh City

* Email:

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

75



×