Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.63 KB, 10 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA
CÁ LAU KÍNH (Pterygoplichthys disjunctivus) Ở MỘT SỐ
THỦY VỰC NỘI ĐỊA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Nguyễn Nguyễn Du1*
TĨM TẮT
Cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) là một trong những đối tượng cá ngoại lai hiện đang
xuất hiện ở ngoài tự nhiên trên các địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu về
sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính ở ĐBSCL được thực hiện từ 09/2012 đến tháng
06/2013 với các loại hình thủy vực được khảo sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang với 2 loại ngư cụ lưới cào và lưới kéo tay được sử dụng để thu
mẫu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá lau kính được ngư dân phát hiện ngồi tự nhiên từ năm 2001
và phát triển cho đến nay. Phân bố của cá lau kính rất rộng ở tất cả các loại hình thủy vực bao gồm
sơng, kênh, ao đầm tự nhiên và chúng được bắt gặp ở tất cả các địa phương khảo sát ở An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Cá lau kính chiếm 0,82% tổng số cá thể và 4,64% tổng sản
lượng của mẻ lưới khai thác. Cá lau kính đánh bắt được nhiều nhất ở ao đầm tự nhiên, kế đến là
sông lớn và kênh rạch. Mức độ phong phú của cá lau kính cao nhất ở trong ao đầm tự nhiên (CPUEn
= 13±2 cá thể /100m2 và CPUEw = 178,34±22,95 g/100m2). Tuy cá lau kính có sự phân bố rộng và
mức độ phong phú thấp ở các thủy vực tự nhiên nhưng đây là loài cá ngoại lai xâm hại cần tiếp tục
nghiên cứu tiếp theo từ kết quả của đề tài này.
Từ khóa: cá lau kính, Pterygoplichthys disjunctivus, sự phân bố, sự phong phú, ĐBSCL.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
nghề khai thác cũng như ni trồng thủy sản
đóng một vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm và kế sinh nhai cho hơn 17 triệu
người dân địa phương. Do đó, bất kỳ một tác
động nào ảnh hưởng đến “vựa cá” này cần phải
được đánh giá chi tiết và tìm ra các phương


án thích hợp và bền vững nhằm giảm thiểu
nó. Tác động của các sinh vật ngoại lai là một
trong những ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
thủy sản nói riêng và hệ sinh thái vùng ĐBSCL
nói chung.
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên (2004) nhấn mạnh
rằng sinh vật ngoại lai được đánh giá là một
trong những nguyên nhân tác động mạnh nhất
đến tính đa dạng sinh học (đứng thứ hai sau yếu

tố mất mơi trường sống). Những lồi này được
di nhập bằng nhiều cách khác nhau và với các
mục đích khác nhau. Trong nhiều trường hợp,
lồi ngoại lai có thể sinh sản và sinh trưởng rất
nhanh ở hệ sinh thái mới do có khả năng thích
nghi và sự phong phú hơn về thức ăn, cho nên
chúng chiếm ưu thế về số lượng quần đàn, đến
một lúc nào đó chúng làm phá vỡ cân bằng hệ
sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm sốt của
con người.
Trường hợp điển hình là cá lau kính ở
ĐBSCL. Lồi cá này được di nhập vào Việt
Nam từ những năm 1990 thông qua nghề nuôi
và kinh doanh cá cảnh. Hiện nay, cá lau kính
đang phân bố rất phổ biến ở vùng ĐBSCL,
trong tất cả các thủy vực sông, kênh, rạch và
vùng ngập lụt, kể cả vùng ven biển cũng bắt gặp
và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản


1. Phòng Sinh thái Nghề cá và Tài nguyên Thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
* Email:

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

15


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
lượng khai thác của ngư dân (Vũ Vi An và ctv.,
2013). Bên cạnh đó, cá lau kính cịn xuất hiện
trong ao ni cá của người dân địa phương với
mật độ cao và ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng sản xuất kinh doanh của nơng hộ.
Mặc dù cá lau kính đã bùng phát khắp vùng
ĐBSCL ở mức đáng báo động, nhưng tác động
của cá lau kính đến đa dạng sinh học thuỷ sản
mới chỉ dừng lại ở mức cảnh báo và nhận định
ban đầu. Đặc biệt cá lau kính đã được liệt kê
vào danh sách các loài ngoại lai xâm lấn trên
thế giới và khuyến cáo khơng nên di nhập do có
tác động đến đa dạng sinh học thuỷ sản và môi
trường sống các loài bản địa. Đối với một số
quốc gia đã di nhập loài cá này cho thấy đã xác
định được các hậu quả nghiêm trọng tác động
đến hệ sinh thái và các lồi thủy sản bản địa do
cá lau kính gây ra. Trong khi cá lau kính đã di
nhập vào Việt Nam và đã có những tác động

nhất định đến đa dạng sinh học thủy sản nhưng

cho đến nay chưa có kết quả nghiên cứu nào
về sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau
kính ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Vì vậy, việc
triển khai đề tài “Đánh giá sự phân bố và mức
độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys
disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cá lau kính
(Pterygoplichthys disjunctivus).
- Ngư cụ thu mẫu là lưới kéo tay (dùng
trong các ao tự nhiên) và lưới kéo cào khung
(dùng trong sông và kênh) được thuê trực tiếp từ
ngư dân tại khu vực khảo sát (Hình 1).

Hình 1: Lưới cào khung và lưới kéo tay dùng để thu mẫu
- Mẫu vật được cố định trong dung dịch formol
(10%) tại hiện trường và được phân tích trong
phịng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Ni
trồng Thủy sản 2.
- Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết khác: cân,
thước, dụng cụ giải phẫu, thau, xô đựng mẫu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thời gian thực hiện: đề tài được
thực hiện từ tháng 09/2012 đến tháng 06/2013
gồm 4 đợt như sau:
16


- Đợt 1: tháng 12/2012 ở tỉnh An Giang
- Đợt 2: tháng 02/2013 ở tỉnh Đồng Tháp
- Đợt 3: tháng 03/2013 ở tỉnh Cần Thơ
- Đợt 4: tháng 06/2013 ở tỉnh Hậu Giang
2.2.2. Địa điểm thực hiện: Đề tài được
thu mẫu trên các loại hình thủy vực được khảo
sát là sơng, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Số
lượng điểm thu mẫu được trình bày trong Bảng
1 và Hình 2.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 1: Số lượng điểm thu mẫu
STT

Tỉnh

Loại thủy vực
Sông

Kênh

Ao

Tổng

1


An Giang

3

3

3

9

2

Đồng Tháp

2

3

2

7

3

Cần Thơ

2

2


2

6

4

Hậu Giang

2

2

2

6

9

10

9

28

Tổng

Mỗi loại hình thủy vực (Bảng 1) được tiến
hành thu mẫu ở 4 địa bàn bằng các loại ngư cụ
đã được xác định ở trên.


- Đối với thủy vực ao đầm tự nhiên (là ao
đã được bỏ hoang có nước từ sông hoặc kênh
rạch ra vào một cách tự nhiên và không được sử
dụng cho việc nuôi cá trong một thời gian dài
ít nhất 12 tháng kể từ khi đề tài đến thực hiện
thu mẫu): mẫu cá được thu bằng lưới kéo tay có
cấu trúc như sau: chiều dài tấm lưới 5m; chiều
cao lưới 2m; mắt lưới 2cm; lưới có giềng chì và
giềng phao; có 2 cán gỗ hai bên làm tay cầm.
Thu mẫu bằng cách kéo lưới 3 lần tại ba vị trí
ngẫu nhiên của mỗi ao. Thu tồn bộ mẫu cá, ghi
lại các thông tin về chiều dài của đoạn đường
kéo lưới, thời gian và tọa độ ví trí lưới kéo.
2.2.4. Phương pháp phân tích:
2.2.4.1. Đặc điểm hình thái:

Nguồn: Ủy ban sơng Mêkong, 2004

Hình 2: Bản đồ vị trí các điểm thu mẫu
2.2.3. Phương pháp thu mẫu: Mẫu cá
được thu theo từng loại hình thủy vực và tương
ứng với từng ngư cụ cho thủy vực đó. Cụ thể:
- Đối với thủy vực sông và kênh: mẫu cá
được thu bằng ngư cụ cào có cấu trúc ngư cụ
như sau: bề rộng miệng cào 5m; chiều cao
miệng cào 0,5m; kích thước mắt lưới 2cm, tàu
cào có gắn máy động cơ 32 mã lực. Mỗi vị trí
của sơng và kênh được cào 3 lần, thu toàn bộ
mẫu cá cào được đồng thời ghi lại các thông tin

thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi lần cào, vận
tốc cào và tọa độ GPS địa điểm cào.

Các chỉ tiêu hình thái của cá được đo đếm
và nhận dạng bao gồm: hình dạng, màu sắc, đốm
trên thân, vân bụng và đếm các vi: vi lưng (D:
Dorsal fin), vi ngực (P: Pectoral fin), vi bụng (V:
Ventral fin) và vi hậu mơn (A: Anal fin).
Định loại lồi cá này dựa vào khóa phân
loại giống Pterygoplichthys Weber, 1992 và
miêu tả khác của Schaefer (1997) và Burgess
(1989), Li-Wei Wu et al., (2010), Định et al.,
(2013), Fishbase (2014).
2.2.4.2. Phương pháp xác định sự phân bố
và mức độ phong phú:
Phương pháp diện tích quét được sử dụng
để xác định sự phân bố và mức độ phong phú
tương đối.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

17


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Để xác định vùng phân bố và mức độ phong
phú của cá lau kính đề tài áp dụng phương pháp
diện tích quét của lưới kéo để xác định vùng
phân bố và chỉ số sản lượng trên một đơn vị
khai thác (CPUE: gram/100m2 và cá thể/100m2)

để xác định mức độ phong phú tương đối (King,
1995) của cá lau kính.
Xác định diện tích quét của lưới kéo a (m2)
theo FAO, 1992:
a = R * D *V
Trong đó: R là chiều rộng của lưới kéo (m)
D là thời gian kéo lưới của mỗi mẻ lưới (≈
30 phút)
V là tốc độ kéo lưới (m/s) được xác định
bằng GPS.
Xác định mức độ phong phú của cá dựa
theo công thức:
CPUE = W/v * a (CPUE: gram/100m2 và
cá thể/100m2)
Trong đó: CPUE là sản lượng trên một đơn
vị khai thác
W(g) là sản lượng của một mẻ khai thác
bằng lưới kéo
v là hệ số xác suất khai thác được và dựa
theo kết quả nghiên cứu của King, 1995 (v =
0,5)
a là diện tích quét của lưới kéo (m2).
Xác định tỉ lệ về sản lượng của cá lau kính
so với các lồi cá bản địa P1(%):
P1 (%) = (Wlk/ Wbđ) * 100
Trong đó: Wlk (g) là sản lượng cá lau kính
tại mỗi vị trí thu mẫu
Wbđ (g) là sản lượng của các lồi cá bản địa
tại mỗi vị trí thu mẫu.
Xác định tỉ lệ về cá thể của cá lau kính so

với các loài cá bản địa P2(%):
P2 (%) = (Nlk/ Nbđ) * 100
Trong đó: Nlk (cá thể) là số cá thể cá lau
kính tại mỗi vị trí thu mẫu
Nbđ (cá thể) là số cá thể của các loài cá bản
địa tại mỗi vị trí thu mẫu.
18

Đánh giá mức độ phong phú của lồi cá lau
kính được xác định dựa vào tần số bắt gặp cũng
như số lượng cá thể trong mẻ khai thác ở ba mức
độ khác sau (Hoàng Thị Hiệp và ctv., 2009):
Mức 1: Rất phong phú: xuất hiện hầu hết
trong mẻ khai thác với tần suất bắt gặp từ 51%
đến 100%.
Mức 2: Phong phú: khi có tần suất bắt gặp
từ 25 % đến 50%.
Mức 3: Kém phong phú: khi có tần suất bắt
gặp nhỏ hơn 25%.
2.2.4.3. Phương pháp xác định sự ảnh
hưởng của cá lau kính đến nguồn lợi thủy sản
tự nhiên
Thông tin và số liệu liên quan được thu
thập và tổng hợp từ chính quyền địa phương,
các viện, trường và trên internet.
Điều tra khảo sát ngư dân thông qua phiếu
phỏng vấn. Các thông tin liên quan được thu
thập từ những ngư dân địa phương như: sự xuất
hiện của cá lau kính, xu hướng biến động sản
lượng của cá lau kính và các lồi thuỷ sản bản

địa, những lồi bản địa ít bắt gặp hoặc khơng
cịn bắt gặp, cách khắc phục v.v. Số lượng ngư
dân được phỏng vấn ở 4 tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang là 40 người được
chia đều cho 4 tỉnh.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và viết
báo cáo
Phần mềm Ms. Excel, Ms. Word được sử
dụng để lưu trữ, phân tích dữ liệu và viết báo cáo.
III. KẾT QUẢ
3.1 Sự phân bố của cá lau kính
Trong tổng số 58 mẻ khai thác (cào khung
và lưới kéo tay) ở tất cả các điểm thu mẫu (An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang) kết
quả cho thấy cá lau kính phân bố nhiều nhất ở
ao (36,84%), kế đến là ở kênh (31,58%) và sơng
(31,58%)(Hình 3).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


(%) Phân bố của cá lau kính

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 3: Tỉ lệ (%) phân bố của cá lau kính theo thủy vực ở các địa phương
Hình 3 cho thấy, địa bàn An Giang có
cá lau kính phân bố nhiều nhất ở sơng (50%
trong mẻ khai thác), kế đến là ao (33,33%),
thấp nhất là ở kênh (16,67%). Tiếp theo, ở Cần

Thơ, cá lau kính phân bố ở ao và kênh có tỉ
lệ như nhau (50%), khơng bắt gặp cá lau kính
ở sơng. Tương tự, ở Đồng Tháp cá lau kính
chỉ phân bố ở ao và sơng có tỉ lệ như nhau
(50%), khơng bắt gặp cá lau kính ở kênh. Sở
dĩ cá lau kính khơng được bắt gặp ở sông và
kênh thuộc địa bàn Cần Thơ và Đồng Tháp là
trong suốt quá trình nghiên cứu tại những thời
điểm đó việc thu mẫu chỉ thực hiện có một
lần. Cuối cùng, ở Hậu Giang cá lau kính phân
bố ở tất cả các loại hình thủy vực, cao nhất ở
kênh (42,86%), kế đến là ở sông (28,57%) và
ao (28,57%).
3.2. Mức độ phong phú của cá lau kính
3.2.1. Tần suất xuất hiện của cá lau kính

g cá lau kính
theo địa bàn

Kết quả thu mẫu cho thấy cá lau kính
phân bố ở tất cả các loại hình thủy vực được
khảo sát: sơng chính, kênh rạch và ao đầm tự
nhiên. Số lượng cá lau kính đánh bắt được
theo tỉ lệ mẻ khai thác nhiều nhất ở loại hình
ao tự nhiên (65%), thấp nhất là ở kênh (14%),
cịn lại là ở sơng chính với 21% tổng số lượng

cá bắt được. Điều này cũng cho thấy rằng, sự
phong phú của cá lau kính thể hiện ở cả hai
loại hình nước chảy (sơng, kênh) và nước tỉnh

(ao). (Hình 4)

Hình 4: Tỉ lệ (%) số lượng cá lau kính bắt được
ở các loại hình thủy vực
Địa bàn An Giang có phần trăm số lượng
mẻ khai thác của cá lau kính xuất hiện nhiều
nhất ở sơng (68,42% tổng số lượng), thấp nhất
là ở kênh (5,26%). Ở Cần Thơ, cá lau kính nhiều
nhất ở ao (88%). Tương tự, ở Đồng Tháp cá lau
kính nhiều nhất ở sơng (60%). Ở Hậu Giang
cá lau kính phân bố ở tất cả các loại hình thủy
vực, cao nhất ở ao (71,79%) và thấp nhất ở sơng
(7,69%)(Hình 5).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

19


(%) Số lượng cá lau kính
bắt được theo địa bàn

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 5: Tỉ lệ (%) số lượng cá lau kính bắt được theo địa bàn
3.2.2. Mật độ của cá lau kính ở các loại
hình thủy vực
Kết quả thu mẫu cho thấy mức độ phong
phú của cá lau kính được thể hiện qua sản


lượng khai thác được (CPUEw: gram/100m2),
cũng như số lượng cá thể đánh bắt được
(CPUE n: cá thể/100m2) trên một đơn vị diện
tích của thủy vực được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Mức độ phong phú của cá lau kính
Loại

CPUEw (g/100m2)

Độ lệch chuẩn

CPUEn (cá thể/100m2)

Độ lệch chuẩn

Ao

178,34

± 22,95

12,92

± 1,46

Kênh

5,86


± 0,45

0,08

± 0,01

Sông

4,62

± 0,27

0,12

± 0,02

hình

Mức độ phong phú của cá lau kính
được thể hiện qua sản lượng khai thác được
của tất cả các mẻ lưới khai thác cho thấy
mức độ phong phú cao nhất ở thủy vực
ao (CPUEw = 178,34±0,23g/100m2), kế
đến là kênh và thấp nhất là sông lần lượt là
CPUEw = 5,86±0,45g/100m2 và CPUEw =
4,62±0,27g/100m2 (Hình 6).

20

Qua kết quả phân tích mẫu, mức độ phong

phú của cá lau kính được thể hiện qua số lượng
cá thể đánh bắt được cho thấy mức độ phong
phú số lượng cá thể cao nhất ở thủy vực ao
(CPUEn= 13±2 cá thể/100m2), kế đến là sông và
thấp nhất là kênh lần lượt là CPUEn = 0,12±0,02
cá thể /100m2 và CPUEn = 0,08±0,01 cá thể
/100m2 (Hình 7).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


CPUEn(ct/100m2)
CPUEn(ct/100m2)

CPUEw(g/100m2)
CPUEw(g/100m2)

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2

Hình 7: Mức độ phong phú số lượng CPUEn
Hình 6: Mức độ phong phú sản lượng CPUEw
2
(cá thể/100m2) của cá lau kính ở các thủy vực
(gram/100m ) của cá lau kính ở các thủy vực
khảo sát (các cột thể hiện giá trị trung bình của khảo sát (các cột thể hiện giá trị trung bình của
CPUEn và độ lệch chuẩn)
CPUEw và độ lệch chuẩn)
Ngoài ra, kết quả thu mẫu cũng cho thấy số
lượng cá thể cá lau kính nhỏ thu được rất nhiều
trong ao, khối lượng cá thể cá lau kính nhỏ dao

động từ 21,2 – 69,7± 34,29 g/con. Trong khi
đó, ở 2 thủy vực cịn lại chủ yếu là cá lau kính
trưởng thành, ở sông khối lượng cá thể dao động
từ 63 – 185± 44,87 g/con, và ở kênh khối lượng
cá thể dao động từ 43 – 222,6± 64,38 g/con.
3.2.3. Mức độ phong phú của cá lau kính
so với các lồi cá bản địa

Kết quả thu mẫu ở 4 địa bàn cho thấy Hậu
Giang là địa bàn có tỉ lệ sản lượng trung bình
của cá lau kính so với cá bản địa chiếm cao
nhất (8,98% tổng sản lượng), kế đến địa bàn
Cần Thơ chiếm 5,50%, đứng thứ ba là địa bàn
An Giang chiếm 3,18% và thấp nhất là địa
bàn Đồng Tháp chiếm 2,56%. Bên cạnh đó,
ao tự nhiên có tỉ lệ sản lượng trung bình của
cá lau kính so với cá bản địa chiếm cao nhất
(25,38% tổng sản lượng), tiếp theo là sơng
chiếm 3,61% và cuối cùng là kênh chiếm
3,07% (Hình 8).

Giá trị

Kết quả thu mẫu về mức độ phong phú của
cá lau kính so với các lồi cá bản địa thể hiện
qua tỉ lệ số cá thể và sản lượng của cá lau kính
so với các lồi cá bản địa. So sánh sản lượng
của cá lau kính với sản lượng các loài cá bản
địa cho thấy tỉ lệ này rất thấp chiếm khoảng


4,64% so với sản lượng các loài cá bản địa là
95,36% tổng sản lượng. Trong khi đó, tỉ lệ về
số lượng cá lau kính so với các lồi cá bản địa
chiếm 0,82% trong tổng số cá thể.

Hình 8: Tỉ lệ (%) sản lượng cá lau kính so với sản lượng cá bản địa
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

21


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2.4. Ảnh hưởng của cá lau kính đến
nguồn lợi thủy sản tự nhiên

cá lau kính xuất hiện ở ngồi tự nhiên vào năm
2001 (Hình 9).

Tần suất (%)

Qua kết quả điều tra phỏng vấn ngư dân địa

phương (n=40) ở 4 địa bàn khảo sát cho thấy

Năm

Hình 9: Tần suất (%) số ghi nhận thời gian bắt đầu xuất hiện cá lau kính ngồi tự nhiên
Theo thông tin từ ngư dân địa phương cho
rằng khoảng thời gian năm 2005 -2006 đa số
ngư dân khai thác được loài cá này ở ngoài tự

nhiên (50% tổng số ngư dân được điều tra).
Ngồi ra, cá lau kính ban đầu xuất hiện trong
các ao đầm tự nhiên sau đó lan rộng và xuất hiện
rộng khắp các sơng chính và kênh rạch.

thụ ưa chuộng do thịt ngon, có thể chế biến các
món ăn như làm chả cá, nướng, luộc và hầm
sả. Ngoài ra, các phần xương, da nội tạng bỏ đi
của cá lau kính cũng được người dân sử dụng
làm thức ăn trong việc ni các lồi cá bản địa
(cá lóc, cá trê).
IV. THẢO LUẬN

Theo quan điểm của ngư dân ở 4 địa bàn
đã khảo sát cho thấy khoảng 11% tổng số cho
rằng cá lau kính có tính cạnh tranh cao về thức
ăn và nơi cư trú đến các loài cá khác và sự xuất
hiện của loài cá này làm giảm đi sự xuất hiện
của những loài cá khác, đặc biệt là ở những
đống chà ven sơng. Do đó, sự xuất hiện của cá
lau kính sẽ đe dọa đến sự tồn tại của các loài
cá khác.

Nghiên cứu được thực hiện ở 4 tỉnh nội
đồng (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu
Giang) đều cho thấy có sự phân bố của cá lau
kính trên khu vực nghiên cứu. Trong một nghiên
cứu mới đây cũng cho thấy cá lau kiếng không
những phân bố trong vùng nước ngọt mà còn
phân bố trong các thuỷ vực nước lợ như ở tỉnh

Trà Vinh (An, 2013).

Sự xuất hiện của cá lau kính có một số lợi
ích tức thời về mặt kinh tế xã hội của nông hộ
chiếm 75% số lượng nông hộ được phỏng vấn.
Đây là lồi cá được xem là có giá trị kinh tế
với giá bán tại các chợ địa phương từ 10.000
đồng đến 20.000 đồng/kg và được người tiêu

Qua khảo sát, kết quả cho thấy có sự khác
biệt giữa các địa bàn về sự xuất hiện của cá lau
kính trên sơng. Cá lau kính xuất hiện ở trên
sơng khơng đồng đều, mỗi địa bàn khác nhau
thì sự xuất hiện cũng khác nhau, ở mỗi sơng
khác nhau thì sản lượng cá lau kính trong mẻ

22

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
lưới cũng khác nhau. Kết quả này cũng phù hợp
báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh An Giang (2013), trên địa bàn tỉnh đều
xuất hiện cá lau kính với mật độ dày ở hầu hết
các sông, kênh, rạch, ao. Cá lau kính chiếm tỷ lệ
cao trong sản lượng thu hoạch của ngư dân qua
các nghề truyền thống như: chất chà, cào, chài,
kéo lưới, …

Kết quả của nghiên cứu này đã khẳng định
cá lau kính sinh sản trong các thuỷ vực ngoài tự
nhiên. Qua điều tra ngư dân cũng bắt được cá
lau kính con. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự
như kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khánh
và Thi Thanh Vinh (2005). Điều này cho thấy
có thể cá lau kính đã hình thành được quần đàn
ngồi tự nhiên vùng ĐBSCL.
V. KẾT LUẬN
Cá lau kính được ngư dân phát hiện ngoài
tự nhiên từ năm 2001 và chúng đang phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Hoàng Thị Hiệp và Phạm Văn Hiệp, 2009. Thành phần
lồi lưỡng cư và bị sát ở huyện Hồng Ngự, địa
bàn Đồng Tháp, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và
bò sát ở Việt Nam, NXB Đại Học Huế. 52 trang.
Phạm Văn Khánh và Thi Thanh Vinh, 2005. Đánh
giá ảnh hưởng của loài tỳ bà hay cá Lau kính
(Hypostomus plecostomus) xâm nhập lên nghề
ni cá truyền thống và đa dạng sinh học tại Châu
thổ sông Mekong, Việt Nam, Báo cáo kết quả
khảo nghiệm. 40 trang.
Huỳnh Thị Hoàng Oanh. 2012, Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học của cá Lau kính (Pterygoplichthys
disjunctivus), Luận văn tốt nghiệp Cao học, 79
trang.
Tài liệu tiếng Anh
Vu Vi An, 2014. Fish abundance and diversity
monitoring.For the MRC Fisheries Programme.

37 pages.
Vu Vi An, Doan Van Tien, Ngor Peng Bun, Nguyen Hai
Son and So Nam, 2013. Exotic species in southern
of Viet Nam. Catch and Culture, Volume 19, No.1.
ISSN 0859-290X. 13 pages
Beverton, R.J.H., and Holt, S.J., 1964. Manual of

mạnh ở ngoài tự nhiên tại các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Phân bố
của cá lau kính rất rộng ở tất cả các loại hình
thủy vực, trong đó tỉ lệ (%) phân bố nhiều nhất
ở ao (36,84%), kế đến là ở kênh (31,58%) và ở
sơng (31,58%).
Tần suất xuất hiện của cá lau kính cao nhất
ở ao tự nhiên chiếm 65%, thấp nhất là ở kênh
14%, cịn lại là ở sơng chính với 21%. Mức
độ phong phú của cá lau kính cao nhất ở ao tự
nhiên (CPUEn = 13±2 cá thể /100m2 và CPUEw
= 178,34±22,95 g/100m2).
Cá lau kính xuất hiện ngồi tự nhiên chiếm
tỉ lệ sản lượng và số lượng cá thể rất thấp 4,64%
tổng sản lượng và 0,82% tổng số lượng loài so
với các lịai cá bản địa tự nhiên và cá lau kính
được xếp ở mức kém phong phú (mức 3). Mức
độ ảnh hưởng của cá lau kính được nhận định
ban đầu có ảnh hưởng về cạnh tranh môi trường
sống và nơi cư trú của các loài cá khác.
methods for fish stock assessment, Part 2, Tables
of yield function, FAO Fisheries Technical Paper,
38:67p.

Nico, L., 1999. Pterygoplichthys disjunctivus, (Weber
1991), Nonindigenous aquatic species fact sheet
766,” United States Geological Survey.25 pages.
IUCN, 2004. A global species assessment, 2004 IUCN
Red list of threatened species.40 pages.
Từ internet
A Key to the Genera of Loricariidae, http://
www,auburn,edu/academic/science_math/cosam/
collections/fish/lor_key/key,html.
Fishbase, 2012. Fishbase (http://www,fishbase,org/
search,php), Cập nhật ngày 04/06/2012.
GISD, 2012.Global invasive database (http://
www,issg,org/database/welcome/), Cập nhật ngày
12/06/2012.
http://m,baoangiang,com,vn/
newsdetails/1247ECEFDDCC/Xuat_hien_nhieu_
ca_lau_kieng_cuoi_mua_lu,aspx (18/12/2013).
Key to the Species of  Pterygoplichthys  by J,W,
Armbruster and L,M, Page (partially modified
from Weber, 1992), http://www,auburn,edu/
academic/science_math/res_area/loricariid/fish_
key/pterygo/pterygo,html.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016

23


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2


DISTRIBUTION AND ABUNDANCE OF SUCKER FISH (Pterygoplichthys
disjunctivus) IN INLAND WATER BODIES OF THE MEKONG DELTA
Nguyen Nguyen Du1*
ABSTRACT
Sucker fish (Pterygoplichthys disjunctivus) is considered as one of invasive species and being
widely found in various inland water bodies in the Mekong Delta. The study on distribution and
abundance of this exotic species was carried out from September 2012 to June 2013. Fish sampling
were taken by trawl net and seine net in various types of habitats such as: rivers, canals and other
natural swamps in An Giang, Dong Thap, Can Tho and Hau Giang provinces. According to local
fishers, sucker fish has been commonly recorded in natural habitats since 2001 in the Mekong
Delta and the fish population is seriously increasing in wild water bodies for the time being. The
occurrence frequency of sucker fish catch is observed to be highest in natural swamps, then river
mainstreams and canals. In connection with abundance, the fish catch accounts for 0.82% in fish
number and 4.64% in total yield, whereas it has the highest production in natural swamps (CPUE=
13+2 individual/100m2 and 178.34+22.95 g/100m2). The study has shown that the sucker fish is
widely distributed in various habitats of the Mekong Delta now. Although it is being recorded to
be rather low in abundance but this invasive species needs to be further researched and controlled.
Keywords: sucker mouth fish, Pterygoplichthys disjunctivus, distribution, abundance, Mekong
Delta.

Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Niên
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015

1. Department of Fisheries ecology and Aquatic resources, Research Institute for Aquaculture No.2
* Email:

24


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016



×