Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.09 KB, 15 trang )

ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT
NAM, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM
Sự phát triển của khu vực tư nhân được thể hiện qua 4 mặt: số lượng doanh
nghiệp tư nhân đăng ký ngày càng nhiều, sự đóng góp của khu vực này vào tổng
sản phẩm trong nước, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp và giải quyết
việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam thì nhỏ nhưng giá trị tổng sản
phẩm khu vực này vẫn tiếp tục tăng qua các năm, sự gia tăng tỷ trọng của khu
vực tư nhân chỉ thấp hơn tốc độ tăng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài –
khu vực kinh tế có nhiều ưu đãi nhất hiện nay - trong cơ cấu tổng sản phẩm.
Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Chỉ tiêu GDP SXCN GDP SXCN GDP SXCN
Tổng số 100,00 100,0 100,00 100,0 100,00 100,0
Khu vực NN 38,38 31,5 39,08 29,4 39,10 27,4
Khu vực tập thể 7,99 0,6 7,49 0,4 7,09 0,4
Khu vực tư nhân 8,30 16,7 8,23 18,4 8,49 20,4
Khu vực cá thể 31,57 9,7 30,73 8,7 30,19 8,2
Khu vực FDI 13,76 41,5 14,47 43,1 15,13 43,6
(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Nhìn vào bảng trên ta thấy với một tỉ trọng nhỏ thứ hai trong cơ cấu tỉ trọng
GDP nhưng khu vực tư nhân đã tạo ra lượng giá trị sản xuất công nghiệp
đứng hàng thứ ba. Trong khi tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở các khu
vực Nhà nước, tập thể và cá thể có sự giảm xuất hoặc ổn định thì tỉ trọng
của khu vực tư nhân tăng liên tục và tốc độ tăng còn nhanh hơn tốc độ tăng
của khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Năm 2004, tỉ trọng công
nghiệp của khu vực này là 20,4% tăng thêm 3,7% tỉ trọng so với năm 2002,
trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng có 2,1%,


khu vực nhà nước giảm 4,1%, khu vực tập thể giảm 0,2%, khu vực cá thể
giảm 1,5% về tỉ trọng công nghiệp.
Bảng 3: CƠ CẤU SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ SỐ LAO ĐỘNG
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: %
Năm 2002 2003 2004
Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp
Lao
động
Doanh
nghiệp
Lao
động
Doanh
nghiệp
Lao
động
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Doanh nghiệp NN 8,53 48,52 6,73 43,77 5,01 38,99
DN ngoài NN 87,80 36,64 89,60 39,61 91,55 42,90
Tập thể 6,52 3,43 5,76 3,11 5,83 2,74
Tư nhân 39,41 7,29 35,62 7,31 32,67 7,49
Công ty hợp danh 0,04 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01
Công ty TNHH 37,33 19,81 41,89 22,09 44,59 24,15
Công ty CP 4,5
6,10
6,31
7,10

8,43
8,52
Doanh nghiệp FDI 3,67 14,84 3,67 16,62 3,44 18,11
(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 2005, Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Sự phát triển của khu vực tư nhân còn được hỗ trợ bởi Luật Doanh nghiệp
năm 2000. Số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân hiện gia tăng nhanh chóng
hàng năm, số lượng doanh nghiệp hiện có năm 2004 gấp 2 lần số lượng doanh
nghiệp năm 2000 (Phụ lục 1) và chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu tỷ
trọng doanh nghiệp ở nước ta. Trong tỷ trọng các doanh nghiệp thuộc khu vực
này thì doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH là chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy
nhiên ta thấy tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân giảm và ngược lại công ty TNHH
lại tăng qua các năm. Điều này thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của các doanh
nghiệp trong điều kiện cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng phải nói đến sự tăng trưởng
đều đặn của công ty cổ phần tuy chúng chiếm chưa tới 10% tổng số lượng các
doanh nghiệp. Trong xu thế hợp tác, xã hội hoá và cổ phần hóa thì công ty cổ
phần sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.
Bên cạnh sự phát triển về số lượng, khu vực doanh nghiệp tư nhân còn đóng
vai trò là kênh tạo việc làm có hiệu quả cho xã hội. Khả năng tạo việc làm của
doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng thần kỳ. Năm 2000 khu vực này thu hút
hơn 850.000 công nhân chiếm 24,28% tổng số lao động cả nước, trong khi đó khu
vực doanh nghiệp nhà nước đạt tỉ lệ là 59,05%. Đến năm 2004 khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước đã tạo ra hơn 2.317.000 việc làm tương đương 40,16%
tổng số lao động cả nước, qua mặt khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành khu
vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất trong nền kinh tế.
4.2 KHU VỰC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng doanh nghiệp có qui mô
vừa và nhỏ chiếm phần lớn và có vị trí chi phối trong khu vực doanh nghiệp tư
nhân. Những đặc tính chủ yếu của khu vực doanh nghiệp tư nhân tại vùng này
gồm 3 đặc điểm: thứ nhất là đa phần doanh nghiệp có cơ chế quản trị không minh

bạch, thứ hai là có giới hạn về vốn, lĩnh vực hoạt động và trang thiết bị sản xuất,
thứ ba là thiếu sự ổn định trong hoạt động.
Cũng theo nguồn số liệu thống kê trên, sự phân bố số lượng các doanh
nghiệp tư nhân tại các tỉnh không đồng đều nhau trong những năm gần đây. Phần
đông doanh nghiệp chủ chốt thì tập trung hầu hết ở Cần Thơ, tiếp theo đó là Kiên
Giang, Cà Mau và Long An. Khi sắp xếp những doanh nghiệp này theo khu vực
địa lý thì chúng ta được 03 nhóm tương ứng với 03 đặc tính lĩnh vực hoạt động
chủ yếu của từng nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm Cà Mau, Kiên Giang, An Giang
và Sóc Trăng, đây là nhóm có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp
nghề cá và các loài thủy hải sản. Số lượng doanh nghiệp tư nhân tại đây tăng gấp
đôi trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2003. Thành phố Cần Thơ với đặc
tính là vùng trung tâm của đồng bằng nên nó có mối liên hệ với nhiều nhóm.
Những doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ nhận được nhiều lợi ích từ
sự phát triển của những lân cận, những doanh nghiệp này đóng vai trò là nơi dự
trữ nhiều loại nguyên vật liệu, cung cấp những tiến bộ công nghệ và cung cấp
những lĩnh vực dịch vụ cho cả vùng. Nhóm thứ hai bao gồm các tỉnh Long An,
Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long đang có sự phát triển liên tục về số lượng
doanh nghiệp đăng ký mới kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. Tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng này vẫn còn thấp hơn nhóm thứ nhất. Những doanh nghiệp tại
đây có lợi thế là những nơi nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh và có cơ sở hạ tầng
khá tốt (chủ yếu là hệ thống giao thống vận tải) khi so sánh với những vùng khác
của đồng bằng. Những doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm này chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, chẳng hạn như chế biến
gạo, chế tạo và buôn bán máy móc hoặc xây dựng. Sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân tại đây có nét tương đồng với sự phát triển của những doanh nghiệp tư
nhân tại Bình Dương và Đồng Nai (Bình Dương và Đồng Nai là hai điển hình
thành công với mô hình phát triển kinh tế với vai trò là vệ tinh của Thành phố Hồ
Chí Minh). Nhóm thứ ba là bốn tỉnh bao gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và
Hậu Giang. Những doanh nghiệp ở đây thì nhỏ bé và thể hiện xu thế tốc độ phát
triển chậm hơn các khu vực khác. Những tỉnh này có những điều kiện bất lợi về

điều kiện tự nhiên cũng như cơ sở hạ tầng.
4.3 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀO NỀN KINH
TẾ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Khi xem xét vai trò của kinh tế tư nhân trong nền công nghiệp. Kinh tế tư
nhân đóng một vai trò quan trọng để khuyến khích chuyển đổi cấu trúc nền kinh
tế như là một phần của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nó giúp xác
định và sắp xếp trật tự của lĩnh vực cộng nghiệp so với lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2000, giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 9.037,1
tỷ VND chiếm hơn 38,73% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng. Năm
2004, con số này tăng lên 20.622,4 tỷ tương đương hơn một nửa giá trị sản lượng
công nghiệp toàn vùng đồng bằng. Xét về khu vực kinh tế tư nhân, trong năm
2002, khu vực kinh tế tư nhân đã vượt qua khu vực kinh tế nhà nước trong tỷ
trọng sản lượng công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực
này trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng tăng từ 38,73% (năm
2000) lên đến 46,30% (năm 2004). Sự đóng góp này đến từ tất cả các thành phần
của kinh tế tư nhân, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quyết
định trong khu vực kinh tế này.
Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐVT: %
Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004
Toàn vùng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Khu vực kinh tế địa phương 85,71 84,16 84,25 84,36 85,84
DN nhà nước 46,98 44,88 43,64 41,20 39,54
DN ngoài nhà nước 38,73 39,28 40,61 43,16 46,30
Khu vực FDI 14,28 15,84 15,75 15,64 14,16
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2005)
Tốc độ phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phần vào sự
tăng trưởng của vùng. Bảng 2 thể hiện tốc độ phát triển trung bình trong giai
đoạn 2000 – 2004 của ngành công nghiệp là 16,5%. Tốc độ tăng trưởng này gấp

đôi tốc độ phát triển trung trình của giai đoạn 1996 – 1999. Xu hướng này ngụ ý
rằng tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này là kết quả của hàng loạt doanh
nghiệp mới được thành lập và /hoặc những doanh nghiệp đang tồn tại mở rộng
hoạt động của họ sau khi Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống (tham khảo phụ
lục 1)
4.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.4.1 Mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào kinh tế
Tại Đồng bằng Thành phố Cần Thơ, khu vực kinh tế tư có vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế đó là sản lượng công nghiệp, thương mại dịch vụ và tạo công
ăn việc làm. Thứ nhất, khu vực kinh tế này đóng góp vào sản lượng công nghiệp
cao hơn khu vực kinh tế nhà nước ví dụ như chế biến gạo, thủy sản và chế biến
cá. Thứ hai, kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ở địa phương, là nhân tố quan trọng đóng góp không
nhỏ cho giá trị sản xuất và xuất khẩu của địa phương. Thêm vào đó, khả năng tạo
công ăn việc làm của doanh nghiệp tư nhân là rất lớn và trở thành một trong
những kênh tạo việc làm chính.
Bảng 5: TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1. Khu vực Nhà nước
41,08 42,44 38,15 36,74 30,16 27,75
2. Khu vực tập thể
2,16 1,65 1,61 1,69 1,73 1,17
3. Khu vực cá thể
28,21 34,86 36,53 32,03 35,03 36,05
4. Khu vực Tư nhân

14,30 15,32 17,97 22,97 27,94 30,83
5. Khu vực FDI
3,94 4,72 3,61 3,31 3,19 2,90
(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005)
Như đã nói ở chương giới thiệu Thành phố Cần Thơ, thành phố này có tốc
độ phát triển GDP trung bình là hơn 18%/năm trong giai đoạn 2000 – 2005. Sự
phát triển đó nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế mà trong đó sự đóng góp
của khu vực tư nhân là không nhỏ. Trong giai đoạn 2000 – 2005, đánh dấu sự lớn
mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà trong đó khu vực tư nhân là nổi

×