Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kết quả ban đầu sinh sản nhân tạo cá trà sóc (Probarbus jullieni Sauvage, 1880)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.58 KB, 12 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

KẾT QUẢ BAN ĐẦU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRÀ SÓC
(Probarbus jullieni Sauvage, 1880)
Thi Thanh Vinh1* và Phạm Cử Thiện2
TĨM TẮT
Cá trà sóc (Probarbus jullieni Sauvage, 1880) được ghi vào sách đỏ về động vật bị đe dọa ở mức độ
nguy cấp. Cá được thu thập từ tự nhiên vào nuôi lưu giữ trong ao vào năm 2005. Năm 2011 bắt đầu
nghiên cứu cho cá sinh sản. Nuôi vỗ trong ao đất tỷ lệ thành thục đạt 60,3% khi nuôi bằng thức ăn
viên và chất bổ sung (dầu mực, vitamin và khoáng). Khi nuôi vỗ bằng thức ăn viên, thịt ốc bươu và
chất bổ sung (dầu mực, vitamin và khoáng) tỷ lệ thành thục tăng lên 64,6%. Cá trà sóc thành thục
từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, mùa vụ cá sinh sản tập trung trong tháng 11 và 12. Độ
tuổi thành thục lần đầu của cá trà sóc đực ở tuổi 4+, cá cái 5+. Hệ số thành thục cá cái đạt 7,2-7,8%,
sức sinh sản tương đối đạt 23.810 trứng/kg cá cái và sức sinh sản tuyệt đối đạt 102.387 trứng/cá cái
(cá có trọng lượng 4,3 kg). Khi thành thục, trứng có đường kính 2,05 ± 0,16 mm. Dùng LH-RHa +
DOM + não thùy hoặc HCG + não thùy kích thích cá cái rụng trứng đạt trên 50%. Tỷ lệ trứng thụ
tinh đạt cao nhất là 59,2%, tỷ lệ nở 13,9% và tỷ lệ sống cá bột là 71%. Ương cá trà sóc 20-25 ngày
trong bể ở mật độ 500 con/m2, 1.000 con/m2 và 1.500 con/m2 đạt tỷ lệ sống lần lượt là 65,5%, 63,5
% và 55 %. Ương cá trà sóc trong ao đất 60 ngày tuổi tăng trưởng trung bình đạt 0,13 g/ngày, trọng
lượng trung bình 5,33 g/con.
Từ khóa: Probarbus jullieni, sinh sản nhân tạo, kích dục tố, ương cá giống, tỷ lệ sống.

I. GIỚI THIỆU
Cá trà sóc có tên khoa học là Probarbus jullieni Sauvage, 1880. Ba loài thuộc giống Probarbus (P. jullieni; P. labeaminor; Probarbus
spp) đều được ghi vào sách đỏ của IUCN về
động vật bị đe dọa. Kể từ năm 2000, P. Jullieni
được phân hạng nâng lên mức độ nguy cấp và
đã được ghi trong phụ lục 1 của Công ước buôn
bán quốc tế những lồi hoang dã có nguy cơ
(CITES). Hiện chúng là một trong những lồi cá
q của sơng Mekong và là loài “Đầu tàu” của


khu vực (Mattson và ctv., 2002).
Cá trà sóc là đối tượng có nguy cơ tuyệt
chủng lớn trong danh sách ban hành của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn năm 2008.

Về góc độ bảo tồn, cá trà sóc đang được chú
trọng và là một trong những nguồn gen được
bảo tồn lưu giữ tại Trung tâm Quốc gia Giống
thủy sản nước ngọt Nam bộ.
Trên thế giới, cá trà sóc được kích thích
sinh sản nhằm mục đích nghiên cứu và phục
hồi nguồn lợi. Ở Việt nam, cá trà sóc chưa được
kích thích sinh sản nên khơng có con giống phục
vụ nghiên cứu cũng như nghề nuôi. Nghiên cứu
sinh sản là phương pháp góp phần bảo vệ cá trà
sóc tuyệt chủng và làm đa dạng sinh học giống
loài cá nước ngọt Nam bộ, tiến đến tạo ra con
giống chủ động phục vụ cho nghề nuôi.

Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
* Email:
2
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

17



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Nghiên cứu nhằm thực hiện 02 mục tiêu:
• Sinh sản nhân tạo cá trà sóc thành cơng và
xây dụng quy trình sản xuất giống
• Bảo vệ lồi cá trà sóc khỏi nguy cơ tuyệt
chủng, khai thác và phát triển nguồn gen
phục vụ nuôi trồng thủy sản
Để thực hiện được những mục tiêu này ni
vỗ cá bố mẹ thành thục trong ao và kích thích
cá bố mẹ sinh sản nhân tạo đã được nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
- Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại
Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nước ngọt
Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang.
- Thời gian: từ tháng 9 năm 2011 đến tháng
2 năm 2015.
2.2. Vật liệu
Đàn cá nghiên cứu gồm có 102 con được
thu gom từ tự nhiên về nuôi lưu giữ trong ao tại
Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nước ngọt
Nam bộ.
Vật liệu phục vụ sinh sản: chất kích thích
cá sinh sản (HCG, não thùy, LH-RHa, DOM),
nước cất, ống kim tiêm, lưới bắt cá, bể cá đẻ,
bể ấp trứng cá, khay, thau, vợt, vv.... Hóa chất:
formol, dung dịch Bouin, dung dịch Davidson,
cồn 96%, thuốc gây mê (Ethylen glycol monphenyl ether), dung dịch đẳng trương (Ringer
Lactate Aguettant) nồng độ NaCl 0,6%, v.v….

Dụng cụ dùng kiểm tra môi trường: máy đo ôxy
hiệu 315i, máy đo pH nước hiệu 315i (Đức sản
xuất), máy đo NH3 cầm tay, nhiệt kế thủy ngân.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Bố trí ao ni
- Đàn cá bố mẹ được chọn ni có tuổi ≥ 4
tuổi, trọng lượng 2,9-6,7 kg/con. Mật độ nuôi vỗ
18

1 con/50 m2 ao. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ từ
tháng 4 - 12 hàng năm.
- Ao ni vỗ cá bố mẹ: ao đất có diện tích
5.000 m2, sâu 1,5- 2,0m, ao được chia làm 2
phần bằng nhau và bố trí ni theo 2 nghiệm
thức khác nhau về thành phần thức ăn.
Thí nghiệm 1 (TN1):
Cho cá ăn thức ăn viên cơng nghiệp có
thành phần đạm 40%, béo 8%. Từ tháng 4 - 8
ni vỗ tích cực cho cá ăn 3 – 4% trọng lượng
thân, tháng 9 trở đi nuôi vỗ thành thục, cho cá
ăn thức ăn viên 1 – 2% trọng lượng thân, bổ
sung dầu mực (3% tổng lượng thức ăn viên) và
premix (0,5% tổng lượng thức ăn viên).
Thí nghiệm 2 (TN2):
Cho cá ăn với liều lượng và thành phần như
thí nghiệm 1, ngồi ra cịn cho thêm thịt ốc bươu
bằng 20 % tổng lượng thức ăn cho cá.
Cả 2 thí nghiệm đều cho cá ăn 2 lần trong
ngày vào lúc 8 giờ sáng và 5 giờ chiều, buổi

chiều lượng thức ăn chiếm 2/3 tổng lượng thức
ăn trong ngày.
Chăm sóc, quản lý cá bố mẹ
Thường xuyên theo dõi hoạt động sống,
hoạt động bắt mồi của cá. Kiểm tra ngoại ký
sinh trùng ký sinh trên thân và mang định kỳ
mỗi tháng (kiểm tra từ 5-7 cá thể) kết hợp nghiên cứu sinh học. Từ tháng 6-8, kiểm tra nội
ký sinh trong thịt (3-6 cá thể). Khi phát hiện
cá nhiễm ký sinh tùy mức độ cảm nhiễm có kế
hoạch xử lý kịp thời.
Theo dõi môi trường nước ao nuôi
Trong thời gian nuôi vỗ nước ao được
thay 2 lần/tháng. Lượng nước thay bằng 20
- 30% lượng nước ao, đến giai đoạn ni vỗ
thành thục thì vận hành thêm máy bơm vào
ban đêm từ 5 giờ chiều đến 6 giờ sáng để tạo
dịng chảy bổ sung ơxy và kích thích cá thành
thục nhanh hơn.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Các chỉ tiêu mơi trường nước: Nhiệt độ,
oxy hịa tan, pH được kiểm tra mỗi ngày 2 lần
lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều, NH3 và NO2 mỗi
tuần kiểm tra 1 ngày (2 lần/ngày lúc 6 giờ sáng
và 2 giờ chiều). Thông qua kết quả đo đạc, kịp
thời điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước
trong giới hạn cho phép để nuôi vỗ cá bố mẹ.

2.3.2. Kích thích cá bố mẹ sinh sản
2.3.2.1. Chọn cá sinh sản
- Cá cái: Dựa vào giai đoạn thành thục của
tế bào trứng, độ đồng đều của tế bào trứng, mức
độ lệch của nhân tế bào trứng, kích thước của
trứng và màu sắc của trứng và kết hợp kiểm tra
ngoại hính như: bụng to, độ căng và mềm của
bụng để đánh giá mức độ thành thục của cá cái.
- Cá đực chọn tham gia sinh sản bằng
phương pháp vuốt nhẹ lườn bụng về lỗ sinh dục
và có tinh dịch chảy ra. Nếu tinh sánh đặc có
màu trắng đục là cá thành thục tốt.
2.3.2.2. Kích thích cá sinh sản
- Kích thích cá sinh sản 2 đợt, mỗi đợt 1 - 2
cặp cá bố mẹ. Cá bố mẹ sau khi kiểm tra đạt yêu
cầu về độ chín muồi sinh dục, cá được tiêm một
số chất kích thích sinh sản (KTSS) gồm: HCG,
LH-RHa + DOM và não thùy thể (PG) để thăm
dò hiệu ứng của việc phối hợp chất KTSS đến
quá trình rụng trứng và ảnh hưởng của chúng
đến các chỉ tiêu: tỷ lệ cá rụng trứng, tỷ lệ trứng
thụ tinh, tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ sống cá bột.
Cá cái: Áp dụng 2 nghiệm thức phối hợp
chất KTSS bằng cách tiêm 2 lần cách nhau 7
- 8 giờ.
+ Nghiệm thức 1 (LH-RHa + DOM +
PG): Lần 1 tiêm 0,5 mg PG/kg, lần 2 tiêm 100
µg LH-RHa + 10 - 15 mg DOM/kg.
+ Nghiệm thức 2 (HCG + PG): Lần 1 tiêm
0,5 mg PG/kg, lần 2 tiêm 2.000 IU HCG/kg.

Cá đực: Tiêm 1 lần cùng với thời gian tiêm
lần 2 ở cá cái với cùng loại chất KTSS bằng ½
liều tiêm cá cái.

Sau thời gian tiêm quyết định 6 giờ, tiến hành
kiểm tra cá cái, nếu cá rụng trứng thì vuốt trứng
và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo.
2.3.2.3. Thụ tinh và ấp trứng
Thụ tinh:
+ Tinh không để lẫn với nước, pha loãng
10 lần với nước muối sinh lý (0,9%) sau đó bảo
quản ở nhiệt độ 4 - 50C để hạn chế tinh trùng
vận động và kéo dài tuổi thọ của tinh trùng.
+ Trứng được thu vào thau nhựa không để
lẫn với nước. Cho dung dịch tinh pha loãng vào
trứng chứa trong thau với liều 1 ml dung dịch
tinh/10g trứng, dùng lông vũ khuấy đều vài giây
rồi cho nước sạch vào từ từ để tinh trùng vận
động và thụ tinh với trứng.
Ấp trứng: Trứng sau khi thụ tinh được
ấp trong bình Weiss 6 lít được thay đổi nước
liên tục. Mật độ trứng ấp 30.000 trứng/lít. Số
trứng được định lượng bằng phương pháp
trọng lượng.
2.3.3. Ương cá giống
2.3.3.1. Ương cá bột đến cá hương 21 ngày
tuổi trên bể
Chuẩn bị dụng cụ và nước
Bể ương được ngâm trong dung dịch
chlorine (nồng độ 100 ppm) trong 1 giờ, sau đó

phơi trong nắng 1 ngày và giữ trong mát 3 ngày.
Nước được xử lý bằng chlorine (nồng độ 100
ppm) sục khí liên tục trong 3 ngày. Cho nước đã
được xử lý vào bể đủ 100 lít, đặt bể trong nhà
có lưới che để ổn định nhiệt độ và chắn giữ địch
hại xâm nhập, mỗi bể được lắp 1 viên đá bọt cỡ
trung bình để sủi khí nhẹ vừa đủ.
Thả cá bột
Thí nghiệm 3 mật độ khác nhau: 500; 1.000
và 1.500 con/m3. Môi trường trong bể giữ cá
bột và trong bể ương cá tương tự nhau. Cá bột 3
ngày tuổi có chiều dài 1,1 mm. Cá bột được thả
lúc trời mát.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

19


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Quản lý chăm sóc

Thả cá

Trong 10 ngày đầu cho cá ăn 3 lần/ngày,
7 giờ sáng cho cá ăn Moina (hoặc Artemia) và
thức ăn bột mịn, 2 giờ chiều cho cá ăn Moina
(hoặc Artemia) và lòng đỏ trứng, 8 giờ tối cho
cá ăn Moina (hoặc Artemia) và thức ăn bột mịn.
Ngày thứ 11 trở đi cho cá ăn 2 lần/ngày. Moina

(hoặc Artemia) cho vào bể ương đạt mật độ ≥ 2
con /ml, lòng đỏ trứng cho ăn với liều 10 g/bể/
ngày và thức ăn bột mịn 100 g/bể/ngày trong
10 ngày đầu, những ngày tiếp theo chỉ cho ăn
thức ăn viên mảnh theo khả năng sử dụng của
cá. Theo dõi môi trường nước: Nhiệt độ và pH
được kiểm tra mỗi ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và
2 giờ chiều, DO và NH3-N mỗi tuần kiểm tra 2
lần trong ngày (lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều).
Nước được cấp mỗi ngày để bù lượng nước mất
đi, 10 ngày thay 70% lượng nước trong bể từ
nguồn nước đã xử lý.
Kiểm tra tăng trưởng về trọng lượng và
chiều dài 10 ngày/lần cùng thời điểm thay nước.
Mỗi nhóm mật độ ni thu 3 mẫu từ 10 – 30
con/mẫu.

Cá hương 21 ngày tuổi, trọng lượng trung
bình 0,1 – 0,15 g/con, chiều dài 2,0 – 2,9 mm/
con. Mật độ thả 50 con/m 2 ao. Cá bột được thả
lúc trời mát.
Quản lý chăm sóc
Cho cá ăn 2 lần trong ngày lúc 7 - 8 giờ
sáng và 4 - 5 giờ chiều. Khẩu phần cho cá ăn
bằng 10% trọng lượng thân. Theo dõi môi
trường nước: Nhiệt độ và pH được kiểm tra mỗi
ngày 2 lần lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều, DO
và NH3-N mỗi tuần kiểm tra 2 lần trong ngày
(lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều). Nước được cấp
đủ độ sâu trước khi thả cá và được cấp bổ sung

khi độ sâu nước giảm. Kiểm tra tăng trưởng về
trọng lượng và chiều dài 10 ngày/lần, mỗi lần
thu 30 mẫu.
Thu hoạch
Sau 40 ngày thu hoạch tồn bộ. Tính tỷ lệ
sống và tăng trưởng.
III. KẾT QUẢ
3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục

Thu hoạch
Sau 20 ngày thu hoạch toàn bộ 27 bể ương.
Tính tỷ lệ sống và tăng trưởng cho mỗi bể riêng
biệt. Cá thu hoạch xong được chuyển xuống ao
đất ngay để ương giai đoạn tiếp theo lên cá giống.
2.3.3.2. Ương cá hương đến cá giống 35
ngày tuổi trong ao đất
Chuẩn bị ao ương
Tát cạn ao, xử lý thuốc diệt cua, ốc là ký
chủ mang mầm bệnh, bón vôi Ca(OH)2 với liều
8 kg/100 m2, phơi nắng 2 - 3 ngày. Cho nước vào

3.1.1. Biến động các yếu tố mơi trường
nước trong q trình ni vỗ
Trong thời gian ni vỗ định kỳ kiểm tra
môi trường nước thông qua đo đạt (Bảng 1).
Giá trị pH đo được trong suốt thời gian ni
biến động khơng lớn và trung bình buổi sáng
7,5±0,2, buổi chiều 8,3±0,1 thích hợp cho sự
phát triển và thành thục của cá. DO trung bình
trong ao vào buổi sáng 4,14±0,46 mg/l, buổi

chiều 6,33±0,33 mg/l. NH3-N trong ao nuôi vỗ
trung bình ≤ 1 mg/lít là hồn tồn thích hợp cho
cá nuôi.

qua lưới lọc đến khi độ sâu mực nước đạt 1,2 m.
20

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 1: Các yếu tố mơi trường nước trung bình các tháng ni vỗ
Nhiệt độ (0C)

pH

DO (mg/l)

NH3 (mg/l)

NO2 (mg/l)

Tháng
nuôi

Sáng

Chiều

Sáng


Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

5

29,0

31,6

7,4

8,2

4,1

6,1

0,09


0,12

0,13

0,13

6

28,7

31,1

7,6

8,4

3,4

6,4

0,08

0,08

0,13

0,13

7


28,7

31,1

7,6

8,2

3,9

7,1

0,09

0,08

0,15

0,10

8

28,6

31,5

7,4

8,1


4,1

6,2

0,06

0,06

0,13

0,10

9

28,2

30,4

7,3

8,2

4,6

6,2

0,08

0,09


0,12

0,12

10

29,2

31,9

7,9

8,5

4,9

6,2

0,10

0,13

0,13

0,15

11

29,1


31,4

7,5

8,3

4,5

6,2

0,11

0,17

0,10

0,08

TB

28,8

31,3

7,5

8,3

4,1


6,3

0,09

0,10

0,13

0,11

±0,4

±0,5

±0,2

±0,1

±0,5

±0,3

±0,02

±0,04

±0,01

±0,02


3.1.2. Sự thành thục sinh dục của cá
Mùa vụ thành thục
Mùa vụ thành thục của cá trà sóc (Hình
1) cho thấy từ khi ni vỗ tháng 4 đến tháng
8, buồng trứng cá cái chỉ nằm ở giai đoạn II.
Tháng 9 có 12,5% số cá cái có buồng trứng
phát triển đến đầu giai đoạn III (nỗn bào
phase 4), tháng 10 có 41,4% buồng trứng phát
triển đến giai đoạn III-IV và tăng lên 55,5%
vào tháng 11. Cá có buồng trứng phát triển
đến giai đoạn III-IV cao nhất vào tháng 12 là
61,3% và giảm dần đến tháng 1 năm sau cịn
34,5%. Đến tháng 2 khơng cịn cá có tuyến
sinh dục giai đoạn III-IV, tất cả cá cái tuyến
sinh dục trở về giai đoạn II và kết thúc mùa vụ
cá thành thục. Đánh giá thành thục theo tế bào
trứng: chưa có nỗn hồng (chưa thành thục)
và có nỗn hồng (thành thục).

Hình 1. Sự thành thục cá cái qua các tháng
+ Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu
Cá đực thành thục lần đầu có trọng lượng ≥
3,2 kg/ con và cá cái là ≥ 4,3 kg/con. Tuổi thành
thục lần đầu là 4+ đối với cá đực và 5+ đối với
cá cái.
Bảng 2: Tuổi và trọng lượng cá trà sóc
thành thục
Tuổi thành
Trọng lượng thành

thục lần đầu
thục lần đầu (kg)
Nguồn
(năm)
Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái
Nhóm
4+
5+
≥ 3,2
≥ 4,3
nghiên cứu
Rodrarung
+
+
5
5
2-7
5-10
và Jensirisak (1990)

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

21


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2


+ Tỉ lệ cá thành thục


Bảng 3: Tỷ lệ cá trà sóc thành thục

Năm

2013

2014

NT1 (thức ăn viên và
chất bổ sung)

NT2 (thức ăn viên, thức ăn tươi
và chất bổ sung)

27,8
50,0

37,0
71,4

38,9b

54,2b

65,0
55,6

66,7
62,5


60,3a

64,6a

Cá cái thành thục (%)
Cá đực thành thục (%)
Cá cái và đực
thành thục (%)
Cá cái thành thục (%)
Cá đực thành thục (%)
Cá cái & đực
thành thục (%)

Ghi chú: Cá cái thành thục tuyến sinh dục giai đoạn III trở lên (có nỗn hồng), cá đực thành
thục vuốt có tinh chảy ra.
+ Hệ số thành thục
Bảng 4: Hệ số thành thục cá trà sóc cái
Giai đoạn tuyến sinh dục

Hệ số thành thục (%)

Trọng lượng cá (kg)

III

0,46 - 0,76

3,2 - 3,7

IV


7,2 - 7,8

4,3-4,5

+ Sức sinh sản (SSS) tương đối và tuyệt đối
Bảng 5: Sức sinh sản cá trà sóc và một số lồi cá khác
Lồi cá

SSS tương đối
(trứng/kg cá cái)

SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)

Trọng lượng
(kg)

Nguồn

Cá trà sóc

23.810

102.387

4,3

Nhóm nghiên cứu


Cá hơ

21.056

1.059.118

18,6

Huỳnh Hữu Ngãi (2006)

Cá cóc

64.670

149.980

2,7

Phạm Văn Khánh (2004)

3.2. Kích thích cá sinh sản
Cho cá sinh sản nhân tạo bằng phương
pháp vuốt trứng. Tỷ lệ cá rụng trứng ở hai
nghiệm thức ≥50%, tỷ lệ thụ tinh và nở ở
nghiệm thức 2 cao hơn nghiệm thức 1 và có
ý nghĩa thống kê. Ở nhiệt độ nước ổn định từ
27-290C quá trình phát triển phơi của trứng
kéo dài 38-47 giờ.
Hình 2: Thu trứng cá cái
22


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.3. Ương cá giống
Tăng trưởng cá giống được trình bày trong
Hình 3.
Theo bảng 6, tăng trưởng của cá tỷ lệ
nghịch với mật độ, ở mật độ 500 và 1.000
con/m 3 khơng có sự khác biệt về thống kê
(p>0,05), nhưng lại có sự khác biệt về thống
kê ở mật độ 1.500 con/m 3 với hai mật độ
cịn lại (p<0,05).

Hình 3: Tăng trưởng về trọng lượng
theo thời gian
Bảng 6: Tăng trưởng cá hương
Nghiệm thức 500 con/m3

Nghiệm thức 1.000 con/m3

Nghiệm thức 1.500 con/m3

Trọng lượng
(g)

Chiều dài
(cm)


Trọng lượng
(g)

Chiều dài
(cm)

Trọng lượng
(g)

Chiều dài
(cm)

0,15a ± 0,02

2,29 ± 0,15

0,13a±0,02

2,12±0,18

0,10b±0,03

2,01±0,21

Bảng 7: Tỷ lệ sống cá hương
Nghiệm thức 500 con/m3

Nghiệm thức 1.000 con/m3

Nghiệm thức 1.500 con/m3


65,5a ± 8,9

63,5a ± 9,7

55,0a ± 10,2

Tỷ lệ sống cá tăng lên khi mật độ ương giảm
xuống (Bảng 7). Mật độ ương 1.000 con/m3 có
tỷ lệ sống cao nhất là 63,5% và mật độ 1.500
con/m3 có tỷ lệ sống thấp nhất là 55 %, nhưng
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Ương cá trà sóc trong ao, tỷ lệ sống đạt từ
60,4 - 89%. Tỷ lệ sống đạt khá cao so với một
số loài cá bản địa khác.
IV. THẢO LUẬN
4.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục
4.1.1. Biến động các yếu tố mơi trường
nước trong q trình ni vỗ
Theo Trương Quốc Phú (2003), pH thích
hợp cho các lồi cá nuôi là 6,5-9, giá trị pH
trong suốt thời gian ni nằm trong khoảng
thích hợp (Bảng 1).

Hình 4: Cá trà sóc giống 65 ngày tuổi

Hàm lượng ơxy hịa tan (DO) là yếu tố
rất quan trọng trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ, DO


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

23


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
trong ao ni thấp không những tác động đến
hoạt động sống của cá mà còn ảnh hưởng đến
sự thành thục sinh dục. Theo Nguyễn Văn Kiểm
(2004), DO trong nước thích hợp cho thành thục
cá bố mẹ là 3-4 mg/lít. Sự biến động DO sáng
và chiều do sự tiêu thụ ôxy vào ban đêm của
thực vật thủy sinh từ q trình hơ hấp, ban ngày
DO tăng lên nhờ quá trình quang hợp của thực
vật thủy sinh thải ra ôxy. Sự biến động DO trong
ao ni khơng nhiều có thể do ao có mặt thống
tương đối rộng và gió nhiều nên mặt ao ln có
sóng nhỏ giúp oxy hịa tan vào nước nhiều hơn.
Ngồi ra, trong ao có bố trí hệ thống phun nước
liên tục ban đêm để tăng lượng oxy hịa tan vào
nước. Vì vậy hàm lượng oxy hịa tan trong nước
ao ni vỗ luôn đảm bảo cho sự sống và thành
thục tốt của cá.
Mơi trường nước có nhiều vật chất hữu
cơ sẽ làm NO2 cao do biến đổi theo chu trình
chuyển hố Nitơ. Đạm là thành phần dinh
dưỡng giúp sinh vật thuỷ sinh vật phát triển, khi
đạm tồn tại ở dạng NO2 cao trong nước khơng
thích hợp và ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, sinh
trưởng đối với thủy sinh vật. NO2 được xem là

một loại khí độc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
của thủy sinh vật. Có những nhân tố sau đây
ảnh hưởng đến độ độc của nitrite gồm pH, hàm
lượng oxy hịa tan, kích cỡ cá, tình trạng dinh
dưỡng,… (Dương Nhật Long, 2013). Kết quả
khảo sát và phân tích NO2 trong ao ni ln <
0,2 mg/lít, đây là giới hạn rất thích hợp cho mơi
trường ni vỗ cá bố mẹ. Theo Trương Quốc
Phú (2005), NO2< 0,5 mg/lít là phù hợp cho cá.
Hàm lượng NH3-N được sinh ra trong ao
chủ yếu do sự phân hủy chất thải ra từ cá, thức
ăn thừa và xác tảo chết. Những thành phần
này bổ sung rất nhiều muối dinh dưỡng cho ao
nuôi, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều khí
độc (trong đó có NH3). Theo Trương Quốc Phú
(2005), trong ao hàm lượng NH3-N> 1 mg/lít
là khơng thích hợp cho các lồi cá ni. Theo
24

Nguyễn Đình Trung (2002), khi tổng NH3 lên
đến 0,5 ppm cần phải thay nước để giảm lượng
chất hữu cơ trong ao. Giá trị NH3-N có tăng lên
theo thời gian ni là do sự tích tụ và phân hủy
thức ăn thừa, chất thải từ cá, xác tảo chết,…
trong ao càng nhiều theo thời gian nuôi. Sự biến
động NH3-N không lớn và trong giới hạn cho
phép nuôi cá.
4.1.2. Sự thành thục sinh dục của cá
So với mùa vụ sinh sản các loài cá khác
ở ĐBSCL, cá trà sóc thành thục muộn hơn và

khoảng thời gian thành thục ngắn.Trong cùng
điều kiện nhân tạo kết quả nghiên cứu của Thi
Thanh Vinh (2012, 2013) và kết quả nghiên cứu
của Rodrarung và Ensirisak (1990) cá trà sóc
đực có tuổi thành thục lần đầu khác nhau, nhưng
trọng lượng gần bằng nhau. Trong khi đó ở cá
cái tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu theo
chiều ngược lại. Hai kết quả nghiên cứu trên
khơng nói đến nguồn gốc và điều kiện sống
của cá nên có thể là nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự khác nhau về tuổi và trọng lượng thành
thục lần đầu.
Tỉ lệ cá trà sóc cái và đực thành thục đạt
trên 55% (Hình 1). Năm 2013, cá cái có tỷ lệ
thành thục thấp hơn cá đực, năm 2014 cái lại
có tỷ lệ thành thục thấp hơn cá đực. Có thể tuổi
thành thục lần đầu cá đực thấp hơn cá cái nên
năm 2013 phần lớn cá đực đạt tuổi thành thục
lần đầu. Điều này cũng phù hợp với một số tác
giả đã nhận định. Thành phần thức ăn nuôi vỗ
ảnh hưởng đến tỷ lệ cá thành thục. Khi nuôi vỗ
cá bố mẹ cho ăn cùng khẩu phần thức ăn nhưng
thành phần khác nhau sẽ cho tỷ lệ cá thành thục
khác nhau. Thịt ốc được thay thế trong thành
phần thức ăn ni vỗ cho thấy có sự khác biệt
về tỷ lệ thành thục giữa 2 nghiệm thức, nhưng
lại khơng có ý nghĩa về thống kê. Amatyakul
(1995) phân tích dạ dày ở cá trà sóc kích thước
80 cm có nhiều ốc, hai mảnh vỏ, ơng cho rằng
đây là lồi cá ăn tạp với thức ăn ưa thích là động


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
vật thân mềm. Vì vậy ốc là thành phần thức ăn
rất cần cho nhu cầu dinh dưỡng cá bố mẹ và có
ý ảnh hưởng đến tỷ lệ cá thành thục.
Cá bố mẹ được tập hợp có kích thước khác
nhau nên trong đàn có một số cá chưa đạt tuổi
và trọng lượng thành thục lần đầu (>4 tuổi). Một
số cá vừa đạt tuổi và trọng lượng thành thục lần
đầu (>4 tuổi), tuyến sinh dục phát triển đến giai
đoạn III và dừng lại, nên hệ số thành thục rất
thấp (0,46-0,75%). Một số cá đạt tuổi và trọng
lượng thành thục lần đầu (>5 tuổi),tuyến sinh
dục phát triển đến giai đoạn IV, hệ số thành
thục cao hơn(7,2-7,8%). Cũng gần giống những
kết quả nghiên cứu khác. Theo Rodrarung và
Jensirisak (1990) cá trà sóc thành thục >5 tuổi,
khi đó cá đực có trọng lượng 2-7 kg và cá cái
trọng lượng 5-10 kg/con.

Sức sinh sản tuyệt đối cá trà sóc từ 68.230102.387 trứng/cá cái. Trong cùng điều kiện
sống, cá trà sóc có sức sinh sản khác nhau ở
những cá thể có trọng lượng và tuổi khác nhau.
Sức sinh sản thể hiện đặc điểm sinh sản của
giống loài, tùy đặc điểm sinh học từng loài cá
mà sức sinh sản cao hoặc thấp, thường ở những
cá sinh sản khơng chăm sóc con thì sức sinh sản

tuyệt đối cao hơn cá sinh sản chăm sóc, giữ con
khi cùng trọng lượng. Về sức sinh sản tương
đối cá trà sóc cao hơn cá hơ khơng nhiều
nhưng thấp hơn nhiều so với cá cóc.
4.2. Kích thích cá sinh sản
Đến nay chưa tìm thấy dấu hiệu nào để
phân biệt cá trà sóc đực và cá cái rõ ràng. Đến
mùa sinh sản có thể phân biệt cá đực và cá cái
như sau: Cá đực thân thon và dài, lỗ sinh dục
nhỏ, đường dẫn ống sinh dục nông và hẹp,
vuốt ở lườn bụng có tinh chảy ra. Cá cái bụng
to, lỗ sinh dục lớn, đường dẫn ống sinh dục
sâu và rộng. Cá thành thục dùng que lấy được
tế bào trứng.
Vẫn chưa có tài liệu nào nói về ảnh hưởng
mơi trường đến q trình phát triển phơi của

trứng. Theo Cacot (2008), nghiên cứu trứng cá
trà sóc nở sau thời gian thụ tinh 42 giờ ở nhiệt
độ nước 22-28°C. Nhiệt độ là yếu tố môi trường
cần thiết đối với đời sống thuỷ sinh vật vì cá là
động vật biến nhiệt. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực
tiếp đến các q trình sống của cá như: q trình
trao đổi chất, hơ hấp, sinh trưởng, cường độ bắt
mồi, vv…
pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với động vật thủy
sản. Đối với cá việc tăng hay giảm pH sẽ làm
thay đổi độ thẩm thấu của tế bào không có lợi
cho cá và ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ

sống, sinh sản và dinh dưỡng. Cá sống trong
môi trường pH quá thấp hay quá cao đều sẽ làm
chậm sự phát dục, hoặc làm cho cá khơng đẻ
hay đẻ ít. Trương Quốc Phú (2003) nhận định
pH thích hợp cho các lồi cá ni là 6,5-9. Các
giá trị pH đo được trong suốt thời gian ương
biến động pH không lớn, trung bình buổi sáng
7,7±0,1, buổi chiều 8,1±0,12 ở chỉ số pH như
trên là thích hợp cho sự phát triển của cá.
4.3. Ương cá giống
Hàm lượng ơxy hịa tan (DO) là yếu tố rất
quan trọng trong ao nuôi, DO trong ao nuôi
thấp không những tác động đến hoạt động sống
của cá mà còn ảnh hưởng đến sự thành thục
sinh dục. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), DO
trong nước thích hợp cho các lồi cá ni từ
3-4 mg/lít. DO nước buổi sáng và chiều trong
ao ương từ 6,7-7,9 mg/l là rất tốt để cho cá
hương phát triển.
Cá trà sóc ương 40 ngày tuổi (tính từ cá
hương) tăng trưởng nhanh dần theo thời gian,
từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40 cá tăng trưởng
nhanh hơn. Trọng lượng trung bình qua 2 đợt
ương khi thu hoạch là 5,4 g/con và 5,6 g/con. Sự
khác nhau về trọng lượng cá thu hoạch khơng
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Cá trà sóc ương trong ao được gây thức ăn
tự nhiên (Moina) và cung cấp đủ thức ăn cơng

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


25


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nghiệp (42% đạm) nên không chỉ cá lớn nhanh
mà tỷ lệ sống cũng đạt cao (>50%). Tỷ lệ sống
cá trà sóc cũng giống như cá cóc là 50,0-58,1%
(Phạm Văn Khánh, 2004), cá hơ 54,8% (Huỳnh
Hữu Ngãi, 2008).
V. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
- Tuổi ảnh hưởng đến sự thành thục của
cá. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ nên chọn cá đực
tuổi 4+ trọng lượng ≥2,9 kg, cá cái tuổi 5+,
trọng lượng ≥4,3 kg. Nuôi vỗ trong ao mùa
vụ cá thành thục từ tháng 9 đến tháng 1 năm
sau. Tỷ lệ cá thành thục đạt cao nhất từ tháng
11-12, khoảng thời gian này cũng là thời điểm
cá sinh sản.
- Nuôi vỗ cá bố mẹ bằng thức ăn viên cơng
nghiệp (40% đạm và 8% béo) và khống (0,5%
tổng thức ăn) và dầu mực (3% tổng thức ăn) có
bổ sung thịt ốc bươu (20% tổng thức ăn). Cá
bố mẹ thành thục đạt 64,6% và tốt hơn nuôi vỗ
không có thịt ốc bươu.
- Chọn cá cái sinh sản có đường kính trứng
>2 mm. Cá cái thành thục được kích thích bằng
0,5 mg PG và 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM /


kg cho tỷ kệ cá rụng trứng cao hơn dùng 0,5 mg
PG và 2.000 IU HCG/kg.
- Buồng trứng cá cái ở giai đoạn IV có hệ số
thành thục 7,2%, sức sinh sản tương đối và tuyệt
đối đạt cao nhất là 23.810 trứng/kg cá cái và
102.387 trứng/cá cái (cá trọng lượng 4.300g).
- Ương cá trà sóc 20 ngày trong bể mật độ
ương 1.000 con/m3 cho ăn tổ hợp thức ăn (Moina + lòng đỏ trứng gà + thức ăn bột mịn) là thích
hợp nhất. Ương cá trà sóc từ hương 25 ngày tuổi
lên giống 60 ngày tuổi trong ao ở mật độ 50 con/
m3, tỷ lệ sống đạt 60,4-88,9%, trọng lượng 5,45,6 g/con.
5.2 Đề xuất
- Nghiên cứu thêm các yếu tố dinh dưỡng
(thức ăn theo giai đoạn nuôi) và mơi trường
(thủy lý hóa, dịng chảy) ảnh hưởng đến sự
thành thục cá bố mẹ nhằm nâng cao các chỉ số
sinh sản của cá như tỷ lệ thành thục, hệ số thành
thục và sức sinh sản để xây dựng qui trình ni
vỗ cá bố mẹ hồn thiện hơn.
- Cần nghiên cứu thêm các thí nghiệm ương
cá hương lên cá giống ở nhiều mật độ và thức ăn
khác nhau để xây dựng được quy trình ương cá
trà sóc hồn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tây nguyên, 2009. Đánh
giá các loài (loài bản địa và các loài khác) gắn với
nhu cầu sản xuất trong tương lai nhằm đa dạng
giống loài thủy sản ở tỉnh Đắk Lắk, 95 trang.

Dương Nhật Long, 2013. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
giống nhân tạo cá heo (Botiamodesta bleeker,
1865) ở tỉnh An Giang, 87 trang.
Đặng Văn Trường, Hoàng Quang Bảo, Phạm Đình
Khơi và Thi Thanh Vinh, 2005. Sinh sản nhân tạo
và ương nuôi cá mè hôi (Osteochilus melanopleurus). Tuyển tập Nghề cá sông Cửu long. Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, NXB Nơng
nghiệp, 544 trang.

26

Hồng Quang Bảo, Phạm Đình Khơi, Thi Thanh Vinh
và Đặng Văn Trường, 2005. Sinh sản nhân tạo cá
chài (Leptobarbus hoevenii). Tuyển tập Nghề cá
sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản 2. NXB Nông nghiệp, 544 trang.
Huỳnh Hữu Ngãi, 2006. Thuần dưỡng, tái tạo và phát
triển cá hô (Catlotcarpio siamensis). Báo cáo
khoa học - Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản
2, 30 trang.
Pravdin, I.F., 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá. NXB
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Phạm Thị Minh Giang dịch, 276 trang.
Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện,
Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN 2
các lồi cá nước ngọt Nam Bộ, Nhà Xuất bản

Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 350 trang.
MRC, 2005. Phân bố và sinh thái một số lồi cá sơng
quan trọng ở hạ lưu sơng Mekong,120 trang.
Nguyễn Đình Trung, 2002. Giáo trình Quản lý chất
lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Đại học Nha
Trang, 102 trang.
Nguyễn Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ
sở Khoa học và kỹ thuật sản xuất giống cá. NXB
Nông nghiệp TPHCM, 215 trang.
Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất
giống. Trường Đại học Cần Thơ, 23 trang.
Phạm Văn Khánh, Đặng Văn Trường, Thi Thanh Vinh,
Phạm Đình Khơi, Nguyễn Thị Rô, Nguyễn Thị
Hồng Vân và Nguyễn Tường Anh, 2004. Sinh
sản nhân tạo cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos,
Bleecker, 1850). Tuyển tập nghề cá sông Cửu
long, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 143 trang.
Trương Quốc Phú, 2003. Quản lý chất lượng nước
trong ao nuôi cá nước ngọt. NXB nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, 177 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1982. Định
loại cá nước ngọt. Đại Học Cần Thơ, 361 trang.
Thi Thanh Vinh, Đặng Văn Trường, Hoàng Quang Bảo
và Phạm Đình Khơi, 2005. Kết quả sinh sản nhân
tạo và ương nuôi cá duồng (Cirrhinus microlepis).
Tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long. Viện Nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản 2. NXB Nông nghiệp, 544
trang.
Thi Thanh Vinh, 2008. Một số đặc điểm sinh học và
bước đầu sinh sản nhân tạo cá hô. Luận văn tốt

nghiệp cao học. Trường Đại học Cần thơ, 59 trang.
Thi Thanh Vinh, 2011. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gien và
giống thủy sản nước ngọt. Báo cáo tổng kết đề tài
năm Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, 22
trang.

Thi Thanh Vinh, 2012. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gien và
giồng thủy sản nước ngọt. Báo cáo tổng kết đề tài
năm Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, 21
trang.
Tài liệu tiếng nước ngoài
Cacot, P., 2008. Domestication of the indigenous fish
species in Laos, CIRAD-Aquaculture Unit and
NAFRI-LARReC project.Activity report 15 Jan
08. Trial on the reproduction of the carp Pa-eun
Probarbus jullieni with fish breeders collected
from the Mekong River at the Don Kho Island
(Dec. 07), 45 p.
Mattson, N.S., Buakhamvongsa, K., Sukumasavin, N.,
Tuan, N., Vibol, O., 2002. Cambodia Mekong giant fish species: on their management and biology.
MRC Technical Paper No. 3, Mekong River Commission, Phnom Penh. pp. 29. ISSN: 1683-1489.
Rainboth, W.J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Indentification Field Guide
For Fisheries Purpose . Roma, FAO, 265, 49 p.
Rodrarung, D., Janesirisak, S., 1990. Induced spawning
of earthen pond reared Jullien carp. In: Annual
Report 1990, pp. 114-117.
Nongkai Inland Fisheries Station. Udonthani Inland
Fisheries Development Center, Inland Fisheries
Division, Department of Fisheries, Ministry of
Agriculture and Cooperatives, Nongkai, Thailand.

Sukumasvavin, N., 2006. Studies on breeding and genetic diversity of an endangered cyprinids of the
Mêkông river, seven - line barb probarbus jullieni.
Tohoku university, 179 p.
Fishbase, 2015. Probarbus&speciesname= jullieni. Probarbus jullieni, http://www.
fishbase.org (truy cập ngày 01/02/2015).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015

27


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2

PREMILINARY RESULTS OF INDUCED SPAWNING OF
Probarbus jullieni Sauvage, 1880
Thi Thanh Vinh1*, Pham Cu Thien2


ABSTRACT
Probarbus jullieni is one of the critically endangered fish species recorded in the red book. The
research fish was collected from the natural water bodies and cultured in the earthen ponds in 2005.
The study on induced spawning started in 2011. Broodstock matured at 60.3% when conditioning
in the earthen pond by feeding on pelleted feed and the supplements such as squid oil, vitamin and
mineral. The matured rate reached 64.6% when adding snail flesh into the feed formula during
broodstock conditioning. Probarbus jullieni matured in the period of October to January and the
main spawning season was in November and December. The first maturation was at the age of 4+
for male and 5+ for female. The mature index of female was at 7.2-7.8%, the relative fecundity was
23,810 eggs/ kg and the absolute fecundity was 102,387 eggs (the weight of female was 4.3kg).
The diameter of egg reached 2.05± 0.16 mm. The spawning rate was over 50% when injecting
LH-RHa+DOM+ PG or HCG+PG. The highest fertilization rate was 59.2%, hatchling rate at 13.9%

and the survival rate of fry at 71.0%. Nursing of Probarbus jullieni in 20-25 days in the cement tank
at the density of 500, 1,000 and 1,500 inds/m2 got the survival rate at 65.5%, 63.5% and 55.0%,
respectively. Nursing Probarbus jullieni in 60 days in the earthen pond had the average growth rate
at 0.13g/day and the average weight at 5.33g/fish.
Keywords: Probarbus jullieni, induced spawning, gonadotropin hormone, nursing, survival rate.

Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 29/5/2015
Ngày thông qua phản biện: 10/6/2015
Ngày duyệt đăng: 15/6/2015

National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture – Research Institute for Aquaculture No2.
* Email:
2
Research Institute for Aquaculture No 2.
1

28

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 5 - THÁNG 6/2015



×