Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cải tiến quy trình đực hóa cá rô phi (Oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17α - Methyltestosterone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.23 KB, 14 trang )

CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐỰC HĨA CÁ RƠ PHI (Oreochromis niloticus)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM TRONG NƯỚC CÓ PHA
HORMONE 17α-METHYLTESTOSTERONE
ThS. Vũ Cơng Tâm1, Nguyễn Đức Trường2
Tóm tắt: Cá rơ phi là một trong năm đối tượng nuôi chủ lực của Việt
Nam, nhu cầu về nguồn giống chất lượng tốt, số lượng lớn đặt ra rất cấp bách.
Cá rơ phi đực có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn hẳn cá rô phi cái.
Nhiều nghiên cứu chuyển giới tính cá rơ phi thành cá rơ phi tồn đực (đực
hóa) đã được áp dụng tại Việt Nam như cơng nghệ đực hóa cá rô phi bằng
phương pháp cho cá bột ăn thức ăn trộn hormone 17α-Methyltestosterone (MT)
trong 21 ngày tuổi; công nghệ đực hóa cá rơ phi bằng phương pháp ngâm cá bột
trong nước có pha MT. Tuy nhiên các cơng nghệ này chưa đáp ứng được thực tế
sản xuất hàng hóa. Vấn đề đặt ra là cần phải cải tiến công nghệ đực hóa cá rơ phi
bằng phương pháp ngâm trong nước có pha MT để tăng hiệu quả sản xuất đáp
ứng nhu cầu con giống của thị trường. Nghiên cứu cải tiến quy trình đực hóa các
rơ phi, trong đó mật độ ngâm cá bột được tăng lên gấp đôi, nồng độ MT tăng 1,5
lần, thời gian ngâm giảm xuống còn 1 giờ trong điều kiện ổn định nhiệt độ 32oC.
Kết quả nghiên cứu đã nâng tỷ lệ cá đực lên 94,7 %, gần bằng tỉ lệ đực
trung bình của phương pháp cho ăn thức ăn trộn MT liên tục trong 21 ngày
(95%). So với những phương pháp trước đây, phương pháp này đã rút ngắn quy
trình thực hiện, giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ sống, đồng thời nâng cao sản
lượng và chất lượng cá giống.
Từ khóa: Cá rơ phi, đực hóa, ngâm cá bột.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tôm sú, tôm chân trắng, cá tra và nhuyễn thể, cá rô phi được coi
là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường
nội địa mà còn để xuất khẩu. Bởi vậy, nhu cầu về nguồn giống chất lượng tốt, số
lượng lớn đặt ra rất cấp bách.

1
2



Khoa Thủy sản – Trường Đại học Hạ Long
Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh
1


Cá rơ phi đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn cá
cái. Từ đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất giống cá rơ phi đơn tính
đực bằng cách chuyển giới tính con cái thành con đực (cịn gọi là đực hóa) với
mong muốn đạt tỉ lệ gần như tuyệt đối (100% cá đực). Cá rơ phi đơn tính đực
khơng sinh sản, khơng tạo ra đàn cá con cạnh tranh thức ăn và môi trường sống
với đàn cá nuôi thương phẩm, làm tăng rõ rệt hiệu quả nuôi cá rô phi thương
phẩm.
Cá rô phi có q trình biệt hóa giới tính đặc biệt, lợi dụng đặc điểm này,
các nhà khoa học đã dùng hormone sinh dục đực để tác động lên quá trình biệt
hóa giới tính theo chiều hướng biệt hóa giới tính đực để thu được thế hệ con
toàn đực. Thời điểm biệt hóa giới tính chưa được xác định chính xác. Qua
nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng: cứ cho cá ăn thức ăn trộn
hormone sinh dục đực trong vòng 21 ngày tuổi là thu được đàn con có tỷ lệ đực
cao nhất. Nội dung của phương pháp này gồm các bước: Thu trứng trong miệng
cá mẹ bằng phương pháp thủ công - Ấp trứng trên khay trong 4 - 5 ngày chuyển sang ương 21 ngày trong giai trước khi chuyển đến tay người nuôi.
Phương pháp này, tuy cho tỉ lệ cá rô phi đực cao, trung bình 95% nhưng hạn chế
là phải thường xuyên thu trứng cá trong miệng cá mẹ, ảnh hưởng đến sức sinh
sản của cá bố mẹ; cách thức tiến hành phức tạp, dẫn đến chi phí nhân cơng cao,
chi phí thức ăn, hormone lớn, cá chậm lớn, tỉ lệ sống thấp do phải ương trong
giai đến 21 ngày tuổi, thời gian sản xuất dài, sản lượng giống thấp, không phù
hợp với phương thức sản xuất hàng hóa.
Một số nghiên cứu nhằm cải tiến phương pháp dùng hormone qua đường
thức ăn gây tốn kém thời gian và tiền bạc đã được thực hiện. Trong đó có
phương pháp ngâm cá con trong nước có pha hormone 17α-Methyltestosterone.

Một số cơng trình trước đây cho thấy, mật độ cá khi xử lý còn khá thấp (60 con/l
của Lê Ngọc Thảo, 2008) hay phải xử lý nhiều lần trên cùng một đàn cá, việc
ngâm được thực hiện trong những dụng cụ chứa nước lớn, chiếm diện tích và
cần sử dụng điện để sục khí (Lê Ngọc Thảo, 2008), thời gian xử lý dài (2-9
ngày) và sử dụng nhiều MT (5, 10 mg/l) (Lê Văn Thắng và Phạm Anh Tuấn,
2000). Cơng trình của Nguyễn Tường Anh (khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự
nhiên Tp.HCM) đã nâng cao mật độ xử lý lên 500 con/lít, tỉ lệ sống đạt cao
(100% sau ngâm 2 giờ và 95,89% sau khi ương nuôi 90 ngày sau khi nở). Tuy
nhiên, mật độ xử lý 500 con/lít vẫn cịn thấp so với khả năng ứng dụng vào thực
tiễn, tỉ lệ đực đạt được không cao, trung bình 84,44 - 86,67%.

2


Do đó khơng thể sản xuất đàn cá rơ phi 100% đực cho dù áp dụng các
phương pháp riêng lẻ hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Trong thực tế
sản xuất, một giải pháp đơn giản, hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cao, đạt tỷ
lệ đực tương đối cao sẽ được lựa chọn.
Có thể thấy, phương pháp đực hóa cá rơ phi bằng cách ngâm trong túi PE
chứa nước pha hormone 17α-Methyltestosterone có bơm oxy là một đề xuất tốt nếu
cải thiện được tỷ lệ đực lên gần 95% và nâng cao hiệu quả ngâm bằng cách tăng
mật độ ngâm để giảm chi phí hormone.
Tăng mật độ ngâm: Bơm oxy và lắc túi có thể đảm bảo cho cá bột khơng
bị chết bởi vì MT làm cản trở oxy hòa tan trong nước. Lắc túi làm tăng khả năng
hòa tan oxy trong nước giống như khi vận chuyển cá giống có bơm oxy, nếu
khơng lắc túi thì dù có bơm oxy, cá giống cũng vẫn sẽ bị chết. Do vậy, có thể
tăng mật độ ngâm cá lên nếu giảm được thời gian ngâm và lắc túi thường xuyên.
Như vậy, vấn đề còn phải giải quyết là tăng tỷ lệ đực hóa lên gần 95%.
Khi steroid (MT) tiếp xúc với tế bào thì do màng tế bào có cấu tạo là lipid
nên steroid (MT) dễ dàng đi xuyên qua màng tế bào để vào tế bào, vào hệ tuần

hoàn và cả cơ thể cá. Trong hệ tuần hoàn steroid (MT) liên kết với protein
chuyên chở (Carrier protein) nên có thể đi khắp nơi. Ngồi ra, steroid có khả
năng liên kết khơng đặc hiệu với protein nên có thể được giữ lại trong những mơ
có protein của cá. Hơn nữa, sự liên kết của steroid (MT) với lipid, protein xảy ra
ngay trong những giây tiếp xúc đầu tiên. Vì thế, khi ngâm cá trong nước có pha
steroid (MT) thì chỉ cần một thời gian ngắn là steroid đã xâm nhập vào cơ thể
cá. Nó được tích lũy trong cơ thể cá, chờ đến khi biệt hoá tuyến sinh dục thì liên
kết với thụ thể và phát huy hiệu quả.
Cũng như testosteron, MT là steroid có khả năng đi xuyên màng tế bào và
tác dụng lên ADN (một đoạn nhiễm sắc thể trong nhân tế bào). Trong quá trình
biệt hóa giới tính, MT đã làm tác động theo hướng biệt hóa giới tính đực thay vì
biệt hóa giới tính cái.
Như vậy, thời gian ngâm cá con không quan trọng, có thể giảm xuống 1
giờ, mấu chốt là lượng hormone ngấm qua màng tế bào vào cơ thể cá phải đủ để
đạt hiệu quả cao trong q trình biệt hóa giới tính.
Một trong những yếu tố quan trọng để quá trình sinh hóa xảy ra nhanh,
mạnh đó là nhiệt độ và nồng độ. Có thể tăng nồng độ hormone và nhiệt độ lên
một giá trị thích hợp để tăng hiệu quả đực hóa vì cá rơ phi là lồi rộng nhiệt, có
thể chịu được ngưỡng nhiệt độ dao động từ 11 – 42 oC (Balarin, J. D., R.D.
Haller,1982).

3


Chúng tôi đã tăng nồng độ MT lên gấp 1,5 lần so với nồng độ MT sử
dụng trong công nghệ của Nguyễn Tường Anh, đồng thời thí nghiệm ở các mật
độ ngâm cá bột và nhiệt độ khác nhau để tìm ra nghiệm thức tối ưu.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chuẩn bị vật liệu
Cá con được thu hoạch tại ao ghép cặp cá bố mẹ cho sinh sản tự nhiên

trong ao. Hàng ngày, thu cá con trong giai đoạn 8-14 ngày tuổi sau nở (Hình 1).
Thời gian thu hoạch vào sáng sớm và chiều tối.
Đẻ

Nở

14 ngày sau khi nở

Biết ăn

Ngâm 1h trong dung dịch MT

21 ngày xử lý bằng cách cho ăn thức ăn trộn MT

4


0

1-2

3

4-9

10

11-16

17


18

19-30

31 32

Hình 1: Thời điểm thu cá và thời gian ngâm trong dung dịch MT
Các vật liệu khác bao gồm túi PE kích thước 110x60 cm, dây cao su buộc
miệng túi, bình oxy, bể xi măng chứa nước nâng nhiệt, heater nâng nhiệt, cân kỹ
thuật, hormone 17α-Methyltestosterone, cồn 96o.
2.2. Phương pháp ngâm
Chuẩn bị dung dịch MT: Pha A mg MT trong 1 lít cồn, nồng độ a mg/ml.
Chuẩn bị túi PE kích thước 110 cm x 60 cm, cho 10 lít nước sạch vào túi,
thêm 10.000 cá bột (8-14 ngày tuổi), thêm 50 ml cồn MT, bơm 25 lít oxy
(khuấy, đuổi khơng khí khỏi túi trước khi bơm oxy), buộc chặt túi (túi căng
trịn), tính giờ (lắc thường xun túi), sau 1 giờ thả cá ra ao hoặc bể ương ni
(cho nước vào túi để cá thốt ra từ từ).
Cá sau khi ngâm, được chuyển ra ương trong ao đất, trong giai hoặc trong
bể lọc sinh học cho ăn thức ăn không trộn hormone, làm cho cá con tăng trưởng
nhanh, tỉ lệ sống cao, giảm thời gian có thể xuất bán cá giống ra thị trường
(không cần phải chờ cho ăn đủ 21 ngày bằng thức ăn trộn hormone).
2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tìm ra nhiệt độ và mật độ tối đa khi ngâm cá
bột trong nước có pha hormone.
Một trong những trở ngại của việc tăng nồng độ hormone, tăng nhiệt độ là
khả năng hòa tan oxy trong nước giảm, tăng mật độ cá là tăng mức tiêu hao oxy,
ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột.
Thí nghiệm tăng nồng độ hormone lên 1,5 lần so với công nghệ của
Nguyễn Tường Anh. Tăng nhiệt độ ngâm hormone lên trên nhiệt độ nước cao

nhất trong năm. Cần tìm ra ngưỡng nhiệt độ và mật độ thích hợp để đảm bảo cá
bột sau khi ngâm trong 1 giờ, tỷ lệ sống đạt 100%.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
Dùng heater nâng nhiệt ở 3 bể nước, bể 1 duy trì nhiệt độ 30 oC, bể 2 duy
trì nhiệt độ 32oC, bể 3 duy trì nhiệt độ 34oC.

5


Thu cá bột dưới 14 ngày tuổi sau nở, ngâm trong nước có pha hormone.
Cá bột được đóng túi PE có bơm oxy, thể tích nước mỗi túi 5 lít nước, bơm 12,5
lít oxy, đảm bảo túi căng trịn để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Cứ 5
phút quan sát cá trong túi, thời gian ngâm tối đa 1 giờ: (Ghi kết quả quan sát thời
gian xuất hiện cá bột chết trong túi theo bảng sau).
Thông số kỹ thuật

Ghi thời gian xuất hiện
có cá bột chết trong túi

STT

Túi

1

1

30

500


2

2

30

750

3

3

30

1.000

4

4

30

1.250

5

5

32


500

6

6

32

750

7

7

32

1.000

8

8

32

1.250

9

9


34

500

10

10

34

750

11

11

34

1.000

12

12

34

1.250

Nhiệt độ (oC)


Mật độ
(con/lít)

6


Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến hiệu quả đực hóa.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
Dùng heater nâng nhiệt ở 2 bể nước, bể 1 duy trì nhiệt độ 30 oC, bể 2 duy
trì nhiệt độ 32oC, bể 3 nhiệt độ nước bình thường 28oC.
Thu cá bột dưới 14 ngày tuổi sau nở, ngâm trong nước có pha hormone.
Cá bột được đóng túi PE có bơm oxy, thể tích nước mỗi túi 5 lít nước, bơm 12,5
lít oxy, đảm bảo túi căng trịn để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
Cứ 5 phút lắc túi 1 lần để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Ngâm
trong 1 giờ, rồi đưa cá ra ương trong giai, sau thời gian 2,5 tháng, kiểm tra giới
tính sớm để tính tồn kết quả và ghi vào bảng sau:

STT

Túi

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

1a
1b
1c
1d
1e
1f
2a
2b
2c
2d
2e
2f
3a
3b
3c
3d
3e
3f


Thơng số kỹ thuật
Nhiệt
Mật độ
độ
(con/lít)
(oC)
30
500
30
500
30
500
30
1.000
30
1.000
30
1.000
32
500
32
500
32
500
32
1.000
32
1.000
32
1.000

28
500
28
500
28
500
28
1.000
28
1.000
28
1.000

Tỷ lệ
đực
(%)

7

Tỷ lệ đực trung bình (%)
(Dựa vào kết quả kiểm tra giưới
tính sớm sau 2,5 tháng ương)


2.4. Phương pháp kiểm tra giới tính sớm
Mục đích: Kiểm tra giới tính sớm để biết được tỷ lệ đực của cá giống.
Dụng cụ bao gồm 1 kính hiển vi có độ phóng đại x 40, 1 bộ đồ giải phẫu
cá, 1 hộp lame, các chai lọ giữ mẫu.
Hóa chất bao gồm dung dịch formaline để cố định mẫu, dung dịch acetocarmine (dung dịch carmine bão hòa trong acid acetic 45% dùng để nhuộm mẫu
tươi).

Chuẩn bị dung dịch carmine như sau: Thêm 0,5 g carmine vào 100 ml
acetic acid 45% sau đó đun sơi dung dịch khoảng 2-3 phút rồi để nguội, lọc qua
giấy lọc để loại bỏ cặn.
Có thể xác định giới tính cá khi cá đạt 2,5 tháng tuổi (cỡ 3-4 cm) trên mẫu
tươi hay mẫu cố định trong formaline với số lượng mẫu khảo sát tối thiểu là 100
cá.
Giải phẫu cá và lấy một mảnh tuyến sinh dục đặt trên lame; nhỏ 1 giọt
carmine lên mẫu tuyến sinh dục; dùng một miếng lame khác để nghiền mẫu
tuyến sinh dục; để 1-2 phút và quan sát mẫu dưới kính hiển vi với độ phóng đại
x 40.
Kết quả: Nếu thấy các hạt trứng trịn đều thì đó là tuyến sinh dục cá cái, nếu
mẫu là đồng nhất gồm các hạt nhỏ thì đó là tuyến sinh dục cá đực còn nếu mẫu là
khối đồng nhất gồm các hạt nhỏ có vài hạt trứng nằm lẫn bên trong thì đó là tuyến
sinh dục cá gian tính (cá có cả tế bào sinh dục đực và cái).
3. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả nghiên cứu tìm ra nhiệt độ và mật độ tối đa khi ngâm cá bột
trong nước có pha hormone
Cứ 5 phút quan sát cá trong túi, thời gian ngâm tối đa 1 giờ, thu được kết quả như sau:

8


Thơng số kỹ thuật
STT

Túi

Nhiệt độ

Mật độ


(oC)

(con/lít)

Thời gian
xuất hiện có
cá bột chết

Ghi chú

trong túi

1

1

30

500

K

2

2

30

750


K

3

3

30

1.000

4

4

30

1.250

5

5

32

500

K K: Trong 1 giờ
K khơng có cá bột
K chết trong túi


6

6

32

750

K

7

7

32

1.000

K

8

8

32

1.250

55 phút


9

9

34

500

35 phút

10

10

34

750

30 phút

11

11

34

1.000

25 phút


12

12

34

1.250

25 phút

9


Như vậy, với nồng độ hormone tăng 1,5 lần, nên ngâm với mật độ tối đa
1.000 con/l, nhiệt độ tối đa 32oC.
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ đến hiệu quả
đực hóa
Thí nghiệm được bố trí như sau:
Dùng heater nâng nhiệt ở 2 bể nước, bể 1 duy trì nhiệt độ 30 oC, bể 2 duy
trì nhiệt độ 32oC, bể 3 nhiệt độ nước bình thường 28oC.
Thu cá bột dưới 14 ngày tuổi sau nở, ngâm trong nước có pha hormone
nồng độ tăng 1,5 lần. Cá bột được đóng túi PE có bơm oxy, thể tích nước mỗi túi
5 lít nước, bơm 12,5 lít oxy, đảm bảo túi căng tròn để tăng hàm lượng oxy hòa
tan trong nước.
Cứ 5 phút lắc túi 1 lần để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Ngâm trong 1 giờ, rồi đưa cá ra
ương trong giai, sau thời gian 2,5 tháng, kiểm tra giới tính, kết quả như sau:

STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Túi
1a
1b
1c
1d
1e
1f
2a
2b
2c
2d
2e

2f
3a
3b
3c
3d
3e
3f

Thơng số kỹ thuật
Nhiệt
Mật độ
độ
(con/lít)
(oC)
30
500
30
500
30
500
30
1.000
30
1.000
30
1.000
32
500
32
500

32
500
32
1.000
32
1.000
32
1.000
28
500
28
500
28
500
28
1.000
28
1.000
28
1.000

Tỷ lệ
đực
(%)
92
93
92
92
91
92

95
96
95
95
95
94
90
89
89
88
89
88
10

Tỷ lệ đực
trùng bình
(%)

Ghi chú

92,3 Kiểm tra giới tính:
bắt ngẫu nhiên 100
con/giai ương để
kiểm tra giới tính
91,7 theo phương pháp
kiểm tra giới tính
sớm
95,3

94,7


89,3

88,3


So sánh các trung bình tỉ lệ giới tính đực ở 3 mức nhiệt độ và 2 mức mật độ, được kết quả như
sau:

Tỷ lệ đực trung bình

Nhiệt độ

Mật độ 500 con/l

Mật độ 1000 con/l

Nhiệt độ 30 oC

92,3

91,7

Nhiệt độ 32 oC

95,3

94,7

Nhiệt độ 28 oC


89,3

88,3

Chạy thống kê trên EXCEL: phân tích ANOVA 2 nhân tố nhiệt độ và mật
độ, ta được kết quả như sau:
Anova: Two-Factor Without
Replication
SUMMARY

Count

Sum

Average

Variance

Nhiệt độ 30 oC

2

184

92

0,18

Nhiệt độ 32 oC


2

190

95

0,18

Nhiệt độ 28 oC

2

177,6

88,8

0,5

3

276,9

92,3

9

3

274,7


91,56667

10,25333

df

MS

Mật độ 500
con/l
Mật độ 1000
con/l
ANOVA
Source of
Variation

SS

Rows

38,45333333

2

19,22667

Columns

0,806666667


1

0,806667

Error

0,053333333

2

0,026667

Total

39,31333333

5

11

F

P-value
721 0,001385

F crit
19

30,25 0,031504 18,5128205



Qua bảng phân tích ANOVA ta thấy: Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê
giữa tỷ lệ đực ở các mức nhiệt độ và mật độ khác nhau với mức ý nghĩa (α =
0.05).
Tỷ lệ sống của cá sau 1 giờ ngâm trong túi bơm oxy chứa nước pha MT
đều cho tỷ lệ sống là 100%. Cá sau khi ngâm được ương trong ao đất, tỷ lệ sống
của cá 90 sau khi nở đạt 93 - 95%. Kết quả này cho thấy phương pháp này
không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá bột trong khi ngâm và trong thời gian
ương ở ao.
Khi so sánh tỷ lệ sống của cá với các cơng trình trước đó thì kết quả của
chúng tôi cho tỷ lệ sống cao. Tỉ lệ sống của cách cho cá ăn thức ăn trộn MT liên
tục trong 21 ngày là 69,51 - 83,4% (Nguyễn Văn Tư, 2006), Lê Văn Thắng và
Phạm Anh Tuấn (2000) đực hóa cá bằng cách ngâm nước có pha MT đã thu
được tỷ lệ sống là 68,5-83,3%; Lê Ngọc Thảo (2008) với phương pháp tương tự
cho tỷ lệ sống của cá sau khi ngâm là 97,78-99,02%. Việc đực hóa bằng cách
ngâm phơi (Karayucel et al., 2004) cho tỷ lệ sống sau 2 tháng ương là 80,94%.
Bằng cách ngâm cá bột 8 - 14 ngày tuổi sau khi nở trong túi PE chứa nước
pha MT có bơm oxy thì tỷ lệ đực trung bình là 94,7%. Tỉ lệ đực này gần bằng tỉ
lệ đực trung bình của phương pháp cho ăn thức ăn trộn MT liên tục trong 21
ngày (95%). Điều đó chứng tỏ, phương pháp ngâm cá bột 8 - 14 DPH trong túi
PE chứa nước pha MT có bơm oxy với liều tăng gấp 1,5 lần, mật độ tăng gấp
đôi (1.000con/l), ở nhiệt độ 32oC, lắc túi thường xuyên có tác dụng làm tăng tỷ
lệ cá rô phi đực lên mức cao, có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất hàng hóa, cho
hiệu quả kinh tế cao hơn.
4. KẾT LUẬN
Khi ngâm cá rô phi bột 8-14 ngày tuổi (sau khi nở) ở nhiệt độ 32 oC cho tỉ
lệ đực cao nhất. Tỷ lệ đực trung bình ở mật độ 500 con/l cao hơn tỉ lệ đực trùng
bình ở mật độ 1.000 con/l (95,3% và 94,7%).


12


Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể, trong thực tế sản xuất có thể
chấp nhận tỷ lệ đực 94,7%. Chọn giải pháp tăng nhiệt độ ngâm lên 32oC, nồng
độ hormone tăng 1,5 lần, mật độ 1.000 con/lít và thời gian ngâm 1 giờ để áp
dụng vào sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá,
NXB Nông nghiệp, 238 tr.
2. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh (2011), Sinh sản nhân tạo cá Ứng dụng hormon steroid, NXB Nông nghiệp, 214 tr.
3. Lê Văn Thắng, Phạm Anh Tuấn (2000), Nghiên cứu chuyển giới tính
cá Rơ phi Oreochromis niloticus bằng phương pháp ngâm trong dung dịch
hormon 17α- methyltestosteron. Tuyển tập Báo cáo Khoa học tại Hội thảo tồn
quốc về Ni trồng Thủy sản năm 1998. 114 – 123.
4. Lê Ngọc Thảo, Nguyễn Tường Anh (2007), Đực hóa cá Rơ phi
(Oreochromis niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha 17αmethyltestosteron. Báo cáo Khoa học Khoa Thủy sản lần 3 Đại học Nông Lâm
TP HCM, 12/2007.
5. Nguyễn Văn Tư (2006), Báo cáo Kết quả triển khai Dự án Chuyển
giao công nghệ Sản xuất cá Rơ phi đơn tính đực. 44 tr.
6. Devlin R.H. and Nagahama Y. (2002), “Sex determination and sex
differentiation in fish: an overview of genetic, physiological, and
environmental influences. Aquaculture 208: 191-364.
7. Karayucel I, Ezaz T, Karayucel S, McAndrew B J, Penman D J, 2004.
Evidnence for two unlinked sex reversal loci in the Nile tilapia Oreochromis
niloticus and for kinkage of one of these to the red colour gene> Aquaculture
234 51 –n53.
8.Varadaraj K. and Pandian T.J. (1987), “Masculinization of Oreochromis
mossambicus by the administration of 17α-methyl-5-androsten-3β-diol through
rearing water”, Current Science 56, 67-71.


13


14



×