Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

vấn đề an ninh trật tự tại khu vực làng đại học thủ đức– thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

VẤN ĐỀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI KHU VỰC LÀNG
ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC– THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn

TP. HỒ CHÍ MINH, 4/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

VẤN ĐỀ AN NINH TRẬT TỰ TẠI KHU VỰC LÀNG
ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC– THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Tình
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp: XH10A1, khoa: XHH-CTXH-ĐNA



Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Xã hội học
Người hướng dẫn: Th.s Lê Minh Tiến

TP. HỒ CHÍ MINH, 4/2014


1

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ......................................................................13
1. Bối cảnh vấn đề nghiên cứu ....................................................................................14
2. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................18
3. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................................19
3.1. Ý nghĩa lí luận .....................................................................................................19
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................19
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 20
4.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 20
4.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................20
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 20
6. Khung nghiên cứu ...................................................................................................21
7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................21
7.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................21
7.2. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................... 22
7.3. Dung lượng mẫu..................................................................................................22
7.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 22
8. Cơ sở lý luận .............................................................................................................22
9. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu....................................................................24

9.1 Định lượng và định tính .......................................................................................24
9.2 Kỹ thuật nghiên cứu ............................................................................................. 24
9.3 Khái niệm chính ...................................................................................................24
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..........................................26
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ KHU LÀNG ĐẠI
HỌC QUẬN THỦ ĐỨC - TPHCM ...........................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .....................................................29
2.1. Giới tính ..................................................................................................................29
2.2. Ngành học ...............................................................................................................29
2.3. Khu vực cư trú trước khi vào TP.HCM ..................................................................30
2.4.Nơi ở hiện tại ...........................................................................................................31
2.6. Thời gian cư trú tại LĐH ........................................................................................32
2.7. Mức sống ................................................................................................................32
2.8 Sở hữu tài sản ..........................................................................................................33
3.1. Những vấn đề nổi bậc về ANTT tại LĐH Thủ Đức- TP.HCM hiện nay .........34
3.1.1 Các loại hình gây mất ANTT thường xảy ra tại LĐH ......................................34
3.1.2 Các khu vực thường xuyên mất ANTT tại LĐH ..............................................35
3.1.3 Thời gian thường xảy ra mất ANTT trong LĐH ..............................................36
3.2. Mức độ ANTT tại khu làng đại hoc Thủ Đức – TP.HCM hiện nay ................37
3.2.1 Đánh giá của sinh viên về mức độ ANTT tại LĐH Thủ Đức- TPHCM hiện nay
....................................................................................................................................37
3.2.2 Mức độ ANTT theo các nhóm ..........................................................................38


2

3.2.3 Đánh giá mức độ ANTT với các yếu tố khác. ..................................................41
3.3. Đánh giá về tính hiệu quả của lực lượng bảo đảm ANTT tại khu vực LĐH ..43
3.3.1.Nhận xét về tính hiệu quả của các lực lượng bảo đảm ANTT .......................... 43
3.3.2: Nhận định về tính hiệu quả của lực lượng an ninh và các yếu tố tác động đến

nhận định. ...................................................................................................................44
3.3.3. Nhận định tính hiệu quả của lực lượng an ninh theo các yếu tố ......................45
3.4.Mức độ hài lòng của sinh viên về ANTT tại khu vực LĐH Thủ Đức- TP.HCM
hiện nay. ........................................................................................................................47
3.4.1.Ý kiến mức độ hài lòng về ANTT của sinh viên. .............................................48
3.4.2.Mức độ hài lòng về ANTT theo các biến độc lập .............................................49
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ ĐẾN ĐỜI
SỐNG SINH VIÊN LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC. ..................................................57
4.1. Nhận xét về đối tượng thường xuyên là nạn nhân của các vấn đề mất ANTT.’
.......................................................................................................................................57
4.2. Ảnh hưởng của tình hình ANTT đến các hoạt động của sinh viên. .................60
CHƯƠNG 5: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH AN
NINH TRẬT TỰ TẠI LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC-TP.HCM HIỆN NAY. ........65
5.1 Nguyên nhân dẫn đến cấc vấn đề gây mất ANTT. .............................................65
5.2 Giải pháp từ phía sinh viên...................................................................................68
PHẦN 3: KẾT LUẬN ..................................................................................................71
3.1 Kiểm định giả thiết nghiên cứu ............................................................................71
3.2 Kết luận ..................................................................................................................72
3.3 Kiến nghị ................................................................................................................74
3.4 Hạn chế của đề tài..................................................................................................75
PHẦN 4: PHỤ LỤC .....................................................................................................76
I.Tài liệu tham khảo ....................................................................................................76
II. PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN…………………………………....76
III. PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG ĐÍNH KÈM .............................................................. 86


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: CƠ CẤU NGÀNH HỌC (ĐƠN VỊ %) ......................................................... 29

BẢNG 2: NƠI Ở HIỆN NAY PHÂN THEO GIỚI TÍNH (ĐƠN VỊ %) ...................... 32
BẢNG 3: THỜI GIAN CƯ TRÚ TẠI LĐH (ĐƠN VỊ %) ........................................... 32
BẢNG 4: NHỮNG LOẠI HÌNH MẤT ANTT THƯỜNG XẢY RA TẠI LĐH HIỆN
NAY............................................................................................................................... 34
BẢNG 5: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC KHU VỰC MẤT ANTT ......................... 35
BẢNG 6: THỜI GIAN THƯỜNG XẢY RA MẤT ANTT .......................................... 36
BẢNG 7:MỨC ĐỘ ANTT THEO GIỚI TÍNH, NHĨM CƯ TRÚ, NƠI Ở HIỆN TẠI
VÀ THAM GIA CÁC CÂU LẠC BỘ, NHÓM (ĐƠN VỊ %) ......................................38
BẢNG 8: MỨC ANTT PHÂN THEO CÁC YẾU TỐ ĐỘC LẬP (ĐƠN VỊ %) ....... 441
BẢNG 9: NHẬN ĐỊNH VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH THEO
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG. .........................................................................................44
BẢNG 10: ĐIỂM TRUNG BÌNH NHẬN ĐỊNH VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA LỰC
LƯỢNG AN NINH THEO CÁC NHĨM .....................................................................45
BẢNG 11: ĐIỂM TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ HÀI LỊNG VỀ AN NINH THEO CÁC
BIẾN ĐỘC LẬP. ...........................................................................................................49
BẢNG 12: ĐIỂM TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ HÀI LỊNG VỀ ANTT THEO CÁC
NHẬN ĐỊNH. ................................................................................................................51
BẢNG 13: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC VẤN ĐỀ GÂY MẤT ANTT VỚI MỨC ĐỘ
HÀI LÒNG VỀ ANTT. .................................................................................................53
BẢNG 14: QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ CẬP NHẬT VỀ TÌNH HÌNH AN NINH
QUA CÁC KÊNH THÔNG TIN VỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ANTT. ..................53
BẢNG 15: SO SÁNH MỘT VÀI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VỚI KHU
VỰC TP.HCM. ..............................................................................................................55


4

BẢNG 16: Ý KIẾN VỀ NẠN NHÂN CỦA CÁC LOẠI TỘI PHẠM VỀ ANTT ....... 58
BẢNG 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH VỚI VIỆC
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂ (ĐƠN VỊ %) ..............................................................................61

BẢNG 18: MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HÀNH VI TRONG THỜI GIAN KHƠNG
AN TỒN. ....................................................................................................................63
BẢNG 19: Ý KIẾN VỀ CÁC LÝ DO DẪN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ GÂY MẤT ANTT
TẠI LÀNG ĐH ..............................................................................................................65
BẢNG 21: MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ
ANTT VỚI LÝ DO THIẾU LỰC LƯỢNG AN NINH. ..............................................67
BẢNG 20: MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ ANTT VỚI LÝ DO
QUẢN LÝ TRONG LĐH KÉM HIỆU QUẢ. (ĐƠN VỊ %) .........................................66


5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU GIỚI TÍNH NAM/NỮ (ĐƠN VỊ %) .......................................30
BIỂU ĐỒ 2: KHU VỰC CƯ TRÚ TRƯỚC KHI VÀO TP.HCM(đơn vị )…………..30
BIỂU ĐỒ 3: CƠ CẤU NƠI Ở HIỆN TẠI (ĐƠN VỊ %) ...............................................32
BIỂU ĐỒ 4: CƠ CẤU MỨC SỐNG GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN (ĐƠN VỊ %) .....33
BIỂU ĐỒ 5: CƠ CẤU SỞ HỮU TÀI SẢN (ĐƠN VỊ %) ............................................34
BIỂU ĐỒ 6: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ANTT TẠI LÀNG ĐH THỦ ĐỨC – TP.HCM
HIỆN NAY (ĐƠN VỊ %) .............................................................................................. 38
BIỂU ĐỒ7: MỨC ĐÁNH GIÁ VỀ ANTT THEO SỐ LƯỢNG SỞ HỮU TÀI SẢN
(ĐƠN VỊ %) ..................................................................................................................42
BIỂU ĐỒ 8: MỨC HIỆU QUẢ CỦA LỰC LƯỢNG BẢO ĐẢM AN NINH (ĐƠN VỊ
%)...................................................................................................................................44
BIỂU ĐỒ 9: TỐC ĐỘ LÀM VIỆC CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH (ĐƠN VỊ %) .....47
BIỂU ĐỒ10: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ANTT TẠI LĐH (ĐƠN VỊ %)....................49
BIỂU ĐỒ 11: Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ LÀ NẠN
NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ GÂY MẤT ANTT (ĐƠN VỊ %) ...................................57
BIỂU ĐỒ 12:Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC CĨ TỪNG HAY KHƠNG TỪNG
LÀ NẠN NHÂN CỦA CÁC LOẠI TỘI PHẠM (ĐƠN VỊ %) ....................................59

BIỂU ĐỒ 13: CÁCH XỬ LÝ KHI CĨ TÌNH HUỐNG MẤT AN NINH XẢY RA.
(ĐƠN VỊ %) ..................................................................................................................60
BIỂU ĐỒ 14: Ý KIẾN VỀ THÁI ĐỘ SẴN SÀNG GIÚP ĐỞ NẠN NHÂN (ĐƠN VỊ
%)……………………………………………………………………………..61
BIỂU ĐỒ 15: LÝ DO KHÔNG GIÚP NẠN NHÂN (LƯỢT CHỌN %) ....................62
BIỂU ĐỒ16: Ý KIẾN VỀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH AN NINH TẬT TỰ
TẠI LĐH (ĐƠN VỊ %) .................................................................................................68


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT:

An ninh trật tự

ĐHQG:

Đại học quốc gia

LĐH:

Làng đại học

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


7


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Vấn đề an ninh trật tự tại khu vực làng đại học Thủ Đức– Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay: Thực trạng và giải pháp
- Sinh viên thực hiện:
 Nguyễn Thanh Tình
 Bùi Kiều Minh Triết
- Lớp: XH10A1

Khoa: XHH-CTXH-ĐNA

Năm thứ: 4

Số năm đào

tạo: 4
- Người hướng dẫn: Lê Minh Tiến
2. Mục tiêu đề tài:
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu những nét nổi bật về về tình hình ANTT tại khu vực LĐH Thủ Đức TP.HCM thông qua nhận định của sinh viên đang sinh sống và học tập tại đây. Xác
định đâu là những mối bận tâm và mong đợi của giới sinh viên đang sinh sống tại
nơi đây để nhằm giúp các cơ quan có liên quan xem xét và có những giải pháp
thích hợp nhằm tạo ra một khu vực sống an toàn và lịch sự cho giới sinh viên.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định những vấn đề nổi bật về ANTT tại LĐH Thủ Đức hiện nay;
- Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về mức độ ANTT tại khu làng Đại hoc
TP.HCM hiện nay.
- Xác định những mong đợi và kỳ vọng của sinh viên đối với khu vực mà họ
đang sống và học tập

- Tìm hiểu mức độ quản lý của cơ quan chức năng và đối với tình hình ANTT
trong khu vực.
- Nhận diện những ảnh hưởng của tình hình ANTT hiện nay tại LĐH Thủ Đức
đến đời sống, ứng xử của sinh viên đang học tập và cư ngụ tại khu vực này.


8

3. Tính mới và sáng tạo:
Qua tìm hiểu tổng quan đề tài, chúng tơi nhận thấy chưa có một cuộc nghiên
cứu chính thức nào về an ninh trật tự tại khu vực làng đại học Thủ Đức – TP.HCM.
Khi chọn nghiên cứu về lĩnh vực này, chúng tơi đã có hướng tiếp cận mới trong việc
tìm hiểu nhận định của sinh viên về tình hình an ninh tại khu vực làng đại học hiện nay
mà họ đang sống và học tập.
4. Kết quả nghiên cứu:
Qua việc khảo sát và phân tích dữ liệu, chúng tơi đưa ra kết luận tình hình an ninh trật
tự tại khu vực làng đại học Thủ Đức là kém và tình trạng này có ảnh hưởng đến những
sinh viên sinh sống và học tập tại khu vực này. Cụ thể là:
Đa số sinh viên sinh sống và học tập ở đây cho rằng tình hình an trật tự tại khu
vực này là kém và các vấn đề nổi cộm nhất ở đây là tình trạng trộm cắp và nhậu nhẹt
gây mất trật tự.
Hiệu quả làm việc làm việc của lực lượng bảo vệ an ninh ở khu vực này cũng bị
đánh giá giá là thấp, đều này thể hiện trong việc đánh giá mực độ đi tuần và tốc độ làm
việc của lực lượng an ninh.
Kết quả cũng cho thấy sinh viên ở đây không hài lịng với tình hình an ninh trật
tự ở khu vực này, những sinh viên có đánh giá các loại hình mất an ninh trật tự ở mức
càng cao thì càng khơng hài lịng với tình hình an ninh tại đây.
Cuối cùng kết quả thống kê đã cho thấy có mối quan hệ giữa việc giúp đỡ người
khác và nhận định về tình hình an ninh trật tự tại khu vực này. Đó là người đánh giá
tình hình an ninh trật tự ở khu vực này càng thấp thì càng không giúp đỡ người bị nạn.

Liệu những bạn sinh viên sống trong môi trường không an ninh như vậy sẽ dần hình
thành một thói quen sống ích kỷ chỉ quan tâm đến bản thân mình.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:


9

Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng
quan trọng của an ninh trật tự đến sinh hoạt và học tập của sinh viên tại khu vực làng
đại học Thủ Đức - TP.HCM hiện nay.
Qua thực tế và từ kết quả nghiên cứu chúng tơi cho rằng tình hình an ninh khu
vực này đang diễn ra phức tạp, vì vậy các cơ quan an ninh và các cơ quan chức năng
có liên quan cần có biện pháp quản lý, siết chặt hơn tình trạng an ninh. Không chỉ ảnh
hưởng đến người dân sống trong khu vực này mà đặc biệt hơn đó là những sinh viên _
chủ nhân tương lai của đất nước sau này, vì vậy đối tượng sinh viên cần được quan
tâm nhiều hơn khi sống trong khu vực mà an ninh khá phức tạp như vậy. Mặt khác,
tình hình an ninh ở đây còn ảnh hưởng đến nhiều mặt về tâm lý, sức khỏe, tiền của và
nghiêm trọng hơn là tính mạng của sinh viên. Chính hồn cảnh sống và tình hình nơi
đây đã tác động đến nhận thức của họ, từ đó làm cho cuộc sống hằng ngày của họ có
những thay đổi thơng qua cách giao tiếp, ứng xử và hành động,….Hy vọng các cơ
quan chức năng có liên quan nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình
hình ANTT theo hướng tích cực hơn để người dân và sinh viên nơi đây được an tâm
học hành và có cuộc sống ổn định hơn.
Với những ảnh hưởng như thế chúng tôi thiết nghĩ các cơ quan quản lý khu
LĐH nên nhanh chóng hồn thiện cở sở hạ tầng, tìm hiểu nhu cầu thực tế của sinh viên
và xây dựng thêm các khu nhà trọ và khu ký túc xá có thể đáp ứng được những nhu
cầu cần thiết cho cuộc sống của sinh viên. Tình hình an ninh là vấn đề luôn tồn tại
trong mọi thời đại và ngày nay thì nó càng diễn ra phức tạp hơn vì vậy để cải thiện tốt

tình hình an ninh, các nhà chức trách cần tiến hành các cuộc khảo sát thực tế, thu thập
ý kiến, nhu cầu và những thơng tin từ phía những người đang sinh sống và học tập nơi
đây. Như vậy sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn khách quan và thực tế hơn đối với
tình hình an ninh nơi đây.
Tình hình ANTT khơng chỉ có ảnh hương riêng cho một đối tượng nào mà nó
có tác động lớn đến cả một hệ thống văn hóa, kinh tế, xã hội của cả khu vực. Đề tài
chúng tôi chỉ dừng ở đối tượng là sinh viên trong khu vực LĐH Thủ Đức, vì vậy
chúng tơi mong muốn đề tài sẽ được mở rộng và phát triển theo nhiều hướng tiếp cận
mới, đối tượng mới. Điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt hơn cho tình hình


10

hiện tại, đồng thời cũng có được cơ sở dữ liệu khoa học trong việc đánh giá xây dựng
và hoàn thiện hệ thống an ninh phù hợp hơn cho những khu vực tương tự.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


11


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Ngày

tháng

Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

năm


12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: NGUYỄN THANH TÌNH
Sinh ngày: 1991
Nơi sinh: BÌNH THUẬN
Lớp: XH10A1

Khóa: 2010 - 2014

Khoa: XHH – CTXH - ĐNA
Địa chỉ liên hệ: 62 Hồng Văn Hợp, KP4, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM
Điện thoại: 0985135859

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Xã hội học

Khoa: XHH – CTXH - ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Xã hội học


Khoa: XHH – CTXH - ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Xã hội học

Khoa: XHH – CTXH - ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Khá
*Năm thứ 4:
Ngành học: Xã hội học

Khoa: XHH – CTXH - ĐNA

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Ngày
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


13


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Cuộc sống của con người ngày một phát triển, những nhu cầu thiết thiết yếu
như ăn no mặc ấm đã được đến với hầu hết mọi người và khi đó con người bắt đầu có
những địi hỏi cao hơn trong cuộc sống và một trong những đòi hỏi đó là nhu cầu được
bảo vệ và đảm bảo an toàn. Trong thời gian gần đây nhiều bài viết trên báo đài cũng
nói về tình hình an ninh trật tự tại thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là khu vực làng
đại học Thủ Đức nơi có rất nhiều sinh viên đang sinh sống và học tập. Sinh viên là
tầng lớp trí thức trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước nên càng phải được quan
tâm chăm sóc nhiều hơn nữa nhưng trong thực tế ngồi việc phải lo chi phí ăn ở và học
tập sinh viên ở khu vực này cịn phải đối phó với các tình hình mất an ninh trật tự tại
khu vực này. Do đó trong đề tài nghiên cứu này chúng tơi tiến hành điều tra xã hội học
về tình hình an ninh trật tự tại khu vực này cụ thể là tìm hiểu nhận định của sinh viên ở
đây về tình hình an ninh trật cũng như tính hiệu quả của lực lượng an ninh trong khu
vực này từ đó thu thập được những ý kiến của sinh viên về giải pháp cho tình trạng
này vì chính họ là những người đối mặt với sự việc đó hàng ngày. Ngồi ra trong đề
tài cũng tìm hiểu một số ảnh hưởng của tình hình an ninh trật tự đến thái độ và hành vi
của sinh viên.
Sau khi tiến hành điều tra xã hội học và phân tích kết quả của 300 sinh viên
đang sinh sống và học tập tại khu vực làng đại học Thủ Đức cho thấy đa số sinh viên
được hỏi đều cho rằng tình hình an ninh trật trật tự ở đây ở mức kém. Khi so sánh giữa
hai nhóm ở nhà trọ và nhóm ở ký túc xá thì cả hai nhóm đều có kết quả giống nhau và
cùng cho rằng tình hình an ninh trật tự ở đây ở mức thấp và đa phần sinh viên được hỏi
cũng khơng hài lịng với tình hình an ninh trật tự tại khu vực này. Để lí giải cho sự
khơng hài lịng này thì chúng tơi tiến hành tìm hiểu về nhận xét của sinh viên về tính
hiệu quả của các lực lượng bảo đảm an ninh trong khu vực này để xem xét có mối
quan hệ nào giữa công việc của lực lượng an ninh với sự hài lịng của sinh viên ở đây.
Bên cạnh đó chúng tơi cịn tìm hiểu những ảnh hưởng của tình hình an ninh trật tự tại
đây đến sinh viên như thế nào trong những sinh hoạt hằng ngày cũng như trong thái độ
và suy nghĩ trong việc giúp đỡ những người gặp những tình huống trộm cắp nhằm nêu

lên những ảnh hưởng lâu dài trong thói quen và suy nghĩ của sinh viên ở đây. Đề tài
cũng đưa ra những kết luận bất ngờ về giới tính của nạn nhân trong các loại hình tội
phạm, điều này chỉ ra rằng khơng chỉ có nữ giới mới là nạn nhân của các loại hình tội
mà nam giới cũng có những nguy cơ trong vấn đề này.
Và dưới đây là chi tiết toàn bộ cơng trình nghiên cứu của chúng tơi.


14

PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh vấn đề nghiên cứu
An ninh trật tự là vấn đề luôn được các cơ quan nhà nước và người dân quan tâm vì nó
khơng chỉ ảnh hưởng đến trật tự xã hội nói chung mà nó cịn ảnh hưởng sâu sắc đến
cuộc sống hằng ngày. Nhưng khi tìm kiếm những tài liệu về ANTT trong nước thì
chúng tơi thấy rằng những đề tài nghiên cứu trực tiếp vấn đề này gần như là khơng có
hoặc nếu có thì nó chỉ là một phần nhỏ trong tài liệu. Dù vậy, để có một cái nhìn khái
qt hơn về tồn bộ những nghiên cứu có liên quan đến ANTT thì chúng tơi xin điểm
qua một số tài liệu liên quan.
Trước tiên là một nghiên cứu nhận định về an ninh công cộng của 10.716 người dân ở
32 đô thị của Trung Quốc được thực hiện bởi Ingrid Nielsen and Russell Smith với
nhan đề “Perceptions of public security in post – reform urban china: routine activity
analysis” 9-2005. Nghiên cứu đã dùng lý thuyết hành động theo thói quen (Routine
Activity Approach) để giải thích vấn đề tội phạm ở các thành phố này. Lý thuyết này
cho rằng hành vi phạm tội xảy ra không phải là mọi sự tình cờ nào đó mà nó được cấu
thành khi có đủ ba yếu tố chính gồm có: Người có động cơ phạm tội (Motivated
Offenders), đối tượng/mục tiêu phù hợp (Suitable Tagets) và khơng gian khơng có sự
bảo vệ (The Absence of Suitable Guardians). Kết quả nghiên cứu cho thấy những
người có động cơ là người thuộc nhóm người dân nhập cư và người nghèo trong các
đô thị và những người có độ tuổi từ 18 – 28 thì lại sợ tội phạm hơn là những người
trên 28 tuổi, yếu tố cố kết cộng đồng thì khơng có ảnh hưởng đến nhận định của người

dân ở đây. Đặc biệt, yếu tố tin tưởng vào cơ quan an ninh có ảnh hưởng đến nhận định
về an ninh công cộng ở đây. Qua lối tiếp cận trên giúp chúng tơi có thêm cái nhìn mới
hơn về đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt là qua hai yếu tố về đối tượng và khơng
gian khiến chúng tơi có những câu hỏi liệu sinh viên có phải là đối tượng phù hợp cho
hành vi phạm tội và những yếu tố nào đã làm cho sinh viên trở thành nạn nhân của tội
phạm? Những hành vi quen thuộc được lập đi lập lại có tạo ra những cơ hội cho
những người phạm tội có tính tốn hợp lí và từ đó khiến sinh viên trở thành mục tiêu
tiềm năng của tội phạm. Tiếp đó là những suy nghĩ về nơi sinh sống và học tập của các
bạn sinh viên, nơi đó đáng lẽ phải vô cùng văn minh và lịch sự nhưng trong thực tế thì
như thế nào? Sự hiện diện của cơ quan chức năng ở khu vực này có đủ để đảm bảo


15

ANTT? Phải chăng quy hoạch khu LĐH Thủ Đức còn chưa hồn chỉnh? Mặt khác
nghiên cứu cịn nhắc đến yếu tố gia đình trong đó gia đình được xem là khơng gian có
sự bảo hộ và việc sống chung với nhiều người cũng được cho là ảnh hưởng tới nhận
định về ANTT cùng với đó chính là mối liên hệ với những người lân cận xung quanh
cũng có thể làm cảm giác an toàn thay đổi, cụ thể khi cá nhân có mối quan hệ tốt với
những người xung quanh thì họ sẽ có cảm giác an tồn hơn. Từ đó việc đưa chỉ báo về
nơi ở hiện tại và mức độ quen biết với người hàng xóm sẽ có những ý nghĩa nhất định
với nhận định của sinh viên. Qua những thông tin trên giúp chúng tôi biết thêm những
yếu tố ảnh hưởng đến nhận định của của sinh viên về tình hình ANTT tại LĐH Thủ
Đức hiện nay.
Để có thêm những mơ tả về nạn nhân, trong quyển Introductoin to Criminal Justice
của tác giả Robert M.Bohm và Keith N.Haley trang 53 có đề cập đến một chương trình
nghiên cứu về nạn nhân (The National Crime Victimization Surveys – NCVS) dựa trên
những thông tin của các buổi phỏng vấn đối với những nạn nhận của tội phạm do Cục
điều tra liên bang của Mỹ (FBI) thực hiện theo đó có tổng cộng 24 triệu người là nạn
nhân của tội phạm ở Mỹ năm 2004 có độ tuổi từ 12 trở lên. Trong đó có khoảng 5,2

triệu người là nạn nhân của tội phạm bạo lực và 18.6 triệu người là nạn nhân của tội
phạm về tài sản và còn lại là những vụ tội phạm nhỏ chiếm 224.000 người. Dựa vào
dữ liệu của NCVS năm 2004 đã cho thấy nhóm người có nguy cơ cao nhất của tội
phạm bạo lực là nhóm có tuổi từ 12 trở lên và đặc biệt nhóm có tuổi thừ 12-24 thì có
nguy cơ gấp 3 lần nhóm từ 25 tuổi trở lên và gấp 20 lần so với người trên 65 tuổi.
Nhóm những người độc thân, ly hôn và những người ly thân thì có có khả năng là nạn
nhân của tội phạm bạo lực nhiều gấp 3 lần so với người có gia đình và gấp 9 lần với
người góa chồng hoặc vợ. Ngồi ra nhóm người có thu nhập thấp dưới 7.500 đơ la trở
xuống thì nguy cơ trở thành nạn nhân gấp 2 lần nhóm có thu nhập cao từ 75.000 đơ la
trở lên. Nhóm người ở thành thị, ngoại ô và nông thôn có chỉ số trở thành nạn nhân lần
lược là 29.0, 18.0 và 19.9 . Nhóm nam có chỉ số trở thành nạn nhân là 25.0 trong khi
nữ là 18.1 . Cịn đối với những nhóm là nạn nhân của tội phạm tài sản thì giảm dần
theo thứ tự của nhóm ở thành thị, ngoại ơ và nơng thơn; đặc biệt là so sánh nhóm ở nhà
th và nhóm ở nhà của mình thì nhóm ở nhà thuê có nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm về tài sản.


16

Từ những mô tả trên cho chúng ta những đặc điểm chung về nạn nhân của của tội
phạm nhưng liệu có sự khác biệt gì khi nghiên cứu ở Việt Nam? Sinh viên thường gặp
loại tội phạm nào nhiều nhất và những sinh viên ở trọ có nhận định về mức độ an toàn
khác với sinh viên ở Ký túc xá nơi có sự quản lí chặt chẽ hơn khơng? Tuy nhiên, đề tài
chúng tôi thực hiện quan tâm chủ yếu đến những nhận định về tình hình ANTT ở khu
vực LĐH Thủ Đức. Đặc biệt về những nỗi sợ về tội phạm của những sinh viên ở đây,
trong quyển sách trên cũng trích một cuộc thăm do về nỗi sợ của người dân ở Mỹ1 theo
đó thì:
 40% lo sợ bị lạm dụng tình dục đối với chính bản thân họ hoặc những người
thân trong gia đình.
 40% lo sợ liên quan đến việc bị trộm vào nhà khi họ đi vắng.

 30% thì lo sợ bị tấn cơng khi đang lái xe
 30% thì lo sợ bị trấn lột
 25% lo sợ đâm hoặc bị bắn
 25% lo sợ trộm khi họ ở nhà
 20% lo sợ bị giết
Điều thú vị ở đây là đa số người dân Mỹ sợ những tội bình thường nhiều hơn là những
tội đặc biệt nghiêm trọng. Bản danh sách này được tổng hợp từ hai nguồn khác nhau
và đều nghiên cứu ở Mỹ, thế thì những điều đó có đúng với Việt Nam và việc tìm hiểu
những loại tội phạm nào khiến cho người Việt Nam đặc biệt là tầng lớp tri thức như
sinh viên sợ nhất cũng sẽ được đề cập tới trong nghiên cứu của chúng tôi.
Cũng mô tả về nguyên nhân thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội phạm, Trần
Hữu Tráng viết trong quyển Nạn Nhân Của Tội Phạm thì quá trình này hình thành do
sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó có các nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan
của cá nhân nạn nhân như các đặc điểm tâm lý, lối sống, thói quen, sở thích,… và các
ngun nhân khách quan thuộc về các yếu tố bên ngồi mà đặc trưng có các yếu tố
như thời gian địa điểm và mối quan hệ giữa nạn nhân và tội phạm. Về phần nguyên
1

K.Maguire và L.Pastore, Sourcebook of Criminal Justice Statistics 1993, tr.182,
bảng 2.30 và B.Haghighi và J.Sorensen, America’s Fear of Crime trong J. Flanagan
and R. Longmire, Americans View Crime and Justice: A National Plulic Opinion
Survey, tr.22, bảng 2.1


17

nhân chủ quan, tác giả có đề cập tới đặc điểm tâm lý tự tin, quá dễ dãi đối với sự an
toàn của bản thân như thiếu sự đề cao cách giác đối với việc bảo vệ tài sản của mình,
hay tâm lý thích phơ trương tài sản,…Chính điều này đã góp phần phát sinh tội phạm
và dẫn tới tình trạng mất an ninh. Tác giả dẫn chứng: “Nghiên cứu 313 vụ trộm cắp tại

Washington D.C năm 1967 cho thấy có 21 vụ (chiếm 7%) người phạm tội đột nhập
qua cửa chính khơng khóa và 70 vụ (chiếm 22%) đột nhập qua cửa sổ khơng đóng để
trộm cắp tài sản (Hans Joachim Scheider, tr.96)”. Qua đây ta thấy được rằng chính sự
chủ quan của chính nạn nhân là yếu tố góp phần cho hành vi phạm tội được thực hiện.
Về phía ngun nhân khách quan thì bài viết nhấn mạnh đến yếu tố thời gian và địa
điểm. Tác giả cho rằng “Người phạm tội luôn luôn biết tận dụng khoảng thời gian và
những địa điểm thuận lợi cho quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Thời
gian, địa điểm thuận lời thường là những lúc, nhưng nơi vắng vẻ, ít người” (Trần Hữu
Tráng, tr.51). Những trường hợp phạm tội sẽ không xảy ra nếu như nạn nhân và tội
phạm gặp nhau ở một không gian và thời gian mà ở đó có nhiều người qua lại. Nhưng
theo chúng tôi nghĩ rằng tội phạm không chỉ hoạt động ở nơi vắng vẻ mà ngược lại, ở
nơi đông người qua lại cũng có thể là chỗ thích hợp đối với các lại tội phạm hiện nay.
Liên quan đến đề tài, chúng tôi cũng muốn xem thử những yếu tố thời gian và địa
điểm này có phải là yếu tố chính để hành vi tội phạm được thực hiện hay không qua
nhận định của sinh viên và những khu vực không có đèn chiếu sáng hay hàng rào có
phải là những nơi được cho là thiếu an toàn hơn những nơi khác?
Những nghiên cứu mà chúng tôi đề cập ở trên đa số là được viết để phục vụ cho các
ngành như luật và nghiên cứu về tội phạm là chính, còn những đề tài xã hội học liên
quan đến vấn đề này ở Việt Nam thì rất hạn chế và hầu như khơng có. Nhưng trong
thời gian gần đây đã có một nghiên cứu do sinh viên trường Đại học Mở thực hiện với
đề tài Mức độ hài lòng của người dân về an ninh công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh
(Nguyễn Thị Thu Minh, Nguyễn Thị Châm, Trần Thị Bích Nguyệt, 2013). Với mẫu
khảo sát 300 người dân tại TP.HCM,nhằm để đo lường sự khác biệt mức độ hài lịng
về an ninh cơng cộng đề tài tập trung khảo sát người dân ở 3 quận: quận 1, quận Gò
Vấp và quận Bình Tân. Đề tài đã ứng dụng cơ sở lí luận của E. Durkheim về sự kiện
xã hội qua việc áp dụng “các quy tắc của phương pháp xã hội học” vào nghiên cứu
mức độ hài lòng của người dân về an ninh công cộng. Theo kết quả của đề tài cho thấy


18


đa số người dân khơng hài lịng về an ninh cơng cộng; trong đó: chỉ có 20% người dân
hài lịng tới rất hài lòng về an ninh; và 34% người dân hài lịng với an ninh hiện nay ở
mức bình thường. Nhưng có tới 46% người dân khơng hài lịng tới rất khơng hài lịng
về an ninh. Mặc khác, có tới 92% người có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên thi có
nhận định rằng an ninh ở TP.HCM ở mức bình thường hoặc khơng an tồn trong khi
đó thì có 86% người có trình độ cấp 3 và trung cấp đồng đưa ra nhận định trên; nhưng
người có trình độ cấp 1 và 2 đồng ý như trên. Kết quả có ý nghĩa ở mức 95%. Điều đó
cho thấy người có học vấn càng cao thì mức độ đánh giá về an ninh càng thấp. Tại sao
có kết quả này và sinh viên là những người có học vấn cao thì đánh giá của họ có
giống với kết quả nghiên cứu trên không? Đề tài nghiên cứu với quy mô cả thành phố
cho thấy mức độ an ninh của toàn thành phố ở mức thấp. Vậy nếu trong một khu vực
LĐH thì mức độ an ninh sẽ như thế nào? Đặc biệt đây là khu vực tập trung một số
lượng lớn tầng lớp trí thức là những tương lai của đất nước, thì sự quan tâm của họ đối
với những vấn đề xã hội xung quanh nơi sinh sống và học tập như thế nào? Kết quả từ
các đề tài trên sẽ góp phần giúp chúng tơi trong việc xác định vấn đề và có hướng
nghiên cứu mới cho đề tài của mình. Những câu hỏi thắc mắc và nghi vấn ở trên cũng
sẽ được giải đáp và lý giải thông qua kết quả nghiên cứu đề tài mà chúng tôi sẽ thực
hiện: “Vấn đề an ninh trật tự tại khu vực làng đại học Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay: Thực trạng và giải pháp”
2. Lí do chọn đề tài
ANTT là vấn đề ln được nhắc đến hàng ngày và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của người dân. Bất cứ nơi đâu, khu vực nào cũng có vấn đề về ANTT vì thế vấn đề mà
chúng tôi muốn đề cập ở đây là vấn đề về ANTT ở khu vực LĐH Thủ đức TP.HCM.
Nằm giáp ranh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh). Như
một xã hội thu nhỏ, LĐH cũng đang tồn tại những vấn đề bức xúc về ANTT mà các
sinh viên tại đây đang phải đối mặt như nạn trộm cướp, đua xe, đánh nhau, “xin đểu”...
Tại đây có hàng nghìn sinh viên (SV) học tập và sinh hoạt. Các điều kiện cơ sở hạ tầng
phục vụ công tác đào tạo đang ngày một phát triển đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho SV.
Tuy nhiên, với địa bàn rộng, tình hình ANTT chưa ổn định, một số bộ phận SV sống

xen lẫn dân nhập cư, một số đối tượng có tiền án tiền sự thường xuyên lui tới… đã ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống SV. Đặc biệt trong thời gian qua khơng ít bài báo đã
đưa tin về vấn đề an ninh tại khu vực này. Như báo Công an TP.HCM với tựa “An


19

ninh tại làng đại học Thủ Đức: Báo động đỏ” (www.congan.com.vn, 10/05/2013), báo
Lao động: “Bất an ở làng đai học” (laodong.com.vn, 15/7/2013), báo Dân trí: “Tệ nạn
“bao vây” làng đại học Thủ Đức”(dantri.com.vn, 21/11/2012),… Qua đây chúng ta
thấy rằng tình hình ANTT nơi đây đang diễn ra phức tạp.
Trong thực tế, vấn đề này đã có rất nhiều nhận định và ý kiến khác nhau, có ý kiến cho
rằng ANTT nơi đây diễn ra phức tạp là do thiếu sự quan lý chặt chẽ của lực lượng
chức năng. Nhưng cũng có lý do cho rằng do địa bàn phức tạp và cơ sở hạ tầng thấp
kém. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định phiến diện, chưa có thể có cái nhìn tồn
diện về hiện trạng. Vì vậy, chúng ta cần có một cuộc khảo sát, tiếp cận chính những
người trong cuộc là những sinh viên sống nơi đây, nhằm có một cái nhìn đầy đủ và
khoa học hơn về vấn đề ANTT nơi đây.
Chính vì lẽ đó, để tìm hiểu tình hình ANTT ở khu vực này như thế nào, chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Vấn đề an ninh trật tự tại khu vực làng đại học Thủ Đức–
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu nhận định
của chính sinh viên nơi đây về ANTT nơi đây qua một nghiên cứu thực nghiệm. Để từ
đó có thể đưa ra những đánh giá và nhận xét khách quan hơn trước tình hình ANTT
khu vực này.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lí luận
Nhằm ứng dụng vào thực tiễn và hiểu rõ hơn lý thuyết hành động theo thói quen
(Routine Activity Theory) trên một vấn đề cụ thể trong xã hội đó là cái nhìn về ANTT
tại khu vực LĐH Thủ Đức nơi các sinh viên. Lý thuyết hành động theo thói quen là
một lý thuyết mới và hình như tại Việt Nam chưa có những nghiên cứu thực nghiệm

ứng dụng lý thuyết này, do đó đề tài này sẽ đánh giá bước đầu khả năng ứng dụng của
lý thuyết này trong thực tiễn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp tìm hiểu về tình hình trật tự để cung cấp một số thơng tin cơ bản góp phần cải
thiện tình hình ANTT nhằm mang lại mơi trường an tồn, lành mạnh, tích cực cho sinh
viên sinh sống và học tập tại khu vực này.


20

4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu những nét nổi bật về về tình hình ANTT tại khu vực LĐH Thủ Đức TP.HCM thông qua nhận định của sinh viên đang sinh sống và học tập tại đây. Xác
định đâu là những mối bận tâm và mong đợi của giới sinh viên đang sinh sống tại nơi
đây để nhằm giúp các cơ quan có liên quan xem xét và có những giải pháp thích hợp
nhằm tạo ra một khu vực sống an toàn và lịch sự cho giới sinh viên.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định những vấn đề nổi bật về ANTT tại LĐH Thủ Đức hiện nay;
- Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về mức độ ANTT tại khu làng Đại hoc TP.HCM
hiện nay.
- Xác định những mong đợi và kỳ vọng của sinh viên đối với khu vực mà họ đang
sống và học tập
- Tìm hiểu mức độ quản lý của cơ quan chức năng đối với tình hình ANTT trong khu
vực.
- Nhận diện những ảnh hưởng của tình hình ANTT hiện nay tại LĐH Thủ Đức đến đời
sống, ứng xử của sinh viên đang học tập và cư ngụ tại khu vực này
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Những vấn đề nổi cộm hiện nay tại LĐH là tình trạng trộm, cướp.
- Phần lớn sinh viên đánh giá thấp mức độ an toàn tại LĐH Thủ Đức hiện nay
- Có sự khác nhau giữa nam và nữ trong nhận định về mức độ ANTT.

- Tính hiệu quả của các lực lượng bảo đảm ANTT tại LĐH Thủ Đức hiện nay còn
thấp
- Ở từng thời điểm khác nhau thì mức độ ANTT khác nhau
 Tình hình ANTT trở nên phức tạp hơn vào ban đêm.
 Ở khu vực vắng vẻ, thiếu đèn đường thì hay xảy ra các vụ mất ANTT.
- Nhận định mức độ ANTT có ảnh hưởng đến hình vi, ứng xử của sinh viên.


21

6. Khung nghiên cứu

Loại hình cư trú

Giới tính

Thời gian cư trú

Sở hữu tài sản

Nhận
định của
sinh viên
về ANTT
tại LĐH
Thủ Đức
và những
kỳ vọng
của họ


Mối quan hệ xã hội

Thời gian hiện diện
nơi công cộng

Dân nhập cư

Hoạt động của cơ
quan an ninh

7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
7.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận định của sinh viên về ANTT tại khu LĐH TP.HCM hiện nay và những kỳ vọng
của họ.


22

7.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên của các trường đang học tập và cư ngụ tại khu vực LĐH gồm có các trường:
Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn,Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ
Thông tin, Đại học Kinh tế - Luật, Khoa Y, Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh, Đại
học Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh và Đại học An Ninh Nhân Dân.
7.3. Dung lượng mẫu
Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 300 sinh viên của các trường Đại học trên để
đảm bảo lấy được nhiều thông tin đại diện cho dân số. Chọn mẫu kết hợp việc chọn
mẫu tình cờ tiện lợi và chọn mẫu theo định ngạch (giới tính) trong đó 150 sinh viên
nam và 150 sinh viên nữ.
7.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là khu vực LĐH thành phố Hồ Chí Minh tại Phường Linh Trung,
Quận Thủ Đức.
8. Cơ sở lý luận
Khi đề cập đến vấn đề tội phạm thì người ta liền nghĩ đến những ngun nhân như
nghèo đói và bất bình đẳng xã hội hoặc cụ thể hơn nữa là do thất nghiệp và khơng hịa
nhập với cộng đồng trong khi những nhà nghiên cứu khác tiếp tục đi theo lối mịn đó
để nghiên cứu về tội phạm và lệch lạc thì L.E.Cohen và M.Felson đã phát triển một lý
thuyết mới dựa trên lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để đưa ra ngun nhân của việc hình
thành tội phạm. Đó là lý thuyết hành động theo thói quen (Routine Activitiy Theory –
RAT). Đây cũng là lý thuyết tiếp cận vấn đề được nghiên cứu trong đề tài của chúng
tôi.
Lý thuyết hành động theo thói quen đưa ra ba nhân tố quyết định dẫn đến hành vi
phạm tội. Đầu tiên, người có động cơ phạm tội và khả năng thực hiện hành vi phạm
tội; thứ hai là nạn nhân hay mục tiêu thích hợp; thứ ba là sự thiếu vắng của người có
thể ngăn cản hành vi tội phạm. Đó là ba yếu tố chính nhưng chỉ khi ba yếu tố trên cùng
xuất hiện tại một địa điểm và cùng một thời điểm thì hành vi tội phạm mới thực sự
diễn ra.


23

Lý thuyết này cho rằng hành vi phạm tội không phải là một sự kiện ngẫu nhiên cũng
khơng bình thường vì đó là kết quả của thói quen của người tham gia vào các hoạt
động trong quá trình sống của họ, đặc biệt với những người có lối sống ban đêm sẽ dễ
dàng trở thành các mục tiêu phù hợp cho những người có hành vi tội phạm có tính tốn
trước và tội phạm có tổ chức. Lý thuyết này liên quan đến các mơ hình hành vi hằng
ngày và tội phạm là bình thường và phụ thuộc vào cơ hội sẵn có nếu mục tiêu khơng
được bảo vệ.
Cùng với đó là sự chọn lựa của người có động cơ phạm tội, khi nhận thức có đối tượng
phù hợp và dễ dàng tiếp cận thì khả năng xảy ra hành vi phạm tội sẽ cao hơn rất nhiều

nhưng khả năng xảy ra phạm tội sẽ ít xảy ra khi người phạm tội thấy có thể đạt được
mục tiêu cá nhân của mình bằng các lựa chọn thay thế.
Sự có mặt của người có thể ngăn cản phạm tội có thể là sự hiện diện vật lý của một
người có thể thực hiện hành vi bảo vệ nạn nhân khi có tội phạm hoặc là hiện diện của
các thiết bị giám sát như camera giám sát hoặc hệ thống an ninh. Vấn đề quan trọng
trong lý thuyết này là sự tương tác của động lực, cơ hội và mục tiêu. Do đó, sự có mặt
của người có khả năng ngăn chặn hành vi phạm tội sẽ ngăn chặn hầu hết người phạm
tội và giúp mục tiêu chuyển từ phù hợp sang không phù hợp.
Ứng dụng lý thuyết vào đề tài, chúng tôi cũng muốn biết về các vấn đề ANTT cũng
như các vấn đề an ninh nổi cộm như trộm,cướp,… xảy ra ở khu vực LĐH qua nhận
đinh và đánh giá của sinh viên có liên quan đến ba yếu tố mà trong lý thuyết đã đề cập
như thế nào. Vì vậy, để đánh giá được một cách khách quan những nhận định của sinh
viên cần phải xem xét và phân tích trong mối tương quan với nhau giữa nhận định về
an ninh và các yếu tố: Hiệu quả của lực lượng an ninh, dân nhập cư, mối quan hệ xã
hội,... Đồng thời, chúng tôi muốn biết cụ thể hơn là ở khu vực này thì vào thời điểm
nào thì tình hình mất an ninh xảy ra, mục tiêu nào là thích hợp và sự hiện diện của lực
lượng an ninh và mọi người xung quanh thì tình hình tội phạm và an ninh ở đây ra sao.
Từ đó, giúp lý giải và có những giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề về tội phạm
và tình hình ANTT tại khu vực LĐH.


×