Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

xây dựng ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt tối ưu theo nhiều tiêu chí trên điện thoại windows phone 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
TÌM ĐƯỜNG ĐI BẰNG XE BUÝT TỐI ƯU THEO NHIỀU
TIÊU CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI WINDOWS PHONE 8

Thuộc nhóm ngành khoa học: Cơng nghệ thơng tin

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
TÌM ĐƯỜNG ĐI BẰNG XE BUÝT TỐI ƯU THEO NHIỀU
TIÊU CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI WINDOWS PHONE 8

Thuộc nhóm ngành khoa học: Cơng nghệ thơng tin

Sinh viên thực hiện: LÊ HỮU TÀI



Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: lớp TH10A3, khoa Công Nghệ Thông Tin
Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Khoa học máy tính
Người hướng dẫn: ThS. HỒ QUANG KHẢI
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Hiện nay, nhu cầu đi lại bằng xe buýt của người dân ngày càng tăng cao kéo theo
đó là nhu cần tìm các tuyến xe bt, trạm dừng, đường đi cũng tăng lên đáng kể. Tuy
nhiên, với một bản đồ lưu thông xe buýt bằng giấy như hiện nay, việc tìm kiếm một tuyến
xe buýt gây rất nhiều khó khăn cho người dân trong việc đi lại, đặc biệt đối với học sinh,
sinh viên, người dân mới đến thành phố. Còn đối với người dân đã “quen” với việc sử
dụng dịch vụ xe buýt thì nhu cầu cần tìm một lộ trình theo ý mình như thời gian đi nhanh
nhất, ít tốn chi phí nhất, thời gian đi bộ ngắn nhất hoặc số lần chuyển tuyến ít nhất là một
điều rất cần thiết. Do đó, cần phải có một tiện ích hỗ trợ người dùng tìm đường đi bằng xe
buýt theo nhiều tiêu chí giúp cho việc đi lại của người dân nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những năm gần đây, ngành điện thoại di động phát triển vượt bậc. Smartphone ra
đời làm thay đổi nhận thức của con người về điện thoại di động. Với một chiếc
smartphone nhỏ, gọn trong tay, người sử dụng có thể làm mọi điều mình thích, từ các
chức năng cơ bản, truyền thống như nghe, gọi, nhắn tin,…đến các chức năng nâng cao
như: lướt web, xem phim, nghe nhạc, định vị GPS, xem bản đồ trực tuyến,…Song, số
lượng các phần mềm hỗ trợ người dùng tìm đường đi bằng xe buýt là rất ít và cịn nhiều
hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đi lại và các giải pháp công nghệ hiện có, nhóm nghiên cứu đề
tài quyết định xây dựng một ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt trên smartphone chạy

hệ điều hành Windows Phone 8, tối ưu theo bốn tiêu chí là thời gian đi nhanh nhất, ít tốn
chi phí nhất, thời gian đi bộ ít nhất và số tuyến đi ít nhất. Ứng dụng là sự kết hợp giữa dữ
liệu về các tuyến xe buýt, trạm dừng với bản đồ Goolge Maps và truy xuất thông tin từ
các cổng Google Maps API Web Services để tạo nên ứng dụng hoàn chỉnh kết hợp với
giao diện đẹp, giúp cho việc đi lại của người dùng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến cuối tháng
03/2014. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm trong suốt q trình tìm kiếm, thu thập dữ
liệu các tuyến xe, trạm dừng với mục tiêu là xây dựng một ứng dụng tìm đường đi bằng
xe bt theo nhiều tiêu chí, bên cạnh đó, ứng dụng cũng phải có chức năng cho phép
người dùng tra cứu thơng tin, tìm kiếm trạm dừng, định vị cá nhân,…
Tuy đã rất cố gắng, tìm hiểu, học hỏi để thực hiện đề tài, song do khả năng vận
dụng cịn hạn chế, thời gian thực hiện khơng nhiều, lượng kiến thức tiếp thu còn hẹp nên
phần báo cáo và ứng dụng của nhóm cịn nhiều thiếu sót. Nhóm nghiên cứu đề tài xin ghi
nhận tất cả ý kiến đóng góp từ q Thầy (Cơ), các bạn sinh viên,…để ứng dụng ngày
càng hồn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu đề tài

i


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ........................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ viii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................. ix
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 1
1.1


Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.1.1

Thực trạng giao thông hiện nay ....................................................................... 1

1.1.2

Các giải pháp cơng nghệ hiện có...................................................................... 1

1.1.3

Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3

1.2

Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 3

1.3

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3

1.5

Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 4


1.5.1

Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội ..................................................................... 4

1.5.2

Đóng góp về mặt khoa học............................................................................... 4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
2.1

Tổng quan về lập trình Windows Phone 8 ............................................................ 5

2.1.1

Bố cục của một ứng dụng ................................................................................. 5

2.1.2

Tìm hiểu XAML trong lập trình Windows Phone ........................................... 5

2.1.3

Ngơn ngữ C# trong việc xây dựng ứng dụng trên Windows Phone ................ 6

2.1.4

Tìm hiểu LINQ To SQL ................................................................................. 12

2.2


Sử dụng GPS và A-GPS trên Windows Phone .................................................... 14

2.2.1

Tổng quan về GPS ......................................................................................... 14

2.2.2

Tổng quan về A-GPS ..................................................................................... 15

2.2.3

Sử dụng GPS trên Windows Phone ............................................................... 16

2.3

Sử dụng Google Maps trong ứng dụng Windows Phone 8 ................................. 19

2.3.1

Giới thiệu Control Maps trong Windows Phone 8......................................... 19
ii


2.3.2

So sánh Bing Maps và Google Maps ............................................................. 20

2.3.3


Chuyển đổi Bing Maps sang Google Maps ................................................... 21

2.4

Google Maps API Web Services ......................................................................... 24

2.4.1

Cú pháp sử dụng ............................................................................................. 24

2.4.2

Xử lý kết quả trả về ........................................................................................ 25

2.4.3

Google Direction API Service ....................................................................... 26

2.4.4

Google Geocoding API Service ..................................................................... 31

2.4.5

Google Reverse Geocoding API Service ....................................................... 33

2.4.6

Google Place Autocomplete API Service ...................................................... 35


2.4.7

Google Place API Nearby Search Service ..................................................... 38

2.4.8

Google Place API Radar Search Service ....................................................... 38

2.4.9

Google Place Details API Service.................................................................. 41

2.5

Áp dụng cơng thức hình cầu của cosines (Spherical Law of Cosines) ............... 43

2.5.1

Giới thiệu ........................................................................................................ 43

2.5.2

Vận dụng ........................................................................................................ 43

2.6

Xây dựng phương thức giải mã tọa độ ................................................................ 45

2.6.1


Tính cấp bách của vấn đề ............................................................................... 45

2.6.2

Cơ sở của việc xây dựng phương thức giải mã .............................................. 46

2.6.3

Phương thức giải mã tọa độ ........................................................................... 50

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................... 55
3.1

Giới thiệu ứng dụng ............................................................................................. 55

3.2

Tổ chức cơ sở dữ liệu .......................................................................................... 56

3.2.1

Dữ liệu cục bộ (Local Database) .................................................................... 56

3.2.2

Dữ liệu từ Google Maps API Web Services: ................................................. 59

3.3


Hiện thực ứng dụng ............................................................................................. 59

3.3.1

Hiển thị danh sách tuyến xe lên trang tuyến xe ............................................. 59

3.3.2

Hiển thị thông tin của tuyến xe lên trang thông tin ........................................ 61

3.3.3

Hiển thị danh sách trạm dừng theo từng tuyến .............................................. 62

3.3.4

Hiển thị lộ trình xe buýt lên bản đồ................................................................ 65

3.3.5

Định vị cá nhân .............................................................................................. 69

3.3.6

Sử dụng pushpin trong ứng dụng ................................................................... 70

iii




3.3.7

Chức năng tìm kiếm trạm dừng...................................................................... 75

3.3.8

Tìm đường đi bằng xe buýt ............................................................................ 86

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 100
4.1

Kết quả đạt được ................................................................................................ 100

4.2

Những hạn chế ................................................................................................... 100

4.3

Hướng phát triển ................................................................................................ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng mô tả một số kiểu dữ liệu đã được xây dựng sẵn ............................................7

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các thuộc tính truy cập của một lớp trong C# ............................... 12
Bảng 2.3: Bảng so sánh A-GPS và GPS trên một số lĩnh vực ............................................ 16
Bảng 2.4: Bảng so sánh GeoCoordinateWatcher class và Geolocator class ....................... 17
Bảng 3.1: Bảng TUYENXE.........................................................................................................57
Bảng 3.2: Bảng TRAMDUNG ............................................................................................ 58
Bảng 3.3: Bảng LUOT ........................................................................................................ 58
Bảng 3.4: Bảng LOTRINH ..........................................................................................................58
Bảng 3.5: Bảng các thuộc tính của pushpin ........................................................................ 71

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cách thức hoạt động của A-GPS ......................................................................... 15
Hình 2.2: So sánh Bing Maps với Google Maps ................................................................. 22
Hình 2.3: Minh họa chức năng AutoComplete ................................................................... 35
Hình 2.4: Lược đồ xây dựng phương thức vẽ hình trịn từ một điểm và bán kính ............. 44
Hình 2.5: Lược đồ 11 bước mã hóa thành phần points ....................................................... 47
Hình 2.6: Sơ đồ 11 bước giải mã tọa độ .............................................................................. 51
Hình 2.7: Lược đồ xây dựng phương thức giải mã tọa độ. ................................................. 52
Hình 3.1: Sơ đồ chức năng của ứng dụng ........................................................................... 55
Hình 3.2: Sơ đồ liên kết cơ sở dữ liệu của ứng dụng .......................................................... 56
Hình 3.3: Mơ hình client – server của ứng dụng ................................................................. 59
Hình 3.4: Giao diện trang tuyến xe ..................................................................................... 59
Hình 3.5: Sơ đồ phân tích chức năng trang tuyến xe ................................................................61
Hình 3.6: Sơ đồ phân tích chức năng hiển thị thơng tin tuyến xe ...........................................61
Hình 3.7: Sơ đồ phân tích chức năng hiển thị trạm dừng theo tuyến xe ................................62
Hình 3.8: Giao diện trang trạm dừng ..........................................................................................63
Hình 3.9: Giao diện hiển thị danh sách trạm dừng lên bản đồ ................................................64
Hình 3.10: Sơ đồ phân tích chức năng hiển thị lộ trình lên bản đồ ........................................65

Hình 3.11: Sơ đồ xây dựng hàm vẽ lộ trình của tuyến xe buýt lên bản đồ ............................66
Hình 3.12: Vẽ lộ trình tuyến xe lên bản đồ ................................................................................69
Hình 3.13: Chức năng định vị cá nhân ......................................................................................29
Hình 3.14: Hiển thị vị trí người dùng lên bản đồ .....................................................................70
Hình 3.15: Các pushpin được sử dụng trong ứng dụng............................................................71
Hình 3.16: Sơ đồ phân tích chức năng tìm kiếm trạm dừng theo mã trạm ............................75
Hình 3.17: Giao diện chức năng tìm kiếm trạm dừng theo mã trạm ......................................78
vi


Hình 3.18: Sơ đồ phân tích chức năng tìm kiếm trạm dừng từ một điểm với bán kính .......79
Hình 3.19: Sơ đồ phân tích chức năng nhập địa chỉ tại hộp tìm kiếm....................................80
Hình 3.20: Xác định vị trí tìm trạm dừng...................................................................................82
Hình 3.21: Xác định bán kính tìm kiếm .....................................................................................83
Hình 3.22: Kết quả tìm trạm dừng ..............................................................................................86
Hình 3.23: Sơ đồ phân tích chức năng tìm đường ....................................................................87

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A-GPS

Assisted - Global Positioning System

CSDL

Cơ sở dữ liệu

LINQ


Language Integrated Query

GPS

Global Positioning System

XAML

Extensible Application Markup Language

XML

Extensible Markup Language

viii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: xây dựng ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt tối ưu theo nhiều tiêu chí trên
điện thoại Windows Phone 8.
- Sinh viên thực hiện:
1) Lê Hữu Tài
Lớp: TH10A3
Khoa: CNTT
Năm thứ: 4
Số năm đào tạo: 4

2) Huỳnh Ngọc Huy
Lớp: TH10A4
Khoa: CNTT
Năm thứ: 4
Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Ths. Hồ Quang Khải
2. Mục tiêu đề tài:
Xây dựng một ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt trên smartphone chạy hệ điều hành
Windows Phone 8 với các chức năng sau:
 Xem thông tin các tuyến xe buýt và danh sách các trạm dừng trên từng tuyến.
 Hiển thị lộ trình của các tuyến xe lên Google Maps.
 Tìm kiếm trạm dừng theo hai cơ chế: tìm kiếm chính xác thơng qua mã trạm hoặc
tìm kiếm tương đối từ một điểm với bán kính chỉ định.
 Định vị GPS, cho phép hiển thị vị trí của người dùng lên Google Maps.
 Tìm đường đi bằng xe buýt tối ưu theo bốn tiêu chí: thời gian đi nhanh nhất, ít tốn
chi phí nhất, thời gian đi bộ ít nhất và số tuyến đi ít nhất.
3. Tính mới và sáng tạo:
 Xây dựng thành công một ứng dụng hoàn chỉnh trên hệ điều hành Windows Phone
8 – phiên bản hệ điều hành Windows Phone mới nhất hiện nay của Microsoft.
 Chuyển đổi thành công bản đồ Bing Maps mặc định của Microsoft thành Google
Maps vốn không được hỗ trợ cho Windows Phone.
 Sử dụng thành công việc truy xuất thông tin dữ liệu từ Google Maps API vốn
không hỗ trợ cho các nhà lập trình Windows Phone bằng cách sử dụng các cổng
Web Services.
 Chức năng tìm đường đi của ứng dụng tối ưu theo nhiều tiêu chí, giúp người dùng
có nhiều sự lựa chọn hơn so với các sản phẩm phần mềm hiện có.

ix




4. Kết quả nghiên cứu:
Xây dựng thành công ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt trên hệ điều hành Windows
Phone 8 với đầy đủ tính năng sau:
 Định vị GPS: hiển thị vị trí người dùng lên bản đồ.
 Xem thông tin tuyến xe, danh sách trạm dừng kết hợp với việc hiển thị lộ trình của
từng tuyến lên bản đồ.
 Tìm kiếm trạm dừng theo mã trạm, tìm kiếm trạm dừng từ một điểm với bán kính
chỉ định.
 Chức năng tìm đường với nhiều tùy chọn phong phú: hiển thị tất cả kết quả tìm
được hoặc tối ưu theo bốn tiêu chí: thời gian đi nhanh nhất, tốn chi phí ít nhất, thời
gian đi bộ ít nhất và số tuyến đi ít nhất.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
 Ứng dụng giúp người dùng có cái nhìn bao qt và tồn diện thơng tin của các
tuyến xe, lộ trình di chuyển cũng như tất cả các trạm dừng mà tuyến xe sẽ đi qua.
 Ứng dụng giúp việc tìm đường đi bằng xe buýt của người dùng trở nên dễ dàng,
nhanh chóng và hiệu quả. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình giao thơng
phức tạp như hiện nay, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên, người lao động mới
đến thành phố sinh sống và học tập.
 Chức năng tìm đường của ứng dụng tối ưu theo nhiều tiêu chí giúp người dùng chủ
động hơn, an tâm hơn khi sử dụng xe buýt là phương tiện để đi lại hằng ngày.
 Ứng dụng là tiện ích hỗ trợ hơn nữa việc “gắn kết” giữa người dùng với phương
tiện xe buýt, góp phần vào chủ trương của thành phố trong việc hạn chế số lượng
xe gắn máy, khuyến khích người dân đi xe buýt nhằm giảm tình trạng ách tắc giao
thơng , kẹt xe thường xun vào giờ cao điểm như hiện nay.
 Ứng dụng chạy trên smartphone với giao diện đẹp, dễ sử dụng, độ chính xác cao
do đó hấp dẫn được người sử dụng, đáp ứng được yêu cầu mọi lúc, mọi nơi.
 Chức năng tìm đường của ứng dụng giúp người dùng có thể tìm đường đi trong
phạm vi lãnh thổ đất nước, ở những nơi có sử dụng phương tiện đi lại bằng xe

buýt. CSDL của ứng dụng hiện chỉ phục vụ người dùng xem thông tin về các tuyến
xe trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có thể được mở rộng để lưu
thông tin cho các tỉnh, thành trong cả nước.

x



6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí
nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày
tháng
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

xi


năm



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: LÊ HỮU TÀI
Sinh ngày:

11

tháng

07

năm

1991

Nơi sinh: Tỉnh Long An
Lớp: TH10A3


Khóa: 2010-2014

Khoa: Cơng nghệ thông tin
Địa chỉ liên hệ: Ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Điện thoại: 01644636260

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:

Khoa Học Máy Tính

Khoa: Cơng Nghệ Thơng Tin

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
- Học bổng khuyến khích học tập học kỳ 1, 2 năm học 2010-2011.
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Khoa Học Máy Tính

Khoa: Cơng Nghệ Thông Tin

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
- Học bổng khuyến khích học tập học kỳ 1 năm học 2011-2012.

*Năm thứ 3:
Ngành học:

Khoa Học Máy Tính

Khoa: Cơng Nghệ Thông Tin

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
- Học bổng khuyến khích học tập năm học 2012-2013.

xii



*Năm thứ 4:
Ngành học:

Khoa Học Máy Tính

Khoa: Cơng Nghệ Thơng Tin

Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:

Ngày
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

tháng


năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

xiii



CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN

1.1 Đặt vấn đề
1.1.1 Thực trạng giao thông hiện nay
Thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đơ Hà Nội và các thành phố lớn chính là
động lực để phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, khoa học, giáo dục,
v.v… cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống giao thông tại đây rất phức tạp với kết cấu
đường xá chằn chịt, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại. Vấn nạn kẹt xe, tình
trạng ách tách giao thơng xảy ra thường xun vào giờ cao điểm gây bức xúc trong nhân
dân. Vấn đề trên địi hỏi cần phải có một giải pháp để giải quyết bài tốn về giao thơng.
Hằng năm, các thành phố lớn đón nhận hàng ngàn học sinh, sinh viên, công nhân,
người dân từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước về học tập, sinh sống và làm việc. Số lượng
xe máy quá đông được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt xe tại
đây. Do đó, để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thơng địi hỏi cần có một giải pháp hạn chế
số lượng xe gắn máy trên đường nhưng đồng thời phải bảo đảm không ảnh hưởng đến
việc đi lại của người dân.
Những năm qua, thành phố tập trung vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng

của loại hình đi lại bằng phương tiện xe buýt. Thực tế hiện nay, nhu cầu đi lại bằng xe
buýt của người dân ngày càng tăng cao kéo theo đó là nhu cầu tìm các tuyến xe buýt, trạm
dừng, đường đi cũng tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn cịn có nhiều hạn chế khiến phương
tiện này chưa thật sự trở thành người bạn đồng hành của nhân dân trong việc đi lại hằng
ngày. Thông tin về các tuyến xe, trạm dừng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đa dạng,
mọi lúc, mọi nơi của người dùng. Một bản đồ xe buýt bằng giấy với vô số các tuyến xe
gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại nhất là đối với học sinh, sinh viên, người
dân mới đến thành phố. Còn đối với người dân đã “quen” với việc sử dụng dịch vụ xe
buýt thì nhu cầu cần tìm một lộ trình theo ý mình như thời gian đi nhanh nhất, ít tốn chi
phí nhất, thời gian đi bộ ít nhất hoặc số tuyến đi ít nhất là một điều rất cần thiết.
Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có một giải pháp giúp người dân trong việc tìm
kiếm thơng tin các tuyến xe, trạm dừng và tìm đường đi bằng xe buýt theo nhiều tiêu chí
một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
1.1.2 Các giải pháp cơng nghệ hiện có
Mặc dù có nhiều phương pháp, cách thức để hỗ trợ cho việc đi lại, song không phải
phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc sử dụng bản đồ giao thông bằng
giấy gây rất nhiều khó khăn cho người dân nhưng đơi khi lại khơng chính xác. Trong khi
đó, nếu sử dụng bản đồ online thì phải cần đến máy tính bàn, laptop, máy tính
bảng…những sản phẩm này mặc dù cho hiệu quả tốt nhưng lại khơng phù hợp khi giao
thơng vì q cồng kềnh, lại kém an toàn cho người sử dụng. Vấn đề đặt ra là cần phải có
Trang 1


một thiết bị vừa gọn, nhẹ nhưng phải có khả năng hỗ trợ bản đồ, hỗ trợ việc tìm đường đi
nhanh chóng, hiệu quả cho người sử dụng.
Những năm gần đây, ngành điện thoại di động phát triển vượt bậc. Smartphone ra
đời làm thay đổi nhận thức của con người về điện thoại di động. Với một chiếc
smartphone nhỏ, gọn trong tay, người sử dụng có thể làm mọi điều mình thích, từ các
chức năng cơ bản, truyền thống như nghe, gọi, nhắn tin,…đến các chức năng nâng cao

như lướt web, xem phim, nghe nhạc, định vị GPS, xem bản đồ trực tuyến,… Smartphone
dần dần trở thành người bạn đồng hành của con người trong xã hội hiện nay. Do đó, việc
xây dựng một phần mềm tìm đường đi trên điện thoại là giải pháp tối ưu nhất.
Ngành công nghiệp smartphone hiện nay có năm nền tảng hệ điều hành chính là:
Windows Phone, Symbian, iOS, Android, webOS gắn liền với những “gã khổng lồ” trong
ngành công nghệ như: Microsoft, Apple, Google,… Thị trường phần mềm phát triển trên
nền điện thoại di động ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng các phần
mềm hỗ trợ người dùng tìm đường đi bằng xe buýt tại Việt Nam lại rất khiêm tốn, đơn cử
chỉ có một vài phần mềm như: BusMap, BUSITUS,… Do đó, việc xây dựng và phát triển
một phần mềm tìm đường đi bằng xe buýt trên smartphone là một điều rất cần thiết.
Trong năm nền tảng hệ điều hành trên, thì hệ điều hành Windows Phone 7 của tập
đoàn hàng đầu thế giới – Microsoft – mặc dù là hệ điều hành ra đời sau cùng nhưng lại
có những tính năng thân thiện hơn với người dùng. Với Windows Phone, Microsoft đã
phát triển giao diện người dùng mới mang tên Metro – tích hợp khả năng liên kết với các
phần cứng và phần mềm của hãng thứ ba một cách dễ dàng. Đặc biệt, với phiên bản
Windows Phone 8 tung ra thị trường vào ngày 29 tháng 10 năm 2012 được xem là sự kế
thừa và phát huy hơn nữa so với Windows Phone 7.
Phiên bản Windows Phone 8 đã thay thế lõi kiến trúc Windows CE trên Windows
Phone 7 thành kernel của Windows NT vốn được thiết kế cho Windows 8, chính vì vậy
làm cho ứng dụng dễ dàng kết nối (port) giữa hai hệ điều hành. Ngồi ra, Windows Phone
8 cịn hỗ trợ CPU đa nhân, nhiều độ phân giải, tùy biến Start Screen, kèm phiên bản di
động của Internet Explorer 10, tích hợp Nokia Maps, giao diện thân thiện hơn. Việc lập
trình trên Windows Phone nhìn chung là sử dụng ngơn ngữ C#, một trong những ngơn
ngữ lập trình hiện đại và phổ biến nhất hiện nay, góp phần tạo thuận lợi cho các nhà phát
triển. Bên cạnh đó, các nhà phát triển có thể tạo nên các ứng dụng sinh động, hấp dẫn
bằng việc lập trình dựa trên hai cơng nghệ là Silverlight và XNA.
Song, có một thực tế là, người dùng Windows Phone 7 và 8 cho đến thời điểm hiện
tại vẫn khơng thể truy cập Google Maps từ trình duyệt Web trên điện thoại của họ. Đây
được xem là một sự “thiệt thòi” của người dùng Windows Phone so với Android và iOS,
bởi sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa hai “gã khổng lồ” Microsoft và Google. Các

phần mềm tìm đường đi bằng xe buýt tại Việt Nam trên Windows Phone 8 là rất ít, đơn
cử chỉ có một vài phần mềm như: BusMap,…Do đó, việc xây dựng và phát triển một ứng
dụng tìm đường đi bằng xe buýt trên Windows Phone 8 là rất cần thiết.

Trang 2


1.1.3 Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế đi lại và các giải pháp cơng nghệ hiện
có, nhóm nghiên cứu đề tài quyết định xây dựng một ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt
trên smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone 8, tối ưu theo bốn tiêu chí là thời gian
đi nhanh nhất, ít tốn chi phí nhất, thời gian đi bộ ít nhất và số tuyến đi ít nhất.

1.2 Mục tiêu đề tài
Xây dựng một ứng dụng tìm đường đi bằng xe buýt trên smartphone chạy hệ điều
hành Windows Phone 8 với tính năng sau:
 Định vị GPS, giúp xác định vị trí người dùng và hiển thị lên bản đồ.
 Xem thông tin của từng tuyến xe, danh sách tất cả trạm dừng mà tuyến xe đi qua,
đồng thời hiển thị lộ trình di chuyển của tuyến xe lên bản đồ Google Maps.
 Tìm kiếm trạm dừng theo hai cơ chế: tìm trạm dừng theo mã trạm và tìm trạm
dừng từ một vị trí với bán kính tìm kiếm được chỉ định bởi người dùng.
 Chức năng tìm đường với nhiều tùy chọn phong phú: hiển thị tất cả kết quả tìm
được hoặc tối ưu theo bốn tiêu chí: thời gian đi nhanh nhất, tốn chi phí ít nhất, thời
gian đi bộ ít nhất và số tuyến đi ít nhất.

1.3 Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lập trình xây dựng ứng dụng trên hệ điều hành Windows Phone 8.
 Nghiên cứu phương pháp đưa bản đồ Google Maps hiển thị thay cho bản đồ mặc
định Bing Maps của Windows Phone.
 Nghiên cứu lập trình để xác định vị trí của người dùng điện thoại bằng công nghệ

GPS.
 Nghiên cứu việc sử dụng Google Maps API thông qua các cổng Web Services.
 Nghiên cứu áp dụng các cơng thức hình cầu Cosines trong việc vẽ hình trịn lên
bản đồ nhằm thể hiện phạm vi tìm kiếm.
 Nghiên cứu xây dựng phương thức giải mã tọa độ thành phần points trong polyline
từ kết quả truy vấn Google Direction API Service.
 Tìm hiểu, nghiên cứu lập trình để kết hợp dữ liệu local của ứng dụng với kết quả
trả về từ Google Maps API Web Services và Google Maps nhằm xây dựng một
ứng dụng tìm đường đi bằng xe bt hồn chỉnh.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Ứng dụng của nhóm hướng đến tất cả mọi người đã, đang và sẽ sử dụng phương
tiện đi lại bằng xe buýt, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động mới đến
thành phố.
Trang 3


×