Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

(THCS) một số phương pháp phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ trong chương trình tiếng anh hệ 10 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.02 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:

- Hội đồng chấm sáng kiến Huyện ..................

Tơi:

Số
TT

01

Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

.................

Nơi
cơng
tác

Chức
danh

Trình


độ
chun
mơn

THCS .... Giáo viên Đại học
.............

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN XẠ
NGÔN NGỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH HỆ 10 NĂM”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- .................. Giáo viên trường THCS ................. - ................. -..................
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Môn tiếng Anh hệ 10 năm.
- Quy mô sáng kiến: Áp dụng sáng kiến trong đơn vị, có thể áp dụng
trong toàn huyện.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Ngày 05/9/2018.
1


4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, học tiếng Anh là học một ngôn ngữ mới, là học

giao tiếp bằng ngơn ngữ đó. Như vậy, để đánh giá quá trình dạy và học tiếng
Anh ta cần nhìn vào hiệu quả giao tiếp của học sinh. Qua thực tế giảng dạy,
tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong hình thức giao tiếp trực
tiếp. Một trong những nguyên nhân lớn nhất mà tôi nhận thấy đó là sự hạn
chế trong phản xạ ngơn ngữ của học sinh.
Để hiểu cụ thể hơn về phản xạ ngơn ngữ là gì, tơi xin trình bày một ví dụ
sau: Giáo viên hỏi học sinh A một câu hỏi: “How are you today?”. Để trả lời
được câu hỏi này, học sinh sẽ thực hiện các bước sau:
- Bước một, tiếp nhận thông tin câu hỏi.
- Bước hai, dịch câu hỏi đó sang tiếng Việt để hiểu thơng tin.
- Bước ba, suy nghĩ trả lời câu hỏi (bằng tiếng Việt).
- Bước bốn, dịch câu trả lời sang tiếng Anh.
- Bước năm, nói ra câu trả lời.
Đây là các bước học sinh khơng có phản xạ về tiếng Anh thực hiện khi giao
tiếp tiếng Anh. Với học sinh có phản xạ với tiếng Anh sẽ thực hiện các bước sau:
- Bước một, tiếp nhận thông tin câu hỏi.
- Bước hai, xử lý thông tin câu hỏi (bằng tiếng Anh).
- Bước ba, nói ra câu trả lời.
Sự khác biệt nhau rất lớn ở vấn đề thời gian để thực hiện các bước sẽ dẫn
đến sự khác biệt về trôi chảy trong giao tiếp. Chính vì vậy, khả năng phản xạ
ngơn ngữ đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp trực tiếp. Với trăn trở đó, tơi
đã tìm tịi, nghiên cứu và thơng qua giảng dạy thực tiễn tại trường
THCS ................., tôi xin mạnh dạn trình bầy về sáng kiến “Một số phương
2


pháp phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ trong chương trình tiếng anh hệ
10 năm”.
a. Sử dụng các dụng cụ trực quan, hoạt động sinh động:
Trong chương trình tiếng Anh hệ 10 năm, theo ý kiến cá nhân tôi, sử

dụng các dụng cụ trực quan, hoạt động sinh động là phương pháp cơ bản giúp
hình thành và phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ của học sinh. Học sinh
càng được trải nghiệm, càng sử dụng các giác quan hoặc tham gia vào quá
trình tìm hiểu thì học sinh sẽ càng ghi nhớ một cách tự nhiên. Từ đó, phản xạ
ngôn ngữ cũng đến một cách tự nhiên với học sinh.

H1 - Sử dụng hình ảnh trực quan.
Việc thiết kế các dụng cụ hay hoạt động phụ thuộc vào nội dung bài học
và sự vận dụng, sáng tạo của giáo viên trong từng tiết học. Để cụ thể hơn, tơi
xin trình bày một ví dụ như sau:
Unit 3: Getting started – English 8.
Task 2: Use the words and phrases in the box to label each picture.
- Học sinh quan sát các bức tranh và tự nhận xét.
- Học sinh đốn từ với sự gợi mở của giáo viên.

+ ví dụ:

T: “What is it?” – Ss: “It’s sticky rice”
3


T: “How many colour are there?” – “There are five”
=> Five-coloured sticky rice.
- Giáo viên đọc mẫu và học sinh đọc theo.
- Giáo viên đưa tranh – Học sinh đọc tên lần lượt. Với các lớp học tốt,
giáo viên (khuyến khích học sinh) có thể lấy ví dụ ngắn với bức tranh đó.
- Chơi trị chơi: Slap the board. Giáo viên phổ biến luật chơi: Chia lớp
thành 02 đội, mỗi đội cử 03 đại diện lên tham gia. Giáo viên đọc tên, học sinh
đập tay vào tranh. Ai đập tay trước dành 01 điểm, đội nào nhiều điểm hơn là
đội chiến thắng.

Trong ví dụ trên, tơi đã sử dụng các bức tranh là dụng cụ trực quan, học sinh
có thể thấy trực tiếp bằng mắt. Rõ ràng việc ghi nhớ từ kèm hình ảnh cụ thể sẽ dễ
dàng hơn so với ghi nhớ từ không. Việc học sinh đọc bức tranh chính là sự hình
thành phản xạ trong tư duy của các em: Gặp hình ảnh đấy -> nhớ đến từ đấy.
Phần yêu cầu nối từ với bức tranh tương ứng được chuyển thể thành trò
chơi – hoạt động sinh động. Học sinh trực tiếp tham gia chơi hay cổ vũ thành
viên đội mình sẽ thu hút cả lớp vào hoạt động thay vì từng cá nhân nối bài của
mình. Đây là hoạt động củng cố yếu tố phản xạ vừa được hình thành.
Ngồi sử dụng tranh ảnh ra, ta có thể vận dụng nhiều dụng cụ trực quan
khác như vật mẫu, bài hát, đoạn clip, âm nhạc, v.v… hay các hoạt động khác
như đuổi hình bắt chữ, giải ơ chữ, truyền tin, v.v…
Trong thực tiễn giảng dạy, tôi thường xuyên vận dụng phương pháp này
cho các hoạt động như Warm-up, Presentation, Production hay Conclusion.
Đặc biệt phương pháp này rất phù hợp cho việc dạy Vocabulary, tôi nhận thấy
học sinh rất sôi nổi, hào hứng khi tham gia hoạt động và kết quả đem lại cũng
tốt hơn so với phương pháp dạy cũ (giáo viên đọc nghĩa từ và học sinh chép
về học thuộc lòng).
4


H2 - Sử dụng hình ảnh trực quan khi dạy từ vựng.
b. Phát triển phản xạ bằng kĩ năng Nghe - Nói:
Trước khi đi vào phương pháp này, ta hãy tìm hiểu một ví dụ sau: Hai bạn
A và B có cùng trình độ về tiếng Anh như nhau sau khi tốt nghiệp THPT. Bạn A
đi du học ở một quốc gia nói tiếng Anh, ban B học tại một trường Ngoại ngữ tại
Việt Nam. Sau một năm, bạn A giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hơn nhiều so với B.
Đây là trường hợp thực tế mà chính bản thân tơi đã trải nghiệm.
Nhìn vào ví dụ trên, ta nhận thấy mơi trường để hình thành phản xạ ngơn
ngữ rất quan trọng. Vậy đối với học sinh cấp THCS, làm thế nào để tạo cho
các em một môi trường giúp các em có sự phản xạ với tiếng Anh? Đó chính là

lý do tơi lựa chọn kỹ năng Nghe - Nói để giúp các em phát triển khả năng
phản xạ ngơn ngữ.
Khi Nghe - Nói tiếng Anh nhiều thì não bộ tự bản thân nó sẽ có sự điều
tiết để quen với âm thanh đó. Trong thực tế, nhiều học sinh gặp khó khăn khi
Nghe - Nói tiếng Anh bởi vì cách phát âm tiếng Anh khác với tiếng Việt. Về
cao độ, tiếng Anh phát âm thấp hơn tiếng Việt, nhưng về tốc độ, tiếng Anh
phát âm nhanh hơn tiếng Việt. Hơn thế nữa, tiếng Việt được phát âm tròn
vành rõ chữ, trong khi tiếng Anh có trọng âm, ngữ điệu, dạng rút gọn, hiện
tượng nối âm, đọc lướt, đặc biệt là các phụ âm cuối. Với hai loại ngôn ngữ có
cách phát âm hồn tồn khác nhau, học sinh gặp khó khăn với ngơn ngữ ít
được tiếp xúc hơn là điều hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Vấn đề tôi muốn đề
cập tới ở đây là tăng cơ hội cho học sinh làm quen với âm thanh của ngôn
ngữ, cụ thể là tiếng Anh.
5


Trước hết với giáo viên, việc sử dụng tiếng Anh và hạn chế tiếng Việt
trong lớp càng tốt bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu. Những buổi đầu
có thể học sinh không hiểu hết ý của giáo viên diễn đạt, ta có thể áp dụng các
hình thức phi ngôn ngữ (non-verbally communicating) như ngôn ngữ cơ thể,
tranh ảnh minh họa, đồ vật trực quan, âm thanh, v.v… Không chỉ ở trong lớp,
ngoài tiết học cũng sử dụng tiếng Anh như chào hỏi, những câu đơn giản như
“How are you?”, “What are you doing?”, “Have a nice day!”, v.v… Hình
thành thói quen cho học sinh là cứ thấy giáo viên tiếng Anh là nói bằng tiếng
Anh. Thêm vào đó, giáo viên tiếng Anh có thể đề xuất các hoạt động trong và
ngồi nhà trường có kết hợp tiếng Anh như Ngày hội đọc có một hoạt động
giới thiệu sách tiếng Anh bằng tiếng Anh, hay các chuyến đi trải nghiệm tới
những nơi có khách du lịch nước ngồi thực hiện một cuộc khảo sát yêu cầu
học sinh hỏi tên, tuổi, nước, sở thích,…. của vài du khách ( giáo viên hướng
dẫn học sinh hỏi lịch sự trước khi khảo sát). Thậm chí trong tiết chào cờ, lớp

trực tuần chuẩn bị một số câu hỏi đố bằng tiếng Anh. Tất cả những việc đấy
nhằm mục đích đưa tiếng Anh tới học sinh một cách tự nhiên, từ đó học sinh
quen với việc sử dụng tiếng Anh.

H3 - Học sinh luyện tập phản xạ ngơn ngữ với kĩ năng nghe.
Về phía học sinh, ngồi giờ học trên lớp các em có thể tự mình tiếp cận
với tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời đại công nghệ hiện nay,
việc tiếp xúc tiếng Anh thường xun khơng q khó khăn. Rất nhiều các ứng
6


dụng trên Internet, các chương trình trên ti vi, các bộ phim, các bài hát hay
trên những chiếc điện thoại thông minh. Yếu tố người học là yếu tố then chốt
trong việc phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ, để làm được điều đó cần có
sự phối hợp, định hướng từ cả hai phía giáo viên và phụ huynh học sinh.
Cũng chính phụ huynh và giáo viên cần kiểm sốt, định hướng các em khi sử
dụng cơng nghệ để hạn chế mặt tiêu cực mà công nghệ đem lại.
c. Phương pháp thực hành:
Trong tiếng Anh có câu “Practice makes perfect”, chỉ có luyện tập thực hành
thường xuyên mới giúp học sinh hình thành, phát triển và duy trì phản xạ ngôn
ngữ trong tiếng Anh. Ở đây tôi đề xuất thêm yếu tố “duy trì” bởi vì phản xạ ngơn
ngữ sẽ bị suy giảm (rusty) nếu chúng ta không sử dụng chúng thường xuyên.

H4 - Học sinh trao đổi thảo luận nhóm trước khi luyện tập thực hành.
Với thời lượng hạn chế trên lớp, làm sao để học sinh được thực hành
nhiều nhất có thể phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xây dựng hoạt động của
giáo viên. Bên cạnh đó là mức độ áp dụng thực tế trong lớp học và khả năng
lôi cuốn học sinh tham gia thực hành. Với phương pháp này, các hoạt động
cặp đôi và nhóm thể hiện được ưu điểm vượt trội so với các hình thức khác.
Tơi xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

7


Unit 4: A closer look 2 – English 8.
2. Match the situation in A and the advice in B.
Sau khi thực hiện các hoạt động để học sinh nối được A và B, giáo viên
yêu cầu học sinh hoạt động cặp đơi, một bạn đưa ra tình huống và một bạn nói
lời khun. Ví dụ:
- A: My sister is chewing and talking at the same time.
- B: She shouldn’t do that. It’s not very polite.
Sau đó, học sinh chuyển hoạt động nhóm thảo luận tìm một số tình
huống khác trong thực tế ở lớp, mỗi thành viên đưa ra một tình huống và các
bạn cịn lại đưa ra lời khun (giáo viên có thể giúp học sinh diễn đạt một vài
tình huống cụ thể). Kết thúc hoạt động nhóm, một bạn đưa ra tình huống và
một bạn trả lời trước lớp.
Ví dụ trên được đưa ra trong phạm vi tiết học A closer look 2 – Học về ngữ
pháp. Ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức trong bài, giáo viên vẫn có thể tạo
điều kiện để học sinh thực hành Nghe – Nói trong đó. Tơi khơng bàn tới các tiết
học như Getting started, Skills 1 hay Communication bởi vì ở các tiết học đó
sách giáo khoa đã thiết kế sẵn các hoạt động cho học sinh Nghe – Nói.
Khơng chỉ với những tình huống trên lớp, học sinh có thể gia tăng khả
năng phản xạ tiếng Anh thơng qua các hoạt động giải trí. Với ứng dụng cơng
nghệ trong cuộc sống hiện nay, việc xem các chương trình trên kênh nước
ngồi khá phổ biến ở mọi gia đình. Việc khuyến khích học sinh mở các kênh
như Cinemax, Discovery, Disney, Cartoon network, v.v .v.... cũng dễ dàng,
hay thậm chí xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh cũng được khuyến khích.
Hay với các kênh Việt Nam như VTV5 với các bản tin bằng tiếng Anh cũng là
dịp để người học quen với tiếng Anh. Mục đích ở đây khơng phải để hiểu tồn
bộ nội dung chương trình đó nói gì, mà để tai và não người học quen với tiếng
Anh.

8


Trong thực tế, rất nhiều học sinh nhút nhát khi phát âm tiếng Anh, vì vậy
dù nói hay hay khơng hay, nói đúng hay chưa đúng khơng quan trọng bằng tự
học sinh bật được ra tiếng Anh. Yếu tố giáo viên là người hướng dẫn, truyền
lửa cảm hứng tới học sinh rất quan trọng. Những lời động viên, mỉm cười hay
ánh mắt cũng có thể khiến học sinh tự tin trong phát âm.
d. Phương pháp tư duy bằng tiếng Anh:
Ở mức độ THCS, việc tư duy bằng tiếng Anh có thể bắt đầu được áp
dụng ngay từ lớp 6. Lợi ích của việc tư duy bằng tiếng Anh rất rõ ràng: Chúng
ta phản xạ nhanh hơn với câu hỏi, đưa ra câu trả lời ngay lập tức, nói hay hơn,
v.v…. bởi vì khi tư duy bằng tiếng Anh, não của chúng ta quen với việc sử
dụng chúng, từ đó phản xạ tiếng Anh nhanh nhạy hơn. Vậy làm thế nào để có
thể tư duy bằng tiếng Anh đối với học sinh trong cấp THCS?
Để thực hiện điều này, trước hết người học cần có niềm tin về việc thực
hiện. Chúng ta cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, trước hết hãy bắt đầu với
các từ đơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh với các cấu trúc đơn giản: “This is
(a/an) ……….” “It’s ………” There is/are ……..”,v.v…. Dùng giấy nhớ viết
tên các đồ dùng trong nhà và dán lên chúng. Như khi đi tắm, nhìn thấy cửa
phịng tắm có chữ “Bathroom” nghĩ trong đầu: “This is bathroom” hay mở tủ
lạnh thấy chữ “fridge” nghĩ trong đầu “It is fridge”.
Sau khi quen dần với việc suy nghĩ tới các đồ vật bằng tiếng Anh, hãy tập diễn
đạt hành động của mình bằng tiếng Anh. Ví dụ khi thức dậy “I need to go to the
toilet and take my uniform”, hay khi muốn mở ti vi “Where is the remote? I want to
watch a football match.”. Chúng ta đừng quá quan tâm tới vấn đề ngữ pháp ở đây,
hãy dùng những câu đó nhiều lần và tự điều chỉnh lại để hồn thiện hơn. Điều quan
trọng là thực hành và biến nó thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh.
Bước tiếp theo, chúng ta có thể tư duy bằng tiếng Anh dài hơn và dùng
nhiều cấu trúc hơn. Ví dụ trước khi đi ngủ, hay dành thời gian nghĩ lại những

9


hoạt động trong ngày và nhận xét chúng bằng tiếng Anh: “In this morning, I
met Mr. Tuan Anh who is my English teacher on the school yard. He told me
that we would have a festival next week. It’s so amazing, I will ask Mai to
sing with me tomorrow”.
Trong quá trình này, vấn đề từ vựng sẽ gây nhiều khó khăn cho người học,
đặc biệt với đối tượng học sinh cấp học THCS. Giáo viên hướng dẫn một số
phương pháp giúp học sinh giải quyết vấn đề trên, ví dụ như chuẩn bị sổ từ
vựng nhỏ luôn mang theo trong người, gặp từ mới, từ khó ghi lại sau đó tra
hoặc hỏi lại sau. Cũng từ đó, vốn từ vựng của học sinh sẽ được cải thiện một
cách đáng kể.
Để hình thành được thói quen tư duy bằng tiếng Anh, chúng ta cần thốt
khỏi mơi trường dễ chịu và an tồn của tiếng mẹ đẻ, và biến tiếng Anh thành
một phần của cuộc sống. Cảm giác ban đầu khá khó chịu và tự mình thấy
buồn cười nhưng khi vượt qua rồi thì lại thấy khá thú vị, mọi việc sẽ trở nên
đơn giản hơn rất nhiều.
5. Những thông tin cần được bảo mật:
- Khơng có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Học sinh THCS học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
7.1. Theo ý kiến tác giả:
Tôi đã bắt đầu áp dụng sáng kiến này từ tháng 9/2018 cho tới tháng
4/2019 và đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
Học sinh tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, mặc dù chỉ dừng lại
ở mức độ giao tiếp cơ bản như chào hỏi, hỏi sức khỏe và những câu thoại
10



ngắn thông thường. Việc sử dụng tiếng Anh trong và ngồi lớp cũng thường
xun hơn, các em khơng cịn q ngại ngùng khi đứng lên trình bày, luyện
tập bằng tiếng Anh trước lớp. Khơng khí lớp học giờ tiếng Anh thường xuyên
sôi nổi, nhiều em xung phong phát biểu bằng tiếng Anh khi được hỏi về
những việc thực tế hàng ngày.
Vốn từ vựng của học sinh được cải thiện rõ rệt, đặc biệt nhiều em học
sinh tự mở rộng vốn từ với những chủ đề bài học hay những việc làm hàng
ngày. Bên cạnh đó, vốn kiến thức của học sinh cũng trở lên phong phú hơn
khi biết thêm về văn hóa của những quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.
Đáng chú ý là khả năng vận dụng những mẫu câu trong giao tiếp thực tế được
các em sử dụng rất thành thục và tự nhiên. Tuy nhiên với những câu chưa phù
hợp với lứa tuổi hay hoàn cảnh sử dụng, tơi nhắc nhở, giải thích rõ ràng cho
học sinh.
Kĩ năng Nghe, Nói được cải thiện hơn, đặc biệt là khả năng phát âm một
số học sinh thực hiện tương đối tốt so với trước khi áp dụng sáng kiến. Để
kiểm chứng điều này tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ phản
xạ tiếng Anh với học sinh tại lớp 8A trường THCS ................. với nội dung
hỏi và trả lời tại chỗ những câu hỏi từ dễ đến khó:

- Lần 1: Tháng 9/2018:
Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

1 (2,9%)

7 (20%)

12 (34,3%)

15 (42,8%)

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng số
35

- Lần 2: Tháng 12/2018:
Xếp loại

Giỏi
11


Tổng số
35

2 ( 5,7%)


9 (25,7%)

12 (34,3%)

12 (34,3%)

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

5 (14,3%)

15 (42,8%)

9 (25,7%)

6 (17,2%)

- Lần 3: Tháng 3/2019:
Xếp loại
Tổng số
35

Nhìn vào 3 đợt khảo sát với số liệu trên, ta có thể thấy lượng học
sinh yếu và trung bình giảm đáng kể từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019. Như

vậy chất lượng giao tiếp của học sinh được tăng lên khi khả năng phản xạ
ngôn ngữ của học sinh được cải thiện.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu:
- Giáo viên: Bản thân tôi cảm thấy có động lực lao động, sáng tạo trong
cơng việc. Việc học sinh hào hứng trong mỗi tiết học là khởi điểm thúc đẩy
việc dạy của giáo viên. Tự bản thân mình được chứng kiến những bước tiến
của học sinh thông qua những bài học là niềm hạnh phúc, sự tự hào mà khơng
gì có thể đánh đổi.
- Thầy ……………. – Giáo viên tiếng Anh trường THCS .................:
Khả năng giao tiếp của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Học sinh mạnh dạn hơn
trong phát biểu xây dựng bài và có khả năng ứng dụng tiếng Anh trong các
tình huống thực tế.
- Học sinh ……………. Linh lớp 8A: Vốn từ vụng được mở rộng cùng
với khả năng sử dụng các từ, cụm từ giao tiếp theo phong các tự nhiên, thực tế
trong hoạt động hàng ngày.
- Học sinh ………….. lớp 8A: Khả năng phát âm tiến bộ hơn, bên cạnh
đó kĩ năng giao tiếp dần thành thục và tự tin hơn khi giao tiếp.
12


8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
Số
TT
01

Họ và tên
.................


Ngày

Nơi

tháng

cơng

năm sinh

tác

Trình độ

danh chuyên môn

THCS .... Giáo
.............

02

Chức

Đại học

Nội dung
công việc
Nghiên cứu

viên


và áp dụng.

THCS .... Học

Đối tượng

.............

sinh

áp dụng.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
................., ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn:

.................

13



×